1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN HÓA - TIN TRIỂN KHAI GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ VỚI MOODLE

50 720 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Giai đoạn : 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệtruy cập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Lớp : Lý luận & PPDH Hóa học K23

ĐỀ TÀI:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Giới thiệu về đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu: 5

3 Phương pháp nghiên cứu: 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 E-LEARNING 6

1.1 Lịch sử phát triển của e-learning: 6

1.2 Khái niệm về E-learning 7

1.3 Lợi ích của E-Learning 9

1.4 Cấu trúc của một hệ thống eLearning điển hình 10

1.4.1 Đào tạo từ xa 10

1.4.2 Hệ thống quản lý học viên 11

1.4.3 Hệ thống thiết kế bài giảng và thư viện điện tử 11

1.4.4 Hệ thống Groupware 11

1.5 So sánh phương pháp truyền thống với phương pháp E-learning .12 1.5.1 Phương pháp học truyền thống: 12

1.5.2 Phương pháp E-learning 13

1.5.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp E-learning: 14

1.6 Hệ thống quản lý việc học (LMS-Learning Management Systems) 15 1.6.1 Khái niệm LMS/LCMS 15

1.6.2 Phân loại: 15

1.6.3 Đặc điểm của LMS: 15

1.6.4 Chức năng của LMS 16

1.7 Các hệ thống LMS/ LCMS mã nguồn mở 16

1.8 Ưu điểm của các hệ thống mã nguồn mở so với các hệ thống thương mại 18

1.9 Các chuẩn thông dụng hiện nay : 18

1.9.1 Chuẩn IMS 18

1.9.2 Chuẩn SCORM 20

Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ MOODLE 22

Trang 3

2.1 Giới thiệu về Moodle 22

2.2 Công nghệ 23

2.3 Tính năng của Moodle 23

2.4 Đối tượng phục vụ của Moodle 23

2.5 Mặt hạn chế trong Moodle 25

2.6 Ưu điểm và hướng phát triển 25

2.6.1 Ưu điểm: 25

2.6.2 Hướng phát triển: 25

2.7 Cài đặt 26

2.7.1 Tổng quan 26

2.7.2 Chuẩn bị 26

2.7.3 Các bước cài đặt 27

2.8 Các bước triển khai giáo trình điện tử với moodle 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về đề tài

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin nóichung và Internet nói riêng đã mang lại những thay đổi đáng kể trong cuộc sống.Internet đã thật sự là môi trường thông tin liên kết mọi người trên toàn thế giớigần lại với nhau, cùng chia sẻ những vấn đề mang tính toàn xã hội

E-Learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được các nhà chuyên môn đánhgiá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21 Đây là giải pháp sử dụng công nghệcao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo qua mạng Internethoặc Intranet cho người dùng

Ưu điểm của E-Learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống làtạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức(learning object) Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanhchóng hơn, giảm chi phí và thời gian đào tạovới phương pháp giảng dạy truyềnthống

E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông quatrang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý Mô hình nàycho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiếtchứ không bó buộc như trước Học viên có thể học bất cứ lúc nào ở bất cứ nơi đâuchỉ cần thông qua mạng mà không cần phải đến trường

Hiện nay, E-Learning đang phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn cầu Nómang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực Vì vậy E-Learningthu hút sự quan tâm của các tổ chức trong đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục

Ý thức được những vấn đề đó, tôi đã chọn đề tài cho mình là: “Triển khai giáotrình điện tử với Moodle”

Việc giải quyết vấn đề này sẽ góp phần đánh giá, chọn lọc những ứng dụng tiêntiến, hiện đại của Công nghệ thông tin để đưa chúng vào quá trình giảng dạytrong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo tiền đề cho việc

Trang 5

thiết kế và triển khai các phần mềm dạy học (PMDH) trong diện rộng cho tất cả cácmôn học trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu một số hệ thống LMS mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng Websitephục vụ E-Learning Lựa chọn phần mềm phù hợp để thực hiện

Xây dựng quy trình tạo nội dung cho cua học, áp dụng quy trình này xây dựng

hệ thống hỗ trợ học tập và đào tạo trực tuyến với Moodle

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để xây dựng được một hệ thống dạy học thật sự hiểu quả trên môi trườngInternet, chúng ta cần phải nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu thực trạng giáo dục,những phương pháp giáo dục hiện đại (E-Learning), …Qua đó đưa ra giải phápxây dựng hệ thống học tập trên mạng với phần mềm mã nguồn mở

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 1 E-LEARNING

1.1 Lịch sử phát triển của e-learning:

Trước năm 1983: Kỷ nguyên giảng viên làm trung tâm

Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảngviên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học Học viênchỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học Đặc điểm của loạihình này là giá thành đào tạo rẻ

Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện

Hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễnpowerpoint là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện Nó cho phéptạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh trên máy tính sử dụng công nghệCBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu,người học cũng có thể mua và học Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rấthạn chế

Giai đoạn : 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất

Khi công nghệ Web ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiêncứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này Người thầy thôngthái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT(Computer BasedTraining), qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản Đào tạo bằng công nghệ WEBvới hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng

Giai đoạn : 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai

Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệtruy cập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Webtiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo.Thông qua Webgiáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụtrình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng đào tạo Công nghệ Web đãchứng tỏ khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng

Trang 7

hoá các môi trường học tập Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trongđào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả

1.2 Khái niệm về E-learning

E-learning (electronic learning): Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứngdụng và xử lí thông qua các phương tiện điện tử Trong đó bao gồm việc phân phốinội dung các khoá học tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet(LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh, truyền hình, CD-ROM, và các loại điện

tử khác

Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning

- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên côngnghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc)

- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặcquản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau vàđược thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center)

- Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử Việc phân phốiqua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạythông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc )

- Việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông quacác phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape,DVD, TV, các thiết bị cá nhân ( e-learningsite)

Mô hình E-learning

Trang 8

Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặcmột phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua cácphương tiện truyền thông điện tử Gồm có:

 Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng cácphương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện Ví dụ các bài giảng viếtbằng toolbookII,…

 Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông quacác phương tiện điện tử Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail,học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,…

 Quản lý: Quá trình quản lý được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyềnthông Ví dụ như đăng ký học qua mạng, bằng tin nhắn SMS, theo dõi tiến

độ học tập (điểm danh) qua mạng Internet,

 Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũngđược thông qua phương tiện truyền thông Ví dụ như việc trao đổi thảo luậnthông qua chat, Forum trên mạng,…

Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thôngqua các phương tiện điện tử Ngày nay, với sự phát triển của máy tính và truyềnthông E-Learning được hiểu là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệWeb

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có nhữngđiểm chung sau :

- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông Cụ thể hơn là công nghệmạng, kĩ thuật, đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

- Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning

có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học traođổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khảnăng và sở thích của từng người Hệ thống eLearning có thể được coi là mộtgiải pháp tổng thể dùng các công nghệ máy tính để quản lý: học sinh, giảngdạy theo yêu cầu (Lecture On Demand-LOD), các lớp học được tổ chức theolịch trình đồng bộ, lớp học qua vệ tinh, các phòng lab đa phương tiện hỗ trợ

Trang 9

thiết kế bài giảng, thư viện điện tử, nhóm học tập (Groupwave) cho phép traođổi thông tin giữa các học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa các giáoviên với nhau eLearning được phát triển bằng việc dùng các máy tính đơn lẻsang hệ thống khách/ chủ (Client/ Server system) và được biết đến với cáitên WBT (Web Based Training) hay còn gọi là hệ thống đào tạo sử dụngcông nghệ Web Nội dung giáo dục được lưu trữ trên hệ thống máy chủ củamạng (Server) Tài liệu liên quan đến đào tạo, quản lý đào tạo như: giáotrình, tài liệu tham khảo, bài thi, kết quả, hồ sơ học sinh,… được lưu dướidạng dữ liệu hay các trang web, đồng thời thiết lập một môi trường học tập

ảo qua mạng máy tính dựa trên công nghệ Web và Internet Hiện nay, côngnghệ thông tin - viễn thông đã có những bước tiến vượt bậc, tốc độ truy cậpInternet đã được tăng lên với các đường truyền tốc độ cao (đường truyềnADSL) Thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến(hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới người học, nâng cao hơndịch vụ đào tạo Công nghệ Web đã có thể mang lại hiệu quả cao trong giáodục, cho phép đa dạng hoá môi trường học tập

1.3 Lợi ích của E-Learning

E-Learning giúp ta không còn phải đi những quãng đường dài để theo họcmột cua học dạng truyền thống; chúng ta hoàn toàn có thể học tập bất cứ khi nàochúng ta muốn, ban ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu Với rất nhiều sinh viên, nó đã

mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh hoạt hơn, mà trước đó họ không hyvọng tới, có thể do không phù hợp, hay vì lớp học cách nơi họ sống đến nửa vòngtrái đất Theo một nghĩa khác, Giáo dục điện tử đã xóa nhòa các ranh giới địa lí,mang giáo dục đến với mọi người chứ không phải là mọi người đến với giáo dục

Học tập là một hoạt động xã hội, và E-Learning có thể giúp chúng ta thuđược những kết quả chắc chắn và lâu dài, không chỉ thông qua nội dung mà đồngthời bằng cả cộng đồng mạng trực tuyến Tại đây, học viên được khuyến khíchgiao tiếp, cộng tác và chia sẻ kiến thức Theo cách này, E-Learning có thể hỗ trợ

“học tập thông qua nhận xét và thảo luận” E-Learning cho phép học viên tự quản

lí được tiến trình học tập của mình theo cách phù hợp nhất Chúng ta có nhiều

Trang 10

cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá, nghiên cứu, tương tác, thực hành,giao tiếp, thảo luận, chia xẻ kiến thức E-Learning đồng nghĩa với việc học viên cóthể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập: cả tư liệu và conngười, và theo cách này mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phùhợp nhất với khả năng và điều kiện của mình.

1.4 Cấu trúc của một hệ thống eLearning điển hình

Hệ thống eLearning được tố chức từ các hệ thống đào tạo từ xa (Distant LearningSystem), hệ thống nhóm học tập (Groupware System), hệ thống dịch vụ thôngtin học sinh (Student Information Service System) Các hệ thống này thực hiệnnhững nội dung: giảng dạy từ xa(Distant Lecture), quản lý học sinh (StudentManagement), quản lý nghiệp vụ (Business Management), thư viện điện tử(Digital Library), thiết kế bài giảng (Contents Building Area) để điều hànheLearning

Cấu trúc của một hệ thống eLearning điển hình

1.4.1 Đào tạo từ xa

Thiết kế bài giảng và đào tạo từ xa là hai chức năng chủ yếu trong eLearning Giáoviên có thể thiết kế nội dung bài giảng tại nhà và chuyển tải lên hệ thốngeLearning thông qua mạng Internet Đây gọi là quá trình giảng dạy từ xa Nộidung bài giảng được thiết kế trong phòng lab đa phương tiện theo đúng giáo án và

có thể được chỉnh sửa hoặc xoá bất cứ lúc nào bởi chính giáo viên biên soạn nó

Trang 11

(giáo viên được cấp quyền truy cập, upload, download vào hệ thống eLearningthông qua tên và mật khẩu của mình) Bài giảng có thể được thiết kế bằng cácchương trình xử lý văn bản thông dụng như PowerPoint, HTML Editor

1.4.2 Hệ thống quản lý học viên

Các khoá học eLearning được thông báo thông qua Internet và từ đó học sinh

có thể chọn chương trình học, phần học của mình Nếu một khoá học đòi hỏi họcsinh phải đăng ký, sau khi chấp nhận đăng ký, học sinh phải hoàn tất học phí đểthừa nhận tham gia khoá học này

Mỗi hệ thống có một loại hệ thống quản lý học sinh riêng biệt được tổchức sao cho dễ dàng truy cập thông tin vầ quá trình học tập cũng như thông tin cánhân của học sinh và giáo viên, góp phần tố chức tốt các bài giảng

1.4.3 Hệ thống thiết kế bài giảng và thư viện điện tử

Toàn bộ các tư liệu đa phương tiện và tất cả những thông tin khác trongbài giảng được quản lý trong một thư viện điện tử Sau khi hoàn tất việc thiết kếbài giảng, các bài giảng được ghi vào đĩa CD-ROM hay trong kho dữ liệu đaphương tiện nhằm mục đích lưu trữ như thư viện Các tư liệu ở dạng in ấn như giáotrình liên quan đến môn học và những bài báo, tài liệu khác được liệt kê ở phầntham khảo của bài giảng Tư liệu dạng văn bản trong bài giảng được lưu trữ dướiđịnh dạng PDF, TEXT, HTML, XML, …

1.4.4 Hệ thống Groupware

Hệ thống Groupware cung cấp khả năng tổ chức các cuộc thảo luận theonhóm nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống eLearning.Groupwave hỗ trợ cho việc hướng dẫn, trao đổi thông tin giữa giáo viên và họcsinh, giữa các học sinh trong khoá học Hệ thống cung cấp các dịch vụ với cácthông tin khác nhau thông qua bảng thông báo, email, voice chat, quản lý thôngtin cá nhân, quản lý thời khoá biểu học tập và giảng dạy

1.5 So sánh phương pháp truyền thống với phương pháp E-learning:

1.5.1 Phương pháp học truyền thống:

Với phương pháp học truyền thống, việc dạy và học được thực hiện trực tiếp

từ giáo viên tới học viên, nội dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong

Trang 12

sách vở hoặc do giáo viên truyền đạt từ kinh nghiệm bản thân Phương pháp này tậptrung vào giáo viên, giáo viên trở thành trung tâm, trực tiếp truyền đạt kiến thức chohọc viên Việc kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức cũng như việc trao đổi kiến thức

sẽ rất hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các học viên, làm cho học viênngày càng trở nên thụ động trong việc học Bên cạnh đó nội dung học rất đơn điệu,

ít sinh động, nên không thu hút được sự quan tâm của học viên

Các chức năng của giáo viên trong mô hình giảng dạy và học tập truyềnthống:

Các chức năng của giáo viên

Một phương pháp rất hiệu quả là giáo viên chia lớp học ra thành từng nhóm.Giáo viên sẽ đặt vấn đề và đưa ra một số gợi ý để các nhóm thảo luận, bàn bạc, đưa

ra ý kiến để giải quyết vấn đề Trong phương pháp này, học viên đóng vai trò chủđạo, giáo viên chỉ đóng vai trò giám sát và điều hướng cho phù hợp với nội dung

Trang 13

Các phương pháp này xem ra rất hiệu quả trong việc quản lí việc học củagiáo viên, giảm bớt vai trò của giáo viên trong việc học, đẩy vai trò của học viên lênvai trò chủ chốt.

Tuy nhiên, dù có cải tiến phương pháp dạy tới mức nào đi nữa thì vẫn khôngthể khắc phục những nhược điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống là: họcviên không thể chủ động về thời gian, không chủ động trong nội dung học

Hiện nay ở nước ta, việc dạy và học tuy đã có nhiều cải tiến phương phápdạy và học truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo

1.5.2 Phương pháp E-learning

Mô hình học tập theo phương pháp E-learning

Các chức năng của hệ thống E-LEARNING

Sự ra đời của E-learning đã khắc phục được những hạn chế trên

Với phương pháp học tập E-learning, học viên chỉ cần ngồi trước máy tính tựthao tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn

Học viên có thể chủ động hơn trong thời gian học tập, làm chủ thời gian họctập của mình Học viên có thể tham gia lớp học mà mình yêu thích và có thể đónggóp ý kiến, cùng xây dựng bài với giáo viên, trao đổi thông tin giữa các học viênvới nhau để bài học thêm sinh động hơn

Trang 14

Với các tính năng ưu việt, eLearning ngày càng được biết đến và được sửdụng như một công cụ trợ giảng đắc lực nhất

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống e-Learning chưa được triển khai nhiều, chưađáp ứng được nhu cầu học tập qua hình thức đào tạo từ xa Muốn mở rộng hệ thốngthì việc tạo từng đối tượng học tập cũng rất quan trọng Nó là một phần quan trọngtrong hệ thống eLearning

1.5.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp E-learning:

Ưu điểm Nhược điểm

Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu Kỹ thuật phức tạp Trước khi có

thể bắt đầu khoá học, họ phải thông thạo các kỹ năng mới

Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ

việc Học viên có thể tiết kiệm chi phí đi lại

tới nơi học Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều

chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm

việc của mình

Chi phí kỹ thuật cao: Để tham giahọc trên mạng, học viên phải cài đặt Turbo trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năngPlug-ins, và kết nối vào mạng

Có thể tự quyết định việc học của mình Học

viên chỉ học những gì mà họ cần

Việc học có thể buồn tẻ Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan

hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp.Khả năng truy cập được nâng cao Việc tiếp

cận những khoá học trên mạng được thiết kế

hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người

không có khả năng nghe, nhìn; những người

học ngoại ngữ hai; và những người không có

khả năng học như người bị mắc chứng khó

đọc

Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệmhơn đối với việc học của chính

họ Một số người sẽ cảm thấy khókhăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định

Các hệ thống này đã áp dụng các thành tựu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhântạo, giúp đưa ra các quyết định trợ giúp học viên học tập có hiệu quả Phương phápgiảng dạy này cho hiệu quả cao nhất

1.6 Hệ thống quản lý việc học (LMS- Learning Management Systems)

Trang 15

1.6.1 Khái niệm LMS/LCMS

Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạocác báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảngviên Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management System (CMS)

Learning Content Management System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưutrữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối tượng học tập.Vậy đặc điểm chính để phân biệt với LMS là LCMS tạo và quản lý các đối tượnghọc tập

1.6.2 Phân loại:

Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau Có rất nhiều vấn đề khác nhau trongcác LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác Điểm khác nhaugiữa các sản phẩm dựa trên các đặc tính sau:

Quản lý và theo dõi khóa học:

 Quản lý nội dung khóa học, ghi lại các thông tin chi tiết về khóa học như:

Trang 16

 Mục tiêu, kết quả sẻ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa học

 Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học

 Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cần thiết

 Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo

 Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻmàn hình và e-seminar

 Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của họcviên

 Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trongLCMS)

1.7 Các hệ thống LMS/ LCMS mã nguồn mở

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hệ thống cho phép ta tạo và quản lý cáccua học trên Internet Có thể kể đến một số hệ thống như sau:

- Moodle cũng là một LMS, Moodle là một sự thay thế cho các giải pháp đào tạo

trên mạng thương mại, và được phân phối miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở.

Một tổ chức có quyền truy cập hoàn toàn mã nguồn và có thể thay đổi nếu cần thiết.Thiết kế có tính module, giúp dễ dàng tạo các cua học mới, đưa nội dung giúp họcviên tham gia nhiệt tình hơn Moodle được đánh giá là một trong các LMS tốt nhấttrong hệ thống mã nguồn mở và được cộng đồng mã nguồn mở hỗ trợ rất mạnh vớitrên 98.000 thành viên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về Moodle ở phần sau

Trang 17

- ATutor : Là một hệ LCMS mã nguồn mở theo mô hình đào tạo dựa trênWeb Được đánh giá cũng là một trong các LCMS tốt nhất trong hệ thốngcác phần mềm ELearning mã nguồn mở Với ATutor người quản trị có thểcài đặt và cập nhật một cách nhanh chóng, người giáo viên có thể dể dàngtổng hợp nội dung kiến thức dựa trên web, người học viên có thể học trongmột môi trường thân thiện và phù hợp ATutor được phát triển trên môitrường Apache, PHP, MySQL Atutor hứa hẹn cung cấp nhiều tính năng,phương pháp dạy học, nội dung bài giảng, cài đặt đễ dàng, và tiềm năng pháttriển cao Tuy nhiên giao diện người dùng chưa thực sự trực quan và thânthiện, nhưng nhìn chung toàn bộ chức năng cung cấp khá hoàn thiện và đượcphát triển theo chuẩn Là một trong số ít các LMS hỗ trợ các gói nội dungtheo định dạng IMS/ SCORM Được viết theo modun chặt chẽ vì vậy có khảnăng mở rộng cao, có nhiều tính năng được đánh giá cao.

- DotNetSCORM

Mục đích của dự án DotNetSCORM™ là tạo một Learning ManagementSystem (LMS) mã nguồn mở sử dụng công nghệ Net Có một vài hệ thống viếtbằng Java và PHP Và đa số chúng dựa trên ADL Sample RTE Tuy nhiên bởi vìcác công nghệ đó, chúng khó tích hợp với môi trường Windows Server Do đó mụcđích của dự án này là tạo một LMS tương thích với SCORM, hoạt động tốt trên môitrường Windows

- KanataLV là một trong rất ít các LCMS mở được viết theo công nghệ củaMicrosoft (ASP/ASP.NET, MS SQL Server 2000), có rất nhiều tính năng củaLCMS hiện đại

Ngoài ra còn có thể kể đến các hệ thống LMS/LCMS sau: ADL SampleRTE, Avatal Learn Station, Claroline, ILIAS, otLRN, Dokeos, Sakai

1.8 Ưu điểm của các hệ thống mã nguồn mở so với các hệ thống thương mại

Phần mềm nguồn mở giúp trường đại học, các tổ chức giáo dục, … khôngphụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng

Trang 18

Ví dụ: LMS đóng có thể ảnh hưởng rất sâu đến một trường đại học cho đến

mức không thể quay lại Giáo viên quá quen với nó Sinh viên và các nhân viênkhác cũng vậy Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sảnphẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung vàbạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác Nếu ta cần hỗ trợ, taphải dựa vào công ty bán sản phẩm nâng cấp và chỉnh sửa vì chúng ta không thể có

mã nguồn trong tay Với mã nguồn mở ta có thể tự sửa hoặc giao cho các công tykhác hỗ trợ , thường thì rẻ hơn vì có thể chọn được nhiều công ty Hơn nữa, nếukhông hài lòng với một công ty, có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ

- Tùy biến được (Customizable)

Mã nguồn mở được đưa ra công khai do đó ta có thể tùy biến hệ thống đểphù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lâp trình viên làm chuyện đó Ví dụ, nếutrường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bêntrong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên

có thể xây dựng module đó miễn phí Ngay cả khi không phải là một lập trình viên,

ta vẫn có thể cài đặt các phần mềm này trên một server, tạo các khóa học, và càithêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng phát triểnphần mềm đó

Mức độ hỗ trợ cũng như chất lượng luôn được đảm bảo Bởi cộng đồng cácnhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính lànhững người phát triển các phần mềm mã nguồn mở này

1.9 Các chuẩn thông dụng hiện nay :

1.9.1 Chuẩn IMS

Giới thiệu:

IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium pháttriển và xúc tiến các đặc tả mở (không phải chuẩn) để hổ trợ các hoạt động học tậpphân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trìnhhọc tập, thông báo kết quả học tập và trao đổi thông tin về học viên giữa các hệthống quản lý

Trang 19

IMS có hai mục tiêu chính:

 Xây dựng các đặc tả phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng vàcác dịch vụ học tập phân tán

 Đưa các đặc tả của IMS vào các dịch vụ trên toàn thế giới IMS xúc tiếnviệc thực thi các đặc tả sao cho môi trường học tập phân tán nội dung từnhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau

 Bản thân SCORM đưa nhiều đặc tả của IMS vào bên trong mô hình.Các đặc tả của IMS: IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra cácđặc tả trong eLearning Các đặc tả sau đó được tổ chức ở cấp độ cao hơn như ADL,IEEE, ISO sử dụng, chứng nhận thành chuẩn eLearning dùng ở qui mô rộng rãi.STT Tên đặc tả Chức năng

1 MetaData v1.2.1 Các thuộc tính mô tả các tài nguyên học tập

(learning resource) để hổ trợ cho việc tìm kiếm và phát hiện các tài nguyên học tập

2 Enterprise v1.1 Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về

học viên, khóa học giữa các thành phần của

hệ thống

3 ContentPackage v1.1.3 Các chỉ dẫn để đóng gói và trao đổi nội

dung học tập (learning content)

4 Question and Test

7 Simple sequencing v1.0 Xác định các đối tượng học tập được sắp

xếp và trình bày tương ứng với từng học viên như thế nào

8 Learning Design v1.0 Gắn kết việc học trên mạng với các tài

nguyên thông tin

9 Learning Design v1.0 Các định nghĩa dùng để mô tả việc thiết kế

Trang 20

1.9.2 Chuẩn SCORM

Khái niệm: SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc

tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứngcác yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ

“ilities”

Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội

dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác

Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung

giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức

Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng

cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảngdạy

Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự

phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém,cấu hình lại

Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần

giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay platform và sử dụng chúngtại một nơi khác với một tập các công cụ hay platform

Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các

thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau

Trang 21

Mô hình tương tác của người học tới SCORM thông qua www

Trên hình vẽ thể hiện ý tưởng rất to lớn mà ADL nói chung, SCORM nói riêng hướng tới Bên tay trái mô tả các học sinh, công nhân, nhân viên văn phòng có yêu cầu truy cập nội dung học tập họ cần Họ sẽ gửi yêu cầu của họ cho Server Server

sẽ tìm trước hết trong cơ sở dữ liệu của mình Nếu không có Server sẽ tìm tiếp trên www Sau khi tìm xong, Server xử lý và trả về kết quả cho các học viên Quá trình trên sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo tính thời gian thực (real-time)

Thế giới của SCORM là một tập hợp các dịch vụ để khởi chạy learningcontent, theo dõi tiến trình của người học, tính toán trình tự phân phát các learningobject, và báo cáo sự thành thạo của học viên thông qua learning experience

SCORM cần được chuẩn hóa để khởi chạy và theo dõi learning experiencemột cách trực tiếp, định nghĩa hành vi và nguyên tắc lí luận của learning experiencephức tạp để nội dung có thể tái sử dụng, di chuyển, tìm kiếm và tái tổ chức cấu kết

Các thành phần của SCORM:

SCORM được mô tả như một giá sách được tổ chức từ các tổ chức khác nhaunhư AICC, IMS và IEEE Gồm 3 phần:

 Overview – Tổng quan : quan tâm đến mô hình, tầm nhìn tổng quan,

 Content Aggregation Model – Mô hình nội dung kết hợp :làm thế nào đểsắp xếp các learning content với nhau để chúng có thể di chuyển và tái sửdụng

Trang 22

 Run time Environment – Môi trường chạy thực: làm thế nào để nội dung được khởi chạy và tiến trình của người học được theo dõi và báo cáo lại.

Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ MOODLE

2.1 Giới thiệu về Moodle

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System -

LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual

Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến

Moodle có các khả năng, chức năng khá ưu việt như:

 Ghi lại các hoạt động và thời điểm mà từng người sử dụng truy cập vào

hệ thống nhưng không ghi lại thời điểm thóat khỏi truy cập

 Các diễn đàn thảo luận theo từng chủ đề mà người dùng có thể lựa chọn tham gia

 Hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ

 Hỗ trợ tài liệu người dùng rất tốt

 Quản lý giáo viên và học viên dễ dàng

 Hỗ trợ việc upload và download file

 Có tính sử dụng lại cao (có thể lưu trữ, sao chép dự phòng…)

 Có tính sử dụng cao, thể hiện trong việc Moodle hiện đang là hệ thống được sử dụng nhiều trên toàn thế giới và ở Việt Nam

 Hỗ trợ việc lập kế hoạch và học tập: hệ thống hổ trợ rất mạnh về lập kế hoạch học tập chung cho cả khóa học Các tài liệu, bài giảng được “đính” vào kế hoạch học tập

 Moodle là một hệ quản lý khóa học tập trung vào học viên, nó được thiết

kế để trợ giúp những nhà giáo dục tạo các khóa học trực tuyến chất lượngnên nó những ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống khác Nhờ đó nó

Trang 23

được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới trong các trường đại học, trung học, các công ty và các giáo viên riêng lẽ.

 Tương thích với các hệ thống LMS khác như WebCT, Blackboard

2.3 Tính năng của Moodle

 Tạo lập và quản lý các cua (course) học

 Phân tán nội dung học tới người học

 Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý cua học: Các đánh giá, trao đổi thao luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline, các bài học, các bài kiểm cuối khoá, các bài tập lớn…

 Quản lý người học theo từng nhóm

 Quản lý tài nguyên từng cua học: Báo gồm các file, website, văn bản

 Tổ chức hội thảo: Các học viên có thể tham gia đánh giá các bài tập lớn của nhau

 Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian

 Báo cáo tiến trình của người học: báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm

 Trợ giúp tạo lập nội dung cua học đơn giản

2.4 Đối tượng phục vụ của Moodle

 Người quản lý (Các nhà lãnh đạo, các giáo vụ, quản trị hệ thống)

 Người dạy (Các giáo viên, những người chỉ dẫn)

 Người học (sinh viên chính quy, tại chức, từ xa, học viên cao học…)Chức năng của Admin

 Tạo lập một cua học bất kỳ

 Kết nạp thành viên của một cua học

 Theo dõi tiến trình của người học

Trang 24

 Thiết lập các chế độ giao diện của cua học

 Theo dõi lịch sử làm việc của người học

 Phân công giáo viên phụ trách cua học

 Có thể sao lưu, phục hồi cua học

Chức năng của giáo viên

 Cung cấp tài nguyên cho người học

 Cung cấp nội dung học tới người học(các file, văn bản text, gói dạng Scorm)

 Gửi một thông báo mới tới một nhóm hoặc tất cả học viên

 Tạo một diễn đàn trao đổi thảo luận

 Trả lời các câu hỏi của học viên thông qua diễn đàn hoặc nhắn tin nội bộ

 Tạo một bài học mới: có tình logic và liên kết bài học sau

 Tạo một bài tập lớn

 Tạo bài điều tra

 Tạo một bài thi trắc nghiêm: Các loại câu hỏi(đúng sai, trả lời ngắn, nhiềuchọn 1, nhiều chọn nhiều, ghép từ, điền từ, tiểu luận…)

 Giám sát tình hình hoạt động của học viên trong cua học

 Báo cáo kết quả thi của học viên

Chức năng của học viên

 Đăng ký tham gia cua học bất kỳ

 Tham gia các hoạt động giảng dạy của giáo viên

 Tham gia hỏi đáp trên diễn đàn

 Tham gia thi cuối khoá

 Xem kết quả học tập của mình

 Gửi thắc mắc tới giáo viên hoặc bạn học khác

 Xem các thông báo của cua học

Trang 25

 Hổ trợ multimedia kém

 CSDL nhỏ, sẽ không tốt khi số lượng User tăng lên đế hàng triệu người

 Chưa có phần export các cua học ra gói SCORM hoặc IMS

Nói chung Moodle tập trung vào các khả năng dễ quản trị, dễ cấu hình, tập trung vào kế hoạch giảng dạy và các kiểu bài tập hết sức phong phú, tuy nhiên nó không

hổ trợ các chuẩn xây dựng bài giảng vì nó là LMS

2.6 Ưu điểm và hướng phát triển

2.6.1 Ưu điểm:

 Đây là mã nguồn mở, chúng ta có thể hiệu chỉnh, bổ sung để phù hợp

 Cộng đồng người sử dụng lớn, nên có thể trợ giúp chúng ta khi vận hành hoặc phát triển

 Tương tích với nhiều công cụ tạo bài giảng: Reload Editor, Lectora,

 Có thể trao đổi với các hệ thống LMS khác như: webCT, blackboard…

2.6.2 Hướng phát triển:

 Hỗ trợ SCORM 1.4

 Hỗ trợ CSDL Oracle, MS SQL Server

 Bổ sung chức năng Export ra gói SCORM, IMS

Các công cụ tạo bài giảng để ghép thêm vào hệ thống Moodle

eXe (Mã nguồn mở) http://exelearning.org/

Reload (Mã nguồn mở) http://www.reload.ac.uk/editor.html

Hot Potatoes (Tạo bài kiểm tra, miễn phí) http://hotpot.uvic.ca/

LAMS (Mã nguồn mở) http://www.lamsfoundation.org/

Lersus http://www.lersus.de/

Course Genie http://www.horizonwimba.com/products/coursegenie/

2.7 Cài đặt

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MOODLE (Phiên bản Moodle 2.0)

Đây là các bước cài đặt Moodle theo cách đơn giản nhất trên môi trườngWindows, sử dụng gói cài đặt tích hợp (dành cho người dùng không chuyên)

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Ngọc Sang (2009) – Đề tài “ỨNG DỤNG MOODLE TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ A, B, VĂN PHÒNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM – ĐH Đà Nẵng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ỨNG DỤNG MOODLE TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ A, B, VĂN PHÒNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM – ĐH Đà Nẵng
2. Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong (2004), “Elearning- Hệ thống đào tạo từ xa”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Elearning- Hệ thống đào tạo từ xa”
Tác giả: Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
3. Phan Huy Khánh (2005), “Xây dựng hệ thống trợ giúp giảng dạy và học tập môn tin học lý thuyết ”, Báo cáo đề tài cấp bộ, mã số B2003 -15-32, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống trợ giúp giảng dạy và học tậpmôn tin học lý thuyết
Tác giả: Phan Huy Khánh
Năm: 2005
4. Nguyễn Đức Thành “Tìm hiểu Learning Object và Việt Hóa công cụ Reload Editor trong thiết kế bài giảng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Learning Object và Việt Hóa công cụ ReloadEditor trong thiết kế bài giảng
5. Các trang webhttp://moodle.orghttp://www.packtpub.com/moodle/book/mse http://el.edu.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.packtpub.com/moodle/book/mse
6. Moodle E-Learning Course Development - William Rice Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w