Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam

45 813 2
Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam

Lời Mở Đầu 2 A. Cơ sở lý luận 3 I.Một số quan điểm về lợi thế so sánh .3 1.Lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo .3 2.Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại 4 2.1 Lợi thế so sánh theo mô hình của trường Đại học Stanford Hoa kỳ 4 2.2 Lợi thế so sánh theo mô hình đàn nhạn bay ( The flying geese model) .5 II.Đánh giá lợi thế so sánh theo các quan điểm .7 1.Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo 7 2. Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm hiện đại .8 3 Phân tích một ví dụ về lợi thế so sánh của David Ricardo .8 4. Đánh giá về lợi thế so sánh theo các quan điểm của David Ricardo Việt Nam 10 B.Thực trạng Việt Nam .12 I. Những đặc điểm chung để phát triển kinh tế Việt Nam 12 II.Những lợi thế so sánh của Việt Nam .13 1.Những lợi thế so sánh tự nhiên .13 2.Những lợi thế so sánh tự tạo .16 III.Những bất lợi của Việt Nam .25 1.Những bất lợi về điều kiện tự nhiên .25 2.Những bất lợi về điều kiện tự tạo .25 IV. Phân tích ví dụ về lợi thế cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam 28 2.Những bất lợi .29 3.Một số ví dụ về hàng nông sản .29 C. Nhận xét một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Việt Nam .32 I. Nhận xét 32 1.Ưu điểm về lợi thế kinh tế Việt Nam 33 2.Nhược điểm về lợi thế kinh tế Việt Nam 35 II.Một số giải pháp kiến nghị 38 Kết Luận .44 1 Lời Mở Đầu Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong năm 2010 vừa qua. Mặc dù vẫn phải chịu nhiều bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có những bước phát triển nhất định.Điều đó có thể nói là do nước ta có một số lợi thế so sánh mang lại sự cạnh tranh những thuận lợi cho nước ta trong quá trình phát triển kinh tế vươn ra thế giới.Bên cạnh đó kinh tế Việt Nam cũng được coi là một nền kinh tế tăng trưởng “nóng” vì vậy mà có thể nói là chúng ta cần xem xét liệu tăng trưởng “nóng” như vậy là dấu hiệu tốt hay không tốt.Những bất lợi nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay? Những thuận lợi nào giúp nước ta ngày càng phát triển? Đây chính là vấn đề về lợi thế so sánh. Mỗi một quốc gia một vùng miền đều có một số lợi thế so sánh khác nhau vì vậy mà cũng có những bước phát triển khác nhau.Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn lợi thế so sánh của Việt Nam cũng nhờ những tìm hiểu này đểthể phần nào đó giúp ích hoặc đóng góp cho bước phát triển của đất nước nên chúng em xin được lựa chọn trình bày đề tài : “ Phát triển kinh tế Việt Nam theo lợi thế so sánh.Thực trạng giải pháp”. Chúng em xin được chân thành cám ơn Thầy giáo bộ môn Kinh tế vĩ mô đã giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu thực hiện đề tài này. 2 A. Cơ sở lý luận I.Một số quan điểm về lợi thế so sánh 1.Lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo Theo quan điểm của nhà Kinh tế học Người Anh David Ricardo (1772- 1823), người khởi xướng những lý luận về lợi thế so sánh đã chỉ ra rằng : sự chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất trao đổi thương mại đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …Tóm lại là sự chuyên môn hóa từ phạm vi nhỏ các địa phương đến những không gian lớn hơn giữa các quốc gia trong hoạt động thương mai đều đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Lý thuyết này được Ricardo đề ra năm 1987 gọi là quy luật lợi thế so sánh. Đây là một ly thuyết quan trọng mà tất cả mọi nền kinh tế đều phải áp dụng trong thực tiễn để có được sự tăng trưởng phát triển kinh tế ổn định trong quan hệ kinh tế hiện đại. Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao mức cân bằng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định. Trường hợp có nhiều quốc gia thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự. Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất đòi hỏi lao động đơn vị khác nhau. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ như nhau: 3 - Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Như vậy giá thuê tư bản các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê nhân công; ngược lại các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triểnlợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triểnlợi thế so sánh về giá thuê nhân công. - Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này. Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá .) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép . còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển. 2.Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại 2.1 Lợi thế so sánh theo mô hình của trường Đại học Stanford Hoa kỳ Một trong những quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn quan hệ kinh tế ngày nay là lý thuyết lợi thế so sánh của trường Đại học Stanford - Hoa kỳ. Nó được nêu ra như sau : “Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm X khi chi phí cơ hội xã hội để sản xuất thêm một đơn vị X thấp hơn giá biên giới (trước khi thông quan) của sản phẩm đó.”Định nghĩa lợi thế so sánh này dựa vào hai khái niệm: giá biên giới (trước khi thông quan) chi phí cơ hội xã hội. • Giá biên giới của sản phẩm X trước khi thông quan bao gồm : Giá F.O.B đối với quốc gia xuất khẩu X. Giá C.I.F đối với quốc gia nhập khẩu X. • Chi phí cơ hội xã hội (Social OpportunityCosts) gắn liền với khái niệm lợi ích xã hội để phân biệt với lợi ích tư nhân: • Lợi ích tư nhân (Private Profitability - PP) = giá trị gia tăng – các yếu tố chi phí (không kể chi phí sửdụng vốn) thuế gián thu theo giá hiện hành. 4 • Lợi ích xã hội (Social Profitability - SP) = giá trị gia tăng – các yếu tố chi phí (không kể chi phí sử dụngvốn) theo chi phí cơ hội. 2.2 Lợi thế so sánh theo mô hình đàn nhạn bay ( The flying geese model) Mô hình đàn nhạn bay được AkamatsuKaname (1896 – 1974, Nhật) đề xướng từ những năm 1930 được phát triển bởi một số nhà kinh tế Nhật Bản khác.Đây là lý thuyết phát triển công nghiệp để tạo ra sự chuyển dịch lợi thế so sánhcủa nền kinh tế với 3 phiên bản cụ thể : Phiên bản 1: một nước –một ngành hàng: Tình huống đặt ra cho nước đang phát triển áp dụng để phát triển một ngành công nghiệp cụ thể. Ban đầu, quốc gia đó phải nhập khẩu sản phẩm từ các nước công nghiệp phát triển đi trước.Sau đó, tích lũy vốn học tập kinh nghiệm để phát triển sản xuất tại chỗ thay thế nhập khẩu.Trên cơ sở đó, nhập khẩu sẽ giảm dần tiến đến xuất khẩu. Hình 1 5 Phiên bản 2: một nước –nhiều ngành hàng: Qui luật phát triển trong từng ngành hàng giống như đã trình bày phiên bản 1. Qui luật phát triển công nghiệp của một nước là: phát triển các ngành thứ cấp trước, phát triển các ngành cấp sau.Theo đó, lợi thế so sánh (và sản phẩm xuất khẩu) của quốc gia sẽ chuyển dịch liên tiếp giữa các ngành theo thứ tự nêu trên. Hình 2 Phiên bản 3: nhiều nước –một ngành hàng: Qui luật phát triển công nghiệp trong từng nước giống như đã trình bày các phiên bản 1 & 2.Từ đó, sẽ diễn ra sự phân công lao động quốc tế theo khu vực trong từng ngành hàng cụ thể.Đội hình bay của đàn nhạn Đông Á: Nhật Bản đầu đàn; các nước NICs hàng thứ hai; các nước nổi trội của ASEAN hàng ba; Trung quốc Việt Nam hàng thứ tư. 6 Hình 3 II.Đánh giá lợi thế so sánh theo các quan điểm 1.Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo David Ricardo đưa ra 2 học thuyết về lợi thế so sánh tuy nhiên 2 học thuyết này có những ưu nhược điểm phạm vi ứng dụng khác nhau. Mô hình 2 quốc gia 2 sản phẩm chỉ có giá trị lý thuyết để hiểu rõ về lợi thế so sánh. Mô hình nhiều quốc gia, nhiều sản phẩm có thể áp dụng để đánh giá lợi thế so sánh của một ngành hàng quốc gia so với phần còn lại của thế giới 1 cách khách quan. • Ưu điểm Dễ tính toán, lượng hóa được mức lợi thế so sánh để đánh giá vị thế của ngành hàng hóa quốc gia trên thị trường thế giới một cách tương đối. • Nhược điểm Độ chính xác trong kết quả đánh giá mức lợi thế so sánh không cao nên việc vận dụng để hoạch định chính sách thương mại cũng kém độ tin cậy. 7 2. Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm hiện đại Mô hình đánh giá lợi thế so sánh của Đại học Stanford có thể vận dụng 3 cấp: doanh nghiệp, ngành hàng nền kinh tế. Mô hình đàn nhạn bay chủ yếu vận dụng cấp ngành nền kinh tế. Yêu cầu sử dụng phối hợp cả hai mô hình để phục vụ hoạch định chính sách kinh tế. • Ưu điểm Lượng hóa lợi thế so sánh rất cụ thể; đánh giá chính xác hiệu quả vị thế cạnh tranh của các ngành hàng; chỉ rõ quy luật chuyển dịch lợi thế so sánh trật tự phát triển ngành. • Nhược điểm Phải thu thập nhiều loại thông tin tính toán phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng sai lầm chủ quan. Như vậy ta có thể thấy nghiên cứu lợi thế so sánh của các ngành hàng theo quan hệ đa phương là yêu cầu tất yếu khách quan. Qua việc nghiên cứu chúng ta có thể thấy được vai trò của các yếu tố này đối với việc sản xuất kinh doanh so với các nước khác từ đó phát triển kinh tế một cách hiệu quả phát triển lợi thế của mình trong từng ngành hàng. Khi nghiên cứu về lợi thế so sánh ta còn hiểu được quy luật chuyển dịch của nó trình tự phát triển hợp lý giữa các ngành công nghiệp. Vì vậy mà ta phải vận dụng kết hợp các mô hình nghiên cứu về lợi thế so sánh để áp dụng phù hợp với từng ngành hàng phù hợp với nền kinh tế nước ta 3 Phân tích một ví dụ về lợi thế so sánh của David Ricardo Để làm rõ học thuyết của mình David Ricardo đã đưa ra ví dụ để phân tích. Ông đã lấy ví dụ về việc sản xuất lúa mỳ rượu vang nước Anh nước Bồ Đào Nha để phân tích về giả thuyết 2 sản phẩm 2 quốc gia. David đã phân tích việc sản xuất 2 sản phẩm này về chi phí lao động, sản xuất trước khi có thương mại khi có thương mại thì quá trình kết quả sản xuất đã có những thay đổi đáng kể. Ta có thể thấy rõ qua các bảng số liệu mà ông đưa ra sau đây: 8 Bảng 1: Chi phí về lao động để sản xuất Sản phẩm Anh (giờ công) Bồ Đào Nha (giờ công) 1 đơn vị lúa mỳ 15 10 1 đơn vị rượu vang 30 15 Theo số liệu trên thì ta thấy Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh cả về sản xuất lúa mỳ rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp 2 lần của Anh trong sản xuất rượu vang gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Ricardo đã phân tích ví dụ này như sau: Một đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ; Bồ Đào Nha: để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ. Vì vậy Bồ Đào Nha sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với Anh. Anh sản xuất lúa mỳ rẻ tương đối so với Bồ Đào Nha: chi phí cơ hội có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi Bồ Đào Nha phải mất 2/3 đơn vị rượu vang. Qua ví dụ trên qua những phân tích của mình Ricardo đã đưa ra kết luận Bồ Đào Nha sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với Anh Anh sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha. Có thể nói cách khác là Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ còn Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang. Sau đó Ricardo giả định 2 nước chỉ sản xuất mặt hàng lợi thế của mình trước sau thương mại có kết quả như sau: Bảng 2: Trước thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 8 5 Bồ Đào Nha 9 6 Tổng cộng 17 11 9 Bảng 3: Sau khi có thương mại Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang Anh 18 0 Bồ Đào Nha 0 12 Tổng cộng 18 12 Với ví dụ sản xuất lúa mỳ rượu vang như trên nhưng đây Ricardo giả đinh nguồn lao động của Anh là 270 giờ công, còn của Bồ Đào Nha là 180 giờ công lao động. Ricardo cũng đưa ra nhưng giả định khác để phân tích ví dụ này: việc sản xuất của 2 nước không có chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô, chỉ có 2 nước sản xuất 2 loại sản phẩm, nhưng hàng hóa trao đổi giống hệt nhau, các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo, không có thuế quan rào cản thương mại, thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán người mua đều biết đến nơi có hàng hóa rẻ nhất trên thị trường quốc tế. Qua 2 bảng số liệu Ricardo đưa ra ta có thể thấy kết quả sản xuất đã có nhưng thay đổi tích cực. Khi tập trung sản xuất 1 sản phẩm với sự trao đổi – thương mại giữa 2 nước thì số lượng rượu vang lúa mỳ đều tăng lên. Tuy nhiên trong ví dụ trên của Ricardo ta thấy được nhưng điểm hạn chế về lợi thế so sánh do ông đưa ra. Nhưng điểm hạn chế đó là những giả định. Chẳng hạn trên thực tế các yếu tố thay đổi chứ không giống như giả định: Các nhân tố sản xuất không dịch chuyển một cách hoàn hảo; những người sản xuất Anh hay Bồ Đào Nha không tìm được việc làm một cách dễ dàng: người sản xuất lúa mỳ chỉ tìm được việc làm trong sản xuất rượu ngược lại; đồng thời các rào cản thuế quan thương mại là khó tránh khỏi bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy việc đưa các ví dụ để chứng minh học thuyết lợi thế so sánh chưa phân tích hết được các yếu tố tác động. 4. Đánh giá về lợi thế so sánh theo các quan điểm của David Ricardo Việt Nam Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở cửa trong điều kiện khu vực hoá toàn cầu hoá đang mở ra trước mắt cho Việt Nam nhiều 10 [...]... Thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 162 thị trường - Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính như tôm 2.1 tỷ USD cá tra 1,44 tỷ USD, cá ngừ 293 triệu USD (5,3) - Dự báo năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ giữ vững 5 tỷ USD C Nhận xét một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Việt Nam I Nhận xét Nhìn chung, lợi thế kinh tế của Việt nam có rất nhiều điều kiện phát triển. .. cho nền kinh tế có tốc độ phát triển cao II.Những lợi thế so sánh của Việt Nam Lợi thế so sánh bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên tự tạo Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động nguồn vốn Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi thế mới Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành từ chính sách đầu tư của chính phủ doanh nghiệp... nhập kinh tế với các nước ASEAN các nước khác trên thế giới những lĩnh vực nào? Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo cho phép chúng ta rút ra nhiều gợi ý quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh mới Từ sự phân tích lập luận trên cho thấy: lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh, nếu các lợi thế này không có khả năng tái... được phát triển bền vững Từ năm 1990, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5% Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998 khiến nhiều nước Đông Nam Á chao đảo, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng Năm 1999, tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là 4,5%, trong khi kinh tế các nước khác như Indonesia hay Thái Lan lâm vào khủng... thứ 50 (Việt Nam) 16 Qua mô hình thương mại nhiều nước, có thể nhận diện Việt Nam sẽ đẩy mạnh buôn bán với các bạn hàng thương mại nhóm thứ nhất, vì khoảng cách về trình độ phát triển, quy mô thương mại cấp độ lợi thế so sánh là chênh lệch lớn nhất Một nước đang phát triển như Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác buôn bán với nhiều nước đặc biệt là các nước lớn là phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong... kinh tế có tốc độ phát triển cao - Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 Đông Nam Á lớn thứ 59 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam là... nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh mức thấp, biểu hiện sản xuất một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động lợi thế về tài nguyên tự nhiên Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa lý thuận lợi, ... tác để bảo vệ nền hoà bình ổn định khu vực nói riêng phạm vi thế giới nói chung, Việt Nam gia nhập ASEAN các tổ chức kinh tế quốc tế còn vì những lý do khác, trong đó mục tiêu các lợi ích kinh tế trong quá trình hợp tác là vấn đề được ưu tiên.Muốn hợp tác hội nhập có kết quả, Việt Nam cần nhận thấy mình có những lợi thế so sánh sẽ bổ sung cơ cấu trong quá trình hội nhập kinh tế với... mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương 2.Nhược điểm về lợi thế kinh tế Việt Nam - Do ảnh hưởng gió mùa sự... tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 45% Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% 1.Ưu điểm về lợi thế kinh tế Việt Nam • Về lợi thế tự nhiên - Việt Nam nằm trong điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đó chính là vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán với các nước trên thế giới Địa hình Việt Nam đa dạng, bao gồm . có tốc độ phát triển cao. II.Những lợi thế so sánh của Việt Nam Lợi thế so sánh bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và tự tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có. 1930 và được phát triển bởi một số nhà kinh tế Nhật Bản khác.Đây là lý thuyết phát triển công nghiệp để tạo ra sự chuyển dịch lợi thế so sánhcủa nền kinh

Ngày đăng: 03/04/2013, 08:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan