Đại đa số nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay là vốn huyđộng từ KH gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, KHvay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để NH hoàn trả
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Khoa Khoa học Quản lýTrường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà nội, với sự dạy bảo nhiệt tình và tâmhuyết của các thầy các cô trong khoa cũng như các thầy cô bộ môn đã giúp
em có được nhiều kiến thức bổ ích và quan trọng về các lĩnh vực có liên quanđến chuyên ngành và ngoài chuyên ngành Sau thời gian thực tập tại Chinhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Hưng Yên, với sự chỉbảo, hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ Ngân hàng đã tạo điều kiện tốt cho
em nắm bắt được các hoạt động thực tế về Ngân hàng
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhtới các thầy cô giáo và cán bộ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng, đặc biệt làthầy Mai Anh Bảo đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với
đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Hưng Yên”.
Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích tìm hiểu còn hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy các cô giúp em khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1
1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 1
1.2 Các hình thức cho vay của NHTM 1
1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay: 1
1.2.2 Căn cứ vào mục đích: 2
1.2.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo các khoản vay : 3
1.2.4 Căn cứ vào hình thức hình thành khoản vay: 3
1.3 Nguyên tắc cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của NHTM 4
1.4 Quy trình cho vay của NHTM 5
1.5 Vai trò cho vay tại Ngân hàng Thương mại 9
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM 10
1.6.1 Các nhân tố chủ quan 10
1.6.1.1 Chính sách tín dụng trong Ngân hàng 10
1.6.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng 11
1.6.1.3 Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng 12
1.6.1.4 Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng 12
1.6.1.5 Công nghệ ngân hàng 13
1.6.2 Các nhân tố khách quan 13
1.6.2.1 Đối thủ cạnh tranh 13
1.6.2.2 Sự phát triển nền kinh tế 14
Trang 31.6.2.3 Chính sách của Nhà Nước 14
1.6.2.4 Khách hàng 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HƯNG YÊN 16
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hưng Yên 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.2 Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Hưng Yên 16
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng 17
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, vị trí ở Ngân hàng 18
2.2 Thực trạng kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Hưng Yên những năm gần đây 26
2.2.1 Huy động vốn 27
2.2.2 Cho vay nền kinh tế 29
2.2.3 Kết quả tài chính: 31
2.2.4 Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng 32
2.2.4.1 Khách quan 32
2.2.4.2 Chủ quan 33
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HƯNG YÊN 36
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 36
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay ở Ngân hàng TMCP CT VN – Chi nhánh Hưng Yên 37
3.2.1 Mở rộng thị trường cho vay và xây dựng chiến lược ngành hàng trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế 37
Trang 43.2.2 Thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay đồng thời đa dạng hóa
tài sản đảm bảo 38
3.2.3 Xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ và hiệu quả 40
3.2.4 Giải pháp về nguồn vốn 41
3.2.5 Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng 42 3.2.6 Phát triển hệ thống công nghệ Ngân hàng 43
3.3 Một số kiến nghị 45
3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương VN 45
3.3.2 Đối với Ngân hàng NNVN 46
3.3.3 Đối với Chính phủ 47
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
1 NH – Ngân hàng
2 NHTM – Ngân hàng thương mại
3 NHTM VN – Ngân hàng thương mại Việt Nam
4 NHTMCTCT VN – Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn 27Bảng 2.2: Dư nợ cho vay 29Bảng 2.3 : Doanh số cho vay 29
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết hệ thống Ngân hàng (NH) được xem như là cácmạch máu của một cơ thể sống đó là nền kinh tế, trong bối cảnh hiện nay củanền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt nam nói riêng thì hộinhập là xu thế tất yếu
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa họccông nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao Đặc biệt đối với cácnước đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét Nguồn vốn đầu tư phát triển
xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài… Song không thể không đề cập đến vai trò rất to lớncủa hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam Hoà chung với quá trình đổimới kinh tế của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mớimạnh mẽ không chỉ về cơ cấu tổ chức- chuyển từ hệ thống Ngân hàng mộtcấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp mà còn cả về phương thức hoạt động,với xu hướng đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhucầu vốn vay của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, cũng như cung cấp cácdịch vụ Ngân hàng đa dạng an toàn và tiện ích nhất cho người dân Với xuhướng đa dạng hoá trong môi trường hội nhập Quốc tế, các Ngân hàngthương mại đang từng bước mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phầnkinh tế, mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm Nhiều nghiệp vụ Ngânhàng mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy
tờ có giá, tài trợ bán hàng trả góp, tín dụng thuê mua, đấu thầu tín phiếu khobạc
Đăc biệt hoạt động cho vay của các ngân hàng luôn là hoạt động đángquan tâm hàng đầu vì đây là hoạt động chủ yếu, nó khẳng định vai trò của hệthống ngân hàng là trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế Trong mấy năm gần đây, hoạt động cho vay của các Ngân hàng tuy đạt đượcnhững thành quả đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và gặp không ít các khókhăn, trở ngại
Trang 8Trước những cơ hội và thách thức của Ngành Ngân hàng khi nước ta đã
là thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế WTO do vậy, Ngành Ngânhàng phải có những chiến lược, mục tiêu rõ ràng, bước đi vững chắc sẵn sàngđón lấy những cơ hội và dự đoán những thách thức xảy ra Khẳng định rõ vaitrò to lớn của mình là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế
Với những lý do trên, trong quá trình thực tập khảo sát thực tế tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên, em rất quan tâmđến hoạt động cho vay Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giai đoạn hộinhập của đất nước, với những kiến thức đã được học tại trường và mongmuốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết những vấn đềbức thiết hiện nay trong hoạt đông này của ngành Ngân hàng Vì vậy em đã
lựa chọn đề tài "Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên” làm chuyên đề thực
3 Nội dung nghiên cứu
- Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng
- Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng
- Thu hút nguồn vốn vào Ngân hàng
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, chuyên đề có kết hợp sử dụng cácphương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, phântích, logic…
Trang 96 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề chủ yếu đề cập đến những vấn đề lýluận và thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay tại Ngân hàngTMCP Chi nhánh Hưng Yên, chủ yếu từ năm 2008-2010
7 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hưng Yên.
Chương 3: giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hưng Yên.
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà NHTM đã huyđộng được trong nền kinh tế, đây là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa lớn đốivới nền kinh tế xã hội vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cungcấp một khối lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mànền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Cụ thế NH sẽ cấp chokhách hàng một số tiền khi khách hàng thoả mãn các điều kiện của ngânhàng, sau một thời gian nhất định khách hàng phải hoàn trả cho NH bao gồm
cả vốn gốc và tiền lãi NH huy động được nguồn vốn với khối lượng lớn, đadạng về thời hạn nên có thể đáp ứng nhu cầu vay của nhiều đối tượng thôngqua nhiều phương thức, hình thức cho vay khác nhau
1.2 Các hình thức cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng, tuỳ theo góc độ nhìn nhậnkhác nhau mà hoạt động này được phân chia theo các tiêu thức khác nhau:
1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1
năm, được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp vàcác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân
- Cho vay trung, dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm, chủ yếu
được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định, hình thành vốn lưu động thườngxuyên cho các doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu như xây dựng nhà ở, cácthiết bị có thời gian thu hồi, sử dụng lâu, xây dựng các xí nghiệp mới
Việc phân chia các khoản cho vay theo thời hạn cho vay như trên cũngchỉ mang tính tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định trước đượcchính xác thời hạn Phân chia khoản cho vay theo thời gian có ý nghĩa quantrọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và
Trang 11khả năng sinh lợi của tài sản.
1.2.2 Căn cứ vào mục đích:
- Cho vay khách hàng cá nhân
Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vàoviệc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cánhân Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đếnnguồn tiền được dùng để trả nợ Ngân hàng trong trường hợp khoản vay khôngđược trả chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền Hình thức cho vay nàychỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ XX , khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và kéotheo những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đãphải bỏ đi bao nhiêu hàng hóa khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng ko có cầuthực sự Hình thức phổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, mộtloại hình được áp dụng rất thành công ở các nước phát triển Nghĩa là ngânhàng có thể cho các công chức vay để họ có thể mua sắm ô tô, xe máy, trảgóp nhà Ở các nước phương Tây và Mỹ thì một người có thể mua ô tô để đilại trở lên rất dễ dàng trong khi tài khoản của anh ta không cần phải có đủ100% hay 50% giá trị của chiếc xe đó Điều này sẽ giúp cho việc tiêu thụhàng hóa trở nên thuận lợi hơn, do vậy nó thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hànghóa phát triển
- Cho vay khách hàng doanh nghiệp :
Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay
để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đápứng một nhu cầu nào đó về vốn của doanh nghiệp Có thể hiểu hoạt động chovay doanh nghiệp là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng chodoanh nghiệp vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhấtđịnh theo thoả thuận và nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
Dựa vào đặc điểm khác nhau của từng ngành, nghề mà Ngân hàng sẽthiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ dựa
Trang 12trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chia loại hìnhnày theo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay
có thể cho vay theo các ngành nghề kinh tế: ngành công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ…
Hoạt động cho vay luôn tạo ra lượng tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng tài sản của NH Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu nhưng cũng tiềm
ẩn nhiều rủi ro mà nếu không quản lý tốt danh mục cho vay có thể gây ra tổnthất tới vốn và tài sản của NH
1.2.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo các khoản vay :
- Cho vay không bảo đảm(chính sách vay vốn thấp):
Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ
ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách h àng Loại cho vay này chủyếu được áp dụng trong cho vay với khách hàng có khả năng tài chính mạnh,quản trị có hiệu quả do đó NH không cần đến nguồn thu nợ thứ hai bổ sung
- Cho vay có bảo đảm:
Là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như : thế chấp, cầm cố, hoặcphải có sự bảo lãnh của bên thứ ba Sự bảo đảm này là cần thiết đối với kháchhàng chưa khẳng định được uy tín, NH sẽ có căn cứ pháp lý để có thêm nguồnthu thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không chắc chắn
1.2.4 Căn cứ vào hình thức hình thành khoản vay:
- Cho vay trực tiếp :
Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp Đây là khoảncho vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn Ngân hàngtrực tiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện
mà hai bên thỏa thuận Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao màkhông phải thông qua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng
- Cho vay gián tiếp:
Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Ngân hàngcho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựuchiến binh, hội phụ nữ … các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành
Trang 13viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyềnlợi cho mỗi thành viên Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xóa đói giảmnghèo luôn được các trung gian rất quan tâm.
Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩmđầu vào của quá trình sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế ngườivay sử dụng tiền sai mục đích
Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán cách xa NH Trong trường hợp như vậy cho vaytrung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ…)
Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro chi phí của NH, tuy nhiên,
nó cũng bộc lộ các hạn chế Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình vànếu NH ko kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữ lấy số tiềncủa các thành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng đểbán hàng kém chất lượng hoặc với giá cho người vay vốn
1.3 Nguyên tắc cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của NHTM.
Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất địnhnhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời Các nguyên tắc này được cụthể hoá trong các quy định của NH Nhà nước và các NHTM Các nguyên tắc
đó là:
Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc này, mọi khoản vay đều được xácđịnh trước về mục đích kinh tế, khi xin vay khách hàng phải trình với NH dự
án, kế hoạch sử dụng vốn vay để NH xét duyệt Nếu NH đồng ý cho vay thì
KH phải sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng.Thực hiện nguyên tắc này đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó đảm bảo hiệuquả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này của NH
Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi: Hoàntrả nợ gốc và lãi là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay.Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà NH sử
Trang 14dụng để cho vay Đại đa số nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay là vốn huyđộng từ KH gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, KHvay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để NH hoàn trả lại cho KH gửi tiền.Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thờiquyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải đượchoàn trả cả gốc và lãi.
Nguyên tắc thứ ba trong hoạt động cho vay doanh nghiệp củaNHTM là Ngân hàng tài trợ trên dự án khả thi và có hiệu quả Thực hiệnnguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ hai Phương án hoạtđộng có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi vốn đầu tư
và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liềnvới việc hình thành tài sản của người vay Trong trường hợp xét thấy kém antoàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay
1.4 Quy trình cho vay của NHTM
Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Đaphần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu Mà việc trả nợnày lại phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpvay vốn Điều mà NH quan tâm nhất khi cho các doanh nghiệp vay vốn là liệudoanh nghiệp có trả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết hay không.Vậy thì điều này phụ thuộc vào doanh nghiệp vay vốn? Nhưng không hẳn nhưvậy Đúng là vấn đề trả nợ đầy đủ và đúng hạn phụ thuộc rất lớn vào KH Tuynhiên, NH lại hoàn toàn có thể kiểm soát được các khoản vay vì việc quyếtđịnh có cho vay hay không là do NH quyết định Để có được quyết định chovay đúng đắn và kịp thời, NH cần xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý.Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rấtquan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng khicho vay
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi NH đều tự thiết kế và xâydựng cho mình một quy trình tín dụng riêng song về cơ bản quy trình cho vay
Trang 15doanh nghiệp của các NH đều gồm có các bước sau:
(1) Lập hồ sơ cấp tín dụng
Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiệnngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng mà có nhu cầu vay vốn.Lập hồ sơ tín dụng là khâu rất quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm
cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định chovay
Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ kháchhàng những thông tin sau:
♦ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng
♦ Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng
♦ Thông tin về bảo đảm tín dụng
sở quyết định cho vay
Đây có thể coi là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phântích tín dụng Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quanđến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ralợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh
tế khác có liên quan đến người vay
NH có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thôngtin như: phỏng vấn trực tiếp, mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua các trung
Trang 16gian hoặc thông qua các thông tin có được từ báo cáo của doanh nghiệp.
NH thực hiện các nội dung phân tích sau:
♦ Đánh giá tài sản của khách hàng
dự đoán càng khó chính xác, đó là do tác động của các điều kiện kinh tế, thiêntai, các thay đổi bất thường trong đời sống chính trị, khủng hoảng kinh tếvùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành…làm thay đổi các tính toán banđầu dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng Tổn thất củakhách hàng đến tổn thất của NH chỉ trong gang tấc Chính vì vậy khi phântích tín dụng NH không những chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính từ phía kháchhàng mà phải tổng hợp nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài trong quátrình phân tích để có được quyết định tín dụng đúng đắn
(3) Quyết định và ký kết hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ
sơ vay vốn của khách hàng Đây được coi là một khâu hết sức quan trọngtrong quy trình tín dụng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnhhưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Đây đồngthời cũng được coi là khâu khó xử lý nhất và NH thường dễ phạm phải sailầm nhất Hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong quá trình ra quyết định
và ký kết hợp đồng tín dụng đó là:
Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
Hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho NH Quyết địnhcho vay thứ nhất sẽ khiến NH gặp phải rủi ro tín dụng do khả năng kháchhàng không trả được nợ đầy đủ và đúng hạn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn
Trang 17hoặc nợ không thể thu hồi gây thiệt hại về tài chính Trong khi loại sai lầmthứ hai lại khiến NH mất đi cơ hội cho vay và thiệt hại về uy tín.
Chính vì vậy để đưa ra được quyết định đúng đắn trong cho vay đối vớiKHDN, NH cần phải chú trọng tới hai vấn đề:
Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm làm cơ
(5) Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng nhằm đảm bảo cho các khoản vay được khách hàng sửdụng đúng mục đích đã cam kết Đây được coi là khâu khá quan trọng, thựchiện khâu này cũng có nghĩa là giúp NH phát hiện và chấn chỉnh kịp thờinhững sai phạm có thể ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ sau này NH có thể
áp dụng các phương pháp giám sát tín dụng khác nhau như:
Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại NH
Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ
Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
Trang 18nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn
Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay
Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác
Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác
(6) Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của một quy trình tín dụng Thanh lý hợp đồng tíndụng xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn.Khâu này bao gồm các công việc:
Thu nợ : Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng nhữngđiều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Cả NH và khách hàng đều cóthể thoả thuận và lựa chọn các hình thức thu nợ : thu gốc và lãi một lần khiđáo hạn, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ, thu gốc và lãitheo nhiều kỳ hạn Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả
nợ thì NH có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để saunày có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ
Tái xét hợp đồng tín dụng: nghĩa là phân tích tín dụng trong điều kiệnkhoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng vàphát hiện rủi ro để có hướng giải quyết xử lý kịp thời
Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi hết thời hạn của hợp đồng tín dụng vàkhách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì NH và khách hàng làmthủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ
sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ Trường hợp ngân hàng giám sát vàphát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụngnghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ vay sau này, NH có thể
đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc
1.5 Vai trò cho vay của Ngân hàng Thương mại
Hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM là hoạt động cung cấpvốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các chủ thể trong nền kinh tế NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn
Trang 19tạm thời nhàn rỗi từ mọi cá nhân, tổ chức và các thành phần kinh tế, từ đó chovay đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất Nhờ có vốn vay củaNHTM mà các DN lớn nhỏ trong nền kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất,cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động cho vay đặc biệt là hoạt động cho vay DN là hoạt động
cơ bản, tạo ra thu nhập chủ yếu cho NHTM Thông qua nghiệp vụ cho vay
DN, các NH thu được tiền lãi vay, là nguồn bù đắp cho chi phí huy động vốn,tạo ra nguồn thu nhập lãi ròng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của
NH Với các NHTM hiện đại, sự tăng lên của thu nhập từ các hoạt động cungứng dịch vụ khác đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập của
NH Tuy nhiên, các nghiệp vụ truyền thống của NH vẫn giữ vai trò chủ chốt
vì đây là hoạt động thiết lập quan hệ giữa NH và khách hàng, là cơ sở đểkhách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính cung ứng từ NH
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM
1.6.1 Các nhân tố chủ quan
Theo nghiên cứu của các học giả khi bàn về các nhân tố chủ quan ảnhhưởng đến hoạt động cho vay của NH thì nhận thấy rằng có rất nhiều nhân tốchủ quan ảnh hưởng đến tổ chức nhưng trong số đó có năm nhân tố mà NHchịu ảnh hưởng nhiều nhất:
1.6.1.1 Chính sách tín dụng trong Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là một hoạt động bao trùm của NH Với tầm quantrọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm đó là chính sách tín dụng.Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NH, trở thành hướngdẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên NH, tăng cường chuyên mônhóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tíndụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời
Chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng, lãi suất và phí suấttín dụng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn
Trang 20nợ, các khoản đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sáchđối với tài sản có vấn đề… Như vậy có thể nói chính sách tín dụng đóng vai tròquan trọng, là xương sống trong hoạt động của NHTM Chính sách tín dụngđược xây dựng nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng khả năng sinhlời Nội dung của chính sách tín dụng là tài trợ cho khách hàng, phục vụ chokhách hàng trên cơ sở an toàn, do đó ngân hàng xây dựng chính sách tín dụngcàng rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu bao nhiêu thì càng thuận lợi cho việc áp dụngcủa cán bộ tín dụng và nâng cao chất lượng cho vay của NH bấy nhiêu.
1.6.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng.
Một NH cũng như một DN, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh thì phải có vốn Hai nguồn vốn chủ yếu của NH là vốn tự có và vốnhuy động
Ngân hàng thương mại nằm trong Hệ thống Ngân hàng chịu sự tác độngcủa chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước và tuân thủcác quy định của Luật Ngân hàng.Một Ngân hàng chỉ được huy động một sốvốn gấp 20 lần số vốn tự có Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khảnăng được phép huy động vốn càng cao, và NH càng dễ dàng hơn trong việcthực hiện các hoạt động kinh doanh của mình
Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các tổ chức phitài chính là các NHTM kinh doanh chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từcác thành phần kinh tế và cá nhân còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằngnguồn vốn tự có là chính
Ta biết NH cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình Mà hoạt độngcho vay cuả NH ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vaycủa NH càng lớn khi mà nguồn vốn của NH phải lớn mạnh Khi nguồn vốncủa NH tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì NH có thêm nhiều tiền cho kháchhàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của NH được tăngcường và mở rộng Còn nếu lượng vốn ít thì ko đủ tiền cho khách hàng vay,
NH sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của NH sẽ ko cao và việc tăngcường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế Nhưng nếu vốn quá nhiều, NH cho
Trang 21vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiệntượng tồn đọng vốn Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phảitrả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của NH.
Vì vậy việc phát triển nguồn huy động vốn của NH là quan trọng khimuốn tăng cường hoạt động cho vay
1.6.1.3 Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng
Đây là điều kiện rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho vay xét
từ góc độ NH Nếu không tổ chức bộ máy hoạt động, quy trình hợp lý, thuậntiện, đầy đủ và đảm bảo giám sát chặt chẽ cũng như việc xây dựng chiến lược,chính sách không phù hợp thì chắc chắn NH sẽ gặp không ít rủi ro Cơ cấu tổchức bộ máy của NH phải có các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ và hoạtđộng tương ứng với các phòng ban của NHNN
Tổ chức bộ máy và quy trình tín dụng sẽ quy định quyền hạn, tráchnhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận, từng khâu, mối quan hệ tác nghiệp từng
bộ phận trong suốt quá trình thực hiện từ khâu thẩm định đến khi thiết lậpquan hệ tín dụng, thu hồi vốn tín dụng Quy trình tín dụng phải được thựchiện đúng với quy trình tín dụng của NHNN đưa ra
1.6.1.4 Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng
Con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định chất lượng cho vay nóiriêng và hoạt động NH nói chung Do đặc thù của hoạt động cho vay liênquan đến mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, nên đòi hỏi cán bộ tíndụng phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ hiểu biết về chínhtrị, kinh tế - xã hội Số lượng cán bộ tín dụng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ tíndụng thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cán bộ công nhân viên của chinhánh (40%/ tổng số cán bộ)
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là trình độ nắm bắt chủtrương, chính sách của nhà nước, của bản thân NH, khả năng thẩm định kháchhàng, phương án sản xuất kinh doanh để có thể thực hiện đúng và đủ để đảmbảo chất lượng cho hoạt động cho vay Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng
Trang 22được quy định theo các tiêu chuẩn cứng :
Có chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng từ Đại học trở lên đảm bảo 100%
Có trình độ hiểu biết và nắm bắt về tình hình chính trị kinh tế xã hội
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
1.6.1.5 Công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ tới tất cả các hoạt động của
NH, bao gồm cả hoạt động tín dụng Những NH có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt,các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi sẽ tạo được uy tín tốt và thu hútđược nhiều khách hàng Do đó hoạt động cho vay cũng được tiến hành nhanhchóng và hiệu quả hơn
1.6.2 Các nhân tố khách quan
Theo mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter, nhà hoạch địnhchiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung
lý thuyết để phân tích Trong đó, ông đã mô hình hóa các ngành kinh doanh
và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượngcạnh tranh NH là một tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ cũng chịu tác độngcủa năm yếu tố đó Nhưng để hiểu một cách đơn giản, rõ ràng và sát thực nhấtthì em xin đi phân tích ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động củaNgân hàng:
1.6.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh.Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì đểngày càng phát triển thì NH luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so vớiđối thủ cạnh tranh và phải nâng cao tăng cường các hoạt động của mình vượtđối thủ cạnh tranh Tuy nhiên khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửitiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của NH nào có lợi cho họ Nếu như đối thủcạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn so với NH thì sẽ thu hút nhiều khách hànghơn NH thậm chí khách hàng của NH cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh
Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủcạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng
Trang 23Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có : xác định các nguồnthông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lượccủa đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của NH trong việc mởrộng hoạt động cho vay.
1.6.2.2 Sự phát triển nền kinh tế
Sự phát triển nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanhcủa NH nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môi trường thuậnlợi để mở rộng hoạt động cho vay
Bất cứ một NH nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế Tronggiai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, DN làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhucầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng Mặtkhác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thấtnghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng củangười dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng.Ngược lại nền kình tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụvốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, không những hoạt độngcho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp
1.6.2.3 Chính sách của Nhà Nước.
Sự đồng bộ của các văn bản pháp lý sẽ tạo thuận lợi và an toàn cho hoạtđộng NH Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vaynói riêng liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế Do đó việc ban hành
và thực thi các bộ luật như thế nào để có thể điều chỉnh các quan hệ giữa NH
và khách hàng, có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động NH làmột vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay của NHTM.
Trang 24năng lực pháp lý, dẫn đến việc vay mượn giữa hai bên không được pháp luậtthừa nhận thì việc thu hồi khoản vay sẽ rất khó khăn.
- Tính khả thi trong phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
Khi khách hàng đã xây dựng được dự án sản xuất kinh doanh khả thi thìbản thân khách hàng cũng thấy được phương hướng công việc của mình, đảmbảo vững chắc nguồn trả nợ gốc và lãi cho NH Tỷ lệ vốn tự có của kháchhàng tham gia vào dự án càng cao thể hiện năng lực tài chính của khách hàngcàng tốt, phương án càng ít rủi ro
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay
Bảo đảm cho khoản vay bao gồm các hình thức sau:
+ Cầm cố tài sản: là việc bên cầm cố (bên vay, bên bảo lãnh) giao tài sản
là bất động sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố (bên cho vay) đểđảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên nhận cầm cố (bên cho vay) Nếutài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm
cố vẫn giữ tài sản cầm cố với yêu cầu bảo quản hoặc giao cho bên thứ ba giữ.Tài sản cầm cố có thể thuộc các nhóm sau: các chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu, chứng khoán, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá, hợp đồng bảo hiểm,hàng hoá và các động sản khác
+ Thế chấp tài sản: là việc bên thế chấp (bên vay hoặc bên bảo lãnh)
dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đối với bên nhận thế chấp (bên cho vay)
+ Bảo lãnh: là việc bên thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên cho vay
(bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay (bên đượcbảo lãnh), nếu khi đến hạn trả nợ mà người được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ Các bên thoả thuận có thể thoảthuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảolãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
Bảo lãnh có hai loại là Bảo lãnh bằng tài sản và Bảo lãnh không bằng tàisản (tín chấp)
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hưng Yên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng thương mại NhàNước lớn tại Việt Nam với tổng tài sản chiếm trên 20% thị phần trong toàn bộ
hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thànhlập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngànhNgân hàng Việt Nam
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch và chinhánh, trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hưng Yên là một trongnhững chi nhánh tại Hưng Yên của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàngTMCP Công thương Hưng Yên có quá trình phát triển của mình như sau:
Trước năm 1988: Ngân hàng Nhà nước Thị xã Hưng Yên
Từ tháng 8 năm 1988 đến cuối năm 1996: Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Thị xã Hưng Yên trực thuộc Ngân hàng Công thương Tỉnh HảiHưng Sau khi tách tỉnh Hải Hưng cũ thành Tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
Từ đầu năm 1997 đến cuối năm 2010: Ngân hàng Công thương ViệtNam chi nhánh Hưng Yên
Từ đầu năm 2010 đến nay: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh Hưng Yên
2.1.2 Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Hưng Yên
Nhận tiền gửi có kì hạn và ko có kì hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ,
Trang 26kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ mua bán chuyển đổi ngoại tệ.
Dịch vụ chi trả kiều hối cho mọi đối tượng nước ngoài gửi về cho nhân thân Dịch vu thanh toán chuyển tiền, mở L/C cho khách hàng với tất cả cácnước trên thế giới
Đầu tư, cho vay mọi thành phần kinh tế
Các dịch vụ khác
Các công việc trên đều được thực hiện và quản lý bằng máy vi tính antoàn, bí mật, nhanh chóng và chính xác
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng
Tống số cán bộ công nhân viên chức của Chi nhánh : 71 cán bộ, trên80% cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên
Cơ cấu tổ chức gồm có:
Ban lãnh đạo gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hưng Yên gồm có 12 phòng ban:
Trang 27 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, vị trí ở Ngân hàng
Thực hiện các kế hoạch kinh doanh
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổ chức;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong tổ chức,
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
NH TMCP CÔNG THƯƠNG
PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KHDN
PHÒNG KHCN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ
Trang 28trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trongNgân hàng kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc;
và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ
về thanh toán xuất nhập khẩu, về kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo đúngquy trình của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nhiệm vụ:
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp
- Thực hiên tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng
về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Tíndụng, đầu tư, chuyển tiền… làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam đến các khách hàng là doanh nghiệp.nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải thiện sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấpnhững sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng
- Thẩm định xác định quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng
có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩmquyền quyết định theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Trang 29+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và cáchình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Việt Nam.+ Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lạithời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ,kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thu hồikhoản cho vay này
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theoquy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành,chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản lý rủi ro để tính toán trích lập dựphòng rủi ro
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu thông tin của khách hàng cho Phòng quản lýrủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh vàNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2
- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
4 Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, đểkhai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đếntín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành
và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Trực tiếp quảngcáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các kháchhàng cá nhân
Trang 30Nhiệm vụ:
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cánhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng
về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng
có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩmquyền quyết định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theoquy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Thực hiện phân loại nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành,chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản lý rủi ro để tính toán trích lập dựphòng rủi ro
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý nợ nhóm 2
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễngiảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lýrủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh vàNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chínhcủa khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhucầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh
- Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Qũytiết kiệm, điểm giao dịch
- Thực hiện nhiệm vụ nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảohiểm khác theo hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam