Xử lý và giảm thiểu khí thải:

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 64 - 66)

2.1. Đối với công nghiệp:

Có 3 cách

- Dùng nhiên liệu có ít chất ô nhiễm hoặc giảm bớt hàm lượng chất ô nhiễm trong nhiên liệu trước khi đốt.

Ví dụ: Như giảm hàm lượng lưu huỳnh trong than,dùng dàu nhẹ thay dầu nặng… - Cải tiến quá trình bớt nhiên liệu để giảm thiểu chất thải.

Ví dụ: Như cải tiến lò ghi đốt nhiên liệu khô bằng lò ghi đốt nhiên liệu ướt nhiều tầng để vừa giảm khí thải SO2, NOx…

- Sử dụng các thiết bị lọc bụi, thiết bị hấp thụ hay hấp thụ khí thải độc hại trước khi thải ra ống khói.

2.2. Đối với công nghệ sản xuất:

Biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất: cần được coi là biện pháp cơ bản vì cho là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi loại trừ chất thải độc hại thải ra môi trường. Nội dung của biện pháp này là hiện đại hóa công nghệ sản xuất khép kín dây chuyền, thiết bị sản xuất.

 Biện pháp làm kín quá trình công nghệ có tác dụng loại trừ việc thải vào môi trường không khí các khí độc hại ngay trong quá trình sản xuất nhất là giai đoạn vận chuyển và giai đoạn sản xuất trung gian. Tất cả các khí thải cần được thu gom tập trung xử lý thải ra ngoài.

 Công nghệ chống ô nhiễm còn bao gồm cả biện pháp thay thế chất độc hại trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn, làm sách chất độc hại trong nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Ví dụ: thay vì nung ngọn lửa bằng nung điện.

2.3. Phương pháp giảm khí độc hại trong khí thải.

Công nghiệp thải ra các khí ô nhiễm độc hại rất đa dạng, đặc biệt là các khí phát sinh trong quá trình sản xuất. Căn cứ vào tính chất hoá lý có thể hình thành 2 loại cơ bản.

• Các khí thải thuộc dạng hữu cơ như: axeton, axetilen, các axit hữu cơ, các dung môi hữu cơ.

Các phương pháp bao gồm:

• Phương pháp tiêu huỷ: được sử dụng trong trường hợp khi mà quá trình sản xuất không thể thu hồi hay tái sinh đối với khí thải có thể cháy được sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp không có hại như cacbon hidro, các dung môi…

• Phương pháp hấp thụ: là phương pháp làm sạch chất thải dựa trên cơ sở hấp thụ khí độc hại chứa trong hỗn hợp khí bằng phản ứng của các chất lỏng. Hiệu quả của phương pháp này dao động trong một phạm vi rộng, phụ thuộc vào loại khí độc cần hấp thụ và dung dịch hấp thụ các khí độc như: SO2, SO3, H2S, HF…

• Phương pháp sinh hoá vi sinh: là lợi dụng các vi sinh vật phân huỷ hoặc tiêu thụ các khí thải độc hại nhất là các khí thải từ các nhà máy thực phẩm, nhà máy phân đạm, phân tổng hợp hữu cơ. Các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ hấp thụ và đồng hoá các chất thải hoá hữu cơ, vô cơ độc hại và thải ra các khí.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w