- Thay thế các hóa chất độc hại bằng những hóa chất ít độc hơn, thay thế những chất dễ cháy nổ bằng những chất khó cháy nổ hơn.
- Sử dụng các thiết bị kín hoặc dùng các biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự thoát chất độc. Sử dụng các thiết bị kín để ngăn không cho không khí, hơi hoặc bụi thoát ra và biện pháp này còn cho phép làm việc ở áp suất âm, ngăn được sự thất thoát cả khi thiết bị rò rỉ hoặc xuất hiện chỗ hở do sự cố. Để hạn chế tối đa sự thoát khí, hơi hoặc bụi độc có thể dùng các lớp ngăn bằng không khí hay chất lỏng.
- Cách ly những bộ phận nguy hiểm trong phân xưởng: trong những trường hợp không thể đảm bảo hút khí bụi và hơi độc một cách hiệu quả thì cần cách ly những bộ phận nguy hiểm trong phân xưởng, đặt chúng trong những phòng kín có hệ thống quan sát và điều khiển từ bên ngoài.
- Thông gió toàn bộ
- Các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường làm việc + Định kỳ đo kiểm chất lượng không khí khu vực sản xuất
+ Định kỳ phân tích đo kiểm chất lượng nước thải, nước cấp tại cơ sở, đặc biệt là nước uống.
+ Tổ chức trồng cây xanh và cải thiện các điều kiện hạ tầng cơ sở: mạng điện, hệ thống đường đi, cống tiêu thoát nước.
2.2. Dùng dụng cụ và phương tiện bảo hộ lao động:
Biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự giáo dục đào tạo nhân viên cũng như nhận thức an toàn lao động của mỗi cá nhân.
* Dụng cụ bảo vệ đường hô hấp:
Đây là dụng cụ có tầm quan trọng hàng đầu, nó được sử dụng ở tất cả ở những khâu mà tại đó quá trình công nghệ chưa đảm bảo độ an toàn cần thiết, hoặc ở những nơi mà do nhiều nguyên nhân mà sự nguy hiểm của hơi, khí và bụi độc chưa được thủ tiêu triệt để bằng các biện pháp kỹ thuật.
Khi sử dụng các dụng cụ bảo vệ đường hô hấp cần tuân thủ chặt chẽ các quy định chung sau:
- Toàn bộ các dụng cụ bảo vệ đường hô hấp luôn luôn phải được giữ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Sau mỗi lần sử dụng cần tháo ra rửa sạch, phơi khô, lắp lại và kiểm tra hoạt động của dụng cụ.
- Việc bảo quản, sửa chữa và kiểm tra các dụng cụ này phải được giao cho những người có chuyên môn.
- Cần đảm bảo mặt nạ ôm khít mặt người sử dụng không để không khí loạt vào qua các khe hở, mỗi công nhân cần chọn mặt nạ phù hợp cho mình và ghi tên.
- Ban lãnh đạo nhà máy phân xưởng cần thường xuyên đào tạo và tổ chức luyện tập cho nhân viên về kỹ thuật sử dụng cũng như bảo quản các dụng cụ này.
* Dụng cụ bảo vệ mắt:
Kính bảo vệ mắt là một bộ phận quan trọng của trang bị bảo hộ lao động trong các phân xưởng cũng như trong phòng thí nghiệm hóa chất, cần mang kính khi làm việc với axit, kiềm, hoặc những công việc sinh nhiều bụi, mảnh vật rắn hoặc tia chất lỏng.
Ngoài ra còn có các biện pháp che chắn, cách ly thích hợp để đề phòng hóa chất bắn vào mắt, cần lắp đặt các vòi nước sạch và không quá xa chỗ làm việc của người công nhân.
* Dụng cụ bảo vệ da:
Đó là các quần áo bảo hộ lao động, găng tay, ủng,... là những phương tiện bảo vệ da trước những hóa chất gây bỏng, viêm da và những chất độc ngấm qua da gây bệnh hoặc gây ngộ độc.
2.3. Những biện pháp phòng ngừa tai nạn và tiến hành cấp cứu:
* Các biện pháp phòng ngừa tai nạn:
- Tại các vị trí thao tác có sử dụng hóa chất cần treo biển hướng dẫn kỹ thuật cấp cứu sơ bộ khi xảy ra tai nạn hoặc ngộ độc hóa chất.
- Ở những nơi làm việc có nghi cơ thoát khí, hơi, bụi nguy hiểm, tất cả mọi người đều phải được hướng dẫn cụ thể về sự nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp cấp cứu cần thiết.
- Mỗi phân xưởng cần được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu y tế sơ bộ, các phương tiện này cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, an toàn nhưng dễ lấy ra sử dụng khi cần thiết.
- Trong các phân xưởng có nguy cơ rò rỉ, phát thải khí độc phải bố trí các thiết bị thở oxi, đồng thời đào tạo người lao động và sắp xếp sao cho mỗi ca làm việc phải có ít nhất 2 người biết sử dụng thiết bị thở oxi này.
* Hướng dẫn tiến hành cấp cứu khi xảy ra tai nạn: - Ngộ độc khí:
Cho nạn nhân tiếp xúc với không khí trong lành, giữ ấm cơ thể và gọi bác sĩ đến cứu chữa.
- Xử lý các vết thương:
+ Đối với các vết thương thông thường:
• Không rửa vết thương khi không rõ thành phần hóa chất dính vào
• Chỉ đậy hoặc băng vết thương bằng băng gạc y tế tiệt trùng
• Khi xảy ra các vết thương rộng và sâu cũng như các vết thương ở gần khớp cần gọi bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến bác sĩ muộn nhất từ 6-8 giờ từ khi bị tai nạn.
+ Đối với các vết thương đặc biệt:
• Chảy máu động mạch chủ: Nhanh chóng cầm máu bằng cách băng chặt vết thương, cần đưa nạn nhân đến bác sĩ ngay.
• Bị thương ở mắt: Băng cả hai mắt, nếu bị thương ở mắt do kiềm, axit phải lập tức rửa mắt bằng nước sạch rồi đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ.
• Bị bỏng lửa: không cho người bị bỏng lửa lăn mình trên đất, không làm vỡ những vết thương bỏng rộp, phải đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ điều trị.
• Bị bỏng do axit hoặc kiềm: tiến hành trung hòa. - Bị điện giật:
Đầu tiên phải ngắt điện, nếu nạn nhân ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo tới khi nạn nhân tỉnh lại.
- Xử lý khi gãy xương, trật khớp:
Khi bị gãy xương hoặc trật khớp chân tay, trước hết phải chỉnh lại xương chân tay bị gãy vào đúng vị trí và cố định phần xương bị gãy rồi tiến hành bó nẹp.
Khi bị tổn thương xương sống: hết sức nhẹ nhàng đưa nạn nhân lên mặt phẳng cứng và đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa để cứu chữa.