1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NCKHSPUD Nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua phương pháp trò chơi

22 3,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 477 KB

Nội dung

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viênkhông phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáokhoa, trong các sách hướng dẫn và thi

Trang 1

UBND HUYỆN CÁT HẢI

TRƯỜNG TH&THCS HÀ SEN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM

ỨNG DỤNG

Đề tài: Nâng cao kết quả học tập

môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua

phương pháp trò chơi

-& -Họ và tên: Hoàng Thị Thu

Năm học 2012 - 2013

Trang 2

Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy và học các môn học,thực hiện các hoạt động theo định hướng, theo yêu cầu Giáo dục.

Trang 3

Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vaitrò vô cùng quan trọng Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tínhchính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác Toánhọc là cơ sở cho việc hình thành và phát triển những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo,phương pháp suy luận khoa học Môn Toán có tầm quan trọng to lớn Nó là bộmôn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiêncủa con người.

Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương phápsuy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người pháttriển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đạimới

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viênkhông phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáokhoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máymóc làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việchọc tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ khôngcao Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thànhnhững con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mớidiễn ra hàng ngày

Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy họcmôn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các embằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập làmột hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung toán học lý thú

và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thông qua các trò chơi các em

sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thứcmột cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trongviệc làm Khi đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa họcthì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao

Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài

"

Nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 3 thông qua phương pháp trò chơi".

Giải pháp của tôi là:

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phươnghướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạtđộng cá thể phối hợp với học tập giao lưu Hình thành và rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực hiện

Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học đượccoi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích để các

em học mà chơi, chơi mà học Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnhhội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó

Trang 4

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 3A1 là lớp thựcnghiệm và lớp 3A2 là lớp đối chứng, lớp thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thếtrong học kì I.

Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đó là học sinh làm tốt cácdạng bài tập, góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh so vớilớp đối chứng Kết quả kiểm tra, khảo sát sau tác động của lớp thực nghiệm có giátrị trung bình là 8,5 của lớp đối chứng là 6,75

Kết quả kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy p= 0,0203 < 0,05 có nghĩa là có

sự khác biệt rất lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng,điều đó chứng tỏ rằng sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán làmnâng cao kết quả học tập các bài học

B GIỚI THIỆU

- Ở lứa tuổi học sinh lớp cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói

cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể cònthấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quámạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí

- Học sinh lớp 3 nghe giảng rất nhanh hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú tronghọc tập và phải thường xuyên được luyện tập

- Học sinh lớp 3 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượngnào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh

- Học sinh hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, songcác em chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức,phương pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thựchành, tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức

Tuy nhiên, trong sách giáo khoa Toán lớp 3 các hình ảnh minh họa cho bàitoán không nhiều và chủ yếu là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động.Qua thực tế dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động tôi thấy giáo viên của lớpđối chứng thường dựa vào trực quan trong sách giáo khoa hoặc sử dụng các phiênbản trong sách treo lên bảng cho học sinh quan sát Giáo viên đã cố gắng đưa ra hệthống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề Học sinh đã tích cực suynghĩ, phát hiện vấn đề, trả lời câu hỏi của giáo viên Kết quả là học sinh khá giỏicũng đã nắm được bài nhưng còn một số học sinh lực học trung bình thì hiểu chưasâu sắc, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng các trò chơitoán học để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, nâng cao chấtlượng học Toán của các em

Giải pháp thay thế: Để nâng cao chất lượng học Toán của các em tôi đã sử

dụng các trò chơi toán học

Trang 5

Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức

và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

a) Thiết kế trò chơi học trong môn Toán:

- Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗitiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chức được trò chơitrong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bịchu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo

+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

- Cấu trúc của Trò chơi học tập:

+ Tên trò chơi

+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiếnthức, kĩ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kếtrong trò chơi

+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơihọc tập

+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối vớingười chơi, quy định thắng thua của trò chơi

+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi

+ Nêu cách chơi

b) Cách tổ chức trò chơi:

- Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút

- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy địnhchơi

+ Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi

+ Chơi thật

Trang 6

- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêuthêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.

- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chàocác bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò )

- Thời gian tiến hành thử nghiệm: Trong học kì I năm học 2012- 2013

Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán

có nâng cao kết quả học Toán cho học sinh lớp 3 không?

Giả thuyết nghiên cứu: Có, sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy họcmôn Toán sẽ nâng cao chất lượng học môn Toán cho học sinh lớp 3 trường Tiểuhọc và trung học cơ sở Hà Sen- Cát Hải- Hải Phòng

C PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu:

Tôi chọn lớp 3 của trường tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen lớp này có 8học sinh và có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng Tôi chialớp thành hai nhóm học sinh có trình độ học sinh tương đương và số lượng họcsinh của hai nhóm không chênh lệch nhau

Trang 7

Về phương tiện, đồ dùng học tập: Tất cả học sinh của 2 nhóm đều có đủsách giáo khoa, đồ dùng học tập.

Sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới lớp học: Cả hai nhóm đều nhậnđược sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc phối, kết hợp giáo dục trẻ và sựđộng viên về vật chất, tinh thần đối với giáo viên và học sinh

2 Thiết kế nghiên cứu:

Chọn hai nhóm nguyên vẹn: Nhóm 3A1 là lớp thực nghiệm và nhóm 3A2

là lớp đối chứng Tôi dùng bài kiểm tra đầu năm môn Toán làm bài kiểm tra trướctác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau,

do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm sốtrung bình của 2 lớp trước khi tác động

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tươngđương (được mô tả ở bảng 3):

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:

Ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

3 Quy trình nghiên cứu:

Trang 8

Thống nhất với ban giám hiệu nhà trường về nghiên cứu và thiết kế bài dạykiểm tra đánh giá học sinh

a) Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp theo cách dạy thôngthường

- Lớp thực nghiệm: Ngoài những phương pháp dạy học tích cực khác tôithiết kế bài giảng kết hợp sử dụng phương pháp trò chơi

Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trongquá trình dạy Toán cho học sinh lớp 3 trong học kì I vừa qua:

Trò chơi 1 : Truyền điện

- Mục đích:

+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trongphạm vi 1000

+ Luyện phản xạ nhanh ở các em

- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào

- Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung

phong Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanhvào em B bất kỳ để “truyền điện” Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồichỉ nhanh vào em C bất kỳ Thế là em C phải nói tiếp “bằng 216” Nếu C nói đúngthì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện”tiếp Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà

B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò

cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ taycho những bạn nói đúng và nhanh

* Lưu ý:

+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ

+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập cácbảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền” Ví dụ: 1 em hô to

6 x 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18

+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi,hào hứng trong giờ học cho các em

Trò chơi 2: Ai nhiều điểm nhất

(Tiết: Luyện tập)

- Mục đích:

Trang 9

+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100.

+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm

+ Đồng hồ theo dõi thời gian

+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký

- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từngđội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanhphép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình Người nàylàm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác Cứ như vậy cho đến hết 2phút Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượttừng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó Giámkhảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả

- Cách tính điểm:

+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm

+ Tổng hợp số điểm của từng đội Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắngcuộc

* Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyếnkhích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các emchơi tốt hơn

Trò chơi 3: Ong đi tìm nhụy

(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia; cụ thể tiết 23 - Bảng chia 6)

- Mục đích:

+ Rèn tính tập thể

+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia

- Chuẩn bị:

+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như

7

Trang 10

+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm

+ Phấn màu

- Cách chơi :

+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em

+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong,

ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi

Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, cònnhững chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình Nhưng các chú Ongkhông biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúpđược không?

- 2 đội xếp thành hàng Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạnlên nối các phép tính với các số thích hợp Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầutiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính.Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng

* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câuhỏi sau để khắc sâu bài học

+ Phép tính "24 : 6" có kết quả bằng bao nhiêu?

+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoanhư thế nào?

Trò chơi 4: Rồng cuốn lên mây

Trang 11

+ Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ: "42 : 7 bằng bao nhiêu?"

+ Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng)

Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây

- Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phảinhanh nhẹn, hoạt bát

Trò chơi 5: Thi quay kim đồng hồ

(Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ)

+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)

+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi

em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên.Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đếnđúng giờ đó Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi

+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác

+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó làđội thắng cuộc

* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cầnchuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví

dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút

Trò chơi 6: Bác đưa thư

Trang 12

- Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6 Kết hợp với các thói

quen nói "Cảm ơn!" khi người khác giúp một việc gì

+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:

Bác đưa thư ơiCháu có thư không?

Đưa giúp cháu với

Số nhà 12Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà 12" thì đồng thời em đó giơ sốnhà 12 của mình lên cho cả lớp xem Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phảitính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tươngứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6 x 2" hoặc "2 x 6"giao cho chủ nhà Chủ nhà nhận thư và nói lời "Cảm ơn!" Cứ như vậy các bạnchơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà

Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không đượcđóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay

Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗcho bạn khác chơi

b) Đánh giá, xếp loại học sinh: Ở cả hai lớp thực hiện theo Thông tư số32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học

c) Tiến hành thực nghiệm:

Thực nghiệm nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2012 - 2013, cụ thể:

Các lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết địnhsố16/2005/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dụcphổ thông và thời khóa biểu của trường Tiểu học và trung học cơ sở Hà Sen để đảmbảo tính khách quan, tự nhiên

4 Đo lường và thu thập dữ liệu:

Ngày đăng: 29/03/2015, 07:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w