Một số tình huống đặt vấn đề trong dạy học Vật Lí
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶT VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ.
Họ và tên người thực hiện: Võ Thị Mỹ Nhung.
Tổ chuyên môn : Toán – Lí - Tin
Trang 2
Năm học 2010 - 2011
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶT VẤN ĐỀ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ.
I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể hiếu của người giáo viên
2 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trừu tượng Kết luận lại một đơn vị kiến thức học sinh phải vận dụng những kiến
Trang 3nhưng mọi việc đều bắt đầu từ tình huống đặt vấn đề nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật đặt vấn đề Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn
vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học
Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp Do đó tình huống đặt vấn đề hay sẽ giúp luyện tập cho học sinh nhận biết được những kiến thức phức tạp đó
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một phương tiện làm kiến thức sinh động
1 Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khởi đầu để dẫn đến kiến thức
mới.
Nhiều khi đặt vấn đề được khéo léo dẫn học sinh đến những suy nghĩ
về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới phát hiện ra
2.Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những phương tiện rất
quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn
đề của thực tiễn hoặc đi đến một vấn đề mới
3 Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức
Trang 4Trong khi GV đặt vấn đề buộc HS phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển, đồng thời
HS sẽ tự tạo ra kế hoạch suy nghĩ nhanh và trả lời nhanh
3 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí nói riêng, tôi nhận thấy dạy học theo đổi mới phương pháp đòi hỏi ở mỗi học sinh phát triển toàn diện như: tính tích cực ,tính tự giác, tính chủ động
và sáng tạo Trong khi đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì người giáo viên cần:
+ Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề Đó là những câu hỏi gây thú vị, gây hứng thú học tập
+ Không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề cần dành “đất” cho hoạt động độc lập của học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận
Thực tế, những thay đổi trong cách dạy học của người giáo viên vẫn diễn ra chậm chạp với nhiều khó khăn Có một lí do là các giáo viên sẽ khó thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen của họ nếu họ không thực sự hiểu được các vấn đề: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào Cụ thể trong mỗi tiết học với sự chủ đạo của người giáo viên, tạo ra sự chủ động trong mỗi hoạt động của học sinh, để học sinh tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập tạo ra sự hứng thú, hào
Trang 5kiến thức một cách thụ động Đó là lí do để tôi chọn đề tài nay
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Thông qua quá trình giảng dạy cộng với việc tham khảo các giáo viên cùng bộ môn và các tài liệu có liên quan, tôi đã có được một số tình huống giúp HS lĩnh hội tri thức mới một cách hiệu quả
1 Một số biện pháp chung khi thực hiện:
Đặt vấn đề trước mỗi nội dung của bài học, sẽ kích thích được óc tò
mò của HS, từ đó HS sẽ tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tạo ra được các cuộc tranh luận, thảo luận, tự lực giải quyết các nhiệm
vụ học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tiếp thu kiến thức một cách chủ động Sau khi rõ vấn đề đặt ra đối với mỗi nội dung, do mình tự chiếm lĩnh lấy dưới sự hướng dẫn của GV, từ đó HS cảm thấy phấn khởi để đi đến nội dung tiếp theo và cảm thấy dễ gần với các bạn và GV bộ môn hơn Do
đó khi đặt vấn đề trong dạy học vật lí cần :
Đặt vấn đề nghiên cứu
Nêu dự đoán
Đề ra giả thuyết
2.Các biện pháp cụ thể:
2.1 Đối với nội dung thí nghiệm vật lí:
- Đây là một nguồn thông tin về các thuộc tính của sự vật và hiện tượng vật lí Nên đối với nội dung này, việc đặt vấn đề cũng chính là nêu yêu cầu của thí nghiệm
Trang 6VD: Thí nghiệm về phát hiện trọng lực.
Vấn đề đặt ra là: Quả nặng của thí nghiệm ở vị trí đó, nếu không
được móc vào lò xo thì điều gì sẽ xảy ra?
2.2 Đối với một hiện tượng vật lí:
- Hiện tượng vật lí hay còn gọi là một khái niệm vật lí
- Thông thường các khái niệm vật li thường được rút ra từ các kết quả của thí nghiệm hay thực nghiệm
VD2: Khái niệm về lực.
Vấn đề đặt ra là: Qua các thí nghiệm trên với kết luận vừa rút ra Cho
biết lực xuất hiện khi nào?
2.3 Đối với các bài tập vật lí:
- Bài tập vật lí dạng định tính (là một dạng câu hỏi) hoặc bài tập định lượng (là một bài toán tìm ra lời giải dựa vào các kiến thức, kĩ năng và các công thức vật lí)
VD1 : Trước một chiếc cầu có biển báo giao thông ghi 5t Con số 5t có ý
nghĩa gì?
Vấn đề đặt ra là: Trước khi đi qua một chiếc cầu em thấy vật gì liên
quan đến báo hiệu giao thông?
VD2: Một xe tải có khối lượng 3.2 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
Vấn đề đặt ra là: - Yêu cầu của bài tóan là gì?
- Công thức nào được áp dụng ở đây
- Đơn vị hợp pháp chưa?
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ việc hướng dẫn học sinh đi tìm kiến thức mới bằng tình huống đặt vấn đề trong vật lý nêu trên, tôi thấy bước đầu học sinh đã linh hoạt hơn, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài học
Trang 7kiến thức cũ tốt hơn
IV KẾT LUẬN:
Khi sử dụng các biện pháp nêu trong chuyên đề để dạy tôi nhận thấy: + Đặt vấn đề gây sự tò mò cho HS , giờ học sinh động
+ Phát huy được năng lực sáng tạo, tích cực của HS
+ Gây được sự hứng thú cho HS trước khi đi vào một nội dung mới của bài học
+ Học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng , có niềm tin vào khoa học Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp này dễ bị cháy giáo án vì khi phát huy tính tích cực của các em càng cao thì có thể xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến của GV Do đó dòi hỏi người GV cần cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm để Dặt vấn đề, phân bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của HS
Trên dây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được từ thực
tế qua quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí Tuy nhiên vì diều kiện thời gian, cũng như tình hình thực tế nhận thức của học sinh ở địa phương và năng lực
cá nhân có hạn, nên việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót Kính mong tổ chuyên môn góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa trong chuyên môn
Tôi xin chân trọng cảm ơn !
Người thực hiện
Võ Thị Mỹ Nhung
Trang 8MỤC LỤC
Trang
I NHẬN THỨC VẤN ĐỀ: 2
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN: 3
1 Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới 2.Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát 3 Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN: 4
II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 5
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 6
IV KẾT LUẬN: 7