1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cụm di tích đình - chùa Hữu Bằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc

323 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 323
Dung lượng 19,09 MB

Nội dung

và 532 các di tích đình, chùa, đền, miếu, quán, nhà thờ… Với việc tập trung một mật độ di tích đình làng dày đặc, với nhiều ngôi đình nổi tiếng như: Đình làng Thuỵ Phiêu, Chu Quyến, Hoàn

Trang 1

đại học quốc gia hà nội trường đại học khoa học xã hội vμ nhân văn

Trang 2

đại học quốc gia hà nội trường đại học khoa học xã hội vμ nhân văn

Trang 3

Mục lục

Lời cam đoan

Danh mục bản đồ, bản vẽ, bản ảnh cụm di tích đình - chùa làng

5 Những kết quả và đóng góp của luận văn Trang 19

1.2 Không gian, vị trí địa văn hóa làng Hữu Bằng Trang 301.3 Đối tượng được tôn thờ tại cụm di tích đình-chùa làng

1.3.1 Khái niệm Thành hoàng và Thành hoàng làng Trang 321.3.2 Vị thần được thờ tại đình Hữu Bằng Trang 351.3.3 Tượng thờ tại chùa làng Hữu Bằng Trang 38

Chương Hai: Kiến trúc đình-chùa làng Hữu Bằng Trang 402.1 Cảnh quan môi trường cụm di tích Trang 40

Trang 4

2.1.1 Một vài khái niệm Trang 41

Chương Ba: Nghệ thuật trang trí điêu khắc ở

cụm di tích đình-chùa làng Hữu Bằng

Trang 75

3.1 Nghệ thuật trang trí điêu khắc ở đình Trang 75

3.1.1 Trang trí trên đất nung, vôi vữa Trang 75

3.1.3 Trang trí trên các di vật có giá trị Trang 84

3.2 Nghệ thuật trang trí điêu khắc ở chùa Trang 88

Trang 5

3.2.2 Điêu khắc trên thành phần kiến trúc Trang 89

Kết luận, đánh giá Trang 100

1.2 Giá trị về nghệ thuật điêu khắc trang trí Trang 102

2 Những định hướng cơ bản cho việc bảo tồn phát huy

giá trị cụm di tích đình-chùa làng Hữu Bằng trong giai

đoạn hiện nay

Trang 104

2.1 Những văn bản, phương châm cơ bản Trang 1042.2 Những bài bản cần thiết để tiến hành bảo tồn cụm di

tài liệu tham khảo Trang 111

Trang 6

LTHCLC LÞch triÒu hiÕn ch−¬ng lo¹i chÝ

NCNT T¹p chÝ Nghiªn cøu NghÖ thuËt

NCVHNT T¹p chÝ Nghiªn cøu V¨n ho¸ NghÖ thuËt

NPHMVKCH Nh÷ng ph¸t hiÖn míi vÒ Kh¶o cæ häc

Trang 7

danh mục bản đồ, bản vẽ, bản ảnh

cụm di tích đình-chùa lμng hữu bằng

(thạch thất - hà tây)

I Danh mục bản đồ

Bản đồ 01: Vị trí tỉnh Hà Tây trong không gian châu thổ Bắc bộ

(Nguồn: Tập Bản đồ hành chính Việt Nam, Nxb Bản đồ H 2002)

II Danh mục bản vẽ

- Bản vẽ 01: Mặt bằng tổng thể cụm di tích đình chùa làng Hữu Bằng

Trang 8

- Bản vẽ 20: Mặt đứng trục D-A’ Hữu vu

- Bản vẽ 26: Mặt đứng trục 10’-1’ Đại đình + Hậu cung

- Bản vẽ 27: Mặt đứng trục J-A’ Đại đình + Hậu cung

- Bản vẽ 28: Mặt đứng trục A’-J Đại đình + Hậu cung

- Bản vẽ 39: Chi tiết vì nách trục 3 Đại đình

- Bản vẽ 40: Chi tiết vì nách trục 3 Đại đình

- Bản vẽ 41: Chi tiết vì nách trục 3 Đại đình

- Bản vẽ 42: Chi tiết vì nách trục 5 Đại đình

- Bản vẽ 43: Chi tiết vì nách trục 5 Đại đình

- Bản vẽ 44: Chi tiết ván gió trục 5 Đại đình

- Bản vẽ 45: Chi tiết vì nóc trục H Hậu cung

Trang 9

- Bản vẽ 46: Mặt bằng tổng thể Chùa + Văn chỉ Hữu Bằng

- Bản vẽ 47: Mặt bằng nền tổng thể chùa Hữu Bằng

- Bản vẽ 48: Mặt bằng mái tổng thể chùa Hữu Bằng

- Bản vẽ 49: Mặt đứng trục 1-6 Tam quan

- Bản vẽ 50: Mặt đứng trục A-D Tam quan

- Bản vẽ 51: Mặt cắt 1-1 Tam quan

- Bản vẽ 52: Mặt cắt 2-2 Tam quan

- Bản vẽ 53: Mặt đứng trục 1-6 Tam bảo

- Bản vẽ 54: Mặt đứng trục E-L Tam bảo

- Bản vẽ 55: Mặt đứng trục 2-5 Tam bảo

- Bản vẽ 56: Mặt cắt 3-3 Tam bảo

- Bản vẽ 57: Mặt cắt 4-4 Tam bảo

III Danh mục bản ảnh:

- ả nh 01: Châu thổ Bắc Bộ nhìn từ Vệ tinh (Nguồn: Google Earth 2007)

- ả nh 02: Huyện Thạch Thất nhìn từ Vệ tinh (Nguồn: Google Earth 2007)

- ả nh 03: Vị trí xã Hữu Bằng chụp từ Vệ tinh (Nguồn: Google Earth 2007)

- ả nh 04: Vị trí cụm di tích đình, chùa Hữu Bằng chụp từ Vệ tinh (Nguồn:

Google Earth 2007)

- ả nh 05: Mặt trước cụm di tích đình chùa Hữu Bằng (chụp năm 1987);

Nguồn: Cục Di sản Văn hóa

- ả nh 06: Mặt đứng đình Hữu Bằng (chụp năm 1987); Nguồn: Cục Di sản

Trang 10

- ả nh 17: Kết cấu bộ vì nóc Hữu vu

- ả nh 18: Kết cấu vì nóc gian hồi Tả vu

- ả nh 19: Mặt đứng Đại đình nhìn từ hướng Tây, trục 1’-10’

- ả nh 20: Mặt bên Đại đình, Hậu cung, trục A’- J

- ả nh 21: Mặt bên nhìn từ hướng Đông Bắc

- ả nh 22: Mặt bên nhìn từ hướng Đông Nam

- ả nh 23: Mặt bên Hậu cung nhìn từ hướng Nam

- ả nh 24: Mặt bên ống muống Hậu cung nhìn từ hướng Nam

- ả nh 25: Mặt bên Hậu cung nhìn từ hướng Bắc

- ả nh 26: Chi tiết giao mái Đại đình - ống muống nhìn từ hướng Đông Bắc

- ả nh 27: Chi tiết “Lưỡng long triều nhật” trên bờ nóc Đại đình

- ả nh 28: Chi tiết Kìm nóc trên mái Đại đình

- ả nh 29: Chi tiết đao mái trên phía trước Hậu cung

- ả nh 30: Chi tiết đầu đao mái dưới bên phải phía sau Hậu cung

- ả nh 31: Chi tiết đầu đao bên trái mái sau Đại đình

Trang 11

- ả nh 32: Chi tiết con xô mái trước bên trái Đại đình

- ả nh 33: Chi tiết con xô mái trước bên phải Đại đình

- ả nh 34: Chi tiết con giống đất lung trang trí trên đầu đao mái Đại đình

- ả nh 35: Chi tiết đầu đao bên phải phía trước Đại đình

- ả nh 36: Chi tiết lưỡi cày đầu đao trên mái trước Đại đình

- ả nh 37: Chi tiết bẩy hiên phía trước Đại đình

- ả nh 38: Chi tiết bẩy hiên phía sau Đại đình

- ả nh 39: Chi tiết kẻ góc phía sau Hậu cung

- ả nh 40: Chi tiết bộ cửa bức bàn gian giữa phía trước Đại đình

- ả nh 41: Chi tiết hệ rầm sàn gỗ Đại đình

- ả nh 42: Chi tiết chân tảng Đại đình

- ả nh 43: Không gian bên trong Đại đình nhìn từ phải sang trái

- ả nh 44: Không gian bên trong Đại đình nhìn từ trái sang phải

- ả nh 45: Nội thất gian giữa Đại đình

- ả nh 46: Không gian bên trong Đại đình nhìn từ trái sang phải

- ả nh 47: Chi tiết bàn thờ Hậu thần tại Đại đình

- ả nh 48: Chi tiết lan can gian giữa Đại đình

- ả nh 49: Chi tiết vì nóc gian giữa Đại đình (C-D) trục 3

- ả nh 50: Chi tiết vì nóc gian giữa Đại đình (D-C) trục 8

- ả nh 51: Chi tiết vì nóc gian bên Đại đình (D-C) trục 9

- ả nh 52: Chi tiết vì nóc gian bên Đại đình (C-D) trục 2

- ả nh 53: Chi tiết vì nách Đại đình (C-B) trục 8

- ả nh 54: Chi tiết vì nách Đại đình (B-C) trục 5

Trang 12

- ả nh 55: Chi tiết vì nách Đại đình (C-B) trục 9

- ả nh 56: Chi tiết vì nách Đại đình (C-B) trục 5

- ả nh 57: Chi tiết vì nách Đại đình (B-C) trục 2

- ả nh 58: Chi tiết vì nách Đại đình (B-C) trục 5

- ả nh 59: Kết cấu góc bên trái phía trước Đại đình

- ả nh 60: Kết cấu góc bên trái phía sau Đại đình

- ả nh 61: Chi tiết vì nách gian hồi bên trái phía trước Đại đình

- ả nh 62: Chi tiết vì nách gian hồi bên trái phía sau Đại đình

- ả nh 63: Chi tiết vì nách gian hồi bên phải phía trước Đại đình

- ả nh 64: Chi tiết vì nách gian hồi bên phải phía sau Đại đình

- ả nh 65: Chi tiết vì nách Đại đình (E-D) trục 9

- ả nh 66: Chi tiết vì nách Đại đình (D-E) trục 2

- ả nh 67: Chi tiết đầu dư tại Đại đình - trục C - 8

- ả nh 68: Chi tiết đầu dư tại Đại đình - trục D-5

- ả nh 69: Chi tiết nối giữa Đại đình với ống muống bên trái

- ả nh 70: Chi tiết đầu dư tại Đại đình - trục C-5

- ả nh 71: Chi tiết nối giữa Đại đình với ống muống bên trái

- ả nh 72: Chi tiết ván dong tại bên trái ống muống

- ả nh 73: Chi tiết nối giữa Đại đình với ống muống bên phải

- ả nh 74: Chi tiết ván dong tại bên phải ống muống

- ả nh 75: Chi tiết bức chạm cá chép tại ống muống

- ả nh 76: Chi tiết nghê chầu tại ống muống

- ả nh 77: Chi tiết kẻ sối bên trái đỡ mái Đại đình và ống muống

Trang 13

- ả nh 78: Chi tiết kẻ sối bên phải đỡ mái Đại đình và ống muống

- ả nh 79: Chi tiết phía trước ống muống

- ả nh 80: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục G

- ả nh 81: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục G bên phải

- ả nh 82: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục G bên trái

- ả nh 83: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục H

- ả nh 84: Chi tiết ván bưng bên phải ống muống

- ả nh 85: Chi tiết ván bưng bên trái ống muống

- ả nh 86: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục H

- ả nh 87: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục H bên phải

- ả nh 88: Chi tiết vì nóc ống muống (5-6) trục H bên trái

- ả nh 89: Chi tiết vì nách ống muống (6-7) trục H

- ả nh 90: Chi tiết vì nách ống muống (4-5) trục H

- ả nh 91: Chi tiết bạo cửa trước Hậu cung trục 6-H

- ả nh 92: Chi tiết vì nóc Hậu cung (H-I) trục 5

- ả nh 93: Chi tiết kẻ vì nách Hậu cung (6-7) trục I

- ả nh 94: Đồ thờ tự được cất giữ trong Hậu cung

- ả nh 95: Chi tiết cửa võng gian giữa ống muống

- ả nh 96: Cuốn thư niên đại “Bảo Đại 7 - 1932” tại Đại đình

- ả nh 97: Bộ đại đao thờ tại gian giữa Đại đình

- ả nh 98: Hương án gian giữa ống muống

- ả nh 99: Chi tiết ngựa thờ tại Đại đình

- ả nh 100: Chi tiết ngựa thờ tại Đại đình

Trang 14

- ả nh 101: Chi tiết đôi Hạc thờ tại ống muống

- ả nh 102: Chi tiết hoành phi “Mỹ tục khả phong” tại Đại đình

- ả nh 103: Chi tiết bài vị thờ “Tam vị Nam Hải đại vương” tại Hậu cung

- ả nh 104: Chi tiết kiệu thờ tại đình, PCNT TK 19

- ả nh 105: Chi tiết kiệu thờ tại đình, PCNT TK 18

- ả nh 106: Đồ thờ tự tại đình Hữu Bằng

- ả nh 107: Mũ thờ Thành hoàng tại đình Hữu Bằng

- ả nh 108: Sắc phong cho Thành hoàng

- ả nh 109: Sắc phong cho Thành hoàng

- ả nh 110: Sắc phong cho Thành hoàng

- ả nh 111: Sắc phong cho Thành hoàng

- ả nh 112: Bản sao thần tích Thành hoàng làng (niên đại Bảo Đại 11-1936)

- ả nh 113: Mặt đứng nhà bia nhìn từ hướng Nam

- ả nh 114: Các văn bia tại nhà bia

- ả nh 115: Mặt đứng Tam quan nhìn từ hướng Tây

- ả nh 116: Kìm nóc mái Tam quan

- ả nh 117: Không gian bên trong Tam quan nhìn từ phải sang trái

- ả nh 118: Không gian bên trong Tam quan nhìn từ trái sang phải

- ả nh 119: Kẻ hiên phía trước Tam quan

- ả nh 120: Dòng niên đại “Bảo Đại thất niên ”(1932) tại thượng lương Tam

quan

- ả nh 121: Giải vũ bên phải Tiền đường

- ả nh 122: Giải vũ bên trái Tiền đường

Trang 15

- ¶ nh 124: MÆt bªn chïa H÷u B»ng nh×n tõ h−íng B¾c

- ¶ nh 125: MÆt bªn Tam b¶o nh×n tõ h−íng B¾c

- ¶ nh 126: MÆt bªn Tam b¶o nh×n tõ h−íng §«ng

- ¶ nh 127: MÆt tr−íc Nhµ tæ nh×n tõ h−íng T©y

- ¶ nh 128: K×m nãc trªn m¸i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 129: Ch©n t¶ng t¹i Tam quan

- ¶ nh 130: Ch©n t¶ng t¹i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 131: V× nãc gian gi÷a bªn ph¶i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 132: V× nãc gian gi÷a bªn tr¸i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 133: V× nãc gian bªn bªn ph¶i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 134: V× nãc gian bªn bªn tr¸i TiÒn ®−êng

- ¶ nh 135: KÎ hiªn phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 136: V× n¸ch gian håi bªn ph¶i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 137: Chi tiÕt v× n¸ch gian håi bªn ph¶i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 138: Chi tiÕt v× n¸ch gian håi bªn ph¶i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 139: V× n¸ch gian håi bªn tr¸i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 140: Chi tiÕt v× n¸ch gian håi bªn tr¸i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 141: Chi tiÕt v× n¸ch gian håi bªn tr¸i phÝa tr−íc TiÒn ®−êng

- ¶ nh 142: MÆt tr−íc Th−îng ®iÖn

- ¶ nh 143: Chi tiÕt trang trÝ trªn v¸n mª v× n¸ch èng muèng

- ¶ nh 144: Chi tiÕt trang trÝ trªn v¸n mª v× n¸ch èng muèng

- ¶ nh 145: Chi tiÕt v× nãc phÝa tr−íc Th−îng ®iÖn

- ¶ nh 146: Chi tiÕt v× nãc Th−îng ®iÖn

Trang 16

- ả nh 147: Chi tiết vì nách bên phải Thượng điện

- ả nh 148: Chi tiết vì nách bên trái Thượng điện

- ả nh 149, 150: Dòng niên đại “Chính Hòa nhị niên Canh Ngọ trọng xuân

khởi tạo đại cát - Bảo Đại bát niên Quý Dậu xuân trùng tu” tại thượng lương gian giữa Tiền đường

- ả nh 151: Bộ tượng Tam thế, Tuyết sơn, Di lặc, Quan âm tại Thượng điện

- ả nh 152: Ban thờ Quan âm Nam Hải tại gian hồi bên trái Thượng điện

- ả nh 153: Tượng Quan âm Nam Hải, PCNT thế kỷ 17

Trang 17

- ả nh 170: Tượng Nhị vị Hộ pháp, PCNT cuối thế kỷ 19

- ả nh 171: Bộ tranh Bát bộ Kim Cương, PCNT cuối thế kỷ 19

- ả nh 172: Tranh Nhị vị Hộ pháp, PCNT cuối thế kỷ 19

- ả nh 173: Chuông, niên đại Minh Mệnh năm thứ ba (1822)

- ả nh 174: Khánh, niên đại Minh Mệnh năm thứ 20 (1839)

- ả nh 175: Hương án, PCNT thế kỷ 18 tại Tiền đường

- ả nh 176: Bia hậu Phật, đặt tại gian chái bên trái Tam quan

- ả nh 177: Sấu đá thành bậc, PCNT thế kỷ 17

- ả nh 178: Sấu đá thành bậc, PCNT thế kỷ 17

Trang 18

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Hơn 80% dân số nước ta là những người nông dân, sinh sống trong các làng xã và làng xã không chỉ là đơn vị hành chính cơ bản của Việt Nam

mà còn quyết định hình ảnh xã hội và văn hoá Việt Nam Thời Trung đại và Cận đại đã xuất hiện và tồn tại ở hầu hết các làng-xã một sản phẩm văn hoá

đặc sắc: ngôi đình làng, chùa làng Cho đến nay, các đình, chùa làng của

người Việt vẫn chiếm một vị trí khá đặc biệt và quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam, là sản phẩm văn hoá hữu thể đặc trưng của người Việt

và trong ký ức của mỗi người dân Việt, hình ảnh "cây đa, giếng nước, sân

đình" mãi mãi là hình ảnh Quê hương

Trong công cuộc đưa đất nước tiến lên theo định hướng XHCN, Đảng

và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc Tìm hiểu, nghiên cứu về đình làng, chùa làng là một trong những ngả đường tìm về Cội nguồn, về Bản sắc văn hoá dân tộc

1.2 Ngôi đình làng Việt có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng trên thực tế những ngôi đình làng sớm nhất hiện còn là những đình làng của thế kỷ 16 Bên cạnh ngôi đình làng ở rất nhiều làng Việt cổ còn có một công trình tôn giáo khác gắn bó với dân thôn là ngôi chùa làng Đình, chùa gắn bó mật thiết với nhau, chi phối đời sống văn hóa làng xã ở nhiều làng xã tạo thành cụm di tích không thể tách rời Đối với khảo cổ học nói riêng và đối với khoa học lịch

sử nói chung, đình làng, chùa làng là những đối tượng nghiên cứu đáng chú ý

Theo số liệu kiểm kê di tích của Bảo tàng tổng hợp Hà Tây năm 1995, trên toàn tỉnh Hà Tây có 2388 di tích và là một trong những tỉnh có số lượng

di tích đậm đặc nhất toàn quốc Trong tổng số 2388 di tích các loại đó có 823

đình (chiếm 1/3 tổng số di tích), 890 chùa, 33 di tích cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, 18 di tích danh lam thắng cảnh, 92 di tích lịch sử

Trang 19

và 532 các di tích đình, chùa, đền, miếu, quán, nhà thờ… Với việc tập trung một mật độ di tích đình làng dày đặc, với nhiều ngôi đình nổi tiếng như: Đình làng Thuỵ Phiêu, Chu Quyến, Hoàng Xá, Đại Phùng, trong đó có những ngôi

đình làng được coi là cổ nhất nước: đình làng Thuỵ Phiêu, huyện Ba Vì [50],

tỉnh Hà Tây - xứ Đoài từ lâu đã xứng đáng với câu tổng kết của dân gian: “cầu

Nam- chùa Bắc - đình Đoài”

Theo các nhà chuyên môn, thế kỷ 17 là giai đoạn bùng nổ của kiến trúc

điêu khắc dân gian Việt, tiêu biểu nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

đình làng, chùa làng Rất nhiều trong đó là những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, làm sáng danh di sản kiến trúc cổ truyền của dân tộc ta Trong

số đó, đình, chùa làng Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Tây) nổi lên như một cụm

di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc Cụm di tích đình, chùa làng Hữu Bằng còn giữ được đầy đủ các hạng mục kiến trúc cùng với các thành phần, cấu kiện kiến trúc thế kỷ 17, 18, 19 Hơn thế nữa, cụm di tích còn bảo lưu được nhiều các mảng chạm khắc, trang trí, hệ thống tượng pháp đặc sắc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18

Mặc dù vậy, với cụm di tích đình, chùa làng Hữu Bằng, trừ mội vài bài viết, hình ảnh mô tả một cách khái lược về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, một khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ĐH Văn Hóa viết về đình làng Hữu Bằng còn lại tới nay vẫn chưa có một công trình khảo cứu đầy đủ, cụ thể và toàn diện về cụm di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo này…

1.3 Được làm việc và công tác tại Viện bảo tồn di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ lâu tôi đã có mong ước và niềm say mê tìm hiểu về các

di tích kiến trúc cổ truyền trên đất nước ta Việc hiểu biết về di tích kiến trúc

sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, có được sự trân trọng với những di sản cha ông để lại, từ đó có những định hướng đúng đắn cho việc bảo tồn, gìn giữ

và phát huy giá trị của các di tích trong cuộc sống đương đại

Trang 20

Những lý do khách quan và chủ quan như vậy đã khiến tôi quyết tâm chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Khảo cổ học khoá 2005

- 2008 là: Cụm di tích đình chùa Hữu Bằng (Hà Tây) - Kiến trúc và điêu

khắc

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Phân tích cụ thể về cảnh quan, môi trường làng Hữu Bằng; về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở đình, chùa làng Hữu Bằng

2.2 Nhìn nhận, đánh giá lại một số vấn đề về kiến trúc cổ và điêu khắc - trang trí thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18

2.3 Suy nghĩ, đánh giá về loại hình kiến trúc đình, chùa làng trong dòng phát triển chung của kiến trúc Việt

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của Luận văn đã được chỉ rõ trong tên đề tài: kiến trúc và điêu khắc ở cụm di tích đình, chùa làng Hữu Bằng

3.2 Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn còn được mở rộng ít nhiều, làm cơ sở so sánh, đánh giá (đó là những ngôi đình, chùa làng tại các

địa phương khác)

- Ngoài ra, để có thêm tư liệu đối sánh về các trang trí điêu khắc, chúng tôi sẽ sử dụng cả các tư liệu mỹ thuật cổ (điêu khắc và đồ họa) trên các chất liệu khác Đó là những đồ án trang trí trên đồ gốm, đồ sứ, đồ đá và gạch trang trí kiến trúc có ghi niên đại chính xác của thế kỷ 17, 18

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Luận văn sử dụng các phương pháp của khảo cổ học Trong khảo sát - điền dã thực địa là các thao tác lấy tư liệu bằng: đo vẽ, chụp ảnh, dập thác bản hoa văn và văn bia Trong nghiên cứu là cách khảo tả, so sánh, phân tích và tổng hợp về nghệ thuật, kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí

4.2 Kết hợp liên ngành, trong luận văn còn sử dụng các phương pháp,

Trang 21

5.3 Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, nhìn nhận các sự việc, hiện tượng và sự kiện lịch sử

5 Những kết quả và đóng góp của luận văn

5.1 Hệ thống hoá tư liệu về cụm di tích đình, chùa làng Hữu Bằng

5.2 Phân tích, nêu bật các giá trị về kiến trúc, điêu khắc trang trí, hệ thống tượng tròn của cụm di tích đình, chùa làng Hữu Bằng

5.3 Cung cấp tư liệu, thông tin và định ra niên đại khởi dựng của đình,

chùa làng Hữu Bằng

6 Kết cấu của luận văn

- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn sẽ gồm

03 chương

Chương Một: Tổng quan tư liệu

Chương Hai: Kiến trúc đình, chùa làng hữu bằng

Chương Ba: Nghệ thuật điêu khắc ở đình, chùa làng Hữu Bằng

Trang 22

Chương Một Tổng quan tư liệu

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1- Lịch sử nghiên cứu đình làng:

Đình làng Việt từ lâu đã là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Vào những năm đầu thế kỷ 20, các học giả của "Học viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Pháp" (E.F.E.O) là những người đầu tiên đã chú ý đến ngôi đình

làng Việt Điểm rất khoa học của những người khởi đầu là họ đã đặt trước chữ đình

một quán từ (giống đực) : le đình Thời kỳ đầu này, các nhà nghiên cứu chú trọng

nhiều hơn về vấn đề tôn giáo-tín ngưỡng

Cho đến những năm 70-80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ

thuộc Viện Mỹ thuật đã tiếp nối việc nghiên cứu đình làng Đó là các bài viết của

Nguyễn Đỗ Cung, Trần Lâm Biền, Nguyễn Du Chi, Nguyễn Tiến Cảnh, Chu Quang

Trứ, Trần Mạnh Phú, Thái Bá Vân … Ngôi đình làng được nhấn mạnh, ca ngợi như

một điểm sáng của nghệ thuật dân gian Việt Thậm chí đã xuất hiện một thuật ngữ

khoa học mới: "điêu khắc đình làng" Các nghiên cứu điền dã của các nhà nghiên cứu

thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ thuật đã làm "sống lại" hàng loạt các đình các làng khắp

Đông - Nam - Đoài - Bắc Cũng từ góc độ Mỹ thuật là chính, hai nhà nghiên cứu

Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng cũng đã góp một tiếng nói về nghệ thuật của

người Việt ở làng

Với một loạt bài viết trên KCH và NCVHNT những năm 1981-1982 TS Trịnh

Cao Tưởng là một nhà khảo cổ đi sâu hơn về nhiều vấn đề của đình làng như: các tư

liệu về niên đại, đất dựng đình, mặt bằng tổng thể, cấu trúc bộ mái, kết cấu bên trong,

ngôi đình với vấn đề dân tộc và hiện đại và hình tượng kiến trúc của ngôi đình …

Chỉ riêng vấn đề nguồn gốc ngôi đình đã có khá nhiều ý kiến, quan niệm rất

khác nhau:

Trang 23

Nhiều người, xuất phát từ chức năng công cộng của đình làng trong sinh hoạt

làng xã, đã đi tìm nguồn gốc kiến trúc này từ những dạng kiến trúc cộng đồng thời

nguyên thuỷ và cho rằng Nó là hậu thân của kiểu nhà công cộng của các cộng đồng

thiểu số hiện nay Nhiều học giả của "Học viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Pháp"

(E.F.E.O) đã liên hệ, so sánh và cho rằng có sự tương đồng giữa đình làng Việt với

những kiến trúc công cộng khác của những dân tộc ít người ở Tây Nguyên, Nam

Trung bộ Việt Nam (nhà Rông, nhà Gơn…) và ở vùng Đông Nam á Một đại diện

của ý kiến này là Nguyễn Văn Huyên Từ ngôi đình làng Đắc Sở, ông cho rằng đình

làng giống kiểu thức nhà công cộng của cư dân Minang Kabau (đảo Sumatra) [27] Bình Nguyên Lộc cũng liên tưởng đình làng Việt với kiểu nhà sàn Malayo mà

dáng dấp còn lưu lại ở một tộc ít người hiện sống ở phía Nam quận đảo Nhật Bản [46,

tr 424-42] Học giả Nguyễn Đăng Thục thì cho rằng: "Đình là cái nhà thờ tổ chung

cho các thị tộc cũng phải có từ cổ xưa như chúng ta thấy hiện nay ở các nhóm đồng

bào miền núi, gọi là Mường hay đồng bào Thượng, giòng dõi Việt Nam cổ thuộc thời

chủng tộc Anh-đô-nê-diêng, Mã-lai-nê-diêng [65]

Một thời gian dài, ý kiến này được công nhận, và cho đến nay nhiều người vẫn

còn đinh ninh như vậy TS Trịnh Cao Tưởng đã tổng kết "Hầu như tất cả những người

nghiên cứu đình làng đều có một dự cảm chung rằng: đình làng đã từng tồn tại trong

nền văn hoá Việt cổ từ hàng ngàn năm trước, với tư cách là một căn nhà công cộng -

nhà làng, tương tự như nhà rông của đồng bào Bana [86, tr 57] Nhưng cũng chính

tác giả này lại cũng cho rằng: "…chúng ta chưa có bất cứ một tư liệu khảo cổ học về

đình hoặc là một hình thức gạch nối giữa nhà làng và cái đình" [86, tr 57] PGS

Nguyễn Du Chi cũng có ý kiến tương tự: "Tuy nhiên, từ ngôi nhà sàn mái cong khắc

trên trống đồng Đông Sơn mà được nhiều nhà nghiên cứu coi như tiền thân xa xôi của

ngôi đình cho đến ngôi đình làng thời Mạc mà chúng ta còn thấy ngày nay là một dấu

gạch nối dài đòi hỏi những phát hiện tìm tòi của nhiều nhà khoa học nữa mới có thể

đi đến kết luận rõ ràng được" [12, tr.2]

Trang 24

Một kiến giải khác cũng được nhiều người theo đuổi, do suy luận theo một

ngữ nghĩa của chữ đình là dừng lại, cho rằng đình làng có phát xuất từ các đình trạm

Theo Biệt lam Trần Huy Bá (trong một cuộc trao đổi) thì năm 1010, khi thiên Đô từ

Hoa Lư ra Thăng Long, nhà Lý đã bắt dân vùng ven sông Đáy cứ 10 dặm lại dựng

một đình cho vua nghỉ, và kiến trúc này trở thành tiền thân của đình làng

Tạ Chí Đại Trường đã khẳng quyết quan điểm nguồn gốc trạm đình của các

đình làng: "Định kiến về ngôi đình làng phải phát xuất từ trong chiều sâu của lịch sử

Việt Nam khiến người ta quên những bằng cớ khá hiển nhiên về sự xuất hiện muộn

của đình làng, qua gốc gác đình trạm" [98, tr.179] Tuy nhiên, ông không đưa ra

bằng cớ của mình để chứng minh, mà chỉ dẫn báo cáo 1933 của J.Y.Clayes Hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường trong cuốn sách viết lại về

đình Nam bộ trích dẫn lại văn bia 1126 của chùa Linh Xứng và cho rằng "Điều này

đã xác định đình lúc ấy là đình trạm [70, tr 08]

Một số tác giả khác lại cho rằng đình làng xuất nguồn cũng từ một nơi nghỉ

ngơi nhưng không phải của khách lữ hành dân gian mà là của nhà vua, trên đường

kinh lý, tuần thú GS Nguyễn Văn Huyên cho biết kết quả điều tra dân tộc học của

Ông như sau: "Một số kỳ mục làng Yên Sở cung cấp cho chúng tôi một cách giải thích

khác quan trọng, được một vài nhà nho xác nhận Các đình ngày xưa là nhà nghỉ

của vua khi nhà vua đi tuần thú trong vùng Tại tỉnh lỵ có hành cung, là cung điện

dừng chân của vua Những làng nằm trên con đường hay có xa giá nhà vua qua lại

cũng xây những ngôi nhà có chức năng như hành cung Về sau, các cuộc tuần du

của vua trở nên hiếm hơn và nhanh hơn, các làng rốt cuộc chiếm lấy "hành cung"

này để thờ thần" [27]

PGS Trần Lâm Biền đã đưa ra một quan điểm mới về sự ra đời ngôi đình làng

Một mặt, cũng vẫn cho rằng đình làng có khởi nguyên là "một nhà công cộng để nghỉ

chân (đình trạm) "rồi "có những ngôi đã trở thành kiến trúc công cộng của làng xã " ;

mặt khác PGS Trần Lâm Biền còn suy đoán qua việc thờ Thành hoàng và kết hợp với

Trang 25

của ngôi đình làng về sau" Nghĩa là tác giả muốn tìm về cội nguồn đình làng từ hai

chức năng chính của nó: sinh hoạt cộng đồng và ban bố chính lệnh của triều đình Và

đình làng được chính thức ra đời nhờ một sự thoả hiệp giữa dân gian và chính thể [6,

tr.38-43]

Gần trùng với quan điểm này, Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường

trích dẫn tờ lệnh 1496 của nhà Lê "Từ nay, các xã phải trông coi việc thờ cúng ở

đình… trước sau không được thay đổi" [70, tr 308] để nhấn mạnh sự chuyển biến của

đình (trạm) tư nhân sang đình làng Các tác giả này xâu chuỗi tất cả các loại

kiến trúc có tên là đình để tổng kết : "Những sử liệu trình bày trên đây đã chỉ ra một

cách khá rõ rệt là cái đình làng Việt Nam như một xuất hiện bản điạ, nhưng nó không

phải gắn liền với thới "nguyên thuỷ" xa xưa mà là sự biến đổi tiệm tiến trong dòng

chảy của lịch sử từ cái đình có chức năng thế tục để dần dần ghép thêm chức năng tín

ngưỡng là thờ Phật và rồi đảm nhận dịch vụ làm nơi thờ "hậu thần" vào thế kỷ 15

Đến thời điểm này và về sau, cái gọi là "đình" đồng thời tồn tại đình thờ thần (với các

chức năng thế tục khác: trụ sở hành chính, nơi sinh hoạt cộng đồng), đình trạm (dịch

đình, đình quán), bưu đình, hành cung, và đình tạ (nhà thông tin ) vv…" [70]

Có nhiều tác giả không tán đồng nguồn gốc đình trạm của ngôi đình làng

Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Mạnh Cường đã phủ nhận một cách khá cương quyết

quan điểm trước đó: "… Đã đến lúc chúng ta nên hiểu ngôi đình từ góc độ trụ sở

quyền lực làng xã chứ đừng truy tìm nguồn gốc ngôi đình làng từ cái đình trạm dừng

chân trên một quãng đường nào đó." [78, tr.64] PGS Chu Quang Trứ cung cấp

tư liệu và khẳng định: "… Thậm chí "đình làng" còn ngược hẳn lại với "đình trạm":

Trên một cái kẻ của đình làng Phù Lưu (Hà Bắc) còn ghi: … kẻ nào cho khách đi

đường và bọn công thương trú ngụ (ở trong đình), thì xin thần linh tru diệt" [72, tr 82]

Nghĩa là về nguồn gốc của ngôi đình làng vẫn còn đang là một vấn đề tranh luận

Về nguồn gốc ngôi đình làng, tựu trung lại đã có hai hướng tìm tòi:

Trang 26

- Hướng thứ nhất cho đình làng có cội nguồn từ những kiến trúc công cộng có

công năng tương tự dù có rất nhiều học giả tán đồng nhưng vấp phải khó khăn về tư

liệu lịch sử, khảo cổ nên cũng mới chỉ là một giả thuyết đầy hấp dẫn

- Hướng thứ hai muốn khẳng định sự phát triển có tính chuyển biến từ Trạm

đình sang đình làng Các ý kiến của khuynh hướng này đang dần trở nên thiếu thuyết

phục

Vấn đề sai lầm chính của việc truy tìm nguồn gốc đình làng là ở chỗ các nhà

nghiên cứu đã cố công thu gom, liên kết, tất cả các kiến trúc cùng được gọi là đình

vào làm một

Chúng tôi cho rằng đình làng không thể có gốc gác là trạm đình vì:

+ Việc bắt dân tô tượng Phật đặt trong các đình trạm chỉ là một mệnh lệnh cá

nhân của Trần Thái tông để " trả ân oán giang hồ " Và có lẽ ngay dưới thời Trần việc

này cũng không phải là phổ biến, dài lâu Tượng Phật ở đấy không thể hiện chức năng

tôn giáo, không hề làm biến đổi chức năng chính của trạm đình Bất quá đó chỉ là một

nơi cho người lỡ độ đường bất hạnh cầu xin may mắn, chắc chắn không có ý nghĩa

lớn về tôn giáo tín ngưỡng Không nên coi đó là phát xuất của chức năng tín ngưỡng

của đình làng sau này

+ Thực tế cho thấy hầu hết các ngôi đình của các làng hiện còn đều nằm trong địa bàn các làng, không hề tiện đường hay là đầu mối giao thông (thuỷ hay

bộ) Đình làng nhiều khi được dựng khá gần sông là do vấn đề phong thuỷ, chọn lựa thế đất "tụ thuỷ" Trong một vài trường hợp đình làng chỉ "tình cờ" ở gần

một cầu chợ chứ ít/không có liên quan đến kiến trúc này

Theo chúng tôi, vào thế kỷ thứ 16, đình làng chủ yếu là nơi tụ hội, sinh hoạt

cộng đồng của cả làng Một trong những sinh hoạt ấy là hát ả đào, ca trù ở cửa đình

Theo Thạc sỹ Nguyễn Xuân Diện thì: "Hát cửa đình đã có trước năm 1500"

Việc thờ cúng ở đây có lẽ chỉ là lễ cầu phúc hàng năm Văn bia đình Nghênh

Phúc (Gia Lộc, Hải Dương), khắc năm 1591 cho biết: "…vào năm Cảnh Lịch

(1548-1553) dân thôn Đông Tây ấp Lam tạm mở tiệc Xuân ở xứ ngõ La, chưa ổn định Nay

Trang 27

có vị quan viên là Nguyễn văn Cự có ruộng đổi và ruộng mới mua là 1 sào 10 thước

cúng cho làng để dựng nền cầu đình Nghênh Phúc" [95, tr.330]

Văn bia "La Phù La Uyên Bộc Động kiều thị" (bia cầu chợ La Phù, La Uyên,

Bộc Động - nay là xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Tây) dựng năm Sùng Khang

thứ 10 (1575) nói rất rõ đình là nơi "năm tháng cầu khấn để dân yên vật thịnh" [95,

tr 170]

Văn bia đình Mão Điền (Bắc Ninh), khắc năm 1587 lại viết: "đình giả dân sở

an định dã " (đình là nơi yên định của dân)

Theo chúng tôi, nguồn gốc ngôi đình làng có lẽ vẫn còn là một vấn đề đang để

ngỏ lời kết Không phải chỉ thiếu tư liệu về sự tồn tại của loại hình kiến trúc này dưới

thời Bắc thuộc mà trong một giai đoạn rất dài của thời kỳ Tự chủ (suốt 05 thế kỷ, từ

thế kỷ 10 đến thế kỷ 15) chúng ta không thấy được dấu vết vật chất của đình làng

Thậm chí, giới nghiên cứu còn khẳng định ngôi chùa làng lại là trung tâm sinh hoạt

làng xã trước khi đình làng xuất hiện

Như đã nói trên, niên đại sớm nhất của các ngôi đình hiện còn là thế kỷ 16

Tuy nhiên qua một số sử liệu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ngôi đình làng đã có từ

trước đó khá nhiều: "Bi ký góp phần cho biết sự có mặt của những ngôi đình ở thế kỷ

15 ở đình xã Trung Bản, huyện Yên Hưng (nay thuộc Quảng Ninh), có một tấm bia

dựng năm Hồng Đức thứ 26 (1495) Văn bia khắc hai đạo sắc chỉ của vua Lê Thánh

Tông ban vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471) và năm Hồng Đức thứ 20 (1489) về việc

đo đạc, cấp đất cho bốn xã thuộc huyện Yên Hưng Văn bia không nói rõ việc dựng

đình, nhưng văn bản như loại này không thể là bia ở chùa hay đền, miếu Một số

người đã cho biết, ngay ở Hà Nội, đình Thanh Hà vốn là của làng Thanh Hà cổ, nay ở số 10 Ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm, có bia đề năm Thuận Thiên thứ 3 (1433),

đây là đình có bia cổ xưa nhất ở Hà Nội" [59, tr 16] Theo PGS Nguyễn Du Chi thì

bia "Yên Mô xã đình bi ký" (Phát Diệm, Ninh Bình) cũng là văn bia cổ có

niên đại Hồng Đức thứ ba (1472) ở đình làng Tuy nhiên, nội dung văn bia không

Trang 28

ghi bất cứ điều gì về ngôi đình mà chỉ ghi về địa lý xã, tổng Yên Mô và bia được dựng

là để ghi nhớ việc đắp đê

Thế rồi đột ngột đến đầu thế kỷ 16, vào khoảng những thập niên 20 - 30, ngôi

đình làng xuất hiện Chính sử thì chép sự biến dưới thời Chiêu Tông Thần hoàng đế

(1516 -1522) : " Nhâm Ngọ [Quang Thiệu thứ bảy] (1522)… Mạc Đăng Dung chia

các dinh thuỷ bộ đánh vào… Bọn Hưng, Hiền bốn người mang mộc cầm giáo từ

phường Phục Cổ đánh thẳng vào điện Thuỵ Quang Lúc ấy Quang Thiệu đế đang coi

chầu, Tổng tri Trịnh Ân tâu rằng "Quân giặc đã đến nơi rồi" Vua bèn đi ra Một lát, thấy bọn Hưng, Hiền xông vào sân điện, lính hộ vệ chống lại Vua bèn tránh

ra đóng ở đình cũ x∙ Nhân Mục…" [16, tập III, tr 100]

Thật tình cờ chúng ta có được hai sử liệu vật chất về đình làng: Văn bia "Phật

Pháp Tăng" dựng năm 1531 của chùa An Trạch (Lý Nhân, Hà Nam) cho biết xã này

có một ngôi đình lợp ngói, ba gian hai dĩ và vườn đình rộng hai sào hai thước

Cột cái trước, bên phải gian giữa đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Tây) ghi rõ năm

Tân Tỵ (1531) ngôi đình này được "tu lý "

Tóm lại, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều loại kiến trúc có tên gọi chung là

đình: kiến trúc có mái tròn - Viên đình; ngôi nhà vuông - Phương đình; nhà trên mặt

nước - Thủy đình; nơi nhàn tản - Hoa đình, Lương đình; nhà che bia - Bi đình; cầu có

mái - Kiều đình; rồi Trạm đình, Giang đình, Quán đình, Dịch đình như đã trình bày

ở trên Tất cả đều hàm nghĩa là một ngôi nhà, một công trình, một đơn nguyên

Điểm khác nhau chỉ là về hình dáng và công năng Nếu nhìn nhận theo ngôn ngữ học

thì tính từ chỉ rõ sự khác nhau của các kiến trúc này thường luôn đứng trước Cấu trúc

từ cũng cho thấy nguồn gốc Trung Hoa của các kiến trúc đó Nhưng đình làng ( hay

hiểu một cách chính xác hơn là đình của làng) thì rõ ràng là một từ thuần Việt Các

ngôi đình làng nên được hiểu là một kiến trúc độc lập, không có nguồn gốc từ bất kỳ

một công trình nào khác có cùng tên gọi Nghĩa là đình làng là đình làng Kiến trúc

này cũng chỉ mượn tên chứ không hề có nguồn gốc Hán hay ngoại lai [38]

Trang 29

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu chùa làng:

Tên gọi: “Trong các kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, nơi thờ Phật được

gọi là chùa phân biệt với đền, miếu hay nhà thờ chỉ nơi thờ các vị thần trong

các tín ngưỡng và tôn giáo khác’’ [58, tr 16]

Chùa là một từ Việt mà nguồn gốc tên gọi vẫn còn nhiều ý kiến khác

nhau Có ý kiến cho rằng chùa bắt nguồn từ chữ Thùpa (tiếng Pali), hay Stùpa

(tiếng Sanskrit)vốn cú nghĩa là Bảo thỏp thờ Phật, người Trung Quốc dịch õm

gọn là phự đồ hay đồ ba, đọc õm Trung Quốc là Phự tụ, hay là Thu ba, qua Việt Nam được biến âm gọn là chựa

Để gọi một kiến trúc Phật giáo, ngoài từ chùa còn có từ tự xuất phát từ

Trung Quốc Hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có 2 tên: tên Nôm gắn

với làng, xã có ngôi chùa đó và tên chữ (Pháp danh) đi kèm theo chữ tự (chùa

Dâu, tên chữ Pháp Vân tự thuộc làng Dâu - Thanh Khương - Thuận Thành -

Bắc Ninh ) Nhưng cũng có ý kiến cho Chùa (với nguyên gốc xuất phát từ

ấn Độ) khác với từ Tự (xuất phát từ tiếng Trung Quốc) [58, tr 16]

Ngoài ra, để chỉ một kiến trúc Phật giáo, trong tiếng Việt còn có từ

Chiền, Am, Viện Cũng có ý kiến cho rằng Chiền xuất phát từ Cetiya,

Cetiyan (tiếng PaLi), hay Caitya (Sanskrit) tức Điện thờ Phật Am dùng chỉ

một kiến trúc nhỏ, thường lợp bằng cỏ, tranh, chủ yếu phục vụ nhu cầu tôn giáo một vùng và nhu cầu tu hành kiểu ẩn cư (ít nhiều có yếu tố Mật giáo) Ngược lại, Viện là ngôi chùa lớn, vừa là nơi tu hành, lại kiêm chức năng trường học Phật giáo, nơi giác ngộ và hoằng dương Phật pháp

Như vậy, một kiến trúc Phật giáo hoàn chỉnh, theo nghĩa gốc ấn Độ sẽ gồm: Stùpa (Tháp) và Caitya (điện thờ Phật), tuy nhiên, khi vào Việt Nam, nó vừa được sử dụng với những ngữ nghĩa nguyên gốc ấn Độ, vừa sử dụng cả những ngữ nghĩa từ Trung Quốc (tự) Ngoài ra, tuỳ từng quy mô, tính chất thờ

tự mà nó được gắn với những tên khác nữa: am, viện

Trang 30

Sự ra đời: Từ khoảng 2000 năm trước các nhà sư ấn Độ mang theo tư tưởng Phật giáo đã đến Việt Nam bằng những con đường của thương nhân (cả

bộ và thuỷ) [58, tr 26] Khi tới một vùng đất mới, cũng như mọi Tôn giáo khác, Phật giáo phải dựng cho mình một trụ sở, rồi từ đó mới lan toả ra xung quanh để hoằng dương Phật pháp và ngôi chùa Việt đã ra đời Nhiều ý kiến thống nhất những ngôi chùa Việt đầu tiên đã ra đời ở vùng Dâu (Luy Lâu - Thuận Thành - Bắc Ninh) Và cũng trong thời gian đầu, một số nhà nghiên cứu

đã giả định có thể các sư tăng lợi dụng miếu thờ thần để “Phật hoá thần” và như vậy “chùa hoá miếu” [76, tr 10] Đồng quan điểm như vậy GS Hà Văn Tấn cho rằng buổi đầu người ta đem tượng Phật vào điện thần chứ không phải

đem tượng thần vào chùa Phật [58, tr 27] Từ việc dung hội với tín ngưỡng bản

địa để tồn tại và phát triển, sau gần 1000 năm Phật giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng xã hội Đại Việt, để đến thế kỷ 10, 11, nó trở thành một tôn giáo quan trọng nhất - quốc giáo Cùng với sự lớn mạnh của Phật giáo, chùa triền mọc lên ngày một nhiều

Buổi đầu, ngôi chùa ra đời có thể chỉ do sự bảo trợ, xây dựng của chính

quyền nhà nước nhưng dần dần “chựa Phật cũng hũa nhập vào làng, xó mà

biến thành chựa làng Chựa làng là chựa của làng, khụng phải chựa của sư,

tuy rằng vẫn cú sư trụ trỡ chựa” [Minh Chi - Bàn về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hoá Việt Nam]

Qua gần 1000 năm phát triển, tới thời Trần (thế kỷ 13 - 14), Phật giáo đã

có những bước phát triển vững chắc ở Việt Nam Xuất hiện nhiều tông phát: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông Đã xuất hiện và phổ biến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử riêng của người Việt, do Trần Nhân Tông sáng lập

Bên cạnh những ngôi chùa lớn do nhà nước bỏ tiền xây dựng, “chùa làng” (Hương tự) đã bắt đầu xuất hiện từ thời Lý và phổ biến dưới thời Trần(1) Sử

1 Khái niệm “làng” với tư cách là một đơn vị hành chính nhỏ nhất phải đến thế kỷ 15 mới có nhưng tương đương với nó là đơn vị hành

Trang 31

còn ghi năm 1010 vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi được hai năm đã “hạ lệnh

cho các hương ấp, nơi nào chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại “[16,

Tập 1 tr.243] Năm 1031 còn cho thuê thợ dựng chùa quán ở các làng quê, tổng cộng hơn 150 chỗ [16, Tập 1, tr.260].Đến thời Trần, Nguyễn Dữ trong

Truyền kỳ mạn lục (cuốn sách viết vào thế kỷ 15) đã từng viết: "chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười chùa, làng nhỏ cũng có chừng năm sáu"

Sau này, nếu theo ước tính của tác giả Nguyễn Lang thì dưới thời Trần, nước ta có khoảng 9500 ngôi chùa, trong đó có tới 9000 ngôi chùa làng [39, tr 534]

Sang đến nửa sau thế kỷ thứ XIV, mặc dù đạo Phật vẫn càng ngày càng

ăn sõu thờm trong nếp sống tỡnh cảm và tớn ngưỡng của giới đại chỳng bỡnh dõn, nhưng khụng cũn giữ vai trũ lónh đạo trớ thức, văn húa và chớnh trị Giới trớ thức hướng về đạo Nho như phương chõm cứu nước và dựng nước Nho giỏo trở thành quốc giỏo Giỏo hội Phật giáo bắt đầu khụng cũn kiểm soỏt được tăng sĩ Năm 1396, vua Thuận Tụng xuống chiếu thải bớt tăng sĩ dưới năm mươi tuổi Đõy là hành động đầu tiờn của chớnh quyền Nho giỏo để kiểm soỏt Phật giỏo

Ở cỏc thế kỷ X - XIV, trong khi Nho giỏo chưa trở thành ý thức hệ chớnh thống của nhà nước quõn chủ trung ương tập quyền, thỡ Phật giỏo đó cú tỏc dụng thống nhất nhõn tõm tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phỏt triển nhà nước quõn chủ Do vậy, Phật giỏo ở cỏc thế kỷ này cú ảnh sõu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hoỏ đương thời và in dấu rừ nột trong văn học, nghệ thuật Thế nhưng từ giữa thế kỷ XIV thỡ vị trớ đú nú đó thay đổi hoàn toàn đú

là Nho giỏo đứng vị trớ quan trọng nhất, kế đến là Phật giỏo, sau cựng là Đạo giỏo Từ thế kỷ XV - XIX, tỡnh hỡnh đú lại biến đổi nữa đú là từ đõy trở

triều đình bổ dụng để cai quản Thực tế, ngay cả khi có đơn vị hành chính làng thì người ta vẫn dùng từ hương như một cách gọi tương

đồng: hường = làng (ví dụ hương ước là những quy ước của làng/xã )

Trang 32

đi Nho giỏo chiếm vị trớ độc tụn, cũn Phật giỏo và Đạo giỏo tuy vẫn tiếp tục phỏt triển, thậm chớ là khụng hề thua kộm trước đú nhưng đó lựi ra khỏi vũ đài chớnh trị, tư tưởng để phỏt triển ở trong lũng xó hội

Tóm lại, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX thực sự là một giai đoạn bùng nổ

về nghiên cứu mỹ thuật dân gian Các ngôi đình, chùa làng trên địa bàn cả nước và có niên đại trải dài suốt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 được phát hiện hoặc nhìn nhận lại dưới những góc độ khác nhau Các nhà khảo cổ đã đóng vai trò quan trọng trong cao trào này Cho đến nay đã có nhiều luận án Tiến sĩ khảo cổ lấy đề tài nghiên cứu là đình, chùa làng Việt Tuy nhiên nghiên cứu cụm di tích đình, chùa và các mối tương hỗ của chúng với đời sống văn hóa cư dân làng xã thì chưa có luận văn, luận án nào đề cập đến Tôi chọn cụm di tích

đình, chùa làng Hữu Bằng cũng là tiếp nối các công trình đi trước, nhưng mở rộng vấn đề ở góc độ trên

1.2 Không gian, vị trí địa văn hóa làng Hữu Bằng

Làng Hữu Bằng là làng “Nhất thôn nhất xã”, là một trong 20 xã, thị trấn của huyện Thạch Thất, phía Bắc giáp xã Dị Nậu, phía Đông Nam giáp xã Phùng Xá, phía Tây và Tây Nam giáp xã Bình Phú và Thạch Xá

Trước năm 1945, nguyên là xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai (Cảnh Trị năm thứ 5 - 1667) rồi xã Hữu Bằng, tổng Thạch Xá, huyện Thạch Thất, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Qua mỗi lần thay đổi địa danh hành chính, Thạch Thất trong đó có Hữu Bằng lại trực thuộc các tỉnh khác nhau Năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, đến năm

1979 thuộc địa phận Hà Nội Năm 1996 lại trở về với Hà Tây cho đến nay Tục truyền lại rằng làng Hữu Bằng có cách ngày nay khoảng 900 năm Trải qua năm tháng với quá trình tồn tại, phát triển làng được mang nhiều tên gọi khác nhau Khởi thuỷ, mảnh đất này được gọi là trại Ba Nhà - do dân cư thủa ban đầu đến đây lập nghiệp chỉ có ba gia đình Sau đó đổi thành ấp Nỗ

Trang 33

gọi ngày nay Trong văn bia “Hậu Thần bi ký” niên đại Vĩnh Thịnh 5 (1709)

có đoạn viết “Xã Hữu Bằng với cái tên Hữu Bằng đã tự ngàn xưa Tên Hữu

Bằng là tên lấy một hàm nghĩa trong câu: “Hữu Bằng, Hữu Dực, Hữu Hiếu, Hữu Đức” trong sách Chu Thư Đây chính là đất có phong tục thuần mỹ, dân

đông lại giàu có, những lời khen này chẳng thể là chuyện ngoa truyền”

Làng Hữu Bằng còn có tên Nôm là Nủa - phiên âm của chữ Nỗ mà đọc chệch ra như thế Các cụ cao niên trong làng giải thích rằng: Nỗ tức là nỏ cứng, do xưa kia dân làng sống bằng nghề săn bắn thú rừng, xuất hiện nhiều tay thợ săn bắn giỏi và thường dùng một loại vũ khí là cái Nỏ cứng, từ đó từ Nỗ/ Nỏ/ Nủa được dùng làm tên gọi và là niềm tự hào của làng

Địa thế của Hữu Bằng xưa kia vốn là một vùng trũng đọng nước, đất của chim cò và lau sậy Khởi thuỷ, do chưa có hệ thống thuỷ lợi, đê điều nên hằng năm vào mùa mưa nước trên vùng cao, từ sông Đáy đổ về qua đầm Bùi, qua dốc Cửa Đình ra ngòi Đặng rồi xuôi xuống sông Tích Giang chảy về Ba Thá

Do sống trong vùng đất như vậy nên người kẻ Nủa phải chịu không ít khó khăn Để an cư lập nghiệp, người dân nơi đây từ xưa đã sớm bộc lộ bản chất thông minh và khéo tay của mình trong chinh phục và cải tạo tự nhiên Dân trong vùng vẫn truyền tụng câu ca về sự sáng dạ của người kẻ Nủa rằng:

“Đừng cho kẻ Nủa coi, chớ cho kẻ Noi ngó”

Hữu Bằng từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất khoa bảng với nhiều người học rộng tài cao Theo thống kê chưa đầy đủ, làng có cụ Nguyễn Ngung - người

đầu tiên đỗ tiến sĩ vào năm 1487, làm quan đến chức Hàn Lâm viện Hiệu thảo Tiếp đó là cụ Phan Bảng đỗ tiến sĩ vào năm 1614, rồi đến cụ Nguyễn Văn Ban

đỗ tiến sĩ vào năm 1901, được phong đến chức Thái tử Thiếu bảo Đại học sĩ Trong làng còn có 7 cử nhân, 27 tú tài và rất nhiều người có học làm thầy đồ dạy học, bốc thuốc Hằng năm, nơi đây tiếp nhận nhiều học trò từ vùng khác

đến học tập

Trang 34

1.3 Đối tượng được tôn thờ tại cụm di tích đình, chùa

làng Hữu Bằng

Dưới xã hội Quân chủ - Phong kiến, đình làng đảm nhận hai chức năng

chính: Nơi ban bố chính lệnh của triều đình và thờ cúng Thành hoàng Tuy nhiên, ngày nay, khi nghiên cứu sâu hơn, nhiều học giả đã thống nhất:

đình làng có ba chức năng cơ bản:

- Đình làng là trung tâm văn hoá của cộng đồng cư dân ở xã thôn

- Đình làng là một trung tâm tín ngưỡng (thờ cúng Thành Hoàng)

- Đình làng là trung tâm sinh hoạt chính trị, xã hội của làng [63, tr 33]

Thậm chí, khi Triều đình không với tay được tới các làng xã, khi

"phép vua thua lệ làng" thì những chức năng trên vẫn tồn tại Vậy, một câu

hỏi đặt ra: Thành hoàng được thờ ở đình từ bao giờ?

1.3.1- Khái niệm Thành hoàng và Thành hoàng làng:

Khái niệm Thành Hoàng đã được giới nghiên cứu bàn đến rất nhiều

Nếu hai học giả thuộc E.F.E.O là Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Văn Huyên

hồi đầu thế kỷ là những người tiên phong thì PGs-TS Nguyễn Duy Hinh được

coi là người viết chuyên khảo đồ sộ nhất về vấn đề này Khó có thể kể hết tên

các nhà nghiên cứu, vì bất kỳ ai viết về làng xã cổ truyền, về đình làng mà lại

không đề cập đến chuyện Thành hoàng

Các nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất, không phải ngay từ đầu đình

làng đã được dựng lên để thờ Thành hoàng Buổi đầu đình làng ra đời do nhu

cầu cần nơi cúng lễ để “năm tháng cầu khấn cho dân vinh, vật thịnh”, hay

“đình giả dân an định dã” (đình là nơi mà nhờ đó dân được yên định) [102, tr

62-68] Có tế lễ cầu khấn, sẽ có tổ chức hội hè, phân bổ công việc và thành

phần dự họp dĩ nhiên là các quan viên hương lão, chức sắc trong thôn Từ nơi hội họp đó, đình làng đảm nhiệm chức năng quyền lực của làng (xử kiện, phạt vạ, đốc thúc sưu thuế) và khi chính quyền trung ương tập quyền với tay

Trang 35

nước [102, tr 62-68] Như vậy, buổi đầu đình làng chỉ là nơi diễn ra các hoạt

động tế lễ, cầu phúc của dân làng và gắn liền với nó là chức năng hành chính,

quyền lực của làng xã Qua thời gian, đình làng mới đảm nhận thêm chức năng tôn giáo, tín ngưỡng [78, tr 62-68]

Lần đầu tiên, khái niệm Thành hoàng ở nước ta được nhắc đến trong

"Việt điện u linh" Theo gốc gác Trung Hoa, Thành là bức tường bao quanh

thành phố còn hoàng là cái hào bao quanh bức tường Vì những lẽ đó, tác giả Bình Nguyên Lộc cho rằng "gọi thần của ta là thần Thành hoàng là sai

Ta không có thành phố nào thời cổ, còn làng ta không hề có thành quách lớn

nhỏ bao giờ." [46] Những nhận định của Bình Nguyên Lộc đã có phần cực

đoan, phiến diện vì thực tế ở nước ta thì thần sông Tô Lịch cũng đã được Cao

Biền rồi Lý Thái Tổ tôn là thần phù trì thành Đại La - Thăng Long Tiếp đó,

vào thế kỷ 15, năm 1449 Lê Nhân Tông bắt đầu thờ Đô đại thành hoàng, tức

thần Thành hoàng kinh đô Thăng Long Năm 1809, Nguyễn ánh cho lập miếu

Thành Hoàng ở bờ hữu kinh thành Huế, chính giữa thờ Đô Thành hoàng còn

Tả hữu thờ Thành hoàng các trấn Ngoài ra các vua triều Nguyễn còn lập miếu

thành hoàng ở các tỉnh và huyện [46, tr 50]

Chúng ta cũng không phủ nhận một thực tế lịch sử là những vị thần

được thờ ở đình làng Việt, che chở cho các làng Việt đều được gọi là Thành hoàng làng và được coi là những vị Phúc thần Đại đa số các Thành hoàng làng đều được các triều vua phong tước, ban sắc Như vậy, bên cạnh mô hình Thành Hoàng giống như Thành hoàng Trung Quốc,

là những vị thần phù trợ các thành trì, còn có loại Thành hoàng được thờ ở

đình làng như những vị thần của làng “Rõ ràng trong Thành hoàng Việt Nam

có hai dòng khác biệt Một dòng mang đậm gần nguyên xi mô hình Đường -

Minh: hệ thống Thành hoàng cả nước, tỉnh, huyện, đó là những vị thần vô

danh tối linh, không có thần tích nhân bản, thậm chí cũng không phải là một

Trang 36

thiên thần Dòng thứ hai là Thành hoàng làng Đó mới là dòng chủ thể phản

ánh bản chất tư duy tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam” [23, tr 97]

Năm 1999, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, GS Hà Văn Tấn công bố bài

viết: "Bài bia của Trương Hán Siêu và vấn đề phong thành hoàng" [60]

Tấm bia này được phát hiện tại Lại Yên (Hoài Đức - Hà Tây), nội dung văn

bia cung cấp cho ta một đạo sắc được ban hành ngày 17 tháng 6 năm Hưng Long 20 (1312) và như vậy đây là văn bản sắc phong (Thành hoàng)

sớm nhất hiện biết Tuy nhiên, sắc phong này đã được sao lại trên bia đá, bản

gốc không còn

Cũng về mặt văn bản học, trên tạp chí Hán Nôm học số 2(47) năm

2001, tác giả Phạm Thuỳ Vinh công bố về việc phát hiện hai đạo sắc tại thôn Quang Lang (Thuỵ Hải - Diêm Điền - Thái Bình) ghi niên đại Hồng Đức 23

(1492) và Hồng Đức 28 (1497) Cho tới nay, đây được coi là hai đạo sắc cổ

nhất hiện còn (tuy nhiên, đây không phải là hai đạo sắc phát hiện tại đình )

Có thể thấy, khi đạo Nho phát triển mạnh dần từ thế kỷ 14, sang 15 thì

cùng với ý thức chủ động học tập theo hình mẫu phong kiến phương Bắc

hệ tư tưởng này đã tạo điều kiện thuận lợi để thần Thành hoàng được làng xã hoá,

theo tư duy nông dân Các Thành hoàng đều là những thần linh bản địa, đã vượt

qua chức năng khởi thuỷ để mang một chức năng đa diện của tư duy dân dã Việt

[33, tr 38] Tới việc phát hiện ra đạo sắc mang niên đại Sùng Khang 1574 tại

đình làng Tử Dương (ứng Hoà - Hà Tây) thì có thể thấy sang thế kỷ 16, chức

năng thờ cúng Thành hoàng đã trở nên phổ biến trong các ngôi đình làng Việt

Nhờ những nghiên cứu, tranh luận khoa học từ trước mà đến nay hai

khái niệm này đã được phân định khá rạch ròi, sáng tỏ: "Thành Hoàng là một

phạm trù thần linh bảo hộ thành trì của phong kiến Trung Quốc, được du

nhập vào nước ta từ thời Đường rồi tiếp tục phát triển trong các triều đại độc

lập của nước ta Tại kinh đô có miếu thờ Thành hoàng cả nước, các tỉnh có

Trang 37

ương hay của tỉnh Đó là hệ thành hoàng kiểu phong kiến Trung Quốc mang

ba đặc trưng cơ bản là bảo vệ thành trì, vô nhân xưng, do vua phong Nhưng

ở xã thôn nước ta không có thành trì mà vẫn có miếu Thành hoàng Đó là

Thành hoàng làng Thành hoàng làng người Việt là một vị thần được dân thờ

từ trước, sau đó mới được vua phong tước vương với chức danh Thành hoàng

Như vậy, vị thàn bảo hộ làng được khoác lên chiếc áo tín ngưỡng phong kiến

Trung Quốc, hay nói một cách khác thần bảo hộ làng về mặt văn hóa đã bị

Hoa hóa mang chức danh thành hoàng [28, tr 602].

1.3.2 Vị thần được thờ tại đình làng Hữu Bằng:

Như trên đã nói, đình làng đầu tiên có chức năng sinh hoạt của một cộng đồng Về sau đình làng còn chứa đựng một nội dung thờ cúng, tế lễ

Đình làng Hữu Bằng thờ Tam vị Nam Hải Đại vương làm thành hoàng làng

cùng với truyền thuyết dân gian gắn với mảnh đất Hữu Bằng, đây là một trong

những ngôi làng Việt cổ truyền nằm trong địa phận Hà Tây nhưng lại thờ thần

biển và các tục liên quan đến nghi lễ của cư dân đi biển như lễ tế trâu Hiện

đình làng Hữu Bằng còn giữ được 26 đạo sắc phong của các đời vua phong

Thượng đẳng thần cho Thành hoàng

Liên quan đến việc thờ Thành hoàng, hàng năm, dân làng Hữu Bằng đều

tổ chức lễ hội vào 3 kỳ trong năm: ngày 6 tháng 1 âm lịch (ngày sinh của

thánh); ngày 12 tháng 5 tế thắng trận; ngày 17 tháng 7 (ngày thánh hóa) Năm

nào cũng vậy, ngày 17 tháng 7 là ngày lễ hội lớn nhất của làng Lễ hội thường

gồm 2 phần: phần Lễ và phần hội Phần Lễ trang nghiêm là những nghi thức

để tưởng nhớ tới tam vị Nam Hải phúc thần, là sự cầu mong với mục đích cầu

cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu

Lễ vật dõng cỳng của dõn làng lờn thần thành thường là xụi, chố, hoa quả

đối với tế chay Cũn năm nào mở đỏm to, làng thường mổ trõu tới 3 con Đõy

là một trong những điểm đặc biệt và cú ý nghĩa nghiờn cứu rất lớn về lễ hội

nơi đõy

Trang 38

Những năm mở đám to, thường ba năm một lần Làng tổ chức tế trâu: Người của phiên đương cai được cử mua trâu phải là người có nhiều kinh nghiệm Chọn trâu đực mộng, màu đen tuyền, đẹp dáng, sừng cánh ná, dạ bình vôi Với trâu có màu đen tuyền, sừng cong là vừa đủ tượng trưng cho hình trăng lưỡi liềm, còn cả con trâu là tượng cho nguồn nước, hình thức này liên quan chặt chẽ với Nam Hải Đại Vương Chúng ta có cảm giác rằng con trâu như biểu tượng của thủy triều, của mặt trăng đã đi cõng thần biển/Nam Hải Đại Vương vào miền đất này Mặt khác, vì là trâu tế nên dân làng phải chọn người nuôi là người sống trong sạch, khỏe mạnh, không có tang, hàng ngày đi cắt cỏ sạch về cho trâu ăn tại cầu nước và tắm rửa sạch sẽ cho nó Đặc biệt kiêng kỵ phụ nữ không được lại gần trâu Nếu chẳng may trâu biếng ăn, người nuôi phải sắm đèn nhang để khấn thần phù hộ cho trâu chóng bình phục

Đến khoảng 1 giờ đêm ngày 16/7 giáp đăng cai làm nhiệm vụ mổ trâu, khi đó họ hứng một bát tiết và một nhúm lông mao (lông gáy) đem vào trong đình làm lễ tế mao yết Bộ phận lòng được lấy ra, còn phần thân trâu để nguyên chất rơm xung quanh thui đến khi chín vàng, có mùi thơm, họ đem xuống cửa đình cạo sạch lông, lau sạch và để trâu lên 1 chiếc sập chuyển lên đình làm lễ vật tế thành hoàng Vậy, tế mao yết mang ý nghĩa gì? Mao là lông gáy của con trâu - là phần lông phát triển mạnh nhất tượng cho cây cối Yết (huyết) là máu trâu có màu đỏ biểu hiện cho sinh khí Hai thứ này trộn vào nhau là cây cối hút được sinh khí của trời đất, của thần linh sinh sôi phát triển

Nó biểu tượng cho sức sống tràn trề Sau khi tế song, dân làng đem chôn trước cửa đình như muốn nhắc nhở thần linh hãy phù hộ cho dân làng có mùa màng bội thu, dân tình làm ăn phát đạt

Sau khi tế xong, trâu được chia cho các xuất đinh của làng Còn 2 con trâu thịt được mổ để làm cỗ, uống rượu ngay tại đình

Trang 39

Bên cạnh phần lễ là những hội đám: hát ả đào, đánh cờ người, chọi gà, kỳ

lân, hý cầu, các trò chơi, đánh đu, đấu vật, đi cầu phao, bắt vịt… diễn ra rất nhộn

nhịp Hội hè là dịp để người nông dân được thoả sức vui chơi, bù lại những chuỗi

ngày vất vả, mệt nhọc và cũng là để chuẩn bị cho một mùa làm ăn mới

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hoá của cư dân làng xã người Việt

Lễ là sự thành kính, trang nghiêm, là sự tưởng nhớ những người có công với

dân, với nước, là sự cầu mong cho những điều tốt lành, mưa thuận, gió hoà,

cuộc sống an vui Ngược với lễ, hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng,

là những trò vui dân gian, giúp cho người nông dân quanh năm đầu tắt, mặt tối

có được giây phút giải trí vui vẻ trước khi bắt đầu một năm lao động mới Lễ

hội là sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng Trong lễ hội, mọi người cùng vui vẻ và

quên đi những lo lắng đời thường Và, người ta như chợt hiểu về ý nghĩa sâu

xa của lễ hội, rằng: lễ hội là một sự đồng nhất trong đan xen, có nghĩa là trong

lễ có hội và hội là đỉnh cao của lễ Trong đó đã đề cập tới cùng một lúc ít nhất

4 mối ứng xử của con người:

- ứng xử giữa con người với thần linh, mà một biểu hiện là sự cúng lễ

- ứng xử giữa con người với cộng đồng mà trung tâm là cộng đồng làng xã

- ứng xử giữa con người với tông tộc và gia đình

- ứng xử với chính mình

Như thế, từ hội đình làng Hữu Bằng, chúng ta hiểu lễ hội không chỉ giải quyết sự vui chơi cho người nông dân quanh năm vất vả, mà chủ yếu là sự

thanh lọc tâm hồn để con người sống tốt hơn, đẹp hơn và vững tin hơn vào

tương lai, cũng như để cân bằng lại nhận thức và những trách nhiệm trong một

không khí thiêng liêng mà thoải mái Chính vì thế mà lễ hội là đỉnh cao của

sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đầy tính truyền thống và đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

Trang 40

1.3.3 Tượng thờ tại chùa làng Hữu Bằng:

- Chùa làng Hữu Bằng thờ Phật với hệ thống tượng tròn đầy đủ, đẹp

mắt, có niên đại sớm và giá trị nghệ thuật cao được bày tại Tiền đường, ống

muống và Thượng điện bao gồm: Tam thế, Quan âm, Tuyết sơn, Di lặc, Văn

thù, Phổ hiền, Ngọc hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Cửu long, Kim đồng, Ngọc nữ,

Quan âm tống tử, Quan âm tọa sơn, Bát bộ kim cương, Thánh hiền, Đức thánh

Trần, Thổ địa

Ngoài ra, làng Hữu Bằng còn có Văn chỉ thờ Khổng Tử, tiên hiền, tiên

thánh và những người đỗ đạt của địa phương

Tiểu kết chương một:

Trong khoảng một thế kỷ qua, đình, chùa làng Việt đã trở thành đối

tượng của nhiều nhà nghiên cứu Đình, chùa trong các làng xã được nhấn

mạnh, ca ngợi như một điểm sáng của nghệ thuật dân gian Việt Các nghiên

cứu điền dã đó đã làm "sống lại" hàng loạt các di tích khắp các làng quê Việt

Nam

Về đình làng: Bằng những nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã đã thống

nhất Dịch đình, đình Trạm, Lan đình, Thưởng hoa đình hay Đình Mục đồng là

một loại kiến trúc hoàn toàn khác, nó không thể giống những ngôi đình làng

như ta vẫn thấy hiện nay Về nguồn gốc ra đời của ngôi đình làng, như ý kiến

của GS Hà Văn Tấn “mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng đình - ngôi nhà

chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, néu không phải là thời tiền sử thì

cũng là thời sơ sử của dân tộc Tất nhiên là thời đó, chưa được gọi là đình,

một từ vay mượn của Trung Hoa”[59, tr 20] Tới cuối thế kỷ 15, cùng với sự

phát triển của lịch sử, của ý thức hệ Nho giáo, ngôi đình làng với tư cách là

một thực thể văn hóa của làng xã đã ra đời Tuy nhiên, dấu vết vật chất của loại hình kiến trúc này đến nay mới chỉ được tìm thấy ở thế kỷ 16

Không phải ngay từ đầu đình làng đã được dựng lên để thờ

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w