Dạy môn đạo đức ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng góp phần tích cực vào việc hình thành dần dần ở học sinh những tri thức sơ đẳng và chuẩn mực đạo đức, giúp cho học sinh soi sáng c
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
-I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
“Người có Đức mà không có tài là người vô dụng Người có tài mà không
có đức cũng chẳng làm được việc gì” (Hồ Chí Minh)
Thật vậy cái đức của con người chi phối toàn bộ hành động của con người (thiện hay ác) Nhưng cái đức không phải tự nhiên mà có, nó được giáo dục, tôi luyện ngay từ khi con người mới lớn và có ý thức Bởi thế mà ngay từ lớp một, môn đạo đức đã được ngành giáo dục đưa vào làm môn học chính trong trường tiểu học Đây được xem là một môn học quan trọng, nó là một trong những môn học xây dựng cho học sinh tiểu học những nét căn bản và hình thành một cách
tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực xã hội quy định Dạy môn đạo đức ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng góp phần tích cực vào việc hình thành dần dần ở học sinh những tri thức sơ đẳng và chuẩn mực đạo đức, giúp cho học sinh soi sáng cơ sở đạo đức đúng đắn đã được hình thành ở các em và những người xung quanh Đồng thời giúp cho các em có cơ sở đạo đức sơ đẳng
để phân biệt, phân tích, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định
Trong suốt thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi đã đặc biệt quan tâm đến những hành vi đạo đức, tâm sinh lý của các em và luôn muốn tìm những biện pháp thích hợp để nâng cao ý thức rèn luyện, hình thành nhân cách cho các em Bởi lý do đó đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1D ở trường tiểu học ”
I.2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
* Mục tiêu của đề tài:
Đề tài“Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1D ở trường tiểu học ” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy học môn đạo đức lớp 1 tại trường tiểu học để tìm ra những biện pháp khả thi nhăm nâng cao chất lượng môn Đạo đức lớp 1
* Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu thực trạng dạy môn Đạo đức của đội ngũ giáo viên khối 1 trường tiểu học - huyện Krông Năng – Dăk Lăk
- Một số kinh nghiệm về việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học việc dạy môn Đạo đức lớp 1 trong trường tiểu học
I.3 ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU :
Trang 2Đề tài“Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1 ở trường tiểu học ” có nội dung nghiên cứu về các em học sinh lớp 1 Các tài liệu có liên quan đến môn học đạo đức và phương pháp dạy học
I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về sáng kiến kinh nghiệm là một lĩnh vực rộng lớn và phải có thời gian thực tế dài Tuy nhiên với nội dung nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1 chủ yếu tập trung nghiên cứu học sinh lớp 1 nên phạm vi nghiên cứu trong trường tiểu học
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a Phương pháp điều tra.
Tiến hành điều tra tìm hiểu và thu thập đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 qua các tiết học Đạo đức tại lớp 1 trường tiểu học Trong quá trình nghiên cứu đó ,chúng tôi có tiến hành sử dụng phương pháp điều tra tìm hiểu tình hình
b Phương pháp đọc sách và tài liệu.
Nắm bắt được vấn đề qua phương pháp đọc sách và tài liệu để nhận dạng đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các phương pháp, biện pháp thực hiện có hiệu quả
c Phương pháp phân tích và tổng kết:
Căn cứ vào những tư liệu đã thu thập được tại trường tiểu học , kết hợp với những hướng dẫn đã được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp về yếu tố cơ bản và tìm ra những biện pháp, phương pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn đạo đức cho các em
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Thật vậy nhiệm vụ cơ bản của dạy học môn đạo đức lớp 1 là giúp học sinh nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, nắm được nội dung và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội, phân biệt được thế nào là hành vi tốt, hành vi xấu, hành vi đúng, hành vi sai Thông qua việc trang bị tri thức, bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm, tình cảm đạo đức đúng đắn, sâu sắc Xây dựng và hình thành ở các em những thói quen hành vi tốt
Để đạt được nhưng điều vừa nêu trên thì vai trò giảng dạy của người giáo viên đối với học sinh tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là hết sức quan trọng Giáo viên phải lựa chọn, sử dụng phương pháp một cách thành thạo, khéo léo và linh hoạt làm sao để thu hút sự chú ý học tập của các em thì kết quả học tập mới đạt đến đỉnh điểm yếu cầu của kiến thức Hoàn thành được nhưng yêu cầu đó bản thân tôi luôn suy nghĩ và tìm mọi khả năng từ học hỏi kinh nghiệm từ các đợt tập huấn, từ những bạn bè đồng nghiệp có thâm niên trong ngành để rút ra những phương pháp giảng dạy tối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước tin yêu Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi xin trình bày sau chính là nội dung đã khẳng định điều tôi muốn nói Đó là sáng kiến : “Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1D ở trường tiểu học ”
II.2 THỰC TRẠNG:
a/ Thuận lợi – Khó khăn:
Trường tiểu học là một trường đã được thành lập từ năm 2007, Trường được đóng trên địa bàn trung tâm xã với hơn 400 học sinh, trong
đó học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông và Mường Đội ngũ giáo viên trên người là những giáo viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và có lòng nhiệt huyết với nghề Về cơ sở vật chất tuy chưa thật đầy đủ nhưng trường đã xây dựng được một hệ thống phòng học cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho các
em đến lớp Được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương, các ngành giáo dục, học sinh đến trường có đủ sách vở để học Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường đã giúp cho đội ngũ giáo viên ngày một vững mạnh trong nghiệp vụ chuyên môn của mình Bên cạnh đó học sinh của lớp 1D rất ngoan, chăm chăm chỉ học tập, biết đoàn kết với bạn bè
Trường có số học sinh đồng bào dân tộc rất đông (chiếm khoảng 90%) Địa bàn dân cư trải rộng, Đường sá khó đi, nhất là về mùa mưa, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em
Trang 4Dân trong địa bàn còn nghèo, số đông gia đình phụ huynh làm nghề nông nghiệp nên việc quan tâm chăm sóc đến con cái học hành bị hạn chế Một số phụ huynh học sinh có trình độ dân trí thấp nên vẫn chưa thực sự quan tâm đến con em mình, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em mình học tập
b Thành công-hạn chế :
Bước vào năm học 2011 - 2012 nhà trường phân công tôi chủ nhiệm lớp 1D lớp có tổng số học sinh là 8 em Phần lớn các em đều là những con em gia đình nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình các em không đồng đều nhưng các em rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, biết vâng lời cô giáo Bản thân tôi cũng là một giáo viên có tay nghề giảng lâu năm do đó những yếu tố này đã giúp tôi nghiên cứu và vận dụng thành công đề tài vào lớp tôi đang giảng dạy
Do thời gian nghiên cứu nội dung của đề tài hạn chế, đồng thời tài liệu thu thập, nghiên cứu ở đơn vị chưa đủ để vận dụng các lý luận thực tiến của đề tài
Đó cũng là hạn chế lớn nhất trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành nội dung
đề tài
c Nguyên nhân:
Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh lớp 1D tại trường tiểu học được nghiên cứu và thực hiện dựa trên những thực tế của học sinh tại trường và những vấn đề đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Nguyên nhân của việc nghên cứu này dựa trên 3 nguyên nhân chính:
- Nhằm đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của ngành giáo dục
- Giúp cho học sinh có ý thức học tập tốt, xây dựng các ý thức đạo đức chuẩn mực để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ
- Xây dựng phong trào thi đua tự học và sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình
II.3 GIẢI PHÁP:
a Mục tiêu của giải pháp:
Đạo đức là sự phản ánh các mối quan hệ, những hành vi cá nhân đối với tập đoàn, đối với cộng đồng và với xã hội, thông qua những lợi ích nhất định
Mỗi con người sống trong một điều kiện xã hội nhất định, khi bộc lộ thái độ của mình qua những hành vi đạo đức, những giá trị đạo đức đương thời đều có
sự lựa chọn nhất định Đó là sự phản ánh trình độ phát triển đạo đức, ý thức đạo đức của mỗi cá nhân, là sự biểu hiện tính độc lập tương đối của đạo đức trong đời sống xã hội
ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY
CÔ BẤM VÀO ĐÂY:
http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=333