1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả xuất khẩu thủy sản tại Seaprodex Hà Nội

91 519 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Ngoài ra, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản cũn chuyên nhập máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành thủy sản, Kinh doanh các mặt hàng phục vụ chuyên cho ngành thuỷ sản

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ

từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Thường Lạng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Cáp Thanh Hằng

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị ở Công ty Seaprodex Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin cũng như các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người

đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học vừa qua

Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn PGS TS Nguyễn Thường Lạng đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Tác giả

Cáp Thanh Hằng

Trang 3

18.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tốp 10 thế giới, http://www.tin247.com/kim_ngach_xuat_khau_thuy_san_viet_nam_tr ong_top_10_the_gioi-3-81052.html 81 PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 AFTA Association of Southeast Asian

Nations Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á

10 FAO Food and Agriculture

Organization

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

11 GDP Gross domestic product tổng sản phẩm nội địa

16 HVG Hung Vuong Corporation Thủy sản Hùng Vương

17 IFS International Food Safety tiêu chuẩnThực phẩm quốc tế

Trang 5

18 ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

19 IUU Illegal, unreported and

24 SQF Safe Quality Food Thực phẩm an toàn và chất

lượng

25 SSOP Sanitation Standard Operating

Procedures

quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh

29 VASEP Vietnam Association of Seafood

Exporters and Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

30 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng

31 VHC Vinh Hoan Corporation Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

33 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

34 WWF World Wide Fund For Nature Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ thủy sản trung bình toàn cầu 24

Bảng 2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty tại một số thị

trường chủ yếu giai đoạn 2007 – 2010 31

Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản

Bảng 2.6 Doanh thu xuất khẩu từ năm 2007 tới năm 2009 38

Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong xuất khẩu 43

Bảng 2.10 Hiệu quả lao động trong hoạt động xuất khẩu 47

Bảng 3.1 Kim ngạch xuất khẩu và số liệu tính toán dự

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Tăng trưởng kim ngạch và sản lượng xuất

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của CTCP tập

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị phần xuất khẩu của Navico 17

Biểu đồ 2.1 Tri giá tôm xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường

Biểu đồ 2.6 Tình hình xuất khẩu thủy sản sang Trung

Biểu đồ 2.7 Thu nhập bình quân đầu người 48

Biểu đồ 2.8 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 49

Biểu đồ 2.9 Chứng khoán Mỹ tụt giảm năm 2008 56

Biểu đồ 2.10 GDP thế giới từng quí các năm 2007-2009 56

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội 5

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của việc chọn đề tài

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại, trong những năm gần đây quan hệ ngoại thương

đã phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các ngành kinh tế của ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới Việt Nam đã và đang từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tiếp cận với nền kinh tế thế giới và trở thành mắt xích trong guồng máy kinh tế thế giới

Hoạt động xuất nhập khẩu đang là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với Việt nam Xuất khẩu được khuyến khích nhằm đẩy mạnh nền sản xuất trong nước, tăng thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động

Cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác khi mới bước vào kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Seaprodex Hà Nội không tránh khỏi những khó khăn và thách thức Việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ngoài những thành quả tích cực còn vướng phải những khó khăn về chi phí chế biến sản xuất, công nghệ chế biến, rào cản kĩ thuật cũng như việc huy động vốn kinh doanh Vì thế việc tìm ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty là công việc trọng tâm luôn được các cấp lãnh đạo

và toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty quan tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả xuất khẩu đối với sự thành công của doanh nghiệp, đề tài được chọn để nghiên cứu là “”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận …Trên cơ sở đó, tìm kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý Đồng thời, so sánh và phân tích biến động của các khoản mục năm nay với các khoản mục năm trước, tìm ra những nguyên nhân gây nên sự chênh lệch đó để có hướng

Trang 10

khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

2.2 Nhiệm vụ

•Phân tích hiệu quả xuất khẩu của công ty

•Đánh giá hiệu quả xuất khẩu

•Chỉ ra nguyên nhân tăng, giảm hiệu quả xuất khẩu

•Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

• Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê …

Chương 1: Tổng quan về Seaprodex Hà Nội và kinh nghiệm nâng cao

hiệu quả xuất khẩu thủy sản của một số doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Seaprodex Hà Nội Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản tại

Seaprodex Hà Nội

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SEAPRODEX HÀ NỘI

VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

THỦY SẢN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Trang 11

1.1.1 Lịch sử phát triển công ty

Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội), tiền thân là doanh nghiệp nhà nước Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sau đó chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu

tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006

Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần thứ nhất theo quyết định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam); Sau đó, công ty được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản

Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh Những ngày đầu, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công

ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là 34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993)

Giai đoạn từ 1980 đến 1988 là giai đoạn đầu của quá trình phát triển Công ty lúc bấy giờ mới chỉ là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội Chi nhánh (lúc bấy giờ) được thử nghiệm theo cơ chế: “ tự cân đối, tự trang trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước ” theo quyết định số 2311/QĐ-HĐBT và số 113/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội khi mới ra đời chưa có cơ sở sản xuất chế biến xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh (trừ xí nghiệp Liên Hợp Thuỷ Sản Hạ

Trang 12

Long) và còn thiếu cán bộ am hiểu nghiệp vụ Tuy nhiên, Seaprodex Hà Nội lúc bấy giờ có một thuận lợi là chi nhánh đầu tiên được độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở miền Bắc Như vậy có thể nói, Công ty ra đời trong điều kiện hoàn cảnh vừa thuận lợi vừa khó khăn Điều này đã tạo cho công ty một tình huống ra đời với nguồn vốn ít ỏi nhưng cũng đồng thời mở ra cho công ty quyền tự chủ trong kinh doanh

Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước Seaprodex Hà Nội đã không ngừng phát triển cả về quy

mô và nguồn lực Tài chính Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc Các nhà máy được trang

bị các thiết bị hiện đại Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm 2006 đã lên tới 70 tỷ đồng

Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 và hiện nay Seaprodex Hà Nội đã có vốn điều lệ ban đầu là 100

tỷ đồng

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và Ban lãnh đạo của Công ty

1.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội

Công ty CP XNK thủy sản Hà Nội

tại Quảng NinhXN-CN Thủy đặc sản XK Hà Nội

BAN KIỂM SOÁT

CN TP Hồ Chí MinhCN-CB Thủy sản Xuân Thủy

Trang 14

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Seaprodex Hà Nội

a Văn phòng công ty

Trụ sở công ty đặt tại 20 đường Láng Hạ - Đống Đa - Hà nội Khối văn phòng Công ty vừa chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đồng thời chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh không chỉ riêng phần vốn của văn phòng

mà còn cả các đơn vị thành viên

Giám đốc công ty

Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời xác định phương hướng và bước đi chiến lược của đơn vị trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp của các

bộ phận Giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo các phòng kế toán tài chính, kinh

tế kế hoạch, phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra, phòng kinh doanh xuất khẩu tổng hợp, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý hai đơn vị là Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng và chi nhánh Công ty tại Quảng Ninh

Kế toán trưởng

Quản lý chỉ đạo, kiểm tra,giám sát toàn bộ hoạt động về tài chính kế toán của toàn Công ty Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý về tài chính

kế toán

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản

Chuyên xuất khẩu hàng thủy sản do các Xí nghiệp trực thuộc Công ty

Trang 15

sản xuất chế biến và kinh doanh hàng Thuỷ sản xuất khẩu của các Nhà máy Chế biến ở miềm Bắc, miền Trung và một số nhà máy ở miền Nam

Ngoài ra, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản cũn chuyên nhập máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành thủy sản, Kinh doanh các mặt hàng phục vụ chuyên cho ngành thuỷ sản như xuất nhập khẩu các máy móc thiết bị chuyen dụng cho chế biến bảo quản hàng thuỷ sản và thực phẩm

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp

Chuyên nhập khẩu vật tư và tiêu thụ nội địa, tổ chức kinh doanh tổng hợp theo nhiệm vụ Công ty giao hàng năm, phục vụ ngành thuỷ sản và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân

Phòng kinh doanh thủy sản nội địa

Bán và giới thiệu sản phẩm thủy đặc sản chế biến nội địa, tươi sống, hấp luộc, ăn liền…và một số thực phẩm khác

Phòng kinh tế tài chính

Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty và xây dựng các đề án nâng cấp các xí nghiệp Bao quát toàn bộ hoạt động của Công ty để tiến hành các dự báo và xây dựng phương hướng phát triển cho Công ty

Tổ chức quản lý tài chính, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài khoản kế toán theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, phản ánh kịp thời chính xác tình hình sử dụng vốn và bảo toàn vốn kinh doanh

Phòng hành chính – tổ chức

Nghiên cứu tham mưu cho giám đốc về mặt pháp chế, giải quyết tốt thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh của Công ty, phụ trách công việc hành chính phát sinh, quản lý con dấu, hồ sơ giấy tờ

Quản lý tổ chức nhân sự, giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy chế kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động như lương, bảo hiểm, đề xuất

Trang 16

phương án sắp xếp tổ chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận.… đảm bảo an ninh trật tự cho Công ty.

Phòng tổng hợp

Nghiên cứu, đề xuất về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, biên chế,

bố trí cán bộ và sắp xếp nhân lực của công ty

Soạn thảo và theo dõi việc thực hiện các văn bản; tổ chức phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân trong công ty về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng

Xây dựng chương trình, kế hoạch và lịch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm; theo dõi, tổng hợp việc thực hiện chưng trình kế hoạch đã đề ra

b Đơn vị liên doanh

Liên doanh Seasafico (liên doanh giữa Công ty Seaprodex Hà nội và

Liên hiệp các ngư trang Sakhalin Nga)

Có nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba Trong quá trình hoạt động, công ty đã thu được nguồn lợi nhuận lớn dựng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống cầu cảng, hệ thống kho lạnh và một xí nghiệp chế biến thuỷ sản thực phẩm tại Hải Phòng trị giá khoảng 2 triệu USD Đến nay, liên doanh Seasafico đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có uy tín trong và ngoài nước

c Các đơn vị trực thuộc

Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng

Trụ sở đặt tại 43 Lê Lai – Hải Phòng

Kinh doanh các dịch vụ xuất nhập khẩu thuộc chuyên ngành thuỷ sản, các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, vận tải hàng thuỷ sản xuất khẩu các xí nghiệp địa phương khu vực phía Bắc

Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội

Trụ sở đặt tại Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội

Trang 17

Sản xuất các mặt hàng thuỷ sản, đặc sản nông sản thực phẩm xuất khẩu

và thực phẩm bán trong nước, kinh doanh vật tư, hàng hóa, thuỷ sản thực phẩm nội địa

Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ

Trụ sở đặt tại Huyện Xuân Thuỷ –Tỉnh Nam Định

Là đơn vị mới sát nhập năm 2000 và trở thành đơn vị thành viên của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, chức năng tương tự xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản Hà Nội

Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tại Móng Cái (Quảng Ninh )

Chức năng xuất nhập khẩu thuỷ sản, nông sản thực phẩm khai thác thị trường Trung Quốc và nhập khẩu kinh doanh tổng hợp

1.1.2.3 Ban lãnh đạo Công ty nhiệm kì 2011-2015

• Hội đồng quản trị

 Ông Lê Công Đức - Chủ tịch HĐQT kiêm quyền tổng giám đốc

Ngày tháng năm sinh 28/10/1960

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế, kỹ sư

 Ông Nguyễn Phú Cường - Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốcNgày tháng năm sinh 24/03/1968

Trình độ chuyên môn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

 Ông Bùi Huy Hùng - Thành viên Hội đồng quản trị

Ngày tháng năm sinh 09/ 06/1949

Trình độ chuyên môn Kỹ sư

 Bà Phan Thúy Anh - Thành viên Hội đồng quản trị

Ngày tháng năm sinh 04/ 09/1962

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

 Ông Lê Hồng Sơn - Thành viên Hội đồng quản trị

Trang 18

Ngày tháng năm sinh 18/ 09/1958

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

• Ban điều hành

 Ông Lê Văn Toàn – Phó Tổng giám đốc

Ngày tháng năm sinh 18/05/1961

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

 Bà Phạm Vân Anh – Kế toán trưởng

Ngày tháng năm sinh 05/03/1964

Trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế

• Ban kiểm soát

 Ông Hồ Xuân Vũ – Trưởng Ban kiểm soát

Ngày tháng năm sinh: 01/02/1975

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế

 Bà Dương Thị Hoài Thu – Thành viên Ban kiểm soát

Ngày tháng năm sinh: 24/09/1982

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế

 Ông Đỗ Xuân Thụ - Thành viên Ban kiểm soát

Ngày tháng năm sinh: 16/05/1944

Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ kỹ thuật

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh

1.1.3.1 Chức năng

Seaprodex Hà Nội xuất khẩu trực tiếp thủy sản sang thị trường thế giới Thông qua đó, công ty hướng tới mục tiêu làm tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lời nhằm phát triển công ty nói riêng và toàn ngành thủy sản nói chung.Thông qua hoạt động xuất khẩu, công ty thu về nguồn ngoại tệ để phục

vụ cho việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ngành thủy sản

Trang 19

Góp phần làm tăng ngân sách nhà nước.

1.1.3.2 Nhiệm vụ

Thực hiện tốt các ngành nghề kinh doanh

- Khai thác, chế biến thủy sản

- Xuất khẩu thủy sản

- Xuất nhập khẩu tổng hợp

- Cung ứng vật tư cho ngành thủy sản

Nhiệm vụ then chốt của Seaprodex Hà Nội là xuất khẩu trực tiếp mặt hàng thủy sản và nông sản khác Công ty được phép nhập các thiết bị, công nghệ mới giúp phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thủy sản nhằm hỗ trợ cho nhiệm vụ trên Qua đó, công ty cần nâng cao chất lượng sản phầm phù hợp với yêu cầu quốc tế và tăng hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, Seaprodex Hà Nội cũng nhập khẩu các mặt hang khác theo nhu cầu thị trường nội địa

1.1.3.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuỷ hải sản, nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng may mặc, tiêu dùng khác;

Sản xuất, mua bán các loại Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới

cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói;

Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường

bộ đường biển và đường hàng không;

Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sản khác

Đào tạo và cung ứng nguồn lao động

Trang 20

1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây

Qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty SEAPRODEX Hà Nội đã thể hiện một sự cố gắng nỗ lực không ngừng để duy trì và phát triển Trong điều kiện nền kinh tế mở, khủng hoảng, lạm phát diễn ra, không ít những doanh nghiệp lớn nhỏ gặp khó khăn, thua lỗ, kém hiệu quả hoặc phá sản SEAPRODEX Hà Nội cũng không nằm ngoài số đó Nhưng bằng kinh nghiệm lâu năm cùng bản lĩnh thị trường, Seaprodex Hà Nội vẫn đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế

Công ty đang trong giai đoạn phát triển với việc mở rộng qui mô và đầu

tư trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến Kết hợp việc quản lý chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với mức giá cả cạnh tranh trên thị trường Công ty hoạt động với quy trình khép kín từ sản xuất con giống – nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh Đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu và mang về doanh thu, lợi nhuận cao cho công ty Ngoài ra, công ty còn khai thác hải sản xa bờ, kinh doanh kho lạnh, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi… nhưng chưa đem lại nhiều lợi nhuận, chủ yếu tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

Với sự kết hợp của quy mô sản xuất cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất, công ty dần đạt được những thành quả nhất định

Năm 2008 doanh số xuất khẩu của công ty thu được là xấp xỉ 15 triệu USD tăng 125,87% so với năm 2007 Trong năm đó tổng sản lượng xuất khẩu

là 13336,12 tấn tương đương với kim ngạch 14.74 triệu USD

Năm 2010 doanh số xuất khẩu đạt hơn 19 triệu USD tăng 118% so với năm 2009

Trang 21

1.3 Kinh nghiệm một số công ty về nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản và bài học đối với Seaprodex

1.3.1 Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú (MPC)

Được thành lập từ năm 1992, Minh Phú được coi là doanh nghiệp hàng đầu của lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam Từ khi thành lập cho đến nay, quy mô công ty tăng trưởng khá nhanh

Minh Phú hiện đang hoạt động dưới mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Minh Phú là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty chế biến thủy sản Minh Phát, Minh Quí và Minh Phú (Hậu Giang) Còn 4 công ty con khác có vai trò hỗ trợ cho hoạt động phát triển giống, nuôi trồng và khâu phân phối

Ngành nghề kinh doanh của Minh Phú là chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư; nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh giống hải sản, thức ăn thủy hải sản, vật tư, máy móc, thiết

bị phục vụ ngành nuôi trồng thủy hải sản; kinh doanh cao ốc và văn phòng cho thuê

Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất khẩu dưới dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia tăng từ tôm Doanh thu

từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu, phần còn lại

là các mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp

Trang 22

Biểu đồ 1.1 Tăng trưởng Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của MPC

(Nguồn Cafef.vn)

MPC là một trong các doanh nghiệp đứng đầu có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất Việt Nam và đứng đầu trong số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Theo báo cáo của tổng cục Hải quan, Minh Phú là doanh ngiệp dẫn đầu về xuất khẩu Tôm Từ đầu năm đến nay, (MPC) đã xuất khẩu được hơn 6.000 tấn tôm với tổng trị giá đạt khoảng 70 triệu USD; trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất của công ty với tổng giá trị xuất khẩu đạt 32,15 triệu USD

Trang 23

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của CTCP tập đoàn Minh Phú

(Nguồn Cafef.vn)

Để đạt được những hiệu quả xuất khẩu cao như trên Minh Phú đã tuân thủ những chiến lược kinh doanh sau

- Không ngừng nâng cấp dây chuyền sản xuất, kĩ thuật công nghệ tiên

tiến để tăng công suất sản xuất của nhà máy chế biến hiện có

- Đầu tư nhà máy mới, đồng thời mở rộng nuôi tôm để đảm bảo nguồn

nguyên liệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm Quy trình sản xuất kinh doanh của MPC đang dần được khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi ban đầu đến xuất khẩu sản phẩm đầu ra Công ty chủ trương thế kiềng ba chân nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu và để thực hiện chiến lược này,

- Tiêu chí hàng đầu của Minh Phú là không ngại đối đầu với những yêu

cầu khắt khe của đối tác nước ngoài Minh Phú không ngững cải tiến công nghệ, qui trình sản xuất để kịp thời thỏa mãn nhu cầu ngày nhập khẩu ngày

Trang 24

càng tăng của khách hàng.

- Ngoài ra, MPC luôn nỗ lực dành được những tiêu chuẩn quốc tế để

nâng cao giá trị thương hiệu của chính mình cũng như tạo lòng tin cho khách hàng Cụ thể, Minh Phú là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận GLOBAL GAP giúp các sản phẩm của MPC tiếp cận tối đa thị trường EU

1.3.2 Công ty cổ phần Nam Việt (Navico)

Tiền thân của Navico là Công ty TNHH Nam Việt thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp với vốn điều lệ

là 27 tỷ đồng Năm 2000, Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là xí nghiệp thủy sản Mỹ Quý Từ năm 2001 đến

2004, Nam Việt đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh với tổng công suất chế biến trung bình là 500 tấn cá/ngày Tháng 10/2006 đổi thành Công ty cổ phần Nam Việt, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến cá tra,

cá basa đông lạnh Navico đứng đầu trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam và cũng là một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và có basa lớn nhất của Việt Nam

Năm 2009, Doanh thu xuất khẩu của Nam Việt lên tới 50 Triệu USD chiếm 30% kim ngạnh XK BASA của cả nước (năm 2008 chiếm 14% kim ngạch XK basa cả nước) => tăng trưởng doanh thu 220% so với cùng kỳ năm ngoái (doanh thu quí 1/ 2008 15,7 Triệu USD) Lợi nhuận vọt lên 108 tỷ, đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 220% so với cùng kỳ năm ngoái ( Lợi nhuận quí 1/2008 33.5 tỷ)

Trang 25

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị phần xuất khẩu của Navico

(Nguồn vndirect.com.vn)

Navico đã áp dụng những biện pháp sau để đạt được thành công như bây giờ

- Kiểm soát được chi phí nguyên liệu đầu vào, thực hiện các biện pháp

giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguyên liệu để tránh hao phí và tối đa hóa năng suất thiết bị Chính vì những biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý nên giá thành sản xuất các sản phẩm của công ty tương đối thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành Do vậy, sản phẩm của Nam Việt có tính cạnh tranh cao hơn

- Nam Việt đã mạnh dạn đầu tư vùng nuôi 500 ha tại An Giang để xây dựng

nàh máy chế biên Qua đó, Navico đã đáp ứng đủ cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng mạng lưới phân phối

- Navico cũng là một trong nhưng công ty đã áp dụng được qui trình sản

xuất chất lượng theo HACCP, GMP, SQF nên có đủ điều kiện xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới

-Navico tiếp cận các nguồn vốn 1 cách đa dạng và hiệu quả Nam Việt đã

ký kết Hợp đồng với GE Commercial Distribution Finance (Hoa Kỳ) – một công ty tài chính thương mại lớn nhất thế giới với giá trị tài sản hơn 232 tỉ

Trang 26

USD - qua đó các hợp đồng xuất khẩu của Navico sang Hoa Kỳ và Canada sẽ được bảo đảm thanh toán sớm nhất Rõ ràng với phương thức này, dòng vốn của công ty sẽ luân chuyển hiệu quả và an toàn hơn nhiều, chưa kể công ty còn có thể nâng cao năng lực quản lý kinh doanh đối ngoại.

1.3.3 Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam Công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa

Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn hiện nay là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, basa (thịt cá Tra, Basa phi lê; da cá, các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra) cùng một số sản phẩm từ các loại thuỷ sản khác

Vĩnh Hoàn là đơn vị được đánh giá cao về năng lực sản xuất hàng giá trị gia tăng thể hiện thông qua các kỳ hội chợ, đạt được nhiều giải thưởng cao tại các hội chợ quốc tế cũng như trong nước; đối với mặt hàng truyền thống, Vĩnh Hoàn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu

Sản phẩm mang thương hiệu Vĩnh Hoàn được khẳng định về chất lượng trên thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu Công ty là đơn vị chế biến

cá đầu tiên đã đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm

Vĩnh Hoàn hiện là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra, Basa lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ với mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp dụng là 6,81%, đây cũng là mức thuế thấp nhất so với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra, Basa nhập vào thị trường này Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Vĩnh Hoàn trong việc tăng cao giá trị xuất khẩu tại thị trường Mỹ

Công ty luôn có chính sách phân khúc thị trường để giữ tính ổn định cho

Trang 27

sản xuất; các khách hàng truyền thống luôn tin tưởng vào chất lượng và chính sách của Công ty nên vào những thời điểm giá cả nguyên liệu biến động, thị trường thay đổi nhưng Công ty vẫn luôn giữ được khách hàng truyền thống ở các nước Châu Âu, Úc, Cannada, Singapore, Hồng Kông và một số nước khác Vĩnh Hoàn cũng đang có chính sách mở rộng đẩy mạnh hàng vào Đông

Âu, Trung Đông, Mêhicô

Công ty hiện áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn như BRC, IFS, HACCP, GMP, SSOP, ISO Sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ và các nước thuộc EU, thị trường khó tính nhất trong ngành xuất khẩu thực phẩm từ các thị trường ngoài nước

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

Trang 28

CỦA SEAPRODEX HÀ NỘI

2.1 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty

2.1.1 Khả năng cung ứng sản phẩm Thủy sản

2.1.1.1 Những sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty

Để đáp ứng với nhu cầu của thị trường quốc tế cũng như theo xu hướng chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Seaprodex Hà Nội không ngừng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu Ban đầu công ty chỉ xuất khẩu tôm đông lạnh nhưng trong thời gian qua công ty đã mở rộng sang xuất khẩu một số mặt hàng khác như mực, cá Mỗi loại lại có những cách thức chế biến khác nhau nhưng chủ yếu là phơi khô hoặc làm đông lạnh

Tôm Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

xuất khẩu hàng hóa của công ty vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, được khách hàng quốc tế ưa chuộng, đem lại giá trị cao, thu nhiều ngoại tệ Từ khi mới thành lập, công ty đã có hướng phát triển, đa dạng hóa mặt hàng này Tỷ

lệ xuất khẩu tôm trong cơ cấu của công ty tăng dần qua các năm, 2007 chiếm 62%, 2008 là 63%, 2009 là 70% và 2010 là 66% Chủ yếu tôm được chế biến nguyên con hoặc tôm tách vỏ, tách đầu và dưới dạng sản phẩm khác như nem tôm Cũng như tình hình chung của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, công ty xuất khẩu hai dòng sản phẩm chính là tôm sú như tôm sú PTO luộc; Tôm sú vỏ; Tôm sú Nobashi và tôm thẻ bao gồm tôn thẻ vỏ và tôm thẻ thịt Trong cơ cấu của công ty hiện nay tôm sú chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu tôm, tôm thẻ chiếm 28% và tôm rảo chiếm 2%

Trang 29

Biểu đồ 2.1 Trị giá tôm xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội

giai đoạn 2007 – 2010

( Đơn vị USD)

( Nguồn Phòng kinh tế tài chính)

Như vậy, trị giá tôm xuất khẩu tăng dần qua các năm Mặc dù năm 2010

tỷ lệ tôm xuất khẩu giảm từ 70% năm 2009 xuống còn 66% nhưng đầy là năm tăng cao nhất về trị giá và số lượng xuất khẩu với giá trị đạt được là 12.819 triệu USD tương ứng với 1154.8 tấn tôm xuất khẩu Tuy nhiên hiện nay tôm xuất khẩu của công ty là loại tôm có kích thước nhỏ, chủ yếu là 50con/kg trong khi những đối thủ cạnh tranh ở các nước như Thái Lan, Trung Quốc không chỉ có công nghệ cao mà mặt hàng của họ còn có kích thước lớn (thường là loại 20 con/kg) nên lợi nhuận của các công ty này khá cao

Mực Đây là sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao thứ hai của công ty nhưng

nhỏ hơn rất nhiều so với tôm

Trang 30

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ mực trong cơ cấu xuất khẩu của Seaprodex Hà Nội

( Đơn vị %)

( Nguồn Phòng kinh tế tài chính)

Tỷ lệ đóng góp của mực vào cơ cấu xuất khẩu của công ty dao động qua các năm, tăng giảm phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị trường, thấp nhất vào năm 2009 với 13% và cao nhất là năm 2010 tăng lên 19% tương đương với 3.581 triệu USD Thị trường nhập khẩu mực chủ yếu của công ty là Nhật Bản,

EU, Mỹ Công nghệ hiện nay của công ty cho phép chế biến mực đông lạnh rời, đông lạnh block, mực khô Một số mặt hàng có thể kể tên ra như sau Mực ống nguyên con, mực ống philê, mực nang nguyên con, mực nang philê

Mặc dù được chú trọng phát triển nhưng hiện nay mặt hàng này vẫn chưa thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Nguyên nhân chủ yếu do khí hậu Việt Nam khiến cho các loại thuỷ sản nhuyễn thể dễ bị hỏng, máy móc công nghệ bảo quản lạc hậu, trữ lượng mực khai thác và nuôi trồng chưa đáp ứng đủ với nhu cầu chế biến Làm sao để mực trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị cao vẫn là một điều khó khăn với Seaprodex

Cá Với đường bờ biển dài, Việt Nam rất có lợi thế trong đánh bắt, chế

biến các loại cá như cá thu, cá nụ, cá chim, cá tra và basa Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội đã có nhiều kế hoạch xuất khẩu cá trong những năm

Trang 31

vừa qua Các mặt hàng của công ty bao gồm Cá thu nguyên con cắt khúc, cá basa philê, cá hồng nguyên con đông lạnh, cá hồng phile, cá đổng, cá lượng Năm 2008 trị giá xuất khẩu của mặt hàng cá là 2.193 triệu USD, năm 2009 là 1.576 triệu USD tới năm 2010 con số này đã tăng lên gần 1.885 triệu USD.

Các sản phẩm khác Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như tôm, cá,

mực, trong thời gian qua Seaprodex đã cho ra nhiều sản phẩm làm từ các loại thuỷ sản khác cũng như sản phẩm chế biến từ tôm, cá, mực Trước hết những sản phẩm từ các loại thuỷ sản khác có thể kể tới như cua, ghẹ, ngao trắng nguyên con, ngao trắng nửa vỏ, điệp Còn các sản phẩm làm từ tôm, mực, cá như cá kho tộ, nem tôm, tôm bao mía, cá tẩm gia vị

Qua đây, chúng ta có thể thấy công ty Seaprodex đã có nhiều loại sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường tiêu thụ cũng như chinh phục những khách hàng khó tính nhất

2.1.1.2 Đặc điểm sản xuất lưu thông và tiêu dùng Thủy sản

a Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản

Trong vòng hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế xã hội đã trở thành nhân tố quan trọng khiến cho nhu cầu thuỷ sản trên toàn thế giới tăng mạnh với tốc độ 4,3%/năm Do đời sống người dân ngày càng tăng cao nên thị trường các nước quan tâm rất nhiều tới nguồn dinh dưỡng của thuỷ sản Do đó sản phẩm thuỷ sản đánh bắt hoặc nuôi trồng dần trở thành mặt hàng được xuất, nhập khẩu lớn ở hầu hết các thị trường

 Mức tiêu thụ

Theo số liệu thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO, trong vòng

30 năm tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới đã tăng 96.6 triệu tấn từ 53.4 triệu tấn năm 1981 lên 150 triệu tấn năm 2010 và dự kiến sẽ tăng lên khaỏng 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trung bình

là 3.1% - chậm hơn so với tốc độ 4.3%/năm như những năm vừa qua Mức

Trang 32

tiêu thụ thuỷ sản trung bình đầu người cũng tăng 0.8% Năm 2000, trung bình mỗi người tiêu thụ khoảng 16.1 kg/người/ năm thì năm 2010 con số này đã là 18.1 kg/người/năm và theo dự đoán của FAO, vào năm 2015 trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 19.2 kg/năm

Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ thủy sản trung bình toàn cầu

và ở các nước phát triển tăng 1.4%/năm

Mức độ tiêu thụ thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của một quốc gia Khu vực châu Á Thái Bình Dương có đường bờ biển dài nên khả năng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản lớn, một số nước trong khu vực này cũng có nhu cầu thuỷ sản cao nhất trên thế giới như Nhật Bản 55kg/người/

Trang 33

năm hay Hàn Quốc 52kg/người/năm Khu vực châu Âu EU cũng có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 22.5kg/năm năm 2003 lên 27.5 kg/người/năm năm 2010 Nhìn chung hầu hết các quốc gia đều có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm thuỷ sản khai thác hoặc nuôi trồng.

 Các sản phẩm tiêu thụ

Thuỷ sản sau khi đánh bắt thường được chế biến thành bốn loại sản phẩm chính thuỷ sản tươi, ướp đá; thuỷ sản đông lạnh; thuỷ sản đóng hộp; thuỷ sản khô, ướp muối Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà các loại sản phẩm này được tiêu thụ một cách khác nhau Ở các nước đang phát triển, sản phẩm tươi chiếm 65%, đứng thứ hai là sản phẩm đông lạnh đạt 17.3%, tiếp theo là sản phẩm đóng hộp chiếm 9.3% và cuối cùng là sản phẩm phơi khô chiếm 8.4% Ngược lại, ở các nước phát triển, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là sản phẩm đông lạnh chiếm 54.7%, tiếp ngay sau là sản phẩm đóng hộp 25.7%, sản phẩm phơi khô đứng thứ ba với tỷ lệ 10.6% và sản phẩm tươi sống chỉ đạt 9.6%

Có sự khác biệt nhiều như vậy là do tập quán sinh sống của người dân các nước khác nhau Những nước đang phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, người dân ở biển có thể đánh bắt và buôn bán nhỏ

lẻ tại các chợ trong khi những nước phát triển chủ yếu là ở châu Âu, ít thuận lợi trong việc đánh bắt thuỷ hải sản, và phải nhập khẩu từ các nước châu Á do

đó sản phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp sẽ đảm bảo được chất lượng của thuỷ sản Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia phát triển đều ưa chuộng sản phẩm đông lạnh, đóng hộp, ví dụ như Nhật Bản Món ăn ưa thích của người Nhật là các món gỏi được làm từ những loại cá hoặc tôm tươi ngon nhất nên thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Nhật lại là thuỷ sản tươi sống

c Các thị trường tiêu thụ

Trên thế giới hiện nay có Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU là ba thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất Nhưng trong vòng 20 năm qua đã có rất nhiều chuyển

Trang 34

biến về lượng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường này khi lượng thuỷ sản được xuất khẩu vào thị trường Nhật giảm mạnh còn lượng thuỷ sản xuất khẩu vào

EU và Hoa Kỳ lại tăng lên nhanh chóng Các mặt hàng đông lạnh ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều trong khi hàng bảo quản, đóng hộp lại giảm đi

Ở thị trường Nhật Bản, nhu cầu thuỷ sản không tăng thậm chí còn giảm mạnh so với những năm 1990 Nguyên nhân chính là do thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản ngày càng thay đổi khi lớp trẻ Nhật Bản không muốn dùng những món gỏi truyền thống nữa Hơn nữa công nghệ chế biến thuỷ hải sản của Nhật Bản đã phát triển rất cao nên nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này cũng giảm dầnThị trường EU lại có xu hướng tăng tiêu dùng các loại thuỷ sản vì những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra thuỷ sản rất tốt cho sức khoẻ, sự tăng trưởng kinh tế giúp đẩy mạnh sự phát triển của các kênh phân phối và những đại lý bán lẻ Mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giỏ hàng hoá của người dân châu Âu về thuỷ sản là tôm Hiện nay, EU đang tăng cường nhập khẩu từ các nước ASEAN Trong tương lai, theo dự đoán của FAO, nhu cầu sản phẩm đông lạnh giảm, sản phẩm đóng hộp và thuỷ sản tươi sống có xu hướng tăng nhẹ Tôm vẫn giữ vị trí đứng đầu khi nhập khẩu vào thị trường này nhưng các loại cá phile, cá đóng hộp và thuỷ sản nhuyễn thể như mực, bạch tuộc được nhập khẩu nhiều hơn

Thị trường Hoa Kỳ, năm 2004 tổng sản lượng thủy sản tiêu thụ tại Hoa

Kỳ là 2.18 triệu tấn, năm 2010 đã tăng lên 3.2 triệu tấn Điều này kéo theo lượng thủy sản nhập khẩu cũng tăng nhanh chóng Sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường này chủ yếu là các loại cá như cá tra, cá basa, cá rô phi Những sản phẩm đông lạnh và tươi sống chiếm tới 71% tổng sản lượng tiêu thụ Ngoài ra thị trường này cũng đang có nhu cầu lớn về các loại thủy sản nuôi trồng như cá hồi, cá rô phi, cá chim, tôm

Trang 35

b Khả năng đáp ứng về thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế chủ đạo, đóng góp nhiều vào GDP của cả nước – chiếm khoảng 4% Trong giai đoạn từ năm

2007 tới nửa đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản tăng rất nhanh, trung bình 15%/năm Giá trị thuỷ sản chững lại trong nửa cuối năm

2009 do một loạt các vụ liên quan tới cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam như

cá tra bị đưa vào danh sách đỏ của EU hoặc tôm của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản có chứa một hàm lượng chất kháng sinh khiến cho năm 2009, giá trị thuỷ sản xuất khẩu chỉ đạt 4,25 tỷ USD, giảm 0,28 tỷ USD so với cùng

kỳ năm trước Năm 2010, xuất khẩu đạt 1353 triệu tấn trị giá 5034 tỷ USD tăng 11.3% về khối lượng và 18.4% về giá trị so với năm 2009 Hàng thuỷ sản Việt Nam từ 969 doanh nghiệp đã đến với 162 thị trường trên toàn thế giới Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có lượng thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất trên thế giới

Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010

(Nguồn Hải quan Việt Nam)

Trang 36

Cùng với số lượng xuất khẩu tăng, quy mô xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đáp ứng nhu cầu thế giới cũng tăng lên thể hiện qua số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hàng năm Phần lớn họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn 50 triệu USD chiếm 75% số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, có 11 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu từ 50 tới 100 triệu USD chiếm 16%, có 3 doanh nghiệp lớn, giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD chiếm 9% là MPC, HVG, VHC.

Theo nhu cầu của các quốc gia trên thế giới, mặt hàng tôm, cá tra, cá basa luôn chiếm 60 – 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Tuỳ điều kiện kinh tế và thị hiếu các quốc gia khác nhau mà hai sản phẩm trên thay nhau đứng vị trí cao nhất trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu Năm 2008, kinh tế rơi vào khủng hoảng, những mặt hàng có giá thấp như tôm kích thước nhỏ và

cá tra, cá basa được tiêu thụ nhiều hơn nhưng khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, sức mua của người tiêu dùng tăng cao, các loại tôm có kích thước lớn lại được ưa chuộng nhiều hơn Bên cạnh cá, tôm, các loại nhuyễn thể thân mềm cũng rất được các thị trường truyền thống của Việt Nam lưu tâm

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng Cơ cấu sản phẩm theo giá trị

(Nguồn VASEP)

Trang 37

Cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngày càng tăng Trong vòng 10 năm 1999 – 2009, sản lượng thuỷ sản gia tăng liên tục với tốc độ 9.5%/năm trong đó sản lượng đánh bắt tăng 5% còn sản lượng nuôi trồng tăng 18%/năm Theo khuynh hướng chung của thế giới, hoạt động nuôi trồng ngày càng đóng góp nhiều vào nguồn cung nguyên liệu xấp

xỉ 53% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước Hoạt động khai thác đánh bắt xa bờ luôn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 90% sản lượng hoạt động khai thác tự nhiên trong đó chủ yếu là các loại cá chiếm 70% Tuy nhiên do mức độ khai thác ồ

ạt, không có chiến lược nên trong tương lai gần sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên Do vậy, hoạt động nuôi trồng được chú trọng nhiều hơn Hết năm

2010, diện tích nuôi trồng đạt 972.5 nghìn ha tăng 3,2% so với năm trước với

312 nghìn ha nuôi cá, 623.5 nghìn ha nuôi tôm

Những số liệu trên đã thể hiện chân thực khả năng đáp ứng yêu cầu thuỷ sản của Việt Nam ở thị trường các quốc gia khác

2.1.2 Thị trường của Seaprodex Hà Nội

Từ khi Nhà nước cho phép mở cửa nền kinh tế cùng với thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, công ty Seaprodex Hà Nội đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu Nếu trước năm 2000, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc thì tới nay, hầu hết những thị trường lớn về nhập khẩu thuỷ sản như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đã có mặt sản phẩm của công ty

Giai đoạn trước năm 2000

Trang 38

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường năm 1999

(Nguồn Phòng kế hoạch và tài chính)

Năm 1999, Nhật Bản là thị trường công ty xuất khẩu nhiều nhất, chiếm tới 65.18% trong tổng giá trị xuất khẩu, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 28.02% Thời kỳ này, Seaprodex chưa có bất kỳ mặt hàng nào xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Tuy nhiên từ năm 2007 trở lại đây đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu thị trường của công ty khi tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản giảm một nửa, trong khi EU và Hoa Kỳ đang dần chiếm lợi thế hơn

Trang 39

Bảng 2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty tại một số thị trường chủ yếu

Tổng 12148.9 100 13703.5 100 14327.6 100 18851.5 100

( Nguồn Phòng kinh tế tài chính)

Là thị trường truyền thống của công ty, Nhật Bản vẫn dẫn đầu, chiếm tỷ trọng trung bình 31% tổng giá trị xuất khẩu của công ty Mặc dù đứng đầu trong giá trị xuất khẩu nhưng trong những năm qua đã có sự giảm mạnh mẽ từ 35.4% năm 2007 xuống còn 28.5% năm 2010 Thay vào đó là sự tăng lên của

EU và Hoa Kỳ - hai thị trường có giá trị thấp nhất trong khoảng thời gian trước năm 2000 Như vậy đã có một sự chuyển dịch thị trường lớn trong vòng

4 năm qua Trong thời gian tới, công ty đã có chiến lược mở rộng thị trường sang các nước châu Mỹ và châu Phi

a Thị trường Nhật Bản

Đối với thuỷ sản Việt Nam nói chung và công ty Seaprodex Hà Nội nói

Trang 40

riêng, Nhật Bản vẫn là một thị trường tiềm năng, cần khai thác triệt để hơn nữa Giai đoạn 2007 – 2010 là khoảng thời gian có nhiều biến động nhất đối với thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, số lượng giảm đi nhiều so với năm 2005 và 2006 chủ yếu vì Nhật Bản áp dụng những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản Việt Nam sau khi phát hiện

ra có một số lô hàng của Việt Nam bị nhiễm dư lượng chloramphenicol, nitrofuran Nhưng dường như sự kiện này chỉ ảnh hưởng đôi chút tới tình hình xuất khẩu của công ty Seaprodex Hà Nội Điều này được thể hiện qua trị giá xuất khẩu năm 2008 tuy có giảm xuống 4.149 triệu USD nhưng lại tăng lên 4.477 triệu USD năm 2009

Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản giai đoạn 2007 – 2010

( Nguồn Phòng kinh tế tài chính)

Nhật Bản là thị trường tiềm năng với cả các quốc gia có công nghệ chế biến tiên tiến và cả những quốc gia công nghệ chế biến chưa phát triển vì Nhật Bản nhập khẩu cả nguyên liệu chế biến sơ Hơn nữa người dân Nhật rất

ưa chuộng những món gỏi như gỏi cá, gỏi tôm vì họ cho rằng chúng rất tốt cho sức khỏe Một điểm nữa khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và công ty xuất khẩu thủy sản Hà Nội nói riêng luôn coi trọng thị trường này là vì Nhật Bản không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thủy sản và các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm được sử dụng cho mặt hàng

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thường Lạng, Đỗ Đức Bình - Kinh tế quốc tế - NXB ĐHKTQD – Năm 2010 – Trang 168 - 196, 471 - 510 Khác
2. Mai Quốc Chánh - Kinh tế nguồn nhân lực - NXB ĐHKTQD – Năm 2008 – Trang 55 - 131, 211 - 255 Khác
3. Ngô Thế Chí - Phân tích tài chính Doanh nghiệp - NXB Tài chính - Năm 2009 - Trang 48 - 69 Khác
4. Nguyễn Minh Đức - Bài giảng kinh té thủy sản – ĐH Nông lâm TP HCM – Năm 2009 – Trang 9 – 33 Khác
5. Dương Hữu Hạnh – Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu – NXB Thống kê – 2005 – Trang 339 - 489 Khác
6. Lưu Thị Hương - Tài chính doanh nghiệp – NXB ĐHKTQD – Năm 2007 – Trang 51 – 215 Khác
7. Trần Chí Thành - Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu - NXB Thống kê - Năm 2000 – Trang 68 - 210 Khác
8. Vũ Đình Thắng - Kinh tế thủy sản – NXB Lao động xã hội – Năm 2005 – Trang 36 - 80 và 189 – 250 Khác
9. Võ Thanh Thu – Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – NXB Tổng hợp TP HCM – Năm 2011 - Trang 25-125, 375-450 Khác
10. Đào Anh Tuấn - Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp - Năm 2004 - Trang 11 – 27Webside Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w