1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

72 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

- Căn cứ theo khoản mục chi phí thì chia chi phí sản xuất ra thành 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung - Căn cứ theo mối qu

Trang 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêudùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩmcông việc, lao vụ nhất định

Trên phương diện này, chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ cáchao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằngtiền và tính cho một kỳ nhất định Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt độngcủa doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vậtchất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh Mặt khác, khi xem xét bảnchất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ:

- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trongmột khoảng thời gian xác định;

- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tốsản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhậntrong từng loại kế toán khác nhau

Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phítổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao

vụ, dịch vụ nhất định Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về laođộng sống cần thiết và lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứngchắc chắn

Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thứcnhận diện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạtđộng sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định;chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọnphương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh

Trang 2

Tóm lại, có thể hiểu chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đếnviệc chế tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiệnbằng tiền.

* Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứkhác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phần cũngnhư phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cầnphải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp

- Căn cứ theo khoản mục chi phí thì chia chi phí sản xuất ra thành 3 loại:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Căn cứ theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trìnhkinh doanh thì chia chi phí sản xuất ra thành 2 loại:

+ Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chếtạo sản phẩm;

+ Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tínhchất chung

- Căn cứ mối quan hệ với mức độ hoạt động, theo mối quan hệ giữa chi phí với mức

độ hoạt động thì chia chi phí sản xuất ra thành 3 loại:

+ Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của đơn vị+ Chi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sựthay đổi hoạt động của đơn vị;

+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm có cả chi phí khả biến

và chi phí bất biến

- Phân loại chi phí theo yếu tố: Sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính chấtkinh tế vào một loại mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụngnhư thế nào Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 5 loại:

Trang 3

+ Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố này bao gồm: chi phí vật liệu chính,chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyênvật liệu khác.

+ Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải terar cho ngườilao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn theotiền lương của người lao động

+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐdùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chi phí khác bằng tiền: Là khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng môhình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểmhoàn vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng Mặt khác, còn giúpcác nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệuquả của chi phí

1.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểmkhác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác Cácnhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vàoviệc sản xuất sản phẩm nào…đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phísản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chiphí và yêu cầu tính giá thành

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổchức kế toán chi phí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phísản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạncông nghệ…) hoặc đối tượng chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)

Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào mục đích sửdụng của chi phí, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản

Trang 4

xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khảnăng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Tùy vào đặc điểm cụ thể màđối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:

+ Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

+ Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

+ Toàn bộ quy trình công nghệ, toàn doanh nghiệp

Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là

cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổchức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

1.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tậphợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượngtập hợp chi phí đã xác định Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chiphí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mởcác sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đốitượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó

Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chiphí, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp Cóhai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng trongtrường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kếtoán chi phí sản xuất riêng biệt Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạchtoán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt

- Phương pháp tập hợp chi phí phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụngtrong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kếtoán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được Như vậy, phảitập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp

để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí

Mức phân bổ cho từng đối tượng:

Trang 5

Ci = Ti * H (i = 1,n )

Trong đó:

H là hệ số phân bổ

Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i

Tổng chi phí cần phân bổ

H =

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sảnxuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, được xác định căn cứvào các yếu tố sau:

+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạosản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong kỳ được xác định căn cứ vào cácchứng từ xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng

+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận, phân xưởngsản xuất chưa sử dụng đến được chuyển sang cho quá trình sản xuất kỳ này

+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởngsản xuất

+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:Chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá NVL trực Trị giá NVL Trị giátrực tiếp thực = trực tiếp còn + tiếp xuất dùng - trực tiếp còn - phế liệu

tế trong kỳ lại đầu kỳ trong kỳ lại cuối kỳ thu hồi

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn làchi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứvào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở nơi sản xuất

Trang 6

Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan tới nhiều đốitượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụngphương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp, kế toán sử dụng Tàikhoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết cấu cơ bản Tài khoản 621:

Bên Nợ: -Trị giá nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất

Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho

- Trị giá phế liệu thu hồi

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuấtkinh doanh trong kỳ

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thườngTài khoản 621 không có số dư

Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 152 (611) TK 621 TK 152

Tg NVL xuất kho Tg NVLchưa sử dụng Ckỳ

dùng trực tiếp cho sản xuất và vật liệu thu hồi

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền

Trang 7

lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảohiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.

Chi phí về tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lươngsản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng Chúng được thể hiện trênbảng tính và thanh toán lương được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng trên bảngphân bổ tiền lương Trên cơ sở đó các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhâncông trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từngđối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ

Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp Từ ngày 01/01/2010 tỷ

lệ trích lập các khoản này có một số thay đổi Cụ thể:

+ Mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXHtrong đó người lao động đóng góp 6%, doanh nghiệp đóng góp 16%

+ Mức trích lập BHYT là 4,5% tiền lương, tiền công hàng tháng của ngườilao động trong đó người lao động đóng góp 1,5%, doanh nghiệp đóng góp 3%

+ Tỷ lệ trích lập của kinh phí công đoàn vẫn là 2% trên tổng thu nhập củangười lao động và toàn bộ khoản này được tính vào chi phí của doanh nghiệp

+ Tỷ lệ trích lập bảo hiểm thất nghiệp là 2% quỹ tiền lương, tiền công đóngBHTN trong đó người lao động chịu 1%, doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nóđược tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trườnghợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợpchung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo những tiêu chuẩn phân bổphù hợp như là: Chi phí tiền lương định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức,khối lượng sản phẩm sản xuất ra

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 – chiphí nhân công trực tiếp Kết cấu cơ bản:

Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ

Bên Có:- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

Trang 8

Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154

Lương chính, phụ cấp phải K/C chi phí nhân công TT

trả cho công nhân sản xuất

TK 335

TT tiền lương nghỉ phép cho

công nhân sản xuất

TK338

Tiền BHXH, BHYT, KPCĐ

TCTN Phải trả

* Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chunggồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sảnxuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung cònđược tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Cuối ký kế toán tiến hànhphân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trongphân xưởng theo những tiêu chuẩn phù hợp Việc tính toán, xác định chi phí sảnxuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suấthoạt động thưc tế của phân xưởng

Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 – chi phísản xuất chung Kết cấu cơ bản:

Bên Nợ: - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Trang 9

Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí

- Chi phí chung được phân bổ, kết chuyển

- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển

Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

không được phân bổ

Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ

Bên Có: -Các khoản giảm chi phí sản xuất sản phẩm

- Tổng giá thành thực tế hay chi phí trực tiếp của sản phẩm hoàn thành

Trang 10

Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm chưa hoàn thành

Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí sản xuất theo PP kê khai thường xuyên

hoàn thành tiêu thụ

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản mụcchhi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên được thực hiện trên cáctài khoản:

- Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Tài khoản 622 – Chi phí nhân công liệu trực tiếp

- Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung

Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ được thực hiện trên tàikhoản 631 – giá thành sản xuất Kết cấu tài khoản 631 như sau:

Bên Nợ: - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

- Chi phí phát sinh trong kỳ

TK 157

Trang 11

Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

- Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tài khoản 631 không có số dư

Sơ đồ 1.5 Kế toán chi phí sản xuất theo PP kiểm kê định kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng đãxác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Để có thông

Trang 12

tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêucầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sảnxuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu Đó làviệc đánh giá sản phẩm làm dở.

Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chiphí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu Chi phí sản xuất sản phẩm dởdang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau:

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phínguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phíkhác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩmhoàn thành

Công thức:

Dđk + C Dck = × Sd

Stp + SdTrong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm

dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm đượcnhanh chóng

+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biếnkhác

+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phínguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biếnđộng không lớn so với đầu kỳ

Trang 13

* Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sảnphẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng Do vậy, trước hết cần cung cấpkhối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượngsản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó, tínhtoán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất(nhưnguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp ) thì tính cho sản phẩmhoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:

Dđk + C Dck = × Sd

Stp + Sd

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Dđk + C Dck = × S’d

Stp + S'dTrong đó S’d = Sd × % hoàn thành

C: Được tính theo từng khoản mục phát sinh trong kỳ

+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phươngpháp trên

+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoànthành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan

+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệutrực tiếp chiểm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất

dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn

* Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức

Trang 14

từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dởdang theo chi phí định mức.

+ Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọithời điểm

+ Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì thôngthường, khó xác định được định mức chuẩn xác

+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được địnhmức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức

1.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm

1.2.1 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao độngsống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩmlao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừamang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lýcủa doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả

sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúngđắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chiphí, nâng cao lợi nhuận

* Phân loại giá thành sản phẩm

Tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩmđược phân thành các loại sau:

- Căn cứ theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Giá thành chia làm 3 loại:

+ Giá thành kế hoạch: Được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và

số lượng kế hoạch Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi thựchiện sản xuất, chế tạo sản phẩm Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ

sở để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp

+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các địnhmức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thành địnhmức được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành định mức làthước đo chính xác kết quả kinh doanh các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh

Trang 15

nghiệp Đó là căn cứ quản lý quan trọng, tạo cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý,hiệu quả của giải pháp kinh tế kỹ thuật đã áp dụng.

+ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sảnxuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ với số lượng thực tế sản xuất được.Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế chỉ được tính toán sau khi quátrình sản xuất đã hoàn thành

- Căn cứ theo phạm vi tính toán chi phí Theo tiêu thức này giá thành được chiathành:

+ Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung;

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ cáckhoản chi phí liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng

Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) củatừng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Tuy nhiên, do hạn chếnhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng

1.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công vụ, lao vụ mà doanhnghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổchức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng,yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể

Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản xuất được xácđịnh là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thìtừng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành Đối với quy trình công nghệ sảnxuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng củaquá trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quá trình công nghệ sản xuất và chếbiến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn

Trang 16

và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng

bộ phận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành

1.2.3 Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm

1.2.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

Theo phương pháp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tínhgiá thành phù hợp nhau, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo kế toán là hàngtháng Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được kết quả hạch toánnghiệp vụ về khối lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang để đánh giá sản phẩm dởdang, từ đó, tính giá thành sản phẩm theo công thức:

ZTT = Dđk + C – Dck

Ztt =

Trong đó: Dđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ

Dck: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

ztt: giá thành đơn vị sản phẩm

Sh: khối lượng sản phẩm hoàn thành

+ Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao

+ Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp

+ Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giảnđơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn

1.3.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đăt hàng

Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng được mở một “Phiếu tính giáthành công việc” hay gọi là “Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng” Phiếu tính giáthành công việc được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thôngbáo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó Tất cả các phiếu tính giáthành công việc được lưu trữ khi sản phẩm đang sản xuất, chúng có tác dụng nhưcác báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang khi sản phẩm hoàn thành và giao cho kháchhàng, các phiếu tính giá thành công việc được cung cấp từ khâu sản xuất sang khâuthành phẩm

Trang 17

Bảng 1.1 Mẫu phiếu tính giá thành công việc

Doanh nghiệp ………

Tên khách hàng …… Địa chỉ ………Ngày đặt hàng…………

Loại sản phẩm ……….Ngày bắt đầu sản xuất ………

Mã số công việc ……… Ngày hẹn giao hàng………

Số lượng sản xuất ………Ngày hoàn tất ………

Nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung Tổng

1.3.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất kiểu chếbiến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp với một trình tự nhấtđịnh, khi kết thúc một giai đoạn công nghệ có bán thành phẩm hoàn thành đượccung cấp sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếp theo

Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm, cũng cóthể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ Do vậy có 2 phương án:

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên đểtính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1 Sau đó, xác định chi phí sản xuất giaiđoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giaiđoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liêntục Như vậy, cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiệntuần tự từng khoản mục chi phí hoặc tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoảnmục chi phí

Sơ đồ 1.6 Quy trình tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm

Trang 18

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

+ + +

Theo phương pháp này, kế toán có thể tính được giá thành nửa thành phẩm

tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toánkinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất Mặt khác, khi cónửa thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán,quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán cao,

có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hàng hoá

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thànhphẩm từng giai đoạn Nhưng, để sản xuất sản phẩm ở từng giai đoạn cuối cùngtrong giá thành của thành phẩm sẽ chứa đựng chi phí sản xuất của tất cả các giaiđoạn trong doanh nghiệp Vì vậy, trong trường hợp này, kế toán phải căn cứ vào chiphí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giaiđoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thànhthành phẩm

1 chuyển sang

Chi phí khác giai đoạn 2

Giá thành nửa thành phẩm 2

Chi phí nửa thành phẩm n-1 chuyển sang

Chi phí khác giai đoạn n

Giá thành thành phẩm

Trang 19

Sơ đồ 1.7 Quy trình tính giá thành thành phẩm

Chi phí sx gđi Cpsx dở đk+ Cpsx trong kỳ- CPsx dở ck

trong thành phẩm x Thành phẩm

Sp hoàn thành gđ cuối + Sp dở dang ckỳ gđ 1

Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác nhưng do không tínhgiá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, nên không phân tích đượchiệu quả sản xuất kinh doanh, không có được số liệu để kế toán nửa thành phẩmtrong trường hợp có sản phẩm nhập kho

Điều kiện áp dụng: sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục

và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng

1.3 Các hình thức kế toán

Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kếtcấu các loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp, hệ thốnghóa số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định Cáchình thức kế toán chủ yếu bao gồm:

Chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm

Giá thành thành phẩm

Chi phí sản xuất giai đoạn n sang

Chi phí sản xuất giai đoạn n trong thành phẩm

=

Trang 20

1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái

Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái sử dụng một sổ kế toán tổng hợp duy nhất

là sổ Nhật ký- sổ cái để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tựthời gian và theo hệ thống

Sổ chi tiết sử dụng trong hình thức kế toán này có nhiều sổ chi tiết khác nhauđược mở tùy theo đối tượng kế toán và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, thôngthường là các loại sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết thanh toán, sổ chi tiết chi phí…

1.3.2 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên các chứng từ gốc đều được phânloại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ số liệu trên chứng từ ghi sổ đểghi vào các sổ cái tài khoản

Sổ kế toán tổng hợp thường gồm: các Sổ cái tài khoản, Sổ đăng ký chứng từghi sổ Sổ chi tiết sử dụng trong hình thức kế toán này cũng giống như hình thức kếtoán Nhật ký- Sổ cái, có nhiều sổ chi tiết khác nhau được mở tùy theo đối tượng kếtoán và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

1.3.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung

Sử dụng sổ Nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtheo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó căn cứ Nhật kýchung để ghi vào các Sổ cái tài khoản

Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung, các Sổ cái tài khoản, nhật kýchuyên dung Sổ chi tiết thì có nhiều sổ chi tiết khác nhau được mở tùy theo đốitượng kế toán và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

+ NKCT số 1: ghi Có TK 111 “ Tiền mặt”

+ NKCT số 2: ghi Có TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng”

+ NKCT số 3: ghi Có TK 113, TK 311, TK 315, TK 331, TK 332

Trang 21

+ NKCT số 4: Ghi Có TK 311 “Vay ngắn hạn”, TK 341 “vay dài hạn”

+ Bảng kê số 9: Bảng tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá

+ Bảng kê số 10: Bảng kê hàng gửi đi bán (TK 158)

+ Bảng kê số 11: Bảng kê thanh toán với người mua (TK 131)

+ Sổ cái các TK…

Sổ chi tiết thì có nhiều sổ chi tiết khác nhau được mở tùy theo đối tượng kếtoán và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Trang 22

1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán

Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứngđược yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá,phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, khôngnhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toánhàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệthống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từngtrình tự đã xác định

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phísản xuất và giá thành sản phẩm Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo cótính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổsung và phân tích

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, sốlượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng, Xây dựng phương phápđánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giáthành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác

1.4.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các

bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ Do đó,từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượngchịu phí

Trang 23

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theotừng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang ck vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳtrên cơ sở hướng dẫn có sẵn

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báocáo cần thiết

Sơ đồ 1.8 Trình tự kế toán CPSX và tính GTSP sử dụng phần mềm kế toán

1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Những công việc mà người sử dụng cần nắm vững khi làm kế toán máy là:

1 Cài đặt và khởi động chương trình

Máy tính xử lýThông tin và đưa ra sản phẩm

Dữ liệu đầu vào: - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán

điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí

- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức

phân bổ chi phí khấu hao

Trang 24

- Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần);

- Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo

4 Xử lý dữ liệu

5 Xem/in sổ sách báo cáo

1.4.3.1 Kế toán chi phí sản xuất

a Xử lý nghiệp vụ

Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khácnhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý Muốnnhập dữ liệu 1 chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ôcàn thiết ngầm định sẵn

Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và địnhkhoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản

Kế toán chi phí nhân công: phần mềm thường cho phép người dùng tạo rabảng lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động

Kế toán chi phí sản xuất chung: tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công

b Nhập dữ liệu

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định,khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến cácphần hành kế toán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng qui mô thêm vao danh mục

- Kế toán chi phí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương chỉ cần nhậpmột số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản, máy sẽ tự tính

- Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo cácthông số, nhập các dữ liệu vào các chuyên mục Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo

c Xử lý và in sổ sách, báo cáo

1.4.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ

Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế 1chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154, nếu tập hợpchi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng

Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xâydựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp

Trang 25

các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục Từ đó, lấy số liệu lên bảngtính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục Khi nhập dữliệu, các phát sinh phải chi ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp.

1.4.3.3 Kế toán giá thành sản phẩm

Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: phần mềm kế toán không thể tựxác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm Do vậy, kế toánphải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoànthành để nhập vào chương trình

Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầmđịnh phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ2.1 Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

a) Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haihaconfectionary joint- stock copany (HAIHAICO)

Trụ sở chính: 25 Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Website: haihaco.com.vn

Công ty có hai chi nhánh

- Chi nhánh miền Nam: 778/13 Nguyễn Kiệm- phường 4- quận Phú TPHCM

Nhuận Chi nhánh miền Trung: 134 Phan ThanhNhuận Thanh KhêNhuận Đà Nẵng

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/02/1960 đã trảiqua quá trình phát triển gần nửa thế kỷ trở thành một trong những nhà sản xuất bánhkẹo hàng đầu Việt Nam với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm / năm

Trong thời kỳ sau năm 2000 trở lại đây đứng trước những thách thức mớinảy sinh trong quá trình hội nhập, công ty đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị tiêntiến sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao như kẹo chew, bánh kem xốp, bánhdinh dưỡng dành cho học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret

và Viện dinh dưỡng Bộ y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuấtvới hãng Tenamyd Canada

Năm 2003 công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/ BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp với 51% vốn Nhà nước, 49% là của cácđơn vị, tổ chức, cá nhân khác.Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty

2003/QĐ-cổ phần từ ngày 20/ 01/ 2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp

Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huychương vàng, bạc trong các cuộc triển lãm hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển

Trang 27

lãm kinh tế- kỹ thuật Việt Nam và thủ đô, được người tiêu dùng bình chọn là “HàngViệt Nam chất lượng cao” trong 13 năm liền từ năm 1997 đến năm 2009.

b, Lĩnh vực kinh doanh- sản phẩm chính của công ty

* Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:

• Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước sản phẩm bánh kẹo và chế biếnthực phẩm

• Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sảnphẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các loại hàng hóa khác

• Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại

• Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo quy định của pháp luật.Trong đó sản xuất, kinh doanh bánh kẹo là chủ yếu

đi đầu của công ty

• Bánh: Bánh quy, bánh kem xốp, bánh xốp cuộn, bánh snack, bánh trung thu,bánh hộp

• Dòng bánh mềm cao cấp phủ sôcôla với công nghệ hiên đại của châu Âu vàHàn Quốc với các nhãn hiệu: Long- pie, Long- cake, Hi- pie, Lolie

c, Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theoLuật Doanh nghiệp 2005, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Điều lệCông ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là

cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty

Sơ đồ bộ máy tổ chức bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Bankiểm soát, Tổng giám đốc dưới nữa là các phòng ban chức năng và các xí nghiệpthành viên Cụ thể như sau:

Trang 28

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bộ máy quản lý của công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý vàhiệu quả Ban lãnh đạo (BGĐ) của công ty gồm 3 người: 1 Tổng Giám đốc và 2 PhóTổng Giám đốc

- Tổng Giám đốc: là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý cáchoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: là người trực tiếp theo dõi, quản lý tìnhhình tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồngquản trị

- Văn phòng: giải quyết các vấn đề mang tính hành chính, thủ tục, bố trí, sắp xếp nhân lực…

- Phòng Tài vụ: thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, phân tích thông tin, cung cấpthông tin cho việc ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh

- Phòng Kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ, tínhtoán đề ra định mức, chế tạo sản phẩm mới

Trang 29

- Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường, lập kếhoạch sản xuất, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo cho các yếu

tố cho quá trình sản xuất kinh doanh

- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm

d, Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhưng, chúng cũng có đặc thù chung nênđược phân thành các nhóm sản phẩm và được sản xuất trên cùng một dây chuyềncông nghệ Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biếnliên tục, khép kín và sản xuất với mẻ lớn Do đó, mỗi sản phẩm hoàn thành ngay khikết thúc dây chuyền sản xuất, không có sản phẩm dở dang, sản phẩm hỏng được chếbiến ngay trong ca làm việc

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất kẹo cứng

Máy lăn côn

Vuốt kẹo

Dập hình

Sàng làm lạnh

Đóng túi

Trang 30

Trong những dây chuyền sản xuất của công ty đều có những đặc trưng vànhững điểm riêng biệt Với quy trình sản xuất kẹo cứng cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Hoà đường

Trong giai đoạn này, đường, nha và nước được đưa vào theo 1 tỷ lệ nhấtđịnh, hoà tan hoàn toàn với nhau thành dưng dịch đồng nhất ở nhiệt độ từ 1000Cđến 1100C theo tỷ lệ quy định

Việc hoà đường được tiến hành thủ công, do vậy yêu cầu công nhân làmtrong giai đoạn này phải lành nghề, nắm chắc yêu cầu kỹ thuật để có thể sản xuất rasản phẩm đạt yêu cầu

Giai đoạn 2: Nấu

Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặc dịch kẹo sau khi đã được hoà tan,dung dịch này được cho vào nồi nấu Thông thường, kẹo cứng được nấu ở nhiệt độ

từ 1300C đến 1540C

Giai đoạn 3: Làm nguội

Sau khi qua giai đoạn 2, dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bànlàm nguội Khi nhiệt độ xuống còn 700C, tuỳ từng loại kẹo người ta cho thêmhương liệu vào như bột dứa, tinh dầu dứa… vào hỗn hợp Đến 1 nhiệt độ thích hợp,đảm bảo khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính, người ta chuyển sang giaiđoạn tiếp theo

Giai đoạn 4: tạo hình

Giai đoạn này gồm nhiều khâu: qua máy lăn côn, máy vuốt, tạo nhân và bơmnhân (nếu là kẹo cứng có nhân), sàng và làm nguội Khi chuyển từ bàn làm nguộivào máy lăn côn, các mảng kẹo sé được trộn đều 1 lần nữa May vuốt kẹo sẽ vuốtcác mảng kẹo thành những dải dài và đưa sang máy dập hình để cắt theo nhữngkhuôn mẫu nhất định sẵn Sau đó, những viên kẹo sẽ rơi xuống những tấm sàng vàđược làm nguội nhanh xuống nhiệt độ 40oC-50oC, đảm bảo cho kẹo ở trạng tháicứng, giòn, không bị biến dạng khi gói

ở khâu dập hình viên kẹo, phần kẹo thừa sẽ được đưa ngay vào nồi CK A22 để nấulại và thực hiện các khâu như cũ

Trang 31

Giai đoạn 5: Đóng gói

Gồm các khâu: gói kẹo, đóng gói, đóng thùng.Việc gói kẹo, đóng gói đượcthực hiện cả trên máy và thủ công nhằm tận dụng sức lao động Sau đó, sẽ đượcđóng gói và đóng thùng

Trong 5 giai đoạn trên, 3 giai đoạn đầu không những đóng vai trò quan trọngtrong việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sảnphẩm kẹo sản xuất ra Do vậy, ngoài việc bố trí những công nhân có tay nghề cao,kiến thức chuyên môn vững vàng, công ty còn yêu cầu bộ phận KCS để kiểm trachất lượng sản phẩm ở những giai đoạn này kỹ lưỡng

2.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, nghĩa làcông tác kế toán được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty Tất cả những côngviệc từ xử lý chứng từ, ghi sổ, kế toán chi tiết, ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo và phântích báo cáo cho tới việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác kế toán ở các xínghiệp thành viên

Đến nay, công ty sử dụng phần mềm kế toán VC 2001

Phòng kế toán gồm 7 người, tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.3 cơ cấu bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt, tạm ứng

Kế toán bán hàng và

xđ KQKD

Kế toán vật tư

và tiền lương

Thủ quỹ

Trang 32

Mỗi kế toán phụ trách và chịu trách nhiệm cho mỗi phần hành kế toán

- Kế toán trưởng: là người phụ trách và chỉ đạo chung cho hoạt động của Phòngtài vụ, chỉ đạo hạch toán toàn công ty, đồng thời đưa ra ý kiến hoạt động kinh doanh,kiểm tra đôn đốc công tác hạch toán hàng ngày, lập các báo cáo tổng hợp

- Phó phòng kế toán phụ trách về kế toán TSCĐ và XDCB, theo dõi sự biếnđộng của TSCĐ, tính khấu hao, tình hình sửa chữa TSCĐ và các công trình đầu tưXDCB

- Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Là người có nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi tiết

và tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thanh toán tạmứng, thanh toán nội bộ cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của thủ quỹ

- Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là người chịu trách nhiệmhạch toán quá trình bán hàng, doanh thu, theo dõi giá vốn, các khoản chiết khấu,giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, kê khai

- Kế toán vật tư: là người có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hìnhnhập, xuất, tồn từng loại vật tư, định kỳ phải đối chiếu về mặt hiện vật với thủ kho

- Kế toán giá thành và tiền lương: chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổnghợp chi phí phát sinh trong kỳ, tính giá thành sản phẩm, mở các sổ chi tiết và sổtổng hợp để theo dõi chi phí phát sinh cho từng đối tượng

- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý việc nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt Hàngngày tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt

* Hình thức kế toán

Hiện tại công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Hiện nay công tyđang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ Với hình thức này, công ty sửdụng các loại sổ:

- Nhật ký chứng từ số 1: Ghi Có TK 111 - tiền mặt

- Nhật ký chứng từ số 2: Ghi Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

- Nhật ký chứng từ số 4: Ghi Có TK 311 – Vay ngắn hạn, TK 341 – vay dài hạn

- Nhật ký chứng từ số 5: ghi Có TK 331 – Phải trả người bán

- Nhật ký chứng từ số 7: “Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanhnghiệp”, “chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố”

Trang 33

- Nhật ký chứng từ số 8: ghi Có TK155, TK156, TK157…

- Nhật ký chứng từ số 10: ghi Có TK138, TK 141, TK333…

- Bảng kê số 1: Ghi Nợ TK 111

- Bảng kê số 2: Ghi Nợ TK 112

- Bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”

- Bảng kê số 5 “Tập hợp chi phí đầu tư XDCB, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp”

- Bảng kê số 6 “Tập hợp CP trả trước, chi phí phải trả, dự phòng phải trả”

- Sổ cái các tài khoản

- Sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ khấu hao, chi phí, tiền lương…

Do công ty áp dụng kế toán máy nên ngoài các sổ chi tiết trên, công ty cònthiết kế 1 số mẫu sổ chi tiết theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trênmáy như báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ…Hiện tại công ty đang sử dụng phầnmềm kế toán VC 2001: Đây là phần mềm công ty thuê chuyên gia thiết kế phù hợpvới đặc điểm hạch toán kế toán tại công ty

Sơ đồ 2.4 màn hình nền phần mềm kế toán VC2001

Trang 34

Máy tính của các kế toán viên được nối mạng với nhau, có 1 máy chủ của

kế toán trưởng theo dõi, điều hành được toàn bộ máy trong phòng Như vậy căn cứcác chứng từ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được các kế toán viên cập nhậtvào máy tính, máy sẽ sử lý thông tin liên quan và cho ra dữ liệu mới Cuối tháng cóthể in ra các sổ cần thiết theo yêu cầu quản lý

Sơ đồ 2.5 Quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm kế toán VC 2001

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm traTrình tự ghi sổ:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệcủa các chứng từ đó Thông qua phần mềm kế toán VC 2001 lấy số liệu đưa vào cácbảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết các tài khoản Đối với các chứng từ đã đượcghi, phần mềm kế toán dựa vào cơ sở dữ liệu đó làm căn cứ vào các bảng kê, sổ chi

Trang 35

tiết và chuyển số liệu trực tiếp vào nhật ký chứng từ cuối tháng, cộng số liệu trênNhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ được phầnmềm tập hợp và chuyển vào Sổ cái, đồng thời kế toán viên phải có sự đối chiếu sốliệu giữa Bảng tổng hợp chi tiết và Sổ cái Số liệu tại Sổ cái, Nhật ký chứng từ,Bảng kê và Bảng tổng hợp chi tiết được phần mềm tự phân bổ và kết chuyển để lậpBáo cáo tài chính.

* Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Hiện tại công ty đang áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Công ty tuân thủ đúng, đầy đủ hệ thống chuẩn mực hiện hành

- Đơn vị tiền tệ ghi sổ: Việt nam đồng

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng

- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

2.3 Thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

2.3.1 Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Nhằm phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, các tài khoản sử dụng gồm:

Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản này được mở chi tiết:

Tài khoản 6211: phản ánh chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm bánh, kẹo

Tài khoản 6212: phản ánh chi phí nguyên vật liệu sản phẩm phụ

Đối với Tài khoản 6211 được mở chi tiết theo từng sản phẩm của mỗi xí nghiệp

+ Tài khoản 6211B: chi phí nguyên vật liệu Bánh

+ Tài khoản 6211C: chi phí nguyên vật liệu Kẹo cứng

+ Tài khoản 6211M: chi phí nguyên vật liệu Kẹo mềm

+ Tài khoản 6211W: chi phí nguyên vật liệu Chew

Trang 36

+ Tài khoản 6211ND: chi phí nguyên vật liệu Nam Định

+ Tài khoản 6211VT: chi phí nguyên vật liệu Việt Trì

Đối với Tài khoản 6212 mở chi tiết theo từng sản phẩm

+ Tài khoản 6212 cafe: chi phí tập hợp cà phê (tổ rang xay cà phê)

+ Tài khoản 6212 tui: chi phí nguyên vật liệu của túi ( tổ gia công túi)

+ Tài khoản 6212 hop: chi phí nguyên vật liệu của hộp (tổ gia công hộp)+ Tài khoản 6212 GB: chi phí nguyên vật liệu giấy bột gạo

Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: tài khoản 622 cũng được mở chi tiếttheo sản phẩm sản xuất

Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung: đối với chi phí sản xuất chung được mở chitiết theo từng xí nghiệp

+ Tài khoản 6271B: chi phí sản xuất xí nghiệp Bánh

+ Tài khoản 6271 C: chi phí sản xuất xí nghiệp Kẹo cứng

+ Tài khoản 6272B…

+ Tài khoản 6272 C

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: đây là tài khoản dùng để tậphợp chi phí sản xuất, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Tài khoản này cũngđược mở chi tiết cho từng loại sản phẩm

Với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, để hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm, công ty sử dụng các loại sổ sau:

+ Sổ chi tiết xuất vật liệu

+ Sổ chi phí nguyên vật liệu

+ Bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

+ Sổ chi tiết Nợ Tài khoản 627

+ Bảng tổng hợp phát sinh Tài khoản 152,153

+ Sổ tổng hợp Nợ Tài khoản 627

+ Bảng kê số 4

+ Bảng kê số 6

+ Nhật ký chứng từ số 7

Phần 1: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty

Phần 2: chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Ngày đăng: 26/03/2015, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w