môc lôc PHẦN I MỞ ĐẦU ...................................................................................... 30 1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 30 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 31 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 32 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 32 2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm .............................................................. 32 2.1.2. Đặc điểm ngoại hình của gà lai (Hồ x Lương Phượng) ...................... 35 2.1.3. Dinh dưỡng và thức ăn của gia cầm .................................................... 36 2.1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm ..................................................... 36 2.1.3.2.Thức ăn trong chăn nuôi gia cầm ...................................................... 41 2.1.3. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm lông màu............................. 44 2.1.4. Sức sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ....................... 44 2.1.5. Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng ............................................. 45 2.1.6. Một số đặc điểm của giun Quế (Perionyx excavatus) .......................... 46 2.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................... 48 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 48 2.2.2.Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 49 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 52 3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 52 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 52 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 52 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 52 3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................... 54 3.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối .................................. 54 3.3.2. Thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn ................................... 54 3.2.3. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................... 55 3.2.4. Khả năng cho thịt của gà .................................................................... 55 3.2.5. Chất lượng thịt gà ............................................................................... 56 3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 57 Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 58 4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến khả năng tăng trọng của gà. ......................................................................... 58 4.2.Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà. ............................................ 60 4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. ............................... 63 4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi ............................... 63 4.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................... 65 4.4.Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến tỷ lệ nuôi sống của gà. .................................................................................. 67 4.5. Tỷ lệ các thành phần thân thịt gà ........................................................... 68 4.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến chất lượng thịt gà ......................................................................................... 30 4.6.1. pH thịt gà ............................................................................................ 31 4.6.2. Màu sắc thịt gà ................................................................................... 46 4.6.3. Tỷ lệ mất nước của thịt gà .................................................................. 48 4.7. Tiêu tốn và chi phí thức ăn kg tăng trọng.............................................. 53 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 55 5.1. Kết luận ................................................................................................. 55 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 55 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm đóng vai trò hết sức quan trọng. Trứng và thịt gia cầm đã trở thành nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời sống của con người. Tỷ trọng thịt gia cầm có xu hướng tăng lên và luôn đứng thứ hai sau thịt lợn. Trong thập kỷ gần đây, các hệ thống chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng quy mô lớn và trung bình ở các nước Đông Nam Á chỉ tăng lên 10% mỗi năm. Nhưng sự đóng góp về thịt và trứng từ các mô hình chăn nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ truyền thống được ước tính khoảng 50% (C.V.Reddy and S.Qudratullah) 45. Đối với nước ta, chăn nuôi gia cầm trong những năm qua có nhiều bước phát triển đáng kể, số lượng gia cầm năm 2000 là 196,1 nghìn con, đến năm 2006 tổng đàn gia cầm của nước ta là 214,6 nghìn con (Niên giám thống kê năm 2006). Hiện nay phương thức chăn nuôi gà ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm 68,5%, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp mới chỉ chiếm 31,5% (Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006). Trong những năm tới, chăn nuôi gia cầm nước ta vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển, nhất là việc phát triển đàn gà. Theo báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 của cục chăn nuôi, đến năm 2010 tỷ trọng thịt gia cầm đạt 28% và 2015 đạt 32% tổng sản lượng thịt các loại, trong đó thịt gà chiếm 82% năm 2010 và 88% năm 2915 trong tổng đàn gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, thức ăn là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức ăn giàu protein thường cao hơn nhiều so với nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trong những năm gần đây, tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta có nhiều biến động, giá thức ăn công nghiệp tăng cao (cao hơn các nước trong khu vực từ 10 – 20%) một phần là do nước ta phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nhóm nguyên liệu thức ăn giàu protein (chiếm 60 – 70%) nên đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền, dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những nguồn thức ăn giàu protein rất đáng được quan tâm với nhiều đặc tính ưu việt đó là giun Quế. Giun Quế được coi là nguồn thức ăn bổ sung protein khá lý tưởng cho gia cầm bởi chúng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi (Protein thô khoảng 66,14%, Lipit thô khoảng 7,4%, khoáng tổng số khoảng 13,23% tính theo VCK, theo Nguyễn Đình Linh, 2006). Hơn nữa, giun Quế là một trong những loại thức ăn ưa thích của gia cầm, phù hợp với tập tính ăn của chúng. Ngoài ra, quy trình nuôi giun rất đơn giản, hầu hết các nông hộ đều có thể áp dụng được, vì nguồn thức ăn nuôi giun chủ yếu là những phụ phẩm và chất thải rất sẵn có và rẻ tiền của trồng trọt và chăn nuôi như: phân lợn, phân bò, rơm rạ, thân cây chuối… Tuy nhiên, việc sử dụng giun Quế để nuôi gà hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, hiệu quả của việc bổ sung giun vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để làm cơ sở khuyến cáo việc sử dụng giun Quế trong khẩu phần nuôi gà thịt thương phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bổ sung giun Quế (Perionyx excavatus) vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). 2. Mục tiêu của đề tài + Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). + Xác định mức bổ sung giun Quế thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng). PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Đặc điểm chung của gia cầm 2.1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục Đặc điểm sinh trưởng phát dục của gia cầm Quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở. Trong giai đoạn phôi: Sau khi trứng được thụ tinh 3 – 4 giờ, hợp tử bắt đầu phân chia thành phôi bì. Thời kì này phôi phát triển theo từng nhóm tế bào nhưng chưa phân hoá và chưa mang đặc điểm của tổ chức. Phôi phát triển với cường độ mạnh và liên tục trong ống dẫn trứng, khi đạt đến thời kì tiền phôi, trứng được đẻ ra ngoài cơ thể mẹ và phôi tiếp tục phân hoá tế bào để tạo thành các cơ quan bộ phận của cơ thể gà con. Giai đoạn sau nở gồm hai thời kì: Thời kì gà con và thời kì trưởng thành. Thời kì gà con: Trong giai đoạn gà con, lượng tế bào tăng lên rất nhanh, vì vậy quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh nhưng ở các cơ quan, nhất là bộ máy tiêu hoá lại chưa hoàn thiện về chức năng: các men tiêu hoá chưa đầy đủ, dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn cứng, vì vậy điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà con. Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề nuôi dưỡng, đặc biệt cần lưu ý đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin không thay thế như lysine, methyonine, tryptophan… Thời kì trưởng thành: Thời kì này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kì gà con, chủ yếu ở thời kì này là quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng, một phần để duy trì sự sống, và một phần để tích luỹ mỡ. Vì vậy cần xác định thời gian giết mổ thích hợp (khi tốc độ sinh trưởng giảm) để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.1.2.Đặc điểm tiêu hoá của gia cầm Gia cầm nói chung có mức độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn 2 4 lần so với động vật có vú, khả năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng nhanh hơn 11. Cường độ tiêu hoá ở gà con là 3039 cmgiờ, ở gà con lớn hơn là 3240 cmgiờ. Thức ăn được giữ lại trong đường tiêu hoá là 8 giờ, ở vịt là 12 16 giờ 7. Tiêu hóa ở miệng: Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ. Hình dáng, kích thước và màu sắc của mỏ phụ thuộc vào từng loài gia cầm khác nhau. Gia cầm có tuyến nước bọt kém phát triển song thức ăn đi qua khoang miệng vẫn được thấm ướt và bôi trơn bằng dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra. Sau khi thức ăn được tẩm ướt nước bọt, chúng được chuyển nhanh xuống diều qua đường thực quản. Tiêu hóa ở diều: Diều là phần thực quản phình to ra hình túi ở gà, nó chứa được 100120g thức ăn. Diều có chức năng dự trữ và tẩm ướt thức ăn trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào dạng thức ăn: Thức ăn tươi xanh hoặc đã tẩm ướt được chuyển xuống dạ dày nhanh hơn thức ăn dạng hạt và thức ăn khô, nhờ sự co bóp của diều. Thức ăn được khuấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men thức ăn và vi khuẩn trong thức ăn thực vật Tiêu hóa ở dạ dày tuyến: Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn, vách dày, mặt trong nổi gai, đầu của dạ dày tuyến nối với thực quản, đầu dưới nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Dạ dày tuyến có tuyến tiết dịch nhầy và enzim tiêu hóa protein là enzim pepsin và axit chlohidric. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày tuyến chỉ là sơ bộ, thức ăn được tẩm dịch và men, rồi được chuyển xuống dạ dày cơ. Tiêu hóa ở dạ dày cơ (mề): Dạ dày cơ có hình ovan hoặc hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh, có thành rất dày màu đỏ sẫm, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa, tại đây chỉ xảy ra quá trình nghiền nát cơ học và nhào trộn, tẩm dịch nhầy, nước và men tiêu hóa giúp làm tăng độ mềm của thức ăn. Sự tiêu hóa protein và tinh bột ở dạ dày cơ vẫn được tiến hành nhờ enzim amilaza, pepsin, axit chlohidric, vi sinh vật ở khoang miệng, dạ dày tuyến đưa xuống nhưng không đáng kể. Sự co bóp của dạ dày cơ phụ thuộc vào độ cứng, độ to nhỏ của thức ăn, thường thì dạ dày cơ co bóp khoảng 2 3 lầnphút, sau đó thức ăn được chuyển xuống tá tràng. Tiêu hóa ở ruột: Ruột gia cầm có chiều dài gấp 4 6 lần chiều dài thân, ruột chia làm hai phần: ruột non (gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng) và ruột già (gồm manh tràng và trực tràng). Tiêu hóa ở ruột non: Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật. Ở mặt ngoài của tá tràng có tuyến tụy tiết ra các men phân giải tinh bột, đường đa, protein, mỡ (lipit), chất khoáng. Tuyến tụy và túi mật có ống dẫn gắn với đoạn giữa của tá tràng để đổ dịch men và dịch mật vào tá tràng nhằm tiêu hóa triệt để thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản nhất rồi chuyển xuống đoạn tiếp theo của ruột non. Các enzim tiêu hóa của dịch tụy bao gồm: Tripsin, carboxypeptidaza, amilaza, mantaza, lipaza. Trong dịch ruột chứa các men: proteolyse, aminolytic, lypolytic và enterokinaza. Tiêu hóa ở ruột già: Ruột già ở gia cầm không phát triển, thực chất là đoạn trực tràng ngắn, đầu trên trực tràng có 2 manh tràng (ruột tịt) rất phát triển, tại đó chất xơ được tiêu hóa nhờ vi sinh vật nhưng mức độ tiêu hóa thấp, khoảng 1030%. Chất xơ được tiêu hóa thành đường glucoza và được hấp thu vào máu, đặc biệt ở ruột già còn có sự tổng hợp vitamin nhóm B nhờ hệ vi sinh vật. Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột đưa xuống ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ các enzim tiêu hóa từ ruột non và được hấp thu vào máu. Cặn bã thức ăn được chuyển xuống ổ nhớp, ở đó được trộn lẫn với nước tiểu và thải ra ngoài 18.
Trang 1và gà đẻ trứng quy mô lớn và trung bình ở các nước Đông Nam Á chỉ tăng lên 10% mỗi năm Nhưng sự đóng góp về thịt và trứng từ các mô hình chăn nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ truyền thống được ước tính khoảng 50% (C.V.Reddy and S.Qudratullah) [45] Đối với nước ta, chăn nuôi gia cầm trong những năm qua
có nhiều bước phát triển đáng kể, số lượng gia cầm năm 2000 là 196,1 nghìn con, đến năm 2006 tổng đàn gia cầm của nước ta là 214,6 nghìn con (Niên giám thống kê năm 2006) Hiện nay phương thức chăn nuôi gà ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm 68,5%, chăn nuôi công nghiệp
và bán công nghiệp mới chỉ chiếm 31,5% (Cục chăn nuôi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006) Trong những năm tới, chăn nuôi gia cầm nước ta vẫn tiếp tục được ưu tiên phát triển, nhất là việc phát triển đàn gà Theo báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 của cục chăn nuôi, đến năm 2010 tỷ trọng thịt gia cầm đạt 28% và 2015 đạt 32% tổng sản lượng thịt các loại, trong đó thịt gà chiếm 82% năm 2010 và 88% năm
2915 trong tổng đàn gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, thức ăn là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức
ăn giàu protein thường cao hơn nhiều so với nhóm thức ăn giàu năng lượng Trong những năm gần đây, tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta có nhiều biến động, giá thức ăn công nghiệp tăng cao (cao hơn các nước trong khu vực từ 10 – 20%) một phần là do nước ta phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên
Trang 2liệu thức ăn, đặc biệt là nhóm nguyên liệu thức ăn giàu protein (chiếm 60 – 70%) nên đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền,
dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Một trong những nguồn thức ăn giàu protein rất đáng được quan tâm với nhiều đặc tính ưu việt đó là giun Quế Giun Quế được coi là nguồn thức ăn bổ sung protein khá lý tưởng cho gia cầm bởi chúng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi (Protein thô khoảng 66,14%, Lipit thô khoảng 7,4%, khoáng tổng số khoảng 13,23% tính theo VCK, theo Nguyễn Đình Linh, 2006) Hơn nữa, giun Quế là một trong những loại thức ăn ưa thích của gia cầm, phù hợp với tập tính ăn của chúng Ngoài ra, quy trình nuôi giun rất đơn giản, hầu hết các nông hộ đều có thể áp dụng được, vì nguồn thức ăn nuôi giun chủ yếu là những phụ phẩm và chất thải rất sẵn có và rẻ tiền của trồng trọt và chăn nuôi như: phân lợn, phân bò, rơm rạ, thân cây chuối…
Tuy nhiên, việc sử dụng giun Quế để nuôi gà hiện nay vẫn còn khá mới
mẻ, hiệu quả của việc bổ sung giun vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ Để làm
cơ sở khuyến cáo việc sử dụng giun Quế trong khẩu phần nuôi gà thịt thương
phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bổ sung giun Quế (Perionyx excavatus) vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng)
2 Mục tiêu của đề tài
+ Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn của gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng)
+ Xác định mức bổ sung giun Quế thích hợp trong khẩu phần ăn của gà
thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng)
Trang 3PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Đặc điểm chung của gia cầm
2.1.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
Đặc điểm sinh trưởng phát dục của gia cầm
Quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở
Trong giai đoạn phôi: Sau khi trứng được thụ tinh 3 – 4 giờ, hợp tử bắt đầu phân chia thành phôi bì Thời kì này phôi phát triển theo từng nhóm tế bào nhưng chưa phân hoá và chưa mang đặc điểm của tổ chức Phôi phát triển với cường độ mạnh và liên tục trong ống dẫn trứng, khi đạt đến thời kì tiền phôi, trứng được đẻ ra ngoài cơ thể mẹ và phôi tiếp tục phân hoá tế bào để tạo thành các cơ quan bộ phận của cơ thể gà con
Giai đoạn sau nở gồm hai thời kì: Thời kì gà con và thời kì trưởng thành Thời kì gà con: Trong giai đoạn gà con, lượng tế bào tăng lên rất nhanh, vì vậy quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh nhưng ở các cơ quan, nhất là bộ máy tiêu hoá lại chưa hoàn thiện về chức năng: các men tiêu hoá chưa đầy đủ, dạ dày chưa tiêu hoá được thức ăn cứng, vì vậy điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà con Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề nuôi dưỡng, đặc biệt cần lưu ý đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin không thay thế như lysine, methyonine, tryptophan…
Thời kì trưởng thành: Thời kì này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như
đã phát triển hoàn thiện Số lượng tế bào tăng chậm, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kì gà con, chủ yếu ở thời kì này là quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng, một phần để duy trì sự sống, và một phần để tích luỹ mỡ Vì vậy cần xác định thời gian giết mổ thích hợp (khi tốc độ sinh trưởng giảm) để cho hiệu quả kinh
tế cao nhất
Trang 42.1.1.2.Đặc điểm tiêu hoá của gia cầm
Gia cầm nói chung có mức độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn 2 - 4 lần
so với động vật có vú, khả năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng nhanh hơn [11] Cường độ tiêu hoá ở gà con là 30-39 cm/giờ, ở gà con lớn hơn
là 32-40 cm/giờ Thức ăn được giữ lại trong đường tiêu hoá là 8 giờ, ở vịt là
12-16 giờ [7]
Tiêu hóa ở miệng:
Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ Hình dáng, kích thước và màu sắc của mỏ phụ thuộc vào từng loài gia cầm khác nhau Gia cầm có tuyến nước bọt kém phát triển song thức ăn đi qua khoang miệng vẫn được thấm ướt và bôi trơn bằng dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra Sau khi thức ăn được tẩm ướt nước bọt, chúng được chuyển nhanh xuống diều qua đường thực quản
Tiêu hóa ở diều:
Diều là phần thực quản phình to ra hình túi ở gà, nó chứa được 100-120g thức ăn Diều có chức năng dự trữ và tẩm ướt thức ăn trong một thời gian nhất định, tùy thuộc vào dạng thức ăn: Thức ăn tươi xanh hoặc đã tẩm ướt được chuyển xuống dạ dày nhanh hơn thức ăn dạng hạt và thức ăn khô, nhờ sự co bóp của diều Thức ăn được khuấy trộn và tiêu hóa từng phần do các men thức ăn và
vi khuẩn trong thức ăn thực vật
Tiêu hóa ở dạ dày tuyến:
Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn, vách dày, mặt trong nổi gai, đầu của dạ dày tuyến nối với thực quản, đầu dưới nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ Dạ dày tuyến có tuyến tiết dịch nhầy và enzim tiêu hóa protein là enzim pepsin và axit chlohidric Quá trình tiêu hóa ở dạ dày tuyến chỉ là sơ bộ, thức ăn được tẩm dịch và men, rồi được chuyển xuống dạ dày cơ
Tiêu hóa ở dạ dày cơ (mề):
Dạ dày cơ có hình ovan hoặc hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh, có thành rất dày màu đỏ sẫm, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa, tại đây chỉ xảy ra quá trình nghiền nát cơ học và nhào trộn,
Trang 5tẩm dịch nhầy, nước và men tiêu hóa giúp làm tăng độ mềm của thức ăn Sự tiêu hóa protein và tinh bột ở dạ dày cơ vẫn được tiến hành nhờ enzim amilaza, pepsin, axit chlohidric, vi sinh vật ở khoang miệng, dạ dày tuyến đưa xuống nhưng không đáng kể
Sự co bóp của dạ dày cơ phụ thuộc vào độ cứng, độ to nhỏ của thức ăn, thường thì dạ dày cơ co bóp khoảng 2 - 3 lần/phút, sau đó thức ăn được chuyển xuống tá tràng
Tiêu hóa ở ruột:
Ruột gia cầm có chiều dài gấp 4 - 6 lần chiều dài thân, ruột chia làm hai phần: ruột non (gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng) và ruột già (gồm manh tràng và trực tràng)
Tiêu hóa ở ruột non: Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật Ở mặt ngoài của tá tràng có tuyến tụy tiết ra các men phân giải tinh bột, đường đa, protein, mỡ (lipit), chất khoáng Tuyến tụy và túi mật có ống dẫn gắn với đoạn giữa của tá tràng để đổ dịch men và dịch mật vào tá tràng nhằm tiêu hóa triệt để thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản nhất rồi chuyển xuống đoạn tiếp theo của ruột non Các enzim tiêu hóa của dịch tụy bao gồm: Tripsin, carboxypeptidaza, amilaza, mantaza, lipaza Trong dịch ruột chứa các men: proteolyse, aminolytic, lypolytic và enterokinaza
Tiêu hóa ở ruột già: Ruột già ở gia cầm không phát triển, thực chất là đoạn trực tràng ngắn, đầu trên trực tràng có 2 manh tràng (ruột tịt) rất phát triển, tại
đó chất xơ được tiêu hóa nhờ vi sinh vật nhưng mức độ tiêu hóa thấp, khoảng 10-30% Chất xơ được tiêu hóa thành đường glucoza và được hấp thu vào máu, đặc biệt ở ruột già còn có sự tổng hợp vitamin nhóm B nhờ hệ vi sinh vật Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột đưa xuống ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ các enzim tiêu hóa từ ruột non và được hấp thu vào máu
Cặn bã thức ăn được chuyển xuống ổ nhớp, ở đó được trộn lẫn với nước tiểu và thải ra ngoài [18]
Trang 62.1.1.3.Đặc điểm về sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức kháng (khả năng chống bệnh) là tính không cảm thụ đối với bệnh của
cơ thể sống cũng như khă năng chống lại bệnh tật của cơ thể Sức đề kháng có thể là do bẩm sinh hoặc do tập nhiễm
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh Chính vì vậy các giống khác nhau, các
cá thể khác nhau, thì sức sống và khả năng kháng bệnh cũng khác nhau Tỷ lệ nuôi sống của gà Kabir, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng nuôi 10 tuần tuổi lần lượt là: 96%; 96,2%; 96% [24].Mặt khác, sức sống còn chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường như chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi…
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm cũng khác nhau ở các tuần tuổi khác nhau Tỷ
lệ nuôi sống của gà Hồ x Tam Hoàng, gà Mía x Tam Hoàng và gà Tàu Vàng x Tam Hoàng ở 1-8 tuần tuổi lần lượt là 92%; 94%; 98%, ở 9-15 tuần tuổi lần lượt
là 95,8%; 97,8%; 100% [27]
Khả năng di truyền về sức sống của gia cầm rất thấp Theo Trần Long (1994) thì tính trạng di truyền về sức sống của gia cầm rất thấp (h2 là 0,01) [15], theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999) cho biết h2 là 0,06 [14]
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình của gà lai (Hồ x Lương Phượng)
Gà trống F1 (Hồ x Lương Phượng) trưởng thành có thân hình chắc khoẻ, cân đối, đẹp mắt, đùi và bàn chân tương đối dài, các ngón chân tách dời nhau, da chân và mỏ có màu vàng, cổ dài vừa phải, lông có màu nâu sẫm là chủ yếu, chiếm 61,7%, màu nâu đen chiếm 4,26%, màu nâu vàng chiếm 34,04% Ở gà trống có ba loại mào, trong đó loại mào xuýt chiếm 21,28%, mào đơn (mào cờ) chiếm 36,17% còn lại là mào trung gian (mào kép) chiếm 42,55%
Gà mái trưởng thành có chiều cao vừa phải, thân hình cân đối, da chân và
mỏ có màu vàng, các ngón chân tách dời nhau Lông của gà lai gồm có màu nâu nhạt, chiếm 25,45%, màu nâu sọc chiếm 69% còn lại là màu đen hoa chiếm 5,55% Ở gà mái tỷ lệ gà có mào xuýt chiếm 36,36%, gà có mào đơn chiếm
Trang 730,9%, còn lại là mào trung gian, chiếm 38,18%
Gà F1 (Hồ x Lương Phượng) nuôi đến 12 tuần tuổi đạt khối lượng cơ thể trung bình từ 1,9 – 2 kg, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng trung bình là 2,56kg [3]
2.1.3 Dinh dưỡng và thức ăn của gia cầm
2.1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
2.1.3.1.1 Dinh dưỡng năng lượng
Năng lượng không phải là một chất dinh dưỡng song nó có thuộc tính của chất dinh dưỡng sản sinh ra năng lượng khi bị oxi hoá trong quá trình trao đổi chất Khi lập khẩu phần cho gia cầm, mức năng lượng thường được chọn là điểm xuất phát, làm cơ sở để lập hầu hết các nồng độ dinh dưỡng trong khẩu phần Điều này đựơc dựa trên khái niệm cho rằng gia cầm có khuynh hướng ăn tới khi thoả mãn nhu cầu năng lượng của chúng, giả định rằng khẩu phần ăn có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu
Trong thức ăn của gia cầm, việc giới hạn mức năng lượng là rất quan trọng, không phải bất cứ loại gia cầm nào, tuổi gia cầm nào cũng yêu cầu mức năng lượng như nhau Gà Tam Hoàng dòng 288 nuôi nhốt cần được ăn khẩu phần có
2950, 3000, 3100 kcalME/kg thức ăn ứng với các giai đoạn: 0 - 4 , 5 - 8 và 9 tuần tuổi đến xuất chuồng [28]
Gia cầm thu nhận năng lượng cần thiết từ thức ăn, nhưng năng lượng đó không được gia cầm sử dụng hoàn toàn mà bị mất đi cùng với phân, nước tiểu
và thải nhiệt Vì vậy giá trị năng lượng thực của khẩu phần thức ăn chỉ chiếm 70
- 90% giá trị năng lượng toàn phần (năng lượng tổng số, năng lượng thô) [29] Lượng thức ăn gia cầm thu nhận hàng ngày có tương quan nghịch với hàm lượng năng lượng thức ăn trong khẩu phần thức ăn Gia cầm ăn nhiều thức ăn với mức năng lượng thấp và ăn ít hơn với mức năng lượng cao Cùng hàm lượng protein là 23%, nếu mức năng lượng là 3200 kcal thì tiêu tốn thức ăn cho gà Hybro và Isa là 1,96kg và 1,94kg, nếu mức năng lượng là 2900 kcal thì tiêu tốn thức ăn cho gà Hybro và Isa là 2,35kg và 2,29kg [22] Gia cầm không điều chỉnh
Trang 8được sự tiêu thụ năng lượng chính xác được, khi ăn khẩu phần với mức năng lượng cao, chúng sẽ có sự tích luỹ mỡ trong cơ thể, khi ăn khẩu phần có mức năng lượng thấp, gia cầm phát triển không bình thường và có thể gầy.Với gà thịt nên sử dụng mức năng lượng 3000 - 3300kcal/kg thức ăn, gà đẻ không quá 3000 kcal/kg thức ăn là thích hợp [7]
Hiện nay người ta tính toán nhu cầu năng lượng cho gia cầm bằng năng lượng trao đổi (ME), được thể hiện bằng số calo (cal), kilocalo (kcal), megacalo (Mkcal) hoặc jun (J), kilojun (kJ) cho một con trong một ngày hoặc 1kg thức ăn hỗn hợp Để tính nhu cầu năng lượng cho gà thịt thương phẩm (gà broiler) người
ta dựa vào nhu cầu cho duy trì và nhu cầu cho sản xuất, trong đó nhu cầu cho sản xuất chỉ là nhu cầu cho tăng trọng Có thể sử dụng các công thức sau [20]:
ME (giai đoạn 0-4 tuần tuổi) = 128,5w0,75 + 2,5#w
ME (giai đoạn trên 4 tuần tuổi) = 128,5w0,75 + 3,8#w
Trong đó: ME: nhu cầu năng lượng cho 1 gà tính bằng kcal
W0,75: thể trọng trao đổi tính bằng gam
#W: tăng trọng hàng ngày tính bằng gam
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thanh Sơn (2001), tiêu chuẩn năng lượng trong khẩu phần ăn của gà thịt công nghiệp (nhốt hoàn toàn) ở các giai đoạn 0 -
3 tuần tuổi, 4 - 5 tuần tuổi, 6 tuần tuổi đến giết thịt tương ứng là 2900; 2950; 3150kcal/kg thức ăn [15]
2.1.3.1.2 Nhu cầu protein
Nhu cầu về protein thực ra là nhu cầu đối với các aminoaxit có trong protein khẩu phần, đặc biệt là các aminoaxit không thay thế (axit amin thiết yếu) Các aminoaxit thu được từ protein khẩu phần được gia cầm dùng để hoàn thành nhiều chức năng khác nhau như cấu tạo nên các mô tế bào cấu trúc và bảo
vệ như da, lông vũ, xương, gân, các mô mềm như phủ tạng và cơ…
Protein có thể liên tục được tổng hợp và phân huỷ, vì vậy gia cầm cần ăn vào đầy đủ một lượng protein khẩu phần Nếu protein (aminoaxit) khẩu phần không đủ, tăng trưởng và sinh sản sẽ giảm hoặc ngừng, cơ thể sẽ rút protein từ
Trang 9các mô tế bào cơ thể kém sức sống để duy trì chức năng của các mô, tế bào có sức sống hơn
Trong thành phần protein của gà có 26 axit amin, trong đó có 15 axit amin
tự tổng hợp, còn lại 10-11 axit amin khác phải cung cấp như: Methionine, Phenylalanine, Lysine, Threonine, Triptophane, Valine, Leuxine, Isoleuxine, Arginine, Histidine, ở gà con còn có thêm Glycine và Proline, ở gia cầm đẻ trứng còn cần thêm Glutamic Mức độ hấp thu protein từ thức ăn của cơ thể gà được xác định từ các axit amin thiết yếu Nếu lượng axit amin không đủ theo nhu cầu sẽ làm giảm hấp thụ protein, khi khẩu phần thiếu so với yêu cầu một axit amin nào đó thì khả năng sử dụng protein đó từ gia cầm sẽ bị giảm đi tỷ lệ thuận với nó [12]
Sự thiếu hoặc vắng mặt một số axitamin không thay thế trong thức ăn của gia cầm không những làm rối loạn quá trình tổng hợp protit mà còn dẫn đến phá huỷ quá trình trao đổi chất và sự tạo ra các enzim và hormone…
Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong một ngày đêm Tuy nhiên gia cầm không thể nuốt trực tiếp số lượng protein theo nhu cầu được mà nó phụ thuộc vào lượng thức ăn mà gia cầm thu nhận được hàngngày Vì vậy, trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường đựơc biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô
Có thể sử dụng công thức sau để tính nhu cầu protein cho gà thịt thương phẩm (gà broiler) [20]:
0,0016w + 0,18#w + 0,04(0,07) #w 0,82
Pr(g) =
Trong đó:
0,0016: lượng protein cần dung cho duy trì/1g khối lượng cơ thể (g)
W: khối lượng cơ thể gà (g)
#W: tăng trọng hàng ngày (g)
0,18: 18% protein ở mô
Trang 100.04: dưới 3 tuần tuổi, khối lượng lông chiếm 4% khối lượng cơ thể
0,07: từ 4 tuần tuổi, khối lượng lông chiếm khoảng 7% khối lượng cơ thể
0,82: hàm lượng protein trong lông gà là 82%
0,64: hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn của gà broiler là 64%
Trong điều kiện thời tiết mát 24oC, tiêu chẩn protein trong nuôi gà broiler hỗn hợp trống mái ở các giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi, 4 - 5 tuần tuổi, 6 tuần đến xuất thịt tương ứng là 23 - 24%; 20 -2 1%; 18 - 19% [19] Nhu cầu protein cũng phụ thuộc vào loài, giống, dòng gia cầm, sức sản xuất, nhiệt độ môi trường, mức năng lượng của khẩu phần Đối với gà Tam Hoàng dòng 882 nuôi nhốt cần được
ăn khẩu phần có 19%; 18%; 17% potein ứng với các giai đoạn 0 - 4; 5 - 8 và 9 tuần tuổi đến xuất chuồng [29] Gà kabir nuôi tại xí nghiệp giống Châu Thành
sử dụng 21,5% protein và 19% protein cho các giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi và 5 - 9 tuần tuổi [8]
2.1.3.1.3 Nhu cầu vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ có phân tử nhỏ bé tự nhiên hay tổng hợp, chúng là những chất xúc tác sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động sinh lý và trao đổi chất của động vật chúng tham gia vào các quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi các chất dinh dưỡng: protein, gluxit, lipit, khoáng, các hoạt động của các hormone, enzim Ngoài ra chúng cũng tham gia vào thành phần cấu tạo của một số lớn các hormone và các ezim trong cơ thể Vì thế mà lượng vitamin rất ít nhưng cũng làm cho các chuyển hoá trong cơ thể có thể đạt tốc độ phản ứng nhanh và hiệu quả phản ứng sử dụng cao Việc thừa hay thiếu bất cứ một loại vitamin nào cũng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
và sinh sản của gia cầm, thậm chí có vitamin chỉ thiếu có một chút cũng làm giảm sức sản xuất của chúng
Vitamin bao gồm có 2 nhóm: nhóm vitamin tan trong nước gồm vitamin nhóm B và vitamin C; nhóm vitamin tan trong dầu mỡ gồm vitamin A, D, E, K [16] [20]
Trang 112.1.3.1.4 Nhu cầu các chất khoáng
Các chất khoáng giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể gia cầm Nó có mặt trong mọi cơ quan tổ chức của cơ thể và tham gia nhiều chức năng quan trọng như cấu tạo bộ xương, da, lông và cơ thể, tham gia vào các phản ứng sinh hoá học, tham gia vào cấu tạo các hormone, enzim trao đổi chất, ổn định protein
ở trạng thái keo trong tế bào mô Các chất khoáng còn hoạt động như một chất kích thích, hoặc ức chế các hoạt động sinh lý của cơ thể Tham gia hình thành các muối, hệ thống đệm và duy trì áp suất thẩm thấu của dịch tế bào và của máu Chất khoáng chiếm tổng số 3% khối lượng cơ thể gia cầm Chất khoáng được chia làm 2 nhóm:
Nhóm chất khoáng đa lượng: là những chất khoáng được cơ thể gia cầm cần với lượng nhiều hơn, thường tới mức % trong thức ăn, gồm 7 nguyên tố: Natri (Na), Kali (K), Clo (Cl), Canxi (Ca), Photpho (P), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg)
Nhóm chất khoáng vi lượng: nhóm này được gia cầm cần rất ít, tính tới mg/kg thức ăn hàng ngày, gồm 7 nguyên tố chính: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Selen (Se), Coban (Co), Iot (I)
Việc thiếu hay thừa các chất khoáng đều có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
và sinh sản của gia cầm.[16] [20]
2.1.3.1.5.Nhu cầu nước uống
Nước uống không phải là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng nhưng nó được coi như một dưỡng chất thiết yếu, mặc dù nó không được
ấn định nhu cầu chính xác Nó tham gia vào tất cả các quá trình sống, mất 15% nước có thể làm cơ thể chết, gà mái không được cung cấp nước, sản lượng trứng
sẽ giảm ngay từ ngày thứ 5, ở gà con, 1 tuần tuổi trong 24 giờ không được uống nước, sinh trưởng sẽ ngừng trong 42 ngày [6] Trong cơ thể gia cầm, nước chiếm 60%, trong trứng, nước chiếm 66% [10]
Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm tương đối của môi trường, thành phần của khẩu phần, tốc độ tăng trưởng hay sản lượng trứng và
Trang 12mức hiệu quả tái hấp thu nước của thận ở từng các thể Nhu cầu nước uống cho
gà đang sinh trưởng được tính theo tỉ lệ nước và thức ăn (nước/thức ăn) trong nhiệt độ tới hạn là 2/1, đối với gà đẻ trứng tỉ lệ này là 3/1 [9] [20] Khi nhiệt độ môi trường tăng thì lượng nước uống cũng thay đổi, với gà thịt, nước tiêu thụ tăng lên 7% cho mỗi 10C trên 210C [9], và khi nhiệt độ của nước ở 320C làm cho
gà giảm uống nước, gà không uống nước khi nhiệt độ của nước là 450C [6] Nước hàng ngày của gia cầm được cung cấp từ 3 nguồn là nước nội sinh, nước trong thức ăn và nước uống Nước cung cấp hàng ngày cho gia cầm phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu cho mỗi loại gia cầm theo lứa tuổi
và khả năng sản xuất [20] Tốt nhất là cho gia cầm tiếp xúc thường xuyên với
nước và uống nước tự do
2.1.3.2.Thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
2.1.3.2.1.Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng bao gồm một số loại củ (sắn, khoai), hạt ngũ cốc và các phụ phẩm, các chất dầu mỡ Hạt ngũ cốc gồm lúa, ngô, lúa
mì, cao lương… và phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao gồm cám, tấm… là các loại thức ăn giàu tinh bột và giàu năng lượng Đây là loại thức ăn nghèo Lysine, Triptophane và Methionyne Các loại hạt ngũ cốc thường nghèo canxi, 1/3 - 2/3 Photpho của chúng thường ở dạng axit phitic nên khả năng sử dụng của gia cầm rất kém Trong các loại hạt ngũ cốc thì ngô là loại quan trọng nhất đối với gia cầm [16] [20]
2.1.2.2.2.Nhóm thức ăn cung cấp protein
Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: chủ yếu là các loại hạt họ đậu và phụ phẩm của chúng, quan trọng nhất là đỗ tương Hàm lượng protein trong đỗ tương dao động từ 30 - 38% Trong hạt đỗ tương có chất kháng Trypsin và Chimotrypsin làm giảm tỷ lệ tiêu hoá và giá trị sinh học protein của chúng Do
đó trước khi sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, cần xử lý nhiệt thích hợp để phân huỷ các chất gây hại, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và giá trị sinh học của protein đậu tương
Trang 13Ngoài ra, khô dầu cũng là một nguồn cung cấp protein, đó là sản phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu Các sản phẩm này bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu hướng dương… ngoài ra còn có khô dầu cải, khô dầu bông, lanh, dừa nhưng hàm lượng protein thấp, giá trị sinh học của protein kém hơn và hàm lượng xơ thô cao Thành phần dinh dưỡng của các loại khô dầu biến động, phụ thuộc vào công nghệ ép dầu Các loại khô dầu khó bảo quản do dễ bị mốc
Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật (chủ yếu là động vật thải loại và sản phẩm của công nghiệp chế biến thịt, cá, trứng, sữa) Đây là nguồn protein có chất lượng cao, cân bằng các axitamin không thay thế, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số vitamin quan trọng như vitamin B12, A, K, D, E…gia cầm rất thich ăn và tỷ lệ tiêu hoá hấp thu cao: 95-100%
Bao gồm các loại: bột xương, bột cá (bột cá cho gia cầm phải là bột cá nhạt), bột thịt xương, bột thịt, bột gia cầm, bột máu (bột máu khó tiêu hoá, có vị chát nên gia cầm không thích ăn), bột nhộng tằm, bột lông vũ, giun đất, dòi…[6] [16] [20]
2.1.2.2.3.Nhóm thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là những chất hữu cơ, vô cơ ơ dạng đơn lẻ hay hỗn hợp đưa vào thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm cân đối một số chất dinh dưỡng còn thiếu với lượng rất nhỏ như vitamin, nguyên tố khoáng vi lượng, axitamin tổng hợp, mỡ hoặc một số chất có hoạt tính kích thích sinh trưởng, phòng bệnh, kể cả những chất tạo màu sản phẩm thịt, trứng…
Các loại thức ăn bổ sung bao gồm: Thức ăn bổ sung năng lượng, bố sung protein, bổ sung vitamin, bổ sung khoáng, bổ sung men sinh vật và ezim, bổ sung kháng sinh, bổ sung chất hữu cơ và hoá chất tạo màu, mùi [16]
2.1.2.2.4.Hiệu quả sử dụng thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn
Trong chăn nuôi gia cầm, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm [17] Hiệu quả sử dụng thức ăn đối với gà
Trang 14broiler được tính bằng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng, nó liên quan đến hiệu quả chăn nuôi và
đó cũng chính là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi
Theo Chambers và cộng sự (1984), hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng với lượng thức ăn thu nhận là rất cao (0,5-0,9), còn hệ số tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn có giá trị âm và biến động từ -0,2 đến -0,8 [31]
Hiệu quả sử dụng thức ăn chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố: loài, giống, dòng, cá thể, kĩ thuật nhân giống Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của các giống gà Tam Hoàng; Lương Phượng hoa lần lượt là 2,8 – 3 kg; 2,4 - 2,6kg [17] Tuổi gia cầm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn, khi gia cầm còn non, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn Theo Nguyễn Đăng Vang
& cs (1999), tiêu tốn thức ăn cho gà Hồ x Tam Hoàng, Mía x Tam Hoàng và Tàu Vàng x Tam Hoàng ở 1 - 4 tuần tuổi lần lượt là 1,11kg, 1,08kg, 1,21kg; ở 1
- 15 tuần tuổi lần lượt là 3,12kg, 3,21kg, 3,48kg [27]
Kĩ thuật chế biến thức ăn và tính chất của khẩu phần cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn Kết quả nghiên cứu của Ngưyễn Thị Mai (1994) đã kết luận rằng sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001), hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà Cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những
lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn Vào mùa hè, sử dụng mức năng lượng 3050kcal/kg thức ăn với mức protein 25% trong giai đoạn 0-5 tuần tuổi và 23% trong giai đoạn 6-7 tuần tuổi là thích hợp nhất với gà broiler Trong mùa đông, sử dụng mức năng lượng 3200kcal/kg thức ăn với 25% protein trong giai đoạn 0-2 tuần tuổi và 23% protein trong giai đoạn 6-7 tuần tuổi là thích hợp cho gà boiler [21] [22]
Ngoài ra, một số yếu tố khác như thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi, quy trình chăn nuôi, quy trình vệ sinh cũng ảnh hưởg đến hiệu quả sử dụng thức ăn
Trang 152.1.3 Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm lông màu
* Kỹ thuật úm gà
Chuồng trại được quét dọn và sát trùng trước khi đưa gà về một tuần bằng cách dùng vôi bột rắc lên nền chuồng, sau đó xông hơi chuồng bằng formaldehyt (9g thuốc tím + 18ml formol (formalin 40%)) trong 3 giờ Trước khi đưa gà về một ngày chuồng trại được sát trùng bằng dung dịch formol 2% với liều 1l/m2
Khi mới đem gà về nên cho gà uống nước ngay, sau 2 giờ mới cho gà ăn Thời gian úm là 3- 4 tuần Quây úm gà làm bằng cót có chiều cao 50cm, đường kính quây từ 1,5 – 2m cho 120 – 200 gà Từ ngày thứ 5 bắt đầu nới quây để tăng dần diện tích trong quây
Nhiệt độ chụp úm ở 0 – 3 ngày tuổi là 380C, 4 – 7 ngày tuổi là 350C, 8 –
14 ngày tuổi là 320C, 15 – 21 ngày tuổi là 290C
Chuồng úm gà 1 ngày tuổi phải được che kín, khoảng 3 ngày sau cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/giây Cường độ chiếu sáng cho gia cầm non
là 24/24 giờ từ 1 – 3 tuần tuổi, từ 4 – 6 tuần tuổi giảm dần xuống còn 16 giờ/ngày
* Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà
Giai đoạn gà úm và sau úm cần cho gà uống nước và ăn tự do Nước cung cấp cho gà phải là nước sạch, và được thay thường xuyên Thức ăn cho gà phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu hay bị mốc Các máng ăn và máng uống phải được phân phối đều khắp chuồng, tránh đặt trực tiếp dưới bóng điện
Thường xuyên quan sát đàn gà, sớm phát hiện những dấu hiệu của dịch bệnh, những triệu chứng bất thường như gà bỏ ăn, mệt mỏi, màu sắc của phân gà… để có biện pháp xử lý kịp thời
2.1.4 Sức sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
Sức sản xuất thịt là đặc điểm kinh tế khá quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm Nó được biểu hiện bằng khối lượng và chất lượng thịt ở tuổi giết thịt của gia cầm
Mức độ và hiệu quả kinh tế của sức sản xuất thịt của gia cầm được đánh giá
Trang 16bằng tốc độ sinh trưởng của con non, tỷ lệ nuôi sống, hiệu quả sử dụng thức ăn
và chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng…nhưng chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng mà người ta quan tâm là sản lượng thịt được sản xuất ra từ một gà mái trong một năm
Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm bao gồm: Chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt gia cầm sống (gồm: khối lượng cơ thể gia cầm, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển của cơ ngực, tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng, khả năng sinh sản của đàn mẹ, tỷ lệ nuôi sống của con non và đàn mẹ, chỉ số sản xuất) và chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt gia cầm khi giết mổ (gồm: tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thân thịt hay thịt xẻ, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ phần nội tạng ăn được)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bao gồm: kiểu thể trạng, loài, giống, giới tính, tốc độ sinh trưởng, tốc độ mọc lông, sự phát triển của cơ lườn, chi phí thức ăn cho tăng trọng
2.1.5 Chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng
Nhìn chung, thịt gia cầm có giá trị sinh học cao, được biểu hiện bằng mức dinh dưỡng cao, tính ngon miệng và khả năng đồng hoá tốt Giá trị dinh dưỡng của thịt gia cầm không những thể hiện ở mức protein cao (trung bình là 18%)
mà còn được biểu hiện ở chỗ chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết ở mức độ cân đối như năng lượng, các chất khoáng và axit amin
Về màu sắc của thịt, thịt thuỷ cầm có màu đỏ và không phụ thuộc vào chức năng của cơ, nhưng ở gà và gà tây thì màu của tổ chức cơ khác nhau: cơ ngực và
cơ cánh có màu trắng, cơ đùi và cơ thân có màu đỏ E Le bihan-duval & cs (1999) đã đưa ra kết quả về độ sáng L* của thịt lườn gà là 51,8% [48], G.Kannan
& cs (1997) đã đưa ra kết quả về độ sáng của thịt lườn gà là 56,9% và độ sáng của thịt đùi là 55,1% [50]
Cơ trắng có giá trị sinh học cao hơn cơ đỏ do có hàm lượng protein cao hơn
và tỷ lệ các axit amin cân đối hơn Giá trị sinh học của thịt phụ thuộc vào mức
độ dinh dưỡng của khẩu phần, giống, tuổi, loài, hướng chọn lọc và điều kiện
Trang 17nuôi dưỡng
Tính ngon miệng của thịt còn liên quan đến đặc điểm hình thái của tổ chức
cơ (đường kính, cấu trúc sợi cơ…) và tính chất lý học của nó (độ mềm và độ ướt) Những sợi cơ gia cầm rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa chúng cũng nhỏ hơn của gia súc, vì thế mà thịt gia cầm mềm hơn thịt của các loài gia súc
Cơ trắng mềm hơn cơ đỏ do các sợi cơ mỏng hơn và tổ chức liên kết ít hơn Nhưng cơ đỏ lại ướt hơn cơ trắng do khẳ năng chứa dịch thịt trong cơ tốt hơn
Độ mềm và độ ướt của thịt phụ thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, thức ăn…[10] [20]
Nói chung phẩm chất thịt chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: các yếu tố
di truyền như dòng, giống, giới tính, tuổi, khối lượng, và các yếu tố môi trường như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện khí hậu, thời gian nghỉ ngơi trước khi giết mổ, cách giết thịt, phương pháp bảo quản thịt v.v [2] Theo nghiên cứu của S M Lonergan & cs thì độ sáng của thịt lườn gà ở các giống gà broiler, gà Leghorn, gà Fayoumi lần lượt là 43,34%; 41,12%; 41,31%; tỷ lệ mất nước sau chế biến của các giống gà này lần lượt là 11,47%; 16,14%; 16,26% [43]
2.1.6 Một số đặc điểm của giun Quế (Perionyx excavatus)
*Nguồn gốc
Giun Perionyx excavatus ở Việt Nam được gọi là giun Quế hay giun đỏ Ở một số nước, người ta gọi là Blue worm, Idian blue, Malaisia blue Chúng thường sống trên mặt đất, nơi ẩm ướt, có nhiều phân rác mục Giun perionyx excavatus được tìm thấy ở Ấn Độ, Ceylon, Úc, Newzealan và ở Việt Nam
Giun Quế là một loại giun đất, thuộc ngành giun đốt (Annelida), trong lớp
giun ít tơ (Oligochaeta) [5] Hiện nay trên thế giới có khoảng 2500 loài, Mehrotra
(1997) cho rằng có 3920 loài [39], Lê Hồng Mận cho rằng trên thế giới có đến
8000 giống giun, trong đó ở nước ta đã phát hiện trên 100 giống [46]
* Hình thái cấu tạo
Giun Quế có hình thon nhỏ như chiếc tăm, hai đầu nhọn, thân hơi dẹt, bên ngoai cơ thể có một lớp kitin mỏng bao phủ, thân giun có màu mận chín ở lưng, hay
Trang 18màu ánh bạc, khi đem ra ngoài ánh sáng thì cơ thể phát dạ quang màu xanh tím
Cơ thể giun Quế dài khoảng 10-15 cm, có 120 đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ, các cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết… đều sắp xếp theo đốt Đai sinh dục chiếm 5 đốt, từ đốt XIII đến đốt XVII Điều đặc biệt là cơ thể chúng tiết ra mùi thơm rất đặc trưng [1]
* Đặc điểm sinh trưởng
Giun Quế rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp cho giun Quế sinh trưởng và phát triển là 25 - 270C, ẩm độ thích hợp là 60 - 70%, độ
pH thích hợp là 4 - 9 nhưng tốt nhất là pH từ 7 - 8
Trong điều kiện bình thường, khoảng 2 - 3 tuần thì kén giun nở ra ấu trùng, khi nở con nhỏ như đầu kim, có màu trắng, dài từ 2 - 3 cm Sau 5 - 7 ngày chúng
có thể chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng,
từ 15-30 ngày sau chúng trưởng thành, bắt đầu xuất hiện đai sinh dục, lúc này chúng có thể sinh sản, sau 3 tháng chúng trở thành giun mẹ đẻ trứng
Trong tự nhiên, vào mùa thu và mùa xuân giun sinh trưởng nhanh, còn vào mùa đông và mùa hè thì giun sinh trưởng chậm hơn
* Đặc điểm sinh sản
Kén giun có hình tròn, hình bầu dục hoặc hình hoa, hình túi… Màu sắc thay đổi, từ khi mới đẻ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, xanh lục hoặc màu nâu nhạt, cuối cùng là màu nâu sẫm hoặc tím sẫm Mỗi tuần giun mẹ đẻ một kén, mỗi kén có từ 1-20 trứng, sau 2-3 tuần mỗi kén nở thành 1-20 giun con Giun là loài lưỡng tính, phương thức giao phối của chúng là phương thức dị thể Khi giao phối cần có hai con áp sát vào nhau và giao phối lẫn nhau Thường nếu không gặp điều kiện bất lợi, chúng sẽ giao phối quanh năm, có thể giao phối trên mặt đất hoặc trong lòng đất
Ngoài ra ở giun còn có hiện tượng tái sinh khi cơ thể bị tổn thương hoặc bị cắt đứt
*Giá trị dinh dưỡng của giun Quế
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2000), giá trị dinh dưỡng
Trang 19của giun Quế phơi khô như sau : vật chất khô chiếm 93,62%, protein thô chiếm 59,9%, năng lượng thô chiếm 402,09 kcal/100g, béo thô chiếm 7,43%, canxi chiếm 0,11%, phốt pho chiếm 0,118% [1]
Theo kết quả phân tích giá trị dinh dưỡng giun Quế đông khô (tại phòng phân tích thuộc bộ môn Dinh dưỡng- Vi sinh- Đồng cỏ, khoa Chăn nuôi- Thuỷ sản)của Nguyễn Đình Linh (2006), vật chất khô của giun Quế là 20,69%, Protein thô là 66,14%, lipit thô là 7,4%, khoáng tổng số là 13,23%
Theo Trần Thị Dân, Hồ Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị Hồng Vân (2006), giá trị dinh dưỡng của giun Quế trước khi chế biến như sau : vật chất khô chiếm19,24%, Protein thô chiếm 13,41%, béo chiếm 1,17%, khoáng tổng số chiếm 1,48% Sau khi phơi, vật chất khô của giun Quế là 88,68%, protein là 57,14%, béo là 4,89%, khoáng tổng số là 7,9% Sau khi rang, vật chất khô của giun Quế là 91,69%, protein là 41,07%, béo là 4,24%, khoáng tổng số chiếm 36,88% [4]
Như vậy, giun Quế rất giàu các chất dinh dưỡng, phù hợp để làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm
2.2 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Theo Phan Tử Diên, Đinh Đăng Minh, Nguyễn Lân Hùng (1998), dùng giun Quế cho gà thịt ăn với số lượng 10-15 con/gà/ngày là thích hợp [5]
Theo Nguyễn Văn Bảy (2000), sử dụng giun đất tươi loài Perionyx excavatus bổ sung cho gà thả vườn đều cho kết quả tăng trọng và tỉ lệ đẻ khả
quan Nếu là gà thịt thả vườn thì cho thân thịt chắc, thơm ngon, còn ở gà đẻ sản xuất trứng có tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng không thay đổi Đặc biệt đối với gà đẻ ăn thức ăn có bổ sung thêm giun tươi thì bước đầu ghi nhận được hàm lượng cholesterol trong trứng không đáng kể Cho gà thịt thả vườn và gà đẻ thả vườn
ăn thêm giun tươi 7-10g/con/ngày đều tiết kiệm được một phần thức ăn đáng kể khi nuôi gà với cám viên hoặc với cám nông hộ tự trộn [1]
Theo Lê Hồng Mận (2004), có thể cho gia cầm ăn giun tươi sau khi thu
Trang 20hoạch giun, có thể bắt giun cho gà ăn hàng ngày hoặc có thể bổ sung bột giun vào thức ăn của lợn, gia cầm 3-5% [46]
Theo tác giả Đào Huyên (2003), để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên bổ sung 3-5% bột giun vào thức ăn cho lợn và gia cầm hoặc 5-10 con giun tươi/gà/ngày [13]
Theo Nguyễn Công Tạn (2005), khẩu phần hàng ngày của gà 56 ngày tuổi được bổ sung thêm 7,7% bột giun sẽ tăng trọng cao hơn 13% Thức ăn cho gà đẻ trứng có thêm 4% bột giun thì năng suất trứng sẽ tăng 20% so với thức ăn không
có bột giun Nếu vịt được ăn mỗi ngày 30 con giun thì tỷ lệ đẻ trứng từ 80% được nâng lên 95%, trứng to, ngon, chất lượng trứng được nâng cao rõ rệt Khẩu phần nuôi chim bồ câu có bổ sung thêm bột giun thì tỷ lệ nuôi sống cao, sinh trưởng nhanh, thể trọng chim tăng 14,2%, tỷ lệ sống tăng 5,3%, tỷ lệ đẻ trứng tăng 6,4% và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng giảm nhiều [23]
Theo Phan Tấn Thảo, dùng giun bổ sung cho gà thả vườn dù cho tăng trọng thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi gà cho ăn thức ăn công nghiệp Nên
bổ sung 10% cho gà thả vườn [47]
2.2.2.Các nghiên cứu trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới : Harwood – Úc (1976), Yoshida và Hoshii (1978), Mekada - Nhật và ctv (1979), Taboga - Mỹ (1980) và Fisher – Anh (1988) đã nghiên cứu về việc bổ sung bột giun đất vào khẩu phần ăn của gia cầm như một nguồn protein chính của khẩu phần, cho tăng trưởng tương đương hoặc tốt hơn khi cho gia cầm ăn thức ăn truyền thống giàu protein Harwood (1976)
và Mekada & ctv (1979) cho rằng, gà được ăn giun đất đã cải thiện mức tiêu tốn thức ăn tốt hơn đối chứng, nghĩa là gà ở lô thí nghiệm có cùng tăng trọng với lô đối chứng nhưng lại có tiêu tốn thức ăn ít hơn [33] [40]
Mekada và ctv (1979) làm thí nghiệm dùng 5% bột giun trong khẩu phần của gà và không thấy sự tăng trọng rõ rệt nhưng có xu hướng giảm tiêu hao thức
ăn Họ cũng thành công trên thí nghiệm nuôi gà đẻ với khẩu phần có bổ sung giun tươi [40]
Trang 21Những thí nghiệm khác trên gà ở Trung Quốc cho thấy giun tươi cắt vụn
có khả năng thay thế bột cá và cải thiện được năng suất [37]
Một số thí nghiệm ở Ấn Độ (Kale and al 1982) và Philippine (Guerro, 1983) cho rằng giun Quế biến đổi thành công phân gia súc, tạo ra nguồn nguyên liệu protein dùng làm thức ăn bổ sung cho gia cầm [35] [32]
Trong thí nghiệm dùng thức ăn tự trộn có bổ sung 300g giun đất tươi cung cấp cho 27 gà (5 tuần tuổi) trong suốt 11 tuần, Vorsters (1995) kết luận rằng giống gà địa phương tiêu thụ dễ dàng một lượng khá lớn giun đất tươi, có thể sử dụng giun đất để thay thế cho đậu nành, bột cá trong thức ăn hỗn hợp có chất lượng thấp mà giá thành rẻ hơn [44]
Louis (1985) cho rằng có thể sử dụng giun đất làm thức ăn nuôi chim và dùng một lượng nhỏ giun đất cho gia cầm để han chế bệnh thiếu dinh dưỡng, làm giảm tỷ lệ chết [38]
Anthony làm nhiều thí nghiệm và xác định rằng giun đất là thức ăn thích hợp để nuôi gà, nó đóng vai trò là nguồn protein bổ sung [30]
R.A.Dynes (2003) cho rằng bột giun có thể thay thế bột cá trong khẩu phần của gia cầm và thuỷ sản với tỷ lệ 25-50% là thích hợp [42]
Reed và Enter prices (2006) cho rằng bột giun làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng protein và axitamin thiếu hụt, là thức ăn hấp dẫn hơn đối với vật nuôi [41]
Khi cho vịt con từ 1 đến 28 ngày tuổi ăn giun đất tươi cùng với cám hỗn hợp đơn giản, rẻ tiền có 13% protein thô đã đạt khối lượng sống lúc 28 ngày tuổi
là 668,6 g/vịt/lô thí nghiệm, trong khi ở lô đối chứng cho ăn cám hỗn hợp có giá cao, có 19,6% protein nhưng chỉ đạt được 468,6g/vit/lô đối chứng Mặc dù cám hỗn hợp của lô thí nghiệm nghèo dinh dưỡng hơn nhưng khi bổ sung giun tươi
đã làm cho giá thành sản xuất vịt thấp hơn Rõ ràng giun đất đã tham gia trong vai trò làm tăng trưởng có lợi trên vịt [44]
Như vậy cũng đã có một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng giun
Trang 22Quế cho gia cầm Tuy nhiên các kết quả đạt được cũng rất khác nhau, nhưng chủ yếu đều cho kết quả tốt Mặc dù vậy, gần như chưa có nghiên cứu nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung giun đến chất lượng thịt của gia cầm Đây là hạn chế lớn mà hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập đến
Trang 23PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên đàn gà thịt thương phẩm (Hồ x Lương Phượng) từ 5 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi nuôi tại Trại chăn nuôi, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của gà
- Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà
- Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến tỷ lệ nuôi sống của gà
- Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến năng suất (tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực…) và chất lượng thịt của gà (pH, màu sắc, độ mất nước của thịt)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên theo phương pháp phân lô so sánh với 4 lô: 1 lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm Mỗi lô gồm 37 con, tổng số 4 lô có 148 con Các lô đảm bảo đồng đều về tỷ lệ trống mái, về giống,
về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, cũng như quy trình vệ sinh thú y, phòng bệnh
Lô thí nghiệm Lô ĐC Lô I Lô II Lô 3 Lô III
Mức bổ sung giun
*Phương pháp bổ sung giun:
Giun được bổ sung ở dạng tươi sống cho gà, bằng cách cắt nhỏ và trộn đều vào
Trang 24một lượng thức ăn vừa phải và rải đều vào các máng ăn cho gà ăn tự do Bổ sung giun cho gà ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát
+ Cách tính lượng giun bổ sung:
Từ tỷ lệ bổ sung theo % vck khẩu phần, ta tiến hành qui đổi sang dạng giun tươi để bổ sung cho gà Lượng giun bổ sung của mỗi lô thí nghiệm tính theo tổng lượng thức ăn tiêu thụ của lô đó ngày hôm trước Công thức tính như sau:
Lượng giun bổ sung (gam) =
210
c b
Lượng giun này là lượng giun dùng cho cả ngày, vì thế ta phải chia thành
3 phần, 2 phần cho ăn vào buổi sáng sớm, còn lại một phần sẽ cho ăn vào buổi chiều mát
* Chăm sóc và nuôi dưỡng
sử dụng 29% cám đậm đặc Hi-Gro 0113, 20% ngô nghiền, 51% tấm
-Chăm sóc
Gà được nuôi trên nền xi măng với chất độn chuồng là trấu Gà được cho
Trang 25ăn theo tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà Lương Phượng của trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi (bảng phụ lục) Gà con đem về được úm trong 4 tuần Sau đó, tiến hành phân lô và sử dụng giun để bổ sung vào khẩu phần ăn của các lô thí nghiệm Gà được cho ăn tự do, nước uống được cung cấp thường xuyên Tiến hành tiêm phòng cho gà theo đúng lịch (bảng phụ lục)
3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.1 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối
Gà được cân khối lượng ở mỗi tuần tuổi vào ngày đầu tuần bằng cân điện
tử và cân đồng hồ có độ chính xác 0,01g và 10g Cân từng con vào buổi sáng, trước lúc cho gà ăn Như vậy ta sẽ tính được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và sinh
trưởng tương đối của đàn gà theo công thức sau:
- Sinh trưởng tuyệt đối:
V1 – V0
A =
T1 – T0
Trong đó : A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
V1 là khối lượng gà cân ở thời điểm T1 (g) V0 là khối lượng gà cân ở thời điểm T0 (g)
-Sinh trưởng tương đối:
V1 – V0
R (%) = x 100
(V1 + V0)/2
Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
V1 là khối lượng gà cân lần sau (g)
V0 là khối lượng gà cân lần trước (g)
3.3.2 Thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn
Xác định lượng thức ăn thu nhận hàng ngày: Hàng ngày, đúng 4 giờ chiều, cân lượng thức ăn đổ vào máng cho gà ăn của từng lô, đến 4 giờ chiều
Trang 26ngày hôm sau, vét sạch thức ăn thừa trong máng rồi cân lại, từ đó tính lượng thức ăn thu nhận trong ngày
-Lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn cho ăn(g) - Lượng thức ăn thừa(g) Lượng thức ăn thu nhận(g/con/ngày) =
Số gà trong lô
- Hiệu quả sử dụng thức ăn:
HQSDTA =
KLGT LTATN
Trong đó: HQSDTA : Hiệu quả sử dụng thức ăn ( kg thức ăn/kg tăng khối lượng)
LTATN: Lượng thức ăn thu nhận (kg)
KLGT: Khối lượng gà tăng (kg)
3.2.4 Khả năng cho thịt của gà
Để đánh giá chất lượng thịt gà, trứơc tiên ta tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp của Ban gia cầm, Viện Hàn lâm khoa học Đức (1972) Mỗi lô chọn ngẫu nhiên 2 con trống, 2 con mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình mỗi lô (dao động trong khoảng -10 đến +10% khối lượng trung bình của lô) Trước khi mổ phải cho gà nhịn đói 12 giờ
Trang 27Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2
Khối lượng thân thịt (g)
- Chi phí thức ăn/kg tăng trọng
Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đ/kg)= HQSDTA (kg TA/kgTT)x giá thành 1kg thức ăn (đ)
3.2.5 Chất lượng thịt gà
- Phương pháp xác định tỷ lệ mất nước sau bảo quản và sau chế biến của thịt gà
Thịt ngực và thịt đùi gà được lọc riêng và được bảo quản trong tủ lạnh ở
20C Tại các thời điểm 12 giờ và 72 giờ, ta sẽ lấy thịt ra phơi 90 phút trong tủ mát Sau đó cho thịt vào túi nilon chuyên dụng và đem thịt đi hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở nhiệt độ 850C trong vòng 45 phút, lấy túi thịt
ra ngâm trong nước trong vòng 20 phút cho thịt nguội
Cân khối lượng thịt ngực và thịt đùi trước và sau bảo quản, trước và sau chế biến tại các thời điểm khác nhau (12 giờ và 72 giờ ) sẽ tính được khối lượng
nước bị mất đi, từ đó tính được tỷ lệ mất nước
Công thức tính tỷ lệ mất nước:
+ Tỷ lệ mất nước trong quá trình bảo quản
KL thịt trước bảo quản(g) - KL sau bảo quản(g)
Tỷ lệ mất nước bảo quản(%) = × 100
KL thịt trước bảo quản(g)
+ Tỷ lệ mất nước sau khi chế biến:
KL thịt trước chế biến(g) - KL sau chế biến(g)
Tỷ lệ mất nước chế biến (%) = ×100
KL trước chế biến(g)
Trang 28- Phương pháp xác định màu sắc của thịt
Sử dụng máy Minolta CR – 410 (Japan) đo màu sắc của thịt tại các vị trí khác nhau của miếng thịt, màu sắc thịt được thể hiện qua 3 giá trị L* (lightness),
a* (redness), b* (yellowness) theo tiêu chuẩn độ chiếu sáng D và góc quan sát tiêu chuẩn 650 C.I.E (C.I.E., 1978) Màu sắc được đo ở các thời điểm 12 giờ và
72 giờ sau bảo quản
- Phương pháp xác định pH của thịt
Sử dụng máy đo pH Testo model gồm 1 đầu điện cực đo pH và 1 đầu đo nhiệt
độ, đo pH thịt tại các vị trí khác nhau cuả miếng thịt, ở các thời điểm 12 giờ và
72 giờ sau bảo quản
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Minitab 14
Trang 29Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung giun Quế vào khẩu phần ăn đến khả năng tăng trọng của gà
Mức độ ảnh hưởng của giun quế khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gà được thể hiện rõ nét nhất qua khả năng tăng trọng Tăng trọng của gà là chỉ tiêu quan trọng, nó liên quan chặt chẽ với năng suất, hiệu quả chăn nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá thành sản phẩm Khả năng tăng trọng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, loài, lứa tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng… Tăng trọng của gà được thể hiện qua khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở các lô thí nghiệm được chúng tôi theo dõi và trình bày trong bảng 1:
Bảng 1: Khối lượng gà qua các tuần tuổi (g)
Trong cùng một hàng, những giá trị có mang những chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức ý nghĩa P<0,05
Qua bảng 1 cho thấy, khối lượng gà ban đầu của tất cả các lô thí nghiệm tương đương nhau Sau 10 tuần nuôi, khối lượng gà đã có sự thay đổi giữa các lô thí nghiệm, cao nhất là ở lô IV (lô bổ sung 2% giun) với khối lượng gà là 1925,3 g/con, thấp nhất là ở lô I (đối chứng) với 1822,6g/con Khối lượng gà ở các lô thí nghiệm là tương đương với kết quả của Trần Công Xuân và cs (2005), khối lượng
gà thương phẩm Lương Phượng ở công thức lai trống LV1 x mái LV2 đạt 1738 –
Trang 301956g/con, công thức lai trống LV1 x mái LV3 đạt 1822 – 2075g/con [29].
Nhìn chung, khối lượng gà qua các tuần tuổi đều tăng dần theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm Khối lượng gà ở các lô thí nghiệm từ tuần 4 đến tuần 8 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nhưng đến tuần 9 và tuần 10, khối lượng gà giữa lô I (đối chứng) và lô IV (bổ sung 2% giun) có sự sai khác có
ý nghĩa thống kê (p<0,05) Ở tuần thứ 9, khối lượng gà của lô IV (bổ sung 2% giun) cao hơn lô I (đối chứng) là 93,7 g/con, ở tuần 10, khối lượng gà ở lô IV cao hơn lô I là 102,7 g/con Điều này chứng tỏ mức bổ sung giun 2% vào khẩu phần ăn của gà đã có tác dụng làm tăng khối lượng cơ thể gà Mặc dù khối lượng gà giữa các lô I, II, III không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê nhưng nhìn chung thì khối lượng gà ở các lô có bổ sung giun vẫn có xu hướng lớn hơn
lô đối chứng, ở tuần 8 khối lượng gà ở lô III, II hơn lô I tương ứng là 33,96g/con; 30,23g/con, ở tuần 9 khối lượng gà ở lô III, II hơn lô I tương ứng là 59,32g/con; 48,24g/con Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với Nguyễn Văn Bảy (2000) và Nguyễn Công Tạn (2005), khi bổ sung giun vào khẩu phần ăn của gà có tác dụng làm cải thiện khối lượng cơ thể gà [1] [23]
Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi được biểu diễn qua đồ thị sinh trưởng tích lũy như sau:
Đồ thị 1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi
0 500 1000 1500 2000 2500
Trang 31Đối với gà broiler thì sinh trưởng tích lũy là một tính trạng năng suất quan trọng, từ đó có thể thấy được hiệu quả chăn nuôi Qua đồ thị 1, chúng ta nhận thấy đồ thị tăng dần, đến tuần thứ 9, 10 đạt cao nhất Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng bình thường của động vật Ở tuần thứ 9 và thứ 10 thì lô IV
có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà là cao nhất
Như vậy, việc bổ sung giun vào khẩu phần ăn của gà đã có tác dụng làm tăng khối lượng cơ thể gà so với lô đối chứng, đặc biệt là lô có bổ sung 2% giun vào khẩu phần ăn cho khối lượng cơ thể gà cao nhất, đạt trung bình 1925,3g/con
Bảng 2 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà qua các tuần tuổi
TT
Lô I (ĐC)
Lô II (1%)
Lô III (1,5%)
Lô IV (2%)
A
(g/con/ngày) R (%)
A (g/con/ngày) R (%)
A (g/con/ngày) R (%)
A (g/con/ngày) R (%)