Ngân hàng có vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổphần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh, và là ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 1PHẦN 1
Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á 1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (North Asia Commercial Joint-StockBank), tên viết tắt NASB, có trụ sở chính tại 117 Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ
An Ngân hàng Bắc Á được thành lập theo giấy phép số 183/QĐ-NH5 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 01 tháng 09 năm 1994 với thời hạn hoạtđộng là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng có vốn góp cổ phần
do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổphần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh, và là ngân hàng thương mại cổ phần
có doanh số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tài chính ViệtNam, NASB ngày càng mở rộng về quy mô, vốn, phạm vi hoạt động và các loạihình dịch vụ Từ số vốn ban đầu khi thành lập là 20 tỷ đồng (năm 1994), năm 2009
số vốn điều lệ của ngân hàng đã là 2121 tỷ đồng và gần đây, ngân hàng đã thôngbáo tăng mức vốn điều lệ năm 2010 lên 3000 tỷ đồng theo như văn bản số4385/NHNN-TTGSNH ngày 11/6/2010 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Ngânhàng cũng đã có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố trọng điểm trên cảnước Tính tới thời điểm đầu năm 2011, Bac A Bank hiện có 59 điểm giao dịch,gồm hội sở chính, 14 chi nhánh, 44 phòng giao dịch trực thuộc, mở rộng thêm 7phòng giao dịch so với thời điểm đầu năm 2010 Từ chỗ chỉ cung cấp các dịch vụtruyền thống như nhận tiền gửi, cho vay, mở tài khoản thanh toán nội tệ và ngoại tệ,đến nay ngân hàng đã đa dạng danh mục các dịch vụ như bảo lãnh, tài trợ thươngmại, dịch vụ chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, homebanking, séc du lịch, …Ngoài ra ngân hàng còn mở rộng tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch vàkhách sạn
Trang 2Cùng với những nỗ lực, góp sức của toàn thể cán bộ, công nhân viên trongngân hàng Bắc Á, trong hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh
dự nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàngNhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy ban Nhân dântỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn vào tham gia các hệ thốngthanh toán tự động liên ngân hàng NASB cũng là thành viên chính thức của Hiệphội Thanh toán Viễn Thông Liên Ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp ViệtNam
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bắc Á.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á sau hơn mười lăm năm trưởng thành
và phát triển đã có tổng số cán bộ công nhân viên gần 700 người, với mạng lướigiao dịch gồm Hội sở chính, 17 chi nhánh và 52 phòng giao dịch trực thuộc tại một
số tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3Sơ đồ1.2 : Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Bắc Á
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của Ngân hàng Bắc Á)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CHI NHÁNH & PHÒNG GIAO DỊCH
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ KHỐI TÁC NGHIỆP & HỖ TRỢ
BAN CÔNG NGHỆ VÀ TIN HỌC KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BỘ PHẬN PR & MARKETING
KHỐI NGUỒN VỐN & KINH DOANH NGOẠI TỆ
KHỐI NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
Trang 41.2.2 Chức năng, hoạt động của mỗi phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Ngânhàng, có nhiệm vụ bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; thôngqua báo cáo tài chính hàng năm và thông qua định hướng phát triển của Ngân hàng
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyềnnhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa Ngân hàng Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể vàđịnh hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao choBan Tổng giám đốc Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Tổnggiám đốc thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập
Ban kiểm soát: Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát tìnhhình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng về sự tuân thủ pháp luật,các quy định pháp lý của ngành Ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp
vụ của Ngân hàng Qua đó, Ban Kiểm soát đánh giá chất lượng điều hành và hoạtđộng của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phụcyếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có
Ban Tổng Giám đốc: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điềuhành chung và bảy Phó Giám đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc
có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằngcác kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiếnlược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng
Hội đồng tín dụng: Là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tíndụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế,
ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vaycủa Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định vềchuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liênquan đến hoạt động tín dụng Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhấttrí
Trang 5 Hội đồng ALCO: có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản
lý tài sản Nợ và tài sản Có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán vàchênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanhkhoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn,chính sách lãi suất; phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bộ phận kiểm toán nội bộ: tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ cácchứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng; kiến nghị kịp thời cácbiện pháp, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo
an toàn và hiệu quả; tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo công tác khắc phục saukết luận của Ban kiểm soát; tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả khắc phục theo quyđịnh
Bộ phận pháp chế: Nhiệm vụ chính là tiếp nhận hồ sơ cán bộ nhânviên vi phạm kỷ luật từ các đơn vị gửi về; tiến hành thu thập thông tin, xem xét,đánh giá mức độ vi phạm kỷ luật của nhân viên vi phạm và kiến nghị hình thức xử
lý kỷ luật Tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến các hành vi viphạm kỷ luật của cán bộ nhân viên
Bộ phận hành chính nhân sự: có nhiệm vụ trang bị vật chất, chỗ làmviệc cho cán bộ; quản lý nhân sự, tài sản … ; đồng thời chăm lo đời sống tinh thầncủa cán bộ nhân viên trong ngân hàng; trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu vềcông tác tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, tuyểndụng, thuyên chuyển cán bộ; nâng lương định kỳ, khen thưởng, kỷ luật trong Ngânhàng
Ban công nghệ và ban tin học: Nghiên cứu phát triển công nghệ ngânhàng, cải tiến bổ sung các phần mềm hiện có; quản trị và quản lý toàn bộ hệ thốngmạng, máy, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin cho ngân hàng
Bộ phận PR và Marketing: Chuyên thống kê, báo cáo và làm nhiệm
vụ marketing; tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hướngdẫn các khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng dịch vụ của ngân hàng
Trang 6Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềmnăng về nguồn vốn, phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng để đưa racác sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
1.3 Các đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị.
1.3.1 Các đặc điểm kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động Cuộc khủnghoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 lan rộngtrên toàn thế giới đã khiến cho GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5826 tỷ USD so vớinăm 2008 Đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trởlại đây Hệ thống tài chính thế giới nói chung cũng như hệ thống tài chính Việt Namnói riêng đều gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này Lượng kiềuhối giảm mạnh, mọi hoạt động của doanh nghiệp giảm sút ảnh hưởng rất lớn tớinhiều hoạt động của ngân hàng, như kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toánquốc tế, …
Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăngtrưởng là 4,8% Lượng kiều hối, khách du lịch tới Việt Nam cũng tăng lên đáng kể
so với thời điểm khủng hoảng Hoạt động xuất nhập khẩu cũng biến chuyển mạnh
mẽ, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước
Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc đọtoàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới vàkhu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đãxóa bỏ đi các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năngtiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế vềvốn, hàng hóa và dịch vụ Toàn cầu hóa đã thúc đẩy thương mại quốc tế tăng trưởngmạnh, dòng vốn lưu chuyển nhanh và dễ dàng giữa các quốc gia, các khu vực kinh
tế, là điều kiện cơ sở để nhiều quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển có cơhội tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tạo nên những bước đột phá về kinh tế xãhội Trong quá trình phát triển đó, dịch vụ tài chính là khu vực phát triển sau nhưng
Trang 7có tốc độ toàn cầu hóa nhanh nhất và hoàn thiện nhất Các thị trường tài chínhchuyển dịch nhanh chóng được hỗ trợ đắc lực từ công nghệ tiến bộ với tốc độ caokhiến cho giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới quốc gia và làm cho hoạt động đầu
tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Các quy định hạn chế của Chính phủ đãđược dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tâm tài chính lớn và người nước ngoài đượckhuyến khích đầu tư Điều này đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh năng động vớihàng loạt cơ hội đầu tư
Một đặc điểm nữa về kinh tế thế giới những năm gần đây, đó là tình hình giávàng, dầu mỏ và giá các đồng tiền mạnh trong những năm qua diễn biến phức tạp.Sau khủng hoảng thế giới năm 2008, cho tới nay nền kinh tế các nước trên thế giớicũng đã lấy lại đà tăng trưởng, nhưng hậu quả của nó để lại thì vẫn còn dai dẳng.Sau cuộc khủng hoảng thế giới 2008, 1 loạt các nước châu Âu lâm vào tình trạngkhủng hoảng nợ công, đẩy các nước này tới nguy cơ phá sản Đồng Euro giảm giámạnh chưa từng có trong nhiều tháng, từ cuối năm 2009 sang năm 2010
Thị trường vàng thế giới cũng liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về giá NhiềuNgân hàng Trung ương các quốc gia có động thái mua vàng tích trữ, chẳng hạnTrung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia cũng đã tích cực mua vàng trong thời gian này.Điều này khiến nhiều quốc gia cũng như nhiều nhà đầu tư trên thế giới có khuynhhướng giảm tích trữ USD và chuyển sang tích trữ vàng
Giá dầu thế giới trong những năm qua cũng diễn biến phức tạp, giá cả lênxuống không ổn định Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các Doanh nghiệp phảinhập khẩu nguyên liệu, ảnh hưởng nhiều tới tình hình sản xuất kinh doanh của cácDoanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trong nước
1.3.2 Các đặc điểm kinh tế - xã hội trong nước.
1.3.2.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Trang 8Hiện nay, chỉ kể đến nhóm các ngân hàng thương mại (chưa xét đến các lọaihình trung gian tài chính khác) thì ngành ngân hàng được chia thành 3 nhóm ngành:
Thứ nhất, nhóm các NH Quốc doanh và NHTMCPNN: Là các ngân hàng cótổng tài sản lớn, có nhiều ưu thế trong hoạt động ngân hàng như: có nguồn vốn lớn,
có sẵn uy tín từ lâu Việc cổ phần hóa các NHTMNN như Vietcombank, Vietinbank(tên cũ là Incombank) cũng đã đem lại hiệu quả hoạt động cao, tăng năng lực cạnhtranh cho các ngân hàng này
Thứ hai, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần Nhóm các ngân hàng nàyđang có năng lực hoạt động khá tốt, cạnh tranh gay gắt với nhau về dịch vụ, về thuhút nguồn nhân lực Một số ngân hàng như ACB, Sacombank đang có hiệu quả hoạtđộng rất tốt, thị phần huy động vốn và tín dụng cao Ngoài ra, với số lượng 38 ngânhàng, thì nhóm ngân hàng này sẽ có khả năng chi phối lớn tới thị trường Sự cạnhtranh cũng gay gắt hơn, tạo áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực,nâng cao năng lực quản trị cho tất cả các ngân hàng
Thứ ba, nhóm các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng nước ngoài, chinhánh của các ngân hàng nước ngoài Nhóm ngân hàng này hoạt động rất hiệu quả,quản trị rủi ro tốt, đội ngũ nhân lực giỏi, chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ cao đạttiêu chuẩn quốc tế Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của nhóm ngân hàng này là 0,37% vànăm 2009 là 0,6% trong khi nhóm các ngân hàng thương mại ở nước ta, tỷ lệ nàydao động từ 1%-3% Đặc biệt, việc gia nhập WTO của Việt Nam đã dỡ bỏ đi nhữnghạn chế về huy động vốn bằng VND với các tổ chức tín dụng này, làm tăng áp lựccạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
1.3.2.2 Các đặc điểm từ phía khách hàng.
Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại đã tăng hơn nhiều so với trướcđây Các ngân hàng cũng mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới của mình
Trang 9tơí các địa phương, vùng miền Khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc
sử dụng các dịch vụ ngân hàng Hơn nữa, trình độ dân trí của nước ta cũng ngàymột tăng, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngân hàng theo đó cũng cao hơn Để thuhút được khách hàng, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ, tăng cường makerting, quảng bá hình ảnh, chạy đua lãi suất để huy động vốn, hạlãi suất cho vay,… tạo ra sức ép lớn cho các NHTM Việt Nam
1.3.3 Các đối thủ gia nhập tiềm năng.
Điều kiện gia nhập ngành ngân hàng là phải có số vốn điều lệ tối thiểu 3000
tỷ đồng Đây là rào cản lớn cho những doanh nghiệp muốn thành lập ngân hàng.Các đối thủ tiềm năng có khả năng gia nhập ngành ngân hàng có thể là các ngânhàng nước ngoài, hoặc các ngân hàng với cổ đông sáng lập là các tập đoàn lớn Thờigian gần đây, năm 2008 đánh dấu mốc ra đời của 2 ngân hàng thương mại ViệtNam: ngân hàng TienPhong được thành lập bới công ty cổ phần FPT, công ty thôngtin di động VMS và công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam; và ngân hàngLienViet, với cổ đông sáng lập là công ty cổ phần Him Lam, Tổng công ty thươngmại Sài Gòn và công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, với những lợithế nhất định đã là một đối thủ đáng gờm cho các ngân hàng thương mại Xu thế mởcửa, hội nhập cũng khiến cho sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng nhưviệc chia sẻ thị phần với các ngân hàng nước ngoài là điều không thể tránh khỏi
1.3.4 Các hàng hóa thay thế.
Các ngân hàng thương mại không chỉ chịu sức ép cạnh tranh lẫn nhau, màcòn phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các tổ chức tíndụng khác Các công ty bảo hiểm cạnh tranh với ngân hàng trong việc huy động vốntrung và dài hạn Các công ty chứng khoán cũng được phép huy động vốn trung vàdài hạn, đồng thời sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng khiến cho cácdoanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán, màkhông phải lệ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng như trước đây Tuy nhiên, sự tăng
Trang 10trưởng này cũng đem lại cho các ngân hàng điều kiện mở rộng các hoạt động kinhdoanh, như hoạt động tư vấn, bảo lãnh, đại lý.
1.3.5 Tình hình giá cả trong nước tăng cao, thị trường vàng,tỷ giá bất ổn.
Trong những năm gần đây, lạm phát liên tục tăng cao đẩy lãi suất huy độngvốn của các ngân hàng tăng vọt, khiến cho các ngân hàng thương mại luôn trongtình trạng chịu áp lực thiếu vốn Từ năm 2007 tới nay, duy chỉ có năm 2009 có tỷ lệlạm phát đạt mức chỉ tiêu 6,88%, còn lại lạm phát các năm 2007, 2008, 2010 đềuvượt qua mức 2 con số Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanhcủa các Doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại Nhiều ngân hàng đãcạnh tranh lãi suất, vượt rào lãi suất, song đều đã chịu sự kiểm điểm của Ngân hàngNhà nước Chi phí vốn lớn khiến cho các Ngân hàng thương mại buộc phải tăng lãisuất cho vay Thêm vào đó, để giảm lạm phát trong năm 2011, Nhà nước ta đã raquyết định thắt chặt tín dụng, buộc các Ngân hàng phải siết chặt các khoản cho vaycủa mình
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là “năm bất ổn của tỷ giá” vớinhững biến động tỷ giá rất phức tạp, với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cungcầu ngoại tệ và thậm chí cả các tin đồn Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã đượcđiều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử Từ cuối năm 2009 đến hếtnăm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tậpđoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các Ngân hàng, vào ngày10/12/2009 Việc bán lại được thực hiện khá nhanh và tạo được nguồn cung đáng
kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó Ngày18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng Việc giảm tỷ lệ dự trữbắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD(9000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường Cùng
Trang 11nhiều chính sách điều hành khác của Ngân hàng Nhà nước, tất cả đã tạo sự cộnghưởng thể hiện ở diễn biến thực tế thị trường có những chuyển biến tích cực Cácdoanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại, tính thanh khoảncủa thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ được đáp ứng đủ.
Về thị trường vàng, trong những năm gần đây, giá vàng có xu hướng tăngnhanh Năm 2010, thị trường vàng biến động bất thường với những mức giá kỷ lụcliên tiếp được thiết lập Tháng 11/2010 người dân đã chứng kiến giá vàng trongnước đạt mức giá 38 triệu đồng/ lượng Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010, giávàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nước tăng 46% Sự biến động của thị trườngvàng đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thếgiới, lượng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lượng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuấtkhẩu) khoảng 1000 tấn, tương đương 45 tỷ USD Tuy con số này chưa được côngnhận, nhưng chắc chắn một lượng vàng rất lớn đang được người dân nắm giữ, đangtrở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chínhsách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng
PHẦN 2:
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.