1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe

34 675 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe

Trang 1

1.1 Lý do chọn đề tài 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 phạm vi nghiên cứu 4

1.4 phương pháp nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp thu thập số liệu 5

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1 Giới thiệu 6

2.2 Hành vi tiêu dùng 6

2.2.1 Hành vi tiêu dùng là gì? 6

2.2.2 Các trường phái chính 6

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 6

2.3.1 Các yếu tố văn hóa 6

2.3.2 Những yếu tố xã hội 7

2.3.3 Những yếu tố cá nhân 8

2.3.4 Những yếu tố tâm lý 8

2.4 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng 10

2.4.1 Ý thức nhu cầu 10

2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10

2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 11

2.4.4 Quyết định mua hàng 11

2.4.5 Hành vi sau khi mua 11

Trang 2

2.5 Mô hình nghiên cứu 12

Chương 3: SƠ LƯỢC VỀ QUÁN CAFE BO LE JARDIN 14

3.1 Giới thiệu sơ lược 14

3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 14

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

4.1 Thiết kế nghiên cứu 15

4.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu 15

4.1.2 Cách thức thu thập số liệu 15

4.1.3 Quy trình nghiên cứu 17

4.2 Thang đo 17

4.3 Mẫu 18

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

5.1 Giới thiệu mẫu nghiên cứu 19

5.2 Đánh giá 20

5.2.1 Ý thức nhu cầu 20

5.2.2 Tìm kiếm thông tin 21

5.2.3 Đánh giá các phương án 21

5.2.4 Quyết định mua 24

5.2.5 Hành vi sau khi mua 25

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29

6.1 Kết luận 29

6.2 Kiến nghị 30

6.3 Hạn chế 30

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Thứ bậc nhu cầu của Maslow 9

Hình 2.2: Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng 10

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng 12

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 17

Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam nữ 19

Biểu đồ 5.2: Cơ cấu theo độ tuổi 19

Biểu đồ 5.3: Cơ cấu theo thu nhập 20

Biểu đồ 5.4: Sự nhận thức nhu cầu của khách hàng 20

Biểu đồ 5.5: Nguồn thông tin tìm kiếm 21

Biểu đồ 5.6: Không gian quán cafe Bo so với quán khác 21

Biểu đồ 5.7: Các tiêu chí đánh giá quán cafe Bo 22

Biểu đồ 5.8: Giá cafe ở Bo so với các quán khác 22

Biểu đồ 5.9: Sự đánh giá của khách hàng về phong cách phục vụ của quán 23

Biểu đồ 5.10: Sự đánh giá của khách hàng về chất lượng cafe 23

Biểu đồ 5.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn quán 24

Biểu đồ 5.12: Ảnh hưởng đến quyết định chọn quán khi đi với người khác 24

Biểu đồ 5.13: Chi tiêu cho việc uống cafe trong 1 tuần 25

Biểu đồ 5.14: Sự hài lòng của khách hàng sau khi uống cafe ở Bo 24

Biểu đồ 5.15: Những điểm mà khách hàng chưa hài lòng 26

Biểu đồ 5.16: sự giới thiệu của khách hàng sau khi uống cafe ở Bo 26

Biểu đồ 5.17: Quyết định đổi quán của khách hàng sau khi uống cafe ở Bo 27

Biểu đồ 5.18: Lý do đổi quán 27

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng cao; nên nhu cầu ăn, uống, mặc, ở càng được chú trọng Một trong những thói quen ưa thích của người dân Việt Nam là đi uống cafe với bạn bè và người thân, người dân Long Xuyên cũng không nằm ngoài sở thích đó

Cafe đã du nhập vào nước ta từ lâu và là một thức uống rất được người dân Việt Nam nói chung và người dân Long Xuyên nói riêng ưa chuộng, cafe không chỉ là thức uống giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng nếu uống với liều lượng thích hợp Cafe lại thích hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng nhu học sinh, sinh viên, công nhân viên chức và các tầng lớp lao động khác

Người ta nói thưởng thức cafe là một nghệ thuật, không phải ai cũng biết thưởng thức cafe thế nào cho đúng Cafe là một nét văn hóa và nhiều người còn tôn sùng cafe như một thứ tôn giáo, đã có nhiều nhạc sĩ VIệt Nam đưa cafe vào trong tác phẩm của

họ Nói vậy đề thấy rằng, tù lâu cafe đã gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam

và là một phần không thể thiếu trong thói quen hằng ngày của đại đa số dân chúng

Người dân Long Xuyên cũng không nằm ngoài sở thích đó Do đó, các quán cafe ở Long Xuyên phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng : Họ có xu hướng tiêu dùng cafe như thế nào? Họ thích tiêu dùng ở đâu, khi nào? Họ sẽ lụa chọn dịch vụ cafe như thế nào? Tại sao họ lại chọn như vậy? và từ những cơ sở đó mà các quán cafe có thể phục vụ khách hàng cảu mình tốt hơn

Từ thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu “ Hành vi tiêu dùng cafe ở quán cafe Bo Lejardin của người dân TP Long Xuyên “ là thật sự cần thiết

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mô tả hành vi tiêu dùng cafe ở quán cafe Bo le jardin của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên

- Nhận ra sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng được biểu hiện ở các biến như: độ tuổi, giới tính, thu nhập , trình độ học vấn

1.3 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe ở quán cafe Bo le jardin của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên

Thời gian nghiên cứu: 01/04/2010 đến 11/05/2010

Phạm vi về không gian: chỉ tập trung nghiên cứu người tiêu dùng cafe ở quán cafe Bo

le jardin

Trang 5

Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe ớ quán Bo le jardin dựa vào mô hình 5 giai đoạn của quá trình quyết định mua hàng

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn , thảo luận tay đôi giúp cho việc hình dung và thiết

kế bảng câu hỏi Phỏng vấn trực tiếp với cỡ mẫu 10 – 15 người giúp loại bớt những biến không cần thiết cho việc nghiên cứu

- Nghiên cứu chính thức: dùng phương pháp định lượng qua việc phỏng vấn trực

tiếp trên bảng câu hỏi đã đã được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu sơ bộ trước đó với cỡ mẫu khoảng 70 người Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích với sự trợ giúp của Excel

-

1.5 Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Các số liệu sơ cấp: là số liệu thực tế về tình hình tiêu thụ cafe ở quán cafe Bo le jardin, được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng cafe ở quán với cỡ mẫu khoảng 50 người theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện

+ Các số liệu thứ cấp: là số liệu về doanh số bán cafe của quán cafe Bo le jardin (

Ví dụ: 1 tháng có bao nhiêu lượt khách ), lịch sử hình thành, quá trính phát triển

- Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích với sự trợ giúp của Excel

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quán cafe Bo le jerdin hiểu được hành vi và nhu cầu tiêu dùng cafe của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên

Từ đó, quán có chiến lược kinh doanh thích hợp nhằn tăng doanh thu của quán

Trang 6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu:

Trong chương này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm sơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu Nội dung của chương này bao gồm các phần sau: (1) Hành vi tiêu dùng; (2) Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng;(3) Quá trình ra quyết định

2.2 Hành vi tiêu dùng:

2.2.1 Hành vi tiêu dùng là gì?

- Là cách ứng xử, thái độ khi quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác

- Là phản ứng đáp lại của khách hàng đối với các kích thích của công ty

Trường phái cảm xúc: trường phái này cho rằng hành vi tiêu dùng cơ bản là theo cảm

xúc Dựa trên các tiêu chuẩn chủ quan như của cá nhân như: thị hiếu, niềm kiêu hãnh, ham muốn và mạo hiểm, thích thú thể hiện cá tính mình

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm:

Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong chân không, mà các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng và cũng không chịu sự kiểm soát của các nhà hoạt động thị trường

2.3.1 Các yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhât đến hành

vi của người tiêu dùng Bao gồm: Vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người tiêu dùng

Văn hóa:

Văn hóa hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách

là một thành viên trong xã hội

Văn hóa là các yếu tố quyết dịnh cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài

Trang 7

Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, truyền thống và thể chế cơ bản của xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Nhánh văn hóa:

Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nhánh văn hóa Nhánh văn hóa bao gồm: Các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý Nhiều nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng và những người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing theo nhu cầu của các nhánh văn hóa

Tầng lớp xã hội:

Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thức bậc và gốm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi Những nhà khoa học xã hội đã xác định có 7 tầng lớp xã hội:

- Tầng lớp thượng lưu lớp trên: Là những người sống bằng tài sản kế thừa và có

những gia đình nổi tiếng Họ đóng góp những khoản tiền lớn cho công việc từ thiện, tổ chức những buổi dạ hội, có nhiều nhà ở

- Tầng lớp thượng lưu lớp dưới: Là những người có thu nhập cao hay giàu có nhờ

tài năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay trong kinh doanh

- Tầng lớp trung lưu lớp trên: là những người không có địa vị của gia đình hay giàu

có gì đặc biệt Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng Họ đã có cương vị như những người chuyên nghiệp, những người kinh doanh độc lập và các cán bộ của công ty

- Tầng lớp công nhân: Là nhưng người công nhân có mức lương trung bình và

những người sống theo “lối sống của tầng lớp công nhân” bất kể thu nhập, trình

độ văn hóa hay công việc

- Tầng lớp hạ lưu lớp trên: Là những người đi làm, không sung túc, làm những

công việc lao động và hưởng lương rất thấp

- Tầng lớp hạ lưu lớp dưới: Là nhưng người hưởn trợ cấp, nghèo túng, thường

không có việc làm

2.3.2 Những yếu tố xã hội:

Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: gia đình, vai trò và địa vị

Trang 8

Gia đình:

Là tổ chức mua hàng quan trọng nhất trong xã hội Vợ chồng, con cái có vai trò và ảnh hưởng tương đối đến việc mua sắm nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau Vấn đề này cũng thay đổi rất nhiều với các nước và tầng lớp xã hội khác nhau

Vai trò và địa vị:

Cá nhân là một thành viên của rất nhiều các nhóm trong xã hội, vị trí của người đó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và đại vị của họ Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị

2.3.3 Những yếu tố cá nhân:

Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuối tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống và nhân cách và tự ý thức của họ

Tuối tác và giai đoạn chu kỳ sống: Việc tiêu dùng được hình thành theo giai

đoạn của chu kỳ sống gia đình, cùng với tình hình tài chính và những sự quan tâm đến sản phẩm điển hình của từng nhóm

Nghề nghiệp: cũng ảnh hưởng rất lớn đến ý thức tiêu dùng

Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu được,

tiền tiết kiệm và tài sản, khả năng vay mượn nợ, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm Việc lựa chọn sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người đó

Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và

cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường Nên những người làm marketing sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm theo lối sống

Nhân cách và tự ý thức: mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng

đến hành vi của người đó Nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường Nhân cách còn là một biến hữu ích trong phân tích hành vi của người tiêu dùng

2.3.4 Những yếu tố tâm lý:

Việc chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố tâm lý là: động

cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ

Động cơ:

Trang 9

Động cơ là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ giảm bớt cảm giác căng thẳng

Nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất

Hình 2.1: Thứ bậc nhu cầu của Maslow

Nhận thức:

Nhận thức được định nghĩa là một quá trình thông qua đó có thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin đầu vào để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan

hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó Tri thức:

Khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hánh vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội

Lý thuyết về tri thức dạy cho những người làm marketing rằng họ có thể tạo ra được nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn kiền nó với những thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những động cơ, tấm gương và đảm bảo sự củng cố tích cực

Niềm tin và thái độ:

Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ Những yếu

tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người

Những niềm tin tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta hành động theo những hình ảnh đó Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn và cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin đó

Tự khẳng định Tôn trọng

Xã hội

An toàn

Sinh lý

Trang 10

Thái độ diễn tả những đánh giá tốt xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác, cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó

Tóm lại, cách lựa chọn hàng hóa của một người là kết quả của sự tác đông qua lại phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội ,cá nhân và tâm lý Trong số những yếu tố đó, có nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng của người làm marketing Tuy nhiên, chúng vẫn có ích lợi cho việc phát hiện những người mua quan tâm nhiều đến sản phẩm đó Những yếu tố khác chịu ảnh hưởng của người làm marketing và gợi ý cho họ phải phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức lưu thông và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng

2.4 Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Quá trình mua hàng của người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là hành động mua một sản phẩm nào đó Có thể thấy 5 giai đoạn trong quá trình mua hàng

Hình 2.2: Mô hình 5 giai đoạn quyết định mua hàng

2.4.1 Ý thức nhu cầu:

Quá trình mua hàng bắt đầu khi người ta nhận biết về một vấn đề hay nhu cầu nào

đó Nhu cầu này có thể do một động lực bên trong thúc đẩy: đói khát, cô đơn; hay do một tác động bên ngoài thúc đẩy ( thấy quảng cáo hay hàng trưng bày hấp dẫn, đọc tài liệu hướng dẫn du lịch và muốn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ )

2.4.2 Tìm kiếm thông tin:

Tìm kiếm thông tin là để hiểu rõ lựa chọn mà người tiêu dùng được cung cấp Có 2 bước chủ yếu người tiêu dùng ra quyết định mua hàng

Tìm kiếm bên trong: Liên qua nđến việc tìm kiếm trong trí nhớ, để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trước đây liên quan đến công việc tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề (kinh nghiệm, lời khuyên từ bạn bè, gia đình)

Tìm kiếm bên ngoài: Được sử dụng khi những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng Các nguồn thông tin như:

(1) Nguồn thông tin từ nhóm: gia đình, bạn bè, hàng xóm

Ý thức nhu

cầu Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương

án

Quyết định mua sắm Hành vi sau khi mua

Trang 11

(2) Nguồn thông tin từ công chúng: như một bài báo hoặc phóng sự ngắn nói về sản phẩm trên T.V, internet

(3) Hoạt động tiếp thị: từ người bán hoặc lực lượng bán hàng

Ngoài ra, công việc tìm kiếm còn kết hợp cả bên trong và bên ngoài thường được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng

2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng:

Người tiêu dùng sử dụng các thông tin thu thập được để đánh giá các phương án mua hàng Và người ta sẽ mua sản phẩm mà họ cho rằng sẽ thỏa mãn cao nhất với giá hợp lý nhất Đôi khi sự đánh giá dựa trên những tính toán thận trọng và tư duy logic, nhưng đôi khi bộc phát theo cảm tính

Các công ty muốn biết người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm của mình như thế nào, để họ có biện pháp gây ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng Bán hàng trực tiếp có thể giúp thể hiện chất lượng và tính năng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh

Đây là điều rất quan trọng khi người tiêu dùng cân nhắc và so sánh các sản phẩm

2.4.4 Quyết định mua hàng:

Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu trong tập lựa chọn Người tiêu dùng củng có thể hình thành ý định mua nhãn hiệu ưa thích nhất Tuy nhiên còn 2 yếu tố nũa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng

Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác Mức độ mà thái độ của những người khác làm suy yếu phương án ưu tiên của người nào đó phụ thuộc vào 2 điều: (1) Mức độ hài lòng mãnh liệt của thái độ phản đối của người khác; (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gũi với người tiêu dùng thì có nhiều khả năng điều chỉnh ý định mua hàng

Yếu tố thứ hai cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng là những yếu tố tình huống bất ngờ Khi người tiêu dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện làm thay đổi ý định

2.4.5 Hành vi sau khi mua:

Bán được hàng chưa phải là xong đối với công ty Việc hài lòng hay không hài lòng sau khi mua sẽ ảnh hưởng đến lần hứa hẹn kế tiếp của khách hàng Và một khi khách hàng thỏa mãn với sản phẩm thì:

(1) Lòng trung thành sẽ lâu dài hơn

(2) Mua nhiều hơn

(3) Nói những điều tốt về sản phẩm

(4) Ít chú ý đến giá cả

Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau:

(1) Phản ứng trực tiếp với công ty

(2) Không mua sản phẩm nữa

Trang 12

(3) Thông báo cho bạn bè, người thân thuộc

Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán hàng cho khách hàng của mình, có

thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với người tiêu dùng rằng

họ có lựa chọn đúng

2.5 Mô hình nghiên cứu:

Để hiểu rõ hành vi tiêu dùng cafe ở quán cafe Bo le jardin của người tiêu dùng Long

Xuyên, mô hình sau sẽ giải đáp điều đó:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng

Ý nghĩa mô hình: Quy trình ra quyết định mua hàng của khách hàng thường trải qua ngiều giai

đoạn khác nhau: Ý thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và

Mục đích giải trí Nhu cầu sinh lý, tâm

Tìm kiếm thông tin

Nguồn thông tin tham khảo:

so sánh lựa chọn giữa các quán: giá cả, chất lượng, không gian quán, phong cách phục vụ

Quyết định mua hàng

kinh nghiệm bản thân

theo bạn bè, người thân

báo, tạp chí

Hành vi sau khi mua hàng

hài lòng sau khi tiêu dùng

có ý định đổi

Trang 13

hành vi sau khi mua Công việc của người làm marketing là hiểu được hành vi của người mua trong từng giai đoạn và những ảnh hưởng nào đang tác động Nắm được điều này thí người làm marketing có thể xây dựng được một chương trình marketing có hiệu lực và hiệu quả cho thị trường mục tiêu

Trang 14

Chương 3: SƠ LƯỢC VỀ QUÁN CAFE BO LE JARDIN

3.1 Giới thiệu sơ lược về quán cafe Bo Le Jardin ( sau đây xin gọi tắt là quán Bo ) ở Long Xuyên:

- Quán cafe Bo được thành lập ở Long Xuyên vào năm 2006 theo hình thức chủ sở hữu tư nhân

- Đại chỉ: 8 bis Lê Lợi, phường Mỹ Bình ( khu vực hồ Nguyễn Du ) Số điện thoại: 076 3

3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của quán cafe Bo

- Quán cafe Bo là một trong những quán kinh doanh hiệu quả ở Long Xuyên với doanh thu không ngừng tăng

- Hiện nay, quán chỉ bán một loại cafe duy nhất với giá 13.000 đồng/ly

- Ngoài cafe quán còn bán nhiều loại thức uống khác

Trang 15

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Thiết kế nghiên cứu:

4.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu:

Thực hiện nghiên cứu bao gồm 2 bước chính:

Thảo luận tay đôi với mẫu 10 – 15 người

2 tuần

2 Chính thức Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi với cỡ mẫu 70 người

4 tuần

Bảng 4.1: Tiến độ các bước nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ định tính thực hiện qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với cỡ

mẫu 10 – 15 người với bảng câu hỏi thảo luận được soạn sẵn để khai thác đề tài “ Hành vi tiêu dùng cafe của người dân Long Xuyên ở quán cafe Bo le jardin “ dựa trên

cơ sở lý thuyết Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức về nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe của người dân Long Xuyên ở quán cafe Bo le jardin

Bước 2: Nghiên cứu chính thức định lượng được thực hiện qua việc phỏng vấn trực

tiếp trên bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh ở bảng nghiên cứu sơ bộ trước đó với cỡ mẫu khoảng 70 người

Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa, làm sạch, và được xử lý bằng Excel

4.1.2 Cách thức thu thập số liệu:

- Dữ liệu thứ cấp:

Thông tin chung về tình hình phát triển kinh tế TPLX

-Đang phát triển, đang gặp khó khăn, trở ngại gì

- Tình hình cạnh tranh chung Khách hàng Là những người đến uống cafe tại quán

cafe Bo Các yếu tố tác động đến hành vi tiêu

Trang 16

 Cách thức thu thập: thu thập dữ liệu từ những bảng báo cáo, bảng thống kê, truy cập internet

- Dữ liệu sơ cấp:

Tìm hiểu hành vi tiêu dùng cafe của người dân TPLX tại quán cafe Bo

-Mô tả hành vi tiêu dùng cafe của người dân TPLX tại quán cafe Bo

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

- Tìm hiểu thái độ của khách hàng sau khi uống cafe ở Bo

Bảng 4.3: bảng dữ liệu sơ cấp cần thu thập

 Cách thức thu thập: đi trực tiếp lại quán cafe Bo, phát phiếu khảo sát cho

khách hàng uống cafe

 Sau đó làm sạch, tổng hợp lại kết quả phỏng vấn, xử lý và phân tích bằng

Excel

Trang 17

4.1.3 Quy trình nghiên cứu:

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu

4.2 Thang đo:

Thang đo đƣợc dùng trong bảng câu hỏi là thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang

đo Likert và thang đo nhị phân

- Thang đo danh nghĩa: Là loại thang đo định tính dùng để nhận dạng và xếp loại đối tƣợng nghiên cứu

Thu thập dữ liệu ( n = 50 )

Xử lý thông tin thu thập đƣợc

Viết báo cáo

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu chính thức

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Thứ bậc nhu cầu của Maslow - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe
Hình 2.1 Thứ bậc nhu cầu của Maslow (Trang 9)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng. - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng cafe của người tiêu dùng (Trang 12)
Bảng 4.1: Tiến độ các bước nghiên cứu - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe
Bảng 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu (Trang 15)
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 17)
Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của sản phẩm Cafe
Bảng c âu hỏi phỏng vấn chính thức (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w