1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HĐKP_5_Nhi_mntanlap.doc

19 994 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

sang kien kinh nghiêm

Sỏng kin kinh nghim Nguyn Th Nh PHềNG GIO DC V O TO AN PHNG TRNG MM NON TN LP SNG KIN KINH NGHIM ti : MT S KINH NGHIM GIP TR HOT NG TT HOT NG KHM PH KHOA HC - Lnh vc: Phỏt trin nhn thc - Tên tỏc gi: Nguyễn Thị Nhị - Chức vụ: Giáo viên Nm hc: 2011- 2012 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài: Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của hệ thống giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá và làm chủ những kiến thức khoa học, công nghệ trong thời đại mới là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non, trẻ không những được chăm sóc và được làm quen với rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động học hết sức cần thiết, hết sức gần gũi giúp trẻ Mầm non khám phá thế giới xung quanh mình nên là hoạt động cũng được trẻ yêu thích vì chính nhờ có hoạt động này mà trẻ được trực tiếp tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên với sự vật và hiện tượng xung quanh, từ đó giúp trẻ có thái độ tích cực hơn với sự vật, hiện tượng mà trẻ được khám phá. Đối với tâm lý của trẻ mầm non luôn tò mò, thích tìm tòi khám phá nhưng người lớn chúng ta nhiều khi chưa chú ý tới, có khi còn cấm đoán trẻ. Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện giải quyết vấn đề và dự đoán những điều kiện có thể xảy ra trong quá trình khám phá Hoạt động khám phá có tác dụng tạo hứng thú kích thích tính tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ có kỹ năng tư duy, quan sát, suy luận, dự đoán, phân loại, đo lường, thử nghiệm, và giải quyết vấn đề với các sự vật và hiện tượng, các kỹ năng này được trẻ sử dụng trong suốt cuộc đời. Khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập và sáng tạo, giúp trẻ tìm tòi khám phá những điều mới lạ của trẻ trong cuộc sống để từ đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung, phát triển cảm xúc và thái độ thân thiện, gần gũi với môi trường xung quanh, giúp phát triển ngôn ngữ thông qua việc miêu tả và giải thích những gì trẻ khám phá được, giúp trẻ biết liên hệ những gì đã biết với những điều mới lạ. Hoạt động khám phá đã tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật- hiện tượng, hiểu được mối quan hệ và sự phụ 2 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị thuộc lẫn nhau giữa chung, vì vậy tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá là một cách làm đúng đắn, trẻ không những lĩnh hội tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ còn biết cách thức khám phá bản chất của sự vật hiện tượng. Nhờ đó các quá trình tâm lý, các phẩm chất trí tuệ của trẻ được phát triển và hoàn thiện. chính quá trình nhận thức thế giới khách quan tạo diều kiện để phát triển tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức và yêu lao động ở trẻ. Vậy có thể nói hoạt động khám phá khoa học là một trong những con đường không chỉ phát triển nhận thức mà giúp trẻ phát triển toàn diện nhất và tạo cho trẻ có kỹ năng sống đến hết cuộc đời. Bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham học hỏi của trẻ đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Trong chương trình giáo dục Mầm non cải cách chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời nói để dạy trẻ, thì trong chương trình giáo dục Mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia hoạt động. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi muốn truyền đạt được nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng vốn có của mình. Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo ra những cách thức hay những phương pháp tốt trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng trải nghiệm. Kết quả các cháu thích học, trong giờ hoạt động khám phá vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra. Với tất cả các lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp trẻ hoạt động tốt hoạt động khám phá khoa học” 3 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị II. Mục đích viết sáng kiến - Giúp trẻ có khả năng tự tư duy, quan sát, phán đoán, suy luận ngay từ khi ở tuổi mầm non - Lựa chọn một số trò chơi thực nghiệm nhằm giúp trẻ nắn băt kiến thức một cách tự nhiên phù hợp với phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”, vừa hình thành và rèn luyện kỹ năng cần thiết của hoạt động khám phá khoa học và phát huy được tính độc lập, sáng tạo cho trẻ - Hoạt động khám phá khoa học còn giúp trẻ nhận thức được “ mọi sự vật luôn có sự thay đổi và những thay đổi này liên quan chặt chẽ với nhau” - Nâng cao chất lượng dạy của cô và hoạt động học của trẻ - Góp phần giúp trẻ phát triển về nhận thức – Phát triển toàn diện III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng là trẻ 5 – 6 tuổi - Phạm vi nghiên cứu: từ tháng 9/2011 – 3 /2012 4 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị B. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN I. Cơ sở lý luận: a. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo: - Trẻ ở lứa tuổi này ghi nhớ có chủ định và khả năng tập trung tốt, bền vững hơn. - Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. - Ở lứa tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ như: + Trẻ biết đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất của chúng. + Trẻ đã bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm sơ đẳng. + Ở trẻ phát triển chức năng kí hiệu của ý thức. - Trẻ đang bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng. b. Nội dung khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới: - Trẻ khám phá các bộ phận của cơ thể người - Đồ vật: Đồ dung đồ chơi, phương tiện giao thông - Động vật và thực vật - Một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết, mùa; ngày và đêm, mặt trăng, mặt trời; nước; không khí, ánh sáng; đất đá, cát, sỏi…. II. Khảo sát thực tế: Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5TA1 khu trung tâm lớp tôi có 42 cháu với 19 nữ và 23 nam tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 1.Thuận lợi: - Tôi được sự quan tâm giúp đỡ của phòng GD huyện và ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi đi học bồi dưỡng chuyên môn và kiến thực tập do Phòng – Trường tổ chức - Môi trường hoạt động gần gũi với thiên nhiên - Lớp có tỉ lệ đi học chuyên cần cao 5 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị - Bản thân luôn tìm tòi, sưu tầm tài liệu 2. Khó khăn: - Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học còn thô sơ chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng. - Phần nhiều các bậc phụ huynh là người dân lao động nên công tác xã hội hóa trang thiết bị, đồ dung, đồ chơi phục vụ cho mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động khám phá còn nhiều hạn chế - Số lượng trẻ đông nên khi tổ chức hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ: 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Số TT Tiêu chí khảo sát Số đạt / số trẻ Tỷ lệ % đạt 1 Trẻ hứng thú hoạt động khám phá 14/42 38% 2 Trẻ biết quan sát, phán đoán 9/42 21% 3 Biết nhận xét, biết so sánh 15/42 36% 4 Biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thí nghiệm 10/42 24% III - Biện pháp thực hiện: 6 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị 1. Tạo môi trường Trong trường mần non, việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng đặc biệt với hoạt động khám phá khoa học, môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn dành một khoảng trống lớn để trang trí và tạo góc mở tại góc khám phá và các góc khác quanh lớp để chính bản thân trẻ được tham gia hoạt động VD: Với chủ đề giao thông - Tại góc khám phá: Tôi làm khung cảnh xung quanh, còn các phương tiện giao thông, biển báo giao thông,…có liên quan đến chủ đề nhánh mà tôi cần cho trẻ tìm hiểu, tôi làm bảng gài cho trẻ tự gài, để từ đó giúp trẻ phân biệt được đặc điểm của các phương tiện đó. Các phương tiện đó thuộc giao thông đường nào và những quy định của chúng ra sao - Tại góc xây dựng: Tôi cho trẻ tự làm mô hình phục vụ cho hoạt động tại góc, để khi xây trẻ nhìn vào đó mà xây theo. Có thể nói, mô hình đó như một bản thiết kế cho hoạt động xây dựng của trẻ. Từ đó giúp trẻ biết liên hệ hình ảnh trên mảng tường vào kế hoạch hoạt động xây dựng cho mình. - Tại góc học tập( góc chữ viết- góc toán): Trẻ được tự tay vẽ, làm các phương tiện giao thông có liên quan đến chữ cái và chữ số mà trẻ được học trong chủ đề thì quả là một điều thú vị, vì không những trẻ được tìm hiểu về chữ cái, chữ số mà trẻ còn được tự gài những hình ảnh, sản phẩm của mình trên mảng tường. - Góc sách: Trẻ được tự tay tạo ra những album hình ảnh về các phương tiện giao thông, biển báo và những quy định giao thồng, mà trẻ còn được tìm hiểu những phương tiện, biển báo và những quy định này qua sách báo, truyện, tranh giúp trẻ hiểu một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, môi trường ngoài lớp học: Sân chơi, các thiết bị ngoài trời, khu vực chơi với cát, nước, cổng trường, hàng rào, vườn hoa, cây xanh, rau, con vật. Giúp trẻ có thể quan sát những thay đổi hàng ngày theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự khác nhau của cây này với cây khác. Hình thành và rèn luyện ở trẻ các kỹ năng chăm bón cây: Tưới nước, lau lá, xới đất,… tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ hấp dẫn hơn. 7 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị 2.Hoạt động khám phá khoa học trong các giờ hoạt động chung * Hoạt động khám phá khoa học: Do đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo các cháu không hiểu được những gì trừu tượng, trẻ cần những cái cụ thể và kinh nghiệm sống. Trẻ hoạt động thông qua các giác quan: nhìn, nghe, sờ, mếm, ngửi nên một giờ hoạt động khám phá khoa học cô cần cho trẻ hoạt động với nhiều cách khác nhau: Qua vật thật, qua tranh, qua hình ảnh sống động… Để thu hút hoạt động và giúp trẻ hoạt động tốt hơn cô cần nghiên cứu, luôn thay đổi, sáng tạo phương pháp dạy từ đó trẻ thấy được sự giống và khác nhau của các sự vật hiện tượng để trẻ được học theo phương châm “ học mà chơi, chơi bằng học” giúp trẻ không nhàm chán mà vẫn phát huy tích cực cho trẻ. Tôi dành thời gian nhất định chotrer được cầm, nắm, ngắm nghía với các đối tượng cần khám phá, bắt chước vận động, tiếng kêu, hình dáng của sự vật, hiện tượng, sau đó cho trẻ nêu ra, miêu tả ra những gì trẻ đã khám phá được bằng cách cô đưa ra câu hỏi gợi mở nhằm kích thích tư duy của trẻ phát triển. Tôi coi trọng việc sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của các sự vật hiện tượng đó. VD: Khi cho trẻ tìm hiểu về côn trùng. Tôi cho trẻ xem một đoạn phim về các con côn trùng, lắng nghe tiếng kêu, đặc điểm, vận động của chúng Khi tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học tôi luôn cho trẻ trực tiếp tham gia vào bằng mọi hình thức: cho trẻ nêu đặc điểm của các con vật, bắt chước tiếng kêu, tạo dáng. Nhưng tôi không áp đặt trẻ phải mô phỏng như thật mà trẻ thực hiện theo trí tưởng tượng của trẻ. Từ đó trẻ thấy được ích lợi, tác hại của chúng đối với con người. * Hoạt động khác: + Hoạt động âm nhạc: Tùy thuộc vào bài hát mà cô có thể lồng hoạt động khám phá giúp trẻ không những hát hay mà trẻ còn biết đặc điểm, tính chất của sự vật, việc trong bài hát. Ví dụ: Bài hát “Màu hoa” 8 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị Giúp trẻ thấy được có rất nhiều màu hoa khác nhau, từ đó trẻ biết liên hệ , kể tên các loài hoa có màu giống như trong bài hát với loại hoa trong thực tế và biết được ích lợi của chúng đối với con người + Hoạt động làm quen chữ viết: Trong hoạt động làm quen chữ viết yêu cầu trẻ nhận biết chữ bằng nhiều phương pháp khác nhau, xong nhận biết chữ qua các hình ảnh có thật, tranh … là phương pháp giúp trẻ nhận biết nhanh, dễ nhớ VD: Với chủ đề giao thông, làm quen chữ cái g- y Tôi cho trẻ xem hình ảnh “ Thuyền gỗ”. Khi xem hình ảnh tôi và trẻ cùng đàm thoại về chiếc thuyền gỗ. Từ đó trẻ thấy được một số đặc điểm của chiếc thuyền gỗ, biết được thuyền là phương tiện giao thông đường thủy và tác dụng của chúng. Và trong quá trình hoạt động học tôi còn mở rộng thêm cho trẻ về các phương tiện giao thông khác có liên quan đến chữ cái g- y vào trò chơi củng cố: “ về đúng bến” tôi cho mỗi trẻ chọn cho mình một bức tranh các phương tiện giao thông sau khi tôi cho trẻ nhận biết chữ cái g- y ở từ phía dưới tranh, tôi cho trẻ nhận xét hình ảnh mà trẻ cầm trên tay ( xe máy, bè mảng, thuyền thúng, máy bay….) về đặc điểm và nơi hoạt động của chúng. + Hoạt động làm quen văn học Qua các bài thơ, câu chuyện mà trẻ được nghe, được cô dạy đọc, trẻ không những thuộc bài thơ, hiểu nôi dung bài thơ, câu chuyện mà trẻ còn hiểu rõ, biết liên hệ các sự vật hiện tượng đó với đời sống thường ngày VD: Bài thơ “Hoa kết trái” cho trẻ thấy được đặc điểm một số loại hoa, không những làm đẹp mà có nhũng loại hoa còn cho chúng ta quả, tên gọi và sự tưởng thành của các loài hoa đó. Trẻ còn biết thêm về mối, sự kết quả của các loài hoa trên như: Hoa mướp có màu vàng sẽ kết thành quả mướp màu xanh và dài, hoa lựu có màu đỏ kết thành quả lựu tròn, còn có nhiều loài hoa khác nữa: Hoa vừng kết thành quả vừng, hoa đỗ kết thành quả đỗ, hoa mậm kết thành quả mận và đặc điểm của các lọa quả trên…trẻ còn biết một số loại hoa khác nữa có trong thực tế mà trẻ biết. Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục trẻ biết ăn chín, uống sôi, biết bảo vệ môi trường như: biết vứt vỏ hoa quả, rau quả khi chế biến xong vào thùng rác, 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Nhị không ngắt lá bẻ cành, không hái hoa để có một môi trường luôn xanh- sạch- đẹp và có nhiều hoa thơm trái ngọt cho con người. + Hoạt động tạo hình Qua những sự vật- hiện tượng mà trẻ được tìm hiểu, nhờ có hoạt động tạo hình mà trẻ được thỏa sức tưởng tượng, thỏa sức sáng tạo theo ý hiểu của trẻ. Vì vậy có thể nói hoạt động tạo hình là sản phẩm được trẻ thể hiện của hoạt động khám phá khoa học VD: Xé dán “Đàn vịt” Trẻ phải hiểu được đặc điểm cấu tạo, hình dáng của con vịt thì trẻ mới xé dán được giống và đúng như: đầu, mình, chân, mỏ, cánh. Trẻ còn hiểu được vịt là con vật thích bơi dưới nước, là vật nuôi trong gia đình, đẻ trứng, được gọi là gia cầm. VD: Vẽ con vật thích ăn loại thức ăn in trên tranh( cà rốt- cá ) Trẻ phải hiểu được đặc tính của từng loài như: hình ảnh củ cà rốt thì sẽ vẽ con thỏ, hình ảnh con cá thì vẽ con mèo. Như vậy giúp trẻ hiểu được mối liên quan của thức ăn trên đối với con vật mà trẻ vẽ. Bên cạnh đó thông qua mỗi giờ hoạt động tôi luôn chú ý tới việc giáo dục về mọi mặt cho trẻ tùy theo nội dung bài dạy, để trẻ có thái độ đúng đắn với sự vật hiện tượng đó. 3.Trẻ được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà trẻ đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm và tự mình tìm ra kết quả + Thí nghiệm 1 : Sự hút nước của cây a. Mục đích: Giúp trẻ biết được sự hút nước của cây b. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn lớp 5TA1 c. Chuẩn bị: 2 cành hoa hồng trắng, 2 lọ cắm hoa bằng thủy tinh trong suốt, bút lông d. Cách tiến hành: - Cô và trẻ cho nước vào 2 lọ với số lượng bằng nhau. Lọ A nước trắng nguyên, lọ B cô và trẻ cho 1 chút mực màu tím và khuấy đều, cô và trẻ cùng đánh dấu mức nước của 2 lọ - Cho trẻ quan sát hàng ngày và ghi nhật ký 10 . thích vì chính nhờ có hoạt động này mà trẻ được trực tiếp tiếp xúc nhi u hơn với thiên nhi n với sự vật và hiện tượng xung quanh, từ đó giúp trẻ có thái. sát thực tế: Năm học 2011 – 2012 tôi được nhà trường phân công chủ nhi m lớp 5TA1 khu trung tâm lớp tôi có 42 cháu với 19 nữ và 23 nam tôi đã gặp những

Ngày đăng: 03/04/2013, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w