Phòn gô nhiễm biển, sông, hồ trong hoạt động khoan – khai thác dầu – khí

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 57 - 58)

khí

Nguồn ô nhiễm chính đối với biển, sông, hồ và đất trồng do các hoạt động địa chất dầu khí là dung dịch khoan vì trong dung dịch khoan, các hóa chất độc hại cho môi sinh rất thường được sử dụng: các hợp chất polime, các chất phụ gia (vietbac, vietlub. FCl, Na2CO3, KP-22, NaOH, KOH, dầu,…) và lượng lớn dung dịch sét bentonit (một giếng sâu ≈ 4000m cần 350 m3 dung dịch).

Để phòng ô nhiễm các nguồn nước và hủy hoại đất trồng, cần phải có những biện pháp và thiết bị ngăn ngừa sự dâng trào dung dịch khoan ra biển, sông, hồ trong quá trình khoan cũng như chế biến và vận chuyển. Trong bất kỳ trường hợp nào, không được đổ dung dịch khoan ra biển, sông, hồ. Các dung dịch khoan không sử dụng nữa phải được chôn hoặc ít ra phải sấy khô tự nhiên tại các bãi thải chuyên dụng.

Khuyến cáo tái sử dụng tối đa các dung dịch khoan nhằm giảm thiểu lượng thải dung dịch và sử dụng hệ thống điều chế, vận chuyển, tuần hoàn trong khoan kín nhằm giảm thiểu sự rò rỉ dung dịch khoan ra môi trường.

Trong thời gian đưa giếng vào khai thác và khai thác giếng cũng như tiến hành sửa chữa giếng, phải chuẩn bị sẵn sàng các thùng chứa, container rỗng cạnh miệng giếng đảm bảo thu gom các sản phẩm khi làm việc với giếng.

Chỉ được thải nước đã xử lý dầu, chất tạo bọt không còn độc hại trở về biển cả. Nước dằn được sử dụng cho các tàu chứa dầu không tải từ cảng ra mỏ thường là nước biển, trước khi thải nước phải xử lý và làm sạch nó khỏi nhũ tương dầu nhờ thiết bị lọc. Hàm lượng dầu có trong nước sau khi xử lý không được vượt quá giới hạn tối đa cho phép (0,4% thể tích).

Nước vỉa được sử dụng trong sinh hoạt trên các công trình biển cũng phải qua xử lý, làm sạch các hóa chất và thành phần có hại đến môi trường mới được thải vào biển.

Cần thực hiện tốt các công tác kiểm tra và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự rò rỉ và tràn dầu từ các bể chứa, đường ống, tàu chứa,… bằng cách sử dụng các hệ thống, thiết bị đo, kiểm tra và tự động ngắt dòng,…

Kiểm soát trạng thái môi trường trong những vùng nhạy cảm là công tác không thể thiếu được trong quản lý môi trường.

Phải luôn nâng cao ý thức thủy thủ đoàn trong vận chuyển các sản phẩm dầu bằng đường biển, sông. Khuyến cáo sử dụng hệ thống định vị bằng vệ tinh trong vận chuyển dầu nhằm hạn chế tối đa tai nạn trên biển, sông.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần : An toàn và bảo vệ môi trường (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w