Với mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu thông tin trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nói chung và tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hà Nội – 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN THỊ QUÝ
Hà Nội – 2011
Trang 32
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Tình hình nghiên cứu 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 10
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài 10
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
5.1 Phương pháp luận 12
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 12
6 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 12
6.1 Về mặt khoa học 12
6.2 Về mặt ứng dụng 12
7 Cấu trúc của luận văn 13
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG SẢN PHẨM & DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN VỚI SỨ MỆNH CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 14
1.1 Những vấn đề lý luận chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 14
1.1.1 Nội hàm khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 14
1.1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 18
1.1.3 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin 21
1.1.4 Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 26
1.2 Sứ mệnh và cơ cấu tổ chức của Học viện 28
Trang 43
1.2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Học viện 28
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Học viện 29
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Học viện 29
1.3 Trung tâm Thông tin – Thư viện với sứ mệnh của Học viện 31
1.3.1 Sự hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện 31
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 32
1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm 34
1.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Trung tâm 36
1.5 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm 38
1.5.1 Đặc điểm người dùng tin của Trung tâm 38
1.5.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm 41
1.6 Vai trò sản phẩm và dịch vụ thông tin đối với hoạt động của Học viện 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM & DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 49
2.1 Các loại hình sản phẩm thông tin – thư viện của Trung tâm 49
2.1.1 Các loại hình sản phẩm thông tin – thư viện truyền thống 49
2.1.2 Các loại hình sản phẩm thông tin – thư viện hiện đại 55
2.2 Các loại hình dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm 74
2.2.1 Các loại hình dịch vụ thông tin – thư viện truyền thống 74
2.2.2 Các loại hình dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại 85
2.3 Công tác tạo dựng sản phẩm và tổ chức dịch vụ thông tin – thư viện 87
2.3.1 Công tác tạo dựng sản phẩm thông tin – thư viện 87
2.3.2 Công tác tổ chức dịch vụ thông tin – thư viện 88
2.4 Các yếu tố tác động đến việc tổ chức các sản phẩm & dịch vụ thông tin 89
2.4.1 Nguồn nhân lực 89
Trang 54
2.4.2 Trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin 91
2.4.3 Chuẩn biên mục 92
2.4.4 Khung phân loại 97
2.4.5 Phần mềm thư viện 101
2.5 Chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm 104
2.5.1 Chất lượng các sản phẩm thông tin 104
2.5.2 Chất lượng dịch vụ thông tin 107
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC SẢN PHẨM & DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM 111
3.1 Một số nhận xét 111
3.1.1 Ưu điểm 111
3.1.2 Hạn chế 112
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 115
3.2 Giải pháp hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm 116
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin – thư viện hiện có 117
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin – thư viện hiện có 120
3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin 121
3.2.4 Tăng cường nguồn lực thông tin 129
3.2.5 Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất 131
3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và đào tạo người dùng tin 132
3.2.7 Tổ chức quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện 137
KẾT LUẬN 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Trang 61
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học & công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trong thập kỷ gần đây đã đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức Thế giới ngày nay đang chứng kiến những thay đổi lớn lao và nhiều điều kỳ diệu do CNTT và truyền thông mang lại Thông tin và truyền thông đã thực sự trở thành nguồn động lực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và ngày càng tỏ rõ là nhân tố quyết định khả năng của một nước vươn tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn Trước thực tế đó, hoạt động thông tin – thư viện (TT - TV) đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thông tin và tri thức ngày càng cao của xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong hoạt động thông tin, hệ thống các sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quyết định Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là một hệ thống động, luôn phát triển và biến đổi Đây chính là kết quả của quy trình xử lý, bao gói thông tin, là cầu nối giữa giá trị của nguồn lực thông tin với NDT Thông qua hệ thống các sản phẩm và dịch vụ, các cơ quan thông tin, thư viện có thể khẳng định được vai trò cũng như vị trí của mình trong xã hội Bên cạnh đó, nhu cầu giao lưu, hội nhập và hợp tác giữa các thư viện trong và ngoài nước đòi hỏi các trung tâm thông tin - thư viện cần cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, chính xác và kịp thời tới người dùng tin (NDT)
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (sau đây gọi tắt là Học viện) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, lấy nguyên tắc gắn kết giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất kinh doanh làm nền tảng hướng tới mục tiêu đào tạo ra những chủ nhân tương lai của nền kinh tế tri thức và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam Trước sự phát triển nhanh chóng và biến đổi không ngừng của xã hội thông tin, việc đảm bảo thông tin phục vụ NDT đã được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chú trọng Với mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu thông tin trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nói chung và tại Học viện Công nghệ Bưu chính nói riêng, việc tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin đã
và đang được quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển song còn nhiều bất cập như: sự đa dạng, phong phú về hình thức và nội dung các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm, chưa xây dựng được các cơ sở dữ liệu, chưa ứng dụng marketing cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện Để khắc phục những hạn chế đó cần
có sự nhìn nhận khách quan về thực trạng đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng cao của NDT cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là vấn đề cần thiết
Từ thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông
tin – thư viện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” là một vấn đề quan trọng và vô cùng cấp
thiết, góp phần vào việc tạo lập, tổ chức, phát triển và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV nhằm đáp ứng kịp thời, chính xác và có hiệu quả nhu cầu tin cho NDT trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nói chung và tại Học viện nói riêng
Trang 72
Tình hình nghiên cứu
Trong bất cứ thư viện hay cơ quan thông tin nào thì hệ thống sản phẩm và dịch vụ luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả hoạt động của chính thư viện và cơ quan thông tin đó
Về vấn đề sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu như: Đề tài “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện và nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội” của Trịnh Giáng Hương, bảo vệ năm 2006; đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của Phạm Thị Yên, bảo vệ năm 2005; đề tài “Nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm thông tin của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia” của Nguyễn Thị Hồng, bảo vệ năm 2005…
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập tới vấn đề về sản phẩm và dịch vụ TT – TV mang tính đặc thù của một số địa bàn cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt Ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu
có đề cập tới hoạt động thông tin – thư viện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông như:
- “Nghiên cứu khung phân loại thập phân dewey 14 rút gọn và triển khai ứng dụng tại thư viện cơ
sở đào tạo Hà Đông – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của Trần Kim Quế, bảo vệ năm 2007
- “Nghiên cứu phần mềm mã nguồn mở Greenstone và ứng dụng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của Thạc sỹ Nguyễn Tài Tuyên, bảo vệ năm
2007
- “Nghiên cứu quy tắc biên mục Anh Mỹ AACR2 và triển khai ứng dụng tại thư viện cơ sở đào tạo Hà Đông – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của Bùi Thị Minh Huệ, bảo vệ năm
2008
- “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin – thư viện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Hành, bảo vệ năm 2009 Tuy nhiên, những đề tài trên cũng mới chỉ giải quyết một số khía cạnh trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện tại Học viện Nhìn chung, chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp
và đi sâu nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi là đề tài hoàn toàn mới so với các công trình nghiên cứu trước đây
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV hiện có tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ TT - TV tại Học viện đáp ứng mục đích chính trị là đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Trang 83
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Học viện
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin – Thư viện của Học viện
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của NDT tại Học viện
- Nghiên cứu thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của Học viện
- Đánh giá chất lượng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học viện
- Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Học viện
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin –
Thư viện Học viện Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Đông
Về thời gian: Nghiên cứu hệ thống các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn hiện nay
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo, TT - TV
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập tổng hợp, phân tích tài liệu,
- Phương pháp quan sát, điều tra thực tế,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp trao đổi mạn đàm, phỏng vấn trực tiếp với cán bộ và sinh viên tại Trung tâm
Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Về mặt khoa học
Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện nói chung
Trang 94
Về mặt ứng dụng
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Trung tâm TT - TV vận dụng vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của NDT tại Học viện CNBCVT
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện với sứ mệnh của Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Chương 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp hoàn thiện hệ thống các sản phẩm và dịch vụ TT – TV Học
viện CNBCVT
CHƯƠNG 1
HỆ THỐNG SẢN PHẨM & DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
VỚI SỨ MỆNH CỦA HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1.1.1 Nội hàm khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
Khái niệm sản phẩm thông tin – thư viện
Trong lĩnh vực hoạt động TT – TV cũng có sản phẩm TT – TV “Sản phẩm TT – TV là kết quả của
quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân/ tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng tin”
[17, tr.20]
Khái niệm dịch vụ thông tin – thư viện
Trong hoạt động TT – TV cũng có những hình thức dịch vụ TT – TV tương ứng “Dịch vụ TT – TV
bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan TT – TV nói chung” [17, tr.24]
Luận văn nêu lên những thuộc tính đặc trưng của dịch vụ TT – TV: tính vô hình, tính không xác định, tính không thể tách rời/chia cắt,
Khái niệm hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện bao gồm tất cả các phần tử có quan hệ ràng buộc, tương tác lẫn nhau mà các thư viện, các cơ quan thông tin có thể cung cấp đến người dùng tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin của họ
Trang 105
1.1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng hệ thống các sản phẩm và dịch vụ TT - TV là quá trình thu thập, lựa chọn và phân tích thông tin về các sản phẩm và dịch vụ nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn về các sản phẩm và dịch vụ đó
Mục đích của việc đánh giá sản phẩm và dịch vụ TT – TV là giúp cơ quan TT – TV phân tích được những điểm mạnh và hạn chế mà sản phẩm và dịch vụ TT – TV mang lại cho NDT, từ đó đưa ra những nhận định thiết thực về sản phẩm và dịch vụ đó
Một số tiêu chí đánh giá: Chất lượng của sản phẩm được cung cấp qua dịch vụ, tính kịp thời, tính
thuận tiện và thân thiện trong việc khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ phía NDT, chi phí thực hiện, mức độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, tính hiệu quả, hiệu quả chi phí, lợi ích chi phí
1.1.3 Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin
Yêu cầu đối với sản phẩm TT – TV
Cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm TT – TV trong quá trình tồn tại và phát triển của mình cần không ngừng được hoàn thiện để tạo được sự thích ứng với nhu cầu của người sử dụng cả về nội dung và hình thức Như vậy, sản phẩm TT – TV phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Mức độ bao quát nguồn tin
- Chất lượng các đơn vị của sản phẩm TT – TV
- Tính kịp thời, chính xác, khách quan
- Khả năng cập nhật và tìm kiếm thông tin
- Mức độ thân thiện với NDT
Yêu cầu đối với dịch vụ TT – TV
Cũng như sản phẩm TT – TV, dịch vụ TT – TV cũng có những yêu cầu cơ bản để đánh giá: thời gian thực hiện dịch vụ, chất lượng, chi phí thực hiện dịch vụ và tính kịp thời, thuận tiện của dịch vụ
1.1.4 Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện
Sản phẩm và dịch vụ TT – TV được tạo ra nhằm khai thác, tìm kiếm thông tin cũng như được tiến hành hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của NDT Sản phẩm và dịch vụ TT – TV có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển
Mối liên hệ giữa các loại sản phẩm và dịch vụ TT – TV là hết sức chặt chẽ, ảnh hưởng, tác động, hỗ trợ nhau và nhiều khi không thể tách rời để tạo nên một hệ thống toàn diện, một quá trình liên hoàn mà mục đích cao nhất là thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin của NDT Có thể nói, mỗi sản phẩm TT – TV được ra đời đều cần thiết có một hoặc một số dịch vụ TT - TV cụ thể để giúp NDT tiếp cận và sử dụng sản phẩm đó hiệu quả nhất Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ TT – TV có tính liên kết chặt chẽ và tương tác cao như vậy nên vấn đề hoàn thiện, phát triển sản phẩm TT – TV phải luôn đi liền với việc tổ chức, đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ dịch vụ TT – TV phù hợp