1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VP Bank

72 636 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Việc này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tìm kiếm một sự hỗ trợ tài chính và kinh tế rất lớn từ các ngân hàng thương mại, bảo đảm hạnchế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh phòng giao dịch VPBank 56 Lê Trọng Tấn-Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:

“Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VPBank”

Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hường trong thời gian em thực tập tại Phòng Tín Dụng thuộc Chi nhánh phòng giao dịch VPBank 56 Lê Trọng Tấn-Hà Nội.

Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các luận văn khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN TUẤN ANH

Trang 2

Nguyễn tuấn Anh Lớp: Quản trị Kinh doanh 49B

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hường Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em

đã luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô, đặc biệt là sự động viên về mặt tinh thần của cô đã giúp em vững tâm và vượt qua được những giai đoạn khó khăn để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình

Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo chi nhánh phòng giao dịch VPBank 56 Lê Trọng Tấn, các anh các chị trong chi nhánh đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm và nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học, không chỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích

về cuộc sống.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Trang 3

Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của đề tài

3

GDP trên đầu người

4

Lợi nhuận trước thuế

2.2.1 Những ưu điểm trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank trong giai đoạn 2006-2010

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hường Trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện chuyên đề em đã luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô, đặc biệt là sự động viên về mặt tinh thần của cô đã giúp em vững tâm và vượt qua được những giai đoạn khó khăn để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình

Em cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo chi nhánh phòng giao dịch VPBank 56 Lê Trọng Tấn, các anh các chị trong chi nhánh đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm và nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học Đại học, không chỉ tiếp thu kiến thức chuyên môn mà em còn học được những bài học bổ ích

về cuộc sống.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN TUẤN ANH

Trang 5

1.Tính cấp thiết của đề tài

3

GDP trên đầu người

4

Lợi nhuận trước thuế

2.2.1 Những ưu điểm trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank trong giai đoạn 2006-2010

Trang 6

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, cáchoạt động giao thương xuất nhập khẩu quốc tế đang ngày càng trở nên phổbiến và không ngừng phát triển Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như tháchthức đối với các nhà xuất khẩu, trên thực tế so với việc trao đổi hàng hóa nộiđịa thì thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới mang lại rất nhiềulợi ích về lợi nhuận, thị trường mở rộng, có nguồn ngoại tệ dồi dào Đặc biệt

là đối với Chính phủ thì hoạt động xuất khẩu còn được xem là một trongnhững mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đem lại từ hoạt động giao thươngquốc tế thì các nhà xuất khẩu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trênthị trường quốc tế Việc này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tìm kiếm một sự

hỗ trợ tài chính và kinh tế rất lớn từ các ngân hàng thương mại, bảo đảm hạnchế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán đối với doanhnghiệp xuất khẩu, những nguy cơ rủi ro trong thực hiện giao dịch, khoảngcách địa lý, về loại tiền thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái

Ngoài những lợi ích mang lại cho các nhà xuất khẩu thì việc phát triểnhình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu còn đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội

và chính bản thân ngân hàng vì tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu củangân hàng Do nhận thức rõ được vấn đề này nên kể từ năm 2001 Ngân hàngVPBank đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu

Trang 7

dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi bức xúc đối ngân hàngVPBank hiện nay.

Vì vậy, tôi chọn đề tài "Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại

ngân hàng VP Bank" Với hy vọng các giải pháp đưa ra trong chuyên đề

thực tập sẽ có thể ứng dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng xuất khẩu tạichi nhánh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu.

Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và đề xuất các giải phápnhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứucủa đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đê sau:

- Tìm hiểu rõ về các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàngVPBank trong giai đoạn 2006-2010 Đồng thời phân tích làm rõ các nhân tốảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng VPBankgiai đoạn 2006-2010, từ đó chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với hoạt độngtín dụng tài trợ xuất khảu của VPBank trong giai đoạn 2006-2010

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngânhàng VPBank trong giai đoạn 2006-2010 Từ đó đánh giá những ưu điểm vàbất cập tồn tại trong công tác quản lý hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu ởVPBank, đồng thời phân tích làm rõ các nguyên nhân của các bất cập tồn tạitrong công tác quản lý hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VPBank

- Dựa trên định hướng mục tiêu cũng như các dự báo về cơ hội, tháchthức trong việc mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu cho đến năm

2015 của ngân hàng VPBank, để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằmthúc đẩy, mở rộng hoạt động này cho đến năm 2015

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Hoạt động tín dụng tài trợ tại ngân hàng VPBank

+ Số liệu phân tích từ năm 2006 cho đến năm 2010

+ Định hướng và giải pháp cho đến năm 2015

4 Kết cấu.

Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006 – 2010.

Chương 2:Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006 – 2010.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank cho đến năm 2015.

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Mục tiêu của chương: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng VPBank và các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank Từ đó giúp nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006-2010.

Chương này của chuyên đề sẽ dựa trên đối tượng nghiên cứu là ngân hàng VPBank rồi sau đó sẽ đi vào phân tích các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006 – 2010.

Chương 1 được kết cấu làm 3 phần chính: (1.1): Tổng quan về ngân hàng VPBank; (1.2): Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-2010; (1.3): Các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-2010

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VPBANK

1.1.1 Giới thiệu về VPBank

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là ngân hàng Thương mại

cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam (VP Bank) đượcthống đốc Ngân Hàng Nhà Nước cấp giấy phép hoạt động (số 0042/NH-GP)với thời gian hoạt động 99 năm vào ngày 12/8/1993

Trang 10

1.1.2 Ý nghĩa biểu tượng

Năm 2010, thương hiệu hoạt động mới của VPBank là "Hành động

vì ước mơ của bạn" Phương châm này được xây dựng từ các yếu tố:

Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, và Đơn giản Trong đó:

-Chuyên nghiệp : Tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại,

đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu khách hàng đều được VPBank cung cấpthông qua một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ kiến thức chuyên môncao, nhiều kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp

-Tận tụy : Các hoạt động hướng dẫn; tư vấn; giải đáp các thắc mắc của

khách hàng , giúp khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ ở VPBank đềuđược thực hiện với một thái độ hết sức nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhânviên ngân hàng

-Khác biệt : Ngân hàng không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác

biệt; cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ cao cấp với tính độcđáo và nhiều tiện ích nhất

- Đơn giản : Tăng cường cải tiến hệ thống dịch vụ Ngân hàng hướng

tới mục tiêu giúp thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệhiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả

Trang 11

Hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có gồm 5 người, 1 chủ tịch, 1 phóchủ tịch cùng 3 thành viên

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

1.1.3.2 Nhân sự

Ngày 10/9/1993,VPBank chính thức đi vào hoạt động với số lượng cán

bộ nhân viên chỉ có 18 người Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô

Trang 12

hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.

Tính đến cuối năm 2010, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thốngVPBank là: 2.603 người Trong đó có hơn 92% số cán bộ nhân viên có độ tuổidưới 40, và khoảng 80% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học

Nhờ việc nhận thức được tầm quan trọng to lớn của chất lượng nguồnnhân lực tới quá trình hoạt động kinh doanh, nên những năm vừa qua, VPBankluôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự Trong

đó, các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụcho nhân viên thường xuyên được VPBank tổ chức

1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh chính của VPBank

Các sản phẩm, dịch vụ chính của VPBank bao gồm:

+ Hoạt động ngân hàng+ Dịch vụ đầu tư

+ Quản lý tài sản+ Bảo hiểm+ Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ,ngoại tệ và vàng

+ Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, liên doanh) bằng VNĐ vàngoại tệ

+ Các dịnh vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoàinước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanhqua ngân hàng)

+ Kinh doanh ngoại tệ

+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Trang 13

Nguồn: VPBank

1.1.5 Quy mô hoạt động, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của VPBank

1.1.5.1 Về quy mô hoạt động

Ban đầu khi mới thành lập, vốn điều lệ của VPBank chỉ là 20 tỷ VNĐ.Sau đó, theo thời gian với nhu cầu phát triển mở rộng quy mô nên VPBank đãnhiều lần tăng vốn điều lệ Ngày 3/8/2010 VPBank đã nhận được công văn số5762/NHNN-TTGSNH của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thông báo ýkiến của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc thay đổi mức vốn điều lệnăm 2010 của VPBank Theo đó, Ngân Hàng Nhà Nước cho phép VPBanktăng vốn điều lệ từ 2.117,47 tỷ VNĐ lên 4.000 tỷ VNĐ, tăng 1.883,53 tỷVNĐ theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông VPBankthông qua ngày 16/3/2010

1.1.5.2 Công ty trực thuộc

- Công ty Quản Lý tài sản VPBank (VPBank AMC)

- Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)

1.1.5.3 Cổ đông chiến lược

- OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation

- Tỷ lệ nắm giữ cổ phần 14,88%

1.1.5.4 Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật

VPBank đã có tổng số 134 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn

Trang 14

- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính; 46 chi nhánh và phòng giao dịch

- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh; Bắc Giang; VĩnhPhúc; Thái Nguyên; Phú Thọ; Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh; NamĐịnh; Hòa Bình; Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch

- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình;Quảng Trị; Huế, Đà Nẵng; Bình Định; Bình Thuận): 27 Chi nhánh và Phònggiao dịch

- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Long An; Cần Thơ;Đồng Tháp; Vĩnh Long; An Giang; Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch

- 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union

1.1.6 Quá trình phát triển của VPBank

Bảng 1.2: Các sự kiện chính trong quá trình phát triển của VPBank

1993 VPBank được Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp giấy phép

thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ VNĐ

2004 VPBank nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng

2005 VPBank nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng

2006 VPBank nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng

Công ty TNHH chứng khoán VPBank chính thức hoạt động

2007 VPBank nâng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng

2008 VPBank nâng vốn điều lệ lên 2117 tỷ đồng

2010 VPBank đổi tên và chính thức sử dung thương hiệu mới

VPBank nâng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng

Nguồn: VPBank

1.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK GIAI ĐOẠN 2006-2010

1.2.1 Hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2006-2010

Thời điểm VPBank chính thức đi vào hoạt động là năm 1993, với các

hoạt động, chức năng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn,

Trang 15

dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngânhàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng

từ có giá trị khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và cácdịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Mặc dù trong giai đoạn 2006-2010 tình hình kinh tế trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam có nhiều sự kiện tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xãhội, trong đó có VPBank, nhưng với sự nỗ lực của mình VPBank vẫn luôn đạt

được tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động (xem bảng 1.3)

Bảng 1.3: Số liệu các chi tiêu chủ yếu của VPBank từ năm 2006-2010

27.543.00 6

57.960.00 0

2 Vốn điều lệ 750.000 2.000.000 2.117.474 2.117.474 4000.000

3 Huy động 9.605.000 15.000.00

0

15.853.00 0

16.489.54 4

50.431.00 0

4 Dư nợ >5.000.00

0

13.200.00 0

13.000.00 0

15.813.00 0

25.324.00 0

Nguồn VPBank

1.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-2010

Tính tới thời điểm 31/12/2010, VPBank mới chỉ cung cấp 2 loại hình

dịch vụ trong lĩnh vực tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:(hoạt động 1) Cho vay trên

cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C; (hoạt động 2) Cho vay chiết

khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuất

Sau đây là các chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

của VPBank trong giai đoạn 2006-2010 (xem bảng 1.4 ).

Trang 16

Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị: triệu VNĐ)

Trang 17

1.2.2.1 Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C

(hoạt động 1)

Sau ký hợp đồng ngoại thương và thỏa thuận thanh toán theo phươngthức L/C với nhà nhập khẩu nước ngoài, trong thời gian chờ nhà nhập khẩunước ngoài mở thư tín dụng và gửi về ngân hàng thông báo L/C, doanhnghiệp xuất khẩu có thể vay vốn ngân hàng để sản xuất thu gom theo hợpđồng đã ký VPBank sẽ dựa vào hợp đồng ngoại thương,khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp và chu kỳ quay vòng vốn để quyết định mức cho vay

Do hình thức loại này có độ rủi ro cao nên VPBank chỉ áp dụng cho cácdoanh nghiệp có uy tín lớn, và độ bảo đảm an toàn lớn Đây là một phầnnguyên nhân khiến cho loại hình hoạt động này chưa phát triển ở VPBank.Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ phần trăm của nó trong tổng dư nợ tíndụng và tổng lợi nhuận của hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của VPBank

qua các năm trong giai đoạn 2006-2010 (xem bảng 1.4 )

Hiện nay, mức lãi suất áp dụng cho loại hình này ở VPBank là: đối vớilĩnh vực sản xuất kinh doanh là 18%/năm; lĩnh vực phi sản xuất là 22%/năm

1.2.2.2 Cho vay chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuất.

(hoạt động 2)

Với loại hình dịch vụ này, VPBank sẽ căn cứ vào tổng giá trị của L/C

để ứng trước cho khách hàng một số tiền Mức ứng trước thường khoảng 50%tới 90% phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, loại hàng hóa,và uy tín củangân hàng thanh toán L/C Vì đây là loại hình tín dụng có độ an toàn cao nênđược khá phát triển ở VPBank Điều này được thể hiện thông qua mức đónggóp của loại hình hoạt động này vào tỷ lệ phần trăm lợi nhuận và tổng dư nợtín dụng hỗ trợ xuất khẩu của VPBank qua các năm trong thời kỳ 2006-2010

(xem bảng 1.4 )

Trang 18

Hiện tại lãi suất cho vay với hình thức này tại VPBank là:

+Lãi ứng ốn trước thanh toán hàng xuất trong thời hạn 5 ngày là1,8%/tháng

+Lãi ứng vốn trước thanh toán hàng xuất sau 5 ngày là 2,3%/thángVPBank tiến hành thu nợ bằng việc gửi bộ chứng từ ra nước ngoài đòithanh toán Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà khôngnhận được báo có thì ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền giữ của kháchhàng Nếu tài khoản tiền gửi không đủ tiền trong 7 ngày làm việc, ngân hàng

sẽ chuyển số tiền ứng trước sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãisuất quá hạn theo quy định là 150% lãi suất cho vay

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VPBANK GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

TỔNG QUAN

Mục tiêu của phần này là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006 –

2010 và đánh giá các ứng xử của ngân hàng trong giai đoạn 2006-2010.

Trong giai đoạn 2006-2010, các nhân tố này đã biến đổi như thế nào

và tác động của nó đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng VPBank ra sao?Phân tích để chỉ ra cơ hội và thách thức từ ảnh hưởng của các nhân tố đó trong giai đoạn 2006-2010.

Đối với từng nhân tố, chuyên đề sẽ chỉ rõ tác động và ảnh hưởng của nó tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank; qua phân tích các nhân

tố trong giai đoạn 2006-2010, chuyên đề sẽ chỉ ra nhân tố nào có sự ảnh hưởng mạnh nhất và khi có sự thay đổi thì các nhân tố đó đã tạo ra các cơ hội

và thách thức nào đến các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank trong giai đoạn 2006 – 2010

Trang 19

1.3.1 Các nhân tố của môi trường bên ngoài tác động tới hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2006-2010

1.3.1.1 Môi trường pháp lý

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của các phápnhân kinh tế luôn phải chịu tác động ảnh hưởng mạnh mẽ từ bất kỳ sự thayđổi nào trong hệ thống pháp luật.Vì vậy, các kết quả hoạt động kinh doanhcủa hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và VPBank nói riêng cũngkhông nằm ngoài tác động này Đặc biệt là đối với lĩnh vực tín dụng hỗ trợxuất khẩu thì sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào môitrường pháp lý Một ví dụ điển hình cho thấy sự phụ thuộc này là việc giảiquyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn phải chịu sự chi phối của pháplệnh ngân hàng, bộ luật dân sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh

tế (26.03.94), pháp lệnh thi hành án (17.04.93), luật phá sản doanh nghiệp.Kết quả là khi có rủi ro xảy ra như con nợ không có khả năng thanh toán thìchỉ có một con đường giải quyết duy nhất cho ngân hàng là khởi kiện trướctòa án có thẩm quyền Vấn đề tố tụng thường mất rất nhiều thời gian, dễdàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, gây thiệt hại lớn cho ngânhàng Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến cho hoạt động tín dụng hỗtrợ xuất khẩu chưa phát triển ở Việt Nam

Môi trường pháp lý chưa tốt tạo ra những thách thức cho công tácquản lý rủi ro tín dụng cũng như mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng tàitrợ xuất khẩu của VPBank

1.3.1.2 Môi trường kinh tế-chính trị

Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn có nhiều biến động trong nền kinh

tế Việt Nam gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng

và VPBank Việc này được thể hiện thông qua các số liệu thể hiện sự tăng

trưởng kinh tế Việt Nam qua từng năm (xem bảng số 1.5) Trong đó GDP

Trang 20

danh nghĩa từ năm 2006 tới 2010 tăng 43,7 tỷ USD (tương ứng tăng71,75% so với năm 2006), tuy nhiên do tốc độ tăng dân số trong giai đoạnnày là khoảng 3% nên tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam tronggiai đoạn này chỉ là 61,3% Điều này tạo cơ hội cho VPBank mở rộng vàphát triển các thị phần sản phẩm dịch vụ tín dụng của mình.

Bảng 1.5 : Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010

1 GDP danh nghĩa (tỷ USD) 60.9 71.4 89.8

3

92.8 4

104 6

Lạm phát: Trong những năm gần đây, mức lạm phát ở Việt Nam đa

phần ở mức 2 con số, vượt mức cho phép đối với một nền kinh tế như Việt

Nam (xem bảng 1.5), kéo theo hậu quả là các ngân hàng thương mại nói

chung và VPBank nói riêng gặp khó khăn trong việc huy động vốn do lạmphát cao Ngoài ra, do lạm phát cao nên ngân hàng Nhà Nước phải tiếp tụcthông qua các chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền tệ tronglưu thông Vì vậy, VPBank chỉ có thể đáp ứng cung cấp tín dụng cho một

số ít khách hàng và kéo theo sự kìm hãm trong việc mở rộng hoạt độngkinh doanh của VPBank Tạo ra thách thức cho VPBank trong việc huyđộng đủ vốn phục vụ hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Lãi suất: Để có thể huy động được nhiều vốn cũng như không muốn

vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất

Trang 21

huy động lên cao Mà một khi lãi suất huy động bị đẩy lên cao thì tất nhiên làlãi suất cho vay cũng phải theo đó mà tăng lên, điều này làm xấu đi về môitrường đầu tư của ngân hàng Hậu quả là số lượng khách hàng có nhu cầu hỗtrợ vốn vay cũng giảm xuống do không đủ khả năng trả nợ với mức lãi suấtcao như vậy Điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho VPBank trong việc

mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái: Từ năm 2006 tới 2010, tỷ giá giữa VNĐ và USD có sự biến động khá mạnh ( VNĐ giảm khoảng 18,2% so với USD) (xem hình 1.2).

Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả cho các loại hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam ra thị trường thế giới Nhờ đó mà nhu cầu hàng hóa Việt Nam ởnước ngoài tăng lên, và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệpViệt Nam cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu xin hỗ trợ tín dụng xuất khẩu củacác doanh nghệp cũng ngày càng tăng Việc này giúp mở rộng quy mô thịtrường tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và tạo cơ hội cho VPBank trong việc mởrộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

Hình 1.2: Tỷ giá Việt Nam Đồng so với USD giai đoạn 2006-2010

Trang 22

Nguồn: Cục Hải Quan Việt Nam

1.3.1.3 Môi trường xã hội

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tếthế giới Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng Đặc biệt là đối với hoạt động xuất

khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài (xem bảng 1.5), những thị

trường đầy tiềm năng lợi nhuận nhưng hoàn toàn mới mẻ và chứa đựngnhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Việc này khiếncho các doanh nghiệp xuất khẩu không thể không quan tâm, tìm hiểu và cónhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của ngân hàng Đây là một cơhội tốt cho VPBank mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu

1.3.1.4 Môi trường công nghệ

Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông ởViệt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây,tạo ra những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển công nghệ ngân hàng Bêncạnh đó cùng với các định hướng, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóađất nước của Chính phủ cũng tạo ra cơ hội cho VPBank phát triển hệ thốngcông nghệ của ngân hàng mình, tạo tiền đề cho công cuộc mở rộng dịch vụtín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố của môi trường bên trong tác động tới hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2006-2010

1.3.2.1 Nhân tố môi trường cạnh tranh trong ngành

Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Namtrong những năm gần đây ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ hơn Ngoàicác ngân hàng đối thủ nước ngoài được thành lập ở Việt Nam như: HSBC,ANZ, CitiBank,…và các ngân hàng liên doanh: IVB, VRB, SVB,….VPBankcòn phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành

Trang 23

lập như TechcomBank, VIB,….trong các lĩnh vực hoạt động chính như: hoạtđộng cho vay; hoạt động huy động vốn; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; côngnghệ; mạng lưới giao dịch; nguồn nhân lực,… Sau đây là ma trận trận hìnhảnh cạnh tranh của VPBank với một số ngân hàng đối thủ chính trên thị

trường (xem bảng 1.6) Từ bảng phân tích cho thấy

-Ngân hàng có khả năng cạnh tranh mạnh nhất là VietinBank với tổngđiểm 3,5 Trong hầu hết các yếu tố, VietinBank đều có thế mạnh và khả năngcạnh tranh

-ACB đứng thứ 2 về khả năng cạnh tranh với tổng điểm 3,15 Trong đó,các thế mạnh của ACB là kiểm soát nợ xấu, tỷ lệ ROE và chất lượng dịch vụ

-Tiếp theo là SacomBank và TechcomBank với tổng điểm lần lượt là2,36 và 2,74

-Đứng cuối về năng lực cạnh tranh trong 5 ngân hàng là VPBank vớitổng số điểm là 1,96 Các yếu tố có thể giúp VPBank cạnh tranh được với cácngân hàng khác là chất lượng dịch vụ và kiểm soát nợ xấu

Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tíndụng hỗ trợ xuất khẩu nói riêng của VPBank sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường do phải cạnh tranh với những đối thủ có năng lực lớn hơn mình về

mọi mặt(xem bảng 1.6).

Trang 24

Bảng 1.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VPBank với một số ngân hàng đối thủ chính trên thị trường

STT Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan

trọng (%) (1)

VPBank ACB SacomBank VietinBank Tech

Phân loại (2)

Số điểm quan tọng (3)=(1 ) x(2)

Phân loại (2

Số điểm quan tọng (3)=(1 ) x(2)

Phân loại (2

Số điểm quan tọng (3)=(1)x (2)

Phân loại (2

Số điểm quan tọng (3)=(1)x(

2)

Phân loại (2)

Số điểm quan tọng (3)=(1 )x(2)

Trang 25

1.3.2.2 Nhân tố bên trong ngân hàng

1.3.2.2.1 Nguồn lực tài chính

Đối với mọi hoạt động lĩnh vực kinh doanh, năng lực tài chính đềuđóng một vai trò rất là quan trọng Đặc biệt trong ngành ngân hàng-mộtngành đòi hỏi rất nhiều vốn , thì nhân tố “ Năng lực tài chính” có vai trò quyếtđịnh rất lớn tới khả năng cạnh tranh của một ngân hàng trên thị trường Nhậnthức được điều này nên VPBank rất chú trọng tới việc tăng cường năng lực tàichính của mình qua các năm trong suốt giai đoạn 2006-2010.Sau đây là hệthống các chỉ tiêu tài chính quan trọng của VPBank trong giai đoạn 2006-

18.587.00 0

27.543.00 6

57.960.00 0

2 Vốn điều lệ 750.000 2.000.000 2.117.474 2.117.474 4000.000

3 Huy động 9.605.000 15.000.00

0

15.853.00 0

16.489.54 4

50.431.00 0

Trang 26

ở VPBank được diễn ra một cách ổn định.

Tuy nhiên, nhưng nếu so sánh với các ngân hàng đối thủ khác trên thịtrường như: ACB, TechcomBank, SeABank, SacomBank, VietinBank,… thì

nguồn lực tài chính của VPBank vẫn còn rất khiêm tốn (xem bảng 1.8) Điều

này cho thấy sư thua kém về năng lực tài chính của VPBank đối với các ngânhàng khác và kéo theo sự yếu thế của VPBank trên thị trường tín dụng tài trợxuất khẩu Vì vậy, VPBank phải tăng cường chú trọng hơn nữa vào việc nângcao năng lực tài chính để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng kháctrong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất khẩu

Bảng 1.8 : Tình hình vốn điều lệ của VPBank và các ngân hàng đối thủ

Trang 27

với hệ thống ATM , dòng sản phẩm được VPBank sử dụng là dòng Optevacủa Dielbold (Mỹ)- dòng sản phẩm hiện đại nhất hiện nay Đây là dòng máyATM duy nhất được trang bị camera chuyên dụng; hệ thống đèn chiếu sáng;

và gương quan sát phía sau Đặc biệt hơn nữa đối với dòng máy này là cònđược trang bị thêm loại đầu đọc thẻ hỗ trợ thẻ chip có chức năng chống việccâu trộm thẻ và ăn cắp thông tin của thẻ Đây là dòng sản phẩm được nhiều tổchức tài chính ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng

Trong năm 2007, 2 loại thẻ VPBank Mastercard Platinum và VPBankMastercard MC ứng dụng công nghệ chip theo chuẩn EMV được giới thiệu rathị trường Trong đó, công nghệ thẻ chíp chuẩn EMV được bình chọn là côngnghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong việc giúp bảo mật thông tin khách hàng.VPBank là ngân hàng tiên phong đầu tiên của Việt Nam sử dụng loại côngnghệ này

Bên cạnh đó, bằng việc quyết định đầu tư 1000ATM trên cả nước tronggiai đoạn 2007-2010, VPBank đã ngày càng khẳng định được thế mạnh côngnghệ của mình

Với định hướng mục tiêu là trở thành một trong những ngân hàng hiệnđại nhất Việt Nam nên yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ ở VPBank luôn đượctập trung đầu tư Từ đó giúp cho VPBank phát triển các hoạt động dịch vụngân hàng nói chung và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nói riêng

1.3.2.2.3 Nguồn nhân lực

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt làtrong lĩnh vực ngân hàng, thì nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò then chốttrong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng trên thịtrường Nhận thức được điều này, VPBank luôn chú trọng và đầu tư cho côngtác tuyển dụng nhằm thu hút và tuyển chọn những ứng viên xuất sắc, phù hợpnhất với từng vị trí Một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của ban

Trang 28

lãnh đạo VPBank là lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất khẩu Cụ thể như sau (xem bảng 1.9).

-Tính đến 31/12/ 2006, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống VPBank

là 1400 người, trong đó số cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đạihọc rơi vào khoảng 1190 người (tương ứng 85% tổng số cán bộ nhân viên)

-Tính đến cuối năm 2007, tổng số cán bộ nhân viên của VPBank là

2681 người, tăng 1356 người so với tổng số nhân viên cuối năm 2006 (tănghơn gấp đôi) Trong đó, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trênđại học là 2064 người (tương ứng 77% tổng số cán bộ nhân viên toàn hệthống)

-Tính đến cuối năm 2008, 2804 người là tổng số cán bộ nhân viên củaVPBank, tăng 123 người so với cuối năm 2007 Trong đó tỷ lệ số cán bộ nhânviên có trình độ đại học và trên đại học là 75% (tương ứng với 2110 người)

-Tuy nhiên tới cuối năm 2009, tổng số cán bộ nhân viên của VPBankchỉ còn là 2394 người, giảm 410 người so với năm 2008 (tương đương 15%).Trong đó, 1843 cán bộ nhân viên (tương ứng 76,85%) có trình độ đại học vàtrên đại học, giảm 267 người so với cuối năm 2008

-Đến 31/12/2010, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống của VPBank

là 2603 người, tăng 209 người ( tương ứng 8,7%) so với cuối năm 2009 Sốlượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 2073 người, tăng

230 người (tương đương 12,5%) so với năm 2009

Bảng 1.9 : Tổng số lượng cán bộ nhân viên và số lượng CBNV trình độ cao đăng, đại học và trên đại học của VPBank giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị SL: người; Đơn vị TT: %)

STT Số lượng

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT

Trang 29

Nguồn : Bảng tổng kết nhân sự của VPBank giai đoạn 2006-2010

Tóm lại thông qua bảng số liệu tổng kết các năm 2006-2010, chúng ta

thấy nguồn nhân lực của VPBank trong thời kỳ này liên tục được nâng caotheo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó tỷ trọng cán bộ nhân viên có trình

độ đại học và trên đại học ngày càng tăng qua các năm Điều này cho thấy sựphát triển về cả quy mô và chất lượng của nguồn nhân lực của VPBank Qua

đó tạo cơ hội cho VPBank có đủ nguồn nhần lực cho việc phát triển hoạt độngtín dụng tài trợ xuất khẩu

1.3.2.3.4 Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch

Hiện nay VPBank đang sở hữu một mạng lưới hệ thống các chi nhánh

và phòng giao dịch lớn trên toàn quốc VPBank đã có tổng số 134 Chi nhánh

và Phòng giao dịch trên toàn quốc:

- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính; 46 chi nhánh và phòng giao dịch

- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh; Bắc Giang; VĩnhPhúc; Thái Nguyên; Phú Thọ; Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh; NamĐịnh; Hòa Bình; Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch

- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình;Quảng Trị; Huế; Đà Nẵng; Bình Định; Bình Thuận): 27 Chi nhánh và Phòng

Trang 30

Tóm lại, ngoài việc cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về thực trạnghoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-

2010 thì chương 1 còn chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đó.Trong đó, những nhân tố tạo cơ hội cho VPBank phát triển hoạt động chovay hỗ trợ xuất khẩu là: sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển cơ sở hạ tầngcông nghệ, sự tăng cường nhận thức về vai trò hoạt động tín dụng tài trợ củacác doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và nền tảng tài chính ổn định,trình

độ công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống mạng lưới chi nhánhrộng của VPBank Bên cạnh những nhân tố có lợi trên thì còn tồn tại nhữngnhân tố gây khó khăn, thách thức cho VPBank là: môi trường pháp lý chưatốt, tỷ lệ lạm phát cao, môi trường kinh doanh thì ngày càng cạnh tranh gaygắt và sự thua kém về năng lực tài chính củaV PBank so với các ngân hàngđối thủ cạnh tranh khác

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VPBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Mục tiêu của chương 2 là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài

Trang 31

trợ xuất khẩu của ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006-2010 Từ đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu ở VPBank, đồng thời phân tích được các nguyên nhân của các tồn tại trong quản lý hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VPBank làm căn

cứ cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.

Nhiệm vụ của chương 2 sẽ tập trung vào làm rõ những ưu nhược điểm của hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở VPBank trong giai đoạn 2006-

2010 và các nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ tại VPBank

Các nội dung của chương bao gồm hai phần chính: (2.1) Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2006-2010 và (2.2) Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank trong giai đoạn 2006-2010.

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VPBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.

Mục tiêu: Phần này sẽ trình bày các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu được ngân hàng VPBank thực hiện trong giai đoạn 2006-2010.

Để thực hiện mục tiêu trên, chuyên đề sẽ bắt đầu: Xem xét những quy định chung về hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VPBank, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VPBank trong giai đoạn 2006-2010 Từ đó sử dụng các chỉ tiêu đo lường hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 để xem mức độ đạt được và xu hướng đạt được của VPBank về hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu trong giai đoạn nghiên cứu.

2.1.1 Những quy định chung về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-2010

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu được VPBank thực hiện một

Trang 32

cách tuân thủ chặt chẽ vào hệ thống văn bản pháp lý quy định của Chínhphủ và Ngân hàng Nhà Nước Sau đây là hệ thống các văn bản pháp lý về

tín dụng tài trợ xuất khẩu (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Hệ thống văn bản pháp lý về tín dụng tài trợ xuất khẩu

Về việc quy định lãi suát cho vay tín dụng đầu

tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính sau đầu tư

7/2011/TT-NHNN 24/3/2011 Quy định cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín

dụng đối với khách hàng vay là các tô chức doanh nghiệp xuất khẩu

46/2010/QH12 29/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

6/2011/TT-NHNN 22/3/2011 Quy định về hoạt động ngân hàng và ngoại hối 22/2010/TT-NHNN 29/10/201

0

Quy định về huy động vốn và cho vay vốn của các tôt chức tín dụng

47/2010/QH12 29/6/2010 Luật các tổ chức tín dụng

10/2010/NĐ-CP 12/2/2010 Về hoạt động thông tin tín dụng

Nguồn : Bộ Tư Pháp Việt Nam

2.1.1.1 Thời hạn tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng VPBank giai đoạn 2006-2010

VPBank bắt đầu tính thời hạn tín dụng từ ngày cho phép khách hàngvay vốn rút vốn trực tiếp từ ngân hàng hoặc chuyển vốn vào tài khoản đivay; tài khoản giao dịch của khách hàng đến ngày khách hàng trả cả vốn vàlãi cho ngân hàng

Việc xác định thời hạn tín dụng được dựa vào những căn cứ sau:

+Thời gian sử dụng vốn được khách hàng yêu cầu +Chu kỳ sản xuất kinh doanh ; khả năng huy động nguồn để trả nợ

Trang 33

của khách hàng.

+Chủ trương cho vay và nguồn vốn của VPBank sao cho khôngảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của VPBank

Sau đây là thời hạn tối đa cho các khoản tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở VPBank và một số ngân hàng khác (bảng 2.2)

Bảng 2.2: Thời hạn tín dụng tối đa ở VPBank và một số ngân hàng đối

thủ cạnh tranh chính.

(Đơn vị: tháng) STT Loại hình

Nguồn : VietNam Economic Times

Từ bảng trên cho thấy trong 5 ngân hàng thì thời hạn cho hình thứctín dụng xuất khẩu ở ACB là dài nhất với 60 tháng cho trung hạn, và 240tháng cho dài hạn Còn đối với VPBank ngoại trừ loại hình tín dụng ngắnhạn có thời hạn là 12 tháng giống với các ngân hàng TechcomBank,SacomBank, VietinBank, ACB thì hai loại hình tín dụng còn lại: trung hạn

và dài hạn đều ngắn hơn so với các ngân hàng khác

2.1.1.2 Lãi suất tín dụng tại ngân hàng VPBank

Theo quy định của VPBank hiện nay, mức lãi suất cho vay được xácđịnh dựa trên sự thỏa thuận giữa VPBank và khách hàng trên cơ sở có sựtham khảo mức lãi suất cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước công bố tại thờiđiểm ký kết hợp đồng tín dụng

Trong trường hợp các khoản vay của khách hàng bị chuyển sang nợquá hạn do không trả nợ đúng kỳ hạn đã thỏa thuận thì phải áp dụng mứclãi suất quá hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng, trừ các trường hợp

Trang 34

được miễn giảm lãi suất theo quy định của VPBank

Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác VPBank là mộtngân hàng có hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất khẩu nên lãisuất cho vay của VPBank bao gồm 2 mảng :(1) lãi suất cho vay bằng đồng

Việt Nam; (2) lãi suất cho vay bằng ngoại tệ (xem bảng 2.3)

Sau đây là mức lãi suất cho vay hỗ trợ xuất khẩu ở VPBank và một

số ngân hàng thương mại khác:

Bảng 2.3: Lãi suất cho vay hỗ trợ xuất khẩu của VPBank và một số ngân hàng đối thủ cạnh tranh chính tính đến 31/12/2010 STT Loại hình

tín dụng

Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam (%/năm)

2.1.1.3 Vấn đề đảm bảo tiền vay

Vấn đề bảo đảm tiền vay được tiến hành thông qua các hình thức cơ bản

là cầm cố, thế chấp tài sản và tín chấp Trong đó, hình thức thế chấp và cầm

cố tài sản là việc khách hàng đi vay sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợppháp của mình cho việc bảo đảm vay vốn tại ngân hàng Ngân hàng sẽ trảgiấy tờ sở hữu tài sản lại cho khách hàng đi vay nếu khi đến hạn trả nợ kháchhàng đi vay trả xong nợ Ngược lại, nếu khách hàng đi vay không có khả năng

Trang 35

trả được nợ hoặc trả không hết nợ thì VPBank được phép bán tài sản cầm cố,thế chấp này để thu hồi khoản vốn mình đã bỏ ra cho vay.

-Đối tượng phải thế chấp cầm cố

Theo quy định hiện hành, tất cả các khách hàng khi đến VPBank vay vốnthì đều phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay kể cả doanh nghiệp nhà nước.-Vật bảo đảm thế chấp, cầm cố:

Bao gồm các tài sản đã có sẵn và các tài sản có được do vốn vay Cácloại tài sản có thể dùng để thế chấp gồm: bất động sản (như giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, nhà cửa, nhà hàng, vườn cây),và các động sản (như cácloại phương tiện vận tải, phương tiện đi lại, các kim loại, đá quý)

-Nói chung, tài sản dùng để thế chấp cầm cố phải đáp ứng được nhữngyêu cầu sau:

+Tất cả những tài sản dùng thế chấp này đều phải được bên khách hàng

đi vay sở hữu một cách hợp pháp Những tài sản này phải có thể được chuyểnnhượng; và mua bán dễ dàng; hay là tài sản của người khác tự nguyện chobên khách hàng đi vay dùng để thế chấp; cầm cố tại ngân hàng

+Những tài sản dùng để thế chấp, cầm cố phải đang được sử dụng cóhiệu quả; chưa dùng để cầm cố; chưa cho thuê; cho mượn; gán nợ hay chuyểnquyền sở hữu dưới bất cứ hình thức nào

+Tất cả các tài sản dùng để thế chấp và cầm cố phải không thuộc danhmục những tài sản bị pháp luật cấm

+Các nguyên vật liệu, vật tư , hàng hoá dùng để thế chấp và cầm cố đềuphải thuộc quyền sở hữu của đơn vị cầm cố không phải là hàng hoá mua chịu

2.1.1.4 Kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay

Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong công tác cho vay củaVPBank là nguyên tắc khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích Do

đó, công tác giám sát; kiểm tra việc sử dụng vốn vay của ngân hàng VPBankluôn được tiến hành từ giai đoạn phát tiền vay cho đến giai đoạn thu hồi đượctoàn bộ số nợ từ bên vay, chấm dứt hợp đồng tín dụng, với sự phối hợp giám

Trang 36

sát của các phòng ban, đặc biệt là phòng Tín dụng - Đầu tư ; Thanh toán Quốctế; và phòng Kế toán.

Ví dụ: Vào năm 2009, công ty TOCONTAP có nhu cầu vay vốn đểthanh toán một L/C Phòng Tín dụng-Đầu tư của VPBank đã lập một phiếu,sau đó chuyển cho phòng Thanh toán Quốc tế đề nghị mở L/C choTOCOTAP Lô hàng này sau khi được chuyển vào trong kho do 2 bên thỏathuận thì được thuộc quyền sở hữu của VPBank Sau khi TOCONTAP tìmđược nguồn tiêu thụ số hàng đó thì họ đã mang tiền hoặc hợp đồng mua bántới phòng Kế toán trả cho VPBank Lúc đó, phòng Kế toán của VPBank cấpcho TOCONTAP một giấy thu tiền TOCONTAP phải mang giấy này tớiphòng Tín dụng xin lệnh xuất kho và thanh lý hợp đồng tín dụng

2.1.1.5 Vấn đề thu nợ, trả nợ, và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Đây là một vấn đề mà VPBank cần phải giải quyết một cách khéo léosao cho vừa có thể thu hồi được cả gốc và lãi lại vừa có thể đảm bảo cho mốiquan hệ giữa ngân hàng và khách hàng được duy trì một cách tốt đẹp Theonguyên tắc tín dụng thì khách hàng phải thanh toán cả gốc và lãi cho ngânhàng khi thời hạn của khoản vay kết thúc Trong trường hợp, khách hàngkhông thể thanh toán hay không thể thanh toán đúng hạn do một số nguyênnhân nào đó, thì cán bộ tín dụng quản lý việc thu nợ phải biết áp dụng nhữngbiện pháp thích hợp

Các quy định của VPBank cho việc thu hồi nợ đối với những khoản tiền vay:+Khách hàng đi vay phải thanh toán các khoản lãi cho VPBank định kỳhàng tháng Trong trường hợp khách hàng đi vay không trả được do đặc điểmcủa ngành nghề sản xuất kinh doanh thì phải thực hiện theo thoả thuận đượcghi trong hợp đồng tín dụng giữa VPBank và khách hàng

+Đối với các khoản vay trung, dài hạn hay các dự án đầu tư mới màkhách hàng đi vay không có nguồn thanh toán các khoản lãi suất phát sinhtrong thời gian thi công thì có thể tiến hành thoả thuận với VPBank để nhập

số tiền lãi này vào nợ gốc và trả theo từng phân kỳ trong thời gian trả nợ

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS.Dương Đăng Chính, 2005, Giáo trình “Lý thuyết tài chính”, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tài chính”
Nhà XB: NXBTài Chính
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường, TS Tạ Lợi, 2007, Giáo trình “Nghiệp Vụ Ngoại Thương – tập 1”, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiệp VụNgoại Thương – tập 1”
Nhà XB: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường, TS Tạ Lợi, 2007, Giáo trình “Nghiệp Vụ Ngoại Thương – tập 2”, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiệp VụNgoại Thương – tập 2”
Nhà XB: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, 2001, Giáo trình "Kinh doanh quốc tế - tập1", NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh quốc tế -tập1
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường, 2003, Giáo trình "Kinh doanh quốc tế - tập2", NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh quốc tế -tập2
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
6. Chuyên viên kinh tế Lê Tùng Vân. GS.TS. Lê Văn Tư, 2000, Tài Liệu “ Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”
Nhà XB: NXB Thống Kê

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w