1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường

68 574 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 882,5 KB

Nội dung

An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

˜˜ ˜ ˜˜

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG

TUY HÒA – 2010

Trang 2

Chương 1:

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động Bài 1: Những vấn đề chung

1 Một số khái niệm chung:

- An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản

xuất

- Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.

- Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản

pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến

điều kiện lao động nhằm:

• Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động

• Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

• Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung

→ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

2 Điều kiện lao động:

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên

thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất

Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thờitrong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố trên

3 Phân loại và các nguyên nhân gây tai nạn:

3.1 Phân loại:

- Các yếu tố nguy hiểm và có hại

- Tai nạn lao động

- Bệnh nghề nghiệp

3.2 Các nguyên nhân gây tai nạn:

* Các yếu tố nguy hiểm và có hại:

Trang 3

Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất cóảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngườilao động

Cụ thể, bao gồm:

- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi

- Các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ

- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinhtrùng, côn trùng, rắn

- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc,nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,…

Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật,

do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể ngườilao động

4 Một số đặc trưng của công tác bảo hộ lao động:

4.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động

- Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của ngườilao động

Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sựnghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước

* Ý nghĩa:

Trang 4

- Ý nghĩa về mặt chính trị:

+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sảnxuất và phát triển quan hệ sản xuất

+ Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động

+ Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất

- Ý nghĩa về mặt pháp lý:

+ Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, cácgiải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằngcác quy định luật pháp

+ Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao độngthực hiện

- Ý nghĩa về mặt khoa học:

+ Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm

và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động,biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môitrường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân

+ Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,hạn chế tai nạn lao động xảy ra

+ Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoahọc về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch

- Ý nghĩa về tính quần chúng:

+ Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếptham gia vào quá trình sản xuất Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏcác yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc

+ Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật đều có trách nhiệm tham gia vào việcthực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

+ Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cảithiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4.2 Tính chất và đối tượng nghiên cứu của công tác an toàn và bảo hộ lao động

* Tính chất:

Trang 5

Từ khái niệm về bảo hộ lao động cũng như ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ laođộng luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhấtthiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên

- Tính chất khoa học – kỹ thuật: vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ

sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật

- Tính chất pháp lý : thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyềnlợi của người lao động

- Tính chất quần chúng: người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài nhữngbiện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ nhận thức cho ngườilao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết

* Đối tượng nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu:

+ Phải tiến hành phân tích các nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệptrong thi công xây dựng, nguyên nhân phát sinh cháy nổ trên công trường

+ Xác định được những quy luật phát sinh nhất định của những nguyên nhân đó,cho phép thấy trước được những nguy cơ tai nạn, những yếu tố độc hại và nguy cơcháy nổ trong sản xuất

+ Đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của chúng,đảm bảo tiến hành các quá trình thi công xây dựng an toàn, vệ sinh và an toàn chốngcháy

4.3 Nội dung công tác bảo hộ lao động

Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Trang 6

Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, cácvăn bản khác về lĩnh vực an toàn.

Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:

+ Xác định vùng nguy hiểm;

+ Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;+ Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân

* Vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuậtnhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người laođộng Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sựphát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xácđịnh tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựngcác biện pháp vệ sinh lao động

Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:

- Xác định khoảng cách về vệ sinh

- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe

- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe

- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chốngbụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ,điện từ trường

Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại,thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệsinh cho phép

Trang 7

chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạnlao động

Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.

Trang 8

Bài 2:

Kỹ thuật an toàn khi làm việc với các máy móc thiết bị trong công nghiệp hóa học

1 Các thiết bị máy móc cơ khí:

1.1 Các loại hình tai nạn lao động:

- Tay, chân, tóc hoặc quần áo, găng tay bị cuốn, kẹp vào các vùng nguy hiểm trênmáy móc, thiết bị

- Dây đai, xích truyền động bị đứt, vỡ hay chi tiết máy bị đứt, vỡ văng ra ngoài và

- Ở trong vùng nguy hiểm của xe tải hay xe nâng

- Bị điện giật do rò rỉ điện, do tĩnh điện hay cháy bỏng do chập điện

1.2 Các yêu cầu chung về an toàn lao động khi làm việc với các máy móc, thiết

bị cơ khí:

- Các thiết bị phải đặt trên nền có độ cứng chịu được trọng lượng của máy và lựcđộng do máy sinh ra

- Các máy móc phải có đầy đủ các cơ cấu an toàn

- Tất cả các bộ truyền động của máy móc thiết bị phải được che chắn kín và cửa càichắc chắn

- Các nút hay các cần điều khiển phải đặt vừa tay người làm việc, tránh trường hợpcúi hay với

- Các nút làm việc phải nhạy và các nút điều khiển cần phải sơn màu đỏ

- Với các máy móc thiết bị cao lớn ≥ 2m phải có sàn thao tác với cầu thang, tay vịnchắc chắn

- Khi tiến hành sửa chữa hay bảo quản định kì các máy móc thiết bị cũng như trongtrường hợp sửa chữa đột xuất cần phải báo ngay cho người phụ trách bộ phận

1.3 Các biện pháp an toàn:

* Các thiết bị bảo hiểm:

Trang 9

Có thể chia làm 3 loại:

- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống nhưng có thể tự động phục hồi khả năng làmviệc khi các thông số kỹ thuật lại đạt đến mức quy định Ví dụ: van an toàn trong bànủi

- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi cótác động của người khai thác

- Tự ngắt sự hoạt động của hệ thống và chỉ phục hồi khả năng làm việc sau khi có

sự thay thế

Yêu cầu:

- Thiết bị bảo hiểm phải hoạt động chính xác, nhanh nhạy và có độ tin cậy cao

- Lắp đặt hệ thống nơi thuận tiện cho người sử dụng và dễ nhìn khi vận hành

* Các thiết bị che chắn:

- Là cơ cấu để cách ly vùng nguy hiểm với máy móc

- Tạo điều kiện làm việc an toàn

Chú ý: không được tự động tháo bỏ các thiết bị che chắn

* Hệ thống tín hiệu an toàn:

- Các tín hiệu này có thể là ánh sáng hay tín hiệu âm thanh Tín hiệu chỉ có tácdụng báo trước nguy hiểm sắp xảy ra chứ không có tác dụng ngăn chặn sự cố Nó cóthể báo những trường hợp, nhiệt độ và áp suất quá cao hay quá thấp hay nồng độ cácchất nằm ngoài giới hạn an toàn

- Các tín hiệu an toàn là những yếu tố đảm bảo an toàn lao động rất quan trọngtrong các dây chuyền sản xuất phức tạp và tự động hóa công nghiệp hóa chất Vì vậy,cần phải thường xuyên kiểm tra độ nhạy và độ chính xác của chúng và tiến hành sửachữa hay thay thế kịp thời trong trường hợp hỏng hóc

* Các biển báo:

Là những dụng cụ đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao động báo cáocho người lao động về khu vực nguy hiểm hay là các thao tác tránh làm để phòng ngừatai nạn xảy ra

* Trang bị bảo hộ lao động:

Bao gồm các trang bị như sau: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ tai, bảo

vệ đầu, bảo vệ tay chân, bảo vệ thân, bảo vệ cơ thể (phải kết hợp chúng với nhau)

1.4 Các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn:

Trang 10

* Khi bản thân người lao động bị tai nạn:

- Trong trường hợp nhẹ, bình tĩnh tắt máy tìm mọi cách tách ra khỏi máy, báo chongười lao động cùng làm biết, và đến ngay phòng y tế

- Trong trường hợp chảy máu nhiều, bị nặng (gãy tay, chân), cần nằm im một chỗ

và nhờ người gần đó gọi bác sỹ đến

* Trong trường hợp người cùng làm việc với mình bị tai nạn:

- Ngắt điện, ngừng máy, nhanh chóng đưa người bị nạn đến phòng y tế, bệnh viện

- Báo cho người phụ trách bộ phận biết

2 Các thiết bị áp suất

Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp suất luôn đi kèm theo các tainạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng Mỗi năm có hàng trăm sự cốnghiêm trọng xảy ra đối với thiết bị áp suất gây chấn thương nặng và chết hàng chụcngười

Thiết bị áp suất được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏnghoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển

2.1 Các mối nguy hiểm chính đi kèm với thiết bị áp suất:

+ Thiết bị có thể bị nổ vỡ gây va đập và kèm sóng nổ gây sức ép lên con người vàthiết bị lân cận

+ Môi chất bên trong hệ thống thoát ra ngoài do nổ vỡ, rò rỉ gây bỏng, ngộ độc chocon người

+ Các chất dễ cháy khi thoát ra ngoài gây hỏa hoạn

2.2 Các nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố đối với bình chịu áp suất

+ Thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc

+ Lắp đặt sai quy cách

+ Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật

+ Điều kiện bảo dưỡng kém

+ Vận hành không đúng do người vận hành không được huấn luyện hoặc khôngđược giám sát, nhắc nhở đầy đủ

2.3 Rủi ro đi kèm với thiết bị áp suất phụ thuộc vào các yếu tố

+ Áp suất bên trong hệ thống

+ Loại môi chất chứa bên trong hệ thống và tính chất của nó

+ Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị

Trang 11

+ Thời gian vận hành và điều kiện làm việc của thiết bị.

2.4 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:

* Vấn đề an toàn phải được quan tâm ngay từ khi đặt hàng, mua sắm thiết bị:

- Khi lắp mới thiết bị, phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết kế phù hợp với điềukiện sử dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành(TCVN 6153: 1996 đến TCVN 6156: 1996 cho bình áp suất, TCVN 6004:1995 đếnTCVN 6007: 1995 đối với nồi hơi, TCVN 6008:1995 về chất lượng mối hàn thiết bị ápsuất, TCVN 6413:1998 đối với nồi hơi ống lò ống lửa, TCVN 6104:1996 đối với hệthống lạnh, TCVN 6486:1999 đối với bồn LPG, TCVN 6158:1996 và TCVN6159:1996 đối với đường ống dẫn hơi nước và nước nóng v.v.) Tuy nhiên có một điềucần lưu ý là các tiêu chuẩn nói trên thường chỉ đưa ra các yêu cầu hết sức cơ bản, để cóthể thiết kế chi tiết thường phải dựa vào các tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài nhưASME, TEMA, BS, DIN, JIS v.v trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu Quy định của tiêuchuẩn Việt Nam

- Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làmviệc

- Quy trình công nghệ phải được lựa chọn sao cho quá trình thao tác ít gây ảnhhưởng nhất đến thiết bị (ví dụ không cần phải leo lên trên thiết bị, không phải gõ, đậplên thiết bị v.v.)

- Hết sức cẩn thận khi sửa chữa hay cải tạo các thiết bị áp suất Việc sửa chữa, cảitạo phải theo các phương án kỹ thuật được lập ra một cách chặt chẽ, chi tiết và đượcthực hiện bởi những người, đơn vị có đầy đủ năng lực, pháp nhân Quá trình sửa chữa,cải tạo phải được giám sát chặt chẽ Thiết bị phải được kiểm tra và nghiệm thử đầy đủsau khi cải tạo, sửa chữa

* Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị:

Trang 12

- Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên trong thiết bị

và các đặc tính của nó (ví dụ: độc tính, khả năng cháy nổ ,v.v.)

- Nắm được điều kiện vận hành của thiết bị, ví dụ như: áp suất, nhiệt độ, điều kiệnmài mòn, ăn mòn v.v

- Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của thiết bị cũng như tất

cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị ápsuất

- Phải soạn lập được các hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố chi tiết cho từng bộphận cũng như đối với toàn bộ hệ thống thiết bị

- Phải đảm bảo rằng công nhân vận hành, sửa chữa và tất cả những người có liênquan đã được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết về quy trình vận hành và xử lý

sự cố (xem thêm đoạn viết về huấn luyện dưới đây)

* Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc:

- Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệkhác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, mức môi chất bên trong thiết bịvượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp suất, hệ thống ống

- Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp

- Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tínhiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất

- Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sànghoạt động

- Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vịtrí an toàn

- Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phépthay đổi các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ

* Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị:

- Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống cácthiết bị áp suất trong đơn vị Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệtcủa từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v

Trang 13

- Luôn quan tâm đến những biểu hiện bất thường trong hệ thống , ví dụ: nếu van antoàn thường xuyên tác động có nghĩa là hệ thống bị quá áp một cách bất thường hoặcvan an toàn không tốt.

- Luôn kiểm tra, phát hiện các biểu hiện mài mòn và ăn mòn

- Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo xả hết áp suất bêntrong hệ thống, làm vệ sinh đầy đủ

- Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửachữa, bảo dưỡng

* Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện:

- Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc có liênquan đến thiết bị áp suất Đặc biệt là những công nhân mới phải được huấn luyện, đàotạo một cách đầy đủ

- Việc huấn luyện phải được thực hiện lại trong các trường hợp sau:

+ Khi thay đổi công việc

+ Khi thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi

+ Sau một thời gian ngừng làm việc hoặc chuyển làm việc khác

+ Sau mỗi định kỳ hàng năm

* Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định đầy đủ:

- Theo quy định hiện hành, tất cả các thiết bị sau đây:

 Bình áp suất có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2, dung tích lớn hơn 25 lít,

 Nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 25lít, nồi đun nước nóng có nhiệt độ nướclớn hơn 115oC

 Đường ống dẫn hơi nước bão hoà có đường kính từ 76 mm trở lên, đường ốngdẫn hơi quá nhiệt có đường kính từ 51 mm trở lên

 Đường ống dẫn khí đốt

Phải được kiểm định an toàn bởi các Trung tâm kiểm định và đăng ký sử dụng tạicác Sở Lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng cũng như phải đượckiểm định định kỳ bởi các Trung tâm kiểm định trong quá trình sử dụng Thủ tục thựchiện việc kiểm định được nêu trong thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày3/11/2003 của Bộ Lao động TBXH

- Thời hạn kiểm định quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thay đổi theotừng loại thiết bị, tuy nhiên thường có các kỳ hạn sau:

Trang 14

 3 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèmtheo thử thủy lực đối với bình áp suất.

 2 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèmtheo thử thủy lực đối với nồi hơi

 Đối với hệ thống lạnh, chu kỳ khám nghiệm là 5 năm một lần khám xét kèmtheo thử bền, trong thời gian 5 năm này sẽ thực hiện một lần khám xét 3 năm sau khinghiệm thử

3 Thiết bị truyền nhiệt:

* Khi thiết kế chế tạo hoặc lựa chọn thiết bị trao đổi nhiệt cần đạt các yêu cầu kỹthuật chính sau đây:

- Hệ số truyền nhiệt cần phải lớn, để tăng cường công suất trao đổi nhiệt

- Giảm trở kháng thuỷ lực trên dòng chảy các môi chất để giảm công suất bơm quạt

p = ∆pV/η Muốn vậy cần giảm độ nhớt của chất lỏng, giảm tốc độ ω, giảm các tổnthất cục bộ đến mức có thể

- Tăng diện tích mặt trao đổi nhiệt, là mặt có 2 phía tiếp xúc trực tiếp chất lỏngnóng và chất lỏng lạnh để tăng công suất

- Bảo đảm an toàn tại áp suất và nhiệt độ làm việc cao nhất và có tuổi thọ cao.Muốn vậy phải chọn kim loại đủ bền ở áp suất, nhiệt độ làm việc, tính toán độ dày δtheo các quy tắc sức bền

- Bảo đảm độ kín giữa 2 chất lỏng với nhau và với môi trường bên ngoài, để giữ độtính nhiệt của sản phẩm và vệ sinh an toàn cho môi trường

- Cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ lắp ráp, vận hành, dễ kiểm tra, điềukhiển và dễ vệ sinh, bảo dưỡng

* Các nguyên tắc lựa chọn môi chất

Môi chất là chất trung gian dùng để gia nhiệt hay làm lạnh sản phẩm trong thiết bịtrao đổi nhiệt

Môi chất được phân loại theo mục đích sử dụng (Môi chất tải nhiệt như hơi nước,môi chất tải lạnh như dung dịch NaCl, môi chất lạnh như NH3), theo pha khi làm việc(1 pha, 2 pha, 3 pha), theo nhiệt độ làm việc ∆tlv = (tmin ÷ tmax) (nhiệt độ rất cao, cao,trung bình, thấp, rất thấp)

Việc lựa chọn môi chất cần đạt các yêu cầu sau:

- Chọn môi chất có ρ, c, λ, r lớn để có d, k lớn nhằm tăng cường trao đổi nhiệt

Trang 15

- Chất có nhiệt độ nóng chảy tnc, nhiệt độ sôi ts và có pha thích hợp với ∆t làm việc

và áp suất làm việc

- Chất có độ nhớt ν nhỏ để giảm ∆p

- Chất không gây cháy nổ, ít độc hại, ít ăn mòn, không chứa tạp chất (cặn, bụi).Nhiệt độ làm việc, áp suất làm việc và khả năng trao đổi nhiệt của 1 số môi chất thôngdụng được giới thiệu ở bảng 1 và bảng 2

Bảng 1 - Khoảng nhiệt độ và áp suất làm việc của các môi chất

* Chọn sơ đồ chuyển động của 2 chất lỏng:

Các kết quả thực nghiệm cho biết, hệ số toả nhiệt α khi dòng chất lỏng cắt ngangống lớn hơn, khi dòng chảy dọc ống, αn> αd, còn trở kháng thuỷ lực thì ∆pn>∆pd Qua phân tích, Berman cho biết:

- Với chất lỏng, khi Nu/Pr< 61 thì nên cho chảy dọc ống (ưu tiên ngược chiều, đảochiều); khi Nu/Pr> 61 nên cho chảy cắt ngang ống (ưu tiên giao nhiều lần)

- Với chất khí, khi Re nằm trong khoảng [4.103 ÷ 4.104] nên cho chảy cắt ngangống

* Các nguyên tắc chọn chất lỏng chảy trong ống

Khi cần chọn 1 chất lỏng cho đi trong ống thì ưu tiên cho:

Trang 16

- Chất lỏng có lưu lượng thể tích V (m3/s) nhỏ hơn, để giảm vận tốc ω = V/ρ, do đógiảm ∆p và công suất bơm

- Chất lỏng có độ nhớt cao hơn để để tăng ∆p lúc bơm

- Chất lỏng có (p, t)lv lớn để vỏ thiết bị không chịu (p, t) cao, thiết bị sẽ nhẹ và rẻhơn

- Chất lỏng độc hại, bẩn, gây ăn mòn, để dễ làm kín, dễ vệ sinh và ít tốn vật liệu bị

Bảng 3 Khoảng giá trị hợp lý của vận tốc môi chất.

Trang 17

Bài 3: Kỹ thuật an toàn điện

1 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người:

- Khi người tiếp xúc với điện sẽ có 1 dòng điện chạy qua người và con người sẽchịu tác dụng của dòng điện đó

- Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người có nhiều dạng: gây bỏng, phá vỡcác mô, làm gãy xương, gây tổn thương mắt, phá huỷ máu, làm liệt hệ thống thầnkinh,

-Tai nạn điện giật có thể phân thành 2 mức là chấn thương điện (tổn thương bênngoài các mô) và sốc điện (tổn thương nội tại cơ thể)

* Dấu vết điện:

-Là 1 dạng tác hại riêng biệt trên da người do da bị ép chặt với phần kim loại dẫnđiện đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 120oC)

* Kim loại hoá da:

-Là sự xâm nhập của các mãnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các tia hồquang có bão hoà hơi kim loại (khi làm các công việc về hàn điện)

1.2 Sốc điện:

-Là dạng tai nạn nguy hiểm nhất Nó phá huỷ các quá trình sinh lý trong cơ thể conngười và tác hại tới toàn thân Là sự phá huỷ các quá trình điện vốn có của vật chấtsống, các quá trình này gắn liền với khả năng sống của tế bào

-Khi bị sốc điện cơ thể ở trạng thái co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt Nếutrong vòng 4-6s, người bị nạn không được tách khỏi kịp thời dòng điện co thể dẫn đếnchết người

Trang 18

-Với dòng điện rất nhỏ từ 25-100mA chạy qua cơ thể cũng đủ gây sốc điện Bị sốcđiện nhẹ có thể gây ra kinh hoàng, ngón tay tê đau và co lại; còn nặng có thể làm chếtngười vì tê liệt hô hấp và tuần hoàn.

-Một đặc điểm khi bị sốc điện là không thấy rõ chỗ dòng điện vào người và ngườitai nạn không có thương tích

2 Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:

-Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức:

• Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dòng điện đi qua

• Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị điện hoặc thân của máy cóchất cách điện bị hỏng

• Tai nạn gây ra do điện áp ở chỗ dòng điện rò trong đất

Ngoài ra, còn một hình thức nữa là do sự làm việc sai lầm của người sửa chữa nhưbất ngờ đóng điện vào thiết bị ở đó có người đang làm việc

-Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện:

• Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mở máy

• Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt

• Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng với yêu cầu

• Tiếp xúc phải các vật dẫn điện không có tiếp đất, dịch thể dẫn điện, tay quayhoặc các phần khác của thiết bị điện

• Bố trí không đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờvới bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị

• Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng, taycách điện, thảm cao su, giá cách điện

• Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất

3 Các biện pháp chung an toàn về điện

3.1 Sử dụng điện thế an toàn:

Tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm về điện của các loại phòng sản xuất mà yêu cầu

an toàn về điện có mức độ khác nhau Một trong những biện pháp đó là việc sử dụngđúng mức điện áp đối với các thiết bị điện Điện áp an toàn là điện áp không gây nguyhiểm đối với người khi chạm phải thiết bị mang điện

Tất cả các phòng sản xuất tuỳ theo mức độ nguy hiểm về điện chia thành 3 nhóm:

* Các phòng, các nơi ít nguy hiểm:

Trang 19

- Là các phòng khô ráo với quy định:

• Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75%

• Nhiệt độ trong khoảng 5-25oC (không quá 30oC)

• Sàn có điện trở lớn bằng vật liệu không dẫn điện (gỗ khô ráo, rải nhựa)

• Không có bụi dẫn điện

• Con người không phải đồng thời tiếp xúc với cơ cấu kim loại có nối với đất vàvới vỏ kim loại của thiết bị điện

* Các phòng, các nơi nguy hiểm nhiều:

-Rất ẩm ướt trong đó độ ẩm tương đối của không khí thường xấp xỉ 100% (trần,tường, sàn và các đồ đạc trong phòng có đọng hạt nước)

-Thường xuyên có hơi khí độc

-Có ít nhất 2 trong những dấu hiệu của phòng hoặc nơi nguy hiểm nhiều

-Nguy hiểm về mặt nổ (kho chứa chất nổ trên công trường)

* Một số quy định an toàn:

-Đối với các phòng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùngcho các dụng cụ cầm tay, được sử dụng điện áp không quá 220V Đối với các nơinguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng điện

áp không quá 36V

-Đối với đèn chiếu cầm tay và dụng cụ điện khí hoá:

• Trong các phòng đặc biệt ẩm, điện thế không cho phép quá 12V

• Trong các phòng ẩm không quá 36V

-Trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người như khi làm việc trong lò,trong thùng bằng kim loại, ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ được sửdụng điện áp không quá 12V

-Đối với công tác hàn điện, người ta dùng điện thế không quá 70V Khi hàn hồquang điện nhất thiết là điện thế không được cao quá 12-24V

3.2 Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn:

Trang 20

biệt ẩm điện thế lớn hơn 12V

-Ở các phòng sản xuất trong đó có các thiết bị làm việc với điện thế 1000V, người

ta làm những bộ phận che chắn đặc (không phụ thuộc vào chất cách điện hay không)

và chỉ có thể lấy che chắn đó ra khi đã ngắt dòng điện

-Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ củathiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ

Trang 21

Bài 4:

Kỹ thuật an toàn khi làm việc với các chất dễ cháy nổ (LPG, xăng dầu)

1 Nguy cơ cháy nổ:

Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ Việc sắp xếp, bảo quản, vậnchuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đámcháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản

* Cháy: Con người muốn tồn tại phải có ít nhất 3 yếu tố cơ bản là thức ăn, ôxy và

nhiệt Các yếu tố này cũng phải ở trong một tỷ lệ tương ứng Quá nhiều hay quá ít thức

ăn, ôxy, nhiệt đều có thể dẫn đến khó chịu, ốm đau và chết Cũng như vậy, để có sựcháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt Những yếu tố nàyphải ở trong một tỷ lệ thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy Nhiên liệu bắt đầu cháy

ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy Phải đủ nhiệt để đưa nhiên liệu tới điểmchớp cháy song cũng cần phải có đủ ôxy để xảy ra và duy trì sự cháy Bình thường đểbắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ ôxy từ 15 - 21%

* Nổ : Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng

độ Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đóquá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (cónghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tínhtheo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới vàthường có trong các tài liệu an toàn hóa chất

Bảng 4: Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200 o C, áp suất 1at, tính

CLDC: Chất lỏng dễ cháy; CLC: Chất lỏng cháy; CCK: Cháy chất khí

Bảng 5: Giới hạn nổ của một số loại bụi

Trang 22

Tối thiểu Tối đa

Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng

nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùytheo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp suất và nhiều yếu tố khác

Bảng 6: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm

Loại khí Tính chất nổ

(ký hiệu)

Nhiệt độ bùng cháy

Đây là một chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí

Ngoài nguy hiểm cháy nổ, mêtan còn có khả năng gây ngạt và gây ngộ độc Làmviệc ở môi trường không khí chưa 25-30% thể tích CH4 sẽ gây các triệu chứng nhứcđầu, ngạt mũi, khó thở

* Biện pháp an toàn:

- Đảm bảo độ kín cho các thiết bị sản xuất và thiết bị lưu trữ mêtan Thường xuyênkiểm tra để phát hiện rò rỉ và tiến hành sửa chữa khi cần thiết

- Tăng cường các biện pháp thông gió ở nơi làm việc có mêtan

- Các nguồn thải khí mêtan phải được đặt xa nguồn lửa

- Trong quá trình làm việc nên sử dụng mặt nạ phòng độc (có vòi thở bằng ống cao

Trang 23

Đây là khí không màu, không mùi, nặng gần bằng không khí Axêtylen tinh khiết ítđộc và khó nhận biết, axêtylen công nghiệp có mùi tỏi do có lẫn PH3.

Axêtylen đặc biệt nguy hiểm:

- Có phạm vi nồng độ tạo hỗn hợp nổ với không khí rất lớn, hỗn hợpAxêtylen và không khí ở mọi tỷ lệ đều là hỗn hợp nổ

- Ở những điều kiện nhất định, Axêtylen có khả năng nổ ngay cả khikhông có Ôxy

2.1.3 Hyđrô (H 2 )

Là khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong tất cả các khí, tạo với O2 hoặc khôngkhí hỗn hợp nổ rất nguy hiểm Hỗn hợp H2 – không khí đặc biệt dễ cháy nếu có tácdụng của xúc tác

* Biện pháp an toàn:

- Đảm bảo thông hút gió tốt, ống hút đặt ở phần cao nhất của thiết bị, nhà xưởng

- Sử dụng các thiết bị điện an toàn, chống cháy nổ

- Nghiêm cấm lửa và thực hiện mọi biện pháp chống phát sinh tia lửa do ma sáthoặc tĩnh điện

2.2 Các chất rắn dễ cháy nổ:

2.2.1 Kim loại kiềm: Na, K.

Phản ứng rất mạnh với nước sinh ra một lượng nhiệt lớn có thể làm bốc cháy H2

phát sinh từ phản ứng Nguy cơ cháy nổ cũng xuất hiện khi chúng tiếp xúc vớiHalogen

* Biện pháp an toàn:

- Các thiết bị dụng cụ phải hoàn toàn khô

- Công nhân làm việc phải đeo kính, mặt đồ bảo hộ lao động khô và làm bằng chấtliệu khó cháy

- Chỉ được cất giữ Na, K trong các bình kín hoặc dưới lớp dầu không lẫn nước

2.2.2 Photpho (P)

Photpho trắng là một chấy trong suốt, mềm, chảy lỏng ở 440C, có thể tự bốc cháytrong không khí ở 600C Photpho đỏ dễ chát khi tiếp xúc với chất ôxy hoá Khi cháttrên da, Photpho gây các vết thương rất đau và lâu lành

* Nguyên tắc an toàn khi làm việc với Photpho:

Trang 24

- Nơi làm việc có P cần chuẩn bị sẵn nhiều nước, ngoài ra cần chuẩn bị NaHCO3

hoặc Na2CO3

- Ngăn không cho P tự bốc chá, nếu P cháy phải dập ngay để tránh lan rộng

- Loại bỏ ngay lập tức toàn bộ P dính ở chân tay

* Biện pháp xử lý khi cháy bỏng Photpho

- Đổ nhiều nước vào các vết cháy Photpho trên cơ thể, bọc vết thương bằng khănướt

- Tháo bỏ ngay quần áo dính Photpho, các quần áo này phải ngâm vào nước hoặcđem chôn

- Loại bỏ tất cả các hạt Photpho còn dính trên da

- Ngậm vết bỏng trong dung dịch Na2CO3 2-5% Sauk hi ngâm rửa tránh động đếnvết bỏng Dùng khăn tẩm dung dịch NaHCO3 hoặc Na2CO3 2-5% quấn quanh vếtthương, không nên bó chặt vết bỏng Nếu các hạt P bắn vào mắt, phải rửa mắt bằngnhiều nước sạch, sau đó có thể bôi thuốc mỡ mang tính kiềm

* Xử lý ngộ độc P trắng:

Độc tính của P:

Ngộ độc cấp tính gây ra do tiếp xúc hoặc uống phải Photpho trắng có triệu chứng làphát phì tiến triển nhanh ở tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể, thể hiện đặc biệt là

sự đau rát cổ, đau bụng dưới, nôn nhiều, chất nôn ra phát sáng trong bóng tối, vàng da,

đa số tử vong sau một vài ngày Ngộ độc mãn tính với triệu chúng là hoại tử quai hàmdưới

* Các cấp cứu khi bị ngộ độc cấp tính Photpho trắng:

Cho nôn bằng chất gây nôn (CuSO4), rửa dạ dày bằng KMnO4 Do P tan tốt trong

mỡ nên tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống các thứ có mỡ như bơ, sữa

2.2.3 Magiê (Mg)

Magiê kim loại cháy rất mạnh, phát ra nhiều nhiệt, tạo nhiệt độ rất cao và ánh sángchói mắt

* Biện pháp an toàn khi làm việc với Mg:

- Phải sử dụng cát khô và các chất chữa cháy đặc biệt Cấm dập lửa Mg bằng nước,

CO2, CCl4

Trang 25

- Cần treo biển báo “Có nguy hiểm cháy, cấm dập lửa bằng nước, CO2, CCl4 trướcphòng làm việc hoặc khu vực có liên quan đến xử lý, chế biến Mg kim loại và hợp kimMg.

- Công nhân làm việc mặc quần áo bảo hộ lao động không có túi và phải được tẩmchất chống lửa

2.3 Các hợp chất dễ cháy nổ

2.3.1 Các muối Clorat, perclorat và axit percloric:

Đây là các chất oxy hoá cực mạnh rất nguy hiểm về mặt cháy nổ, trong quá trìnhlàm việc phải giữ chúng xa các chất hữu cơ, các vật liệu gỗ, than, các dung môi hữucơ…

Axit percloric (HClO4) là tác nhân oxy hoá rất mạnh và sẽ nổ mạnh nếu đun nóngvới rượu, axit này gây ra các vết thương rất khó chữa cho da, nếu bị axit dính vào daphải rửa ngay bằng tía nước mạnh rồi thấm với bống có tẩm dung dịch NaHCO3 hoặcKHCO3 1% đắp vào chỗ bị bỏng

2.3.3 Hydro Peroxyt (H 2 O 2 )

Đây là chẩt lỏng không màu, nặng hơn nước nhưng tan hoàn toàn trong nước, cácdung dịch đặc Hydro Peroxyt dễ bị phân huỷ nổ khi gặp các tác động bên ngoài nhưnhiệt độ, va chạm…

Khi làm việc với Hydro Peroxyt cần mặt quần áo bảo hộ lao động, đeo găng tay,ủng cao su, tránh mọi va chạm mạnh và các nguồn nhiệt

Có thể ngăn sự phân huỷ Hydro Peroxyt bằng cách cho các chất phụ gia chống xúctác như axit Photphoric, Natri (Kali) Đihyđrôphotphat, silicat của kim loại nhẹ…

Trang 26

2.3.4 Cacbon Disunfua (CS 2 )

Là chất lỏng nặng hơn nước, có mùi khó chịu, bay hơi mạnh ở nhiệt độ thường,Cacbon Disunfua đặc biệt nguy hiểm về mặt cháy nổ: nhiệt độ bùng cháy thấp (-300C),nhiệt độ tự cháy 1000C

Hơi của Cacbon Disunfua rất độc, Cacbon Disunfua tạo với không khí hoặc O2 hỗnhợp dễ nỏ và sẽ nổ nếu bị va đập

Cả hai dạng lỏng và hơi đều ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và phổi Ngộđộc cấp tính lúc đầu gây tác động kích thích sau đó hôn mê, cơ quan hô hấp bị tê liệt.Ngộ độc mạn tính thể hiện đau đầu, mệt mỏi, đau dạ dày, mờ mắt, sau đó dẫn đến cácbệnh về tâm thần và tê liệt thần kinh

* Biện pháp an toàn:

- Đảm bảo hút khí tốt ở những nơi làm việc với Cacbon Disunfua

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp và quy định về an toàn chống cháy nổ

- Khi làm việc với Cacbon Disunfua phải đặc biệt cẩn thận, luôn sử dụng mặt nạkhí

- Có thể ngăn sự bốc hơi của Cacbon Disunfua bằng cách giữ dưới một lớp nước

- Cần chú ý khả năng tích tĩnh điện mạnh của Cacbon Disunfua khi chảy trong cácđường ống dẫn và có biện pháp chống tĩnh điện thích hợp

 LPG là một chất rất dễ cháy và có thể nổ khi hỗn hợp với không khí

 LPG ở thể khí hơi nặng hơn không khí, dòng khí LPG có thể lan xa, tiếp xúcvới các nguồn lửa và lan ngược trở lại bồn hoặc chai chứa

 LPG có thể tụ lại trong không gian kín gây nguy cơ cao về nổ và độc

 Khi chứa trong các bình và bồn kín, LPG thường tồn tại ở dạng khí hóa lỏng,khi hấp thụ nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng, nhiệt từ ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác), ápsuất bên trong bồn hoặc chai sẽ tăng lên có thể gây nguy hiểm cho thiết bị và conngười

3.2 Các ảnh hưởng của LPG đối với sức khỏe:

Trang 27

* Các ảnh hưởng của LPG lên hệ hô hấp:

- Ở nồng độ thấp dưới 0,1% khí LPG không phải là chất độc hại

- Ở nồng độ dưới 1% LPG không gây ra triệu chứng đặc biệt nào

- Nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%

- Nồng độ khí LPG trên 1% có thể gây ra choáng nhẹ sau vài phút, tuy nhiênkhông gây kích thích rõ rệt lên mũi và họng

- LPG là chất gây ngạt Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ của Oxy trong không khí

và gây ngạt Sự thiếu oxy bắt đầu xảy ra khi nồng độ Oxy thấp hơn 18% Các triệu chứngkhi thiếu oxy:

+ Từ 12 - 16%: thở gấp

+ Từ 10 - 14%: cảm giác mệt mỏi bất thường, rối loạn cảm xúc

+ Từ 6 - 10%: nôn ói và mất khả năng tự chủ

+ Dưới 6%: co giật và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong

* Các ảnh hưởng của LPG lên da:

- LPG thể khí không có ảnh hưởng lên da

- LPG lỏng phun ra dưới áp suất có thể gây hiện tượng bỏng lạnh Nếu bỏng nhẹ cóthể gây tê cóng, đau nhói như kim châm và ngứa ở vùng da bị bỏng Nếu bỏng nặng sẽ

có cảm giác cháy rát, da bị bợt trắng hoặc có màu vàng Vùng da bị bỏng và có thể bịhoại thư

* Các ảnh hưởng của LPG lên mắt:

- LPG ở dạng hơi không gây cay mắt

- LPG lỏng bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù

* Các ảnh hưởng khác: Người ta không ghi nhận được các ảnh hưởng khác, cụ thể

LPG không gây ung thư, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và không ảnh hưởngđến thai nhi

3.3 Cách xử lý các tai nạn khi tiếp xúc với LPG:

* Nếu có người bị choáng khi làm việc trong môi trường LPG:

- Người vào cấp cứu phải mang đầy đủ mặt nạ phòng độc

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi thoáng khí

- Thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bị ngừng thở

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế

* Nếu bị LPG lỏng phun vào da:

Trang 28

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên vùng da bị bỏngcho đến khi hết LPG Cấm làm nóng, lau hay phun khí nóng lên vùng da bị bỏng

- Nhẹ nhàng gỡ (hoặc cắt ) bỏ quần áo và quấn nhẹ quanh vùng bị bỏng bằng băngvải tiêt trùng

- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất

* Nếu bị LPG lỏng phun vào mắt:

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên mắt cho đến khihết LPG Cấm làm nóng, lau mắt

- Băng cả hai mắt bằng băng vải tiêt trùng

- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất

4 Các nguyên tắc an toàn chung khi làm việc với xăng dầu:

Cửa hàng xăng dầu là công trình xây dựng phục vụ việc bán xăng; dầu điêzen, dầuhoả, khí đốt hoá lỏng và các loại dầu, mỡ nhờn với tổng dung tích chứa xăng khônglớn hơn 150m3 Ngoài ra có thể có dịch vụ rửa xe, thay dầu bơm mỡ…

4.1 Đặc điểm chung:

- Khu bán hàng là nơi bố trí gian bán hàng, phòng nghỉ, trực ca, phòng vệ sinh,gian chứa dầu mỡ nhờn

- Đảo bơm là khu vực được xây cao hơn mặt bằng cửa hàng để lắp cột bơm

- Họng nạp kín là thiết bị được lắp đặt cố định để dẫn xăng dầu từ xitec ôtô vào bểchứa đảm bảo hơi xăng dầu không thoát ra ngoài

- Van thở là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể

- Thiết bị ngăn lửa là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầutrong bể

Trang 29

4.2 Các yêu cầu an toàn PCCC khi thiết kế cửa hàng xăng dầu:

- Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu : phải thuận tiện cho việc bố trí xe ra,vào phù

hợp với yêu cầu quy hoạch của khu vực; đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và antoàn phòng cháy chữa cháy

Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể chứa của cửa hàng tới các công trìnhngoài khu vực cửa hàng không nhỏ hơn quy định Các hạng mục xây dựng trong cửahàng phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn quy định

Đường và bãi đỗ xe của cửa hàng phải phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Chiều rộng 1 làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5m

+ Chiều rộng 2 làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 6,5m

+ Bãi đỗ xe để xuất nhập xăng dầu không đươc phủ vật liệu có nhựa đường.Cột bơm xăng dầu đặt trong nhà phải đặt trong gian riêng biệt, có biện pháp thônggió và có cánh cửa mở ra phía ngoài

Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường baoquanh bằng vật liệu không cháy, chiều cao không nhỏ hơn 2,2m

Kiến trúc cửa hàng phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc xây dựng Độ cao mặt nềnkhu bán hàng phải cao hơn mặt bằng bãi để xe ít nhất 0,2m

Đảo bơm nên có mái che, độ cao hữu dụng của mái che không nhỏ hơn 3,6m, đảobơm phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2m Chiều rộng đảo bơm không dưới1m và đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái; cột bơm ít nhất 0,5m

Kết cấu vật liệu xây dựng của cửa hàng phải có bậc chịu lửa I, II Nếu có gian bánkhí đốt hoá lỏng phải đảm bảo yêu cầu về khí đốt hóa lỏng

Bể chứa xăng dầu của cửa hàng : phải chế tạo bằng kim loại và nên có dạng hình

trụ nằm ngang và được bố trí theo quy định sau đây:

+ Không được đặt các bể chứa trong hoặc ngay dưới các gian của cửa hàng

+ Khi bể chứa đặt ngầm, phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và có biện pháp chốngnổi

+ Bể chứa đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải được áp dụng các biện pháp bảo

vệ kết cấu bể Xung quanh bể chứa đặt ngầm dưới đất phải phủ đất hoặc cát mịn Độdày lớp phủ khụng nhỏ hơn 0,3m Bề mặt phía ngoài của bể chứa đặt ngầm phải có lớpbọc chống gỉ

+ Nếu bể chứa đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy

Trang 30

Khu bể chứa đặt nổi cần phải thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng Tại các vị trínạp xăng dầu phải nối hệ nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện nạp xăng dầu.

Hệ thống điện: nguồn điện lấy từ nguồn điện quốc gia Khi không có điện quốc gia

được phép sử dụng máy phát cỡ nhỏ nhưng ống khói của máy nổ phải có bộ dập tànlửa và bọc cách nhiệt Nơi nguy hiểm cháy nổ: dùng thiết bị phòng nổ Dây dẫn và cápđiện sử dụng loại ruột đồng, cách điện bằng nhựa tổng hợp

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy: Cửa hàng xăng dầu phải có nội quy PCCC,

tiêu lệnh, biển cấm lửa và phải đặt ở nõi dễ thấy, nhiều người qua lại Phải trang bị cácphương tiện chữa cháy ban đầu theo quy định

Lưu ý :

- Không sử điện thoại di động khi mua bán xăng dầu

- Không đóng mở cửa xe ô tô khi đang bơm rót

- Không cho trẻ em ra khỏi xe hay đến gần khu vực bơm rót

- Không hút thuốc hay sử dụng lửa trần

- Tắt động cơ xe khi bơm rót

- Xe (đặc biệt xe đi đường xa) không bơm xăng ngay, phải đợi ít phút để đảm bảo

an toàn

Trang 31

Chương 2:

Vệ sinh công nghiệp Bài 1: Chất độc hại và bụi trong sản xuất

1 Tác hại của chất độc hại:

Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn Nếu như 50 năm trướcđây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó làtrên 400 triệu tấn Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện

có hơn 80.000 chất đang hiện hành trên thị trường ở Việt Nam, lượng hóa chất sửdụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấnsản phẩm dầu lửa

Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tínhchất mà vật liệu tự nhiên không có Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơtiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sửdụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểmnghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen, Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

và phá hủy môi trường sinh thái

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môitrường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quantâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta

Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất đượcban hành như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về An toàn trong

sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sửdụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN - 5507 (năm 1991)

Để giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng độc hại của hóa chất, ngăn ngừa tai nạnlao động và bệnh nghề nghiệp do việc tiếp xúc với hóa chất gây ra, việc huấn luyệncho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn trong sử dụng hóa chất tạinơi làm việc là biện pháp cần thiết và bắt buộc được pháp luật quy định

2 Kỹ thuật an toàn làm việc trong phòng thí nghiệm (môi trường hóa chất)

2.1 Các biện pháp kỹ thuật công nghệ

Trang 32

- Thay thế các hóa chất độc hại bằng những hóa chất ít độc hơn, thay thế nhữngchất dễ cháy nổ bằng những chất khó cháy nổ hơn.

- Sử dụng các thiết bị kín hoặc dùng các biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự thoát chấtđộc Sử dụng các thiết bị kín để ngăn không cho không khí, hơi hoặc bụi thoát ra vàbiện pháp này còn cho phép làm việc ở áp suất âm, ngăn được sự thất thoát cả khi thiết

bị rò rỉ hoặc xuất hiện chỗ hở do sự cố Để hạn chế tối đa sự thoát khí, hơi hoặc bụiđộc có thể dùng các lớp ngăn bằng không khí hay chất lỏng

- Cách ly những bộ phận nguy hiểm trong phân xưởng: trong những trường hợpkhông thể đảm bảo hút khí bụi và hơi độc một cách hiệu quả thì cần cách ly những bộphận nguy hiểm trong phân xưởng, đặt chúng trong những phòng kín có hệ thống quansát và điều khiển từ bên ngoài

- Thông gió toàn bộ

- Các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường làm việc

+ Định kỳ đo kiểm chất lượng không khí khu vực sản xuất

+ Định kỳ phân tích đo kiểm chất lượng nước thải, nước cấp tại cơ sở, đặc biệt lànước uống

+ Tổ chức trồng cây xanh và cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở: mạng điện, hệthống đường đi, cống tiêu thoát nước

2.2 Dùng dụng cụ và phương tiện bảo hộ lao động:

Biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào sựgiáo dục đào tạo nhân viên cũng như nhận thức an toàn lao động của mỗi cá nhân

* Dụng cụ bảo vệ đường hô hấp:

Đây là dụng cụ có tầm quan trọng hàng đầu, nó được sử dụng ở tất cả ở nhữngkhâu mà tại đó quá trình công nghệ chưa đảm bảo độ an toàn cần thiết, hoặc ở nhữngnơi mà do nhiều nguyên nhân mà sự nguy hiểm của hơi, khí và bụi độc chưa được thủtiêu triệt để bằng các biện pháp kỹ thuật

Khi sử dụng các dụng cụ bảo vệ đường hô hấp cần tuân thủ chặt chẽ các quy địnhchung sau:

- Toàn bộ các dụng cụ bảo vệ đường hô hấp luôn luôn phải được giữ ở trạng tháisẵn sàng sử dụng Sau mỗi lần sử dụng cần tháo ra rửa sạch, phơi khô, lắp lại và kiểmtra hoạt động của dụng cụ

Trang 33

- Việc bảo quản, sửa chữa và kiểm tra các dụng cụ này phải được giao cho nhữngngười có chuyên môn.

- Cần đảm bảo mặt nạ ôm khít mặt người sử dụng không để không khí loạt vào quacác khe hở, mỗi công nhân cần chọn mặt nạ phù hợp cho mình và ghi tên

- Ban lãnh đạo nhà máy phân xưởng cần thường xuyên đào tạo và tổ chức luyện tậpcho nhân viên về kỹ thuật sử dụng cũng như bảo quản các dụng cụ này

* Dụng cụ bảo vệ mắt:

Kính bảo vệ mắt là một bộ phận quan trọng của trang bị bảo hộ lao động trong cácphân xưởng cũng như trong phòng thí nghiệm hóa chất, cần mang kính khi làm việcvới axit, kiềm, hoặc những công việc sinh nhiều bụi, mảnh vật rắn hoặc tia chất lỏng.Ngoài ra còn có các biện pháp che chắn, cách ly thích hợp để đề phòng hóa chấtbắn vào mắt, cần lắp đặt các vòi nước sạch và không quá xa chỗ làm việc của ngườicông nhân

* Dụng cụ bảo vệ da:

Đó là các quần áo bảo hộ lao động, găng tay, ủng, là những phương tiện bảo vệ

da trước những hóa chất gây bỏng, viêm da và những chất độc ngấm qua da gây bệnhhoặc gây ngộ độc

2.3 Những biện pháp phòng ngừa tai nạn và tiến hành cấp cứu:

* Các biện pháp phòng ngừa tai nạn:

- Tại các vị trí thao tác có sử dụng hóa chất cần treo biển hướng dẫn kỹ thuật cấpcứu sơ bộ khi xảy ra tai nạn hoặc ngộ độc hóa chất

- Ở những nơi làm việc có nghi cơ thoát khí, hơi, bụi nguy hiểm, tất cả mọi ngườiđều phải được hướng dẫn cụ thể về sự nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp cấpcứu cần thiết

- Mỗi phân xưởng cần được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu y tế sơ bộ, cácphương tiện này cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, an toàn nhưng dễ lấy ra sử dụng khicần thiết

- Trong các phân xưởng có nguy cơ rò rỉ, phát thải khí độc phải bố trí các thiết bịthở oxi, đồng thời đào tạo người lao động và sắp xếp sao cho mỗi ca làm việc phải có

ít nhất 2 người biết sử dụng thiết bị thở oxi này

* Hướng dẫn tiến hành cấp cứu khi xảy ra tai nạn:

- Ngộ độc khí:

Trang 34

Cho nạn nhân tiếp xúc với không khí trong lành, giữ ấm cơ thể và gọi bác sĩ đếncứu chữa.

- Xử lý các vết thương:

+ Đối với các vết thương thông thường:

 Không rửa vết thương khi không rõ thành phần hóa chất dính vào

 Chỉ đậy hoặc băng vết thương bằng băng gạc y tế tiệt trùng

 Khi xảy ra các vết thương rộng và sâu cũng như các vết thương ở gầnkhớp cần gọi bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến bác sĩ muộn nhất từ 6-8 giờ từ khi bị tainạn

+ Đối với các vết thương đặc biệt:

 Chảy máu động mạch chủ: Nhanh chóng cầm máu bằng cách băng chặtvết thương, cần đưa nạn nhân đến bác sĩ ngay

 Bị thương ở mắt: Băng cả hai mắt, nếu bị thương ở mắt do kiềm, axitphải lập tức rửa mắt bằng nước sạch rồi đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ

 Bị bỏng lửa: không cho người bị bỏng lửa lăn mình trên đất, không làm

vỡ những vết thương bỏng rộp, phải đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ điều trị

 Bị bỏng do axit hoặc kiềm: tiến hành trung hòa

- Bị điện giật:

Đầu tiên phải ngắt điện, nếu nạn nhân ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo tớikhi nạn nhân tỉnh lại

- Xử lý khi gãy xương, trật khớp:

Khi bị gãy xương hoặc trật khớp chân tay, trước hết phải chỉnh lại xương chân tay

bị gãy vào đúng vị trí và cố định phần xương bị gãy rồi tiến hành bó nẹp

Khi bị tổn thương xương sống: hết sức nhẹ nhàng đưa nạn nhân lên mặt phẳngcứng và đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa để cứu chữa

3 Một số chất độc hại thường gặp và biện pháp sơ cứu

3.1 Các khí vô cơ độc:

Những nguy hiểm cho sức khỏe do việc hít phải khí và hơi hóa chất thường phụthuộc vào độ hòa tan trong nước của các chất khí, hơi đó Nếu các chất khí và hơi có

độ hòa tan trong nước cao (như ammoniac, focmandehyt, axit sunfuric, axit clohydric

…) chúng sẽ hấp thụ nhanh và cơ quan hô hấp trên và ít xâm nhập vào phổi Hậu quả

là mũi và họng bị kích thích mạnh đến mức người bị ảnh hưởng phải rời nhanh khỏi

Ngày đăng: 23/01/2015, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w