1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhập khẩu mỹ phẩm, máy móc và thiết bị thẩm mỹ công nghệ cao tại Công ty Cổ phần GLAMOUR

55 788 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 532,5 KB

Nội dung

Bảng 4: Trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty GLAMOUR Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch XNK của Công ty GLAMOUR năm 2008-2009 Bảng 6: Phí nhập khẩu uỷ thác qua GLAMOUR: Bảng 7: Báo cáo k

Trang 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦUU

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP GLAMOUR 6

1.Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của Công ty 6

2.Lịch sử hình thành và phát triển 6

3.Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty 6

3.1 Bộ máy tổ chức 7

3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 7

3.1.2 Chức năng của các phòng ban 7

3.2 Chức năng,nhiệm vụ của Công ty 9

3.2.1 Chức năng của Công ty 9

3.2.2 Nhiệm vụ của Công ty 9

4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10

4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 10

4.2 Lực lượng lao động của Công ty 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY GLAMOUR 13

1.Vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong tòan bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 13

2.Thực trạng quy trình tổ chức hợp đồng nhập khẩu của Công ty GLAMOUR 14 2.1 Quy trình nhập khẩu ủy thác của Công ty GLAMOUR 15

2.1.1 Nhận đơn đặt hàng từ khách nội: 15

2.1.2 Ký kết hợp đồng uỷ thác : 16

2.1.3 Phòng Kinh doanh lên phương án : 17

2.1.4.Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài: 18

2.1.5 Mở L/C: 19

2.1.6 Làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng : 20

2.1.7 Kiểm tra hàng hoá : 21

2.1.8 Giao hàng cho khách hàng nội và nhận thanh toán : 21

2.1.9 Quyết toán lô hàng : 21

2.2 Quy trình nhập khẩu trực tiếp của Công ty GLAMOUR 22

2.2.1 Nghiên cứu thị trường 22

2.2.2 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu 24

Trang 2

2.2.3.Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 25

3.Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 26

3.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 26

3.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu qua các năm 27

3.3 Phương thức nhập khẩu 29

3.4 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 30

3.6 Phương thức thanh tóan dùng trong hợp đồng nhập khẩu ở Công ty GLAMOUR 33

3.6.1 Các phương thức thanh toán dùng trong hợp đồng nhập khẩu ở Công ty GLAMOUR 34

3.6.2.1 Mở L/C 35

3.6.2.2 Thanh toán cho ngân hàng để nhận bộ chứng từ 38

4.Kết luận rút ra qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 39

4.1 Những kết quả đạt được 39

4.2 Những hạn chế còn tồn tại 40

4.3 Những nguyên nhân chủ quan và khách quan 41

4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 41

III-Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty GLAMOUR 43 1.Định hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 43

1.1Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 43

1.2.Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty 44

2.Một số biện pháp phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu 45

2.1.Nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 45

2.2.Tìm kiếm và phát triển các thị trường mới 46

2.3.Đa dạng hóa phương thức nhập khẩu 46

2.4.Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự 47

2.6.Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi 50

2.7.Chú trọng vào công tác marketing 51

2.8.Tạo nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu thông qua hoạt động xuất khẩu 51

KẾT LUẬN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 3

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Bảng 2: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty GLAMOUR

Bảng 3 : Cơ cấu doanh thu của Công ty theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 4: Trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty GLAMOUR

Bảng 5: Tỷ trọng kim ngạch XNK của Công ty GLAMOUR năm 2008-2009

Bảng 6: Phí nhập khẩu uỷ thác qua GLAMOUR:

Bảng 7: Báo cáo kim ngạch nhập khẩu qua các năm

Bảng 8: Biểu đồ thể hiện sự biến động trong kim ngạch nhập khẩu

Bảng 9: Bảng kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty thời kì từ

năm 2005-2009

Bảng 10: Tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu

Bảng 11: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Bảng 12: Biểu đồ thể hiện sự biến động của kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt

hàng

Bảng 13: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường

Bảng 14: Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 của Công ty GLAMOUR

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam gia nhậpsân chơi thương mại lớn nhất thế giới WTO, thị trường quốc tế và các quan hệ kinh tếquốc tế đang trở nên rộng mở và cũng khốc liệt hơn bao giờ hết Khi sự bảo hộ củaNhà nước không còn nhiều nữa thì mỗi doanh nghiệp cần phải tự đi trên chính đôichân của mình Doanh nghiệp nào có sức cạnh tranh lớn, có khả năng cũng như tiềmlực lớn, thì doanh nghiệp đó có thể tồn tại, khẳng định mình và phát triển Trong xuhướng đó, các Công ty Xuất Nhập Khẩu sẽ là những cầu nối thiết yếu, làm tăng thêm

sự găn kết giữa các mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, qua đó góp phần thúcđẩy thêm sự phát triển và phồn vinh của đất nước

Và khi nền kinh tế càng được phát triển, đời sống của người dân càng được nângcao, thì nhu cầu làm đẹp cho bản thân và cho xã hội lại trở thành một tính tất yếu.Nhập khẩu mỹ phẩm nói chung, kinh doanh Spa nói riêng không còn đơn thuần làngành dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân, mà nó đã trở thành một ngành công nghiệplàm đẹp

Công ty cổ phần GLAMOUR là một trong những công ty nhập khầu mỹ phẩm,thiết bị, máy thẩm mỹ công nghệ cao và kinh doanh Spa Mặc dù bước đầu thành lậpcòn nhiều khó khăn, nhưng trong suốt quá trình hoạt động của mình, Công ty đãkhông ngừng thay đổi và cải tiến hiệu quả làm việc, qua đó nâng cao chất lượng củacông việc, ngày càng tạo được ,nhiều mối quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước,

uy tín cũng như danh tiếng của Công ty không ngừng được nâng cao

Bản thân hiện đang là sinh viên năm thứ 4 khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc

Tế của trường đại học Kinh tế Quốc Dân, may mắn được thực tập cuối khóa tạiPhòng kinh doanh xuất nhập khẩu 3 của Công ty GLAMOUR, em đã có cơ hội đểđược học hỏi thêm thực tế cũng như kinh nghiệm của các anh, chị trong phòng cũngnhư toàn Công ty Công việc chủ yếu của phòng là thực hiện những hợp đồng nhậpkhẩu.Với những công việc đã được tiếp cận và học hỏi trong suốt quá trình thực tập,

Trang 5

em quyết định chọn đề tài của chuyên đề thực tập cuối kì là:

“Nhập khẩu mỹ phẩm, máy móc và thiết bị thẩm mỹ công nghệ cao tại Công

ty Cổ phần GLAMOUR”

Bản chuyên đề thực tập được chia làm 3 phần:

I- Khái quát về Công ty GLAMOUR

II- Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công tyGLAMOUR

III- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công tyGLAMOUR

Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế và đây cũng là một chuyên

đề khá mới nên bản chuyên đề báo cáo thực tập không thể tránh khỏi sai sót, emmong muốn nhận được sự đóng góp ý kiên của các thầy cô để em có thể hoàn thiệnbản chuyên đề hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn

Thường Lạng đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này Em cũng xin cảm ơn các

anh, chị tại Công ty GLAMOUR và phòng kinh doanh đã tạo điều kiện tốt nhất cho

em trong thời gian thực tập tại Công ty

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GLAMOUR

1 Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của Công ty

a Tên gọi

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần GLAMOUR

Giám đốc Công ty: Bà Lê Thị Lan Nhinh

b Trụ sở

Trụ sở chính: 114A Mai Hắc Đế, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngoài trụ sở chính, Công ty còn có Spa trực thuộc mang tên Glamour Spa cũngđặt tại địa chỉ trên

c Nguồn vốn hoạt động của Công ty

Vốn điều lệ ( năm 2005) : 1.000.000.000 VNĐ

Vốn điều lệ ( năm 2010) : 1.500.000.000 VNĐ

Qua số liệu trên, có thể thấy rằng số vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên đáng kể( gấp rưỡi trong vòng 5 năm), thể hiện rõ sự tăng trưởng và phát triển của Công ty.Trong những năm tới, Công ty vẫn đang có xu hướng tiếp tục bổ sung nguồn vốn chokinh doanh bằng cách trích từ lợi nhuận của Công ty

2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần GLAMOUR được thành lập tháng 10 năm 2005 Các cổ đôngcủa công ty hầu hết là những cá nhân có kinh nghiệm lâu năm trong ngành y tế, mỹphẩm và spa Bởi vậy sau khi thành lập một năm công ty đã sớm đi vào hoạt động ổnđịnh về mặt nhân sự và phát triển về mặt kinh tế

3.Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty

3.1 Bộ máy tổ chức

3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Trang 7

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty GLAMOUR được tổ chức theo kiểu

cơ cấu trực tuyến- chức năng Theo kiểu cơ cấu này giám đốc được sự giúp đỡ củacác phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc suy nghĩ, nghiên cứu bàn bạc,tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp Tuy nhiên điều quyết địnhcuối cùng vẫn phụ thuộc vào ban giám đốc Các phòng ban chức năng có trách nhiệmtham mưu cho toàn bộ hệ thống.Cách tổ chức này tạo điều kiện cho người lãnh đạo

sự dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia mà không cần một cơ cấu

tổ chức quá phức tạp Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là sẽ xuất hiện nhiều ý kiếntrái ngược nhau đòi hỏi Giám đốc phải có khả năng chỉ đạo chung, quyết đoán vàphối hợp tốt giữa các phòng ban

3.1.2 Chức năng của các phòng ban

Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Thương

mại về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo phổ biến và thi hànhcác chính sách pháp luật của Nhà nước Giám đốc cũng là đại diện cho toàn thể cán

bộ công nhân viên trong Công ty

Phòn g kinh doan h

Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh

Giám đốc

Trang 8

Hai Phó giám đốc: Dưới giám đốc là 2 Phó giám đốc Phó giám đốc Công ty

làm tham mưu cho giám đốc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó cómột phó giám đốc điều hành thay mặt giám đốc giám sát, chỉ đạo các bộ phận chứcnăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại spa trực thuộc, tại trụ sở chính, báo cáolên giám đốc

Phó giám đốc thứ 2 thay mặt giám đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinhdoanh với bạn hàng nước ngoài và đại lý trong nước, chịu trách nhiệm trong việc thihành các chế độ chính sách Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu rồi báo cáo lêngiám đốc

Dưới Giám đốc và Phó giám đốc là spa trực thuộc và các phòng ban cụ thể

Glamour Spa (Spa trực thuộc): Là Salon trưng bày bán lẻ sản phẩm, làm

dịch vụ cho khách hàng có nhu cầu chăm sóc và điều trị da Tại đây có các bộ phậnvới chức năng đặc thù trong ngành nghề spa thẩm mỹ:

Bộ phận lễ tân: Tiếp đón khách hàng đến spa

Bộ tư vấn viên: Nhân viên tư vấn kiểm tra da, sau đó lên lịch trình điều trị chokhách hàng Đồng thời là nhân viên tư vấn bán lẻ sản phẩm nhập khẩu

Bộ phận thẩm mỹ viên: Là bộ phận trực tiếp làm dịch vụ và điều trị da chokhách hàng bằng công nghệ máy móc và sản phẩm nhập khẩu

Bộ phận quản lý chất lượng: Là bộ phận kiểm soát lịch trình điều trị mà nhânviên tư vấn đã lên cho từng tình trạng da của khách hàng, kiểm soát chất lượng làmdịch vụ của thẩm mỹ viên

Bộ phận đào tạo: Kiểm tra và đào tạo tay nghề cho nhân viên Lên lịch học vàkiểm tra mỗi khi chuyên gia nước ngoài (chuyên gia đào tạo của hãng mỹ phẩm hoặcmáy móc) sang Việt Nam đào tạo cho nhân viên của spa

Phòng kế toán:

Xây dựng và hoàn thiện các quy chế về quản trị nhân sự - lao động tiền lương.Phối hợp cùng các phòng chức năng theo dõi diễn biến tiền lương thu nhập, tránh đểvượt chi quỹ lương Tổng hợp các báo cáo kết quả đánh giá thi đua của các đơn vị

Trang 9

trình hội đồng thi đua xem xét Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện

quy chế.Thực hiện công tác hành chính văn thư lưu trữ đảm bảo để bộ máy hoạt động

có hiệu quả

Phụ trách hoạt động tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, dài hạn và

đề xuất các biện pháp điều hòa vốn, trích lập các quỹ Có nhiệm vụ làm công tác theo

dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm

soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết

quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ

Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Công ty, trong đó kế toán

trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế

độ mà Nhà nước đã quy định

Phòng Xuất nhập khẩu: Phòng này được coi là trụ cột của Công ty, chịu trách

nhiệm thực hiện các khâu trong kinh doanh đối ngoại như kinh doanh hàng xuất

nhập khẩu trực tiếp, ủy thác Tổ chức thực hiện quá tình nghiệp vụ kinh doanh,vạch

ra những phương án xuất nhập hàng hóa tối ưu nhất, tìm kiếm khách hàng và mở

rộng thị trường khách hàng, nguồn hàng

3.2 Lực lượng lao động của Công ty

Bảng 2: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty GLAMOUR

Các bộ phận Số

lao động

3 5 2 2 2 3

100 25 67 100 67 75

5 1

1 1

25 33

33 25

2 1 1 2

80 67 50 33 50

3 3 1 1 2 2

100 15 33 50 67 50

Toàn công ty 35 17 48,57 8 22,86 10 28,57 22 62,86 12 34,28 1 2,86

Trang 10

Dựa vào bảng trên cho thấy đội ngũ nhân lực của Công ty có trình độ chuyên mônkhá cao Đa số cán bộ công nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học chiếm tới 48,57%toàn Công ty Đặc biệt trong số này, phần lớn nhân viên đều là những người được đàotạo trong các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, thương mại quốc tế, kế toán nên đã có những kiến thức vững vàng để công tác trong ngành ngoại thương, tạo choCông ty có một thế mạnh lớn khi hoạt động trong lĩnh vực này Ngoài ra, trong suốtnhững năm qua Công ty đã và đang thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ nhân viênnhằm tăng thêm sự năng động, sáng tạo cho Công ty Hiện nay tỷ lệ lao động thấphơn 44 tuổi chiếm tới 97,14% tổng số nhân viên toàn Công ty, hứa hẹn rằng đội ngũnhân viên này sẽ còn có thể đóng góp công sức cho Công ty trong một thời gian dài.Đồng thời đội ngũ quản lý của công ty là những nhân viên đã có thâm niên công táclâu năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, là một đội ngũ viên nòng cốt vàrất quan trọng trong việc đưa ra những tư vấn, phân tích quan trọng đối với hoạt độngkinh doanh và giúp đỡ đào tạo lớp nhân viên trẻ kế cận.

3.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

3.3.1 Chức năng của Công ty

Công ty cổ phần GLAMOUR là đã mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu với nhiều nước: Ustraylia, Italia, Mỹ, Hồng Công, Trung Quốc Các chức năngchính của Công ty:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác và phân phối độcquyền các mặt hàng dược mỹ phẩm đặc trị, sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm,máy móc và thiết bị làm đẹp công nghệ cao của Úc, Ý, Mỹ, Nhật

3.3.2 Nhiệm vụ của Công ty

Các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty GLAMOUR là:

- Đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư thông qua hoạtđộng xuất nhập khẩu và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại vớicác tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quychế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty Quản lý và

Trang 11

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh củaCông ty.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và quản lý kinh tế tàichính, quản lý xuất nhập khẩu và trong giao dịch đối ngoại thực hiện nghiêm chỉnhcác cam kết hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký

- Trực tiếp nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với Ustraylia và các nước khác

- Nhận ủy thác xuất nhập khẩu và nhận làm các dịch vụ thuộc phạm vi kinhdoanh của Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng của hàng hóa,nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thu, góp phần tăng nguồn thungoại tệ cho đất nước

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm

vụ trong quá trình hoạt động của Công ty

4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.

4.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Nhập khẩu hàng hóa

Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng củaCông ty, đóng góp phần lớn vào sự gia tăng doanh thu và phát triển của Công tytrong những năm qua Đây là kết quả của việc Công ty luôn chú trọng đến lĩnh vựcnhập khẩu trang thiết bị, máy móc, sản phẩm mỹ phẩm phục vụ cho spa và ngànhnghề thẩm mỹ Các mặt hàng nhập khẩu là thế mạnh của GLAMOUR gồm: Dược mỹphầm đặc trị điều trị chuyên sâu cho khách hàng có vấn đề về da như mụn, nám, lãohoá, kích ứng Sản phẩm dưỡng da Mỹ phẩm trang điểm Máy móc và thiết bị làmđẹp công nghệ cao khác như: Máy ánh sáng R&L, máy Athon triệt lông thế hệ mới3G, máy Cavitation (làm DV giảm béo), máy soi da, giường thẩm mỹ, giá đẩy máy…Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 57,638 triệu USD, tăng 128%

so với năm 2006 và vượt 142% kế hoạch

Kinh doanh dịch vụ Spa

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ Spa đang được xem là một trong những ngành

Trang 12

công nghiệp làm đẹp mang lại lợi nhuận và doanh thu khá cao cho công ty Tại đâykhách hàng sẽ được tiếp đón, tư vấn, chăm sóc và điều trị mọi vấn đề về da, được thưgiãn trong không gian Spa chuyên nghiệp Có thể nói ngoài hoạt động nhập khẩuhàng hoá, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ spa cũng được xem như một chiến lượcmarketing của công ty Tại Spa này, công ty có thể trực tiếp giới thiệu và sử dụngchính những sản phẩm, máy móc thiết bị thẩm mỹ công nghệ cao vào trong điều trịcho khách hàng Giúp khách hàng thấy được hiệu quả của những mặt hàng mà công

ty đang nhập khẩu đồng thời khiến khách hàng biết đến và tin tưởng vào sản phẩmcủa công ty

CHƯƠNG II

Trang 13

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG

HÓA TẠI CÔNG TY GLAMOUR

1 Vai trò hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Như đã đề cập, công ty GLAMOUR thực hiện kinh doanh chủ yếu trên hai lĩnhvực:

 Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thuộc ngành thẩm mỹ (Nhập khẩu và phânphối độc quyền dược mỹ phẩm đặc trị, máy móc và thiết bị thẩm mỹ công nghệ cao)

 Kinh doanh dịch vụ Spa

Bảng 3 : Cơ cấu doanh thu của Công ty theo l nh v c ho t ĩnh vực hoạt động ực hoạt động ạt động động.ng

Lĩnh vực hoạt động

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh t hu

(Triệu VNĐ)

Tỷ trọng

Doanh t hu (Triệu VNĐ)

Tỷ trọng

Doanh t hu (Triệu VNĐ)

Tỷ trọng

Kinh doanh nhập khẩu

hàng hóa 1,794 55,20% 3,153 68,61% 2,639 67,66%Dịch vụ spa 1,456 44,80% 1,442 31,39% 1,261 32,34%

Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của các phòng ban

Ta có thể thấy trong 2 lĩnh vực trên, lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóaluôn mang lại cho Công ty doanh thu lớn với tỷ trọng cao nhất và mức tăng trưởng ổnđịnh qua các thời kì Tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu trong cơ cấu doanhthu của Công ty đã tăng từ 55,20% năm 2007 lên 68,61% năm 2008 và tiếp tục đạt tới67,66% trong năm 2009 Các số liệu này cũng cho ta thấy rằng chỉ riêng lĩnh vựckinh doanh nhập khẩu đã luôn chiếm tới trên 50% doanh thu của toàn Công ty.Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu năm 2007 từ khoảng 3,250 triệu VNĐ đã tănglên 4,595 triệu VNĐ vào năm 2008, tuy số liệu tuyệt đối của doanh thu do hoạt độngkinh doanh nhập khẩu mang lại có giảm vào năm 2009 ( xuống còn 3,900 triệu VNĐ)

Trang 14

do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nó vẫn tiếp tục tăng lên về mặt tỷtrọng so với các lĩnh vực khác Qua đó có thể thấy được phần nào về tầm quan trọngcủa hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

Có thể thấy rằng hoạt động nhập khẩu của Công ty chiếm một vị trí rất quantrọng trong hoạt động của Công ty Điều này càng thể hiện rõ sự lớn mạnh của hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,cũng như vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với sự tồn tại vàphát triển của Công ty GLAMOUR

2 Thực trạng quy trình tổ chức hợp đồng nhập khẩu của Công ty GLAMOUR

Công ty GLAMOUR hoạt động kinh doanh nhập khẩu dưới hai hình thức chủyếu đó là:

 Nhập khẩu uỷ thác

 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu ủy thác: Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông quan trung gian

thương mại Bên nhờ ủy thác sẽ phải tra một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dướihình thức phí ủy thác, còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dungcủa hợp đồng ủy thác đã được kí kết giữa các bên

Nhập khẩu trực tiếp: hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoài không thông

qua trung gian Bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu Trong hìnhthức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các hoạt động tìmkiếm đối tác,đàm phán kí kết hợp đồng… và phải tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhậpkhẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch,nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho bãi,nộp thuế tiêu thụ hàng hóa và tìm thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Trên cơ sở nghiêncứu kĩ thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp tính toán chính xác chiphí,tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế Khi sử dụnghình thức nay, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm đối với các hoạt động của mình Độ rủi ro của hình thức nhập khẩu trực tiếpcao hơn song lại đem lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác

2.1 Quy trình nhập khẩu ủy thác của Công ty GLAMOUR

Trang 15

2.1.1 Nhận đơn đặt hàng từ khách nội:

Khi muốn nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp trong nước có hai lựa chọn : nhậpkhẩu trực tiếp hoặc nhập khẩu gián tiếp thông qua một đơn vị dịch vụ kinh doanhxuất nhập khẩu GLAMOUR là một đơn vị đóng vai trò thực hiện các hoạt động dịch

vụ xuất nhập khẩu Trong đó mảng kinh doanh nhập khẩu là mảng chính trong hoạtđộng của Công ty Hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện chủ yếu là nhậpkhẩu uỷ thác ( chiếm tới 85% tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu của Công ty) và nhận đơnhàng từ khách hàng nội là bước đầu tiên trong nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác Công tytrong nước đặt hàng với GLAMOUR và thỏa thuận về các điều khoản cần thiết đểGLAMOUR nhập khẩu cho họ mặt hàng nào đó

Trong đơn đặt hàng, người uỷ thác nêu cụ thể về hàng hoá định nhập khẩu và tất

cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng uỷ thác Nội dung đơn đặt hàngthường bao gồm tên và địa chỉ đơn vị đặt hàng , số hiệu tài khoản và ngân hàng giaodịch, số và ngày tháng lập đơn đặt hàng, tên hàng, quy cách phẩm chất, mục đích sửdụng, số lượng, ước giá, thời hạn và địa điểm hàng về Việt Nam Dựa trên đơn đặthàng, GLAMOUR ký kết hợp đồng kinh tế với đơn vị đặt hàng, lập đơn hàng ngoại

và ký kết hợp đồng với nước ngoài Bởi vậy, đơn đặt hàng là một tài liệu có giá trịpháp lý cho hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu Đồng thời đơn đặt hàng phải đầy đủthủ tục quy định cho việc lập đơn hàng Đối với hoạt động uỷ thác nhập khẩu thì phảikèm theo chứng nhận của Ngân hàng về việc đơn vị đặt hàng có vốn ngoại tệ

Trang 16

như vậy là vì bên uỷ thác nhập khẩu thường uỷ thác luôn cho GLAMOUR nhận hàng.Mọi chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động nhận hàng này cũng do bên uỷ thác chịu.-Điều khoản về trách nhiệm các bên :

Bên A : Bên nhận uỷ thác (GLAMOUR )

Ký hợp đồng ngoại trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng đã được bên Uỷ thác(khách nội) nhất trí

Xuất hoá đơn tiền hàng, thuế VAT sau khi bên uỷ thác thanh toán đầy đủ tiềnhàng và tiền thuế

Hoàn thành bộ hồ sơ nhập khẩu và giấy uỷ quyền

Tiến hành làm thủ tục nhận hàng nhập khẩu tại cửa khẩu hàng đến

Bên B – Bên uỷ thác nhập khẩu ( khách nội )

Nộp 10% trị giá tiền hàng ngay sau khi bên A ký hợp đồng ngoại bằng VND để

A làm thủ tục mở L/C cho khách hàng như Hợp đồng ngoại đã ký Số còn lại (90%)

B thanh toán nốt khi chứng từ về tới Ngân hàng Trị giá tiền hàng tính theo tỷ giáNgân hàng bán USD cho GLAMOUR để thanh toán cho khách hàng nước ngoài.Thanh toán cho A phí uỷ thác nhập khẩu theo % giá trị lô hàng Nhập khẩu

Chịu mọi chi phí phát sinh để Nhập khẩu lô hàng theo thực tế

Nộp thuế Nhập khẩu và thuế VAT trước hạn nộp thuế 5 ngày theo quy định củaHải quan Mọi chi phí phát sinh do bên B gây ra bên B phải chịu trách nhiệm

Hợp đồng uỷ thác GLAMOUR thường về các mặt hàng như máy thẩm mỹ côngnghệ cao, dụng cụ thẩm mỹ và dược mỹ phẩm có xuất xứ từ các thị trườngUstraylia, Ý, Mỹ

2.1.3 Phòng Kinh doanh lên phương án :

Dựa trên Hợp đồng uỷ thác đã ký kết với khách hàng nội (là bên uỷ thác nhậpkhẩu) phòng kinh doanh của Công ty sẽ lên phương án nhập khẩu để trình giám đốc

và kế toán trưởng của Công ty xét duyệt Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét tính khả thi vàhiệu quả của phương án, ví dụ như lợi nhuận mà Công ty thu được để quyết định cóthực hiện phương án hay không

Một phương án kinh doanh bao gồm nhiều nội dung , trong đó có thể chia hai

Trang 17

phần chính : những thông tin liên quan đến phương án và nội dung chính của phươngán.

 Phần thông tin đến phương án gồm: số phương án (được đánh số theo số thứ tựcác phương án thực hiện trong một năm ), tên khách hàng nội, tên hàng , thị trường,

số lượng , trị giá ngoại tệ (ngoại tệ mà khách hàng phải bỏ ra để nhập khẩu lô hàng)

 Phần nội dung chính bao gồm các chi phí phải bỏ ra để thực hiện việc nhậpkhẩu uỷ thác cho lô hàng để cuối cùng đưa ra giá khách hàng thanh toán, nó gồm cómột số nội dung cụ thể như sau :

-Trị giá vốn hàng nhập: là trị giá của lô hàng nhập khẩu, chính là tổng trị giáđược ghi trong hợp đồng ngoại (tức là hợp đồng mua bán mà Công ty sẽ ký với kháchhàng ngoại theo những điều kiện mà khách hàng nội – bên uỷ thác yêu cầu) Trị giánày thường được tính bằng cách nhân trị giá ngoại tệ với tỉ giá tạm tính liên ngân hàngvào thời gian lên phương án

-Các khoản chi phí trong quá trình thực hiện nhập khẩu lô hàng: chi phí bốc xếp tạikho cảng, chi phí giám định Hải quan, chi phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển, chi phíbảo quản lưu kho, thủ tục phí, điện phí ngân hàng

Thuế nhập khẩu: bằng trị giá lô hàng theo đơn vị ngoại tệ nhân với thuế suất ( nếu

là mặt hàng thuế tính theo thuế suất hoặc có thể cộng thêm cả một khoản thuế cố địnhnếu là mặt hàng được tính theo thuế cố định cho cả lô hàng)

Thuế VAT đầu vào (đây chính là VAT nộp lần 1) = (trị giá vốn hàng nhập +thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế VAT đối với mặt hàng nhập khẩu

Phí nộp Công ty = trị giá vốn hàng nhập x Mức phí (được tính theo %)

Giá bán chưa thuế VAT = Trị giá vốn hàng nhập + Các khoản chi phí trong quátrình thực hiện lô hàng + Thuế nhập khẩu + phí nộp Công ty

Thuế VAT đầu ra ( là tổng thuế phải nộp) = Thuế VAT lần 1 + Thuế VAT lần 2

Giá khách hàng thanh toán = giá bán chưa thuế VAT + Thuế VAT đầu ra

Trong phần phí nộp cho Công ty, suất phí được quy định như sau:

Bảng 4: Phí nhập khẩu uỷ thác qua GLAMOUR:

Trang 18

(Nguồn: Biểu phí quy định của Công ty GLAMOUR)

Trường hợp khách hàng có uy tín, thường xuyên thì có thể giảm phí 0.1%

2.1.4.Ký hợp đồng với đối tác nước ngoài:

Căn cứ vào những yêu cầu mà bên uỷ thác đưa ra, bên nhận uỷ thác phải ký kếthợp đồng với khách nước ngoài với những điều khoản đảm bảo được những yêu cầu

đó Nội dung các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng mua bán này gồm đầy đủcác điều khoản của một hợp đồng được trình bày bằng tiếng Anh: tên hàng, điều kiệnphẩm chất, số lượng, bao bì, giá cả, giao hàng, thanh toán, khiếu nại, bảo hành,trường hợp miễn trách, trọng tài, vận tải

Hợp đồng GLAMOUR ký với khách hàng nước ngoài là Sales contract Nộidung của hợp đồng này dựa trên những thoả thuận của GLAMOUR với khách hàngnội Trên thực tế, nếu khách hàng ngoại là khách hàng do bên uỷ thác đã đàm phán vàthoả thuận các điều kiện nhập khẩu thì GLAMOUR không phải tìm khách hàng ngoạiđáp ứng được các điều kiện khách hàng nội đưa ra, như vậy thì dễ dàng hơn rất nhiều.Phần lớn các hợp đồng mà GLAMOUR ký với đối tác nước ngoài đều là nhậpCIF và Công ty không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm Hàng hoá nhập khẩu thườngđược vận chuyển bằng đường biển

2.1.5 Mở L/C:

Hầu hết các hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng L/C, các loại thanh toán khác nhưTTR hay D/P tuy có thể dùng với các khách hàng truyền thống, đáng tin cậy songcũng ít phổ biến

Ngay sau khi hợp đồng ngoại được ký kết, bên uỷ thác sẽ nộp ngay choGLAMOUR một khoản tiền trị giá 10% giá trị hợp đồng để bên nhận uỷ thác mởL/C Thời gian mở L/C nếu hợp đồng ngoại (hợp đồng với đối tác nước ngoài) không

Trang 19

có quy định gì, thông thường L/C được mở khoảng 20-25 ngày trước khi đến thời hạngiao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu) Nếu không có thoả thuận gì khác thời gianhiệu lực của L/C là 21 ngày sau ngày giao hàng Nếu quá thời hạn đó mà bên bánkhông gửi đủ bộ chứng từ thanh toán thì L/C coi như không còn hiệu lực.

Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu mà GLAMOUR

đã ký kết với khách hàng ngoại Khi mở L/C GLAMOUR dựa vào mỗi căn cứ này đểđiền vào một mẫu gọi là “Đơn xin mở thư tín dụng” Mỗi ngân hàng khác nhau cómẫu xin mở thư tín dụng khác nhau về hình thức dù nội dung vẫn gồm đầy đủ cácthông tin cần thiết Đơn xin mở thư tín dụng được nộp cho ngân hàng kèm theo bảnsao hợp đồng ngoại, bản sao hợp đồng nội kèm theo hai uỷ nhiệm chi : một uỷ nhiệmchi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C ( thường là 10% trị giá hợp đồng ngoại )

và uỷ nhiệm chi thứ hai để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C

Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về ngân hàng phát hành thư tín dụng,GLAMOUR phải xem xét và kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ , chấp nhậnthanh toán cho ngân hàng thì mới được nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng trong đóvận đơn phải được ký hậu theo lệnh của Ngân hàng, phí ký hậu thường là khoảng50$

Trong trường hợp hàng đã về tới cảng mà bộ chứng từ vẫn chưa về, chi phí khobãi và cầu cảng mà hàng phải chịu có thể là rất lớn Khi đó GLAMOUR phải nhờngân hàng phát hành thư tín dụng đứng ra bảo lãnh nhận hàng bằng cách mở

“ Chứng thư bảo lãnh” với mức phí 50$, thấp hơn nhiều so với phí lưu hàng

Bộ xin mở thư bảo lãnh gồm Hợp đồng ngoại Sales contract, bản sao ComercialInvoice, Packing List, Bill of Lading Nội dung của chứng thư bảo lãnh có kèm theocam kết của bên xin bảo lãnh ( GLAMOUR ) thanh toán tiền hàng kể cả trong trườnghợp hàng đổ vỡ hay hư hỏng và cả khi bộ chứng từ không phù hợp Khi bộ chứng từ

về đến ngân hàng, GLAMOUR sẽ mang vận đơn ra hãng tàu để lấy lại chứng thư bảolãnh Trường hợp nữa là khi thị trường thuộc về người bán, tức là hàng khan hiếmhay khi quan hệ giữa hai bên đã có truyền thống thì việc chấp nhận bộ chứng từ dễdàng hơn

Trang 20

2.1.6 Làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng :

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng, Công ty sẽ tiến hành làm thủ tụcnhập khẩu và nhận hàng Công ty có thể nhận hàng theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp

 Theo cách gián tiếp, Công ty ký hợp đồng uỷ thác cho đơn vị giao thông Theo

đó, các cơ quan giao thông ( ga, cảng ) có trách nhiệm tiếp nhận hàng nhập khẩu trêncác phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quả trình xếp

dỡ , lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của Công

ty Chi phí này sẽ do khách hàng nội (bên uỷ thác) chịu

 Cách trực tiếp là Công ty cử cán bộ ra cảng nhận hàng Theo đó, có hai côngviệc mà cán bộ của Công ty sẽ phải thực hiện : làm thủ tục hải quan và nhận hàng từtàu ( nếu là chuyên chở bằng đường biển ) hoặc nhận hàng từ Công ty giao nhận hàngkhông ( nếu là hàng chuyên chở bằng đường hàng không)

- Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm : Khai báo hải quan xuất trình hànghoá, thực hiện các quy định của hải quan

Khai báo hải quan : Công ty (chủ hàng) khai báo các chi tiết về hàng hoá lên Tờkhai hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ Nội dung khai trong

Tờ khai hải quan phải chân thực và chính xác theo Hợp đồng ngoại và giấy báo nhậnhàng hay vận đơn

Bộ hồ sơ xuất trình cho Hải quan bao gồm : giấy giao chứng từ cho Hải quan,giấy giới thiệu cán bộ của GLAMOUR ra hải quan làm thủ tục nhập khẩu, hợp đồngngoại ( sales contract ), invoice, packing list, tờ khai hải quan

Sau khi khai báo với Hải quan, Hải quan vào sổ thông báo, kiểm tra tình hình nợđọng thuế để phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng đỏ , luồng vàng Đối vớihàng hoá luồng xanh thì không phải kiểm hoá sẽ được áp mã thuế luôn Hàng hoáluồng đỏ và vàng thì phải kiểm tra và sau đó mới áp mã số thuế và thuế suất phải nộp.Cán bộ làm thủ tục Hải quan sẽ nhận hàng và nhận biên lai nộp thuế hoặc giấy nộptiền vào ngân sách nhà nước

Sau khi hàng hoá đã được thông quan, cán bộ nhận hàng sẽ ra hãng tàu xuất

Trang 21

trình vận đơn và giấy giới thiệu của GLAMOUR cử cán bộ tới hãng tàu lấy lệnh đểđổi lấy lệnh giao hàng Cuối cùng tại kho hàng, cán bộ xuất trình giấy giới thiệu rakho hàng nhận hàng và lệnh giao hàng để đổi lấy hàng.

2.1.7 Kiểm tra hàng hoá :

Nếu hàng hoá còn nguyên đai nguyên kiện và không có dấu hiệu gì của việchỏng thì có thể không cần thiết kiểm tra Trường hợp ngược lại thì cán bộ nhận hàngphải tiến hàng thực hiện các thủ tục giám định về tình trạng hàng giao để có nhữngbiện pháp xử lý thích hợp

2.1.8 Giao hàng cho khách hàng nội và nhận thanh toán :

Hoạt động nhập khẩu uỷ thác có điểm khác biệt lớn nhất so với hoạt động muađứt bán đoạn ở chỗ doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ không phải vay ngân hàng chodoanh nghiệp uỷ thác Mọi chi phí sẽ được doanh nghiệp uỷ thác thanh toán bằngkhoản vốn tự có của mình Bởi vậy quá trình thanh toán trong hoạt động uỷ thác cũng

có những điểm khác Đối với mỗi khoản chi phí đơn vị đặt hàng sẽ thanh toán ngay

và có riêng một hoá đơn được xuất với từng khoản đó

2.1.9 Quyết toán lô hàng :

Sau khi lô hàng đã được giao cho khách hàng, phòng kinh doanh lập “ Bản quyếttoán hàng nhập khẩu “ hạch toán các khoản tiền hàng, thuế Nhập khẩu, thuế VAT,đưa ra tổng giá trị khách hàng phải thanh toán, khoản khách đã thanh toán và khoảnkhách còn thiếu Bản quyết toán này sẽ được gửi cho Phòng Tài chính kế toán đểtổng kết vào cuối các quý Khi khách hàng thanh toán nốt phần còn lại, Công ty sẽlập một bản thanh lý hợp đồng Khi đó có thể coi là một thương vụ đã kết thúc

2.2 Quy trình nhập khẩu trực tiếp của Công ty GLAMOUR

Trên thực tế, hoạt động nhập khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 15% tỉ trọng kimngạch nhập khẩu của Công ty trong năm 2009, tuy nhiên Công ty đang dần chú trọngtới phương thức nhập khẩu này do lợi nhuận mà nó mang lại lớn hơn nhiều so vớihoạt động nhập khẩu ủy thác Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu trực tiếp có rủi ro lớnhơn và đòi hỏi Công ty phải năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, kháchhàng

Trang 22

2.2.1 Nghiên cứu thị trường

Thị trường là yếu tố hàng đầu, nắm vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển của Công ty, việc nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và có phương pháp

cụ thể sẽ khiến cho Công ty tránh được các rủi ro Nhận thức được điều đó, Công tyGLAMOUR cũng tập trung nghiên cứu thị trường của mình một cách nghiêm túc,Công ty chia thị trường làm hai loại:

 Thị trường trong nước

 Thị trường ngoài nước

a Nghiên cứu thị trường trong nước

Nghiên cứu thị trường trong nước là một khâu vô cùng cần thiết,quyết định đếnkhả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường,cần phải căn cứ vào giá cả, quy cách, chủng loại, kích cỡ, thị hiếu, tập quán củangười tiêu dùng, đồng thời phải dự báo được nhu cầu trong thời gian tới Qua đó, cầnphải chỉ ra được thị trường hiện đang cần loại hàng gì, với số lượng bao nhiêu, giá cả

ra sao từ đó làm cơ sở cho các bước tiếp sau

Thông thường, việc nghiên cứu thị trường trong nước do phòng xuất nhập khẩucủa Công ty thực hiện Phòng nhập khẩu sẽ giúp cho Công ty nhập khẩu những sảnphẩm dược mỹ phẩm, máy móc và thiết bị mà thị trường đang cần nhằm đạt hiệu quảcao nhất Phòng xuất nhập khẩu còn phải nghiên cứu xem hiện tại thị trường đang cầnloại máy móc, thiết bị nào, nhu cầu về các loại máy móc tăng hay giảm, thiết bị máymóc của hãng nào được ưa chuộng Tuy nhiên đây là một trong những bước khó khănđối với Công ty, bởi nhu cầu khách hàng luôn biến động, rất khó để xác định chínhxác Tuy nhiên công ty đang có một Spa trực thuộc, thông qua hoạt động của Spa làđiều trị và chăm sóc da cho khách hàng có thể điều tra được thị hiếu cũng như hiệuquả của của phẩm và công nghệ máy

Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng tới việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh vềcác mặt như: các mặt hàng họ cung cấp, giá cả, chính sách xúc tiến…nhằm đưa ranhững kế hoạch cho hoạt động nhập khẩu của Công ty sao cho phù hợp nhất Công tycũng quan tâm đến các yếu tố thuộc về môi trường trong nước như chính sách của

Trang 23

Chính phủ, pháp luật, thuế, hạn ngạch, phong tục tập quán…

Việc nghiên cứu thị trường của Công ty GLAMOUR sử dụng phương phápnghiên cứu gián tiếp là chủ yếu, do đây là phương pháp ít tốn kém, tiết kiệm được cáckhoản chi phí cho việc nghiên cứu thị trường Tuy nhiên phương pháp trực tiếp đôikhi cũng cần thiết để có được những thông tin một cách xác thực hơn Do vậy trongthời gian tới, Công ty đang lập kế hoạch bổ sung thêm phương pháp nghiên cứu thịtrường bằng phương pháp trực tiếp thông qua việc thăm dò thị trường, tiếp xúc trựctiếp với khách hàng, cử cán bộ thường xuyên đi khảo sát thị trường

b Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Thị trường nước ngoài là nơi cung cấp sản phẩm dược mỹ phẩm, máy móc vàthiết bị thẩm mỹ cho Công ty nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty

Do vậy việc nghiên cứu thị trường nước ngoài được Công ty hết sức quan tâm

Thông thường Công ty thường tìm hiểu qua các sách báo tạp chí nước ngoài, cácthông tin của các cơ quan thường vụ Việt Nam ở nước ngoài hoặc catalogue giớithiệu quảng cáo Ngoài ra Internet có thể coi là một trong những công cụ hữu hiệunhất

Khi tìm hiểu thị trường nước ngoài, Công ty quan tâm đến các vấn đề sau:

- Nghiên cứu về mặt hàng nhập khẩu

Sau khi xác định được nhu cầu của mình đối với một loại hàng nào đó, Công ty

sẽ tiến hành nghiên cứu các vấn đề xung quanh mặt hàng đó nhằm tìm ra hàng hóa docủa nhà cung cấp nào là phù hợp nhất để tiến hành nhập khẩu

Việc nghiên cứ các mặt hàng nhập khẩu bao gồm nghiên cứu các yếu tố như giá

cả, chủng loại, chất lượng cũng như các tiêu chuẩn để đánh giá, xác định chất lượng

- Ngiên cứu các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế:

Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của Công ty, nó

có thể là các yếu tố chính trị, kinh tế…tại các nước đối tác,ngoài ra còn có thể là mốiquan hệ kinh tế giữa hai nước Ngoài ra, yếu tố môi trường còn bao gồm cả luật pháp,chính sách của Chính phủ nước ngoài

- Nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh:

Trang 24

Đối tác của Công ty trong thời gian chủ yếu là các bạn hàng truyền thống nhưTrung Quốc, Hồng Kông… Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do xu hướng mở rộngthị trường, Công ty cũng quan hệ với nhiều bạn hàng mới như Ustraylia, Italia, Mỹ(Bởi đây cũng là những nước đi đầu trên thế giới về công nghệ làm đẹp VD:Ustraylia có mỹ phẩm chiết suất từ thiên nhiên, Italia đi đầu với máy móc thẩm mỹcông nghệ cao) Công ty thường căn cứ vào những tiêu chí sau đây để lựa chọn đốitác:

 Uy tín của các công ty đó trên thị trường

 Khả năng chuyên môn hóa về mặt hàng nào đó

 Khả năng tài chính, khả năng cung cấp hàng hóa

 Các yếu tố thuộc về môi trường địa lý

2.2.2 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu

a Giao dịch và đàm phán

Thông thường, Công ty hay nhận được thư chào hàng của đối tác nước ngoài quaemail, fax hay qua đường bưu điện Nội dung thường gồm các điều khoản về hànghóa, thanh toán, giá cả, thời gian vận chuyển, phương thức thanh toán

Sau đó Công ty sẽ nghiên cứu các điều khoản trong thư chào hàng, Công ty sẽtiến hành trao đổi đàm phán những điều khoản mà Công ty cho là không hợp lý, chođến khi cả hai bên đi đến thống nhất

Ngoài ra dựa vào nhu cầu trong nước mà Công ty đã xác định, khi cần thiếtCông ty còn chủ động hỏi hàng, tức là yêu cầu đối tác nước ngoài cung cấp các thôngtin về hàng hóa nhằm mục đích nhận được báo giá với thông tin đầy đủ nhất

Thông thường việc đàm phán được thực hiện qua mạng Internet, gửi thư điện tử,qua fax, điện thoại, qua hội chợ triển lãm…để có thể tiết kiệm được chi phí

b.Ký kết hợp đồng

Sau khi việc đàm phán giữa Công ty và đối tác nước ngoài đã đi đến thống nhấttất cả các điều khoản trong hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng nhậpkhẩu Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu là thủ tục pháp lý quan trọng giữa Công ty vànhà cung cấp

Trang 25

Bản ký kết hợp đồng thông thường đã được bên cung ứng soạn thảo sẵn với cacđiều khoản liên quan đến hàng hóa và cả các vấn đề liên quan đến khiếu nại, khiếukiện Sau khi xem xét bản hợp đồng đã phù hợp với yêu cầu, các bên ký kết vào bảnhợp đồng, khi đó quan hệ pháp ly được xác lập và các bên phải có nghĩa vụ thực hiệnđúng như các yêu cẩu trong hợp đồng đã ký.

2.2.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Hợp đồng sau khi được ký kết có giá trị pháp lý,lúc này các bên tham gia ký kếtphải có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩutại Công ty GLAMOUR như sau:

a Xin giấy phép nhập khẩu ( nếu có)

Hiện nay mọi Công ty có đăng kí kinh doanh hợp pháp đều có quyển thực hiệnhoạt động xuất nhập khẩu Ngoài ra những mặt hàng mà Công ty nhập khẩu khôngphải là những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, do đó Công ty thường chỉcần làm đơn đề nghị Bộ Công Thương xác nhận đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấpphép tự động quy định tại Thông tư số 17/2008/TT-BCT

b Mở L/C

Đây thực chất là một khâu của quá trình thanh toán, nếu như Công ty ký hợpđộng với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thì Công ty sẽ phải tiến hànhnghiệp vụ này

Vì phương thức thanh toán chủ yếu của Công ty là phương thức thanh toán băngthư tín dụng nên để thanh toán tiền hàng Công ty phải tiến hành nghiệp vụ mở L/C.Nội dung của mục này tương tự như đối với quá tình nhập khẩu ủy thác, chỉ khác ởchỗ tiền đặt cọc mở L/C và phí mở L/C trong quá trình nhập khẩu ủy thác được lấy ra

từ khoản tiền bên ủy thác gửi sang bằng 10% giá trị lô hàng nhập khẩu còn đối vớinhập khẩu trực tiếp là do chính Công ty phải chi trả

c Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

Công ty thường ký hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF, do đó nghĩa vụ thuêtàu mà mua bảo hiểm thuộc về đối tác nước ngoài Tuy nhiên, cũng có một số trườnghợp Công ty nhập khẩu theo điều kiện FOB do nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF sẽ

Trang 26

cao hơn rất nhiều Khi đó Công ty phải có nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm.

Công ty GLAMOUR thường mua bảo hiểm tại Công ty cổ phần bảo hiểmPetrolimex ( PJICO) và Công ty bảo hiểm Việt Nam- Bảo Việt và một số Công ty bảohiểm khác Khi đó Công ty gửi giấy yêu cầu bảo hiểm đến Công ty bảo hiểm để yêucầu bảo hiểm cho máy móc, thiết bị mà Công ty nhập khẩu trong chuyến hàng đó.Sau đó Công ty bảo hiểm sẽ cấp cho Công ty một đơn bảo hiểm dựa trên giấy yêu cầubảo hiểm mà Công ty gửi đến

d Làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng.

Tương tự như trong quy trình nhập khẩu ủy thác, tuy nhiên mọi chi phí như bốc dỡhàng từ phương tiện vận chuyển, lưu kho, lưu bãi đều do Công ty phải chịu

3.Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

3.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm

Bảng 7: Báo cáo kim ngạch nhập khẩu qua các năm

(1000 USD) (1000 USD) (1000 USD) (1000 USD) (1000 USD)

Nguồn: số liệu nội bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty GLAMOUR

Từ bảng số liệu này, ta có thể vẽ biểu đồ thống kê kim ngạch nhập khẩu củaCông ty qua các năm:

Kim ngạch nhập khẩu của Công ty đã có những biến động lớn trong những nămqua Từ năm 2005 đến năm 2007 Công ty đã có một sự tăng trưởng lớn trong kim

Trang 27

ngạch nhập khẩu : năm 2006 đạt 45,913,484.36 USD ( tăng 49,5% so với năm 2005

và là mức tăng trường lớn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây), năm 2007 đạt57,648,354.97 USD ( tăng 25,5% so với năm 2006) Đây là kết quả của sự mở rộngngành hàng kinh doanh trong những năm trước đó và các sản phẩm mới đã có sự pháttriển, mở rộng thị phần trong thị trường nội địa

Với đặc trưng là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động kinhdoanh củacông ty có liên quan nhiều đến thị trường quốc tế Cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới bùng nổ vào tháng 9/2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng kinh doanh củaCông ty Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Công ty gần như vẫn được duy trì, docuộc khủng hoảng chỉ bắt đầu nổ ra vào những tháng cuối năm và chưa kịp gây nênnhiều biến động trong cùng năm đó Tuy nhiên, năm 2009 đã được ghi nhận là năm

có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất, giảm tới 38,3% so với năm 2008 ,chỉ còn31,440,999.42 USD Có thể lý giải nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảngnày, các khách hàng trong nước đã giảm đáng kể các đơn đặt hàng, tình hình tài chínhcủa Công ty cũng gặp khó khăn do hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài bị thu hẹp, dẫnđến sự suy giảm trong kim ngạch nhập khẩu năm 2009

3.2 Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu qua các năm

Bảng 9: Bảng kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty thời kì

từ năm 2005-2009

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Năm2009Doanh thu từ hđ nk

( Triệu VNĐ) 235,692 264,986 306,136 457,694 317,707Lợi nhuận từ hđ nk

Tỉ suất lợi nhuận nk

theo doanh thu 2.15% 2.21% 2.30% 2.32% 2.33%

Nguồn: báo cáo kinh doanh các phòng ban Công ty GLAMOUR

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có xu

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Thương mại quốc tế- PGS.TS Nguyễn Duy Bột, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê 1997 Khác
2. Giáo trình kinh tế thương mại- PGS.TS Đặng Đình Đào, PGS.TS Hoàng Đức Thân, Nxb thống kế 2001 Khác
3. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại- TS Nguyễn Xuân Quang, TS Nguyễn Thừa Lộc, Nxb Thống kê 1999 Khác
4. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Đại học ngoại thương Khác
5. Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước ( Ban hành kèm theo quết định số 1172-TM/XNK ngày 22.9.1994 của bộ thương mại) 6. Website của công ty GLAMOUR: www.GLAMOUR.com.vn Khác
7. Các tài liệu, chứng từ của các hợp đồng nhập khẩu của công ty GLAMOUR Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w