1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dịch văn học - một hình thức giải mã đặc biệt

12 193 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 55

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HỈNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT

TS PHẠM NGỌC HÀM

Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội

1 Đặt vấn đề

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, văn học là sản phẩm tỉnh thần vô giá, cũng là sự kết tỉnh tỉnh hoa của óc sáng tạo qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Với bề dày lịch sử mắy ngàn năm, bắt đầu từ thần thoại, truyền thuyết đến bộ tổng tập thơ ca đầu tiên Kinh thi ra đời cho tới ngày nay, văn học Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế to lớn của nó trên văn đàn thế giới Công tác dịch thuật, nhất là dịch thuật các tác phẩm văn học là

một trong những phương thức giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới ngày càng được coi trọng Giảng dạy văn học Trung quốc cho các khoa chuyên tiếng Hán, ngoài việc nắm bắt tác phẩm và cách gợi mở cho sinh viên tìm hiệu tác phẩm ra, người dạy cũng như người học còn cần có khả năng chuyển dịch tác phẩm, đặc biệt là những câu hay, mức độ hàm An cao sang tiéng Viét sao cho nội dung tư tưởng được chuyển tải đầy đủ nhất dưới một

hình thức ngôn từ đẹp nhất, đúng với tỉnh thần của nguyên tác Để đạt được điều đó, người dịch cần có cả một quá trình trau đồi ngôn ngữ lâu dài

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có khi đã vượt lên chính nó, sâu

sắc nhất, tinh tế nhất và hàm chứa nhân tố văn hóa dân tộc đậm đà nhất

Tuy nhiên, với mỗi ngôn ngữ, cách thể hiện trong tác phẩm văn học lại có những đặc trưng và phong cách khác nhau Phải kết hợp các yếu tố, thủ pháp ngôn ngữ với văn hóa, đồng thời phải biết hoá thân vào tác phẩm mới có thể chuyển dịch một cách thành công Trong quá trình dạy học tác phẩm văn học, người thầy biết hướng đạo cho sinh viên ngoại ngữ chuyên dịch những câu, những đoạn văn hay cũng là điều làm nên sức cuốn hút và sự phong phú của bài giảng Đồng thời cũng là một trong những phương thức trau dồi khả năng thẩm mĩ, óc phân tích ngôn ngữ tỉnh tế cho sinh viên "Văn" ở đây được đề cập với ý nghĩa không chỉ đơn thuần là tác phẩm văn học thực thụ, mà còn bao gồm các văn bản viết mang màu sắc văn học được đề cập trong chương trình thực hành tiếng Hán Với tư cách là những giáo

Trang 2

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 56 dịch cụ thể, mà trước hết muốn điểm lại vài nét li luận về dịch thuật và những đặc trưng của ngôn ngữ văn học Trên cơ sở đó đưa ra những thủ

pháp chuyến dịch các câu văn, đoạn văn hay, làm cho giờ dạy văn học Trung Quốc cũng như giờ dạy dịch sinh động hơn, góp phần nâng cao hiệu

quả dạy học tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam

2 Đôi nét về đặc trưng ngôn ngữ văn học

"Tân hiện đại Hán ngữ từ điển” của Vương Đồng Ức, Nxb Hải Nam

1993, đã thống kê 3 "văn" với 17 nghĩa khác nhau Điều chúng tôi muốn

ban ở đây là hai nghĩa của "văn": một là chữ, hai là cái đẹp, cái thiện Trong Luận ngữ, khi trả lời câu hỏi của học trò "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn

vi?" (người quân tử chỉ cần cái "chất" mà thôi, cần gì phải "văn") Không Tử nói: "văn do chất, chất do văn" (văn cũng như chất, chất cũng như văn)

Chất và văn ở đây chính là hai mặt hình thức và nội dung Khong Tu da đánh giá hai mặt giá trị đó là ngang nhau Nhìn từ góc độ văn học, một tác phẩm hay phải đồng thời coi trọng cả nội dung và hình thức, mà hình thức

thì quan trọng nhất vẫn là nghệ thuật ngôn từ Tất cả nhằm hướng con

người đến với cái đẹp và cái thiện, đúng như lí luận văn học thường nhac đến ba tiêu chuẩn "chân", "thiện", "mĩ"

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, đối với những tư liệu thuộc lĩnh

vực kinh tế, kĩ thuật thậm chí là lĩnh vực chính trị, luật học người dịch

chỉ cần nắm chắc cấu trúc ngôn ngữ và tra cứu từ điển chuyên ngành là có thể dịch chính xác được Tuy nhiên, đối với tác phẩm văn học, nhiều khi trong tay dịch giả có đến máy cuốn từ điền, bao gồm cả từ điển văn học đi

nữa thì việc chuyển dịch cũng không hề dễ dàng Đôi lúc, dịch giả cũng phải có phút giây lãng đãng, ra vẫn vào vơ mới có thể tìm thấy lời hay, từ

đẹp được Đó chính là lúc họ đã hoá thân vào tác phẩm, sống với những

khoảnh khắc đặc biệt, giây phút thăng hoa của chính tác giả Nếu như nhà

văn, nhà thơ đi tìm van tho là cả một quá trình trăn trở, nung nấu thi người dịch cũng không Khế dê dãi với mình khi chuyên mã cho những lời hay, ý

đẹp đó Chuyện Giả Đảo mãi mê đi tìm, đi chọn từ "thôi" hay "xao" dé chap

cánh cho vân thơ của mình đã trở thành một kì tích trong sáng tạo nghệ

thuật ngôn ae chuyén bà Doan Thị Diem dịch Chinh phụ ngâm trong lúc

khac khoải nỗi nhớ chông cũng trở thành kì tích với những tác giả thứ hai

Trang 3

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 5T Một tác phẩm văn học chân chính, có sức sống trường tồn với thời gian sẽ là một tác phẩm được thai nghén bởi óc sáng tạo của nhà văn không chỉ là ở góc độ quan sát cuộc sống, rung động với hoàn cảnh mà còn là kết quả của cả một quá trình trau dồi vốn ngôn ngữ với tất cả những thủ pháp tu từ độc đáo của nó Trong truyện Từ Bi Hồng (giáo trình Hán ngữ thực

dụng) khi ca ngợi lòng khát khao tìm hiểu nghệ thuật hội hoạ của ông, tác

giả viết: WA ANAT 0 HB AS HE HP BLT #3 " Trong cau nay, 47.4038 chinh 14 mét hinh anh so sénh, ding để so sánh nỗi khát khao cháy bỏng của Từ Bi Hồng với việc trau dồi nghệ thuật, nếu chỉ xét mặt vỏ vật chất của ngôn ngữ, chỉ tra từ điển thông thường thì cụm từ này là "như đói như khát" Hình ảnh ví von đó còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn là, với Từ Bi Hồng, giá trị tỉnh thần và giá trị vật chất trong cuộc sống nghệ thuật có khi đã đắp đổi cho nhau Trau dai tính hoa nghệ thuật với ông như chính cơm ăn nước uống thường ngày, không có nó thì không thể tồn tại được

Đồng thời với cụm từ này, từ # š£ (dinh dưỡng, vốn nghĩa gốc là chỉ chất tỉnh tuý của thức ăn) đã được sử dụng với nghĩa bóng, chỉ tỉnh hoa của ngh¢ thuật, tác dụng của nghệ thuật với đời sống tỉnh thần của con người Hình ảnh i)#Lwnì8 và tir BFF đã được sử dụng với nghĩa bóng, nghĩa ấn dụ Chính ý nghĩa an dụ đó đã nâng sức nặng của câu văn lên ngàn lần mà

không phải ai cũng dễ dàng viết được Không ít người đã phải bó tay khi cần chuyển dịch câu văn này Tuy nhiên, nếu nắm bắt được đặc tính của ngôn ngữ văn học cũng như những thủ pháp tu từ và độ lệch pha trong văn hoá giữa tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta Sẽ không tuỳ tiện dịch cụm từ

JM#ƒLwn38 bằng chính nghĩa đen của nó, vì bản thân nó không còn dừng lại

ở cảm giác sinh học "đói", "khát" và cần "dinh dưỡng" thông thường, mà đã vượt lên chính nó để hướng tới giá trị tỉnh thần thanh tao Người dịch phải biết đặt ALANS va tr #š£ vào vị trí tu từ của nó trong câu văn và tìm cách diễn đạt tương đương, vừa đảm bảo chuyển tải được ý tứ của tác giả,

vừa giữ được phong cách ngôn ngữ của nguyên văn Câu văn tiếng Việt

tương đương nên là "Như nắng hạn gặp mưa, Từ Bi Hồng đã hăm hở tiếp thu cái tỉnh hoa từ trong các tác phẩm nghệ thuật này." "Nắng hạn gặp mua"trong tiếng Việt cũng mang ý nghĩa miêu tả sự mong đợi khát khao, ngôn từ lại rất trang nhã, kết hợp với "tỉnh hoa" thường chỉ nét tỉnh tuý của

Trang 4

DICH VAN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 58 quen văn hoá dân tộc, ta sẽ được những lời dịch mang đúng sắc màu văn

chương của nguyên bản, làm cho yếu tố "văn" và chất”, "chất" và "văn" trong tác phẩm càng thêm hài hồ

3 Đơi nét về dịch và dịch văn bản văn học

"Tân hiện đại Hán ngữ từ điển" (Vương Đồng Ức, nhà xuất bản Hải

Nam, 1993, tr 424) định nghĩa: " phiên dịch là dùng một loại ngôn ngữ, văn

tự để biểu đạt một ngôn ngữ, văn tự khác”

Theo chúng tôi, dịch là quá trình chuyển đổi lời nói hay văn bản viết

từ một ngôn ngữ (ngôn ngữ nguồn) sang một ngôn ngữ khác (ngôn ngữ

đích) Dịch cũng là một hoạt động giao tiếp, là quá trình thể hiện thông điệp

qua các hàng rào ngôn ngữ và văn hoá

Với cách hiểu này, dịch thuật thuộc hoạt động giao tiếp ngôn ngữ Nó không chỉ là vấn đề thuần tuý ngôn ngữ mà còn là vấn đề văn hoá văn hoá ở đây không chỉ hạn chế ở một quốc gia, một dân tộc mà là xuyên văn hoá, giao văn hoá

Phiên dịch là quá trình chuyển mã của hai ngôn ngữ Như vậy, lý luận phiên dịch là một phân môn của văn học hay ngôn ngữ học, đó là điều còn đang được tiếp tục tranh cãi Lý luận dịch thuật văn bản học chỉ chú ý

đến các bản dịch văn bản văn học mà yêu cầu của các văn bản đó là hết sức

đề cao các hoạt động sáng tạo văn học dưới dạng đặc biệt, với nhiệm vụ tái tạo lại văn bản gốc bằng một ngôn ngữ khác, và phong cách cá nhân của người dịch được thể hiện rõ nét Chính vi vậy, nếu cho rằng, dịch giả là tác

giả thứ hai của tác phẩm thì cũng là một nhận định đúng đắn

Lý luận dịch ngôn ngữ xem xét việc dịch thuật như là một sự chuyển mã, sự cải biên giữa các ngôn ngữ, sự hoạt động sáng tạo ngôn ngữ từ văn bản gốc ra văn bản dịch Lý luận dịch ngôn ngữ không phụ thuộc vào phong cách cụ thê của nó thuộc loại văn bản nào Nhiệm vụ của người dịch

là phải đưa ra được sự tương đương về nghĩa giữa ngôn ngữ nguồn và

ngôn ngữ đích Cách biểu đạt, trong đó gồm cả cấu trúc câu, thủ pháp tu từ giữa ngôn ngữ này có thê là tương đông với ngôn ngữ kia, nhưng cũng có

Trang 5

DICH VAN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 59 Việt, để thể hiện lòng hiểu khách trong ngữ cảnh đó, người ta lại thường nói: "thế thì vinh dự cho tôi quá!" hay "anh nhất định đến nhé!" Khi chia tay,

người Trung Quốc thường dùng:#W ! (Tạm biệt!/ Hen gặp lại!) Tuy

nhiên trong tiếng Việt, chỉ với những chuyến đi xa, hay trong ngôn ngữ sách vở, người ta mới thường dùng, fạm biệt/ hẹn gặp lại Các trường hợp thông thường, người Việt thường nói: Anh về nhé! Đi nhé! Tôi về đây! v.V Chính vì vậy, để có thể dịch một cách chính xác, người dịch không những cần có kiến thức về ngôn ngữ, mà còn phải hiểu rõ nội dung tư tưởng của văn bản cần dịch và những tri thức văn hoá Xã hội, tâm lý dân tộc có liên quan đến ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích Đồng thời phải xác định được ý nghĩa biểu thái tiềm Ân trong văn bản nguồn cần thiết phải chuyển tải sang

ngôn ngữ đích

Yêu cầu dịch cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự nhất định Ví dụ, khi nhắn mạnh vào ngôn ngữ nguồn, người ta có thể dịch từng từ, dịch nghĩa đen, trung thành tuyệt đối với ngôn ngữ bản nguồn Ngược lại, khi muốn nhấn mạnh vào ngôn ngữ đích, người ta có thể tạo cho mình một "độ

long", " thodng" trong khuôn khổ cho phép, có thể thêm bớt từ, có thể

chuyển

đổi hình ảnh ví von, so sánh cho phù hợp với cách diễn đạt của ngôn ngữ đích, nhằm làm cho người đọc, người nghe, tiếp xúc với bản dich sé dé chap

nhận, thậm chí không có cảm giác đó là văn dịch Chính vì vậy, hơn

ai hết, người dịch phải trau dồi ngôn ngữ không chỉ với ngôn ngữ đích mà ngay

cả năng lực tiếng mẹ đẻ cũng phải đạt được một chuẩn nhất định mới có thể chuyển dịch một cách chính xác và linh hoạt được Ví dụ, trong tiếng

Việt, cùng là một từ "với" nhưng trong các trường hợp sau đây, ý nghĩa của

nó không giống nhau và đương nhiên là cách dịch cũng khác nhau (1) Với tôi, âm nhạc là món ăn tỉnh thần không thể thiếu (2) Kinh tế nước ta mấy năm gần đây tăng trưởng với tốc độ cao (3) Chúng tôi chấp nhận phương thức thanh toán một lần với điều kiện quý công ty đồng ý giao hàng một lần (4) Với đội ngũ kĩ thuật viên có kinh nghiệm và công nhân lành nghề, công ty chúng tôi có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (5) Hắn uống rượu với cái gì cũng ngon Năm ví dụ trên có thể lần lượt dịch sang tiếng Hán là (1) Xf

Rik » RBA TRS AMR: (2) B&H EE A I

(3) ERAS ASW EN AH , ®I2# WI##1⁄X»3; (4) ap (TVs Re UO BR AM A AL TN BA (ELE El Ps

Trang 6

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 60

Như vậy, trong năm ví dụ trên, "với" không đồng nhất về nghĩa và được chuyển dịch sang tiếng Hán bằng những phương thức khác nhau Đặc biệt, trong ví dụ (3), cụm từ "với điều kiện" có thể thay thế bằng "nhưng"; "nếu" Như vậy, ví dụ (3) có thể dịch sang tiếng Hán là (4) RNS RM

KTH KA, BB/A R/S DERE —UKRAHLKEA

A (b) MERADMBE—KRE> RNRSER— AS EIT KAT HK; Các cách diễn đạt trên đều đảm bảo độ chính xác về nghĩa của câu

gốc Trong đó, cách (a) có thể coi là gọn, "thoáng” và linh hoạt nhât Cách

(b) cũng rất chính xác, người dịch đã chọn mẫu câu chỉ quan hệ giả thiết để

chuyển dịch Tuy nhiên, dịch bằng cấu trúc #r#tàñl‡t#—x 2 Ã

MF sé làm nổi rõ ý nghĩa điều kiện của câu hơn, đúng với điểm nhấn

thông tin trong câu gốc hơn Ví dụ trên mới chỉ dừng lại ở tính đa nghĩa về từ ngữ và tính đa dạng trong cấu trúc ngôn ngữ, thường thấy trong các văn bản thông thường Với văn bản văn học, phương thức tu từ được tác giả sử dụng càng là trở ngại lớn cho người dịch Nếu không có những hiểu biết và

sức cảm thụ văn học nhất định, người dịch sẽ khó có thể phát hiện và dịch đúng, dịch hay toát lên được tỉnh thản của tác phẩm

Tóm lại, dịch là một trong những hoạt động giao tiếp, đòi hỏi người dịch phải đồng thời năm bắt và dung hoà các đặc điểm ngơn ngữ và văn hố trong ngôn bản nguồn và ngôn ngữ đích, nhăm tạo ra sản phẩm dich đạt được yêu cầu tín, đạt, nhã, giúp người đọc khi tiếp xúc với bản dịch sẽ không gặp trở ngại đến mức khó hiểu hoặc hiểu sai ý đồ tác giả của ngôn bản nguồn Đặc biệt là với các văn bản văn học, người dịch ngoài sự trau dồi về ngôn ngữ, văn hoá ra, còn phải đạt được sự đồng điệu về mặt tâm hồn với tác giả của văn bản gốc Có như vậy mới thể hiện được tỉnh thần của tác giả từ trong văn bản gốc sang văn bản dịch một cách trang nhã nhất, thành công nhât, như chính tác giả đã thể hiện cuộc sống trong tác phẩm một cách cao đẹp nhật, tinh te nhật

4 Một số thủ pháp khi dịch văn bản văn học

4.1 Người dich hon ai hết phải là người thông hiểu tinh thần văn ban nguồn, biết hoá thân vào tác phẩm, để phát hiện và thẻ hiện tinh tế những

"điểm nhắn" của tác giả trong việc lựa chọn hình ảnh và ngôn từ Đó là

điểm khác biệt, cũng là yêu cầu vượt lên hơn hắn so với việc chuyển dich

Trang 7

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 61

học khác, tính chính xác có thể đo được một cách cụ thể, nhưng với văn học,

độ chính xác không chỉ đừng lại ở góc độ ngôn ngữ, mà còn vượt lên bản thân nó, đạt đến sự tương đồng về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua tác phẩm Ví dụ, trong tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tắn, tác giả miêu tả niềm vui của lão Thuyên khi mua được bánh bao nhân máu người - cái gọi là thuốc, lão đã nâng niu gói thuốc ấy như nâng nu chính sự sống của con lão, lòng ngập tràn hy vọng: "1 › hh ERT OT Bee eB

EIKB, MRS LH " Trong câu này, 4H (di thực) đã được

dùng với ý nghĩa tu từ độc đáo, phối hợp với Šïf (sinh mệnh mới) We #‡ (thu hoạch) thể hiện thái độ của ông Thuyên với "thần được", với sự

sống còn của đứa con "mười đời độc đỉnh", hình ảnh đó cũng rất gần gũi

với những người nông dân quanh năm chỉ biết đến trồng cấy, ruộng vườn Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, không phải ai cũng dễ dàng tìm

ra được hình ảnh tương đương, vừa giữ được tỉnh thần nguyên bản, vừa phù hợp với phương thức tu từ trong tiếng Việt Theo chúng tôi, người dịch phải

tìm ra được mối tương quan giữa Šï:f? và #5‡ã để đạt được sự thống

nhất Câu này có thể dịch là :"Bây giờ, lão phải mang cái mầm sống mới

này về ươm tại nhà mình, gặt hái bao hạnh phic." "mầm sống" và "ươm" về

nghĩa bóng đều đạt được sự nhất trí cao, đồng thời đảm bảo được tỉnh than nguyén ban

4.2 Như mục 3 đã phân tích, đối với văn học, yêu cầu về nội dung

và hình thức thể hiện phải đạt được sự hài hoà Hình thức thể hiện ở đây

chủ yếu là tính trau chuốt của ngôn từ, việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh cũng

góp phần đắc lực vào việc thể hiện nội dung Do đó, trên cơ sở cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nguyên bản, người dịch phải làm thế nào để đạt được sự hài hoà giữa nội dung và hình thức thể hiện giữa ngôn bản nguồn và

ngôn bản đích Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng mất nghĩa trong quá trình phiên chuyển "Dịch giả, diệt dã" (dịch là diệt) cũng là một thực trạng khó tránh Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ một cách tích cực, người dịch sẽ đưa ra

được sự lựa chọn tối ưu, đó là bỏ cái gì và giữ cái gì Ví dụ, trong bai A

#5 #1Li (giáo trình viết năm thứ ba), tác giả đã dày công trong việc lựa chọn hình ảnh miêu tả, góc nhìn tỉnh tế và đăc biệt là những thủ pháp tu từ

đa dạng để khắc hoạ lên một bức tranh thảo nguyên ngày hè sống động, với

Trang 8

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 62 trung thực thành "đồng cỏ mùa hè làm say lòng người” thì tuy rằng những thông tin trong văn bản gốc được giữ nguyên, nhưng tính văn học, sức cuốn

hút người đọc ngay từ đầu đề bài viết cũng giảm đi nhiều lần Theo chứng tôi, nếu chuyển dịch thành "ngây ngất thảo nguyên" thì lời dịch sẽ thanh thoát hơn, ngắn gọn hơn và đặc biệt là khả năng gợi cảm sẽ mạnh hơn đối

với người đọc về một miễn thảo nguyên huyền diệu 3À đã được dịch

thành "ngây ngất", là một thành cơng trong chuyển hố ngơn từ "Ngây

ngất" diễn tả sự mê đắm, "say" với cái men say của đất trời, của con người,

chứ không phải với cái say vì "men rượu” Không những thế, thủ pháp đảo

ngữ cũng góp phần làm cho lời dịch càng thêm sức cuốn hút và góp phần

chuyển tải nét đẹp, men say của thảo nguyên ngay từ đầu đề Dịch như vậy,

nét nổi trội của nó hoàn toàn có thể bù trừ vào phần nghĩa "mùa hè" đã bị

"bỏ qua" Tuy nhiên, khi theo dõi toàn văn, người đọc chắc chắn sẽ không thể lầm tưởng sang một mùa nào khác Do đó, sự "bỏ qua" đó là có thể chấp nhận được và cũng rất cần thiết khi cân nhắc để có được lời dịch hay, hài hoà giữa ba tiêu chuẩn tín, đạt và nhã

4.3 Ngoài việc "bỏ qua" ngôn từ trong nguyên bản khi cần thiết, đôi lúc trong quá trình chuyển dịch còn phải biết thêm từ trong điều kiện cho

phép để đạt đạt sự rõ ràng về nghĩa, đồng thời phù hợp với cách diễn đạt

của ngôn ngữ đích Ví dụ, trong tác phẩm "Gia đình" của Ba Kim, tác giả miêu tả tâm trạng bồn chén của Giác Tuệ khi Minh Phượng chia tay anh

trong rimg mai, cO cau: "BRUPF ETA CIR, MSR! HAG! HAH tử ï§ L8 14 " Trong 46, % 7 AG (quén minh) trong tiểng Việt chi

thường thấy trong các câu như “vì nhân dân quên mình"; "quên mình vì

nghĩa cả" Nếu đơn thuần chuyên dịch thành "Giác Tuệ dường như quên

mình, nói " thì quả là không thê chấp nhận được Với câu này, dịch giả Hoàng Thị Châu dịch thành :"Giác Tuệ hình như quên khuấy mình là

ai "Bang một sự trau dôi ngôn ngữ hết sức tỉnh tế, dịch giả đã thêm "khuấy" vào câu văn dịch một cách hệt sức đắc địa, làm cho câu văn trở nên bình dị, mang đậm tính khẩu ngữ, khiến người nghe phải trầm trồ Tuy

nhiên, đó cũng không phải là một cách xử lí độc nhất vô nhị Bằng một văn

Trang 9

ĐỊCH VĂN HỌC- M.:T HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 63

chân thành và cháy bỏng của họ Khi tiếng lòng yêu thương được cắt lên

que cách hô gọi cũng như lời ca ngợi phẩm chất của Minh Phượng, thì cũng là lúc Giác Tuệ đã bất chấp mọi quan niệm lễ giáo cũng như sự khác biệt về thân thế, để nói lên tiếng lòng ấp ủ bấy nay Đó cũng là bước đột phá trong

tư tưởng, trong quan hệ giữa hai người Do đó, "một phút thăng hoa" hay

"quên khuấy mình là ai" tuy với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau, nhưng chúng cùng thể hiện một cách khá chính xác tâm lí nhân vật và dụng ý của

tác giả

4.4 Về mặt cấu trúc, không phải lúc nào trong bản dịch cũng cần

tuân thủ cấu trúc ngữ pháp của câu văn trong bản gốc Căn cứ vào ngữ cảnh, có thể chuyển hoá cấu trúc một cách linh hoạt để đạt được sự hài hoà trong ngôn từ, tăng cường sắc thái biểu cảm và đôi lúc làm cho bản dịch có phần "nhuận sắc" hơn so với nguyên bản Ví dụ, trong bài "một bức thư gửi cho

vợ" của người chồng nhất mực yêu vợ thương con và muốn níu kéo hạnh

phúc gia đình, người chồng đã rất kéo léo trong việc thuyết phục vợ bằng

lời lẽ hết sức thấu tình đạt lí Bức thư có câu:"44##zE#2 ft #0‡E{‡i# 3k Hã#

ARAN 34 " Trong nguyên văn {&ÉÖỦ‡E thuộc kết cấu chính phụ, trong đó,

Z được sử dụng lâm thời làm danh từ, dụng ý của người viết là nhắn mạnh

"sự ra đi" Tuy nhiên trong lời dịch nếu chuyển hoá thành kết cấu chủ vị "Em ra đi ", sức truyền cảm sẽ nâng lên gắp bội Người nghe có chút cảm

giác như tiếp xúc với một cuộc chia li khó có ngày gặp lại, sắc thái "văn điều" càng làm cho người đọc đễ xúc động mà chạnh lòng nhớ tới những lời thể non hẹn biển trước đây

4.5 Mỗi ngôn ngữ đều có nét độc đáo của nó Mỗi nhà văn trong tác

phẩm của mình lại có cách sử đụng ngôn từ với phong cách riêng Dó đó, đôi khi không thể tìm được những sự tương đồng lý tưởng giữa văn bản

nguồn và bản dịch Trong những trường hợp đó, người dịch cần phải đặt các từ ngữ, hình ảnh đã được tác giả dày công trau chuốt, gọt đũa trong mối

tương quan với nhau, đồng thời cũng đặt chúng trong tương quan với toàn

văn để tìm ra giải pháp cho lời dịch cũng được trau chuốt và mang màu sắc

của nguyên bản Sự tiệm cận về nghĩa của bản dịch so với bản gốc là hoàn

toàn có thể chấp nhận được, một khi nó đạt được sự hài hoà về hình thức

Trang 10

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT _ 64 tưởng của tác giả Ví dụ, trong một bài phát biểu của ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Thượng Hải trước đối tác là bạn bè quốc tế, ông đã khẳng định vai trò của Thượng Hải với thị trường thế giới trong tương lai: #lilif2 # K # Él lĩ th 7E3‹HĐ7818 A att ##Ff(#E Ngữ cảnh chung

của toản bài phát biểu toát lên là sự trang trọng, ngôn từ được sử dụng từ đầu đến cuối đều rất trau chuốt Do đó, để hoà nhập với toàn văn, người dịch cũng phải cố gắng đành tâm huyết cho việc chuyển dịch hình ảnh BER ï§ H (đâu đâu cũng thấy hàng hoá đẹp và đa dạng) trong nguyên văn Hơn nữa, còn phải hiểu đúng và chuyển địch sát từ Z:3k (làm cho đầy đủ hơn) Bản thân ##Z&‡# H lại là định ngữ chỉ tính chất cua tt 3 ## (gian hàng thế giới) Lời dịch sau đây đã chú ý đúng mức đến những điểm nhấn trong

nguyên bản và nhìn từ góc độ tổng thể đã thanh thoát và biểu đạt được khá

đầy đủ tỉnh thần nguyên bản "Chúng tôi sẽ có ngày càng nhiều hàng hoá để làm phong phú thêm thị trường thé giới vốn đã phong phú." Tuy nhiên,

trong bản dịch, thành ngữ Z#ZRšš H đã không phát huy được tác dụng, sắc thái nghĩa giảm đi nhiều Đó là điều bắt cập của bản dịch, cũng là điều bắt khả kháng thường thấy trong dịch thuật

5 Lời kết

1 Đối với dịch văn học, ngoài năng lực về cấu trúc ngôn ngữ thông thường ra, năng lực cảm thụ và phân tích ngôn ngữ văn học với những hiểu

biết về tu từ học là hết sức cần thiết Không những thế, người dịch còn phải

có những vốn kiến thức nhất định về giao văn hoá cũng như kiến thức về

đối chiếu ngôn ngữ "

2 Dịch văn học là quá trình chuyên mã đồng thời các kí hiệu ngôn

ngữ có chứa tham tố văn hoá và tư tưởng tình cảm của người viết gửi gắm trong tác phâm Người dịch phải có vốn sông dồi dào, hoá thân vào tác

phẩm mới có thể có được bản dịch hay và xứng đáng với vai trò là "tác giả

thứ hai” Bản dịch cân đạt được sự hài hoà giữa nội dung và hình thức ngôn ngữ tiếp cận đên mức tôi đa với nguyên bản

3 Vai trò của dịch văn học trong dạy học ngoại ngữ là rất quan trọng, Vì vậy, thời lượng và dung lượng cho dịch văn học trong chương trình dịch

cân được điều chỉnh đến mức hợp lí hơn Rèn luyện kĩ năng dịch, trong đó có dịch văn học là nhiệm vụ chung của các môn văn học, văn hoá văn minh

Trang 11

1 DAC AMIAIDIUNT

DỊCH VĂN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 65

Qu as Anis: “%

hanh đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, Có như vậy, sinh viên mới có thể có được một nền tảng ngôn ngữ, văn hoá và những kĩ năng cần thiết cho công

tác dịch thuật Nhờ đó mà năng lực ngôn ngữ được nâng lên đồng bộ trên cả hai phương diện tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích

Tài liệu tham khảo

1.18/~2, ( 1999 )‡8!8iãb}È - M1L#XB thc†L

2 BWA ( 2002 ) FH - MIURA MMR

3 ABM ( 1997 WAPI RSE SI ACR IR IK HL

4 HRA ( 1994 IFA FRCAMHR - IRIs Ss SRR

5 Nguyễn Hữu Cầu - Giáo trình lí luận dịch - ĐHNN- ĐHQG Hà Nội

Trang 12

DICH VAN HỌC- MỘT HÌNH THỨC GIẢI MÃ ĐẶC BIỆT 66

Dưới đáy, xin được gửi tới quý vị bản địch ba bài thơ Đường bai viét: của chỉnh tác giả 1) Xuân tứ (Lí Bach)

Nguyên tác:

Yên thảo như bích ti, Tần tang đê lục chỉ

Đương quân hoài quy nhật, Thị thiếp đoạn trường thì Xuân phong bắt tương thức, Hà sự nhập la vi?

Bản dịch:

Cỏ Yên như xợi tơ xanh,

Thì dâu Tân đã chen cành xum xuê Khi chang | bao đợi ngày về,

Ây khi thiếp bấy não né tâm can Gió xuân kia, khéo phũ phàng,

Chẳng quen sao bén phòng loan, thiếp buồn!

2) Xuân vọng (Đỗ Phủ) Nguyên bản:

Quốc phá sơn hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm Cảm thời hoa tiễn lệ, Hận biệt điều kinh tâm Phong hoả liên tam nguyệt, Gia thu dé van cam Bach dau tao canh doan, Hồn dục bất thắng Trâm

Bản dịch

Quốc đô giặc dã phá tàn,

Núi sông muôn thuở vẫn còn trơ trơ

Thành trì đương độ xuân tơ,

Xanh rì cây cỏ, hoang sơ bóng người Cảm thương hoa ứa lệ rơi

Chạnh lòng l¡ biệt, chim trời kêu oan

Thiều quang chín chục lửa tràn,

Thư nhà sánh giá ngàn vàng kém chi,

Tuổi già trăn trở một thì,

Trâm kia khó giắt, sương ghi mái đầu

3) Xuân hiểu (Mạnh Hạo Nhiên) Nguyên tác

Xuân miên bất giác hiểu, Xứ xứ văn đề điều Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc trị đa thiểu?

Bản dịch

Chú a xuân chợt tỉnh giấc nông,

Nơi nơi rộn rã vang lừng chim ca

Nghe trong mưa gió đêm qua Làm đau bao cánh tàn hoa bên thêm

Phạm Ngọc Hàm

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w