1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

4 690 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48 KB

Nội dung

QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Trang 1

1 KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng của quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước

Từ đó, ta có thể rút ra định nghĩa: Những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước là các quy phạm pháp luật hành chính Do đó, quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản

lí hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Do quy phạm pháp luật hành chính là một dạng của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính vừa có các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật, vừa có các đặc điểm khác với các quy phạm pháp luật nói chung

2.1 Đặc điểm chung

Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, bởi quy phạm pháp luật hành chính do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính theo định hướng nhất định

Quy phạm pháp luật hành chính được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp thuyết phục (giáo dục, động viên ) hoặc cưỡng chế Nhà nước (xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính )

Quy phạm pháp luật hành chính là tiêu chuẩn xác định giới hạn, đánh giá hành

vi của con người về tính hợp pháp trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước

2.2 Đặc điểm riêng

2.2.1 Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành

Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, các cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính là chủ thể lập pháp và chủ thể quản lí hành chính Nhà nước như cơ quan quyền lực Nhà nước, Chủ tịch nước, các

cơ quan hành chính Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Việc quy

Trang 2

định thẩm quyền như vậy đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước một cách năng động, kịp thời; phù hợp với thực tiễn quản lí từng ngành, lĩnh vực và địa phương; đồng thời còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lí hành chính Nhà nước

2.2.2 Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp

lí khác nhau

Do phạm vi điều chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất

đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lí nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lí hay trong một địa phương nhất định

Ví dụ: Quy phạm pháp luật về việc xử lí vi phạm hành chính có hiệu lực chung cho các ngành, tuy nhiên quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính lại chỉ có hiệu lực trong ngành bưu chính

2.2.3 Các qui phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ

sở nguyên tắc nhất định

Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lí hành chính Nhà nước nên khi ban hành quy phạm luật hành chính, các chủ thể cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành Ví dụ: UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy phạm pháp luật

về việc nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Ninh phải căn cứ vào quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp ban hành; nếu không phù hợp sẽ bị cơ quan quyền lực Nhà nước đó bãi bỏ Ví dụ:

Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản

của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật

Trang 3

và nghị quyết của Quốc hội”.

- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành

Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản sẽ phải căn cứ vào văn bản quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp lệnh về thú y của Chính phủ

- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan đó ban hành Ví dụ: Thủ tướng chính phủ khi ban hành quy

phạm pháp luật về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo

chuyên trách tại các hội phải căn cứ vào quy phạm quy định tổ chức, hoạt động và quản lý hội của Chính phủ

- Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật hành chính do các chủ thể cùng cấp, cùng địa vị pháp lí ban hành Cụ thể, các chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính có trách nhiệm kiểm tra và bảo đảm tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật hành chính hiện hành do mình ban hành; tôn trọng thẩm quyền ban hành pháp luật của các chủ thể khác ngang cấp, cùng địa vị; bàn bạc, phối hợp với các chủ thể ngang cấp, cùng địa vị trong công tác ban hành pháp luật, phát hiện

và xử lí các văn bản quy phạm pháp luật sai trái Ví dụ, Khoản 1 Điều 24 “Nghị định

của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ” quy định: “Bộ trưởng không ban hành những văn bản trái với quy định của các Bộ trưởng khác”.

- Các quy phạm pháp luật hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định

3 KẾT LUẬN

Quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện chủ yếu và là cơ sở của quản lí hành chính Nhà nước Do đó, khi tiến hành các hoạt động quản lí, các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật hành chính

về phạm vi thẩm quyền và cách thức quản lí

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2011

2 PGS TS Nguyễn Thị Hồi, những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà

nước và pháp luật, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2010.

3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2003

4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

5 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002

6 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính năm 2011

7 Quyết định số 111/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc “nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Bắc Ninh”.

8 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định “trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩn thủy sản”.

9 Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội”.

10 Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

11 Các trang web:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật : http://moj.gov.vn

- Văn bản quy phạm pháp luật : http://vietlaw.gov.vn

Ngày đăng: 02/04/2013, 23:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w