Ở Việt Nam đã có một số cuốn sách viết về câu đối, trình bày những nét chung nhất về mặt thể loại như: Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, V
Trang 1đại học quốc gia hμ nội
Trường đại học khoa học xã hội vμ nhân văn
Người hướng dẫn: pgs.ts nguyễn văn thịnh
Hμ nội - 2008
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
LỜI CAM ĐOAN 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 7
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Đóng góp của luận văn 10
6 Cấu trúc luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỂ LOẠI CÂU ĐỐI 12
1.1 Nguồn gốc của câu đối 12
1.1.1 Câu đối ở Trung Quốc 12
1.1.2 Câu đối ở Việt Nam 17
1.2 Căn cứ lí luận của câu đối: 19
1.3 Nghệ thuật của câu đối: 21
Chương 2: 24
NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI CÂU ĐỐI THÔNG QUA 24
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÂU ĐỐI Ở CÁC DI TÍCH ĐƯỢC KHẢO SÁT 24
2.1 Đặc điểm của câu đối 24
2.1.1 Hình thức đối xứng 26
2.1.2 Nội dung tương quan 30
2.1.3 Văn tự tinh giản 31
2.1.4 Tiết tấu độc đáo 32
2.2 Quy tắc của câu đối 33
2.2.1 Lập ý(立意 ) 33
2.2.2 Thủ tượng (取象) 34
2.2.3 Ngôn chí (言志) 38
2.2.4 Trữ tình (抒情) 39
2.2.5 Chương pháp (章法) 41
Trang 32.3 Tiết tấu của câu đối 41
2.3.1 Tiết tấu đẹp của câu đối 42
2.3.2 Cách điệu của câu đối 45
2.3.2.1 Cách điệu luật thi 45
2.3.2.2 Cách điệu từ 46
2.3.2.3 Cách điệu dân ca 46
2.3.2.4 Cách điệu tản văn 47
2.3.2.5 Cách điệu hí văn 48
2.3.2.6 Cách điệu khúc 49
2.3.2.7 Cách điệu câu đố 49
2.3.2.8 Cách điệu biền văn 50
2.4 Từ loại và từ tính của câu đối 51
2.4.1 Đối thực từ: 55
2.4.1.1 Đối danh từ 55
2.4.1.2 Đối động từ 56
2.4.1.3 Đối tính từ 56
2.4.1.4 Đối số lượng từ 56
2.4.1.5 Đối đại từ 58
2.4.2 Đối hư từ: 58
2.4.2.1 Đối giới từ 58
2.4.2.2 Đối phó từ 59
2.4.2.3 Đối trợ từ 59
2.4.2.4 Đối liên từ 59
2.4.2.5 Đối thán từ 60
2.5 Cú pháp và kết cấu của câu đối 60
2.5.1 Cú pháp của câu đối 60
2.5.1.1 Quan hệ liệt kê 61
2.5.1.2 Quan hệ liên quan 61
2.5.1.3 Quan hệ tăng tiến 61
2.5.1.4 Quan hệ giả thiết 62
2.5.1.5 Quan hệ điều kiện 62
2.5.1.6 Quan hệ chuyển triết 63
2.5.1.7 Quan hệ lựa chọn 63
Trang 42.5.1.8 Quan hệ nhân quả 63
2.5.1.9 Quan hệ mục đích 64
2.5.2 Kết cấu của câu đối 64
2.5.2.1 Đối xứng và liên quan 65
2.5.2.2 Thường thức và biến thức 66
2.6 Âm luật và bằng trắc của câu đối 67
2.7 Tập cú và phỏng cải của câu đối 81
2.7.1 Liên tập cú 81
2.7.1.1 Tập thi cú 83
2.7.1.2 Tập từ cú 84
2.7.1.3 Tập sử thư cú 84
2.7.1.4 Tập văn cú 84
2.7.1.5 Tập Phật kinh cú 85
2.7.1.6 Thành ngữ đối 85
2.7.2 Liên phỏng cải 86
2.8 Sử dụng điển cố trong câu đối 87
2.9 Phân loại câu đối 90
Chương 3: CÂU ĐỐI HÀ NỘI 94
3.1 Khái quát về câu đối Hà Nội 94
3.2 Nội dung và nghệ thuật của câu đối Hà Nội 95
3.2.1 Nội dung của câu đối Hà Nội 95
3.2.1.1 Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên 95
3.2.1.2 Tuyên ngôn về giáo lí 96
3.2.1.3 Thể hiện tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc 98
3.2.1.4 Ca ngợi công tích của các vị thần, thánh, Phật 99
3.2.2 Nghệ thuật của câu đối Hà Nội 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHẦN PHỤ LỤC 107
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Có thể nói câu đối là một sản phẩm ngữ văn về mặt thể loại Nó giống như một bài thơ ngắn hội tụ đầy đủ nội dung tư tưởng, phản ánh quan điểm, tình cảm của người sáng tác, thể hiện trình độ, tài năng của tác giả thông qua biện pháp tu từ, chọn chữ, cách luật, sử dụng điển cố… Ngày nay, tại các di tích lịch
sử, văn hóa, tôn giáo, nơi duy trì các lễ hội truyền thống vẫn còn lưu giữ được
di sản câu đối, thậm chí sáng tác câu đối còn tồn tại như một hình thức sinh hoạt văn hóa
Ở Việt Nam, ngoài câu đối chữ Hán còn xuất hiện câu đối Nôm, câu đối chữ Quốc ngữ Điều này chứng tỏ, ngoài những nước đồng văn tự khối vuông như Nhật Bản, Hàn Quốc, câu đối còn xuất hiện ở loại hình chữ latinh (chữ Quốc ngữ), và ngôn ngữ thuần Việt (chữ Nôm) ở Việt Nam Đó cũng chính là nét độc đáo của câu đối Việt Vì vậy, câu đối chữ Hán dễ dàng đi vào quần chúng, khởi nguồn cho tư duy câu đối dân gian Ở đây câu đối được đi theo con đường từ trí thức đến dân gian, khác với ca dao, tục ngữ có chiều ngược lại từ dân gian xâm nhập vào tầng lớp trí thức
Ngoài ra, câu đối còn có tính thời sự, văn hóa Hiện nay, những người sáng tác câu đối tuy không nhiều nhưng phần lớn số họ đều say sưa với việc sáng tác và sáng tác có hiệu quả Sáng tác câu đối thường gắn liền với nghệ thuật thư pháp vì nó có quan hệ mật thiết với nghệ thuật trang trí và trưng bày truyền thống Do đó cũng có thể coi câu đối là nơi bảo tồn thư pháp của nhiều thế hệ Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh hoạt động sáng tác thư pháp câu đối đã diễn ra thường xuyên và mang nét văn hóa Hán Nôm sâu sắc
Hà Nội xưa là trung tâm văn hóa, học tập khoa cử, tập hợp anh tài bốn phương… Hướng tới kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long-Hà Nội, rất nhiều công trình văn hóa mang tính vật thể và phi vật thể đã được thai nghén và thực hiện nhân dịp kỉ niệm này Một trong những vấn đề được mọi người hết sức quan tâm
đó chính là những di sản văn hóa có gắn bó mật thiết và phản ánh đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục Hà Thành xưa Hệ thống câu đối di tích Hà Nội cũng là một đối tượng quan trọng đáng để nghiên cứu
Trang 6Ở Việt Nam đã có một số cuốn sách viết về câu đối, trình bày những nét
chung nhất về mặt thể loại như: Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu, Việt
Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Hán văn khảo của Phan Kế
Bính và gần đây là cuốn 3000 câu đối hoành phi Hán Nôm, 5000 câu đối
hoành phi Hán Nôm (Trần Lê Sáng chủ biên), Câu đối trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hoàng Huy, Từ điển văn học (bộ mới)… Ở Trung Quốc đại
lục và Đài Loan việc nghiên cứu câu đối về mặt thể loại được coi trọng Các công trình nghiên cứu, giáo trình, bài tham luận đã trình bày khá hệ thống về thể loại câu đối Trong luận văn thạc sỹ này, chúng tôi tiến hành tham khảo, hệ thống nhiều nguồn tài liệu và với quan điểm cá nhân để đưa ra những ý kiến và lập luận được coi là hợp lý nhất
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Câu đối đã xuất hiện ở nước ta từ khá sớm và được coi là một trong những loại hình văn hóa phổ biến - đó là một quan niệm truyền thống về câu đối Hiện nay, không phải ai cũng xem câu đối như một thể loại văn học, theo đó cũng có rất ít người trình bày về thể loại câu đối một cách hệ thống mà chỉ coi
nó là nền móng của thể phú, biền văn và thơ cách luật Các tác phẩm nghiên cứu
về câu đối cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, hơn nữa, phần lớn trong số đó chỉ điểm xuyết, giới thiệu ngắn gọn về loại hình câu đối Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu một số tác phẩm có viết về câu đối:
Cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Mặc Lâm xuất bản, 1970 và
được in lại đầu thế kỉ XX, giới thiệu một cách sơ lược nhất về câu đối Phan Kế Bính đã xếp câu đối vào lối văn không vần, khác với thơ, phú, văn tế, minh, trâm, tán, ca ngâm khúc điệu thuộc lối có vần
Cuốn Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu, Nxb Văn sử địa, 1959 được
xem là tác phẩm có trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về câu đối ở Việt
Nam Câu đối Việt Nam trình bày những vấn đề lý luận xung quanh câu đối,
giới thiệu những câu đối nổi tiếng và giai thoại về nó
Cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nxb Trẻ, 1999
tuy chưa nhiều nhưng cũng nhắc đến câu đối, phép đối trong số rất nhiều các thể loại văn học khác
Cuốn 3000 hoành phi câu đối Hán Nôm, Trần Lê Sáng chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, 2002 và cuốn 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm cũng do
Trần Lê Sáng chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, 2006 chủ yếu là tiến hành sưu
Trang 7tầm hoành phi và câu đối Trong phần Lời tựa có giới thiệu sơ lược về nội dung
và nghệ thuật của câu đối
Cuốn Từ điển văn học (bộ mới), Đỗ Đức Hiêu chủ biên, Nxb Thế Giới,
2001 trình bày ngắn gọn về câu đối về mặt nội dung, nghệ thuật, phân loại…
Công trình nghiên cứu: Câu đối Hán Nôm trong các di tích lịch sử-văn
hóa tiêu biểu nội thành Hà Nội mã số QX 2001-08, Lê Anh Tuấn chủ trì, 2004
giành một chương trình bày về câu đối với các giải thuyết truyền thống trong đó
có quan niệm về câu đối, các hình thức câu đối-phân loại, nội dung-nghệ thuật của câu đối và câu đối trong các mối quan hệ với các thể loại văn học cổ
Cuốn Câu đối trong văn hóa Việt Nam, Nguyễn Hoàng Huy, Nxb tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004 trình bày một cách sâu sát hơn so với các cuốn sách kể trên về nguồn gốc câu đối, tổng quan và thực trạng, nội dung của
câu đối Việt Nam Ngoài ra, cuốn Câu đối trong văn hóa Việt Nam còn trình bày một phần khá đặc biệt, đúng như tên gọi của nó là vấn đề địa vị của câu đối
trong văn hóa Việt Nam
Những tài liệu trên tuy ở mức độ rất ngắn gọn nhưng đều bàn đến tính văn học của thể loại câu đối Từ những ý kiến có tính gợi ý đó, luận văn của chúng tôi tiến tới khẳng định câu đối là một thể loại Hán văn, hơn nữa là một thể văn đặc biệt
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu đối tại một số di tích văn hóa tiêu biểu của Hà Nội mà cụ thể là mặt thể loại Hán văn của câu đối Tuy nhiên hệ thống câu đối ở Hà Nội vô cùng phong phú với rất nhiều di tích và rất nhiều tác gia, vì vậy chúng tôi chỉ lựa chọn câu đối tại các di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu của Hà Nội Về mặt các di tích cụ thể, tiêu chỉ lựa chọn của chúng tôi là những di tích văn hóa nổi tiếng đã được xếp hạng,
có số lượng câu đối tương đối nhiều và có tính đại diện như Chùa, Đình, Đền, Quán, Phủ tiêu biểu… Trong luận văn, khi tiến hành phân tích, chúng tôi sẽ chọn ra những câu đối phù hợp để làm ví dụ để minh họa cho những đặc điểm thể loại của câu đối
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên hai phương pháp cơ bản là phương pháp văn bản học và phương pháp văn học (cụ thể là nghiên cứu về mặt thể loại)
Chúng tôi đã sử dụng những phương pháp cụ thể như tiến hành điền dã, sưu tầm câu đối tại một số di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của Hà Nội
Về phương pháp nghiên cứu câu đối với tư cách là một thể loại văn học, trước hết chúng tôi đưa ra những lập luận cơ bản để khẳng định câu đối tồn tại với tư cách là một thể loại văn học hay ít nhất cũng là một thể loại văn học đặc biệt Trên cơ sở đó, từ những ví dụ, chứng minh cụ thể (chủ yếu là phần câu đối trên một số di tích tiêu biểu của Hà Nội kết hợp với một số câu đối bên ngoài khác) để trình bày thể loại câu đối một cách tương đối hệ thống về nguồn gốc, căn cứ lí luận, nội dung phản ánh, thủ pháp nghệ thuật, phân loại
5 Đóng góp của luận văn
Đóng góp về mặt lí luận: Luận văn đã trình bày có tính chất lý thuyết về mặt thể loại như nguồn gốc, căn cứ lí luận, đặc điểm, phân loại câu đối để có cái nhìn toàn diện hơn về câu đối, chứng minh câu đối tồn tại với tư cách là một thể loại văn học đặc biệt, có chỗ đứng ngang hàng với bất kì một thể loại văn học nào khác
Luận văn đã dịch thuật một cách nghiêm túc, có so sánh, đối chiếu cẩn thận, góp phần sưu tầm, hệ thống câu đối trên một số di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của Hà Nội
Với những đóng góp trên, luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, trong thực tế sáng tác câu đối cũng như sáng tác thơ, phú
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày theo 3 mục lớn: Mở đầu, nội dung và kết luận Phần cuối của luận văn là phụ lục với bản phiên dịch câu đối ở các di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của Hà Nội
Phần mở đầu:
Trình bày những vấn đề mang tính thông lệ của luận văn với 6 mục chính:
Lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phạm vi-đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn, nội dung và cấu trúc luận văn
Trang 9Phần nội dung:
Chương 1: Giới thiệu chung về thể loại câu đối
Chương 2: Nghiên cứu thể loại câu đối thông qua phân tích hệ thống câu
đối ở một số di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu Thăng Long – Hà Nội
Chương 3: Câu đối Hà Nội
Kết luận:
Phụ lục:
Bao gồm phần chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và một số chú giải câu đối tại các di tích đã được lựa chọn
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỂ LOẠI CÂU ĐỐI
1.1 Nguồn gốc của câu đối
1.1.1 Câu đối ở Trung Quốc
Có thể nói, câu đối là một “cây đại thụ” trong vườn văn học Trung Quốc
cũng như Việt Nam “Câu đối”, chữ Hán là “楹聯” (doanh liên), chính là “對
聯” (đối liên), cũng gọi là “對子” (đối tử) hoặc là “聯語” (liên ngữ) và nó phân chia thành hai liên trên, dưới đối nhau mà thành: Câu đối tết gọi là “xuân liên”, chúc thọ gọi là “thọ liên”, viếng người qua đời gọi là “vãn liên”, chúc mừng hôn lễ hay thăng chức gọi là “hỷ liên”, treo trên cửa hằng ngày gọi là
“môn thiếp” (“xuân liên” cũng là một loại “môn thiếp”) Ngoài ra phạm vi sử dụng của câu đối vô cùng rộng lớn
Nguồn gốc của câu đối nên truy xa về “đào phù” Theo truyền thuyết thời
kỳ cổ đại, Đông Hải Độ Sóc Sơn có một cây đào rất lớn, phía dưới có hai vị thần
là Thần Đồ và Uất Luật chuyên coi xét vạn quỷ, gặp bọn quỷ xấu, hại người hai thần sẽ dùng dây lau để trói lại làm mồi cho hổ ăn thịt Thế là Hoàng Đế khi làm
lễ xua qủy bèn lập tượng người bằng gỗ đào lớn vẽ Thần Đồ, Uất Luật và hình
hổ ở trước cửa, đồng thời treo dây lau để chế ngự hung ma
Từ “đào phù” đề cập đến “đối liên”, theo ghi chép của người Tống, bắt đầu từ Hậu Thục thời kì Ngũ đại Thục chủ Mạnh Sưởng lệnh cho học sỹ Hạnh Dần Tốn đề đào phù ở tẩm môn Mạnh Sưởng cho là từ ngữ không đối chuẩn bèn tự viết một liên: “新年納余慶 , 佳节賀長春” (Tân niên nạp dư khánh, giai
tiết hạ trường xuân – Năm mới thêm nhiều phúc, tiết đẹp chúc xuân dài) Điều
này cho thấy câu đối bắt nguồn từ thời Hậu Thục Vương An Thạch trong bài
thơ Nguyên đán đã viết “千門萬戶曈瞳日 , 总把新桃換舊符 ” (Thiên môn vạn
hộ đồng đồng nhật, tổng bả tân đào hoán cựu phù – Muôn cửa nghìn nhà trời vừa rạng, đều đem gỗ đào mới thay cho đào phù cũ) đã đủ để chứng minh điểm
này Ghi chép của người đời Tống về những bức đối xuân nổi tiếng tương đối
nhiều Trương Bang Cơ trong Mặc Trang mạn lục có thuật lại việc Tô Đông
Pha (Tô Thức) ở Hàng Châu, trong lúc thời khắc giao thừa sắp đến, viếng thăm Vương Văn Phủ thấy ông ta đang làm đào phù bèn viết chơi một liên đề trên đó:
Trang 11“門大要客千騎入 , 堂深不覺百男讙 ” (Môn đại yếu khách thiên kỵ nhập,
đường thâm bất giác bách nam hoan – Cửa lớn khách quý nghìn người cưỡi
ngựa vào, sảnh sâu bỗng chốc trăm trai nô đùa) Vương Ứng Lân trong Khốn
học ký văn có ghi chép việc Lâu Công Quý (Lâu Công Thược) viết đào phù: “門
前莫約頻來客, 坐上同觀未見書 ” (Môn tiền mạc ước tần lai khách, tọa thượng
đồng quan vị kiến thư – Trước cửa không hẹn khách năng đến, ngồi trước cùng xem chưa thấy sách) Như vậy, chúng ta có thể thấy trào lưu viết câu đối lên trên
đào phù lúc bấy giờ rất thịnh hành, hơn nữa nó không chỉ giới hạn ở những bức
đối tết Tôn Dịch trong Lý trai thị nhi biên có chép Hoàng Canh Tẩu phu nhân
sinh ngày 14 tháng 3, Ngô Thúc đã làm bức đối chúc thọ: “天邊將滿一輪月 , 世上還鍾百歲人” (Thiên biên tương mãn nhất luân nguyệt, thế thượng hoàn
chung bách tuế nhân – Chân trời sắp đầy một vầng trăng, thế gian còn chăng người trăm tuổi) Chu Hy vào năm Thiệu Nguyên thứ 5 (năm 1194 sau công
nguyên), năm ấy ông 65 tuổi, tự viết một bức đối: “佩偉遵考訓 , 晦木謹師傳 ”
(Bội vĩ tuân khảo huấn; hối mộc cẩn sư truyền – Giữ đạo lớn phải noi theo sự giáo huấn của cha anh; người tối tăm phải kính cẩn lời thầy dạy) Điều này cho
thấy câu đối chúc thọ hay tự thuật đã xuất hiện từ đời Tống Cũng trong Khốn
học kỷ văn có ghi Lâu Thược viết câu đối chúc thọ Khương thị bảy mươi tuổi:
“今日王孫 , 猶有承平之故 态; 舊時竹馬 , 得見會昌之新春” (Kim nhật vương tôn, do hữu thừa bình chi cố thái; Cựu thời trúc mã, đắc kiến hội xương chi tân
xuân – Ngày nay vương tôn còn có thói cũ, kế nối nền hòa; ngày xưa trúc mã được gặp xuân mới, thỏa tốt tươi) Liên trên, liên dưới lặp lại chữ “之”, đó là
điều khó tránh khỏi của câu đối thời kì đầu, nếu bỏ đi từ này thì lại giống như câu đối chúc thọ của thời kì sau Lời điếu văn cũng gần giống như “vãn liên” bắt đầu hình thành từ thời Tống Sau này, trong cung điện miếu vũ, danh lam thắng tích và cả các tiệm cơm quán rượu, đâu đâu cũng treo câu đối, cưới hỏi, chúc mừng hay phúng viếng đều viết câu đối để thể hiện tình cảm Trử Nhân Thế đời
Thanh trong Kiên hồ tập ghi Triệu Tử Ngang (Mạnh Phủ(Thiếu)) qua lầu
Nghênh Nguyệt ở Dương Châu, chủ lầu yêu cầu làm câu đối, Tử Ngang đề viết:
“春風阆苑三千客 , 明月楊州 第一樓 ” (Xuân phong lãng uyển tam thiên khách,
minh nguyệt Dương Châu đệ nhất lâu – Gió xuân thổi vườn rộng ba nghìn khách, trăng sáng soi Dương Châu đệ nhất lầu), chủ nhân rất vui, ban thưởng cho Tử
Ngang Tuyên Đỉnh đời Thanh trong Dạ vũ thu đăng lục thuật chuyện Trịnh
Trang 12Bản Kiều (Trịnh Tiếp) khi ở Dương Châu, có Phú Thương xin câu đối của ông
để tặng Trương Thiên Sư, Trịnh Bản Kiều đồng ý nhận tiền công nghìn quan, nhưng Thương chỉ đưa cho một nửa, Bản Kiều viết liên trên “龍虎山中真宰相 ”
(Long hổ sơn trung chân tể tướng – Rồng hổ trong núi thực là loài chúa tể) mà
không viết liên dưới và nói “Rõ ràng bảo cho một nghìn vàng, nay chỉ đưa năm trăm, ta cũng chỉ viết cho một nửa vậy” Thương không còn cách nào khác buộc phải trả đủ cho Bản Kiều, Bản Kiều mới viết thêm liên dưới: “麒鄰閣上活神
仙 ” (Kì lân các thượng hoạt thần tiên - Kì lân trên gác sống như thần tiên)
Giai thoại này thể hiện, theo sự phồn vinh của đô thị và sự phát triển của đời sống xã hội, phạm vi sử dụng của câu đối ngày càng rộng lớn hơn Câu đối của Triệu Tử Ngang và Trịnh Bản Kiều được xem như sản phẩm của sự giao tế
Hiện nay, mọi người đều căn cứ theo thuyết trong Trâm Vân lâu tạp kí
của Trần Thượng Cổ đời Thanh cho rằng Tống Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) truyền cho tất cả các công khanh đại thần cho đến thứ dân đều treo câu đối xuân trong đêm trừ tịch, có thể chính là bắt đầu dùng môn thiếp Minh Thái Tổ có làm một bức đối cho người làm nghề đồ tể: “双手劈開生死路 , 一刀割斷是非根 ”
(Song thủ phách khai sinh tử lộ, nhất đao cát đoạn thị phi căn – Hai tay mở ra
con đường sinh tử, một dao chia cắt nguồn gốc của thị phi) Ngoài ra, Liệt triều
thi tập có ghi môn thiếp Minh Thái Tổ tặng cho học sỹ Đào Chủ Kính: “國朝謀
略無双士 , 翰苑文章第一家 ” (Quôc triều mưu lược vô song sỹ; Hàn uyển văn
chương đệ nhất gia – Người mưu lược trong triều đình không ai sánh kịp; Bậc
văn chương ở chốn vườn hàn luôn đứng đầu ) Lại trong Kim Lăng tỏa sự của
Minh Chu Huy cũng ghi bức đối Minh Thái Tổ tặng Trung Sơn Vuơng Từ Đạt
“破虜平蠻 , 功貫古今人第一 ; 出將入相, 才兼文武世無双 ” (Phá Lỗ bình Man, công quán cổ kim nhân đệ nhất; Xuất tương nhập tướng, tài kiêm văn vũ
thế vô song - Phá lỗ dẹp man, là người có công lao bậc nhất trùm kim cổ; Làm tướng, tài kiêm văn võ có một không hai) Văn tự trước 4 sau 7 đã phá vỡ cách
thức ngũ thất ngôn ban đầu Theo lẽ thường mà suy đoán, loại câu đối đề tặng này không còn được viết trên gỗ đào nữa Người đời Tống đã có các loại câu đối chúc thọ, phúng viếng và tương tự như thế cũng được viết lên giấy Như vậy, việc dùng giấy đỏ để viết câu đối xuân bắt đầu từ thời kì này cũng có cơ sở đáng tin cậy
Câu đối bắt đầu từ thời Ngũ đại, đa phần mọi người đều có nhận định chung như vậy Gần đây, cũng có thuyết cho rằng câu đối bắt nguồn từ sớm hơn
Trang 13thế Hoặc là lấy Hậu Hán thư-Khổng Dung truyện: “融及退閒職 , 兵客日盈
loa Hoặc là căn cứ vào những ghi chép của Đàm Tự Đồng trong Thạch cúc ảnh
lư bút thức: “Lưu Hiếu Xước bãi quan, tự đề ở cửa nhà rằng: “閒門罷慶吊, 高
臥謝公卿” (Nhàn môn bãi khánh điếu, cao ngọa tạ công khanh - Cửa nhàn bỏ mừng viếng, nằm cao tạ công khanh) Tam muội của ông Lệnh Nhàn viết tiếp:
“落花掃仍合 , 丛欄摘復生” (Lạc hoa tảo nãi hợp; Tùng lan trích phục sinh -
Hoa rơi quét rồi lại hợp, bụi lan hái rồi lại sinh) Đây tuy giống thơ nhưng đều
là biền lệ, lại đề ở cửa, có thể coi như là câu đối” Nói rằng, câu đối bắt đầu từ đời Lương (Lưu Hiếu Xước là người Lương thời Nam triều) Thực ra thuyết này cũng có chỗ để bàn Một mặt, họ Đàm không dẫn được xuất xứ, chưa thấy sách của ông, trước khi chúng ta tìm thấy nguồn gốc của nó thì không thể lấy lời người đời Thanh nói làm căn cứ Mặt khác, cho dù tài liệu là chính xác thì Hiếu Xước xướng, Lệnh Nhàn hòa, “khanh” và “sinh” là đồng vận, rõ ràng là những câu thơ nối tiếp nhau, cũng không thể coi đó là câu đối được Thời kì Ngũ Đại, người ta đã dùng ngẫu ngữ, ngẫu tự để viết lên đào phù, nhưng đó chỉ là giai đoạn bắt đầu hình thành thể loại độc đáo này Trên thực tế, việc lấy câu đối ngẫu
và biền lệ để sáng tác văn thơ đã có lịch sử lâu dài Ví như câu “投我以桃,報之
以李” (Đầu ngã dĩ đào; báo chi dĩ lí – Người ném cho ta trái đào; Ta trả lại
bằng trái mận) trong Thi Kinh-Đại Nhã-Ức và “望涔阳兮極浦 , 橫大江兮楊
靈 ” (Vọng Sầm Dương hề Cực Phố; Hoành đại giang hề Dương Linh – Trông
Thầm Dương chừ Cực Phố; Ngang qua đại giang chừ Dương Linh) trong Sở
Từ-Cửu ca-Tương quân Tuy giới từ “以” và từ ngữ khí “兮” trên dưới lặp lại,
nhưng toàn câu đã dùng hình thức đối ngẫu Thời kì Tiên Tần xuất hiện hình thức đối ngẫu này đã chứng minh nguồn gốc lâu đời của nó Ở đây, chúng ta
xem tiếp một đoạn văn tự trong bài Đằng Vương các thi tự của Vương Bột
Trang 14峦之体势。披绣闼,俯雕甍,山原旷其盈视,川泽纡(盱)其骇瞩。闾阎扑地,钟鸣鼎食之家; 舸舰迷津,青雀黄龙之轴(舳)。云销雨霁,彩彻区明。落霞与孤鹜齐飞,秋水共长天一色。渔舟唱晚,响穷彭蠡之滨;雁阵惊寒,声断衡阳之浦。(Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu Lạo thủy tận nhi hàn đàm thanh, yên qang ngưng nhi mộ sơn tử Nghiễm tham phi ư thượng
lộ, phỏng phong cảnh vu sùng a Lâm đế tử chi trường châu, đắc tiên nhân chi cựu quán Tằng đài tủng thúy, thượng xuất trùng tiêu; phi các lưu đan, hạ lâm vô địa Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi; Quế điện lan cung, tức phong nhạc chi thể thế, phi tú thát, phủ điêu manh, sơn nguyên khoáng kỳ doanh thị, xuyên trạch hu kỳ hãi chúc Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia; Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục Hồng tiêu vũ tễ, thái triệt vân
cù Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng Bành Lễ chi tân; Nhạn trận kinh hàn, thanh đoạn Hành
Dương chi phố - Lúc này đương là tháng chín, thuộc về ba thu Nước rãnh cạn, đầm lạch trong; ánh khói đọng, núi chiều tía Trông ngựa xe trên đường cái; hỏi phong cảnh nơi gò cao Đến miền Trường Châu của đế tử; tìm được quán cũ của người tiên Núi non cao biếc, nhô khỏi lớp mây; bóng gác bay, màu son chày, dưới không sát đất Bến hạc, bãi phù quanh co đến tận đảo cồn; điện quế, cung lan bày ra cái thể thế của núi non Mở rộng cửa tô; cúi xem cột chạm Đồng núi trông rộng khắp; sông đầm nhìn hãi kinh Cửa ngõ giăng mặt đất, đó
là những nhà rung chuông, bày vạc Thuyền bè chật bến sông, trục vẽ chim sẻ xanh, rồng vàng Cầu vồng tan, cơn mưa tạnh; vẻ rực sáng, suốt đường mây Ráng chiều rơi xuống, cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc Thuyền câu hát ban chiều, tiếng vang đến bến Bành Lễ Bầy nhạn kinh giá rét, tiếng kêu dứt bờ Hành Dương)
Ở đây lấy 4 chữ và 6 chữ làm ngắt điệu cơ bản của biền văn, bỏ đi những
từ phụ như “之”, “于”, “其”, “而”, liên kết trên dưới không có hiện tượng lặp lại
từ, đối trượng của từng câu tương đối chỉnh, hơn nữa âm tiết trầm bổng, đọc lên nghe thánh thót vui tai, rất giống với câu đối sau này Điều này cho thấy, câu đối
đã được thai nghén từ thời Tiên Tần, trải qua một thời gian dài tích lũy và phát triển mà hình thành
Trang 151.1.2 Câu đối ở Việt Nam
Ở Việt Nam, câu đối có tự bao giờ thì không biết được chính xác Nhưng cũng như văn tế, văn bia, thơ, phú, đều là những hình thức văn học của Trung Quốc có từ lâu đời và đến đời Đường thì có phép tắc hẳn hoi Qua một số ít bài văn chữ Hán mà sử nhắc lại hay còn truyền tụng, ta chỉ thấy thấp thoáng được phần nào bóng dáng của câu đối Tuy nhiên, khi đọc những câu tục ngữ của Việt Nam, chúng ta đã thấy manh nha của tính đối xứng, như câu: “gần mực thì đen – gần đèn thì rạng”, “có công mài sắt – có ngày nên kim” Bài văn xưa nhất của
nước Việt Nam mà sử nói đến là bài Bạch vân chiếu xuân hải phú của Khương
Công Phụ (thế kỉ XIII) nhắc câu Sư Thuận đọc nối hai câu thơ của sứ Tống:
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba
(Lông trắng phô nước biếc
Chèo hồng quậy sóng xanh)
hai câu trong bài tứ tuyệt này tương đương với hai vế của đối thơ ngũ ngôn Qua
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ và một số bài thơ Đường của các nhà sư, ta thấy
lối văn biền ngẫu, cách đối trong thơ được sử dụng rất thành thạo Đến đời Trần, câu đối đã phát triển đủ hình rõ nét Đời Lê thì câu đối Nôm dấy lên rực rỡ cho đến tận đời Nguyễn
Câu đối Nôm cũng như câu đối Hán của Việt Nam cũng rất phong phú
Có nhiều giai thoại về câu đối và các kiểu chơi chữ thực sự điêu luyện và tinh tế trong sáng tác câu đối của các tác giả
- Về lối nói lái, có giai thoại ông Chiêu Hổ với Hồ Xuân Hương Ông Chiêu Hổ là chỗ bạn bè thân thiết với Xuân Hương, thường xuyên lui tới nhà bà thăm viếng Một hôm ông Hổ đến chơi nhà, Xuân Hương bận việc dưới nhà nên không lên tiếp chuyện ngay được Đợi lâu, ông Hổ liền đi xuống dưới nhà sau, qua sân rộng, thấy quần áo của Xuân Hương phơi đầy ở đó Xuân Hương nhìn thấy ông Hổ nhưng không nói gì, chờ tới lúc ông Hổ đến gần nơi phơi quần áo,
bà mới ra một vế đối:
Tàn vàng, tán tía, che đầu nhau đỡ khi nắng cực
Ông Hổ bèn đối lại:
Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồm lên rồi sẽ lộn lèo
- Có những câu đối lại sử dụng toàn bộ chữ trong Tam tự kinh Theo giai
thoại, ở huyện Nông Cống – Thanh Hóa có một gia đình ngũ đại đồng đường
Trang 16Cụ ông đã 90 tuổi dạy chắt của mình lên 6 tuổi học Tam tự kinh Khi ông cụ
chết, gia đình họ muốn làm một bức đối viếng cụ để tỏ lòng hiếu thảo nhưng không biết nhờ ai Họ nghe nói có ông Huyện nổi tiếng là hay chữ bèn mang mười lạng bạc đến nhờ vả Ông Huyện đồng ý và chỉ làm vế thứ nhất:
Cao tằng tổ phụ nhi thân, ngũ đại sở đồng cư thượng thế
và không chịu làm vế tiếp theo Ông thách đố, nếu ai đối lại được vế trên thì ông
sẽ thưởng thêm cho 10 lạng bạc nữa Chờ một thời gian không thấy ai đối lại được ông mới làm vế tiếp theo:
Nhất thập bách thiên nhi vạn, cửu linh tương vận tác Trung Dung
rồi trả lại cho gia chủ mười lạng bạc Ý vế sau nói, trước khi Khổng Tử mất thì
soạn sách Trung Dung để nói về việc cụ ông 90 tuổi trước khi mất thì dạy chắt sách Tam tự kinh
- Câu đối theo lối một chữ mấy lời rất thú vị như:
Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương
(Mười miệng, bụng nghĩ, nghĩ nước, nghĩ nhà, nghĩ cha mẹ
Tấc thân nói tạ, tạ trời, tạ đất, tạ quân vua cha)
“thập”, “khẩu”, “tâm” thì thành chữ “tư” (十 ,口,心 = 思 ), “thốn”,
“thân”, “ngôn” thì thành chữ “tạ” (寸 , 身 , 言 = 謝 )
- Câu đối chiết tự như:
Di qua ngọn lúa rời chân, nhảy nhót đậu cành đa
Khỉ chạy đầu non, há miệng lằn nhằn ăn quả đậu
“di” = “hòa” + “đa” (移 = 禾 + 多 )
“khỉ” = “sơn” = “đậu” (豈 = 山 + 豆 )
- Câu đối một chữ mở đầu mỗi tiếng như:
Tết tiếc túng tiền tiêu, tính toán toan tìm tay tử tế
Xuân sang xong sổ số, say sưa sắm sửa sẵn xu xài
- Câu đối chơi chữ như
Tôi tôi vôi
Trang 17nào mũ nào đai, nào võng thắm lọng xanh, hèo hoa gươm bạc; mặt tài tình mà gặp hội kiếm cung, khắp trời nam bể bắc cũng phong lưu, mùi thế nếm qua đã
đủ
Ông Quát đối
Quyết trả phắt, nợ tang bồng không đê vướng, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu giai năm bảy cậu, này cờ này kiệu, này rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, trà chuyên thuốc lá; tay khí vũ mà ngoài vòng cương tỏa, lấy gió nội giăng ngày làm trí thức, tuổi giời thêm đó là hơn
Ngoài ra còn có rất nhiều cách sáng tạo câu đối khác như Tập Kiều, thích ngữ, tục ngữ, ca dao… Qua những ví dụ trên ta có thể thấy ông cha ta đã vận dụng thể loại câu đối vào sáng tác của mình để tạo ra những tác phẩm hết sức độc đáo và sáng tạo Nó vừa là một trò chơi về mặt ngôn ngữ, vừa là một tác phẩm văn học và là nguồn tư liệu về cuộc sống dân gian lúc bấy giờ Cũng vì tính chất trí tuệ và hóc búa của câu đối, luật đối mà lúc người ta chưa thể nghĩ ngay ra vế đối Hiện nay, cha ông ta còn để lại rất nhiều vế mà thời ấy không ai đối lại được Lại như giai thoại Trạng Quỳnh và cô Điểm Cô Điểm ra vế đối:
“Da trắng vỗ bì bạch” Trạng đã không đối lại được Câu đối này của cô Điểm, hiện nay trên các diễn đàn về câu đối của Việt Nam hay Trung Quốc đều được xuất hiện như một hiện tượng thú vị của câu đối Việt Nam
1.2 Căn cứ lí luận của câu đối:
Câu đối không phải chỉ là một trò chơi văn học, cũng không phải là một cái khuôn do con người tạo ra, bản thân nó có một tính triết học rất lớn Trong nền văn minh Trung Quốc, từ rất sớm đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật sơ khai, khái quát hai sự vật, hình tuợng đối lập và thống nhất thành “âm” và “dương”
Mà “bằng” và “trắc” trong câu đối thực chất là “âm” và “dương” của sự vật khách quan Chúng tồn tại đối lập nhau, vừa đối lập vừa bổ sung lẫn nhau Thêm vào thiên biến vạn hóa của nội dung, những bức đối ngắn ngọn hình thành nên thế giới nghệ thuật đa sắc mầu
Sở dĩ câu đối có thể trở thành thế giới ngôn ngữ nho nhỏ có sự đối lập và thống nhất âm dương là vì nó có mối quan hệ không thể tách rời với văn tự và kết cấu ngôn ngữ đặc thù của Trung Quốc Văn tự khối vuông của tiếng Hán, kết cấu hài hòa, âm tiết rõ ràng, thanh điệu phong phú, càng dễ làm nên những bức đối với hai vế đối nhau và hình thức đối chuẩn, hài hòa hơn ngôn ngữ của các dân tộc khác Đồng thời tiếng Hán có đặc điểm bốn thanh, đối trượng tự nhiên,
Trang 18khiến cho nó có một điều kiện khách quan gọn gàng, cô đọng, tiết tấu chặt chẽ Văn tự tiếng Hán đều là đơn âm tiết, hơn nữa lại có sự khác nhau giữa bốn thanh
âm dương Dường như mỗi một tự, từ, câu đều có thể tìm thấy một tự, từ, câu đối lập với nó Cái “đối lập” ở đây không hoàn toàn chỉ sự đối lập về hàm nghĩa
mà còn chỉ sự đối lập về âm điệu, bằng trắc của chúng Những tự, từ, câu khác nhau kết hợp với nhau căn cứ theo nguyên tắc đối lập thống nhất và “đối lập”
âm dương lại tạo nên những hiệu quả kì diệu, đọc lên nghe thuận miệng, vui tai, thu hút sự chú ý của mọi người, rất dễ nhớ dễ thuộc Đây chính là sức hấp dẫn của nghệ thuật câu đối Có thể nói, sự đối lập và thống nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là căn cứ lí luận của câu đối và cũng là thực chất của nghệ thuật câu đối
Câu đối, sở dĩ được coi là một thể loại văn học đặc biệt vì nó giống như một bài thơ ngắn hội tụ đầy đủ những yếu tố nội dung và nghệ thuật cần có của một thể loại văn học Để khẳng định thêm điều này, xin được trích một phần
định nghĩa về “văn học” trong Từ điển văn học
“Văn học là thuật ngữ chỉ một trong số các loại hình nghệ thuật (ngang hàng với các loại hình khác như kiến trúc, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, vũ đạo, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh…); ở đây là nghệ thuật của ngôn từ
Lấy chất liệu là các ngôn ngữ tự nhiên của các tộc người sống trên trái đất, dạng thức đầu tiên của nghệ thuật ngôn từ các sáng tác lời, tồn tại bằng truyền miệng trong các cộng đồng cư dân Chỉ khi đã xuất hiện những hệ thống chữ viết (văn tự) tương đối phát triển (được dự đoán là vào thời kì hình thành các thiết chế nhà nước trong việc tổ chức và quản lý xã hội) mới xuất hiện dạng thức thứ hai của nghệ thuật ngôn từ: những sáng tác được ghi chép bằng chữ viết Văn học theo nghĩa hẹp và xác định, là những sáng tác viết của nghệ thuật ngôn
từ
Gắn với các hoạt động sống của con người, ngôn ngữ là một thực tại tư tưởng, đồng thời cũng là một trong các chất liệu và đối tượng của trò chơi Nghệ thuật ngôn từ do vậy bao hàm những định hướng sáng tạo khác nhau trong phạm
vi các khả năng của chất liệu; ở cực này nó thiên về các khuynh hướng và loại hình của tư tưởng; ở cực kia nó thiên về các dạng của trò chơi hình thức, tuy ở cực nào nó cũng không triệt tiêu hoàn toàn các thuộc tính vốn có ở chất liệu
Các thuộc tính của trò chơi ngôn từ bộc lộ ngay ở sáng tác dân gian, nhất là ở các thể tài chú trọng tạo hiệu quả thẩm mỹ từ việc khai thác các đặc tính ngữ
Trang 19âm ngữ, nghĩa của mỗi ngôn ngữ dân tộc.” Câu đối cũng là một loại hình thể
hiện rõ nét hai khía cạnh trên của nghệ thuật ngôn từ
Văn học có chức năng phản ánh cuộc sống, biểu lộ cảm xúc, suy tư, thể hiện quan điểm của tác giả trước hiện thực khách quan, hiện thực cuộc sống Câu đối hoàn toàn có thể đáp ứng được chức năng phản ánh đó Trên thực tế, có hàng loạt những câu đối thể hiện nỗi niềm riêng tư: cảm khái, tức giận, thương tiếc, châm biếm, lên án…, thể hiện cuộc sống, miêu tả cảnh quan…
Câu đối là nghệ thuật sử dụng từ ngữ đầy dụng công và tinh xảo: đối ngẫu, đối trượng, đặc biệt là nhạc điệu toát ra từ những nốt thăng giáng của luật bằng trắc… Hơn nữa, chỉ với hai vế đối nó đã có thể làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh, phản ánh một nội dung tư tưởng hoàn chỉnh của tác giả Ngôn từ của câu đối ngắn ngọn, súc tích, vì lẽ đó mà xuất hiện rất nhiều điển cố, điển tích, gợi
mở sự liên tưởng, yêu cầu một trình độ uyên thâm ở người thưởng thức Bởi ngắn gọn, nên ý tứ của câu đối thường được thông qua những điển cố, điển tích, hay những cụm từ mang tính cố định mà đọc lên chúng ta có thể hiểu được những ý tứ sâu xa mà người sáng tác gửi gắm vào trong đó
Điểm đặc biệt của câu đối là ở chỗ, nó có thể đứng riêng thành một tác phẩm độc lập, nhưng lại thường đứng cùng với những bức đối khác trong một quần thể di tích, phản ánh một nội dung nhất định theo từng chủ đề Ví dụ như câu đối chùa thường ca ngợi cảnh đẹp chốn bồng lai, ca ngợi công đức của các
vị Phật, bồ tát… Câu đối ở nhà thờ các dòng họ khác nhau thì thường ca ngợi công tích của tổ tiên, công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, răn dạy con cháu phải hiếu thuận, biết “ẩm thủy tư nguyên”… Các ngôi đền của Việt Nam cũng vậy, lập nên để thờ ai thì những bức đối ở đó đa phần đều với nội dung ca ngợi công tích, hành trạng… của nhân vật đó
Như vậy, câu đối có thể phản ánh một nội dung hoàn chỉnh với nghệ thuật điêu luyện, tinh xảo, đọc lên như một bài thơ ngắn với những câu nghe nhịp nhàng, réo rắt giống như thơ cách luật, thơ vần… hơn nữa nó tồn tại khá phổ biến, có cả một đội ngũ sáng tác đông đảo và còn tiếp tục đến tận ngày nay Với những lí do đó, chúng ta có phần không công bằng, khắt khe khi không xếp câu đối ngang hàng với các thể loại văn học khác
1.3 Nghệ thuật của câu đối:
Câu đối là một loại hình nghệ thuật đặc hữu của Trung Quốc cũng như của nước ta, trước tiên tiếng Hán đơn âm tiết khiến cho nó có điều kiện thuận
Trang 20tiện để phát triển; Tiếp theo là Cổ thi Ngũ ngôn, Thất ngôn từ thời Hán Ngụy đã khai nguồn cho cú pháp của câu đối; Từ thời Lục triều đến sơ Đường mà hình thành nên cận thể thi, cung cấp căn cứ về cách luật cho câu đối; Thể biền văn quy củ của thời Lục triều đến thời Đường thì ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn,
âm tiết đối xứng, đối chỉnh hơn trước, có bốn chữ và sáu chữ làm nên “Tứ lục văn”, cách điệu cơ bản, lại xuất hiện sự vay mượn trên nhiều phương diện trong việc sáng tác câu đối; vì thế việc xuất hiện câu đối ở thời kỳ Ngũ đại giống như nước chảy thành sông vậy, rất tự nhiên Tiếp theo đến thời Tồng, Nguyên tiếp tục phát triển, Minh, Thanh lại càng hưng thịnh, đoản cú liên dài loại nào cũng
có, thông thường là tác phẩm từ mười chữ trở lên, văn tự dài ngắn xen kẽ, kết cấu tiếp diễn văn hóa, phong phú về nội dung, linh hoạt về hình thức, vượt xa so với thời kỳ đầu của nó Việt Nam cũng tiếp nhận được sự ảnh hưởng đó từ Trung Quốc đồng thời còn vận dụng sáng tạo trong sáng tác câu đối bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
Đối xứng giữa câu đối và thơ cách luật có quan hệ kế thừa và diễn tiến, cách luật bằng trắc của luật thi cũng dùng trong câu đối Câu thứ ba và thứ tư trong luật thi thất ngôn, ngũ ngôn (hai câu thực), câu thứ năm và thứ sáu (hai câu luận), đều tự đối nhau, tương đương với hai câu đối ngũ ngôn hoặc thất ngôn Nhưng 4 câu thực và câu luận thường có quan hệ nối nhau và chuyển tiếp
về mặt ý nghĩa
Làm câu đối nên có tính khái quát, tính hình tượng và tính âm nhạc, ngôn ngữ nhất thiết phải tinh luyện, khái quát, kết cấu đối xứng chỉnh tề, miêu tả sinh động, tươi mới, âm tiết hài hòa Cho dù là tả cảnh hay trữ tình đều phải mang đến cho người đọc một ấn tượng cụ thể Yêu cầu về đối ngẫu cao hơn luật thi, bởi vì trong 8 câu của luật thi, trong đó có một liên hơi yếu cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến toàn bài Câu đối ngắn gọn, lại chỉ lấy câu ngũ ngôn, thất ngôn đối nhau mà đứng vững, hơn nữa đối nhau rất rõ, một chữ hơi kém xem ra
sẽ không đứng được Bắt đầu học làm câu đối, trước tiên phải phân biệt các thanh, phân ra làm “bằng” và “trắc” Thời xưa các thầy giáo tư dạy học trò làm luật thi luôn bắt đầu từ vế ra là rất có lí vậy Cuốn “Khang Hy tự điển” thông dụng thời xưa đã có một bài thơ thất ngôn tuyệt cú về bốn thanh:
Trang 21(Bình thanh là con đường bằng phẳng không xuống không lên
Thượng thanh là tiếng hô cao vừa mạnh vừa bạo vừa cường
Khứ thanh giống như con đường phân minh vừa buồn vừa xa
Nhập thanh ngắn, thôi thúc, gấp gáp, thu lại và tàng trữ)
Cách nói của bài thơ tuy không thật tỉ mỉ, nhưng đơn giản, rõ ràng, dễ dàng lí giải, có thể tham khảo
Thông qua các mục đã nói ở trên, có thể thấy, câu đối tuy xuất phát từ đối ngẫu nhưng sớm đã hình thành một thể văn độc lập, từ thời Ngũ đại đã ngày càng phát triển rực rỡ, phong cách đa dạng, hình thức biến hóa, nhã, tục cùng tồn tại, thâm nhập vào dân gian, có một tác dụng xã hội rất lớn Hơn nữa nó còn
có quan hệ mật thiết, không thể phân tách với nghệ thuật thư pháp, vừa có giá trị thưởng thức, vừa có giá trị thực dụng, đều không thể coi nhẹ Trong lịch sử văn học, câu đối có chỗ đứng ngang hàng với bất kì một thể loại văn học nào khác
Trang 22Chương 2:
NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI CÂU ĐỐI THÔNG QUA PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÂU ĐỐI Ở CÁC DI TÍCH ĐƯỢC KHẢO SÁT
2.1 Đặc điểm của câu đối
Xin được trích nguyên văn định nghĩa về câu đối trong sách Từ điển văn
học bộ mới như sau:
“Những câu văn đi đôi với nhau, dùng chữ nghiêm ngặt theo phép đối sao cho ý nghĩa, chữ dùng, luật bằng trắc phải cân xứng Người Trung Quốc dùng
mấy chữ Doanh thiếp (楹帖), doanh liên(楹联) để chỉ câu đối Doanh có nghĩa
là cột, thiếp có nghĩa là tờ giấy có chữ viết, liễn (đọc chệch thành liên) là các câu
thơ, câu văn đi sóng đôi với nhau Ta cũng có tục lệ treo câu đối cân xứng ở hai bên cột nhà, cột đền đài, miếu mạo Trong các thể văn của ta từ thơ hay phú, văn
tế hay văn bia của văn học thành văn hoặc tục ngữ, ca dao của văn học dân gian đều có những câu đối chứa đựng ở bên trong Câu đối có hai câu, mỗi câu là một vế: vế ra và vế đối Từ một đến bốn chữ trong một vế thì gọi là tiểu đối Ví dụ
“Tôi tôi vôi/ Bác bác trứng”, “Đầu gối đầu gối/ Tay mang tay mang”… Từ năm
đến bảy chữ trong một vế gọi là câu đối thơ Hai câu thực và hai câu luận trong
thơ thất ngôn bát cú tuân theo phép đối một cách nghiêm ngặt Ví dụ: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ thương nhà mỏi miệng cái da da” (Bà Huyện Thanh Quan-Qua đèo ngang) Từ tám, chín chữ trở lên trong một vế thì gọi là câu đối phú Trong câu đối phú, nếu mỗi vế có hai đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài thì gọi là cách cú Ví dụ: “Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại/ Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi” (Nguyễn Khuyến) Nếu
mỗi vế có từ ba đoạn trở lên, thường có một đoạn dài ngắn xen giữa hai đoạn dài
hơn, giống như khớp gối ở chân con hạc thì gọi là gối hạc Ví dụ “Tính ông hay, hay tửu hay tăm hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, tuổi ngoài sáu mươi còn mạnh khỏe/ Nhà ông có, có bầu có bạn có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, bày ra một tiệc thấy linh đình” (khuyết danh) Về luật bằng trắc, chữ của một vế có vần
bằng thì chữ của vế kia phải vần trắc và ngược lại Những câu đối mà đoạn trên hoặc đoạn dưới bảy chữ thì bảy chữ ấy theo bằng trắc như câu thơ thất ngôn Những câu đối phú chia thành nhiều đoạn thì những chữ cuối của các đoạn trên
mà có vần bằng, chữ cuối đoạn dưới sẽ mang vần trắc và ngược lại Những chữ
Trang 23cuối cùng của các đoạn phải giữ cho đúng luật bằng trắc Chữ dùng trong câu phải đạt hai yêu cầu: chỉnh và cân Danh từ phải đối với danh từ, hình dung từ phải đối với hình dung từ, động từ phải đối với động từ…, mầu sắc đối với mầu sắc, số đếm đối với số đếm, chữ Nôm đối với chữ Nôm, chữ Hán đối với chữ Hán, thành ngữ đối với thành ngữ… Trong câu đối mà chữ dùng và ý nghĩa trái
ngược nhau thì gọi là câu đối chọi Ví dụ “Trời sinh ông Tú Cát/ Đất nứt con bọ hung” Câu đối được sử dụng trong dịp mừng xuân mới, mừng thọ, ghi công đức
các danh nhân nơi di tích lịch sử, ngợi ca các danh lam thắng cảnh, ghi lại truyền thống một làng nghề, một dòng họ, thử tài học vấn, khảo trí thông minh nơi trường lớp xưa hoặc phúng viếng nững người đã khuất Trong văn học dân gian, cách ngắt nhịp của tục ngữ tạo nên nhiều câu cân xứng mang hình thức của
những câu tiểu đối: “Cơm niêu/ nước lọ” (hai chữ), “đói cho sạch/ rách cho thơm” (ba chữ), “người đẹp về lụa/ lúa tốt về phân” (bốn chữ)”
Để tìm hiểu về câu đối trước hết chúng ta cần tìm hiểu về phép đối: Theo
Giáo sư Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu Một trong những
đặc tính của văn chương Tàu và Ta là phép đối (chữ Nho là đối ngẫu (對偶); đối:
sóng đôi; ngẫu: chẵn, đôi); không những là văn vần (như thơ, phú) theo phép ấy,
mà các biền văn (câu đối, tứ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng
đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau
Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau Vậy trong phép đối, vừa phải đối ý, vừa phải đối chữ:
Đối ý: là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau
Đối chữ: thì phải xét về hai phương diện: thanh của chữ và loại chữ
- Về thanh thì bằng đối với bằng, trắc đối với trắc Tùy thể văn, có khi cả các chữ trong câu đều phải đối thanh (như thể thơ), có khi chủ một vài chữ theo
lệ đã định phải đối nhau (như thể phú)
- Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được Ngày xưa các
cụ chia các chữ ra làm Thực tự (實字) hay chữ nặng như trời, đất, cây, cỏ… và
hư tự (虛字) hay chữ nhẹ như: thế, mà, vậy, ru… Khi đối thì thực tự phải đối
với thực tự, hư tự đối với hư tự
Nay nếu theo văn phạm Âu Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự
loại rõ ràng thì ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại, như cùng là hai chữ danh từ (noms), hoặc loại từ (spécificatifs), hoặc động
từ (verbes), hoặc trạng từ (adverbes)…
Trang 24Nếu có đặt chữ Nho thì chữ Nho phải đối với chữ Nho
Khi đối, nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau thì là
chỉnh đối hay đối cân Nếu hai chữ ấy không cùng một tự loại mà lại có ý nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy… thì gọi là đối chọi Trong khuôn khổ
luận văn này, chúng ta chủ yếu bàn đến hình thức câu đối chữ Hán vì các câu đối được khảo, chủ yếu là các câu đối chữ Hán Dưới đây là bốn đặc điểm cơ bản của câu đối
2.1.1 Hình thức đối xứng
Đối xứng là phương pháp tu từ chủ yếu của văn học cổ điển Trung Quốc cũng như văn học Trung đại Việt Nam, là hình thức đặc trưng của câu đối và cũng là sức sống, sức hấp dẫn nội tại của câu đối Vậy thế nào là “đối trượng”? Đối trượng nói cách khác chính là đối xứng trong câu đối ngẫu Từ “đối trượng” bắt nguồn từ hai hàng thị vệ trong cung thời cổ đại (nghĩa trượng đội), hàng ngũ này được sắp xếp đối xứng với nhau, cho nên gọi là “đối trượng” Đối trượng được vận dụng vào nghệ thuật văn tự Hán ngữ như một phương thức tu từ, ý nói
sử dụng hai câu song song, sắp xếp thành đôi thành cặp thể hiện quan hệ tương quan hoặc tương phản Trong văn học cổ Trung Quốc, câu đối ngẫu rất hay
thường gặp, bất kể là Thi kinh hay Thượng thư, Dịch kinh, Lão Tử, Hoài Nam
Tử đều xuất hiện những câu đối ngẫu rất rõ ràng Thể Phú của văn học hậu
Lưỡng Hán, thể Biền văn của thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, thơ cách luật từ thời Đường trở về sau, cách thức đối ngẫu dần dần được mọi người nắm vững và trở thành một biện pháp tu từ không thể thay thế được trong văn học cổ điển
Đối trượng là đặc trưng lớn nhất của văn học Hán ngữ Chữ khối vuông Trung Quốc, hệ thống ngôn ngữ đơn âm, một chữ tương đương với một từ đã cung cấp điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của nghệ thuật đối ngẫu Đặc điểm này khiến cho biền văn, thi ca, câu đối, một thể loại nghệ thuật cô đọng trải qua hàng nghìn năm vẫn không mất đi và có sức sống vô cùng mạnh mẽ
Đối trượng trong câu đối nghĩa là trong vế khai và vế đối đặt những khái niệm cùng loại hoặc khái niệm đối nhau đặt vào những vị trí đối ứng thích hợp sau đó trải ra thành đối xứng trong câu đối Trong câu đối, đối trượng có vị trí quan trọng nhất, nó là tinh túy của nghệ thuật câu đối
Sự xuất hiện của hình thức đối trượng có nguồn gốc từ hiện tượng đối lập hoặc dựa vào nhau để tồn tại của thế giới khách quan, đây là hình thức tồn tại căn bản của mọi sự vật hiện tượng đối lập hoặc dựa vào nhau để tồn tại đã khởi
Trang 25phát cho hình thức đối xứng trong nghệ thuật văn học, đồng thời đã kết hợp
được lí luận “一陰一陽為之道也” (Nhất âm nhất dương vị chi đạo dã - Một âm một dương gọi là đạo) trong học thuyết âm dương cổ đại Trung Quốc Lưu Hiệp
(劉勰) Trong thiên Văn tâm điêu long-Lệ từ (文心雕龍•麗辭) có viết: “造化賦
形,支體必雙,神理為用,事不孤立” (tạo hóa phú hình, chi thể tất song,
thần thể vi dụng, sự bất cô lập – Tạo hóa ban cho hình hài, chi thể tất có đôi, cái
lẽ vi diệu trong việc thực hành là việc không cô lập) để nhấn mạnh trạng thái đối
ngẫu của sự vật khách quan Ông lại nói tiếp: “麗辭之體,凡有四對,言對為易,事對為難,反對為優,正對為劣” (Lệ từ chi thể, phàm hữu tứ đối, ngôn
đối vi dị, sự đối vi nan, phản đối vi ưu, chính đối vi liệt – Thể của lệ từ có tứ đối, đối lời là dễ, đối việc là khó, phản đối là hơn, chính đối là kém ) “ngôn đối” tức
là đối nhau đơn thuần về lời, “sự đối”: đối việc, đưa ra những điều người khác
có thể nghiệm được, “phản đối”: đối ngược là về lí lẽ thì khác nhưng cái thú vị lại gặp nhau, “chính đối”: đối thẳng thì việc khác nhau nhưng nghĩa là một Phản đối phản ánh đầy đủ hơn sự tồn tại khách quan mâu thuẫn và phức tạp, thể hiện
tư duy biện chứng của tác giả, chỉ rõ bản chất của sự vật khách quan
Muốn học viết câu đối, bắt buộc phải nắm vững yêu cầu cơ bản của phương thức đối trượng Người xưa nói: “不以規矩,不能成方圓” (Bất dĩ quy
củ, bất năng thành phương viên – Không lấy quy củ, không thể thành khuôn
vuông tròn) Tiền nhân nói về đối trượng có những quy tắc rõ ràng Cuốn Phiếu
tương đối loại (縹湘對類) có đề xuất nguyên tắc cơ bản: “實對實,虛對虛”
(thực đối thực, hư đối hư), nhấn mạnh “有無虛與實,死活重兼輕” (hữu vô hư
dữ thực, tử hoạt trọng kiêm khinh – Có không hư và thực, chết sống nặng lại nhẹ), đặt sơ sở vững chắc cho nghệ thuật câu đối sau này Người xưa sáng tác
câu đối đã phân chữ Hán thành ba loại lớn: thực tự, hư tự và trợ tự Thực tự lại phân thêm loại bán thực tự, hư tự phân ra làm hai loại nhỏ nữa là “hoạt” và “tử” đồng thời lại kèm thêm bán hư tự Phân loại như sau:
Thực tự: hoa(花)、thảo(草)、lâm(林)、sơn(山)、thiên(天)、địa(地)… Bán thực tự: lực( 力 ) 、 hùng( 雄 ) 、 văn( 文 ) 、 vũ( 武 ) 、 quang( 光 ) 、lôi(雷)…
Hư tự (tử): cao( 高 ) 、 tân( 新 ) 、 cường( 強 ) 、 đại( 大 ) 、 tinh( 精 ) 、tiểu(小)…
Hư tự (hoạt): lưu( 流 ) 、 ca( 歌 ) 、 thăng( 升) 、 đấu( 鬥 ) 、 chiếu( 照 ) 、khai(開)…
Trang 26Bán hư tự: thượng(上)、hạ(下)、trung(中)、nội(內)、ngoại(外)、lí(裏)…
Trợ tự: chi(之)、dã(也)、nhiên(然)、tai(哉)、yên(焉)、hà(何)…
Tiền nhân có khái quát cách phân loại trên bằng mấy câu: “無形可見為虛,有跡可指為實,體本乎靜為死,用發乎動為生,似有似無者半虛半實” (Vô hình khả kiến vi hư, hữu tích khả chỉ vi thực, thể bản hồ tĩnh vi tử, dụng
phát hồ động vi sinh, tự hữu tự vô giả bán hư bán tự - Không có hình có thể nhìn thấy là hư, có dấu tích có thể chỉ ra được là thực, bản thể ở tĩnh là tử, dụng phát
ở động là sinh, tựa như có tựa như không là bán hư bán thực) Cách phân loại
như trên so với cách phân loại của Hán ngữ hiện đại có phần đơn điệu và ban sơ,
mà phân tích kĩ ra thì nó cũng có nhiều điểm giống với cách phân loại của Hán ngữ hiện đại Cổ nhân nói thực tự, nghĩa là danh từ ngày nay; nói bán thực tự, tức là danh từ trừu tượng ngày nay; nói về bộ phận hư tự: hoạt tức là động từ, tử tức là tính từ ngày nay; nói trợ tự, tức là hư từ, giới từ, liên từ và trợ từ ngày nay
“Bán hư tự” bao gồm từ chỉ thời gian và tính từ tương đối trừu tượng Nắm vững
và thành thục phương pháp phân loại từ thời cổ đại sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu và thưởng thức câu đối ngày nay
Bắt đầu học câu đối tốt nhất là nên học “công đối” (工對), tức là dựa vào
từ cùng loại đối trượng thành liên Ví dụ như câu đối ở Bái đường của Văn Miếu:
東山道脈引濃山
(Tứ thủy văn lan lưu Nhị thủy
Đông sơn đạo mạch dẫn Nùng sơn)
(Sóng văn sông Tứ tràn đầy sông Nhị1
Mạch đạo núi Đông dẫn núi Nùng2)
Chữ thứ nhất “tứ” và “đông” đều là danh từ riêng chỉ sông Tứ và núi Đông (núi Song Phong, Phùng Mộ) Chữ thứ 2, thứ 7 “thủy” và “sơn” đều là danh từ chỉ thiên văn, địa lý Chữ thứ 3 “văn” và “đạo” đều là danh từ Chữ thứ
4, thứ 5 “lan lưu” và “mạch dẫn” đều là động từ Chữ thứ 6 “Nhị” và “Nùng” đều là danh từ chỉ tên riêng tên sông Nhị và núi Nùng
1 Sông Tứ: xuất phát từ huyện Tứ Thủy, tỉnh Sơn Đông, phát từ 4 nguồn chảy qua Khúc Phụ, Tư Dương, Tê Ninh, huyện Trâu, Ngu Đài, huyện Tất, huyện Bái, Từ Châu, Bì Châu, Đào Nguyên tới huyện Thanh Hà thì nhập vào sông Hoài
2 Đông Sơn: chỉ núi Song Phong, núi Phùng Mộ ở huyện Hoàng Mai (Hồ Bắc) Tương truyền Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn của thiền tông đã ở núi này để tiếp dẫn người học…, còn Nùng Sơn thì ở Hà Nội
Trang 27Loại nghĩa của danh từ đối nhau là rất quan trọng trong “công đối”, ví dụ,
mở đầu vế là một từ “phong vũ” (風雨) thì đầu tiên phải xem xét: phong vũ là danh từ thiên văn, thanh trắc, kết cấu đẳng lập thì vế đối nhất định cũng phải là danh từ thiên văn tương ứng, thanh bằng và thuộc kết cấu đẳng lập như “tinh thần” (星辰), “băng tuyết” (冰霜), “vân hà” (雲霞) Nếu dùng chữ “nhật nguyệt (日月) thì sẽ thất đối, dùng chữ “vãn hà” (晚霞), “tinh quang” (星光) thì sẽ phạm sai lầm về lạc điệu từ tính vì “vãn hà”, “tinh quang” đều là danh từ kết cấu
偏正 Nếu dùng “sơn hà” (山河) thì sẽ không “công đối”, chỉ có thể xem là
“khoan đối” (寬對) Nếu dùng “ngư long” (魚龍) sẽ mắc phải bệnh “dị loại tương đối” (異類相對)
Trong đối trượng, ngữ cú có cú pháp, kết cấu tương đồng đối nhau là rất phổ biến Ví dụ như câu đối ở Trấn Vũ Quán:
Thánh trạch uông hàm ngưu chử khoát
Thần công tuấn bát phụng sơn cao
(Ơn thánh sâu rộng tựa bến Ngưu
Công thần cao lớn sánh núi Phụng)
Nhưng cũng có những đối trượng chỉ đối nhau về mặt chữ chứ không nhất định phải tương đồng về mặt cú pháp và kết cấu Ví dụ như
永憶江湖歸白髮
欲回天地入扁舟
(Vĩnh ức giang hồ quy bạch phát
Dục hồi thiên địa nhập thiên chu)
Chữ “bạch phát” trong vế ra không phải là tân ngữ trực tiếp của “quy”
“quy bạch phát” thực chất là câu đảo trang của “bạch phát quy” Chữ “thiên chu” trong vế đối lại là tân ngữ trực tiếp của “nhập”
Ngoài ra, trong đối trượng cũng phải xem xét xem tác giả muốn biểu đạt loại tình cảm nào, từ chọn có phù hợp với cái lí thông thường của vạn vật hay không, ý tượng có đạt được hiệu quả nghệ thuật muốn biểu đạt hay không Vì vậy, hai yếu tố trên đều cần phải chú ý tới, không nên vì từ mà hại nghĩa Gọt rũa từ trong đối ngẫu cần phải xác đáng, cổ nhân nói rằng: “選字無垠,用字有師” (Tuyển tự vô ngân, dụng tự hữu sư – Chọn chữ thì vô cùng, dùng chữ thì
phải có quy tắc ) là nói về ý nghĩa này
Trang 282.1.2 Nội dung tương quan
Câu đối, sở dĩ gọi là “đối liên” vì không chỉ cần có đối trượng, quan trọng còn là ở một chữ “liên” (nghĩa là liền, nối), đối liên mà không “liên” thì không thể gọi là đối liên được Nếu như liên trên, liên dưới là hai sự vật không liên quan đến nhau, hai vế không thể phản chiếu, quán thông, hô ứng, như vậy là một câu đối thất bại
Hình thức của câu đối cũng rất đa dạng, có những câu đối không chỉ có tương quan về mặt nội dung mà còn tương quan về mặt hình thức Ví dụ như bức đối ở Tam Quan của chùa Chiêu Thiền:
Không không sắc sắc thiên thu Phật
Hóa hóa sinh sinh Thượng đẳng Thần
(Không không sắc sắc là Phật nghìn thu
Hóa hóa sinh sinh là Thần Thượng đẳng)
Bức đối này không những rất đối rất chỉnh về mặt bằng trắc: liên trên là
“bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc”, liên dưới là “trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng” mà cú pháp, kết cấu hoàn toàn tương tự như nhau, ngắt nhịp 4/3, “sắc sắc không không” đối với “sinh sinh hóa hóa”, “thiên thu Phật” đối với “thượng đẳng Thần”
Có những câu đối không dùng đến liên từ nhưng có thể khiến cho người đọc thấy rất rõ quan hệ nhân quả mà nó thể hiện Ví dụ như bức đối ở Đền Bạch Mã:
Phù quốc tộ ư La Thành vạn cổ uy thanh truyền mã tích
Trĩ tôn từ vu Hà Khẩu thiên thu vượng khí trấn Long Biên
(Giúp vận nước ở La Thành, muôn thuở uy thanh lưu dấu ngựa
Dựng miếu thiêng bên Hà Khẩu, ngàn thu vượng khí giữ Long Biên)
Không cần phải phân tích gì thêm, người đọc cũng thấy rõ ở hai vế của bức đối trên là quan hệ nhân quả, bởi sự phò giúp vận nước ở La Thành, muôn thuở còn lưu dấu ngựa của thần Bạch Mã (liên trên), cho nên người ta đã dựng miếu thiêng bên Hà Khẩu để ngàn thu vượng khí ấy còn trấn giữ cho Long Biên (liên dưới)
Trang 29Bất kể là tả cảnh, trữ tình hay hoài cổ vịnh vật, “dĩ vật ngôn chí” (lấy vật
để nói chí), trong quá trình lập ý, ý tượng phải thông đạt, đóng mở thích đáng,
nên mượn thủ pháp tỉ hứng, không thể chỉ đơn thuần tả cảnh là tả cảnh, trữ tình
là trữ tình Hãy xem bức đối ở cổng ngoài Đền Ngọc Sơn:
Dạ nguyệt hoặc qua tiên thị hạc
Hào lương tín lạc tử phi ngư
(Đêm trăng lẫn lộn ngỡ là tiên là hạc
Cầu bến tin vui, anh đâu phải là cá)
Liên trên tả cảnh đêm trăng bay qua ngỡ là hạc hay là tiên, liên dưới nói
lên tình ý của tác giả Sách Nam Hoa kinh chép Một hôm Trang Tử cùng Huệ
Thi đứng bên bờ cầu chơi Huệ Thi nói: “Anh xem này, con các bơi nhởn nhơ có
vẻ vi thú lắm” Trang Tử nói: “Anh có phải là cá đâu mà biết cá vui” Câu đối này nói về cảm hứng văn chương của nhà thơ “xúc cảnh sinh tình”
Hay bức đối ở nhà Bái Đường cũng của Đền Ngọc Sơn:
萬金寶劍藏秋水
Vạn kim bảo kiếm tàng thu thủy
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
(Gươm báu ngàn vàng dấu làn nước thu
Lòng băng một mảnh đứng nơi bầu ngọc)
Liên trên có vẻ như là vịnh vật, nhưng lại có ý hoài cổ Vế này nhắc đến truyền thuyết về Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) rùa vàng dâng kiếm thần cho Lê Lợi để giúp đánh giặc Minh Dẹp giặc xong, Lê Lợi bơi thuyền ra giữa hồ, trả kiếm lại cho rùa vàng, rùa vàng ngậm kiếm rồi lặn xuống lòng hồ Liên dưới tuy không nhắc gì đến Lê Lợi, nhưng từ logic của liên trên, vế này có thể có ý ca ngợi tấm lòng trong sáng như băng ngọc, một lòng vì nước vì dân của Lê Lợi
2.1.3 Văn tự tinh giản
Sở dĩ câu đối có thể tồn tại hàng ngàn đời nay, có một lí do vô cùng quan trọng là văn tự của nó hết sức tinh giản, văn từ ngắn ngọn, sức biểu đạt lớn, rất thuận lợi cho việc truyền bá…
Sức biểu đạt của câu đối rất lớn, không chỉ có liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ văn học Trung Hoa, chủ yếu là ở chỗ tác giả cố gắng giảm thiểu tới
Trang 30mức cao độ để câu đối trở thành một thể văn đặc thù, tinh giản cao hơn so với phú và biền văn, linh hoạt hơn so với thi, từ và khúc
Bức đối ở Đình Chữ Kính của Đền Ngọc Sơn:
Ngôn từ ngắn gọn, súc tích, còn phải kết hợp chặt chẽ với việc thể nghiệm cuộc sống thì mới có thể khiến cho câu đối vừa tinh giản lại hợp lí Hãy xem bức đối ở tường lan can bao quanh Đền Ngọc Sơn:
2.1.4 Tiết tấu độc đáo
Về vấn đề tiết tấu của câu đối, chúng tôi sẽ bàn cụ thể trong mục “tiết tấu của câu đối” ở phần sau, phần này chỉ nói rõ thêm về một số mối quan hệ giữa tiết tấu với kết cấu và luật bằng trắc Câu đối và thơ khác nhau ở hình thức ngoại tại của nó Số chữ của câu đối, dài ngắn vô hạn, so sánh thì tương đối linh hoạt,
tự do, nhưng có một điểm cần phải chú ý là số chữ trong liên trên dưới của câu
Trang 31đối phải tương đương Nói cách khác tổng số chữ trong câu đối phải là “ngẫu số”
Tiết tấu của câu đối tương đối linh hoạt, nhưng không phải là không có trật tự nhất định Tiết tấu linh hoạt có nghĩa là nó không có một mô thức cố định, đối với câu đối dài, gieo vần bằng trắc chỉ cần tương đối là được Câu đối từ 7 chữ trở xuống thì yêu cầu của luật bằng trắc lại nghiêm ngặt hơn Nhưng cho dù thế nào thì trên cơ sở tiền đề: không vì từ ngữ mà làm phương hại đến ý nghĩa, chữ cuối của liên trên phải là vần trắc, chữ cuối của hạ liễn phải là vần bằng Tất nhiên cũng có những câu đối nổi tiếng phá vỡ quy luật này
Chúng ta có thể ghi nhớ đặc điểm của câu đối bằng bài khẩu quyết sau:
“Liên trên, liên dưới phải tương đồng
Tự, từ thất đối lí không thông
Liên cú có “cơ” thành một thể
Tối kị đứng riêng mỗi tây đông
Tạp loạn, tản mát đều là lỗi
Ý tượng hoàn mĩ thấy câu chuẩn
Tiết tấu nặng nhẹ phân cao thấp
Một ngâm ba thán vận vô cùng”
2.2 Quy tắc của câu đối
2.2.1 Lập ý (立意 )
Thơ lấy ý làm chủ, làm câu đối cũng như vậy Vương Phu Chi trong
Khương trai thi thoại (薑齋詩話) nói: “無論詩歌與長行文字,俱以意為主,
意猶帥也,無帥之兵,謂之烏合。李杜所以稱大家者,無意之詩,十不得一二也,煙雲泉石,花鳥苔林,全鋪錦帳,寓意則靈” (Vô luận thi ca hay
văn tự dài, đều lấy ý làm chủ, ý giống như tướng, quân không có tướng thì chỉ là
sự ô hợp Lí Bạch, Đỗ Phủ sở dĩ được xưng là đại gia vì thơ của hai ông trong
10 bài không có lấy một hai bài không có ý, khói, mây, suối, đá, hoa, chim, rêu rừng, bày hết lời hay, ngụ ý ắt thành ) chính là “đề chỉ” (題旨) trong câu đối, tác
giả viết một bức đối, nhất thiết phải xác định ca ngợi, tán tụng, phê bình cái gì, tóm lại cần phải có một tình cảm rõ ràng Ban đầu mà không có lập ý, có văn từ
và kĩ năng hợp lí thì cuối cùng cũng chỉ là một đống văn tự Một bức đối không chỉ có ngụ ý phải rõ ràng, còn phải lập ý cao xa, tinh tế Ví dụ như bức đối ở Bái Đường của Văn Miếu:
Trang 32四時行百物生一身造化
Tứ thời hành, bách vật sinh, nhất thân tạo hóa
Tam cương chính, cửu trù3 tự, vạn cổ văn minh
(Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh sôi, một mình tạo hóa
Ba rường ổn định, chín phép thứ tự, vạn cổ văn minh)
Rõ ràng khi đưa vế ra, tác giả đã có một ý định khá rõ ràng để dẫn ra vế đối Ở đây, vế ra nói lên những quy luật tất yếu của tạo hóa, đó là sự vận hành của bốn mùa, sự sinh sôi của vạn vật, đó cũng là quy luật vận hành của vũ trụ,
cỏ cây, sinh vật Và sự vận hành, quy luật tất yếu ấy được liên hệ, ứng với “tam cương” và “cửu trù” ở vế đối Đó là quy luật vận hành của xã hội phong kiến xưa, là tất yếu, là thiên lý, là văn minh trải qua muôn đời mà con người mặc nhiên chấp nhận như một thứ định mệnh
Lập ý cũng gọi là “mệnh ý”, là tiền đề của câu đối Câu đối có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội, do vậy, trước hết cần phải xác định rõ chủ đề, ý tưởng trong sáng, khái niệm cụ thể Tác giả muốn viết cái gì và viết như thế nào đều được xác định trong quá trình lập ý Sự chắt lọc, đúc rút của nghệ thuật luôn bắt nguồn từ quá trình lập ý trước khi hạ bút Một ngòi bút tài năng luôn đến từ những suy nghĩ, trăn trở chín chắn, kĩ càng, từ ngữ, văn phong linh hoạt
2.2.2 Thủ tượng (取象)
Thủ tượng cũng là “tuyển thủ ý tượng” (lựa chọn hình ảnh của ý), là vấn
đề không thể không xem xét sau khi đã lập ý của câu đối
Vậy, thế nào là ý tượng? Ý tượng là hình tượng mang sắc thái tình cảm chủ quan của tác giả Nói cách khác chính là các hình tượng khác nhau xuất hiện trong đầu của tác giả trong quá trình tư duy sáng tác, cũng là một loại tư tưởng, tình cảm để biểu đạt bản thân Trong câu “xúc cảnh sinh tình” mà chúng ta thường nói,chữ “cảnh” chính là chữ “tượng” mà chúng ta nói đến ở đây Hãy xem bức đối Đề Đằng Vương các sau:
Trang 33Cổ kim tài thuấn, văn giang thượng tài nhân, các trung đế tử, tỉ đương niên phong cảnh như hà
(Hưng phế vì tình, nhìn mây trôi chim lẻ, nước thu mênh mang, mây núi
hồ đất này không sao chứ?
Xưa nay mới chớp mắt, hỏi người tài trên sông, đế tử trong gác, so với cảnh năm ấy thế nào?)
Tác giả ở liên trên đã tinh tế bắt lấy cảnh “lạc hà cô vụ”, “thu thủy trường thiên”, “hồ sơn”, để thể hiện tầm nhìn của con người, gợi mở cho mọi người quy luật tự nhiên hưng phát của thế sự, hạ liên lại dẫn đến không gian khác nhau của ngày ấy và bây giờ, đối chiếu xưa nay, khiến cho người ta trong hoàn cảnh biến thiên của hiện tại mang nỗi niềm hoài cổ Nếu như không có hoàn cảnh xác đinh
ở liên trên thì sẽ không có tình cảm cảm khái của tác giả xuất hiện trong liên dưới
Lại ví như bức đối trong nhà thờ tổ của Chùa Liên Phái
香氣名聞恩瞻北極
梅峰毓秀壽對南山
Hương khí danh văn ân chiêm Bắc cực
Mai phong dục tú thọ đối Nam sơn
(Khí thơm lừng lẫy ơn sáng như sao Đẩu
Ngọn Mai hun đúc thọ bền tựa núi Nam)
“北極” và “南山” trong liên tức là ý tượng, tác giả dùng hoa để dụ về của
“恩”, “壽” Nếu như trong câu không sử dụng ý tượng như nguời ta chấp nhận thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì Ở đây, tác dụng của ý tượng không chỉ ở chỗ
so sánh giá trị, quan trọng hơn là nó có thể khiến cho người đọc từ đó có thể liên tưởng, mang đến cho họ một không gian nghệ thuật rộng lớn Vì thế, một bức đối hay phải có một ý tượng xác định rõ ràng mới có thể chuyển hóa tình cảm trừu tượng của mình thành một hình tượng cụ thể
Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long-Vật sắc (文心雕龍•物色) cho rằng,
tình cảm phát sinh từ cảm xúc trước cảnh vật, biến đổi theo mỗi một cảnh vật khác nhau, vì thế, vẻ đẹp tráng lệ của sông núi có thể khởi phát được ý tứ của tác giả, “xúc cảnh sinh tình” mới có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả tình cảm muốn bộc lộ Câu đối dạng này nhiều nhất là ở câu đối về phong cảnh và danh thắng
Thủ tượng cần phải đạt được một cách tự nhiên, chân thực Trong cuốn
Văn tâm điêu long-Nguyên đạo (文心雕龍•原道) có viết: “龍鳳以藻繪呈瑞,
Trang 34虎豹以炳蔚凝姿, 雲霞雕色,有逾工之妙,草木賁華,無待錦匠之奇。夫豈外飾,蓋自然耳” (Long phượng dĩ tảo hội trình đoan, hổ báo dĩ bỉnh úy ngưng tư, vân hà điêu sắc, hữu du công chi diệu, thảo mộc phấn hoa, vô đãi cẩm
tượng chi kì Phù phong ngoại sức, cái tự nhiên nhĩ – Con rồng, con phượng lấy vảy lông như vẽ mà báo trước điểm lành, con hổ, con beo nhờ có bộ da vằn vện
mà có vẻ uy nghi, màu sắc tươi đẹp của ráng mây vượt qua sự khéo léo kì diệu của người họa sỹ, sự rực rỡ tốt tươi của cây cỏ không phải đợi đến bàn tay của người thợ giỏi Những cái đó đâu phải là những trang sức bên ngoài do con người đưa đến, chúng đều là tự nhiên khách quan cả) Tô Đông Pha (蘇東坡)
cũng nhấn mạnh “Văn lí tự nhiên” (文理自然), đồng thời tự nói về văn của ông bằng những kiến giải: “如行雲流水,舒卷自如” (Như hành vân lưu thủy, thư
quyển tự như - Giống như mây trôi nước chảy, duỗi cuộn tự nhiên), rất có tác
dụng đối với việc sáng tác câu đối của chúng ta
Muốn thủ tượng đạt đến sự tự nhiên, chân thực, trước hết cần có những quan sát, nghiên cứu kĩ càng về sự vật, hiện tượng định miêu tả, có được những
lí giải sâu sắc về sự vật Ví dụ như bức đối ở Điện Đại Thành của Văn Miếu:
Tứ thủy văn lan lưu Nhĩ thủy
Đông sơn đạo mạch dẫn Nùng sơn
(Sóng văn sông Tứ tràn đầy sông Nhị4
Mạch đạo núi Đông dẫn núi Nùng5)
Ý đồ của tác giả trong bức đối này cũng thể hiện khá rõ ràng Đây là một bức đối ở Điện Đại Thành của Văn Miếu Hà Nội nên có sự liên hệ rất tự nhiên đến Khổng Tử Nhưng sự liên hệ này gián tiếp thông qua hình ảnh sông Tứ, con sông chảy qua huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông – quê hương của Khổng Tử Còn sông Nhị thì ở Việt Nam Sóng văn sông Tứ tràn đầy sông Nhị, ý nói học thuyết của Khổng Tử đã thấm nhuần sang trào lưu học hành khoa cử của Việt Nam lúc bấy giờ Vế đối cũng tương tự như vậy, lấy hình ảnh núi Đông (núi Song Phong và núi Phùng Mộ) ở huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc Tương truyền
4 Sông Tứ: xuất phát từ huyện Tứ Thủy, tỉnh Sơn Đông, phát từ 4 nguồn chảy qua Khúc Phụ, Tư Dương, Tê Ninh, huyện Trâu, Ngu Đài, huyện Tất, huyện Bái, Từ Châu, Bì Châu, Đào Nguyên tới huyện Thanh Hà thì nhập vào sông Hoài
5 Đông Sơn: chỉ núi Song Phong, núi Phùng Mộ ở huyện Hoàng Mai (Hồ Bắc) Tương truyền Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn của thiền tông đã ở núi này để tiếp dẫn người học…, còn Nùng Sơn thì ở Hà Nội
Trang 35Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn của Thiền tông đã ở núi này để tiếp dẫn người học… Còn Nùng sơn thì ở Việt Nam Sự liên hệ về ý tượng rất tự nhiên, hơn nữa mối liên hệ giữa vế ra và vế đối cũng rất logic, tự nhiên
Trong quá trình lựa chọn ý tượng cần đặc biệt chú ý 2 vấn đề sau:
Thứ nhất là phải lựa chọn hình ảnh có khả năng thể hiện tình cảm của bản thân rõ nét nhất Ví dụ như bức đối ở Tú trụ của Văn Miêu:
道若路然得其門而入
聖即天也不可階而昇
Đạo nhược lộ nhiên, đắc kì môn nhi nhập
Thánh tức thiên dã, bất khả giai nhi thăng
(Đạo như đường ấy, đã gặp được cửa thì vào
Thánh tức trời này, không thể theo bậc mà lên)
“路” và “天” ở đây chính là ý tượng, dùng để tỉ dụ với “道” và “聖” Trong khi lập ý của liên dưới, tác giả đã có sự liên hệ hết sức tự nhiên giữa
“đạo-lộ” với “thánh-thiên”, đạo thì giống như con đường đi vậy, gặp được cửa thì có thể vào, nhưng thánh thì giống như trời, không thể theo bậc mà đi lên được Ý nói, con đường để đắc “đạo” thì dễ, còn đến giới hạn của “thánh” thì không thể bằng con đường thông thường được Đạt đạo chưa chắc đã trở thành được thánh nhân Tác giả đã dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng như “đạo” và
“thánh” khiến hình tượng trở nên sống động hơn
Thứ hai là phải lựa chọn ý tượng phong phú, vì mỗi người đều có những kinh nghiệm, trình độ, địa vị và lứa tuổi khác nhau, cho dù là viết cùng một thể tài nhưng kết quả lại khác nhau rất nhiều Rõ ràng đây là một kết quả nghệ thuật
“nhân giả kiến nhân”, “trí giả kiến trí” Hãy xem bức đối ở cổng giữa đền Ngọc Sơn:
Đường khoa Tống bảng sĩ tử thê giai
Bảo quế vương hòe quốc gia trinh cán
(Khoa thi nhà Đường, bảng vàng nhà Tống, ấy là bậc thang danh vọng của sỹ tử
Cây quế quý báu, cây hòe 6 cao sang, hẳn là trụ cột của nước nhà)
Trong liên đã lấy “thê giai” để ví với “Đường khoa Tống bảng”, lấy “trinh cán” để dụ cho “bảo quế vương hòe”
6 Cây quế, cây hòe ở đây chỉ những người đỗ đạt cao, có danh vọng lớn
Trang 362.2.3 Ngôn chí (言志)
Vua Thuấn nói rằng: “詩言志,歌詠言” (Thi ngôn chí, ca vịnh ngôn -
Thơ là để nói chí, ca ngâm là để vịnh lời) đây chính là tông chỉ văn học của
thuyết thơ Câu đối cũng giống như vậy Mạnh Tử cũng từng nói: “讀其書,不知其人可乎” (độc kì thư, bất tri kì nhân khả hồ? - Đọc sách của người đó,
không biết người đó sao được?) Ngược lại chúng ta có thể thông qua tác phẩm
để hiểu nhân phẩm của tác giả đó Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long-Minh thi
(文心雕龍•明詩) trước hết đã đưa ra định nghĩa về thơ, cho rằng “ngôn chí”
chính là “持人情性” (trì giữ tính, tình của con người), mà hàm ý là tình ý “vô
tà” (無邪), là tư tưởng, tình cảm trong sáng, chân thực Từ xưa đến nay, thi nhân mọi thời luôn tuân thủ câu cách ngôn này và cho rằng “ngôn chí” là bản chất của thơ, thơ mà không “ngôn chí” thì tác giả không thể thể hiện được lí tưởng, hoài bão, chí hướng, tình cảm của mình Nhìn từ điểm này “chí” (志) chính là linh hồn của thơ Câu đối cũng giống thơ, nếu phân tích tỉ mỉ, một bức đối hay đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả “thi ngôn chí” nên giải thích bằng hai cách: Thứ nhất, thơ tất yếu phải “ngôn chí”; Thứ hai, cho dù tác giả lựa chọn bất kì một thủ pháp nào để viết thì tình cảm và ý chí của họ cũng sẽ lộ ra trên tác phẩm Bởi vì tác phẩm là ngoại diên của tác giả, mỗi người đều có tư tưởng của riêng mình, họ vừa có tính cách nội tại của bản thân lại vừa
có những kinh lịch xã hội và phong cách ngôn ngữ riêng, cho dù có viết cùng về một thể tài thì sự khác nhau vẫn sẽ rất lớn, vì vậy tông chỉ “ngôn chí” chính là
sự thống nhất của mọi tác phẩm Trong câu đối, bức đối nào bộc lộ tình cảm của bản thân tác giả thì gọi là câu đối ngôn chí Vi dụ như bức đối ở cổng giữa của đền Ngọc Sơn:
Luận sự thường tồn trung hậu tâm, vật đại phân hắc bạch
Vi văn bất tác khinh bạc ngữ đồ tự sính tự hoàng
(Bàn việc thường giữ lòng trung hậu, chớ quá chi li rạch ròi trắng đen Viết văn chớ dùng lời khinh bạc, ấy chỉ loại người khoe khoang, tỏ vẻ)
Câu đối này nêu cái gốc của văn học ấy là đạo làm người là tình người Văn chương cũng là một lĩnh vực rất dễ khinh bạc (Người xưa có nói “văn nhân tương khinh” nghĩa là nhà văn thường khinh nhau) Do vậy, câu đối này nhắc
Trang 37nhủ đạo đức ấy Nó gần giống câu nói của Gorki nhà văn vô sản vĩ đại của nước Nga và thế giới: văn học là nhân học Bức đối đã thể hiện khá rõ quan điểm của tác giả về cái gốc của văn học đó chính là tình người vậy
Trong bút pháp, “ngôn chí” có thể phân thành 2 loại: một loại là cố ý thể thể hiện ra, một loại là vô ý để lộ ra Loại thứ nhất giống như bức đối ở Nhà bái đường Đền Ngọc Sơn:
Đại trung dĩ hành hồ đại dũng
Chí nghĩa nãi bản ư chí nhân
(Đại trung hành động thành đại dũng
Chí nghĩa gốc rễ nơi chí nhân)
Bức đối ở Tứ trụ của Văn Miếu giống như là vô tình để lộ ra, từ đó có thể thấy rất rõ ý tứ của tác giả khi nói về sự cao siêu của đạo học:
涅而不淄磨而不磷
仰之彌高鑽之彌堅
Niết nhi bất tri, ma nhi bất lân
Ngưỡng chi di cao, toản chi di kiên
(Nhuộm mà không đen, mài mà không mòn
Ngẩng càng thấy cao, khoan càng thấy cứng)
Mạnh Tử trong lúc bàn về thơ đã từng chỉ ra hai phương thức đọc sách:
“以意逆志” (chỉ có hiểu tác phẩm một cách toàn diện thì mới có thể hiểu được ý
đồ của tác giả) và “知人論世” (muốn hiểu tác phẩm của một tác giả nào đó, phải có hiểu biết nhất định về thân thế của tác giả đó mới được ) Hai câu này
có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, rất có ích cho chúng ta khi thưởng thức câu đối
Trong quá trình sáng tác câu đối cần phải tuân thủ tông chỉ “thi ngôn chí” (詩言志), nhấn mạnh thái độ sáng tác chân chính, nghiêm túc vì một tác phẩm
ra đời sẽ có một ý nghĩa nhất định đối với xã hội, nếu xử lí không tốt dễ dẫn đến
sự chê cười và nghiêm trọng hơn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến xã hội
Trang 38tính rõ nét của tác giả, đồng thời thể hiện tình cảm chung của cả một thời đại hoặc của một nhóm người nhất định để tăng thêm tính truyền cảm nghệ thuật của tác phẩm Lăng Cơ (陸機) đời Tấn từng đưa ra thuyết: “thi duyên tình” (詩
緣情) Cái tình mà ông nói chỉ tình cảm tâm linh của con người, nó bao gồm tình cảm bi hoan nhân sinh lấy sự cảm động sâu sắc lòng người làm đặc trưng
thẩm mĩ Chung Vinh (鍾嶸) trong Thi phẩm tự “詩品序” cho rằng tình cảm thi
ca là kết quả cảm thụ của đời sống xã hội và hiện tượng tự nhiên đối với tâm linh của tác giả Trong đó gây xúc động lòng người nhất vẫn là tình cảm bi tráng
và li biệt Chỉ có những tình cảm như thế mới thích hợp dùng thơ ca để thể hiện Xem xét câu đối từ xưa đến nay cũng vậy Những bức đối đã sưu tầm phần lớn trên các di tích nên tình cảm bi tráng ấy không được thể hiện Tình cảm chủ yếu được thể hiện trên phương diện ca ngợi, tự hào về quê hương, đất nước Hãy xem bức đối ở Trấn Vũ quán (Đền Quán Thánh)
Dạ nguyệt hoặc qua tiên thị hạc
Hào lương tín lạc tử phi ngư7
(Đêm trăng lẫn lộn ngỡ là tiên là hạc
Cầu bến tin vui, anh đâu phải là cá)
7 Tử phi ngư: (anh đâu phải là cá) Sách Nam Hoa kinh chép Một hôm Trang Tử cùng Huệ Thi đứng bên bờ cầu
chơi Huệ Thi nói: “Anh xem này, con cá bơi nhởn nhơ có vẻ vui thú lắm” Trang Tử nói: “Anh có phải là cá đâu mà biết cá vui” Câu đối này nói về cảm hứng văn chương của nhà thơ “tức cảnh sinh tình”
Trang 392.2.5 Chương pháp (章法)
Chương pháp chỉ tổ chức kết cấu văn chương Thông thường mà nói, viết câu đối không thành phép mà tuân theo được Nếu như chương pháp được hình thành sẽ bó buộc tư duy của con người, mất đi sức sống Nhưng mọi sự vật, hiện tượng đều có tính quy luật nhất định, dựa vào điều này, cổ nhân đã tổng kết thành một số nguyên tắc mang tính quy luật Thường thì cho rằng, lí luận sáng tác câu đối với nguyên tắc mĩ học phần lớn là tuân theo quy luật biền cú của thi
phú Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long đưa ra luận thuyết như thế này: “造化
賦形,支體必雙,神理為用,事不孤立。夫心生文辭,運載百慮,高下相須,自然成對” (Tạo hóa phú hình, chi thể tất song, thần lý vi dụng, sự bất cô lập Phù tâm sinh văn từ, vận tải bách lự, cao hạ tương tu, tự nhiên thành đối -
Tạo hóa ban cho hình hài, chi thể tất có đôi, thần lí là dụng, sự không đứng riêng lẻ Phàm tâm sinh ra văn từ là để truyền tải suy nghĩ, trên dưới dựa vào nhau, tự nhiên mà thành đối ), không chỉ phù hợp với thể biền phú thi mà tự
nhiên cũng chính là căn cứ của lí luận sáng tác câu đối và nguyên tắc mĩ học Lí giải của cổ nhân đối với chương pháp đến nay có cách nói: “只可取意,不可取法,意有真意,法無定法,以古為法,以今為意” (Chỉ khả thủ ý, bất khả thủ
pháp, ý hữu chân ý, pháp vô định pháp, dĩ cổ vi pháp, dĩ kim vi ý - Chỉ có thể thủ ý, không thể thủ pháp, ý có chân ý, phép không có phép nhất định, lấy xưa làm phép, lấy nay làm ý)(Viên Mai Ngữ), lí luận này của cổ nhân, xét từ góc
độ phép duy vật biện chứng đã phá vỡ chân lí
Đối với câu đối, những điểm trên có thể chấp nhận được không? Chúng tôi cho rằng: Liên ngắn không cần phải yêu cầu khắt khe lắm, một số liên dài có thể vay mượn Do vậy, hiểu được chưong pháp sáng tác thơ thì có thể làm tốt những điểm mấu chốt quan trọng trong sáng tác câu đối
Tóm lại, chương pháp của câu đối nên được vận dụng một cách linh hoạt, yêu cầu nghiêm ngặt, hoàn chỉnh, bố cục hợp lí, mạch lạc, trong sáng, lại phải phong phú nhiều vẻ Cách viết không văn vẻ thì không thể nói đến chương pháp được và cũng rất khó để có thể viết nên những bức đối hay
2.3 Tiết tấu của câu đối
Nhà lí luận thơ từ đương đại Trung Quốc Lí Nhữ Luân (李汝倫) khi đề cập đến thơ từ cách luật đã gọi đặc điểm của thơ từ Trung Quốc là “tứ đại mỹ
Trang 40nhân”, tức là : Thanh vận mỹ, quân tề mỹ, đối xứng mỹ và tham sai mỹ (聲韻美,均齊美,對稱美,參差美), tức là cái đẹp của thanh vận, cái đẹp của sự bằng đều,
tề chỉnh, cái đẹp của đối xứng và cái đẹp của sự so le Ngoài “tham sai mĩ” chỉ thích hợp cho thể loại từ khúc, đặc trưng “thanh vận mĩ”, “quân tề mĩ”, “đối xứng mĩ” đều thích hợp với thể loại câu đối Trong đó, “quân tế mĩ” chính là nội dung chúng ta cần nói đến khi bàn về tiết tấu của câu đối
2.3.1 Tiết tấu đẹp của câu đối
Tiết tấu đẹp chủ yếu được biểu hiện tính cố định bình quân, số chữ của tiết tấu Trong thơ Luật: ngũ ngôn, thất ngôn, cú pháp của ngũ ngôn đa phần là trên 2 dưới 3, cú pháp của thất ngôn chủ yếu là trên 4 dưới 3, nhưng cho dù cú pháp như thế nào thì ngừng ngắt cũng phải thống nhất Giống như bức đối ngũ ngôn ở Trấn Vũ Quán:
顯跡留今古
英聲暨朔南
Hiển tích lưu kim cổ
Anh thanh kí sóc Nam
(Hiển tích còn lưu xưa nay
Tiếng thiêng đến cả Bắc Nam)
Hoa khai bát nhã8 trần tâm tĩnh
Trúc hợp chân như9 pháp giới nhàn
8 Bát nhã: (Prajna), còn phiên âm là Bát-lại-nhã, nghĩa là TríTuệ, tên vị Tam Tạng pháp sư
9 Chân như: (Bhùtatarthatà) Chân có nghĩa là chân thực, như có nghĩa là như thường Thể tính của chư pháp là lìa xa hư vọng, thường trụ, không biến, không đổi nên gọi là Như