Bài 2: Bảo vệ nguồn nước ngầm

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 59 - 63)

Ô nhiễm các nguồn nước ngầm là kết quả tổ hợp các tác động và hoạt động của con người nói chung lên thủy quyển ngầm. Những nguồn làm ô nhiễm nước ngầm vẫn chính là các chất thải, nước thải từ các ngành công nghiệp, y tế, sinh hoạt, nước vỉa và nước hàm lượng mỏ khoáng hóa cao, các phân bón và các hóa chất độc hại trong các ngành nông nghiệp, sự xâm nhập nước vỉa vào các tầng nước ngầm trong quá trình khoan giếng và sử dụng, sự xâm nhập nước mặn vào những tầng nước đang khai thác và sử dụng.

Cường độ ô nhiễm nước ngầm rất mạnh thường xảy ra ở những vùng tác động không thuận lợi của nước thải tổ hợp với khai thác nước ngầm mạnh.

Người ta nhận thấy rằng những tầng nước ngầm càng gần mặt đất thì càng có nguy cơ bị ô nhiễm và thường ô nhiễm nặng. Những tầng nước ngầm sâu cũng có thể bị ô nhiễm do nước thiên nhiên không phù hợp mà có liên hệ với tầng nước ngầm đó hoặc từ những vùng khoáng hóa cao của nước ngầm.

Một trong những hướng chính của bảo vệ nguồn nước ngầm là thực hiện các giải pháp về công nghệ như: giảm lượng nước thải công nghiệp, thiết lập và xây dựng nền sản xuất không có chất thải, sử dụng nhiều lần nước trong chu kỳ, quy trình kỹ thuật, sử dụng các phương pháp hiệu quả xử lý, làm sạch và làm vô hại các chất thải, ngăn chặn sự thấm, thoát các chất, nước thải từ mặt đất, giảm thiểu tối đa các khí thải, bụi độc vào khí quyển.

Những biện pháp phòng ngừa bảo vệ nguồn nước ngầm có thể là: - Kiểm soát trạng thái nước ngầm và môi trường chung quanh.

- Phát hiện, làm sáng tỏ những nguồn gây ô nhiễm, đánh giá phạm vi động lực học phát triển của chúng.

- Dự báo chất lượng nước và sự dịch chuyển các nguồn gây ô nhiễm.

- Đánh giá, dự báo ảnh hưởng của công trình công nghiệp đến môi trường chung quanh và nước ngầm.

- Chọn địa điểm xây dựng các công trình công nghiệp, chăn nuôi trên cơ sở những đòi hỏi, yêu cầu bảo vệ môi trường và nước ngầm.

Kiểm soát một cách hệ thống trạng thái các nguồn nước ngầm dựa trên hệ thống chuyên dụng các giếng quan trắc bao trùm tất cả các trung tâm, công trình công nghiệp lớn. Hệ thống các giếng quan trắc chuyên dụng này cần phải được thiết lập dựa trên

chi phí của các XN công nghiệp dưới sự thanh tra và chỉ đạo của cơ quan địa chất lãnh thổ. Chương trình xây dựng hệ thống các giếng quan trắc này phải được xem xét đồng thời cùng với công tác thiết kế, xây dựng XN công nghiệp và đưa vào sử dụng đồng thời với sự hoàn thành của công trình.

Bảng 8: Các phương pháp xử lý tràn dầu ra biển, sông, hồ

Phương pháp xử lý Thiết bị, chất hấp thụ Điều kiện

sử dụng Ưu điểm Nhược điểm

Cơ học Boom skimmer

- Biển tốt, sóng không to, không có băng.

- Phương án xử lý đầu tiên

- Không gây ảnh hưởng xấu về sau. - Phương pháp tốt. - Phải có thiết bị phụ trợ đi kèm. - Hiệu quả thấp. Vật lý Sử dụng các chất hấp phụ: rơm, mạt cưa, bông cotton. - Lớp váng dầu mỏng. - Khi không thể sử dụng phương pháp cơ học.

- Để thu hồi tái sử dụng.

- Hiệu quả với dầu nặng.

- Hiệu quả tỷ lệ với lớp vàng. - Giá thành thấp - Vật liệu hấp phụ dễ chìm, nếu không xử lý nhanh. Hóa học Sử dụng hóa chất phân tán: seacare OSD Phương án xử lý cuối cùng, khi dầu tấn công vào những vùng nhạy cảm được bảo vệ nghiêm ngặt (nguồn thủy sản, du lịch). - Hóa phẩm xử lý rất độc. - Cần cân nhắc kỹ tác hại của dầu và tác hại của seacare OSD

Sinh học

Sử dụng vi

sinh Mọi trường hợp

Hiệu quả rất cao với tất cả các loại dầu

- Giá thành cao. - Thời gian xử lý lâu.

Trong bản thiết kế xây dựng XN công nghiệp cần phải có phân tích và xem xét vấn đề tác dụng có hại có thể đến môi trường chung quanh và nguồn nước ngầm. Cụ thể, cần phải có đánh giá định hướng các thiệt hại và chi phí cho các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm.

Biện pháp không kém phần quan trọng là chọn vị trí xây dựng công trình công nghiệp mà phải có sự thỏa thuận với Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường và Thanh tra Bảo vệ Môi trường – Vệ sinh nguồn nước.

Kiểm soát trạng thái nước ngầm cần phải đồng thời giám sát trạng thái môi trường chung quanh một cách toàn diện (các nguồn nước trên mặt, không khí vùng, đất đai,…).

Bảng 9: Các phương pháp dọn dầu ở bờ biển

Trạng thái bờ biển

Phương pháp

thực thi Ưu điểm Nhược điểm

Cát, sạn, sỏi Cạo lớp dính dầu Không cần thiết bị phức tạp - Tỷ lệ thu hồi thấp. - Vật liệu bị bóc nhiều làm thay

đổi bề mặt cảnh quan. - Phải có bồn chứa. Sử dụng chất hấp thụ Vật liệu dễ tìm và sử dụng Vật liệu dễ chìm và cuốn trôi Sử dụng chất phân tán

Thời gian thực hiện nhanh

- Rất độc hại.

- Các lớp cát, sạn, sỏi bên dưới dễ bị nhiễm độc.

Đá tảng, đá khối

- Bơm nước rửa với áp suất cao.

- Sử dụng chất hấp phụ ở các khe nứt. Hiệu quả thấp (≤ 70%) Cửa sông, vùng nhạy cảm đối với sinh vật - Cơ học. - Vật lý. Xem bảng 8

Những biện pháp chuyên dụng bảo vệ nguồn nước ngầm có thể là:

- Thực hiện bơm hút cục bộ nhằm kéo biên, ranh nước ngầm bị ô nhiễm, nhiễm mặn.

- Bao vây nguồn nước bị ô nhiễm bằng tầng nước bảo vệ, thực hiện chôn ngầm các nước thải độc hại mà không xử lý được hoặc xử lý quá tốn kém vào những tầng có nếp lõm, trũng nằm sâu trong lòng đất có bề dày khá lớn, cách ly tốt với các tầng khác và không chứa “nước ngọt”.

- Tạo nguồn nước ngầm nhân tạo nhằm đảm bảo sử dụng các nguồn nước hợp lý bằng phương pháp thấm lọc tự do từ những công trình thấm lọc mở (tầng chứa không sâu) hoặc xây dựng những công trình thầm lọc kín (các giếng khoan) để tạo trữ lượng nước ngầm trong những tầng sâu.

Trong số những biện pháp chuyên dụng, hai biện pháp chôn ngầm nước thải và tạo nguồn nước ngầm nhân tạo là những biện pháp được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các nước công nghiệp phát triển (Nga, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Úc,…).

Những biện pháp chuyên dụng bảo vệ nguồn nước ngầm là tốn kém, kéo dài thời gian vì tính phức tạp của các công trình, dự án.

Bài 3: Ô nhiễm không khí1. Nguồn gốc ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w