Quy hoạch phủ sóng

Một phần của tài liệu Công nghệ CDMA2000-1X (Trang 33 - 37)

Mục tiêu thiết kế quan trọng nhất của mạng tổ ong/PCS là đảm bảo vùng phủ sóng vô tuyến hầu hết mọi nơi. Một trong vấn đề quan trọng cần xem

xét trong quá trình quy hoạch vùng phủ là mô hình truyền sóng. Độ chính xác của việc dự đoán bằng một mô hình nhất định phụ thuộc vào khả năng của mô hình này thể hiện được cụ thể mặt đất, cây cối và các toà nhà. Độ chính xác này có tầm quan trọng sống còn để xác định tổn hao đường truyền và từ đó kích thước ô, yêu cầu hạ tầng của mạng tổ ong/PCS. Đánh giá thái quá dẫn đến sử dụng không hiệu quả các tài nguyên mạng, còn đánh giá thấp dẫn đến phủ vô tuyến kém. Thông thường các mô hình truyền sóng có xu hướng quá đơn giản hoá các điều kiện truyền sóng thực tế và có thể thiếu chính xác ở điều kiện thành phố phức tạp. Các mô hình truyền sóng thực nghiệm chỉ có tính chất hướng dẫn chung mà thôi, chúng quá bị đơn giản hoá cho một thiết kế chính xác. Để có được thông tin về vùng phủ sóng vô tuyến trong môi trường thành phố cần thực hiện các phép đo hiện trường chính xác. Các số liệu đo phải sử dụng hoặc trực tiếp trong quá trình quy hoạch để đạt được tính khả thi của từng trạm hoặc gián tiếp để hiệu chỉnh các hệ số của mô hình truyền sóng thực nghiệm nhằm thể hiện đặc trưng môi trường cụ thể tốt hơn.

Truyền sóng ở môi trường thành phố bị hiện tượng che tối. Để đảm bảo rằng 90% diện tích ô bằng hoặc lớn hơn ngưỡng quy định, cần đưa vào quỹ đường truyền dự trữ pha đinh che tối ( phụ thuộc vào lệch tiêu chuẩn của mức tín hiệu ). Đối với môi trường thành phố điển hình, cần sử dụng dự trữ pha đanh che tối bằng 8-9dB trên cơ sở coi rằng tổn hao đường truyền tuân theo hàm mũ 2-5 đảo, nghĩa là tổn hao đường truyền tỷ lệ nghịch khi khoảng cách tăng theo mũ 2-5. Giá trị công suất phụ thuộc vào các đặc trưng truyền sóng.

Một nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng lên vùng phủ vô tuyến là tổn hao thâm nhập sóng vào toà nhà và ô tô. Nếu vùng phủ phần ngoài toà nhà

đủ, thì cần coi rằng tổn hao thâm nhập là 10-15dB. Tuy nhiên để đảm bảo khởi xướng và thu cuộc gọi ở giữa các toà nhà cần sử dụng tổn hao thâm nhập 30dB. Tương tự đối với phủ sóng trong ô tô tổn hao thâm nhập cũng rất quan trọng. Ô tô con sẽ bị tổn hao thâm nhập 3-6dB, trong khi đó các xe tải, xe Bus có tổn hao này lớn hơn. Tổn hao thâm nhập ở đầu xe tải không lớn hơn ở xe con nhưng tổn hao phía sau có thể tới 10-12dB phụ thuộc vào không gian cửa sổ. Như vậy đối với các mục đích thiết kế, cần cho phép tổn hao thâm nhập cao để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt. Đối với môi trường thành phố, tổn hao thâm nhập toà nhà là nhân tố quan trọng nhất, vì thế thâm nhập ô tô sẽ đủ.

Các mô hình truyền sóng được sử dụng để xác định số lượng BS cần để đảm bảo các yêu cầu phủ sóng cho mạng. Thiết kế ban đầu thường được thực hiện cho vùng phủ. Phát triển tiếp theo của thiết kế mạng là tính toán dung lượng. Một số hệ thống có thể cần khởi đầu với vùng phủ rộng và dung lượng cao, nên có thể khởi đầu giai đoạn phát triển sau.

Yêu cầu vùng phủ đi cùng với các yêu cầu về tải lưu lượng, chúng dựa trên mô hình truyền sóng được chọn để xác định phân bố lưu lượng hay chuyển tải từ một BS sang các BS khác trong chương trình giảm nhẹ dung lượng. Mô hình truyền sóng hỗ trợ việc xác định vị trí đặt các BS để đạt được vị trí tối ưu trong mạng. Nếu mô hình truyền sóng được sử dụng không hiệu quả để hỗ trợ cho việc đặt trạm đúng, thì xác xuất triển khai sai BS trong mạng sẽ cao.

Chất lượng của mạng bị tác động của mô hình truyền sóng được chọn, vì mô hình này được chọn để dự đoán nhiễu. Thí dụ, nếu mô hình truyền sóng không chính xác 6dB và nếu coi rằng yêu cầu thiết kế Eb/N0 =7dB, thì

E0/N0 có thể là 13dB hoặc 1dB. Theo tình trạng tải lưu lượng thì thiết kế mức Eb/N0 cao có thể ảnh hưởng xấu đến khả thi tài chính. Ngược lại việc thiết kế mức Eb/N0 thấp sẽ làm cho giảm chất lượng dịch vụ.

Mô hình truyền sóng cũng được sử dụng ở các khía cạnh hoạt động khác của hệ thống như: tối ưu hoá chuyển giao, điều chỉnh mức công suất và định vị anten. Mặc dù không có mô hình truyền sóng nào thể hiện được tất cả nhiễu xẫy ra ở môi trường thực tế, nhưng việc sử dụng một hoặc nhiều mô hình truyền sóng để xác định tổn hao đường truyền là điều cần thiết. Mỗi mô hình được sử dụng đều có ưu khuyết. Chỉ có sự hiểu biết tốt nhất các hạn chế của mô hình mới có thể đạt được thiết kế vô tuyến tốt.

Một phần của tài liệu Công nghệ CDMA2000-1X (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w