1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

115 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Ðể giải quyết các vấn đề khổng lồ của sự gia tăng dân số quá mức, sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có nhiều kiến thức khoa học: sinh học, sinh thái học, khoa học trái đất, khoa học xã hội, khoa học kinh tế.... Có thể xem môn học Môi trường và Con người là phần ứng dụng của sinh thái học, nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Ðó là các vấn đề dân số (population); tài nguyên (resources); và ô nhiễm (pollution) đang gây nên cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

˜™  ™˜

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG

TUY HÒA – 2010

Trang 2

Nội dung

KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5

1.1.Giới thiệu đối tượng và nhiệm vụ môn học 5

1.2.Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường 5

1.2.1.Môi trường 5

1.2.2.Ô nhiễm môi trường 7

1.3.Các thành phần môi trường 7

1.3.1.Khí quyển (Atmosphere) 7

1.3.2.Thủy quyển (Hydrosphere) 7

1.3.3.Thạch quyển (Lithosphere) 8

1.3.4.Sinh quyển (biosphere) 8

1.4.Các chức năng của môi trường 8

1.5.Phát triển bền vững 9

1.5.1.Khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững 9

1.5.2.Những nguyên tắc của phát triển bền vững 10

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG 12

2.1.Thạch quyển 12

2.2.Thuỷ quyển 15

2.2.1.Sự hình thành đại dương 15

2.2.2.Phân bố tài nguyên nước 15

2.3.Khí quyển 17

2.3.1.Cấu trúc theo chiều thẳng đứng của khí quyển 18

2.3.2.Thành phần không khí của lớp khí quyển gần mặt đất 20

2.4.Sinh quyển 21

2.5.Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường 22

CƠ SỞ SINH THÁI HỌC 24

3.1.Nhân tố sinh thái 24

3.2.Quần thể sinh vật 28

3.2.1.Định nghĩa 28

3.2.2.Các chỉ số đặc trưng của quần thể 28

3.2.2.1.Mật độ 28

3.2.2.2.Tháp tuổi và tỉ lệ đực cái 29

TO 29

3.3.Quần xã sinh vật 30

Trang 3

3.3.1.Định nghĩa 30

3.3.2.Đặc trung của quần xã 31

3.3.2.1.Sự phân tầng trong quần xã 31

3.3.3.1.Sự đa dạng của quần xã 31

TOP 31

3.3.4.Mối quan hệ trong quần xã 32

3.4.Hệ sinh thái 33

3.4.1.Định nghĩa 33

3.4.2.Cấu trúc 34

3.4.3.Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái 34

3.4.4.Diễn thế sinh thái 40

3.5.Mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái hệ sinh thái 41

3.5.1.Tác động của các yếu tố sinh thái đến con người 41

3.5.2.Tác động của con người đến sinh quyển 43

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 45

4.1.Tài nguyên đất 45

4.2.Tài nguyên nước 56

4.2.1.Vòng tuần hoàn nước 56

4.2.2.Tài nguyên nước của Việt Nam 57

4.2.3.Những thách thức của tài nguyên nước 57

4.2.4.Hoạt động quản lý tài nguyên nước 59

4.3.Tài nguyên khoáng sản và năng lượng 60

4.3.1.Tài nguyên khoáng sản 60

4.3.2.Tài nguyên năng lượng 64

4.4.Tài nguyên sinh học 67

4.4.1.Tài nguyên rừng 67

4.4.2.Tài nguyên sinh vật hoang dã 71

5.1.Bùng nổ dân số 75

5.2.Biến đổi khí hậu 76

5.3.Ô nhiễm môi trường 78

5.4.Suy giảm đa dạng sinh học 80

5.5.Sac mạc hóa 82

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 84

6.1.Ô nhiễm nước 84

6.2.Ô nhiễm đất 91

Trang 4

6.2.1.Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất 91

6.2.2.Suy thoái tài nguyên đất 93

6.3.Ô nhiễm không khí 93

6.3.1.Định nghĩa 93

6.3.2.Nguồn phát sinh ô nhiễm không khí 93

6.3.3.Ảnh hưởng đến con người 94

6.3.4.Ảnh hưởng đối với thực vật 97

6.4.Hiện trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam 99

6.4.1.Môi trường nước 99

6.4.2.Môi trường đất 101

6.4.3.Môi trường khí 102

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 105

7.1.Xu hướng bảo vệ môi trường thế giới 105

7.1.1.Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng 105

7.1.2.Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người 106

7.1.3.Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất 106

7.1.4.Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên 107

7.1.5.Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất 108

7.1.6.Thay đổi thái độ và hành vi của con người 108

7.1.7.Để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình 108

7.1.8.Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ 109

7.1.9.Xây dựng một khối liên minh toàn thế giới 110

7.2.Định hướng bảo vệ môi trường Việt nam 111

7.2.1.Dân số 111

7.2.2.Sản xuất lương thực 111

7.2.3.Trồng rừng và bảo vệ sinh học 111

7.2.4.Phòng chống ô nhiễm 112

7.2.5.Quản lý và qui hoạch môi trường 112

7.2.6.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ : giáo dục, đào tạo 112

7.3.Các chương trình bảo vệ môi trường Thế giới mà Việt Nam tham gia 113

Trang 5

Chương 1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Giới thiệu đối tượng và nhiệm vụ môn học

Ðể giải quyết các vấn đề khổng lồ của sự gia tăng dân số quá mức, sự cạn kiệt tàinguyên và ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có nhiều kiến thức khoa học: sinh học,sinh thái học, khoa học trái đất, khoa học xã hội, khoa học kinh tế

Có thể xem môn học Môi trường và Con người là phần ứng dụng của sinh tháihọc, nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng của xã hội Ðó là các vấn đề dân số(population); tài nguyên (resources); và ô nhiễm (pollution) đang gây nên cuộc khủnghoảng môi trường hiện nay

1.2 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường

1.2.1 Môi trường

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho

sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồmcác nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người

Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy củatrường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn,Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thànhvăn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chínhcác cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định

Nói tới môi trường, người ta thường nghĩ ngay tới mối quan hệ của những yếu tốxung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người Quanđiểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến Một số địnhnghĩa như:

quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộngđồng người (UNEP-Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980)

hoặc một cơ thể nhất định đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định(G.Tyler Miler, Environmental Science, USA, 1988)

chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinhvật (Pepa,1997)

nhóm sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hóaảnh hưởng tới cá thể hoặc cộng đồng Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tựnhiên và đồng thời tạo nên thế giới văn hóa, xã hội và kỹ thuật, nên tất cả đều làthành phần môi trường sống của con người

Trang 6

− Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì “Môi trường bao gồmcác yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, baoquanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên”.

Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh vàtác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật Thật vậy, nếu một môitrường nào đó có những yếu tố hoàn toàn không liên quan tới sự sống và con người,chắc rằng sẽ chẳng được ai quan tâm Tuy nhiên, cách nhìn trên làm cho người ta dễngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ một chiều:môi trường tác động tới con người và con người như là một trung tâm tiếp nhận nhữngtác động đó Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố chínhtrong môi trường mà nó đang tồn tại

Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trườngkhác nhau Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Theo chức năng

- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn

tại khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánhsáng mặt trời, động thực vật Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tựnhiên cho ta như không khí để thổ, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các

sản cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho

ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người

- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với

người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước ở cáccấp khác nhau

- Môi trường nhân tạo: Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người

tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay,nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí v.v

Theo quy mô

Theo quy mô chủ yếu người ta phân loại môi trường theo không gian Địa lýnhư môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trườngvùng, môi trường địa phương

Theo thành phần

- Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra:

+ Môi trường không khí

+ Môi trường đất

+ Môi trường nước

+ Môi trường biển

- Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra:

+ Môi trường thành thị

+ Môi trường nông thôn

Trang 7

Ngoài 4 cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp vớimục

đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, dù bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

1.2.2 Ô nhiễm môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặcnăng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến

sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễmbao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứahoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng

độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến conngười, sinh vật và vật liệu

1.3 Các thành phần môi trường

1.3.1 Khí quyển (Atmosphere)

Khí quyển hay môi trường không khí là một hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái

vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trìnhhấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phát xạ khỏi trái đất Khí quyển được chiathành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ

1.3.2 Thủy quyển (Hydrosphere)

Bảng 1.1: Diện tích và tỉ lệ diện tích các Đại dương thế giới

Thủy quyển của Trái đất nằm giữa khí quyển và địa quyển Nó gồm có biển, hồ,sông, đầm, nước ngầm, lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới dạng chấtrắn) Theo ước tính của các nhà khoa học, tổng lượng nước trên bề mặt Trái đất vào

Trang 8

khoảng 1,370 tỷ km3, trong đó, biển chiếm 97,3% Khối lượng thủy quyển ước chừng

1.3.3 Thạch quyển (Lithosphere)

Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ(lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới) Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảngkhác nhau

Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là cácthuộc tính về sự trôi dạt của nó Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độthấp gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủbằng sự thay đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của điểm gián đoạnMohorovicic

1.3.4 Sinh quyển (biosphere)

Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các phần của thạch quyển có độ dày2-3km kể từ mặt đất, toàn bộ thủy quyển và khí quyển tới độ cao 20km (đến tầngozone) Với chiều dày khoảng 26km Các thành phần trong sinh quyển luôn tác độngtương hỗ Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp,

từ dưới nước đến trên cạn, từ vùng xích đạo đến các vùng cực trừ những miền khắcnghiệt

1.4 Các chức năng của môi trường

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt độngsản xuất của con người

 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trongcuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực

và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mìnhbằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác

Trang 9

như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khai thác quá mứckhông gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không giansống mất đi khả năng tự phục hồi.

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con ngườibởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

 Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vậtchất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người

 Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớmcác nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứngsinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượngthiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v

 Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loàiđộng thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan cógiá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác

1.5 Phát triển bền vững

1.5.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững

Phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu

Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từnhữngnăm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20 Năm 1987, trong Báo cáo "Tương laichung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) củaLiên Hợp Quốc (LHQ), "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đápứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhucầu của các thế hệ mai sau"

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môitrường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất

Một số khái niệm của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:

- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tàinguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong tương lai và làm giảm sựđói nghèo

- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch,Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩmkinh tế –xã hội

Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất – nhu cầu – tài nguyênthiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất

- Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điềukiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nướccông nghiệp phát triển và nước nông nghiệp Do đó cần xem xét bốn vấn đề: conngười, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và cóđạt được mục tiêu phát triển bền vững

- Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sứckhoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về

Trang 10

quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thànhviên trong cộng đồng xã hội.

- Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ vănhoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệmôi trường cho sự phát triển bền vững Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhàgiáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, cácnhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống

- Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đấttrồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiêntiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân sốtăng nhanh

Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đờisống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực

-Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụngcác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hìnhcông nghệ sạch trong sản xuất Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chấtthải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chấtkhí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất

- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội –văn hoá –môitrường

Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các giátrị kinh tế –xã hội –môi trường… trong quá trình phát triển thế giới nói chung và củaViệt Nam nói riêng

Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, songnó được gắn với mục tiêu khác

Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại vàtương lai vì xã hội loài người

1.5.2 Những nguyên tắc của phát triển bền vững

Sự bền vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ thuộc rất lớn vào sự hoà hợpcủa dân tộc đó với các dân tộc khác và với thiên nhiên Con người chỉ khai thácđược những gì thiên nhiên mang lại nghĩa là con người chỉ phát triển trong giới hạnthiên nhiên cho phép Con người không loại bỏ những phúc lợi do cách mạng kỹthuật mang lại nhưng cũng phải là những kỹ thuật tuân theo những nguyên tắc nóitrên Cuộc sống bền vững phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, những nguyêntắc đó liên kết cộng đồng con người lại tạo nên một xã hội phát triển bền vững.Những nguyên tắc đưa xã hội hướng tới sự phát triển bền vững liên hệ khăng khítvới nhau, chúng hướng dẫn hành vi con người chứ không phải là mệnh lệnh, nóhướng tới tương lai chứ không quay lại quá khứ, nó liên kết các dân tộc với nhau để

có hành động chung còn mức độ vận dụng lại tuỳ thuộc vào từng dân tộc Nhữngnguyên tắc đó là:

Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng

Trang 11

Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất

Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên

Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất

Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người

Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lây môi trường của mình

Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu

Trang 12

Chương 2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển.Quá trình ngưng tụ hơi nước gia tăng bởi băng và nước ở dạng lỏng được cung cấp bởicác thiên thạch và các tiền hành tinh lớn hơn, các sao chổi, và các vật thể ở xa hơn saoHải Vương tạo ra các đại dương Hai giả thuyết chính về sự phát triển của các lục địađược đề xuất là: phát triển từ từ cho đến ngày nay hoặc nhanh chóng phát triển trongquá khứ Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương án thứ hai khả quan hơn, vớitốc độ phát triển ban đầu nhanh của các lớp vỏ lục địa theo sau bởi một quá trình pháttriển diện tích lục địa chậm và dài Trong niên đại địa chất, khoảng thời gian hàngtrăm triệu năm, bề mặt Trái Đất liên tục thay đổi hình dạng của chính nó dưới dạng cáclục địa hình thành và phân rã Các lục địa di chuyển trên bề mặt, đôi khi kết hợp vớinhau để tạo thành một siêu lục địa Khoảng 750 triệu năm trước, một trong những siêulục địa được biết sớm nhất là Rodinia, đã bắt đầu chia tách Các lục địa sau đó lại kếthợp với nhau để tạo ra Pannotia, 600-540 triệu năm trước, cuối cùng là Pangaea chiatách vào khoảng 180 triệu năm trước

2.1.2 Cấu trúc trái đất

Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta

đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp

Lớp vỏ Trái Đất

Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5

km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa) Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thểtích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối vớithiên nhiên và đời sống con người

Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia

thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.Trên cùng là tầng đá trầm tích

do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành Tầng này không liên tục và có nơi mỏngnơi dày Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tínhchất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của

vỏ Trái Đất đông đặc lại Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit Tầng badan

Trang 13

gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đábadan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

mảng kiến tạo liên tục bị phong hóa bởi giáng thủy, các chu trình nhiệt và các tác nhân

sự va chạm với các mảnh thiên thạch lớn cũng làm thay đổi địa hình

Lớp vỏ lục địa bao gồm các vật chất có độ đặc thấp hơn như đá macma granit và

andesit Ít phổ biến hơn là bazan, một loại đá núi lửa đặc là thành phần chính của đáy

tạo ra do sự biến đổi của các loại đá trước đó dưới tác dụng của áp suất cao, nhiệt độ

cao, hoặc cả hai Các khoáng vật silicat ở bề mặt Trái Đất bao gồm thạch anh, fenspat,

amphibol, mica, pyroxen, olivin Các khoáng vật cacbonat bao gồm canxit (tìm thấytrong đá vôi), aragonit và dolomit

Thổ quyển là lớp ngoài cùng nhất của Trái Đất, được cấu tạo bởi đất và chịu tác

quyển và sinh quyển Theo số liệu năm 2009, tổng diện tích đất trồng trọt được chiếm10.57% tổng diện tích đất bề mặt, với chỉ 1.04% sử dụng được cho việc trồng trọt lâu

Lớp Manti

Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là baoManti) Lớp này gồm hai tầng chính Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nêntrạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầngdưới

Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100km) vật chất

ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển Thạch quyển

di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảngnổi trên mặt nước

Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất Đây là nơi tích

tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổicấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiệntượng động đất, núi lửa…

Nhân Trái Đất

Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km Ở đây, nhiệt độ và áp suấtlớn hơn so với các lớp khác

Trang 14

Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ1,3 triệu đến 3,5triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng Từ 5100km đến 6371

km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn Thànhphần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt(Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife

Hình 2.1: Cấu tạo trái đất

2.1.3 Thành phần vật chất của vỏ trái đất

như clo, lưu huỳnh và flo là các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này

và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%

này có mặt trong các ôxít, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, canxi, magiê, kali và natri

là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácma và đá biến chất Từ tính toán dựatrên 1.672 phân tích các loại đá, Clarke đưa ra thành phần phần trăm trung bình theokhối lượng như sau:

Bảng 2.1: Thành phần các nguyên tố trong vỏ trái đất

Oxy (O2) Silic (SiO2) Nhôm (Al) Sắt (Fe) Calci (Ca) Natri (Na) Kali (K) Magne (Mg) Titan (Ti) Hydrogen (H2)

Trang 15

Các nguyên tố khác 0, 83

2.2 Thuỷ quyển

Toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm giữa khí quyển và vỏ Trái Đất, gồmnước lỏng của các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy và nước ngầm (nước dưới đất),lớp tuyết phủ hay nước đóng băng Sự tuần hoàn của nước làm thay đổi địa hình củaTrái Đất, chi phối điều kiện khí hậu và quyết định môi trường sống trên Trái Đất

2.2.1 Sự hình thành đại dương

Hình 2.2: Cấu trúc các Đại dương theo tuổi

Khi lớp khí nóng dày đặc bao phủ trái đất nguội đi và chuyển thành những đámmây Những đám mây này tạo ra mưa rơi xuống trái đất trong một thời gian dài Nướcmưa tích tụ trong những phần thấp của trái đất tạo thành các đại dương Sau đó, cónhững thay đổi dữ dội bởi vì bề mặt của trái đất có chỗ được nâng cao lên có chỗ bịlún xuống Điều này tạo ra các núi lửa Dần dần trái đất trở nên lắng dịu từ từ, các đạidương, núi đồi đã được định hình

Đại dương là nơi chứa một lượng nước lớn trên trái đất Đại dương có diện tích

361 triệu km² chiếm 75% bề mặt Trái Đất Ban đầu chỉ có một đại dương duy nhất màthôi vì ban đầu phần đất liền của Trái Đất cũng là một khối thống nhất Nhưng sau khicác mảng lục địa được tách ra như bây giờ (thuyết lục địa trôi) thì các đại dương dovậy mà cũng được chia ra thành 5 phần nhỏ hơn là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,

Ấn Độ Dương, phần phía Nam cực và phần thứ năm nằm ở phía cực Bắc (Antarcticand Arctic Oceans).Tuy nhiên hai phần Nam và Bắc cực đều được gọi chung là BắcBăng Dương và do vậy chúng ta đều biết đến tên của bốn đại dương đó là:Thái BìnhDương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

2.2.2 Phân bố tài nguyên nước

nước toàn cầu ở các đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết,nước ngầm, sông ngòi và hơi nước trong không khí Hệ thống nước khí quyển, nguồn

Trang 16

lượng nước toàn cầu Tổng số nước ngọt toàn Trái Đất khoảng 35x106 km3 chỉ chiếm

có 3% tổng lượng nước Trái Đất Trong đó nước ngầm chiếm 30,1%, băng tuyết vĩnhcửu chiếm 68,7%, nước sinh vật 0,003%, nước trong khí quyển 0,04%, nước trong ao

hồ, đầm lầy và trong lòng sông chỉ chiếm chưa đầy 0,3%, (ao hồ 0,26%, đầm lầy0.03% và trong sông 0,006%)

Nước mặt

Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật vàđộng vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơixuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơithấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ởnhững nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nênlớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất

Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạchnơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồilắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời giandài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn

Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa vànước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trêncác lục địa

Nước ngầm

Ðó là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới sâu trong lòng đất, nước tích tụlàm đất ẩm ướt và lấp đầy những tế khổng trong đất Phần lớn nước trong các tế khổngcủa lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và phần còn lại dưới ảnh hưởng của trọnglực, trực di xuống tới các lớp nham thạch nằm sâu bên dưới làm bảo hòa hoàn toàn các

lổ trống bên trong cho các lớp đá này ngậm nước tạo nên nước ngầm Quá trình hìnhthành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục đến hàng trăm năm

Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực

Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm

nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sétnén chặt

Hình 2.3: Phân bố nước trên Trái đất

Trang 17

Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và

lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm Do bị kẹp chặt giữa hailớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùngkhoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phunlên mà không cần phải bơm Loại nước ngầm này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữlượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìnnăm

2.3 Khí quyển

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển,thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh Khí quyển trái đấtđược hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ vàhydro Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân huỷ thành oxy

và hydro Oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo ra khí nitơ và cácboníc Quátrình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lạichủ yếu là hơi nước, nitơ, cácboníc, một ít oxy Thực vật xuất hiện trên trái đất cùngvới quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ

sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật

phần khí quyển hiện nay

của địa quyển Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: Gần 50% khối lượng khíquyển phân bố từ mặt đất đến độ cao 5km, 75% ở độ cao 10km và 95% ở độ cao từmặt đất đến 20km Lớp khí quyển trên 80km chỉ chứa 0,5% khối lượng của nó Chođến nay việc xác định độ cao của khí quyển còn gặp nhiều khó khăn vì càng lên caokhông khí càng thưa loãng Người ta còn quan sát thấy hiện tượng cực quang ở độ cao1.100 km Ðiều đó cho ta thấy ở độ cao đó vẫn còn không khí Những chất khí ở độcao 1000 km trở lên hết sức loăng Các chất khí có tốc độ chuyển động lớn vì gần nhưthoát khỏi trường trọng lực của trái đất và tỏa vào không gian vũ trụ

Trang 18

2.3.1 Cấu trúc theo chiều thẳng đứng của khí quyển

Hình 2.4: Cấu trúc khí quyển

Dựa trên những đặc tính vật lý và tính chất hoạt động, khí quyển trái đất được chiathành 5 tầng mỗi tầng có những đặc trưng vật lý khác nhau

Tầng đối lưu (Troposphere)

Là tầng không khí gần mặt đất nhất, độ cao trung bình của nó vào khoảng 11 km:

ở hai cực trái đất chỉ cao từ 8 - 10 km, còn ở vùng xích đạo là 13-15 km Ðộ cao củatầng khí quyển này do độ cao của các dòng đối lưu quyết định, bởi vậy nó thay đổitheo mùa trong năm và thay đổi theo vĩ độ địa lý, do tính chất nhiệt lực quyết định.Tầng đối lưu là tầng khí quyền hoạt động nhất Các hiện tượng thời tiết, mưa,nắng, mây, dông bão đều xảy ra ở tầng khí quyển này Tầng đối lưu cũng là môitrường sống của tất cả các sinh vật trên trái đất

Ðặc điểm quan trọng của tầng đối lưu là nhiệt độ giảm dần theo độ cao Trung

Ở tầng này thường xảy ra hiện tượng các dòng không khí đi lên hoặc đi xuống (docác trung tâm khí áp cao, khí áp thấp , do gặp các chướng ngại vật trên mặt đất, do sựtranh chấp giữa các khối không khí ) Hiện tượng thăng giáng của các khối không khí

đã làm thay đổi chế độ nhiệt, ẩm của không khí

Hiện tượng thăng, giáng của các khối không khí trong tầng đối lưu thường diễn rahàng ngày, với cường độ mạnh hay yếu tùy theo chế độ nhiệt của mặt đất và là nguyênnhân làm hơi nước ngưng kết, tạo thành mây, mưa Hiện tượng đi xuống của các khốikhông khí (ở các trung tâm áp cao, trên các sườn núi xuống ) làm cho không khí nónglên, độ ẩm xa dần trạng thái bão hòa Hiện tượng thăng, giáng của các khối không khí

là một hiện tượng đặc trưng quan trọng của tầng đối lưu

Tầng đối lưu chiếm 80% khối lượng khí quyển và 90% hơi nước, thành phần khíquyển ở tầng này luôn luôn diễn ra sự trao đổi giữa mặt đất, mặt đại dương và khíquyển

Tầng bình lưu (Stratosphere)

Trang 19

Tầng bình lưu là tầng tiếp giáp với tầng đối lưu, lên cao tới 50km Ðặc điểm củatầng bình lưu là không khí ít bị xáo trộn theo chiều thẳng đứng Có thể tách tầng nàythành hai lớp:

- Lớp đẳng nhiệt: nằm sát tầng đối lưu lên cao tới 25km, nhiệt độ ít thay đổi, trung

từ đông sang tây Kích thước các khối không khí này có thể tới hàng nghìn cây số

- Lớp nghịch nhiệt: ở độ cao từ 25 đến trên 50km Ở tầng này nhiệt độ tăng dầntheo độ cao, nhiệt độ trung bình vào khoảng 00C, tối đa có thể tới trên +20C

Sư tăng dần nhiệt độ của lớp khí quyển này có thể là do sự có mặt của tầng ôzôn,chất hấp thu mạnh các tia sóng ngắn của bức xạ mặt trời

- Phía trên tầng nghịch nhiệt là đỉnh tầng bình lưu (Stratopause), nhiệt độ khá ổn

có tác dụng khuếch tán, hấp thụ và lọc một bộ phận lớn các tia bức xạ Mặt trời Vìvậy, người ta gọi khí quyển là màn chắn các tia bức xạ, nó chỉ dành lại 2 cửa sổ chomột phần bức xạ Mặt trời chiếu xuống mặt đất, đó là “cửa sổ” dành cho các tia nhìnthấy, một số tia tử ngoại đi qua và một "cửa sổ" dành cho các bước sóng dài chiếuxuống Trái đất

Trong khí quyển Trái đất, tới độ cao khoảng 80km là tầng điện ly (tầng ion hoá)

tích cực nhất đối với động, thực vật và con người UV - C bị hấp thụ bởi thành phần

trở lại vũ trụ Như vậy, trên thực tế tồn tại một cơ chế tự nhiên bảo vệ sinh quyểnchống lại tác động nguy hiểm của các tia tử ngoại Sở dĩ các tia tử ngoại có bước sóng

thành các nguyên tử (O), các nguyên tử oxi lại tiếp tục kết hợp với các phân tử oxi

O + O2 = O3

Trang 20

Ôzôn có thể hấp thụ năng lượng bức xạ tử ngoại và lại phân huỷ theo phản ứng:

O3 + Bức xạ tử ngoại = O2 + ONhư vậy, trong thiên nhiên, khí ôzôn luôn luôn phân huỷ và tái tạo, giữ được sựtồn tại ổn định cho lớp ôzôn Khí ôzôn hấp thu tia tử ngoại nên có tác dụng che chắncho bề mặt trái đất Vì thế, lớp ôzôn trong khí quyển được gọi là chiếc "ô bảo vệ" hay

"lá chắn" cho sinh vật trên Trái đất Ở giới hạn ngoài khí quyển, bức xạ tử ngoại chiếm7% tổng năng lượng bức xạ mặt trời, khi qua tầng khí quyển bị ôzôn giữ lại, chỉ còn l

% chiếu tới mặt đất Ở mặt đất hàm lượng bức xạ sóng ngắn không những không gâyđộc hại cho cơ thể sống mà còn có tác dụng kích thích, thúc đẩy các quá trình trao đổichất, làm tăng cường sinh trưởng, phát triển để cho năng suất cao

Tầng trung lưu (Mesosphere)

Tầng trung gian nằm trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 - 90 km Tầng này nhiệt

độ giảm dần theo độ cao và đạt đến giá trị -920C

Tầng nhiệt lưu (Thermosphere)

Còn gọi là tầng nhiệt quyển là tầng không khí có độ cao từ 80 - 500km Ở tầngnày không khí rất thưa loãng Dưới tác dụng của các tia bức xạ, các chất khí đều bịphân ly và bị ion hoá mạnh Khí quyển ở đây có độ dẫn điện cao

Ðộ dẫn điện cao ở tầng điện ly là nguyên nhân làm phản hồi các sóng vô tuyếnphát đi từ mặt đất, nhờ vậy mà mọi thiết bị vô tuyến điện ở mặt đất, ở các vệ tinh nhântạo mới có thể hoạt động bình thường được

Tầng ion có thể nhận thấy hai cực đại ion hóa ở độ cao 100 km và 180 - 200km.Ðặc điểm quan trọng của tầng khí quyển này là nhiệt độ không khí cao và tăng

Tầng khuyếch tán (Exosphere)

Giới hạn trên của tầng này vào khoảng 2000 đến 3000 km, là tầng chuyển tiếpgiữa khí quyển và không gian vũ trụ (Outer space), không khí tầng này rất thưa loãngthành phần chủ yếu là Hydrô và Hêli

2.3.2 Thành phần không khí của lớp khí quyển gần mặt đất

Sự trao đổi liên tục giữa khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh quyển đã tạonên những cân bằng động duy trì sự có mặt và tồn tại của các chất khí trong khí quyển

hyđrô, xênon và ôzôn chỉ chiếm 0,01% (Bảng 2.2) Trong khí quyển còn có một sốchất có thành phần biến động như hơi nước, bụi khói, các chất khí độc hại, các ion vàcác chất hữu cơ do thực vật thải ra

Bảng 2.2: Thành phần không khí khô, không bị ô nhiễm

Trang 21

Các dạng sự sống trên hành tinh đôi khi được nói đến như là "sinh quyển" Người

một sinh quyển như ở Trái Đất là rất hiếm

vật, trong khi phần lớn các quần xã sinh vật phong phú về chủng loại nhất nằm gầnđường xích đạo

Hình 2.5: Phân bố sinh quyển trên Trái Đất

Sinh quyển của Trái Đất tạo ra các thay đổi khá lớn đối với bầu khí quyển và,

tại như ngày nay Sự thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi

Trang 22

chặn các tia phóng xạ, cho phép sự sống tồn tại trên Trái Đất Các chức năng khác củakhí quyển đối với sự sống bao gồm vận chuyển, cung cấp các loại khí hữu dụng, đốt

nhiệt năng tỏa ra từ mặt đất, làm tăng nhiệt độ trung bình Điôxít cacbon, hơi nước,

mêtan và ôzôn là các khí nhà kính đầu tiên trong bầu khí quyển của Trái Đất Nếu

sẽ không có khả năng tồn tại

Trái Đất là nơi sinh sống của hơn 6.740.000.000 người tính đến tháng 11 năm

Mật độ dân số rất đa dạng ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phần lớn sống ở Châu Á.Sinh quyển Trái Đất tạo ra các sản phẩm sinh học có ích cho con người bao gồmthức ăn, gỗ, dược phẩm, khí ôxy và tái chế nhiều chất thải hữu cơ Hệ sinh tháilục địa

dinh dưỡng hòa tan trong nước được rửa trôi từ đất liền ra Con người cũng sống trênđất bằng cách sử dụng các vật liệu xây dựng để kiến thiết nhà cửa

2.5 Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường

Trái đất, bằng lực hút của mình đã tập trung xung quanh nó một lớp các chất khíđược gọi là khí quyển Lớp khí quyển gần mặt đất có vai trò hết sức lớn lao đối với sựsống trên trái đất, là môi trường quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp

Trong khí quyển liên tục xẩy ra các quá trình và hiện tượng vật lý: sự tuần hoànnước, các hiện tượng quang học, điện học Tập hợp các hiện tượng và quá trình vật lý

đó chính là chế độ thời tiết của một vùng Ở một chừng mực nào đó sự biến đối củathời tiết đã tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự sống nói chung và cho ngành sảnxuất nông nghiệp nói riêng Sự biến động thái quá của nó có thế dẫn đến những thiêntai đe dọa cuộc sống và các hoạt động sản xuất của con người

Giữa khí quyển, sinh quyển, thủy quyển và địa quyển luôn luôn trao đổi tương táclẫn nhau trong suốt quá trình lịch sử hình thành trái đất đă tạo nên những cân bằngđộng Những cân bằng này có tác dụng duy trì, tái tạo các pha của cân bằng tư nhiên.Nếu một điều kiện nào đó trong cân bằng bị phá vỡ sẽ gây ra những tổn thất khônglường trước được Sự hoạt động thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người ngàycàng xâm phạm cân bằng sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt Cuộc sống của con người cũng chịu những tác động xấu từ các dạng thời tiết chu

kì như bão, áp thấp nhiệt đới hay các biến động bất thường như động đất, lở đất, sóngthần, phun trào núi lửa, lốc xoáy, sụt đất, bão tuyết, lũ lụt, hạn hán và các thảm họathiên tai khác

Con người cũng là thủ phạm của nhiều xáo trộn tiêu cực cho Trái Đất, nhiều trong

và các chất độc hại khác, sự biến mất của thảm thực vật (chăn thả quá mức, nạn chặt

Trang 23

phá rừng, sa mạc hóa) và của động vật hoang dã (tuyệt chủng loài), hiện tượng bạcmàu đất, sự mất đất, sự xói mòn và sự xuất hiện của các sinh vật xâm hại.

Người ta đồng ý rằng có một mối liên hệ giữa các hoạt động của con người với

công nghiệp Hiện tượng này làm tan băng, gia tăng các dải nhiệt độ khắc nghiệt, biếnđổi khí hậu lớn và dâng cao mực nước biển

Việc bảo vệ cân bằng sinh thái là vấn đề quyết định sự tồn vong của loài người.Mọi người cần có ý thức bảo vệ nó

Trang 24

Chương 3

CƠ SỞ SINH THÁI HỌC

3.1 Nhân tố sinh thái

3.1.1 Khái niệm

Trong môi trường, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật luôn chịu tác động củarất nhiều yếu tố sinh thái (gồm các yếu tố trực tiếp cũng như gián tiếp) Các yếu tố nàyrất đa dạng, chúng có thể là tác nhân có lợi cũng như có hại đối với các sinh vật

Nhân tố sinh thái: Đó là những thành phần cấu thành môi trường sống của các

sinh vật Ví dụ: ánh sáng, CO2, nước, khoáng chất, đất, địa hình

3.1.2 Phân loại

Dựa vào nguồn gốc và đặc trưng tác động của các yếu tố sinh thái, người ta chia ranhóm các yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh và con người

Yếu tố vô sinh

Là thành phần không sống của tự nhiên, gồm các chất vô cơ tham gia vào chu

protein, lipid, glucid, mùn) và các yếu tố vật lý như các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt

độ, nước, không khí-gió-áp suất), đất (thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới đất,các tính chất lý hóa học của đất), địa hình (độ cao, trũng, dốc, hướng phơi của địahình)

Sự phân loại các nhóm sinh thái như trên, chủ yếu cho các sinh vật trên cạn Đốivới các sinh vật dưới nước cũng chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố do tính chấtcủa môi trường nước quyết định

Yếu tố hữu sinh

Gồm các cá thể sống như: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật… Mỗi sinh vậtthường chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ chế khác nhau trong mốiliên hệ cùng loài hay khác loài ở môi trường xung quanh Các yếu tố này là thế giớihữu cơ, một thành phần rất quan trọng của môi trường

Thực vật: ảnh hưởng trực tiếp và tương hỗ của các thực vật sống cùng (cơ học,

cộng sinh, kỵ khí), ảnh hưởng gián tiếp làm thay đổi môi trường sống qua các sinh vậtkhác (qua động vật và vi sinh vật), qua môi trường vô sinh (cạnh tranh, cảm nhiễm qualại)

Động vật: Tác động trực tiếp (ăn, dẫm, đạp, làm tổ, truyền phấn, phát tán hạt) và

gián tiếp qua môi trường sống

Yếu tố sinh thái giới hạn là yếu tố mà khi tác động đến sinh vật được giới hạn từđiểm cực hại thấp đến điểm cực hại cao qua điểm cực thuận Dưới điểm cực hại thấp

và trên điểm cực hại cao, sinh vật không tồn tại được Nhiệt độ, nồng độ muối, pH,chất độc… được coi là những yếu tố giới hạn đối với sinh vật Nếu các sinh vật cóphạm vi chống chịu rộng đối với yếu tố sinh thái nào đó mà nó có hàm lượng vừa phải

và ổn định trong môi trường, thì yếu tố này không phải là yếu tố giới hạn sinh thái

Trang 25

Ngược lại, nếu các sinh vật có phạm vi chống chịu hẹp đối với một yếu tố thay đổi nào

đó, thì chính yếu tố đó là yếu tố sinh thái giới hạn

Yếu tố con người

Con người được tách ra làm yếu tố độc lập vì con người có thể tác động vào môitrường tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng

Tất cả các dạng hoạt động của xã hội loài người đều làm biến đổi môi trường sống

tự nhiên của các sinh vật Ở một góc độ nhất định, con người và động vật đều cónhững tác động tương tự đến môi trường (lấy thức ăn, thải chất thải vào môi trường

…) Tuy nhiên, do con người có sự phát triển trí tuệ cao hơn, hoạt động của con ngườicũng đa dạng nên đã tác động mạnh đến môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳnmôi trường và sinh giới ở nơi này hoặc nơi khác

- Các nhân tố độc lập với mật độ và các nhân tố phụ thuộc vào mật độ

- Sự phân loại không gian dựa vào đặc tính môi trường:

+ Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, không khí, ánh sáng, mưa

+ Nhân tố thổ nhưỡng: pH, thành phần cơ giới

+ Nhân tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan

- Phân loại theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên theo năm, mùa hay ngàyđêm (tính chu kỳ)

Các nhân tố sinh thái không bao giờ tác động riêng lẻ mà luôn tác động kết hợpvới nhau Nhân tố sinh thái nào cũng có thể trở thành nhân tố hạn chế trong khônggian hoặc thời gian

3.1.3 Một số quy luật giới hạn sinh thái

Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: Các nhân tố sinh thái tác

động đến sinh vật một cách đồng thời và tổng hợp

Quy luật Liebig (1840): Chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác

định đại lượng và tính ổn định của mùa màng theo thời gian”

Quy luật Shelfords (1913): Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể không

chỉ phụ thuộc vào tính chất của nhân tố mà còn phụ thuộc vào cường độ (lượng) củanhân tố đó Sự giảm hay tăng cường độ tác động của nhân tố vượt ra ngoài giới hạnthích hợp của cơ thể thì làm giảm khả năng sống của cơ thể Khi cường độ lên đếnngưỡng cao nhất hoặc xuống tới ngưỡng thấp nhất đối với khả năng chịu đựng của cơthể thì sinh vật sẽ không thể tồn tại Những vùng tác động của các nhân tố sinh thái

Nhân tố giới hạn: Bất kể ở mức độ tổ chức nào (cá thể, quần thể, hay quần xã sinh

vật) người ta cũng phải khảo cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái riêng biệt củamỗi môi trường Các thông số này là những thông số lý, hóa hay sinh học có tác độngtrực tiếp lên sinh vật

Thực nghiệm cho thấy rằng tất cả các nhân tố sinh thái vào lúc này hay lúc kháctrong những điều kiện địa phương đều có thể tác động như là các nhân tố hạn chế Nếuxem xét một nhân tố nào đó, tùy theo điều kiện không gian và thời gian, nhân tố đó cóthể xuống dưới một trị số tối thiểu không thể đáp ứng được yêu cầu của một loài haymột quần xã Ðể phát triển trong một sinh cảnh, tất cả các sinh vật đều cần có những

Trang 26

điều kiện về nhiệt độ, thức ăn, muối khoáng Nhân tố nào ở gần mức tối thiểu nhất sẽ

là nhân tố giới hạn

Ðịnh luật tối thiểu

Ðịnh luật này liên quan đến ảnh hưởng của các chất khoáng cần thiết cho câytrồng Sự tăng trưởng của cây chỉ có thể có trong điều kiện các chất cần thiết phải có

đủ liều lượng trong đất Chính những chất bị thiếu chi phối sản lượng mùa màng Do

đó năng suất của mùa màng tùy thuộc duy nhất vào chất dinh dưỡng hiện diện trongmôi trường với liều lượng ít nhất (so với lượng tối ưu)

Ðịnh luật tối thiểu có thể mở rộng sự áp dụng cho các nhân tố sinh thái dưới dạngcác định luật của các nhân tố hạn chế, có thể được phát biểu như sau: sự thể hiện (tốc

độ và qui mô ) của tất cả quá trình sinh thái học được chi phối bởi các nhân tố hiệndiện với liều lượng ít nhất trong môi trường

Cần nhấn mạnh là định luật tối thiểu thay đổi trong sự thể hiện của nó do nơi có sựtác dộng qua lại của các nhân tố sinh thái Do đó ở thực vật, kẽm thì cần thiết ở nồng

độ thấp cho cây mọc trong bóng râm hơn là cây mọc ngoài ánh sáng Tương tự, côntrùng phát triển trong môi trường khô ráo thì có nhiệt độ gây chết cao hơn các cá thểphát triển trong môi trường ẩm ướt (ở nơi khô, côn trùng chịu nóng giỏi hơn)

Trang 27

Hình 3.1: Các khoảng giới hạn sinh thái của sinh vật - Loài rộng và loài hẹp

theo định luật về sự chống chịu

Khoảng chịu đựng đối với mỗi nhân tố thay đổi tùy loài Nó xác định biên độ sinhthái học của loài Biên độ dao động này càng rộng khi khoảng chịu đựng các nhân tốsinh thái của loài càng lớn Ðiều này cũng áp dụng được cho quần thể hay quần xãsinh vật Có loài rộng hay hẹp đối với một nhân tố nào đó Thí dụ: loài rộng nhiệt(eurythermes), rộng muối (euryhalines), loài hẹp nhiệt (stenothermes) hay hẹp muối(stenohalines)

Sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái:

Các cá thể, quần thể hay toàn thể sinh vật không phải thụ động chịu ảnh hưởng củacác nhân tố sinh thái Chúng có một sự linh động sinh thái cho phép chúng thích nghivới các biến đổi trong không gian và thời gian đối với các nhân hạn chế của môitrường Chúng có những phản ứng bù trừ đối với những biến đổi của môi trường chotừng cá thể, hoặc quần thể, quần xã sinh vật bằng các thích nghi khác nhau

Các thích nghi của sinh vật có thể ở mức đơn giản, cho đến mức độ phức tạp vàsâu sắc hơn

Thích nghi sinh lý học: Thể hiện do các cơ chế điều hoà tạo ra các biến đổi về biến

dưỡng, cho phép các sinh vậût giữ cho nội môi trường ở điều kiện ổn định và tối ưu sovới điều kiện biến đổi bên ngoài

Trang 28

Thí dụ: sự ổn định thân nhiệt của động vật máu nóng và sự thay đổi thân nhiệt củađộng vật máu lạnh khác nhau so với nhiệt độ của môi trường Hay trường hợp gia tănglượng hồng cầu nơi người từ đồng bằng lên miền núi cao

Thích nghi kiểu hình

Ðó là sự biến đổi kiểu hình do nơi tác động của các nhân tố lên sự tăng trưởng củasinh vật Thí dụ: Cây Tràm mọc riêng rẽ có tán lá hình cầu, cành nhánh phát triển ởcác cao độ khác nhau và thường hướng ngang Ngược lại, cũng là loài này nhưng khiphát triển trong rừng, nơi có sự cạnh tranh ánh sáng ráo riết, thì có phát triển mạnh vềchiều cao và có tán chụm

Thích nghi kiểu di truyền

Sự xuất hiện các kiểu sinh thái tiêu biểu cho một sự thích nghi hoàn chỉnh của cácquần thể của một loài theo các điều kiện sinh thái địa phương Khác với sự thích nghikiểu hình, các loài địa phương tạo ra các tính chất di truyền và linh động của sinh vật Khi đem trồng các hột của các cây lấy từ những nơi có độ cao khác nhau trongcùng một vườn thực vật (có điều kiện môi trường giống nhau) thì thấy chúng vẫn còngiữ những đặc tính riêng của từng kiểu sinh thái của nơi cư trú gốc của chúng

Chọn lọc tự nhiên và thích nghi sinh thái học

Sự kết hợp tác động của các nhân tố sinh thái và của chọn lọc tự nhiên là nguồngốc của sự xuất hiện các loài điạ phương và tiếp theo là sự phân hóa các loài (sự hìnhthành loài mới)

3.2.2 Các chỉ số đặc trưng của quần thể

Trang 29

đại mộc/ha rừng; số vi sinh vật/ml nước Người ta cũng có thể dùng sinh khối để diễn

tả mật độ Thí dụ số kg cá/m2 ao nuôi hay trọng lượng sóc/km2 rừng cây

Sinh vật có kích thước nhỏ thường phong phú hơn sinh vật có kích thuớc lớn

Mật độ quần thể còn thay đổi tùy thuộc vào các nhân tố khác, chủ yếu là vị trí của

nó trong chuỗi dinh dưỡng Mật độ càng thấp ở các quần thể chiếm vị trí càng cao củachuỗi

Xác định số lượng cá thể

Việc xác định số lượng cá thể tuy thuộc vào đặc tính của sinh vật Trường hợp cácsinh vật có đời sống cố định thì đơn giản Ðó là trường hợp của thực vật, động vậtkhông xương sống có đời sống cố định như hàu, san hô Còn trường hợp các loàiđộng vật khác, nhất là các loài di trú thì khó khăn hơn nhiều

Một cách tổng quát thì không thể đếm một cách tuyệt đối số lượng cá thể của quầnthể, ngoại trừ trường hợp loài người Cho nên người ta phải ước lượng với phươngpháp sao cho sự ước lượng này gần với sự thật nhất

- Ðếm trực tiếp: áp dụng đối với các động vật lớn như: sư tử, linh dương, cọp,beo Người ta còn dùng không ảnh hay chụp hình bằng hồng ngoại (sử dụng banđêm)

- Phương pháp lấy mẫu với dụng cụ thích hợp cho từng đối tượng sinh vật

- Phương pháp đánh dấu và bắt lại Ðể xác địnhsố lượng N cá thể của một quầnthể, người ta bắt và đánh dấu T cá thể rồi thả chúng Một thời gian sau người ta thựchiện một đợt bắt nữa được n cá thể ttrong đó có t cá thể được đánh dấu.Phương phápnày đòi hỏi một số điều kiện Chẳng hạn như các cá thể có đánh dấu cần phải đượcphân bố đều trong quần thể và cùng bị bắt với xác suất như nhau Sự tử vong phảigiống nhau và không mất các dấu Hơn nữa quần thể phải được xem như ổn định giữahai lần bắt

3.2.2.2 Tháp tuổi và tỉ lệ đực cái

Tháp tuổi

Thành phần tuổi của quần thể thể hiện đặc tính chung của biến động số lượng quầnthể vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay tử vong của quần thể Thành phần tuổithường được biểu diễn bằng tháp tuổi Tháp tuổi được thành lập bởi sự xếp chồng lênnhau của các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì tỉ lệ với số lượng

Trang 30

cá thể trong mỗi lứa Các cá thể đực và cái được xếp thành hai nhóm riêng ở hai bênđường phân giác của hình tháp, bởi vì sự tử vong không giống nhau ở hai cá thể đực

và cái

Hình 3.2: Ba dạng tháp tuổi chính của con nguời

Người ta có thể đơn giản hóa tháp tuổi thành ba nhóm cá thể khác nhau Ðó là: cáthể trẻ (tiền sinh sản), trưởng thành (sinh sản), và già (hậu sinh sản)

Tùy theo thành phần của ba nhóm cá thể trên, người ta có thể xếp loại thành quầnthể phát triển, quần thể ổn định hay quần thể suy thoái

Tỉ lệ đực - cái

Ðó là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái của một quần thể sinh vật Theo quitắc tổng quát thì các loài động vật là đơn phái tức là có con đực và con cái riêng.Nhưng cũng có hiện tượng lưỡng phái và trinh sản thường thấy ở động vật khôngxương sống

Ở đa số động vật có xương sống, có một sự thặng dư nhẹ nhàng ở con đực lúc mớisinh (như ở người chẳng hạn) Ðến tuổi trưởng thành tỉ lệ đực cái có thể thiên về conđực hoặc con cái tùy theo nhóm sinh vật và tùy vào nơi ở và các điều kiện khác củamôi trường

3.3 Quần xã sinh vật

3.3.1 Định nghĩa

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể phân bố trong một vùng hoặc trongmột sinh cảnh nhất định Ðó là một đơn vị có tổ chức, tức là có một số tính chất đặcbiệt không thấy ở mức quần thể và cá thể

Thuật ngữ quần xã dùng để chỉ một một đơn vị chức năng Thí dụ quần xã vi sinhvật cố định đạm trong một khu rừng; quần xã động vật có xương sống ăn kiến ở rừngTây Nguyên

Quần xã sinh vật là một thể thống nhất nhờ sự chuyển hóa và trao đổi chất tương

hỗ Thuật ngữ này cần đuợc hiểu theo nghĩa rộng và dùng để chỉ các đơn vị thiênnhiên có kích thước khác nhau, từ quần xã một thân cây đến quần xã của một rừng hayđại dương

Trang 31

3.3.2 Đặc trung của quần xã

3.3.2.1 Sự phân tầng trong quần xã

Quần xã sinh vật bao gồm rất nhiều loài Các loài này thường chiếm các khoảngkhông gian khác nhau, tạo nên sự phân tầng trong quần xã sinh vật Người ta thườngphân biệt các tầng sau

a Tầng tự dưỡng và tầng dị dưỡng

Tầng tự dưỡng là nơi xảy ra hoạt động quang tổng hợp mạnh của các sinh vật sảnxuất Ðó là tầng mà tán lá phát triển nhất, còn gọi là "tầng xanh", nơi nhận nhiều ánhsáng mặt trời nhất Còn trao đổi dị dưỡng xảy ra ở dưới, trong đất và trong chất trầmtích, còn gọi là "tầng nâu", nơi tích lũy nhiều chất hữu cơ

b Sự phân tầng trên mặt đất của động vật và thực vật

Thảm thực vật có thể phân thành tầng cỏ, tầng cây bụi, tầng tiểu mộc và tầng đạimộc Rừng dầy nhiệt đới có sự phân tầng phức tạp nhất

Ðộng vật nhất là chim và các thú nhỏ sống trên cây (Sóc, Khỉ, Chồn bay ) cũng

có sự phân tầng nhưng không rõ rệt như sự phân tầng ở thực vật

c Sự phân tầng dưới mặt đất của rễ cây

Sự phân tầng này không được rõ ràng lắm Rễ của các loài cây cắm vào đất vớicác độ sâu khác nhau

d Sự phân tầng trong nước

Sự phân tầng của các thủy sinh vật thấy rõ trong các hồ sâu nhất là trong biển Cácloài tảo biển và các động vật cố định (hàu, balane ) chỉ gặp ở những độ sâu nhất định

3.3.3.1 Sự đa dạng của quần xã

Số lượng loài (species richness)

Số lượng loài là tổng số loài của quần xã trong một hệ sinh thái Thực tế ít khi đếmđược tổng số loài trong một quần xã Vì vậy người ta thường nghiên cứu một phần của

hệ sinh thái, khi đó người ta sử dụng số lượng trung bình của loài, đó là số trung bìnhcác loài có trong mẫu của hệ sinh thái

Sự hiểu biết về tổng số loài thì tương đối dễ khi nghiên cứu quần xã các cây đạimộc, nhất là ở trong rừng ôn đới Công việc trở nên khó khăn hơn khi đó là các thựcvật nhỏ hay động vật mà sự hiếm hay quá nhiều và việc di chuyển của chúng làm choviệc đếm trở nên khó khăn

Người ta có thể ước lượng tổng số loài bằng cách sử dụng đường biểu diễn sốlượng tích lũy của loài ứng với số lần thu mẫu Ðường tiệm cận của đường cong này làtổng số loài Có sự biến thiên đáng kể trong tổng số loài của các quần xã Nhìn chungthì số lượng loài rất dồi dào ở các quần xã xích đạo và rất ít ở vùng cực Người ta thấy

châu Âu chỉ có 100 loài mà thôi Cũng tương tự , người ta đếm được 488 loài chim cư

loài

Sự phong phú của các loài (species abondance)

Trang 32

Ðóï là số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã Ở đây, mật độ không phải làthông số tốt để so sánh các quần xã mà các loài có kích thước quá chênh lệch nhau Do

đó sinh khối và trọng lượng khô trên diện tích cho ta một sự ước lượng chính xác hơn

về sự phong phú này Các quần xã thực vật có thể được nghiên cứu bằng cách đánh giá

sự phong phú của các loài khác nhau bằng phần trăm diện tích được che phủ bởi cáccac thể của mỗi loài

Trong các quần xã thực vật ở vùng Bắc Cực có sự ưu thế rất mạnh, chỉ có mộthoặc hai loài tạo thành hơn 90% của tầng đại mộc Ngược lại có đến hơn 20 loài cây

ưu thế ở rừng mưa nhiệt đới

Sự đa dạng về loài (species diversity)

Ðể mô tả cấu trúc của một quần xã, số lượng loài chưa đủ để biểu diễîn đầy đủ.Thât vậy sự phong phú tương đối về loài cũng tham dự vào, bởi vì chỉ có vài phầntrăm loài là thực sự phong phú (có thể được tiểu biểu bởi mật độ sinh khối ) Trái lại,phần lớn còn lại được tạo ra bởi nhiều loài ít phổ biến, hiếm hoặc rất hiếm Trong khivài loài có vai trò quan trọng trong quần xã thì vài loài hiếm chi phối sự đa dạng củaquần xã

3.3.4 Mối quan hệ trong quần xã

Quan hệ dinh dưỡng

Trong quần xã luôn luôn có hai nhóm sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác nhau Ðầutiên là nhóm sinh vật tự dưỡng, gồm chủ yếu là cây xanh Chúng có thể tổng hợp chấthữu cơ từ chất vô cơ của môi trường, được gọi là sinh vật sản xuất, cung cấp thức ăncho nhóm sinh vật dị dưỡng Sinh vật dị dưỡng không tự tạo được chất hữu cơ mà phảinhờ vào nhóm trước Sinh vật dị dưỡng gồm hai nhóm khác nhau Nhóm thứ nhất làsinh vật tiêu thụ gồm đa số các động vật Nhóm còn lại là sinh vật phân hủy, gồm vikhuẩn và nấm, có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ từ xác bã động vật, thực vật và cácchất thải thành chất vô cơ trả lại cho môi trường Ba nhóm sinh vât trên tạo thànhchuỗi thức ăn hay chuỗi dinh dưỡng

Quan hệ cạnh tranh (competition)

Là sự tranh giành nhau nguồn tài nguyên giữa hai sinh vật cùng một loài hoặc thuộc hai loài khác nhau

Cạnh tranh cùng loài khi các cá thể của một quần thể cùng tranh nhau thức ăn, nước uống, đối tượng sinh dục

Cạnh tranh khác loài xảy ra khi các cá thể của hai loài khác nhau cùng tranh nhau mộtnguồn tài nguyên

Quan hệ ăn mồi (predation)

Trang 33

Là hiện tượng một sinh vật bắt và ăn một sinh vật khác Thí dụ thỏ ăn cỏ, thỏ làvật ăn mồi còn cỏ là mồi Khi sói ăn thỏ thì thỏ là con mồi và sói là vật ăn mồi

Quan hệ ký sinh (parasitism)

Là hiện tượng một sinh vật sống lợi dụng một sinh vật khác Trên hay trong cơ thểđộng thực vật có rất nhiều ký sinh vật

Có nhiều điểm giống và khác nhau giữa sự ăn mồi và sự ký sinh; trong sự ký sinh,vật ký sinh thường nhỏ hơn vật chủ và không nhất thiết phải giết chết vật chủ, trongkhi vật ăn mồi nhất thiết phải giết chết con mồi

Quan hệ tiết chất cảm nhiễm ở thực vật

Người ta thường phân biệt sự tiết chất kháng sinh ở thực vật bậc thấp như nấm.Thí dụ nấm Penicilium tiết chất penicilin Ở thực vật bậc cao có hiện tượng tiết chấtđộc xa nguồn (teletoxie) Thí dụ như cây Artemisia californica tiết ra một chất terpènebay hơi có tác dụng ngăn cản sự nẩy mầm của các hoà bản và các cây nhất niên khác

Quan hệ hội sinh (commensalism)

Ðây là mối quan hệ đơn giản và bước đầu của sự phát triển quan hệ hai bên cùng

có lợi Thí dụ : điạ y trên cây xoài, mận; dương xỉ, lan trên cây rừng

Quan hệ hợp tác (cooperation)

Ðó là mối quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không bắt buộc giữa hai loài Thí

dụ : hải quì và tôm ký cư

Quan hệ cộng sinh (symbiosis)

Ðây là mối quan hệ bắt buộc và có lợi giữa hai loài Thí dụ rong và nấm trong địay; vi khuẩn nốt rễ và cây họ đậu; mối và nguyên sinh động vật

3.4 Hệ sinh thái

3.4.1 Định nghĩa

Hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái học Tất cả các sinh vật trongcùng một khu vực đều có tác động qua lại với môi trường vật lý bằng các dòng nănglượng tạo nên các cấu trúc dinh dưỡng, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vậtchất

Tất cả tạo thành một thể thống nhất một đơn vị chức năng gọi là hệ sinh thái Vậy

hệ sinh thái là một hệ thống của sinh vật và môi trường trong đó diễn ra các quá trìnhtrao đổi năng lượng và vật chất giữa sinh vật với sinh vật; giữa sinh vật với môitrường

Một trong những đặc điểm chung nhất của hệ sinh thái là quan hệ tương hỗ củacác sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng Các sinh vật này và chức năng do chúngđảm nhận có thể tìm thấy trong không gian và thời gian khác nhau Trong không gianchúng có thể chia thành tầng lớp Sự trao đổi chất tự dưỡng thường xảy ra mạnh ở tầngtrên, "tầng xanh" nơi nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất Còn sự trao đổi dị dưỡng xảy

ra ở tầng dưới, trong lòng đất hay trong các trầm tích, "tầng nâu" là nơi tích lũy nhiềuchất hữu cơ

Chức năng của sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng đôi khi cũng phân biệt theo thờigian Sinh vật dị dưỡng có thể chậm trễ rất nhiều trong việc sử dụng sản phẩm của sinh

Trang 34

vật tự dưỡng Chỉ một phần rất ít sản phẩm quang hợp được sử dụng ngay ( ăn cỏ và

ký sinh), còn phần lớn dưới dạng lá, gỗ và chất dinh dưỡng dự trữ dưới dạng hạt, rễ

sẽ rơi vào lớp mục thực vật và sẽ được tiêu thụ rất lâu sau đó

Sự phân chia không gian và thời gian của các quá trình dinh dưỡng cho phép chiadòng năng lượng theo hai kiểu: (1) kiểu gặm cỏ là quá trình trực tiếp sử dụng cả câyhay từng phần của cây sống; đó là kiểu xảy ra ở hệ sinh thái đồng cỏ (2) Kiểu ăn chấthữu cơ mục nát hay ăn các phế liệu là quá trình phân hủy hay tích tụ các vật chất chết,như hệ sinh thái rừng sát

3.4.2 Cấu trúc

Về mặt chức năng có thể chia các loại sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm:

Sinh vật sản xuất (hay tự dưỡng)

Chủ yếu là thực vật xanh, có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờquá trình quang hợp; năng lượng này tập trung vào các hợp chất hữu cơglucid, protid,lipid, tổng hợp từ các chất khoáng (các chất vô cơ có trong môi trường)

Sinh vật tiêu thụ (cấp 1, 2, 3)

Chủ yếu là động vật Tiêu thụ các hợp chất hữu cơ phức tạp có sẵn trong môitrường sống

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất Chủ yếu là

động vật ăn thực vật (cỏ, cây, hoa, trái …) Các động vật, thực vật sống kýsinh trên cây xanh cũng thuộc loại này

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1 Gồm các động vật ăn

thịt, ăn các động vật ăn thực vật

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: thức ăn chủ yếu là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 Đó là

động vật ăn thịt, ăn các động vật ăn thịt khác

Sinh vật phân hủy

Sinh vật phân hủy là những loại vi sinh vật hoặc động vật nhỏ bé hoặc các sinh vậthoại sinh có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ Ngoài ra còn có nhữngnhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác (như nhóm vi khuẩn

mà các chất hữu cơ được thực hiện và chuyển hóa chúng thành chất vô cơ

Để duy trì chất lượng môi trường hay nói đúng hơn duy trì được cân bằng tựnhiên, cũng như để tất cả các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa pháttriển kinh tế vừa hài hòa với tự nhiên thì việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ trên quanđiểm sinh thái sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất Theo yêu cầu của con người, các hệ sinhthái tự nhiên có thể được phân thành Hệ sinh thái sản xuất; Hệ sinh thái bảo vệ; Hệsinh thái đô thị; Hệ sinh thái với mục đích khác (du lịch, giải trí, khai thác mỏ …)

3.4.3 Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái

Chuỗi và lưới thức ăn

Trong HST luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lượng trong nội bộ quần xã,giữa quần xã và môi trường bên ngoài của nó (sinh cảnh)

Trang 35

Trong chu trình trao đổi vật chất, luôn có các nguyên tố hoá học, muối hoà tan, khí

bộ phận của quần xã lại chuyển hoá thành sinh cảnh thông qua quá trình phân huỷ xácsinh vật thành những chất vô cơ

Các thành phần của quần xã liên hệ với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng Quan hệdinh dưỡng của các loài trong quần xã được thực hiện bằng chuỗi và lưới thức ăn.+ Chuỗi thức ăn (Foodchain): là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài làmột "mắt xích" thức ăn; mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ mắt xích thức ăn phía dưới

và nó lại bị mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ

Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi thức ăn

+ Lưới thức ăn (Foodweb): là phức hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhautrong HST Vì mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà

có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợpthành lưới thức ăn

Hình 3.4: Sơ đồ lưới thức ăn

Những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm sắp xếp theo các thành phần của chuỗithức ăn như: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, được gọi là các bậtdinh dưỡng Như vây, vật chất trong hệ sinh thái được chuyển hóa, trao đổi thông qua

Trang 36

các các quan hệ dinh dưỡng Lưới thức ăn càng phức tạp thì mức độ liên hệ giữa cácsinh vật trong HST càng chặt chẽ Điều đó cho thấy rằng để đảm bảo cho 1 HST đượccân bằng và bền vững cần duy trì HST đó ở mức độ đa dạng sinh học cao.

Sự trao đổi năng lượng

Sự hoạt động của tất cả sinh vật đòi hỏi sử dụng năng lượng từ ngoài vào Nănglượng này là ánh sáng ở sinh vật tự dưỡng, hoặc là chất sinh hóa (như glucid chẳnghạn) cho các sinh vật dị dưỡng Trong mọi trường thì năng lượng mặt trời là nguồnnăng lượng duy nhất được trực tiếp hay gián tiếp sử dụng bởi các sinh vật Số lượngsinh vật trong mỗi hệ sinh thái, sự phát triển và sinh sản nhanh hay chậm là tùy thuộcvào mức độ xâm nhập của năng lượng vào HST, vào tốc độ di chuyển của dòng nănglượng và lưu chuyển vật chất qua hệ

Cần phân biệt sự khác nhau giữa dòng năng lượng và chu trình vật chất Các chất

tận Chu trình vật chất như vậy là khác với dòng năng lượng di chuyển một chiềuxuyên qua sinh vật sống trong sinh quyển Ðó là một hiện tượng phổ biến và tuân theohai định luật căn bản của nhiệt động học (nguyên lý Carnot)

Trái đất nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời

Ánh sáng này phát tán liên tục trong khoảng không vũ trụ, với năng lượng là 2

nhiều, nhất là khi đi qua lớp lớp mây mù, lớp nước và thảm thực vật, sống ở trên hoặcgần mặt đất, sinh vật chịu tác động của dòng năng lượng gồm bức xạ ánh sáng mặt trời

và bức xạ nhiệt có độ dài sóng dài từ các vật thể ở cự ly gần Cả hai yếu tô únày đãquyết định điều kiện khí hậu của môi trường Ðó là nhiệt độ, sự bốc hơi nước, chuyểnđộng của không khí (gió, bão) và của nước (mưa, sông, suối)

Thực vật chỉ hấp thu khoảng 1% năng lượng mặt trời tới trái đất; trong vài trườnghợp hiếm hoi như các hoa màu cao sản, có thể tới 3%

Hình tháp sinh thái

Hình 3.5: Một kiểu hình tháp sinh thái

Mạng lưới dinh dưỡng trong hệ sinh thái tiêu biểu cho một cấu trúc được đặctrưng bởi tính chất và số lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng Cấu trúc này tương ứngvới một trị số đặc thù của mối tương quan "kích thước cá thể/kiểu biến "của các loàitrong quần xã

Trang 37

Ngoài ra, sự di chuyển của vật chất trong hệ sinh thái là sự chuyển hóa liên tụcnăng lượng dưới dạng sinh hóa theo chiều từ sinh vật tư dưỡng đến sinh vật dị dưỡng Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học cho thấy rằng, trong tất cả phản ứng về nănglượng, hiệu suất luôn luôn dưới 100% Do vậy, chuỗi thức ăn phải đặc trưng bởi sựgiảm năng lượng tự do hiện diện ở mỗi bậc dinh dưỡng mỗi khi lên bậc cao hơn Sựbiến dưỡng của quần xã sinh vật đều chịu sự chi phối của nguyên lý này

Các hình tháp sinh thái diễn tả bằng dạng hình học cấu trúc dinh dưỡng trong hệsinh thái Người ta đặt các hình chữ nhật có cùng chiều cao nhưng chiều dài thì tỉ lệvới tầm quan trọng của thông số tính toán Do đó ta có được các hình tháp số lượng,sinh khối và năng lượng Chúng cho thấy hai tính chất cơ bản của cấu trúc dinh dưỡngcủa bất cứ hệ sinh thái nào Ðó là:

- Chiều cao của tháp tỉ lệ với chiều dài của chuỗi thức ăn, tức là số lượng bậc dinhdưỡng của chuỗi

- Dạng hình tháp sẽ rộng hay hẹp là tùy vào hiệu quả của sự chuyển hóa nănglượng bậc này lên bậc khác Hiệu suất của phản ứng nhiệt động học càng cao, thìlượng vật chất sinh hóa cho các bậc kế tiếp càng lớn

Hình tháp số lượng

Hình 3.6: Một kiểu hình tháp số lượng

Nó là hình thức đơn giản nhất để nghiên cứu cấu trúc dinh dưỡng của một hệ sinhthái Người ta thấy rằng, theo qui tắc tổng quát thì trong môi trường có nhiều cây cỏhơn động vật, nhiều vật ăn cỏ hơn vật ăn thịt, nhiều côn trùng hơn chim

Trong mọi trường hợp, các động vật có kích thước nhỏ thì nhiều hơn và sinh sảnnhanh hơn Hơn nữa, mỗi vật ăn mồi cần con mồi với kích thước tối ưu Việc săn bắtmột khối lượng con mồi có kích thước nhỏ thì mất nhiều công hơn Trái lại, con mồiquá lớn lại gây bối rối cho vật ăn thịt

Người ta thấy rằng qua mỗi bậc dinh dưỡng thì số lượng cá thể giảm đi Nhưngkích thước lại gia tăng Chẳng hạn trên một ha đồng cỏ, người ta đếm được gần 6 triệucây (bậc dinh dưỡng I) hơn 700 ngàn côn trùng ăn thực vật (bậc dinh dưỡng II) hơn

350 côn trùng và nhện thiên địch (bậc dinh dưỡng III) và chỉ có 3 con chim ăn côntrùng (bậc dinh dưỡng IV) (Odum, 1959)

Trang 38

Tuy nhiên có nhiều thay đổi về hình dạng của hình tháp số lượng, đôi khi có dạngđảo ngược Chẳng hạn trong một cánh rừng, có ít đại mộc (sinh vật sản xuất sơ cấp)hơn là côn trùng ăn cỏ Chuỗi dinh dưỡng ký sinh hoặc chuỗi ăn xác bã cũng vậy Rốt cuộc hình tháp số lượng không tiêu biểu cho mối quan hệ dinh dưỡng củaquần xã bởi vì nó chấp nhận tầm quan trọng như nhau cho các cá thể bất kể kích thướchay trọng lượng ra sao.

Hình tháp sinh khối

Nó phản ánh khá trung thực các mối quan hệ dinh dưỡng trong HST Dạng của nócũng giống như dạng của số lượng Nhưng đôi khi sinh khối của vật tiêu thụ lại lớnhơn sinh khối của vật sản xuất Ðiều này thường thấy trong môi trường nước nơi màsản lượng sơ cấp do các sinh vật li ti (phiêu sinh thực vật ) đảm nhiệm Chúng có vậntốc đổi mơí rất nhanh và biến dưỡng mạnh (sinh khối nhỏ, sức sản xuất quan trọng)

Hình tháp sinh khối cũng có nhược điểm là cho các mô có cùng một tầm quantrọng như nhau cho dù cấu tạo sinh hóa tức giá trị năng lượng không bằng nhau

ra công của cơ

Bây giờ chúng ta hãy khảo sát tỉ mỉ xem dòng năng lượng xuyên qua một chuỗidinh dưỡng Ta biết rằng chỉ 1% năng lượng mặt trời thực sự được biến đổi thành nănglượng hóa học bởi sinh vật tự dưỡng ( sinh vật sản xuất sơ cấp) Tổng số chất hữu cơ

Trang 39

tạo ra tương ứng vơí sự quang hợp thô (sản lượng sơ cấp thô, PB) Thực vật sẽ sử dụngmột phần năng lượng này để đảm bảo nhu cầu biến dưỡng; nó sẽ được phát tán bởi sự

hô hấp (R1) Sự quang hợp nguyên (sản lượng sơ cấp/PN1) là sự chênh lệch giữa sựquang hợp thô và năng lượng mất đi do hô hấp

Lindeman (1942) đã đề nghị định luật về chuyển hóa năng lượng trong các hệ sinhthái, mà người ta gọi là định luật 10% Luật này xác định là chỉ một phần năng lượngcủa hệ đi vào bậc dinh dưỡng được chuyểín cho sinh vật của bậc dinh dưỡng cao hơn Phần năng lượng này sẵn sàng cho các sinh vật dị dưỡng thường nằm trongkhoảng từ 10% đến 20% Áp dụng định luật này ta dễ dàng tính được số năng lượngsẵn sàng cho động vật ăn thịt bậc 3 ( bậc dinh dưỡng 5) là bằng 1/10.000 của nănglượng cố định bởi sinh vật sản xuất Như vậy sự biến đổi năng lượng tong một mạngthức ăn được thực hiện với một hiệu số rất thấp Ðiều này giải thích tại sao số bậc dinhdưỡng trong chuỗi thức ăn cần phải ít, bất kỳ quần xã ra sao

nên ở bậc dinh dưỡng thứ tư, chỉ có một số ít cá thể có thể sống được với số nănglượng ít ỏi sẵn sàng cho bậc này mà thôi

Ngoài ra, các động vật đẳng nhiệt có hiệu suất thấp hơn động vật biến nhiệt, bởi vìmột phần đáng kể của thức ăn được dùng để giữ cho thân nhiệt ở mức cao và ổn định

Hình 3.8: Một kiểu hình tháp năng lượng

và sinh vật dị dưỡng trong hệ sinh thái Các loài khác nhau của mỗi nhóm sinh vật nàytìm kiếm và hấp thu liên tục các chất tối cần thiết cho sự tăng trưởng, duy trì, sinh sảncủa chúng và loại ra môi trường các chất thải, cặn bã vô cơ và hữu cơ ít nhiều phứctạp

Trang 40

Hình 3.9: Chu trình Cacbon

Cho nên các nguyên tố C, H, O, P, S và khoảng 30 nguyên tố khác không ngừngđược biến đổi thành chất sinh hóa glucid, lipid, protid hoặc là được hấp thu dướidạng ion vô cơ bởi sinh vật tự dưỡng, sau đó được sử dụng bởi sinh vật dị dưỡng vàcác vi sinh vật phân hủy Các vi sinh vật này phân hủy các chất thải, các mảnh vụnthực vật và các xác chết thành các chất khoáng tan trong nước hay các chất khí trở vềđất hoặc khí quyển

Ở mức độ sinh quyển người ta sử dụng thuật ngữ chu trình sinh địa hóa để chỉ sự

di chuyển tuần hoàn của các chất giữa môi trường vô sinh và sinh vật mà nhiều phacủa chu trình diễn ra trong hệ sinh thái

Sự hiện diện của chu trình này làm cho sinh quyển có khả năng tự điều chỉnh, đảmbảo cho các sự trường tồn của các hệ sinh thái và sự giữ cân bằng các chất có trongmỗi môi trường

Người ta có thể phân biệt 3 nhóm chính của các chu trình:

- Chu trình nước

- Chu trình của các chất chủ yếu ở dạng khí

- Chu trình của các chất chủ yếu ở dạng trầm tích

3.4.4 Diễn thế sinh thái

Diễn thế nguyên sinh

Là sự hình thành rừng ở những nơi hoàn toàn chưa hề có rừng, trải qua 1 loạt các

sự biến đổi của các quần xã thực vật khác nhau cuối cùng hình thành nên quần xã thựcvật rừng tương đối ổn định

Diễn thế nguyên sinh gồm 4 pha:

 Di cư: Sự di cư các mầm mống thực vật đến vùng đất mới

Ngày đăng: 27/03/2015, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Hoàng Hưng, 2005, Con người và môi trường, NXB ĐHQG TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và môi trường
Nhà XB: NXB ĐHQG TPHCM
[2]. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000, Sinh thái môi trường học cơ bản, NXB ĐHQG TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái môi trường học cơ bản
Nhà XB: NXBĐHQG TPHCM
[3]. Lê Huy Bá, 2006, Tài Nguyên Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài Nguyên Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững
Nhà XB: NXB KhoaHọc Kỹ Thuật
[4]. Lê Văn Khoa, 2002, Khoa Học Môi Trường, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Học Môi Trường
Nhà XB: NXB Giáo Dục
[5]. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2005, Con người và môi trường, NXB ĐHQG TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và môi trường
Nhà XB: NXB ĐHQG TPHCM

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w