1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

116 1,4K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 112,62 MB

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

BACH QUOC AN

Dé tai:

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MAI

QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

Chuyên ngành: Luật quoc té

Mã số : 50512

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT

Người hướng dân khoa học: Tiến sĩ HÀ HÙNG CƯỜNG

HÀ NỘI - 2001

Trang 2

Tôi xin ca? đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu và kết quả trong Luận văn là xác thực

Luán văn này đã được hoàn thành nhờ sự giúp đố tận tình của Tiến sĩ Hà Hùng Cường Qua đây, tói xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MUC LUC

PHAN MO DAU CHƯƠNG I

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I- KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

1.1 Hiép dinh chung về thuế quan và thương mại (GATTT) - tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

I.2 Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

2- VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẶT RA

KHI THÀNH LẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ¿WTO) 2.1 Tranh chấp trong thương mại quốc tế

2.2 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và các phương thức giải quyết tranh chấp theo Luật quốc tế hiện đại

2,3 Thủ tục giải quyết tranh chấp trong GATT

2.4 Sự yếu kém của GATTT trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

2.5 Sự ra đời của WTO và quyết tâm xây dựng cổ chế hữu hiệu giải quyết tranh chấp thương nại quốc tế

CHƯƠNG II

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA WTO !- THOẢ THUẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TUC BLEU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP ¿3SU)

1.1 Giới thiệu chung về Thoả thuận về các nguyên tắc điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (ĐSU)

¡.2 Tính kế thừa và sự đổi mới của cơ chế øiái quyết tranh chấp tronp WTO

1- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO

Trang 4

\

2.1 Tham vấn và hoa giai

2.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Panel

2.3 Thủ tục phúc thẩm

2.4 Thực hiện các quyết định và khuyến nghị

2.5 Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ 2.6 Thủ tục Trọng tài

2.7 Thủ tục tố tụng đặc biệt

2.8 Các ưu đãi đành cho nước đang phát triển và kém phát triển trong cơ

chế giải quyết (ranh chấp của WTO

3- THUC TIEN VAN HANH CUA CG CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO

3.1 Ví dụ về thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO

3.2 Thực tiễn vận hành của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO - Nhận xét, đánh giá

CHUONG II

VIET NAM VA TRIEN VONG THAM GIA CO CHE GIAI QUYET TRANH CHAP

THUONG MAI QUOC TE CUA WTO

1 SUTHAM GIA CUA VIET NAM VAO CO CHE GIAI QUYET TRANH CHAP

QUOC TE

2 VIỆT NAM VÀ TRIỀN VỌNG GIA NHẬP WTO - THAM GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHAP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA WTO

3 MỘT SỐ SUY NGHĨ TRƯỚC THÁCH THỨC VÀ VIỆC THAM GIA CƠ CHẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

3.1 Cơ hội và tháchthức

3.2 Một số kiến nghị về việc chuẩn bị tham gia một cách chủ động, vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Ý thức được sự yếu kém và nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam, từ giữa những năm 80, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm đề ra và thực hiện một chương trình cải cách kinh tế (đổi mới) bắt đầu từ năm 1986 nhằm phát triển đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh

Với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, một chỗ dựa vững chúc

của Việt Nam về kinh tế càng thúc đầy chúng ta phải tiến hành công cuộc cải cách kinh tế một cách triệt để Trong quá trình cải cách kinh tế đó thì việc mở cửa và làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới là một nhu cầu tất yếu

Trong khi đó, trên thế giới cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ kinh tế toàn cầu thì việc các nền

kinh tế xích lại gần nhau hơn là xu hướng tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế

lúc này Xung hướng này chính là quá trình tồn cầu hố hay cịn được gọi là q trình tự do hoá thương mại

Đúng trước các nhu cầu khách quan này, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định quá trình hội nhập kinh tế là một tất yếu khách quan, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này Trước những thuận lợi, thách thức của quá trình mở cửa và hội nhập với sự tụt hậu do đóng cửa thì sự lựa chọn đúng đắn duy nhất là thực hiện triệt để con đường hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại những lợi ích căn bản, lâu dài, nhất là trong việc nâng cao phúc lợi xã hội cho những quốc gia có khả năng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chính sách phù hợp Vì vậy, quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ

VỊ đưa ra trong chính sách đổi mới đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, mở

rộng và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế đã tiếp tục được Đại hội Đảng lần thứ VI với chủ trương đa phương hoá, da dạng hoá quan hệ kinh tế dối ngoại tiếp tục khẳng định và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đầu tiên

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung vong Dang khoá VIII ngày 29/12/1997 khẳng định “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có kha

năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế, Tiến

hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ,

gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình đương (APEC) và Tỏ chức Thương mại thế giới (WTO) Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện

các cam kết trong khuôn khổ Khu vực Thương mại (ự do ASPAN CAPFPFA)

Trang 6

6 Quốc hội khoá X về ““Tạo chuyển biến tích cực về tốc độ và chất lượng phát

triển kinh tế, xã hội” đã nói rõ: “Chính phủ đã chủ động và tích cực đẩy mạnh

các hoạt động ngoại giao và kinh tế đối ngoại trên các lĩnh vực theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá, xúc tiến hội nhập kinh tế theo lộ trình đã

cam kết, đạt được tiến bộ trong đàm phán để gia nhập TỔ chức Thương mại

thế giới (WTO), đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.”

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái bình dương (APEC) và đã có những bước khởi đầu cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - một thiết chế thương mại quốc tế lớn nhất chiếm hơn 90% thương mại thế giới Tham gia vào WTO sẽ đem lại cho Việt Nam rất nhiều lợi thế, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của đất nước Vì vậy có thể thấy gia nhập WTO là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam Tính đến nay, chúng ta đã tiến hành 4 vòng đàm phán đầu tiên về minh bach hố chính sách của qúa trình đàm phán gia nhập WTO

Tuy nhiên, để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần của Dự thảo Báo cáo Chính trị của BCHTƯ Đảng Khố VIH trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, chúng ta cần phải có sự tìm hiểu

kỹ về những yêu cầu của quá trình này, mà trong đó việc nghiên cứu các quy

định của WTO là rất quan trọng WTO là một tổ chức rất phức tạp, các quy định của nó cũng rất khó hiểu và có những yêu cầu khá nặng nề đối với một đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về WTO sẽ góp phần giúp cho Việt Nam có thể vượt qua được những thách thức và tận dụng được những lợi thế khi gia nhập WTO, đồng thời cũng hạn chế khả năng xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi các quy định của WTO

WTO là một hệ thống “luật chơi” chung của thương mại thế giới tronp đó giải quyết tranh chấp là một trong những công việc cần phải được quan tâm Bởi vì, thứ nhất, chúng ta đều biết quá trình hợp tác quốc tế mà đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì khả năng xảy ra các mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích là rất cao Bên cạnh đó các quy định của WTO rất phức tạp việc thực thi chúng sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp Điều này đã được chúng mình trên thực tế là cả những cường quốc như Mỹ hay EC cũng ‹đều có khả năng bị

kiện ra WTO Thứ hai, WTO đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho việc giải

quyết các iranh chấp thương mại quốc tế, mà đóng vai trị trung tâm: là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Toàn bộ cơ chế này được quy định trong Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) Do dé, vice nghiên cứu về WTO nói chung và về cơ chế giát quyết tranh chấp của WTO nói riêng cần phải được thực hiện ngay ttt bay yt

Trang 7

Hiện nay chúng ta đang có nhiều nỗ lực trong hoạt động đào tạo cho các địa phương và doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về thương mại thế giới, tổ

chức nghiên cứu, dịch thuật các hiệp định của WTO Vào thời điểm hiện nay việc làm này không phải là sớm nhưng cũng sẽ góp phần tạo ra cơ sở kiến thức

cần thiết cho một quá trình hội nhập đầy đủ hơn và toàn điện hơn Boi vì, khi gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ các quy định của tổ chức này mà người đầu tiên phải tuân thủ là các doanh nghiệp và chính quyền địa phương Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp thì việc nắm vững cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ giúp chúng ta có được những giải pháp hợp lý nhằm hạn

chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra

Chúng ta có thể nhận thấy, trong thực tiễn thương mại hiện nay cùng với số lượng tăng lên của các quan hệ thương mại thì số lượng các tranh chấp cũng ngày càng tăng, vì vậy việc nắm rõ về cơ chế giải quyết tranh chấp

thương mại quốc tế của WTO là cần thiết Đồng thời việc nghiên cứu đó cũng

sẽ đem đến cho chúng ta những nhận thức về vai trò trọng tài của WTO trong nền thương mại thế giới, cũng như những bước tiến của cơ chế giải quyết tranh chấp của thương mại quốc tế Thông qua đó sẽ thu nhận được các kiến thức và

kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước

phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ một cách tốt nhất cho công cuộc dối

mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền

2 Mục đích nghiên cứu

Ý thức được sự cần thiết trong việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tôi đã mạnh dạn, cố gắng nghiên cứu những nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được quy định trong Bản Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, một

trong những hiệp định quan trọng của WTO Trên cơ sở những nghiên cứu đó,

tơi xin đưa ra một số kiến nghị để giúp tham gia WTO một cách chủ động, hạn chế tối đa khả năng xảy ra tranh chấp cũng như những thiệt hại xảy ra khi có tranh chấp

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ thương mại quốc tế hết

sức đa đạng, phức tạp và được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế vì vậy

Trang 8

chấp phát sinh từ việc thực hiện các Hiệp định của WTO có nội dung khá mới

mẻ và cần phai*étian tâm đối với Việt Nam khi gia nhập WTO Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, Luận văn sẽ chỉ tập trung đi vào xem Xét và

trình bầy cơ chế giải quyết tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia trong khuôn khổ của WTO được ghi nhận trong Bản Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục

Điều chỉnh việc Giải quyết tranh chấp (gọi tắt là DSU)

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tê trong nghiên cứu Luận văn cũng sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích

và tổng hợp để xem xét về từng vấn đề cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, so

sánh, phân tích, Luận văn có kết hợp sử dụng các vụ việc cụ thể làm cơ sở chứng minh, nghiên cứu và nhận xét

5 Kết cấu của Luận văn

Kết cấu của Luận văn bao gồm: - Phần mở đầu;

- Chương I: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và vấn đề giải quyết

tranh chấp thương mại quốc tế

- Chương II: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO - Chương II: Việt Nam và triển vọng tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO,

- Kết luận

Tôi hy vọng những nghiên cứu này ' phần nào sẽ có đóng góp hữu ích

cho việc nghiên cứu về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Do điều kiện tài liệu không nhiều và chủ yếu bằng tiếng Anh, bởi vậy không Luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót Tôi mong rằng sẽ nhận được

Trang 9

CHUONG I

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ

VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1- KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

1.1 Hiệp định chung về Thuế œuan và Thương mại (GATTT) - Tiền thân của Tổ chức Thương mại thé giGi(WTO)

Một trong những công cụ thương mại đa phương có quy mơ lớn đầu tiên trên thế giới là Hiệp định chung về Thuế quan va Thuong mai (GATT) GATT là một hiệp định thương mại đa phương có Thành viên là các quốc gia và vùng

lãnh thổ Phạm vi của GATT chỉ bao gồm các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá, hướng tới việc cắt giảm thuế quan đối với hoạt động thương

mại quốc tế Việc GATT ra đời đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ kinh tế toàn cầu, thúc đẩy và đảm bảo cho q trình tự do hố thương mại thế giới Đồng thời GATT cũng đã tạo cơ sở cho sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức quốc tế có quy mô lớn về cơ cấu tổ chức và phạm vi điều chỉnh Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về WTO thì việc nghiên cứu lịch sử thành lập và phát triển của GA'TT là hết sức cần thiết

Ý tưởng không thành về việc thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO) - Sự ra đời Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)

Hội nghị về tài chính và tiền tệ của Liên hợp quốc được tổ chức tại

Bretton Woods, New Hampshire năm 1944, đã thông qua điều lệ của Ngân hàng thế giới (WB)(Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế - IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (TMF) Trong Hội nghị, một số quốc gia đã dua ra ý tưởng xây

dựng thêm một thiết chế thứ 3 để giải quyết các vấn đề trong việc hợp tác

thương mại quốc tế bên cạnh hai thiết chế nói trên Vì vậy, Hội nghị cũng đã đề ra ý tưởng thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (ETO) Theo ý tưởng này, phạm vi điều chỉnh của ITO sẽ bao gồm một loạt các lĩnh vực về kinh tế như:

đầu tư, các biện pháp và thông lệ kinh doanh, các thoa thuận ngành hàng, quy

tac thương mại quốc tế, các vấn đề về thương mại liên uan đến phát triển

Mục tiêu cơ bản của FFO đó là tự do hố thương mại từng bước, chống dọc

Trang 10

Ý tưởng về hình thức và chức năng của [TO được các quan chức của Mỹ tiến hành đàm phán song phương với các quan chức của Anh Các nguyên tác đã được hai bên thống nhất và đưa vào một tập chuyên đề có tên “Đề xuât cho việc mở rộng thương mại và lao động thế giới” Sau đó đề xuất này đã dược dua vao trong dự thảo Hiến chương của ETO Bản dự thảo Hiến chương này đã được các nước đàm phán sửa đổi qua các hội nghị quốc tế tổ chức luân phiên tại London, New York, Geneva và Havana từ năm 1946 đến năm 1948 Du thảo cuối cùng được hoàn thiện tại La Havana (Cuba) có tên gọi là “Hiến chương Havana” Hiến chương La Havana về việc thành lập Tổ chức Thương mai quéc té (ITO) đã được 53 nước ký, chủ yếu là các quốc gia giành được độc iập sau chiến tranh, trừ các nước Đức, ïtalia và Nhật bản

Mặc dù Hiến chương ITO da duoc nhất trí trong Hội nghị về Thương mại và Việc làm của Liên hợp quốc, tổ chức tại La Habana tháng 3 năm ¡948, Nhưng việc phê chuẩn Hiến chương này ở một số nước đã không thực hiện dược Phản ứng mạnh nhất là từ phía Quốc hội Mỹ do sự chỉ trích trong nội bộ nước Mỹ, mặc dù Chính phủ Mỹ là một trong các Chính phủ tham gia tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện Hiến chương này Năm 1950, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố là đã khơng tìm được sự phê chuẩn Hiến chương ITO từ phía Quốc hội Vì vậy, việc một số quốc gia (trong đó có Mỹ) không phê chuẩn Hiến chương này nên trên thực tế [TO không được thành lập Bởi vì chỉ riêng các hoạt động thương mại của Mỹ vào thời điểm này đã chiếm một nửa giá tri

của nền thương mại thế giới

Trong khi tiến hành thảo luận, đàm phán về dự thảo Hiến chương thành lập ITO, nhiều nước mong muốn giảm hàng rào thuế quan càng sớm càng tốt và đã bắt tay vào soạn thảo Thoả thuận giảm thuế tạm thời Thoả thuận này sẽ

có hiệu lực áp dụng cho đến khi [TO được chính thức thành lập Cuối cùng

bản Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại đã được soạn thảo có chứa nhiều quy định về chính sách thương mại trong Hiến chương ITO Hiệp định chung này đã được 32 nước ký kết tại Geneva ngày 30 thang 10 nam 1947, bat đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948 và Hiệp định được biết đến với tên gọi là

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) Tại thời diểm đó

GATTT được xem như là bước khởi đầu để tiến tới việc hình thành một tổ chức thương mại quốc tế Tuy nhiên trên thực tế nó đã thực sự tồn tại như một chuẩn mực duy nhất cho việc tự do hoá thương mại trong suốt 47 năm (1948 -

1995) kin ma thiét ché ITO đây tham vọng trở thành quá khứ

Một số nội dung cơ bản về GATT - Quá trình ra đời của T2 chức Thuong mai Thé gidi (WTO)

Mục đích ngay từ ngày đầu của GA TT là từng bước tiến tới xoá bỏ các rào cần thuế, phi thuế cho sự lưu chuyển của hàng hoá và những thoả thuận

này chỉ là tạm thời trong Khi PFFO chưa ra đồi, Việc cất giảm hằng tào thuê

quan và phi thué quan cua GATT duoc thực hiện thông qua lộ tiình trêu có số

Trang 11

thoả thuận giữa các quốc gia GA TT thiết lập nên các nghĩa vụ da phương, cho thương mại hàng hoá, bao gồm đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc øĩa, tính cơng khai, chống phá giá và thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ

Không giống như phần lớn các hiệp định có hiệu lực pháp lý bất buộc khác, GATT không phải là một hiệp định đơn nhất GATTT bao gồm hàng loạt các Thoả thuận khác nhau, trong đó có Hiệp định chung, các Nghị định tư, Thoả thuận kết nạp các thành viên mới và các Bộ luật của GATTF được thòng qua tai cac vong dam phan Kennedy va Tokyo (Kenedy Code, Tokyo Code)

Ban đầu GATTT được thành lập với mục đích là giải pháp tạm thời trước

khi có ITO, nên không một thiết chế nào được tạo ra với tư cách là một tổ chức thương mại quốc tế thường trực để điều chỉnh thương mại quốc tế Tuy

nhiên, khi không thể thành lập được ITO thì các nước có tiểm năng thương mại lớn có ý định phát triển bộ máy thiết chế trong khuôn khổ của GATE Ý định này được đưa ra bởi nhu cầu thiết lập một cơ quan điều hành, giám sát và giải quyết các tranh chấp từ việc thực thi những cam kết của các Thành viên GATT Vi vay, Ban thu ky cua GATT da dugc thanh lập cùng với một số bộ phận giúp việc khác và đã trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp trong suôt 47 năm tồn tại trước khi WTO ra đời

GATTT được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc (MEN) được quy định tại Điều I của GATT 47; nguyên tắc

Đãi ngộ quốc gia được quy định tại Điều HII của GATT 47 Hai nguyên tắc

này đã đóng vai trị quan trọng và trở thành các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật thương mại quốc tế Việc sử dụng hai nguyên tắc này nhằm mục đích xố

bỏ sự phân biệt đối xử đã được áp dụng lâu dài trong quan hệ thương mại quốc tế Chính vì vậy chúng đã được tiếp tục sử dụng làm nguyên tắc cơ bản của

WTO

Ngoài những qui định về sự không phân biệt đối xử nêu ở trên, trong

GATT 47 cịn có nhiều điều khoản khác về quy chế tối huệ quốc và nguyên

tắc không phân biệt đối xử, liên quan đến các quy định về số lượng hàng hoá nội địa (Điều III, khoản 7), phim ảnh nghệ thuật (Điều IV (b)), quá cảnh hàng hoá (Điều V, khoản 5 và 6), nhãn hiệu xuất xứ hàng hoá (Điều 1X, khoản 1), hạn chế về số lượng hàng hoá (Điều XIH khoản 1), doanh nghiệp thương mại

Nhà nước (Điều XVII, khoản 1), khuyến khích của nhà nước trong việc thành

lập các ngành công nghiệp đặc biệt (Điều XVIIH, khoản 20), và các biện pháp

cần thiết đối với việc nhập khẩu và phân phối các loại hàng hoá khan hiểm

(Điện 20, mục (J))

Hoạt động của các Thành viên GA TT dược tiến hành theo hài cách, Thứ

7 `

tảo luận về những vận

nhất, các nước Thành viên thực hiện thường xuyên các hoạt động thí hành pháp luật thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp và tÍ

đề chung liên quan đến các nghĩa vụ và can kết của Thành viên trone, khuén

Trang 12

khé GATT Thứ hai, các Thành viên có nghĩa vụ tham gia các vòng đầm phán

để xây dựng các hiệp định, thoả thuận mới nhằm mục tiêu thúc đẩy nhanh hon q trình tự do hố thương mại, tăng cường hoạt động quản lý và giám sát việc thi hành các nghĩavụ bằng việc xây dựng một số cơ quan chính trong GA TT Trong giai đoạn đầu, các vòng đàm phán thường tập trung vào việc khuyến khích giảm thuế suất trên cơ sở đàm phán có đi có lại Giai đoạn sau các nước

thường quan tâm đàm phán, thảo luận vấn đề bảo hộ mậu dịch Các vòng đàm phán đã diễn ra gồm : vòng đàm phán Geneva 1947; vòng đầm phán Annecy 1949; vong dam phan Torquay 1950; vòng đàm phán Geneva 1956; vong dam phan Dillon 1960-61; vong dam phan Kennedy 1964-67; vong dam_ phan Tokyo 1973-79; vong dam phan Uruguay 1986 - 1994

Qua tám vòng đàm phán, các nước công nghiệp đã cắt giảm thuế suất trung bình xuống thấp hơn 4%, bằng khoảng 1/10 so với mức thuế suất ban đầu Nhiều quota nhập khẩu bị bãi bỏ, đồng thời việc trợ giá các sản phẩm

xuất khẩu bị kiểm soát nghiêm ngặt Dưới đây là tóm lược kết quả của từng

vòng đàm phán :

Năm Tên vịng Nội dung chính Số nước tham

1947 Vong Geneva | - Phiên họp ra mắt đầu tién, GATT

chính thức đi vào hoạt động

- Đàm phán về cắt giảm thuế quan

1949 Vong Annecy | - Đầm phán về cắt giảm thuế quan

1951 Vong Torquay | - Đàm phán về cắt giảm thuế quan „ | 956 Vòng Geneva | - Dam phán về cắt giảm thuế quan a

| 1960-1961 | Vong Dillon - Dam phan vé cất giảm thuế quan /

1964-1967 | Vong Kenedy | - Đàm phán về cắt giảm thuế quan - Đầm phán về các biện pháp chống phá giá

1973-1979 | Vòng Tokyo - Dam phán về các biện pháp uc |

quan và phi thuế quan

1986-1994 | Vong Urugoay - Đàm phán về các biện pháp thuế Lò

| quan và phi thuế quan: dịch vụ; sở)

hữu trí tuệ; giải quyết trang chấp; dệt

may; nông nghiệp; thành lật: WTO

dự

Trang 13

Trong 8 vòng đàm phán nói trên thì Vòng đàm phán Uruguay da mo ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển các quan hệ kinh tế toàn cầu Giá trị của vòng Uruguay trước hết được thể hiện ở các cam kết về giảm thuế của hơn 120 nước

tham gia vòng đàm phán Uruguay thông qua 22500 trang của các lịch trình,

giảm thuế quốc gia Phần lớn các nước cam kết thực hiện giảm thuế trong 5 năm và sẽ cắt giảm 40% thuế đối với hàng công nghiệp của các nước phát triển, trung bình từ 6,3% xuống còn 3,8%, và tăng từ 22 đến 44% giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập khẩu miễn thuế vào các nước công nghiệp phát triển Đối với các loại hàng hố có cơ cấu thuế cao trên 15% được nhập vào các nước phát triển từ mọi nguồn thì thuế suất sẽ giảm từ 7% xuống 5%, và nếu các loại hàng này được nhập từ các nước đang phát triển thì thuế suất sẽ giảm từ 9 xuống 5%

Bên cạnh đó, qua Vịng Uruguay, những quy định mới về thương mại quốc té duoc mở rộng hơn nhiều so với trước đây Các quy định này bao gồm

các thoả thuận mới về lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ thương mại, quyền sở

hữu trí tuệ và các biện pháp đầu tư có liên quan thương mại Các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng được tăng cường một cách đáng kể Một trong những thành tựu quan trọng nhất mà vòng đàm phán Uruguay đã đạt được chính là

Hiệp định về việc thành lập một tổ chức mới - Tổ chức thương mại thế giới (WTO)- một phiên bản mới của Tổ chức thương mại quốc tế (ITO)

1.2 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Trong phần trên chúng ta đã thấy kết quả mà GATTT đạt được trong hơn 47 năm tồn tại của mình là việc cắt giẫm thuế quan, thúc đẩy và tạo thuận lợi

cho quá trình tự do hố thương mại Việc số lượng các Thành viên mới tăng lên nhanh chóng trong Vịng Urugoay cho thấy: hệ thống thương mại đa

phương đã được các nước công nhận là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển và là cộng cụ của quá trình cải cách kinh tế ở mỗi quốc gia

Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mai thế giới trong thời gian qua đã làm phát sinh hàng loạt vấn đề mới trong hoạt động kinh tế tồn cầu Điều đó đã làm bộc lộ những thiếu sót của GATTT Có thể nói điều này là hiển nhiên, bởi vì cho đến giữa những năm 80 thì thương mại quốc tế khác hẳn với tình hình của 40 năm trước đó, khi GATE được ký kết Sự khác biệt đó được thể hiện ở số lượng các quốc gia tham gia vào quá

trình tồn cầu hố ngày càng tăng, đồng thời các quan hệ thương mại quốc tê ngày càng trở nên phức tạp, da dạng và quan trọng hơn nuiều, Vì vậy, danh giá chung c6 thé thay GATT có một số nhược điểm sau:

- Rõ ràng đến đầu những năm 80 GA TT chỉ còn điều chỉnh một phần

trong nền thương mại quốc tế Quá trình tồn cầu hố nên kinh tế thế giới

Trang 14

khơng cịn chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại hàng hoá nữa, mà đã mở

rộng sang cả các lĩnh vực khác mà GA TT chưa điều chỉnh là thương mại dịch

vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ Những lĩnh vực này ngày càng chiếm tỷ trọng thương mại lớn trên thế giới và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nước

- Ngay cả trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, GATTT cũng đã thể hiện ra một số nhược điểm Thứ nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, các kế hở của

GATT da được khai thác triệt để do đó q trình tự do hố trong lĩnh vực này đạt được rất ít thành cơng Đồng thời đây là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với lợi ích của các nước đang phát triển nên rất thu hút được sự quan tâm của các nước này trong các vòng đàm phán Thứ hai, GA TT không điều chỉnh lĩnh vực dệt may, do đó vơ hình chung đã cho những nước nhập khẩu tuỳ tiện đặt ra những hạn chế trái với nguyên tắc của thương mại thế giới;

- Mặc dù quy trình giải quyết tranh chấp của GATT đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn còn mất nhiều thời gian Cơ chế đảm bao thi hành những phán quyết đối với các vụ việc được đưa ra giải quyết trong GATTT chưa có hiệu quả

Chính vì vậy mục tiêu mà vòng đàm phán Urugoay đặt ra là tự do hoá và mở rộng hơn nữa thương mại thế giới; tăng tính đáp ứng của GATTT đối với môi trường kinh tế quốc tế; củng cố vai trò và cải thiện hệ thống thương mại đa phương mà trong đó việc tăng cường hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế chiếm vị trí quan trọng Do đó, việc tiếp tục duy trì

GATT, khơng phải là một tổ chức quốc tế, sẽ không thể giải quyết triệt dé

được những yêu cầu đó Từ đó nhu cầu thiết lập nên một tổ chức quốc tế có cơ

cấu tổ chức chặt chẽ để phối hợp, điều hoà các lợi ích thương mại thế giới, giải

quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế là cần thiết Kết quả cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay là thiết lập nên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

1.2.1- Phạm vi điều chỉnh - Mục tiêu hoạt động của WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một thiết chế liên Chính phủ quy định cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc thực hiện nghĩa vụ điều chỉnh và thi hành pháp luật thương mại quốc tế của các thành viên Tổ chức này được xem là nền tẳng cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia thong qua thảo luận, đàm phán và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thương, mại quốc tế

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành lập ngày 1/1/1995 theo Hiệp

định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Sau khi kết thúc Vòng

đàm phán Urugoay ngày 15/12/1993, các quan chức cấp Bộ trưởng dại điện

cho những nước tham gia đầm phán đã ký kết Văn kiện cuốt cùng tại cuộc họp

ở Marrakesh, Marocco tháng 4/1994 “Tuyên bố Mairakesh” ngày 14/4/1991

Trang 15

khẳng định kết quả của Vòng dam phan Urugoay trong khuén kho ctia GATT

là “tăng cường nền kinh tế thế giới, thúc dẩy phát triển trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, việc làm và thu nhập trên toàn phạm vi thế giới” Có thể nói WTO là tổ chức kết thừa của GATT và là hiện thân các kết quả của vòng đàm phán Urugoay

Nói như vậy bởi vì cơ cấu tổ chức và các nguyên tac cla GATT tiếp tục

được thể hiện lại trong các qui định của WTO, các lĩnh vực trước đây GATT chỉ khuyến cáo nay đã được WTO chuyển hoá thành quy định Đó là những

linh vực về: các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ, dịch vụ Về giải quyết tranh chấp, bên cạnh việc kế thừa các giá trị cua GATT, WTO da tang cường cơ chế này và có thể nhận xét răng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mạnh hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của GATTT trước đây Với bộ máy cưỡng chế thi hành các quy tắc thương mại quốc tế gần giống với cơ quan tư pháp (xét xử), WTO đã chứng minh được tính hiệu quả của mình trong giải quyết tranh chấp so với trước đây, khi mà các tranh chấp này thường gây ra các cuộc trả đữa thương mại đầy nguy hại Vì vậy có

thể thấy phạm vi điều chỉnh của WTO đã được mở rộng bao gồm hàng loạt

các lĩnh vực thương mại như: thương mại hàng hố (trong đó điều chỉnh các

vấn đề về nông nghiệp, hải quan, biện pháp tự vệ, thuế đối kháng, chống bán

phá giá, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ), thương mại dịch vụ, các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế rà sốt chính sách thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế,

Vào lúc này WTO đã có 143 thành viên (tính đến tháng 12/2000) với da

số là các nước đang phát triển Các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 3 tại Seattle, Mỹ từ ngày 30/11-3/12/1999 Hiện nay có 28 quốc gia đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, trong số đó có nhiều nước

đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi, như Việt Nam và Trung quốc Mục tiêu hoạt động của WTO

Việc thành lập một tổ chức quốc tế với quy mô phức tạp nhằm thực hiện

tốt hơn những mục đích đã được nêu ra tại GATTE 47 Tuy nhiên ngoài lĩnh

vực thương mại hàng hoá, WTO cịn điều chính các lĩnh vực khác như thương

mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các biện pháp dau tư liên quan đến thương mại Chính vì vậy có thể nói với việc thành lập WTO, các quốc gia đã đặt một kỳ vọng rất lớn vào vai trò lãnh đạo của thiết chế này trong hoàn cảnh mà nên

kinh tế của các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn

Như vậy, WTO được thành lập nhằm đạt 3 mục tiêu chủ yếu, đó là: Mục tiêu kinh rế của WTO là thúc đấy tiến trình tự do hoá thương mai

thơng qua đó nhằm tặng cường hoạt động thương mại đảm bảo sự phát triển

Trang 16

bền vững và bảo vệ môi trường Điều này có nghĩa WTO yêu cầu các Thành viên nhận thức được rằng cần phải có một sự áp dụng thống nhất các tiêu

chuẩn và ngôn ngữ thương mại trên tồn thế giới, khơng được phép có những thay đổi chính sách thương mại của mình mà khơng có sự thơng báo trước

Đây chính là một đặc điểm nổi bật của WTO, yêu cầu về “tính minh bạch”

(Transparency)

Mục tiêu chính trị, các Thành viên mong muốn WTO sẽ là trung tâm

trong việc giải quyết những tranh chấp thương mại phù hợp với những quy tắc chung của pháp luật quốc tế Đồng thời WTO sẽ trở thành một người dần xếp, thương lượng và thoả thuận các chính sách và quy tắc thương mại đa biên! Bên cạnh đó, WTO cũng đã đảm bảo cho những nước đang phát triển, mà trong đé đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, những ưu đãi trong quan hệ thương mại quốc tế để có điều kiện được thụ hưởng các lợi ích từ sự tăng

trưởng của thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của

những nước này Điều này đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các nước

trên thế giới và thể hiện được kết quả trong quá trình đấu tranh của những

nước đang phát triển đối với những nước phát triển

Mục tiêu xã hội là mục tiêu được các Bộ trưởng nêu ngay đầu tiên trong

Tuyên bố Marrakesh đó là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm và

thu nhập cho người dân của các nước Thành viên

1.2.2- Chức năng của WTO

Nhằm thực hiện được các mục tiêu nói trên, WTO có 5 chức năng cơ

bản được quy định tại Điều III của Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ chức

thương mại thế giới là

* Giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận trong khuôn khổ của WTO Chức năng này được thực hiện dưới hình thức giám sát việc thực thị các nghĩa vụ của các Thành viên;

* Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các Thành viên thực thi các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi được quy định trong các Hiệp định của WTO

* WTO vẫn sẽ tiếp tục là bộ máy để các Thành viên tiến hành các vòng đàm phán về những nội dung đã được quy định trong các Hiệp định của WTO và các vấn đề thương mại quốc tế khác theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng

' Chuyên đề về: ASEAN, APEC, WTO một số vấn đề pháp ly về tổ chức và hợp tác - Viện

Trang 17

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo đõi việc thực hiện ‘Thoa

thuận về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chap (DSU) Không giống với GA TT, các phán quyết về việc giải quyết tranh chấp của WTO có tính cưỡng chế Tính cưỡng chế thể hiện ở việc khi bên phải thí hành khơng thực hiện các phán quyết này thì bên đó sẽ phải bồi thường những thiệt hai đã gây ra cho bên được thị hành, hoặc bên được thí hành sẽ đình chỉ việc cho bên phải thị hành tiếp tục được hưởng những, nhượng bộ theo các Hiệp định của WTO

* Chức năng tiếp theo của WTO là thường xuyên thực hiện cơ chế rà sốt chính sách thương mại (dưới đây được gọi là “TPRM?) Mục tiêu của cơ

chế này nhằm làm cho các Thành viên tuân thủ triệt để các quy tắc, kỷ luật và

cam Kết được ghi nhận trong các Hiệp định của WTO khi các Hiệp định này

được áp dụng Nhờ đó hệ thống thương mại đa biên sẽ vận hành suôn sẻ hơn

đạt được sự minh bạch hơn và hiểu biết nhiều hơn về các chính sách và thực tiên thương mại của các Thành viên Cơ chế rà sốt chính sách thương mại

được quy định chi tiết trong Phụ lục 3

Với mục tiêu nhằm đi đến được sự thống nhất lớn hơn trong quá trình

hoạch định chính sách tồn cầu, Tổ chức Thương mại thế giới, khi cần thiết, sẽ

hợp tác với Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng quốc tế về Tái thiết và Phát triển

(Ngân hàng Thế giới - WB) và các cơ quan trực thuộc Sự hợp tác giữa 3 tổ

chức kinh tế tài chính này nhằm giúp các Thành viên tiếp cận và xử lý được

các vấn đề kinh tế toàn cầu

1.2.3- Các nguyên tắc cơ bẩn

Theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - 1992) thì nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm Trong khoa học pháp lý, nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý chỉ đạo quá trình xây dựng và thí hành pháp luật

Thơng thường có hai loại nguyên tắc là nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc

thông thường Những nguyên tắc cơ bản là những quan điểm tư tưởng bất di

bất dịch, ổn định ít thay đổi và mang tính chất nền tảng”

WTO là chủ thể của Luật quốc tế, vì vậy nó phải được thành lập và hoạt động trước hết trên các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã được quy dinh tại Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc và ““Tuyên bố chung của Liên hop quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp

tác giữa các quốc gia” năm 1970 Bên cạnh đó, với tư cách là một tổ chức kinh tế quốc tế nên trong tổ chức và hoạt động của mình WTO cịn phải tn thủ

những nguyên tắc của Luật kinh tế quốc tế được quy định trong THiến chương?

Trang 18

về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quôc gia như nguyên tác tự do lựa chọn chế độ kinh tế; nguyên tắc chủ quyền vĩnh viễn của quốc gia dối với tài nguyên thiên nhiên; nguyên tắc không phân biệt đối xử; nguyên tắc dối xử có

đi có lại

Mặc dù có phạm vi điều chính rộng bao gồm một hệ thống các Hiệp định phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhưng có thể thấy để đảm bảo

cho tính thống nhất trong quá trình hoạt động của mình, WTO đã dưa ra một

số nguyên tắc pháp lý cơ bản là:

Nguyên tác thứ nhất, không phân biệt đối xử, có thể nói nội dung chính của nguyên tắc này bao gồm hai nguyên tắc đó là:

Nguyên tắc Tối huệ quốc (MEN - Most Favoured Nation), trong Hiép

định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được gọi là “Nguyên tắc Quan hệ thương mại bình thường”(Normal Trade Relation), là một nguyên tắc quan

trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động trong khuôn khổ của WTO Tầm quan trọng của nguyên tắc này đã được thể hiện rõ với việc nó được dé cập đến ngay trong Điều 1 của GATTT 47 Trước đây nguyên tắc này được áp dụng trên cơ sở song phương Như vậy khi được áp dụng chung trong quan hệ thương mại đa phương thì đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử Nghĩa vụ của các Thành viên trong việc áp dụng nguyên tắc này là ngay lập tức và vô điều kiện Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này trong WTO đã mở rộng hơn GATTT trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư Tuy nhiên nguyên tắc MEN cũng có ngoại lệ được áp dụng cho liên minh thuế

quan, khu vực mậu dịch tư do và thương mại biên giới Để tránh việc vô hiệu

hoá các quy định của WTO và tránh tình trạng khu vực hoá, WTO đã có các

quy định nhằm hạn chế việc lạm dụng những ngoại lệ này như quy định về

thời hạn chuyển tiếp

Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT - National Treatmenr), yêu cầu các Thành

viên phải có sự đối xử khơng kém thuận lợi hơn giữa hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ cùng loại của nước ngoài và trong nước Trong các Hiệp định của WTO cũng có quy định về các trường hợp ngoại lệ trong việc áp dụng

nguyên tắc này

đai nguyên tắc MEN và NT đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong Nệ thống thương mại da phương với ý nghĩa nhằm bảo đảm việc tuân thủ nghiêm túc các cam kết mà các Thành viên đã chấp nhận khi trở thành thành viên của WTO

Nguyên tác thứ hai, thương mại phải ngày càng được tự đo thông qua đầm phán, điều đó địi hỏi các rao can thuong mai như thuế quan phải đần

được loại bỏ, từng bước hướng tới tự do hoá thương mại, tạo điều kiện thận lợi cho sự tiếp cận của hàng hoá, dich vu, đầu tư vào thị trường nước mình

Mức độ cất giảm hàng rào bảo hộ phải được các quốc gia thoả thuận thông

Trang 19

qua dain phan da phuong va song phuong Mic di GATT/WTO cho phép cic quốc gia sử dụng thuế quan làm biện pháp bảo hộ cho sản xuất trong nước nhưng biện pháp này cũng phải đàm phán và có lộ trình giảm dan,

Nguyên tác thứ ba, tính khả đoán (dé dự đoán), ngun tác này địi hói

các chính phủ phái bảo đảm những cam kết đã đứa ra phát được thực liện và

tình trạng thương mại hiện hành sẽ không bị xấu đi mà chỉ được lim tốt lên,

Điều này có nghĩa các hàng rào thương mủ sẽ không bị tăng lên một cách tuỳ tiện, các cam kết đều là những ràng buộc mang tính pháp lý Ngoài ra, nguyên tác cũng đòi hỏi mọi chế độ chính sách, pháp luật cần phải được công bd cong khai theo cách thức để các doanh nghiệp, cá nhân dễ tiếp cận và có đủ thời

2

FA ¿+

gian đề chuyền đổi cho phù hợp

Nguyên tắc thứ tư, tạo ra môi (trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

mục tiêu của nguyên tắc là hạn chế các tác động tiêu cực của các biện pháp ban phá giá, trợ cấp hay đặc quyền của một số doanh nghiệp Theo WTO, các

quan hệ thương mại phải được phát triển theo quy luật của thị trường, Nhà nước không được can thiệp để áp đặt, bóp méo tính lành mạnh, cơng bằng của

cạnh tranh

Nguyền tắc thứ năm, đành cho các nước đang phát triển một số tru đãi Xuất phát từ việc nền kinh tế của các nước trên thế giới phát triển không đồng đều, vì vậy để đảm bảo cho quá trình hợp tác thương mại toàn cầu được bình dang, WTO đã dành những ưu đãi nhất định cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhất Những ưu đãi này được thể hiện thông quan việc cho phép các nước thành viên đang phát triển có một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính

sách

1.2.4- Cơ cấu tổ chức - Tư cách Thành viên

WTO có một cơ cấu tổ chức khá hồn thiên (xem Hình !) Hội ñebq Đệ

trưởng với đầy đủ các thẩm quyền, bao gồm đại diện của tất cả các thành viên

của WTO, họp bai năm một lần Giữa hai kỳ họp của Hội nghị Hồ trưởng

chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sé do Dai hội đồng, cũng bao gồm đại diện của tất cá các thành viên của WTO, đảm nhiệm Đại hội đồng cũng nhóm họp làm Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để xem xét thủ tục giải quyết tranh chấp, và ià Cơ quan xem xét chính sách thươn: , 4

ø mại để thực hiện sự eidin sát

các chính sách thương mại của môi thành viên Đa cơ quan riệng biệt ciấm sát

việc thực hiện từna lĩnh vực cụ thể của các hiệp định của WTO và cùng chịu sự giấm sát của Đại hột đồng lu Hội đồng thương tmạt hàng hoá; Hội dong thương mẹ dịch vụ, và Hội đồng về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương

mại, Đáng chú ý là Tiệp định Thành lập WTO đã quy định cho Tiội nơ] Bộ

trưởng và Đại hội đồng thẩm quyền giải thích các hiệp định của WTO OuveI định về việc piảt tiích sẽ dược thơng qua bằng da số tuyệt đốt, 3/4 số Thành

Trang 20

viên Việc xem xét các quy định và khái niệm trong các hiệp dịnh của W 1Ö

sẽ do các Uỷ ban và Nhóm làm việc thực hiện, hoạt động của chúng chịu sự

giám sát của các Hội đồng Một số Uỷ ban theo đõi bao gồm các Liý bạn về:

Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ thực vật; Quy chế về xuất xứ; Thương mại và Môi trường

Thành viên của WTO không chỉ là các quốc gia mà còn bao gồm cả những lãnh thổ thuế quan riêng biệt như EU, Hồng Kông, Ma Cao Thành viên của WTO gồm Thành viên sáng lập và Thành viên gia nhập Thành viên sáng lập là những nước đã ký kết GATT 47 và ký, phê chuẩn Hiệp định thành lập WTO trước ngày 31/12/1994 Thành viên gia nhập ià những nước hoặc lãnh thổ thuế quan xin gia nhập WTO sau ngày 1/1/1995, Quyết định cho gia nhập WTO được Đại hội đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất 2/3 số phiếu trần

thành

Trang 21

UB vé thuong mai

CO CAU TO CHUC CUA WTO

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG | |

Cơ quan xem xét chính sách thương mại Đại hội đồng

Cơ - quan quyết tranh chấp và môi trường UB về thương mại | | | ti

mại hàng hoá Hội đồng thương mại dịch vụ Hội đồng thương

và sự phát triển UB về chính sách thực hiện cán cân thanh toán

UB ngân sách tài chính và hành chính UB giải quyết các vướng mắc trong thương mại Hội đồng về quyền

sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại UB hang khong UB về mua sắn UB về chống bán phá giá biện pháp vệ sinh và bảo vệ thực vật UB tiếp cận | Nhóm đàm phán về

cơ sở viễn thông dan dung

UB nong Nhém dam phan vé

nghiép —† đi lại của thể nhân Chính phủ

So ee LÍ pein | me

Nhóm đàm phán về

vận tải đường biển sản phẩm sữa Hội đồng về các

UB vé giấy phép nhập khẩu UB thương

mại liên quan đến các biện pháp đầu tư UB vẻ các biện pháp tự Vệ UB thương mại về dịch vụ tài chính Hội đồng về thịt UB về các biện pháp trợ cấp và đối

Cơ quan giấm sát hàng đệt may L———— — 1 — —— Ị J kháng UB về định giá hải quan

Hình Í ị1 17 Tổ công tác về dịch vụ nghề nghiệp Cơ quan quyết kháng cáo Nhóm - | | | | | Địa

Le tranh chap otal

Trang 22

1.2.5- Mot s6 noi dung co ban vé cac hiép dinh cua WTO

Tương đương với một phạm vĩ điều chỉnh rộng rãi, WTO có hệ thống các Hiệp định rất đồ sộ Toàn bộ các Hiệp dịnh, Thoa thuận và Phụ lục kèm

theo Hiệp định thành lập WTO gồm khoảng 50.000 trang, trong đó riêng phan

nguyên tắc và các nghĩa vụ pháp lý chiếm khoảng 500 trang Tổng cộng có tât

cả 28 Hiệp định va Thoa thuận được ghi trong các Phụ lục từ I đến 4 là:

* Phụ lục 1A: Các Hiệp định thương mại đa phương về thương mại

hàng hoá:

- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994, được bổ sung bằng 6 Thoả thuận vẻ các Điều II:1(b), XI, XVIH, XVIIH, XXIV, XXV, XXVIH và “Nghị định thư Marrakesh về GATTT 1994”;

- Hiệp định về Nông nghiệp;

- Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật;

- Hiệp định về hang dét may;

- Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;

- Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại; - Hiệp định về việc thực hiện Điều VỊ của GATT 1994;

- Hiệp định về việc thực hiện Điều VII của GATT 1994;

- Hiệp định về kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu;

- Hiệp định về chứng nhận xuất xứ;

- Hiệp định về các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; - Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng;

- Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Trong số 13 hiệp định này của Phụ lục IA thì Hiệp định GA TT là văn kiện cơ bản Hiệp định GATTT trong WTO được gọi là GATT 94 Vé co ban GATT 94 ging voi GATT 47, tuy nhiên GATT 94 là một hiệp định bao gồm GATTT 47 và các thoả thuận về việc giải thích một số diều cụ thể về việc thực

hiện hay sửa đổi các quy định cha GATT 47

Ngồi GATTT 94 thì 12 Hiệp định khác trong phần này đều quy định các

vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá và khi trường hợp có sự mầu thuần giữa các hiệp định này với GATE 94 thì các hiệp định này có giá trị tu tiên

Trong số 12 hiệp định này có một số hiệp định đáng chú ý như:

Hiệp định về nông nghiệp

Yêu cầu của Hiệp định là các nước Thành viên phải giảm các hàng rào c aa

Trang 23

việc bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước Ngoài ra Hiệp định cũng yêu cầu

các Thành viên từng bước giảm trợ cấp cho hàng nông sản

Hiệp định về việc áp dụng các biên pháp về sinh đông thực vật quy định

về quyền và nghĩa vụ của các Thành viên trong việc áp dụng các quy định về

vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch thực vật và các vấn đẻ có

liên quan

Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mai (TBT)

Các quy định của Hiệp định này không rõ ràng bởi vì bản thân các quy

định về kỹ thuật cũng rất phức tạp Tuy nhiên, Hiệp định cũng có quy định

chung, theo đó các Thành viên phải cố gắng tuân thủ những tiêu chuẩn này

Các tiêu chuẩn chung này cũng có thể khơng phải tuân theo, nếu Thành viên

chứng minh được là do các điều kiện nhất định mà mình chưa thể tuân thủ ngay được

Hiệp đinh về các biên pháp đầu tư liên quan đến thương mai

Hiệp định này chủ yếu quy định các biện pháp cấm không được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư như yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, hạn chế

định lượng

Hiệp định về việc Thưc hiện Điều VI của GATT 1994 (hay còn øoi là Hiệp định về chống bán phá giá)

Theo Hiệp định, hành vi bán phá giá được hiểu là việc một loại hàng hoá được xuất khẩu với giá thấp hơn giá được bán tại thị trường trong nước Việc đưa Hiệp định này vào khuôn khổ của WTO nhằm để hạn chế các hành vi bóp méo thương mại, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, quy định về các trình tự thủ tục, điều kiện để áp dụng các biện pháp chống phá giá Tuy

nhiên trên thực tế Hiệp định này thường bị lạm dụng và chỉ một số nước phát

triển mới có khả năng áp dụng biện pháp này Hiện nay một số nước dang phát triển như Ấn độ, Trung quốc, Braxin cũng áp dụng tích cực biện pháp

này

Hiệp định về việc Thưc hiên Điều VII của GATT 1994 (hay còn øoi là Hiệp đình trì giá tính thuế hải quan (CVA))

Theo quy định của Hiệp định thì ngun tắc tính thuế hải quan là phải căn cứ vào trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá để xác định thuế quan San

đó, nếu khơng áp dụng được phương pháp này thì các nước sẽ lần lượt áp dune các biện pháp khác được quy định trong Hiệp định để xác định trị giá tính

thuế hải quan như việc căn cứ vào giá thành của các sản phẩm cùng loại hoặc

tương tự

Hiệp định về trợ cấp và các biên pháp doi khang chia các biện phap trợ

cấp thành tro giá “xanh” (trợ giá phù hợp với các yêu cầu của WTO) trợ et “vàng” (loại trợ giá không phù hợp với yêu cần của WTO nhưng vẫn có thể

Trang 24

được sử dụng trong một số trường hợp tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể), trợ gid “do” (là loại trợ giá bị cấm trong WTO)

Hiệp định về các biện pháp tư vê quy định chỉ tiết các điều kiện và trình tự thủ tục để một nước Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước Bên cạnh đó, Hiệp định cũng cho phép việc áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời trong khoảng thời gian không qúa 200 ngày Tuy nhiên, việp áp dụng các biện pháp tự vệ này không phải là vô thời

hạn và phải được xem xét thường xuyên nhằm hạn chế việc áp dụng tuỳ tiện biện pháp này Quan trọng nhất, Hiệp định không cho phép bất kỳ thành viên nào áp dụng biện pháp “hạn chế xuất khẩu tự nguyện”

* Phụ lục IB: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các

Phụ lục

Hiệp định này mới được hình thành sau vòng đàm phán Urugoay GATS khác với GATT 94 ở chỗ GATT 94 quy định các nghia vu cu thé con GATS

thì chỉ quy định các nguyên tắc chung (quy chế tối huệ quốc, minh bạch hố chính sách ) Còn các nghĩa vụ cụ thể thì được các nước đàm phán và đưa vào trong cam kết của mình về lĩnh vực dịch vụ Chính vì vậy trong lĩnh vực thương mại dịch vụ các phụ lục có giá trị pháp lý rất cao

* Phụ lục 1C: Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại

của quyền sở hữu trí tuệ,

Đây cũng là một hiệp định mới của WTO từ sau Vòng Urugoay Mục tiêu của TRIPS là thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu trí tuệ và thủ tục pháp lý cho phép người chủ sở hữu có thể thực thi việc bảo hộ quyền của mình Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiệp định này chỉ đề cập đến khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

* Phụ lục 2: Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

Đây không phải là một điểm mới của WTO Tuy nhiên nếu so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp cũ trong GATT thì có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO là một sự tiến bộ lớn mà vòng đàm phan Urugoay mang lại Thoả thuận này có nhiều điểm tiến bộ lớn, có tính cách mạng so với

cơ chế giải quyết tranh chấp của GA TT trước đây

* Phụ lục 3: Cơ chế rà sốt chính sách thuong mai

* Phụ lục 4: Các Hiệp định thương mại nhiều bên - Hiệp định thương mại trong hàng không dân dụng

Trang 25

- Hiép dinh quéc té vé thit bd

Năm 1997, các nước Thành viên dã nhất trí chấm đứt hiệu lực của Hiép định quốc tế về thịt bò và Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa vào cuối

năm 1997,

Về cơ cấu của các Hiệp định và giá trị pháp lý của từng Hiệp định đối

với các Hiệp định khác được trình bày trong Hình 2

Việc áp dung các hiệp định của WTO

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa GATT94 với 12 Hiệp định khác

trong Phụ lục 1A thì các quy của 12 hiệp định sẽ có giá trị ưu tiên hơn GATTT

94 Trong trường hợp GA TT94 có mâu thuẫn với các hiệp định khác của WTO như GATS, TRIPS thì hiện nay chưa có thoả thuận về việc áp dụng Do dé trong trường hợp này việc áp dụng sẽ dựa trên cơ sở từng vụ việc cụ thể

Trang 27

2- VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MAI QUỐC TE ĐẶT RA KHI

THÀNH LẬP TÔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (WTO) 2.1- Tranh chấp trong thương mại quốc tế 2.1.1 Khái quát chung về tranh chấp

Theo giải thích trong từ điển Black's Law, khái niệm tranh chấp dược

hiểu là sự mâu thuẫn hoặc tranh cãi (bất đồng); sự mâu thuẫn về các yêu cầu

hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đồi hỏi từ một bên được đáp lại

bởi một yêu cầu hay lý luận trái ngược của bên kia Trong từ điển Tiếng Việt

của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - 1992 thì tranh chấp được giải thích là dấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên Trong thực tiễn, “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả các tình thế (trạng thái), xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia; theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chí bao pồm các quan hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp nhất định

Trén thuc té, trong vu Mavrommatis Palestine Concessions, Toa én

thường trực Toà án quốc tế đã nói rằng: tranh chấp có thể được xem như là “sự

bất đồng về pháp luật hoặc thực tiễn, sự mâu thuẫn vẻ quan điểm pháp lý hoặc

lợi ích giữa hai người” Hay trong vụ về Việc giải thích các Cơng ước quốc tế về Hồ bình, Tồ án quốc tế đã nói: “ “Trong vụ việc này, hai bên rõ ràng là có quan điểm hồn tồn đối lập nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các nghĩa vụ của một diéu ước quốc tế cụ thể Do đó tranh chấp quốc tế đã xảy ra.”

Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu một cách đơn giản tranh chấp

đó là sự bất đồng hiên quan đến một vấn đề về thực tiễn, pháp luật hay chính sách mà trong đó yêu cầu hay đồi hỏi của một bên bị bên kia từ chốt hay

khiếu kiện lại

Theo Hiến chương Liên hợp quốc có bai loại tranh chấp quếc tế dó là: Các tranh chấp có thể de doa hoa binh và an ninh thế giới; các tranh chấp khác Tất cả các tranh chấp đều có thể dẫn đến chiến tranh, đe doa đến an ninh và hồ bình thế giới Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các tranh chép về biên giới lãnh thổ là loại tranh chấp có nguy cơ đe doa hoa bình và an nình thể giới cao hơn Trong khi đó, các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế có H

Trang 28

Iiguy cơ gây ra chiến tranh hơn và được xem là loại tranh chấp năm ở nhóm thứ hai

2.1.2 Khái niệm - phân loại tranh cháp thương mại quốc tế

Như vậy, theo nhận xét ở trên, có thể kết luận tranh chấp thương mai

quốc tế là một loại tranh chấp quốc tế Bởi vì trong tranh chấp này các Bên tham gia tranh chấp là các chủ thể của luật quốc tế Đồng thời tranh chấp thương mại quốc tế cũng phát sinh trên cơ sở có sự xung đột về mặt quyền lợi Vì vậy, có thể nói các tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh trên cơ sở các mâu thuẫn về lợi ích trong các quan hệ thương mại quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế

Về mặt chủ thể, tham gia vào tranh chấp thương mại có các chủ thể là tư nhiên nhân, pháp nhân, các tổ chức liên chính phủ và các quốc gia Như vậy có thể phân chia tranh chấp thương mại thành 3 nhóm: thứ nhất là các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế (quốc gia, tổ chức liên Chính phủ); thứ hai là tranh chấp giữa chủ thể của luật quốc tế với pháp nhân hoặc tự nhiên

nhân; thứ ba là tranh chấp giữa các tự nhiên nhân và pháp nhân với nhau Luận

văn này chỉ giới hạn ở việc xem xét các tranh chấp thuộc nhóm thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của Luật quốc tế hiện đại

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, cũng như q

trình tồn cầu hoá của nền kinh tế thế giới thì hoạt động của các công ty

không chỉ còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, hình thành nên những công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nên kinh tế của các nước Bên cạnh đó, trong quá trình này, các nước cũng muốn bảo hộ nền sản

(uất trong nước, mà thực chất là các công ty trong nước, để phát triển nền

kinh tế của mình Chính vì vậy, trên thực tế khi xem xét về các tranh chấp thuộc nhóm thứ nhất, chúng ta có thể đi đến nhận xét là mặc dù các Bên trong

tranh chấp là các quốc gia, nhưng thực chất đó là các tranh chấp giữa các pháp

nhân với nhau mà ví dụ điển hình nhất là vụ tranh chấp về chuối giữa I:U và Hoa Kỳ

2.2 Giải quyết (tranh chấp thương mại quốc tế và các phương thức

giải quyết tranh chấp theo Luật quốc tế hiện đại

Tranh chấp là một hiện tượng xã hội, trên thực tế sẽ khơng thể có xã hội

Trang 29

Trước dây, trong quan hệ giữa các quốc gia thì chiến tranh được coi là

biện pháp hợp pháp để giải quyết mọi tranh chấp quốc tế Chính vì vậy vào thời điểm đó đã tồn tại luật và tập quán quốc tế về chiến tranh trong luật quốc

tế Một số nguồn chủ yếu của luật quốc tế về chiến tranh là: Tuyên bố Pari

năm 1856 về Chiến tranh trên biển; Công ước Lahay các năm 1899 và 1907 về Luật lệ chiến tranh; Tuyên bố London 1009 về thuỷ chiến; Nghị định thu Geneva 1925 về Cấm dùng vũ khí hơi độc, hoá học và vi trùng; các Công ước Geneva năm 1949 về Bảo hộ nạn nhân chiến tranh

Hậu quả vô cùng nặng nề mà chiến tranh đã để lại cho thế giới đã buộc

các quốc gia phải có nỗ lực to lớn nhằm hạn chế khả năng xảy ra chiến tranh

Vẻ mặt pháp lý, sự phát triển của hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, mà đặc biệt là sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc dã cẩm việc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và yêu cầu các quốc gia phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hồ bình Điều này đã được nói rõ trong quy định tại khoản 3 và 4 của Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn năm 1970 của Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật quốc tế có liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc Nguyên tắc giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế đã trở thành một nguyên tác cơ bản có tính mệnh lệnh (jus congens) trong Luật quốc tê hiện đại Chính vì vậy, ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng đành toàn bộ Chương VỊ để cụ thể hố ngun tắc này

Tóm lại, trong thời gian từ cuối thế kỷ 19 cho đến sau chiến tranh thế

giới thứ hai, nguyên tắc giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế đã hình thành, phát triển thành một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và được áp dụng rộng rãi trong quan hệ quốc tế

Trên thực tế các bên trong tranh chấp sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm giải quyết hồ bình các tranh chấp giữa họ Các biện pháp giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế hiện đại đã được nêu rất rõ trong Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đó là:

- Đàm phán trực tiếp, có các biện pháp hỗ trợ như môi giới, trung gian

hoa giai

- Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng các Uỷ ban điều tra va uy ban hoa giai

- Giai quyét tranh chap bang trong tai - Giải quyết tranh chấp bằng toà án

- Giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế Các biện pháp này có thể chia thành hai nhóm lớn:

Nhóm thứ nhất gồm những biện pháp giải quyết tranh chấp thong qua =

Trang 30

tự thực hiện, có thể có sự tham gia giúp đỡ của bên thứ ba không liên quan

đến tranh chấp Trong nhiều tài liệu, các phương pháp giải quyết tranh chap

này còn được gọi là cac bién phap tuy chon (alternative methods)

Nhóm thứ hai gồm những biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua việc sử dụng các cơ quan tư pháp Việc giải quyết tranh chấp theo các biện

pháp này phải có sự tham gia của bên thứ ba Những quyết định và phán xét của bên thứ ba có tính chất bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp

Có một số ý kiến cho rằng theo Hiến chương Liên hợp quốc thì các nước chỉ có nghĩa vụ giải quyết hồ bình các tranh chấp khi các tranh chấp này đe doa hồ bình, an ninh quốc tế Theo các luật gia xã hội chủ nghĩa, nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hồ bình là tuyệt đối bất kể tính

chất của tranh chấp Luật gia Liên xô cũ Kuznesov viết: “các Điều 33, 30, 37

Hiến chương Liên hợp quốc có liên quan tới tranh chấp nếu kéo dài có thể de doa hồ bình và an ninh quốc tế, song điều đó có nghĩa các quốc gia vẫn phải giải quyết bằng biện pháp hồ bình bất cứ tranh chấp nào” Nhận xét này là rất đúng, mà đặc biệt là đối với các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế hiện nay

Giải quyết tranh chấp thông qua con đường đàm phán thương lượng Có 3 lý do chứng minh cho việc cần thiết phải giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua con đường đàm phán thương lượng là:

- Đa số các tranh chấp trong lĩnh vực này có tính nhạy cảm cao, có ảnh hưởng đến những ngành kinh tế thiết yếu của các nước, ảnh hưởng đến dời sống kinh tế chính trị của những nước này

- Trong nhiều trường hợp các tranh chấp đó liên quan đến các vấn đề có tính kỹ thuật phức tạp mà các luật gia không thể biết được

- Do cơ chế giải quyết trên cơ sở luật pháp không phù hợp với tính chủ

quyền quốc gia ,

- Trong nhiều trường hợp, việc các khởi kiện mang tính chất chính trị nhiều hơn là kinh tế (Ví dụ trong trường hợp EU kiện Mỹ theo Hiệp định TRÌM về việc áp dụng lệnh cấm vấn với Cuba đã làm ảnh hưởng đến lợi ích

của EU)

Việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường đầm phán thương lượng đảm bảo cho các bên giải quyết nhanh gọn về mặt thời gian các tranh chấp của mình Đây là một yếu tố khá quan trọng trong việc giải quyết các tranh châp thương mại quốc tế Tuy nhiên kết quả của việc giải quyết tranh chấp này phụ

thuộc rất nhiều vào vị thế của các bên Chính vì vậy, các nước có tiềm năng

kinh tế và chính trị mạnh trên thế giới hay sử dụng phương thức giải quyết

tranh chấp này Trong nhiều tài liệu, phương pháp này còn được gọi là phương

pháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở quyền lực Ví dụ cho đặc diém của

Trang 31

phương pháp này là trong việc đầm phán về thương mại quốc tế, đại diện của

một nước cường quốc nhập khẩu có thể làm cho nước xuất khẩu kém phát

triển thấy rằng việc cung cấp hỗ trợ phát triển, ưu đãi thương mại và giúp dõ

về quân sự có thể chấm dứt trừ khi nước dang phát triển “tự nguyện” giới hạn

kha năng cạnh tranh tủa mình trong việc xuất khẩu hàng đệt may, nông sản,

sản phẩm sắt thép”

Trong nhóm này có một số biện pháp cơ bản như sau:

- Đàm phán là một biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc giải

quyết các tranh chấp quốc tế Về cơ bản có thể hiểu biện pháp này là việc các

bên tranh chấp ngồi lại với nhau để thảo luận với mục tiêu tìm cách làm hồ

hợp các quan điểm khác nhau Hay ít nhất là nhằm để hiểu được những điểm

khác nhau đang còn tồn tại giữa hai bên Biện pháp này khơng có sự tham gia của bên thứ 3

- Môi giới và trung gian là 2 biện pháp có sử dụng sự giúp đỡ của bên thứ 3 nào đó (có thể là một cá nhân, một nhóm người, một quốc gia hay mội nhóm các quốc gia) Mục tiêu của bieh’ tay la nham tao diéu kién, thuyét phục các bên trong tranh chấp tự đi đến một thoả thuận chung về tranh chấp giữa họ Tuy nhiên mức độ tham gia của bên thứ ba trong vai trò môi giới là

chỉ giới hạn việc tạo điều kiện cho các bên tranh chấp ngồi vào đàm phán

Trong khi đó, với vai trị làm trung gian, bên thứ 3 sẽ tham gia tích cực hơn

vào quá trình đàm phán, thậm chí cịn có thể đưa ra các sáng kiến cụ thể để giải quyết từng phần hoặc cả gói các vấn đề tranh chấp

- Hoa giải là biện pháp được bên thứ 3 thực hiện bằng việc đưa ra một

báo cáo điều tra về tranh chấp, trong đó có nêu ra các giải pháp để giải quyết

tranh chấp Tuy nhiên báo cáo hoà giải này khơng có giá trị bắt buộc, đây chỉ là những khuyến nghị để các bên tranh chấp tự lựa chọn

Có thể thấy, các biện pháp giải quyết tranh chấp trong Nhóm này nhăm mục đích tạo điều kiện để các bên tranh chấp tự tìm ra giải pháp được các bên cùng chấp nhận để giải quyết tranh chấp giữa họ

Giải quyết tranh cháp thông qua việc sử dung cdc co quan tư pháp

Trong thực tiên thương mại quốc tế, đây là biện pháp được các nước đang phát triển hay sử dụng, bởi vì:

- Việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở áp dụng và giải thích thống nhất các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế sẽ đảm bảo được sự ổn định, rõ

ràng và an toàn cao trong các quan hệ kinh tế quốc tế,

- Giai quyết tranh chấp thông qua việc sử dụng các cơ quan tự pháp đảm bảo được sự công bằng, khách quan

‘International Trade Law and the GATT/WTO Dispute Settlement System

Trang 32

- Bén phai thi hanh trong tranh chap cting sé có cơ Sở rõ ràng trong việc

thực thị các phán quyết

Biện pháp này đảm bảo được sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp, phần nào loại bỏ được những ảnh hưởng từ các

nước phát triển Đồng thời việc giải quyết tranh chấp dựa trên các nguyên tắc

chung sẽ được các bên tự nguyện tuân thủ nghiêm túc bởi vì những nguyên tác này điều hoà được những mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của họ theo cách thức đem lại lợi ích chung cho tất cả các bên Chẳng hạn cuộc cách mạng về các quy tắc của thương mại quốc tế, trong WTO và một số

khu vực thương mại tự do và liên minh thuế quan, đã thu hút được các Chính

phủ tham gia thương lượng và tuân thủ bởi vì:

ee

- Làm cho các chính sách của chính phủ có tính dự đốn cao hơn và như vậy sẽ giảm chị phí giao dịch

- Ngăn ngừa việc sử dụng các biện pháp bất lợi mang tính chính sách với những tác động xấu đối với bên ngoài (chẳng hạn như các hạn chế phân biệt đối xử về số lượng thương mại) và do đó sẽ giải quyết dược

các mâu thuẫn giữa các quốc gia cũng như ngay trong nước

- Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng (chẳng hạn như một hệ thống cho

phép, hợp tác, phân phối, thông tin tự động) và từ đó hướng tới việc phi chính trị hố các hoạt động thương mại và hạn chế khả năng lạm dụng

quyền lực của cá nhân

- Các Chính phủ đảm bảo việc sử dụng các công cụ chính sách minh bạch, khơng phân biệt đối xử và công bằng "”

Tuy nhiên khi sử dụng, biện pháp này đòi hỏi các bên tranh chấp phải

có một đội ngũ chuyên gia pháp lý có trình độ cao và có kinh nghiệm trong

lĩnh vực này Điều này buộc các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần phải có một chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ các chuyên gia pháp ly am hiểu về các nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế

Mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là biện pháp giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế Nhưng các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của hai Nhóm nói trên đã được đưa vào ngay tit trong GATT va tiép tục được giữ lại trong “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chính việc giải quyết tranh chấp” (DSU) của WTO Như vậy, chúng ta có thể thấy vì mơi

một Nhóm đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên trong khi giải

quyết các tranh chấp cần phải có sự kết hợp lĩnh hoạt của cả hài phương, pháp

này

*Jnternatonal Trade Law and the GATT/WTO Dispute Settlement Sysiem

Trang 33

2.3 Thu tue giai quyét tranh chap trong GATT

Nhu ching ta da biét, GATT duge xem 1a tién than của WTO Chính bởi

vậy, khi xem xét nhu cầu cho sự ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO thì trước hết chúng ta cần phải hiểu được cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT Trên cơ sở những hiểu biết sẽ được trình bày sau đây về cơ chế giải quyết tranh chap trong GATT, Luan van sé dua ra những khiếm khuyết của cơ chế này Từ đó, chúng ta sẽ thay duoc những yêu cầu đặt ra cho sự ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

Cho đến trước khi Hiệp định Marakest được ký kết thì cơ chế giải quyết tranh chấp chung trong GATT được quy định chủ yếu trong Điều XXH và Điều XXIH của GATT Tuy nhiên trong cả hai Điều này chúng ta không thé tìm thấy từ ngữ “giải quyết tranh chấp” Điều XXI quy định về thủ tục tham van (consultation) giữa các Bên liên quan đến việc thực thí GATT, Điều XXIH dưa ra cơ chế hoà giải giữa các Bên trong trường hợp: “lợi ích có được một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này bị vô hiệu (nullified) hay bi suy giảm (Iimpaired) hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp dinh

này bi can trở ” Nếu căn cứ vào những phân tích được nêu trong phần 2.2 ở

trên, chúng ta có thể thấy các quy định được ghi trong Điều XXH và XXIH chính là các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế Vì vậy, mặc dù

khơng sử dụng cụm từ “giải quyết tranh chấp”, nhưng các Điều XXH và XXIH

đã đưa ra các biện pháp để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các Bên ký kết Hiệp định Do đó, trong các văn bản được thông qua sau này của GATT nhằm để hướng dẫn việc thực hiện hai Diéu XXII, XXIII đã sử dụng

3»? Ó

cụm từ “giải quyết tranh chấp”

Điều XXII của GATT quy định về thủ tục tham vấn trong trường hợp có “bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực thi Hiệp định này” ” Khoản I của Điều này có thể coi đó là thủ tục tham vấn song phương (bilateral consultation), còn khoản 2 được áp dụng trong trường hợp “không thể có được giải pháp thoả đáng thông qua việc tham vấn theo khoản E” Thủ tục tham vấn này có thể gọi là “tham vấn nhiều bên” (multilateral consultatton) bởi vì theo quy định của khoản này “theo yêu cầu của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết có

thể tiến hành tham vấn với bất kỳ một bên hay các bên nào về ” Các thủ tục

tham vấn tại Điều XXHI tiếp tục được quy định rõ hơn trong các văn bản sau này như trong Quyết định ngày 10 tháng I1 năm I95S “Các thủ tục theo Điền XXII về những vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích của một số các bên ký kết) “Thoa thuận về Thông báo, Tham vấn, GiẢi quyết tranh chấp và Giám sát

°Trong phần này, Luận văn xin sử dụng cum từ “giải quyết tranh chấp” để nói đến việc siii quyết giữa các Bên ký kết GATTT khi có sự thiệt hại về lợi ích trong việc thực thí GAPE

Trang 34

(Understanding Regarding Notification, Consultation, Dispute Setthement and

Surveillance) duoc thong qua tai vong dam phan Tokyo ngay 28 thang I] nam

1979; Quyét dinh vé “Viéc phát triển các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT” được thông qua vào tháng 4 năm 1989 Có thể thấy Điều

XXII quy định về thủ tục tham vấn nói chung, ngoadi ra trong GATT 47 còn

có rất nhiều điều khoản có yêu cầu thủ tục tham vấn trong các trường hợp cụ

thể như: Điều I5; VI7;, VILI;, VIIH.2; IX.6; XH.4; XIH4; XVL4:

XVIHI.7,12,16,21,22; XIX.2; XXHI; XXIV.?7; XXV.I; XXVII; XXVII.I,4: XXXYVII.2 Trong thực tế, từ năm 1958 đến năm 1993 có 98 trường hợi› tiến hành tham vấn theo quy định của Điều XXIIỶ Tuy nhiên có thể nói hiệu quả của thủ tục tham vấn không cao, chỉ có lợi cho những nước phát triển Bởi vì những nước phát triển có lợi thế về tiềm năng kinh tế Trong khi đó, các nước

đang phát triển lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường của những nước phát triển

Ngoài cơ chế tham vấn đã được nêu tại Điều XXI, một cơ chế giải quyết tranh chấp khác cũng đã được đưa ra trong Điều XXIII của GATT 47 vé

Su Vô hiệu hay Suy giảm (Nullification or Impairment)’

* Analytical Index - Guide to GATT Law and Practice

” Noi dung ctia Diéu XXIII GATT 47 như sau:

“1.Nếu một Bên ký kết thấy rằng bất kỳ lợi ích nào mà mình có được một cách trực tiếp

hay gián tiếp theo Hiệp định này bị vô hiệu hay suy giảm hay việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định bị cản trở đo:

a) một bên ký kết không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này; hoặc b) một bên ký kết khác áp dụng bất kỳ một biện pháp nào, cho đù biện pháp đó trái

hoặc không trái với các quy định của Hiệp định này; hoặc c) do sự tồn tại của bất kỳ tình huống nào khác

nhằm giải quyết thoả đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn bản với bên ký kết kia hay với (các) bên ký kết khác mà được coi là có liên quan Khi được yêu cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên

2 Nếu trong thời hạn hợp lý, giữa các bên có liên quan vẫn khơng có được sự điều chỉnh

thoả đáng hoặc trong trường hợp khó khăn thuộc diện đã nêu tại khoản !(c) của Điều này, vấn đề này có thể được đưa ra trước Các Bên Ký Kết Các Bên sẽ tiến hành ngay việc diều tra về mọi vấn đề được đưa ra cho mình và sẽ có những khuyến nghị thích hợp với các bên ký kết mà họ cho là có liên quan hay sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này Trong trường hợp Các Bên Ký Kết thấy rằng việc tham vấn này là cần thiết, họ có thể tham vấn với một số

bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp Quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ

thích hợp nào khác Nếu Các Bên thấy rằng tình huống đã đủ nghiêm trọng để có biên pháp cần thiết, Các Bên có thể cho phép một hay nhiều bên ký iết tạm ngừng việc cho bất kỳ một bên ký kết nào được hưởng các nhân nhượng hay việc ngừng việc thực hiện nghĩa vụ thuộc Hiệp định Chung với các bên đó mà Các Bên coi là có lý, phù hợp với hoàn cảnh Nếu việc ngừng áp dụng nhân nhượng hay thực hiện nghĩa vụ với một bền Ký kết, trong thời hạn 60 ngày kể từ khi việc ngừng có hiệu lực, bên ký kết này có quyền thông, báo bằng văn bản cho Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết ý định từ bỏ Hiệp định chung: Sự từ bỏ đó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhận dược thơng báo nói trên.”

Trang 35

Phân tích quy định của khoản 1 Điều này chúng ta thấy có 6 loại khiếu

kiện như sau:

Khoản I Điều XXIH Nếu một bên ký kết thấy rằng

Hai nguyên nhân bất kỳ lợi ích nào có được một | việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào

cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo | của Hiệp định này bị cản trở Hiệp định này bị vô hiệu hay bị

suy giảm hoặc

Là kết quả của việc

các khiếu kiện về sự | (a) một bên ký kết khác không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp

vi phạm định này, hoặc

các khiếu kiện về sự | (b) áp dụng bất kỳ biện pháp nào của một bên ký kết khác, cho dù

không vi phạm biện pháp đó có mâu thuẫn hay không mâu thuẫn với các quy định

của Hiệp định này

các khiếu kiện về | (c) tồn tại của bất kỳ tình huống nào

tình huống (situation

complaints)

Ngoài ra các quy định về giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của

GATTT còn được quy định trong một số điều khoản cụ thể như: khoản 12 Điều XYVIII (tranh chấp về việc hạn chế cân bằng cán cân thanh toán), khoản 7 Điều

XXIV (tranh chấp về tính thống nhất của các thoả thuận tạm thời cho các liên mình thuế quan hay khu vực thương mại tự do) Tuy nhiên những quy định

này không loại trừ việc sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp chung của GATT trong Diéu XXIII

Quy định tai Diéu XXIII cho thấy một đặc điểm riêng của thuật ngữ pháp lý thương mại quốc tế được sử dụng, đó là tính định lượng không rõ: “su vô hiệu hay suy giảm của bất kỳ lợi ích nào có được một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này” hay “việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định bị cản trở” Những khái niệm này khắc hắn với những khái niệm

pháp lý truyền thống như: “tính hợp pháp của hành vi” (Điều 173 Hiệp ước về

Cộng đồng chung Châu Âu) và “trách nhiệm của quốc gia đối với những hành

vi vi phạm pháp luật quốc tế” ',

Ngoài trường hợp khiếu kiện khi biện pháp được áp dụng trái với các

quy định của Hiệp định, cơ chế giải quyết tranh chép cha GATT da dua ra thêm một số hình thức khiếu kiện mới không giống với truyền thống của Luật quốc tế đó là hình thức khiếu kiện về sự khơng ví phạm và khiếu kiện về tình huống

Trang 36

Đối với trường hợp khiếu kiện do có sự vi phạm, việc xác định xem liệu biện pháp được áp dụng có trái với các quy định của GA TT hay khơng, có gây ra sự vô hiệu hay suy giảm khơng thì tương đối dễ Ví dụ báo cáo của Panel về

vụ “Các biện pháp của Nhật bản trong việc nhập khẩu da”, có ghi “Cho dù thế nào đi chăng nữa, Panel muốn nhấn mạnh rằng sự tồn tại hạn chế về số lượng sẽ được coi là gây ra sự vô hiệu hay suy giảm không phải chỉ bởi vì ảnh hưởng đối với khối lượng thương mại mà cịn vì các lý do khác; ví dụ điều này có thể dan đến việc làm tăng chỉ phí giao dịch và có thể tạo ra những sự không chắc

chắn mà có thể ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư.”!!,' :

Khoản 1(b) của Điều XXIH có thể hiểu thông qua một số vụ việc cụ thể

như sau: Trong vụ “Các hạn chế nhập khẩu của Cuba về dệt may”, phái doàn của Mỹ có nói: ”Cho dù biện pháp này có trái hay không trái với các từ ngữ

của những quy định này, khơng cịn nghi ngờ gì nữa, theo quan điểm của

Chính phủ Mỹ, thì biện pháp này rõ ràng làm vơ hiệu những lợi ích mà Hiệp định chung mong muốn đưa ra” Hay trong vụ kiện giữa Úc và Chilê, vụ '“Irợ cấp của Úc đối với Ammonium-Sulfat”, Panel thấy rằng việc Chính phủ Úc bỏ chế độ trợ cấp thời chiến cho phân bón Nitrat natri (Sodium nitrate) nhưng lại vần tiếp tục duy trì trợ cấp cho phân bón Ammonium-Sulfat là không phù hợp

với nghĩa vụ của Úc theo Hiệp định chung Theo Panel “sự suy giảm sẽ có thể

xảy ra nếu việc làm này của Chính phủ Úc làm phá vỡ quan hệ cạnh tranh giữa Nitrat natri và Ammonium-Sulfat đây là lý do hợp lý mà Chính phủ Chilé thay được trước ” Trước khi đưa ra kết luận Panel nhận xét như sau:

*a/ Hai loại phân bón này có quan hệ chặt chẽ với nhau;

b/ Ca hai đều được trợ cấp và phân phối thông qua cũng một đại điện và cùng được bán một giá như nhau;

c/ Cả hai cùng được trợ cấp trước chiến tranh, hệ thống trợ cấp va phan phối thời chiến được áp dụng cho cả hai vào cùng một lúc và do cùng một chính quyền thời chiến của Chính phủ Úc;

d/ Hệ thống này vẫn được duy trì cho cả hai cho đến khi đàm phán về thuế quan năm 1947

Tình hình trong vụ việc này hoàn toàn khác với vụ việc có thể xảy ra khi áp dụng một biện pháp trợ cấp mới cho một trong hai sản phẩm cạnh tranh Trong trường hợp này, cần tính đến quyền tự do của Chính phủ

Úc theo Hiệp định chung được ap dung tro cấp và được lựa chọn sản

Trang 37

phẩm được hưởng trợ cấp Khó có thể cho rằng Chính phủ Chilê có được sự tin tưởng một cách hợp lý vào việc tiếp tục cùng một sự đối xử cho cả hai sản phẩm Tuy nhiên, trong vụ việc này, Chính phủ Úc, trong việc

cho phép trợ cấp do sự thiếu phân bón trong thời kỳ chiến tranh và tiếp tục trong thời gian sau chiến tranh, đã gộp hai loại phân bón này vào với

nhau và đối xử chúng như nhau Trong hoàn cảnh này có thể thấy rằng

Chính phủ Chilê có thể có lý do hợp lý để cho rằng việc trợ cấp sẽ tiếp

tục được áp dụng cho cả hai loại phân bón cho đến khi vẫn còn thiếu

9912

phân bón Nitơ trong nước” “

Các tình huống nêu tại khoản I(c) của Điều XXIHI có thể được hiểu là bất kỳ tình huống nào có thể gây ảnh hưởng đến thương mại, chăng hạn các

tình huống liên quan đến những yếu tố kinh tế vĩ mô, việc làm hay các yếu tố khác Chẳng hạn trong “Báo cáo về việc tham gia của Nhật bản” của Uỷ ban qdhoc về Chương trình cơng tác và Cơng việc giữa kỳ đã nhấn mạnh quan điểm là:” nếu các hành động bồi thường phù hợp với Hiệp định chung có thể

dẫn tới việc tăng thuế quan nói chung và các hàng rào đối với thương mại thế

giới, sẽ tạo ra một tình huống làm cản trở việc đạt được các mục tiêu của Hiệp

định Do đó, đây chính là tình huống theo khoản 1(c) của Điều XXII'”Ẻ

Việc đưa ra 3 hình thức khiếu kiện nói trên nhằm để tạo điểu kiện hạn

chế tối đa các rào cản cho quá trình tự do hố thương mại Bởi vì, các quy

định tại khoản 1.b và 1.c của Điều XXII đã đem đến khả năng có được các giải pháp cho những trường hợp mà pháp luật không thể lường trước được

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại khoản 2 Điều XXII của GATT 47

thường được thực hiện thông qua hai cách, hoặc là sử dụng Nhóm cơng tác

(working party) hoặc là sử dụng Panel (Ban hội thẩm)' Khi một quốc gia khiếu nại rằng một quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp gây tổn hại dến

lợi ích của mình hay vi phạm các nghĩa vụ theo quy dinh cla GATT thi Hoi

déng GATT (GATT Council) sé thanh lap Nhém công tác hoặc Panel Nhiệm

vụ của Nhóm cơng tác hoặc Panel sau khi nghe các bên trình bày và nghiên cứu bản tường trình của mỗi bên là đưa ra các khuyến nghị cũng như ý kiến của mình về vụ việc này trong một bản “Báo cáo” Sau đó bản báo cáo này sẽ được chuyển lên cho Hội đồng GATT xem xét quyết định việc thông qua báo

? Analytical Index - Guide to GATT Law and Practice '’ Analyucal Index - Guide to GATT Law and Practice

Trang 38

cáo Việc thông qua báo cáo được Hội đồng GA TT thực hiện theo nguyên tac

đồng thuận (consensus)

Tuy nhiên, Điều XXIH không chỉ rõ trường hợp nào thì tranh chấp được

giải quyết bởi Nhóm cơng tác, trường hợp nào thì sử dụng Panel Những năm dau cua GATT, cac tranh chấp chủ yếu được giải quyết thơng qua Nhóm công tác; nhưng từ những năm 1950 việc sử dụng Panel để giải quyết các tranh chấp bát đầu được sử dụng Theo dõi thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT,

người ta thấy một thực tế là chỉ khoảng 40% tranh chấp được giải quyết bằng cơ chế tổ công tác” Khoản 6ï) của Phụ lục Thoả thuận năm 1979 về thủ tục

thông thường (customary practice) có ghi:

“Trong vụ tranh chấp, Các Bên Ký Kết phải thành lập Panel (có thể

được gọi bằng tên khác) hốc Nhóm cơng tác để giúp họ trong việc xem

xét những vấn đề được đưa ra theo khoản 2 Điều XXIH Từ năm 1952

Panel đã trở thành thủ tục được sử dụng thường xuyên hơn ”.'"

Năm 1982, trong khi Hội đồng thảo luận yêu cầu thành lập Panel của

Mỹ trong tranh chấp với Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) về thuế quan của

EEC đối với việc nhập khẩu cam quả và các sản phẩm từ cam từ một số nước

Địa Trung hải, đại diện của Tây ban nha đề nghị thành lập Nhóm cơng tác để

xem xét vấn dé nay thay cho Panel Dai diện của Mỹ trả lời rằng Khoản 10

của Thoả thuận!” cũng như thủ tục hiện hành của GATTT cho phép bên khiếu nại quyền đề nghị thành lập Panel hoặc Nhóm công tác” Trong vụ này một

Panel đã được thành lập'°

Về việc thành lập Panel và Nhóm cơng tác, khoản 10 của Thoả thuận

năm 1979 có ghi: “Các Bên Ký Kết sẽ quyết định việc thành lập Panel theo thủ tục hiện hành nếu một bên ký kết sử dụng khoản 2 Điều XXIM để yêu cầu

thành lập Panel nhằm giúp Các Bên Ký Kết giải quyết vụ việc này Đồng thời

Các Bên Ký Kết cũng có thể quyết định tương tự như vậy trong việc thành lập Nhóm công tác nếu một bên ký kết yêu cầu theo Điều này Những yêu cầu

này chỉ được cho phép sau khi bên ký kết có liên quan đã có cơ hội để nghiên

cứu và trả lời khiếu nại trước Các Bên Ký Kết” ' Ngoài điều kiện cho việc thành lập Panel, Thoá thuận năm 1979 và một số các văn bản khác đã có những quy định chi tiết liên quan đến trình tự tố tụng của Panel:

Luật Kinh tế quốc tế - Học viện Quan hệ quốc tế 1999, '* Analytieal Index - Guide to GATT Law and Practice

Thoả thuận ở đây là Bản Thoả thuận về Thông báo, Tham vấn, Giải quyết tranh chấp và

Giám sát” (Understanding Regarding Notifilcation, Consnltabon, Dispute SeUlesieni and Surveillance) được thơng qua tại vịng Tokyo năm 1979

'* Analytical Index - Guide to GATT Law and Practice " Analytical Index - Guide to GATT Law and Practice

Trang 39

- Thành phần của Panel (khoan 11, 12, 14 cla Thoda thuan nam 1979,

khoản 6(1) và (1¡) Phụ lục Thoả thuận năm 1979;

- Xác định điều khoản tham chiéu (term of reference) ””;

- Thủ tục trong trường hợp có các khiếu kiện nhiều bên; - Pham vi cua thủ tục tố tụng của Panel;

- Trình tự tố tụng của Panel (khoản 20 của Thoả thuận năm 1979; khoản

6(v), (vi) va (vii) Phu luc Thoa thuan năm 1979 về thủ tục thông thường);

- Sự tham gia của bên thứ ba (khoản 1Š Thoả thuận năm 1979);

- Báo cáo của panel (từ khoản 6(v) đến 6(vñ) Phụ lục Thoả thuận năm

1979 vé thu tuc thong thường)

- Các tranh chấp liên quan đến bên ký kết là nước đang phát triển

(Khoản 5, khoản 6(1), khoản § Thoả thuận năm 1979

Có thể thấy trong quá trình phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trong

GATT, cac bén ky két Hiệp định đã từng bước tăng cường và củng cố cơ chế

này và có thể khẳng định rằng cơ chế giải quyết tranh chấp này đã đóng góp

rất lớn vào sự tồn tại của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại trong

47 năm Ban đầu mới chỉ có quy định trong một điều (Điều XXIH) của GATT,

theo đó, Bên ký kết trong trường hợp có lợi ích bị thiệt hại sẽ tiến hành các thủ tục tham vấn, hoặc dé nghị Các Bên Ký Kết giải quyết nếu thủ tục tham vấn không đạt được kết quả Cùng với sự phát triển của quá trình kinh tế hố toần cầu và sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế trên thế giới, thủ tục

này đã được các nước thành viên GATT từng bước bổ sung để đáp ứng được

những nhu cầu mới đặt ra Cơ chế giải quyết tranh chấp của GA TT đã trở nên

tương đối hoàn thiện với các quy định định cụ thể về các thủ tục trong việc

giải quyết tranh chấp Tính cho đến tháng 3 năm 1994 đã có 195 vụ việc được khởi kiện theo quy định của Điều XXII (không kể những tranh chấp theo các hiệp định đa phương của vòng đàm phán Tokyo)

2.4 Sự yếu kém của GATT trong việc giải quyết các tranh chấp

thương mại quốc tế

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATTF được xây dựng rất phức tạp Việc xây dựng một cơ chế phức tạp nhằm để đảm bảo xem xét một cách kỹ lưỡng khi có tranh chấp xảy ra và tìm ra được giải pháp hữu hiệu cho tranh chấp đó Đồng thời cơ chế này cũng phù hợp với tính phức tạp của các quan hệ kinh tế thế giới Không thể phủ nhận rằng hệ thống giải quyết tranh chấp của Ce i

1

"Khai niém “term of reference” duoc hiểu là các quy định về nhiệm vụ cụ thể của Pane]

Trang 40

GATT đã đóng sóp rất lớn vào quá trình phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế Số lượng vụ việc được dưa ra giải quyết tại GATTT

(theo Điều XXIH) là 195 vụ, trong khi đó số lượng các vụ việc do Toà án quốc tế giải quyết từ năm 1945 là khoảng 100 vụ; số vụ việc của Toàn án Châu Âu và Toà án Châu Âu về Quyền con người là rất ít và việc thực thi được thực tiễn

chứng minh là rất khó Tuy nhiên cần thấy rằng cơ chế giải quyết tranh chấp

của GATT có một số các nhược điểm làm hạn chế phần nào hiệu quả của nó

Trước hết nguyên tắc đồng thuận trong việc thông qua báo cáo của Hội đồng GATT chinh là nguyên nhân gây chậm trễ trong các quyết định của mình về việc thành lập Panel, thông qua báo cáo của Panel Boi vi bat ky mot bên ký kết nào cũng có thể phản đối hay trì hoãn những việc lầm này Ví dụ trong hai năm 1993 - 1994 đã có 12 báo cáo của Panel chưa được thông qua”`

Sự chậm trễ trong việc giải quyết tranh chấp như vậy dẫn tới việc cho dù thắng

thì ngành sản xuất hay sản phẩm của bên bị thiệt hại đã mất khả năng cạnh tranh sau một thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài Do đó, mặc dù đã được thay đổi rất nhiều nhưng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT van chua thé coi là hoàn chỉnh bởi một số những lý do chủ yếu như:

- Khả năng bên thua phong toả việc thông qua báo cáo của Panel, không thực hiện những quyết định của Panel là hoàn toàn có thể do nguyên tắc đồng thuận khi thông qua Báo cáo của Panel

- _ Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATTT chưa có tính thống nhất

Boi vi GATT va cdc Bộ luật của Vòng Tokyo (Tokyo Round Codes) có các

quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp riêng biệt cùng với những cơ quan

có thẩm quyền tương ứng với mỗi cơ chế này Như vậy, kết quả của việc thực hiện không phù hợp với các phán quyết và việc không thực hiện các phán quyết là ln có thể xảy ra đối với hệ thống giải quyết tranh chấp này

- Tiép đến đó là giá trị của báo cáo, trong GA TT trước đây không có một cơ quan đa phương để giám sát việc thực hiện các khuyến nehị trong báo

cáo của Panel đã được thông qua Đồng thời việc áp dụng các biện pháp trả

đũa có thể nói là khơng được thực hiện trong GATT” khi Bên thua không chịu

thực hiện báo cáo của Panel, Chính vì những lý do này đã làm giảm giá trị các

báo cáo của Panel trong việc giải quyết tranh chấp

- Đồng thời một khiếm khuyết lớn của cơ chế giải quyết tranh chấp

trong GATT là chưa bảo vệ được lợi ích của các nước đang phát triển trong

quá trình giải quyết tranh chấp

“International Trade Law and the GATT/WTO Dispute Settlement System

2 Chỉ duy nhất vụ Hà Lan kiện Mỹ về các biện pháp hạn chế nhập khâu sữa năm 1952 là duoc Hoi dong GATT cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa

Ngày đăng: 27/03/2015, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w