1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời môn tổng quan du lịch

21 15,7K 315

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Theo Điều 4 Luật Du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. (Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch). So với các ngành kinh tế khác thì sản phẩm của ngành du lịch là rất đặc biệt. Trong mỗi một sản phẩm du lịch luôn tồn tại hai yếu tố vật chất và phi vật chất. Nó phong phú và đa dạng, đa chủng loại, đa lọai hình với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Nếu như sản phẩm của các ngành kinh tế các luôn phát triển sản xuất tuân theo một quy luật là sản xuất, dự trữ, di chuyển để lưu thông, dự trữ thì sản phẩm của du lịch dường như đối lập vì nó không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển. Đó là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt sản phẩm du lịch với các sản phẩm khác.

Trang 1

CÂU HỎI MÔN THI MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH Học viên: Đào Thị Hòa Lớp: ………

1 Người ta cho rằng: Sản phẩm du lịch không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển Anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và đưa ra ví dụ minh họa?

Trả lời:

Theo Điều 4 Luật Du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả

mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch) So với các ngành kinh tế khác

thì sản phẩm của ngành du lịch là rất đặc biệt Trong mỗi một sản phẩm du lịch luôn tồn tại hai yếu tố vật chất và phi vật chất Nó phong phú và đa dạng, đa chủng loại, đa lọai hình với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch

Nếu như sản phẩm của các ngành kinh tế các luôn phát triển sản xuất tuân theo một quyluật là sản xuất, dự trữ, di chuyển để lưu thông, dự trữ thì sản phẩm của du lịch dường như đối

lập vì nó không có tính dự trữ và không có khả năng dịch chuyển Đó là một trong những

tiêu chí quan trọng để phân biệt sản phẩm du lịch với các sản phẩm khác

Tính không dự trữ (lưu kho, đóng gói) của sản phẩm du lịch được thể hiện ở chỗ nó

chỉ xuất hiện khi có người mua, tưc là khi du khách mua thì sản phẩm được trao quyền sử dụngtạm thời trong thời gian người mua sử dụng Nếu du khách không mua thì sản phẩm đó không thể tồn kho để bán cho người khác và tính giá trị của sản phẩm sẽ mất đi

Qua đặc điểm này chúng ta thấy nó là trở ngại cho lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ

du lịch (kinh doanh lưu trú) nhưng cũng là nhân tố làm tăng gia bán của sản phẩm du lịch

Trong thực tê, một số nhà kinh doanh du lịch cho rằng “Sản phẩm du lịch có tính bộc hơi bởi

thời gian”, tức là chúng ta không bán được thì một phần giá trị sản phẩm cũng mất đi Một

phòng của khách sạn A, chí phí khấu hao trung bình là 40.000VNĐ/ngày, nếu ngày nào mà không bán được phòng đó thì nhà kinh doanh cũng phải chịu những chi phí đó (nhà kinh doanhkhông thể dự trữ phòng đó để tiết kiệm chi phí và bán hôm khác) Một hướng dẫn viên được kýhợp đồng lao động trả lương theo tháng và thêm khoản khác theo tour, những ngày không có khách thì lẽ dĩ nhiên, doanh nghiệp lữ hành vẫn phải trả tiền cho người hướng dẫn viên (không thể nói rằng cứ hướng dẫn rồi lưu kho để lần sau phục vụ khách)

Tính không có khả năng dịch chuyển của sản phẩm du lịch thể hiện trên hai mặt:

không gian và quyền sử dụng Nếu như đánh giá các sản phẩm khác trong các nhu cầu khác của xã hội thì hầu như các sản phẩm đều có thể thực hiện nhu cầu ngay tại khi khách hàng không phải ra khỏi nhà Nhưng đối với sản phẩm du lịch thì khác, muốn “sử dụng” và cảm nhận sản phẩm du lịch phải trải qua một cuộc hành trình vì bản thân sản phẩm du lịch không có

Trang 2

khả năng di chuyển Và chính đặc điểm này nó mới hình thành nên ngành kinh doanh du lich với các lĩnh vực khác nhau như lữ hành, vận chuyển v.v Chúng ta không thể “di chuyển” sôngHương, núi Ngự (Huế), Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) tới Vũng Tàu để khách thưởng ngoạn được Khách du lịch trả một số tiền trong khách sạn thì chỉ có thể lưu trú trong đó trong một thời gian nhất định chứ không thể “di chuyển” tới nơi khác được Bên cạnh đó, khi du khách trả tiền cho một sản phẩm du lịch không có nghĩa là du khách có quyền sở hữu”, ngược lại chỉ

“sử dụng” mà thôi

Từ việc nhìn nhận và hiểu rõ hai đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch không có tính

dự trữ và không có khả năng dịch chuyển giúp cho các nhà kinh doanh chó chiến lược sản

phẩm phù hợp để nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường

Trang 3

2 Hãy giải thích tại sao sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi và các yếu tố tác động tới sự thay đổi đó? Liên hệ thực tế tại doanh nghiệp?

Trả lời

Theo Điều 4 Luật Du lịch: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả

mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch) Sản phẩm du lịch có thể gồm

một tour du lịch trọn gói phục vụ du khách với các dịch vụ phục vụ cho một chuyến đi nhưthông tin, vận chuyển, ăn, ở, tham quan, các dịch vụ bổ sung (vui chơi, giải trí, mua sắm…).Nhưng có một điều dễ nhận thấy từ sản phẩm du lịch đó là dễ bị thay đổi do nhiều các yếu tốkhác nhau

Các nguyên nhân và nhân tố các tác động tới sự thay đổi của sản phẩm du lịch đó là:

Thứ nhất, do sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ nên no được tiêu thụ

nhiều hay ít, cũng như khả năng bán với giá trị nào đó phụ thuộc vào thời gian thay đổi theo mùa Trong mùa cao điểm, sản phẩm du lịch được bán với số lượng nhiều và thường có giá trị cao Ngoài mùa du lịch, sản phẩm sẽ khó bán được Chính vì thế, vào những mùa thấp điểm, sản phẩm du lịch thường được thay đổi theo chiều hướng giảm giá, khuyến mãi, có thưởng để thu hút khách sử dụng

Thứ hai, sản phẩm du lịch không thể đo lường được chất lượng khi bán, bởi chất lượng

của nó phụ thuộc vào từng đối tượng khách với các yếu tố sau: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,dân tộc, quốc tịch, phong tục tập quán, thói quen, sở thích, nghề nghiệp, địa vị xã hội… Vì vậyđối với sản phẩm du lịch luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách Cũng là một tour đi từ Vũng Tàu – Đà Lạt nhưng bản thân sản phẩm du lịch đó không thể áp dụng cho tất cả các đối tượng khách Đối với khách bình dân, thu nhập thấp có thể giá rẻ và tất nhiên họ phải chấp nhận ở phòng khách sạn 1 – 2 sao Còn đối với khách có thu nhập thì cũng

là tour như thế nhưng giá có thể cao hơn và kèo theo các dịch vụ đi kèm cũng phải tiện nghi hơn

Thứ ba, sản phẩm du lịch cũng phải tuân theo các yếu tố của quy luật thị trường Quy

luật thị trường đòi hỏi “bán cái khách cần chứ không phải bán cái mình có” Vì vậy các doanh nghiệp du lịch với sự tác động của các yếu tố thị trường cũng luôn phải tìm cách nghiên cứu thịtrường khách và có chính sách thay đổi sản phẩm phù hợp với xu thế chung Có như vậy mới thu hút và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác

Thứ tư, cũng như các sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm du lịch cũng chịu ảnh

hưởng bởi tính vòng đời sản phẩm với chu trình xây dựng – thử nghiệm – phát triển – suy

thoái Để tránh tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp du lịch phải tiến hành đổi mới dựa trên

nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Có như vậy mới duy trì nguồn khách và cạnh tranh với cácđối thủ của mình

Trang 4

Thứ năm, mục tiêu của các doanh nghiệp du lịch là “khách hàng mới thành khách

hàng quen, khách hàng quen kéo theo khách hàng mới” Đó là một trong những mục tiêu của

quan hệ khách hàng mà các doanh nghiệp đều hướng tới mà không riêng gì ngành du lịch Cónhiều cách thức để duy trì và tìm kiếm khách hàng mới như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,hậu mãi v.v nhưng một trong những nhân tố góp phần quan trọng là đổi mới chất lượng sảnphẩm du lịch theo hướng có lợi Nhưng tất cả sẽ trở nên vô giá trị nếu các sản phẩm, dịch vụ

du lịch kém chất lượng, đi ngược lại với nhu cầu và sự mong đợi từ khách hàng Có thể quảngcáo rất hiệu quả, khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ với giá thấp chỉ có thể lôi kéo một sốlượng lới du khách đến với doanh nghiệp lần đầu, còn yếu tố quyết định sự “chung thủy” củacủa du khách chính là đảm bảo và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Công ty Lữ hành Vũng Tàu tour luôn là doanh nghiệp dẫn đầu của Vũng Tàu trong khaithác và phục vụ khách đi tham quan Sở dĩ doanh nghiệp này luôn chiếm lĩnh được cảm tình của thị trường khách Vũng Tàu đến thừ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể tới đó

là sự thay đổi sản phẩm du lịch với yêu cầu của thị trường Cũng là quảng bá, chào bán tour đi

Đà Lại nhưng cách thức tiếp cận khách hàng mỗi thời điểm mỗi khác chứ không hề cố định theo “khôn mẫu” đã định sẵn Nếu như trước đây, khách hàng tới Công ty kí hợp đồng đi du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng thì nay công ty có kế hoạch đưa thêm các dịch vụ mới (dich vụ bổ sung) được cập nhật để giới thiệu khách hàng Điều này giup khách có nhiều sự lựa chọn khi tới Đà Lạt tránh trường hợp nhàm chán Và tất nhiên nguồn thu của công ty được nâng lên một cách rõ rệt

Hiểu và nhận thức được sự thay đổi của sản phẩm du lịch là cách để các doanh nghiệp

du lịch có chính sách sản phẩm phù hợp Điều đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng khẳng định

vị thế của mình trên thị trường

Với thế giới chị là con người bình thường Nhưng với em, chị là cả thế giới.

Hòa

Trang 5

3 Anh/chị hãy cho biết hoạt động du lịch có tác động như thế nào đấn các vấn đề xã hội và môi trường tự nhiên? Cho ví dụ minh họa?

Trả lời:

Du lịch phát triển mang theo hiệu ứng dây chuyền và làm biến đổi nhiều mặt trong đờisống thường ngày của chúng ta, trong đó có các vấn đề xã hội và môi trường Môi trường tựnhiên và các vấn đề xã hội chính là những thông số đầu vào cho phát triển du lịch Nghỉ ngơi

du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiênnhiên xung quanh, bởi vì môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt độngkhác của con người Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào nhữngvùng đất nhất định lại đòi hỏi tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch Đếnlượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo sửdụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí Du lịch – bảo vệ môi trường là những hoạt động gầngũi và liên quan với nhau

Tác động của hoạt động du lịch tới các vấn đề xã hội và môi trường theo hai chiều: tácđộng đi và các động ngược lại; theo hai hướng: tích cực và tiêu cực Lĩnh vực xã hội là vấn đềrộng, vì vậy hoạt động du lịch tác động tích cực lên các vấn đề xã hội trên nhiều lĩnh vực

Thông qua hoạt động du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, nâng cấp di tích với

các biểu hiện cụ thể là: nâng cao lòng tự hào dân tộc, nâng cao tính tự trọng, tự tôn dân tộc;thúc đẩy việc gữ gìn, nâng cao bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam nói chung và từng dântộc anh em; bảo tồn,nâng cao giá trị khôi phục các di sản kiến trúc, di sản vật thể và phi vật thể

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn góp phần thúc đẩy qúa trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên các mặt: Thúc dẩy việc trao đổi văn hoá giữa các quốc gia có hiệp định

hợp tác du lịch với nhau vừa trao đổi văn hoá, vừa phát triển kinh tế, tạo điề kiện trao đổi vănhóa giữa khách du lịch và các nền văn hoá địa phương thông qua các chương trình du lịch vănhóa, lễ hội, du lịch khoa học, du lịch sinh thái…; tăng sự hiểu biết và hợp tác trong các lĩnhvực kinh tế, xã hội, chính trị, nhân văn

Mặt khác, hoạt động du lịch còn góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và cho địa phương, cụ thể: Là nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước; tạo công ăn việc làm; góp

phần xoá đói, giảm nghèo; góp phần phát triển và rộng các ngành kinh tế khác

Tuy có nhiều đóng góp to lớn đối với xã hội, hoạt động du lịch phát triển còn để lại một

số hậu quả cần phải khắc phục, đó là:

Du lịch có thể mang lại những tác động xấu lên văn hóa: Có thể làm suy giảm, lãng

quên nhiều nét văn hoá địa phương; các khác biệt về văn hóa có thể gây ra những hiểu lầm,xung đột giữa khách du lịch và người dân địa phương

Hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến nhiều tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, cờ

bạc; khách có thể mang hàng cấm, hàng lậu thuế…

Khách du lịch có thể mang theo dịch bệnh, là nguyên nhân gây quá tải dân số cục bộ,

gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế địa phương và gây nên biến động kinh tế

Trang 6

Hoạt động du lịch tác động lên môi trường tự nhiên ở các mặt sau:

Tác động đến môi trường nước, góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài

khu vực, giảm sức ép ô nhiễm nguồn nước Du lịch phát triển kéo theo các dự án về cấp thoátnước trong từng khu du lịch như xây nhà may nước sạch, đặt hệ thống chảy riêng nước thải rất

có ý nghĩa làm sạch môi trường nước giúp dân địa phương có nước sạch để sinh hoạt Đặc biệttrong mỗi khu du lịch đều tổ chức hệ thống ao hồ có sự liên hệ với nhau nên có tác dụng đếnviệc khắc phục nạn úng thuỷ trong khu vực Tuy vậy, trong quá trình phát triển du lịch xấucúng co một số tác động xấu tới môi trường nước như làm ô nhiễm nước mặt từ quá trình xâydựng các khu du lịch; ảnh hưởng tới diện tích lưu vực của nguồn nước, ô nhiễm từ các chất thảisinh hoạt của nhân viên và khách du lịch; ảnh hưởng tới lượng nước ngầm; ô nhiễm nước biển

từ các hoạt động du lịch biển

Tác động tới môi trường không khí, góp phần ổn định điều kiện vi khí hậu trong vùng,

đáp ứng ngày càng nâng cao của du khách nên trong các khuông viên các khu, điểm du lịch đã

bố trí các vườn hoa, công viên, rừng cảnh quan, hồ nước có tác dụng tích cực vào việc điềuhoà không khí, góp phần cải thiện khí hậu, và làm giảm bớt ô nhiễm không khí tại khu vực.Tuy vậy, việc phát triển du lịch cũng gây nên một sô tác động xấu cho môi trường không khínhư việc ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông; gia tăng tiêng ồn, ô nhiễm khôngkhí từ khách du lịch; ô nhiễm không khí từ chất thải sinh hoạt của hoạt động du lịch

Tác động tới môi trường đất, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua việc xây

dựng khách sạn, các khu vui choi giải trí Như vậy những diện tích đất được bỏ hoang nângcao giá trị của mình và quan trọng la môi trường đất được cải tạo Tuy nhiên hoạt động du lịchảnh hưởng tới môi trường đất thể hiện ở các mặt sau: ảnh hưởng tới cơ cấu sử dụng đất; thayđổi câu trúc địa chất của khu vực; ô nhiễm đất từ các hoạt động du lịch

Tác động tới môi trường sinh vật, thông qua việc quy hoạch các khu bảo tồn, vườn

quốc gia góp phần hạn chế việc khai thác động thực vật qu hiếm bưa bãi Bên cạnh đó trongkhuông viên các khu du lịch có bố trí các vườn cây, khu nuôi chim thú làm tăng tính đa dạngsinh học của vùng Tuy nhiên, do vấn đề nhu cầu thực phẩm cung cấp cho hoạt động du lịchngày càng tăng dẫn đến việc khai thác qua mức động vật quí hiếm gây tổ hại đến đa dạng sinhhọc Các yếu tố ô nhiễm từ du lịch như rác thải, nước thải, khí gây mùi đều có thể ảnh hưởngtới hệ sinh vật và gây hiện tượng thiếu oxy

Phát triển du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực xã hội và môi trường,hay nói đúng hơn là giữa chúng luông có mối quan hệ hai chiều Phát hiện được quy luật về sựtác động giữa chúng là cách giúp chúng ta phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực gây nêntrong quá trình phát triển Đó cũng chính là cách giúp cho không chỉ du lịch mà kinh tế, xã hội,môi trường luôn có tính bền vững

Trang 7

4 Hoạt động du lịch có tác động sâu sắc đên sự phát triển kinh tế Hãy làm rõ vấn đề này và liên hệ thực tế?

Trả lời:

Từ những năm 50 của thập kỷ này khi nhân dân trong nhiều nước trên thế giới đượcđảm bảo nhu cầu thứ nhất (ăn mặc) thì du lịch dã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được,bởi vì ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu về giao lưu tình cảm và lý trí thì Du lịch còn là mộthình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái sản xuất lao động của nhân dân Do vậy du lịch trởthành một ngành kinh tế quan trọng của rất nhiều nước trên thế giới Tùy theo điều kiện cụ thểcủa từng địa phương và của đất nước, mà ngành du lịch tiến hành kinh doanh du lịch nội địahoặc du lịch quốc tế

Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ cho địa phương và đất nước Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định : "Du lịch là một ngành xuất khẩu vô

hình" Với những tiềm năng du lịch (địa hình, khí hậu, danh lam thắng cảnh ) và khả năng đón

tiếp khách, ngành du lịch tổ chức các loại hình sản phẩm “khác nhau để khai thác triệt để tiềm

năng và khả năng đó nhằm đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Hoặc "Du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống và mua hàng hóa, các sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ ".

Xu hướng tiêu dùng hiện nay của du khách trong chuyến đi là chi cho mua sắm Một trong sảnphẩm mà khách thường chi tiêu cho chuyến đi của mình là hàng thủ công mỹ nghệ của điểmđến làm kỷ niệm và làm quả cho người thân Đó được xem là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”nên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như đó goi, lưu kho, bảo hiểm, thuê xuất khẩu Khikhách nước ngoài tới Việt Nam du lịch, ho có thể mua sắm nhiều hàng lưu niệm khác nhau nhưtranh Đông Hồ, vàng, bạc được chạm trổ công phu, thưởng thức các mon ăn độc đáo của dântộc như phở, bánh Bía … Từ những hoạt động mua hàng của du khách, địa phương sẽ thuđược ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao Có ngoại tệ mạnh, nền kinh tế của quốc gia mới có cơhội phát triển bền vững, tránh lạm phát và phụ thuộc

Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của rất nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ảnh hưởng và chịu

tác động của nhiều ngành kinh tế khac nhau, dặc biệt là ngành nông nghiệp và thủ công mỹnghệ, hàng tiêu dùng Hàng năm thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm đadạng về chất lượng và chủng loại cho các cơ sở kinh doanh ngành nông nghiệp, công nghiệp,hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ được ngành du lịch mở rộng thị trường tiêu thụ ngay tạiđất nước, thúc đẩy các ngành trên cải tiến qui trình kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh để tạo ranhiều loại sản phẩm mới Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế đang khủng hoảng, nhiềuhàng hóa cua chúng ta đang trong tình trạng “đêm tối không có đường ra” thì thông qua kênh

du lịch, hang hóa được tiêu thụ một cách rộng rãi Như vậy du lịch đóng vai trò như là mộtcông cụ “kích cầu hiệu quả”

Trang 8

Ngành du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của các ngành xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện ngân hàng thông qua các cơ sở du lịch tiêu thụ một số lượng sản phẩm của các ngành này Ngành du lịch góp phần vào việc thu hút một khối lượng lớn lực lượng lao

động của xã hội vào quá trình phục vụ khách, vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa ngành du lịch và vào quá trình sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng nhằmthỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách

Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới thông qua việc mở rộng các phương tiện giao

thông vận chuyển khách du lịch, việc trao đổi hàng hóa bằng ngoại tệ thu nhập được từ du lịchđồng thời làm tăng thêm sự hiểm biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước khác nhau trên thếgiới

Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của một vùng địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm đó Việc phát triển các

ngành nghề để cung cấp sản phẩm phục vụ du lịch và việc giao lưu giữa nhân dân địa phương

và khách du lịch từ các nơi trên thế giới Đây là tác động tích cực của du lịch mang lại chocộng đồng du lịch Ở Việt Nam, các điểm du lịch với ưu thế là tài nguyên thiên nhiên và phongtục tập quán thường tập trung tại các vùng sâu, vung xa, dân cư còn nghèo nàn Dự án pháttriển du lịch đến có thể mang tới sự đổi đời cho người dân Quan trọng hết là họ có thể có viêclàm, sản xuất hàng hoa bán cho các khu du lịch, điểm du lịch Và như vậy, thời gian nhàn rỗi

do đời sống nông nghiệp được phát huy hết tác dụng của mình

Phát triển du lịch nội địa không những sử dụng triệt để công suất của cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho nhân dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân mà nó còn là một trong những hình

thức tái sản xuất sức lao động của con người, là một phương pháp quan trọng giáo dục chính trị

tư tưởng, truyền thống đấu tranh của dân tộc, lòng yêu nước và niềm tin vào xã hội mới chủnghĩa xã hội

Có nguồn lực phát triển du lịch đã khó nhưng khai thác và đem lại được hiệu quả kinh

tế từ hoat động kinh doanh du lịch còn khó hơn Chiến lược hợp lí, chính sách hài hóa cần đốicùng tài năng và tâm huyết của người lãnh đạo sẽ giúp du lịch phát huy hết vai trò của mìnhđối với phát triển kinh tế

Trang 9

5 Các vùng giáp bờ biển đều có lợi thế phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên biển Hãy chứng minh nhận định trên và liên hệ thực tế với địa phương?

Trả lời:

Biển thuộc tài nguyên du lịch thiên nhiên được xem là một trong những điều kiện vanguồn lực quan trọng để phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch Không phải ngẫunhiên mà việc khởi nguyên của du lịch cách đây mấy ngàn năm con người đềm tìm tới biển

“Thế giới ¾ nước mắt” là một tài nguyên vô cùng quí giá đối với các quốc gia, khu vực, địaphương để phát triển ngành du lịch biển

Ngày nay do nhiều nước phát triển ngành công nghiệp kéo theo sức khoẻ của người laođộng bị giảm Để hồi phục, con người lại tìm đến biển để nghỉ dưỡng và thư giãn, hồi phục trílực để phục vụ cho kinh tế Hàng năm những bãi biển đẹp ở Thái Lan, Địa Trung Hải luônđược ví như “thiên đường” bởi sự xuất hiện của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới Tàinguyên biển đã tạo điều kiện cho Thái Lan hàng năm đón hơn 10 triệu khách, cũng tài nguyênbiển mà nhiều vùng dọc phía đông của đất nước hình S được khởi sắc Trước khi tìm hiểu vềlợi ích mà biển mang lai cho du lịch, chúng ta nói sơ qua về tài nguyên biển

Tài nguyên biển là khái niệm mang tính tổng quát bởi bản thân tài nguyên đó cho phépcon người khai phá nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế Nhưng có lẽ quan trọng nhật mà tàinguyên biển mang lại chính là “vàng đen” và tất nhiên xếp sau nó là du lịch Vậy thông qua tàinguyên biển, con người có thể khai thác những thế mạnh nào cho phát triển du lịch?

Thứ nhất, các vùng dọc bờ biển là điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng,

chữa bệnh, đặc biệt là giảm stress do cuộc sống công nghiệp gây nên Hiện nay du lịch biển làmột trong những loại hình thu hút sự tham gia của nhiều du khách nhất Các bải biển chan hòaánh nắng luôn là điểm đến lí tưởng của du khách Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãibiển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác Trong

đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - CátBà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải -Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né

Thứ hai, thông qua vị trí giáp biển nhiều địa phương trở thành điểm đến lí tưởng của

khách lịch bằng tàu biển với số lượng lớn Vũng Tàu, vịnh Cam Ranh, Vịnh Hạ Long hàngnăm đón hàng ngàn khách du lịch quốc tế tới quá cảnh và tham quan Và điều kiện đó khiến dulịch của địa phương có cơ hội quảng ba và phát triển mạnh, kéo theo giải quyết hàng loạt vấn

đề cho các ngành kinh tế khác, trong đó có việc giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương

Thứ ba, các địa phương giáp biển còn có cơ hội phát triển loại hình mới xuất hiện

nhưng thu hút và chiếm được cảm tình từ du khách đó là du lịch thể thao Đến với biển, conngười có thể tham gia các trò chơi như lướt sóng, tàu lượn, trượt cát, lặn biển khám phá đại

Trang 10

dương … Các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam như Mũi Né (Phan Thiết), Vũng Tàu, NhaTrang luôn được du khách lựa chọn để tham gia vào loại hình du lịch thể thao khi tới ViệtNam.

Thứ tư, biển là tài nguyên vô hạn đối với cuộc sống của con người Biển cung cấp

nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác Thông qua biển với nguồn hải sản phongphú là chất xúc tác để khách du lịch tới để thưởng thức ẩm thực với các món ăn hải sản, nướcmắm và những đồ lưu niệm được làm từ ốc, san hô …

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Vũng Tàu một nguồn tài nguyên biển giàu tiềm năng vớinhiều bãi biển đẹp Vì thế, du lịch biển Vũng Tàu luôn đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Nam Bộ Những năm gần đây,biển Vũng Tàu được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn là điểm đến tham quan,nghỉ dưỡng Trong tổng số lượng khách du lịch đến Vũng Tàu thì du khách đến các bãi biểnchiếm phần đáng kể Đó là lý do khiến du lịch biển chiếm 70% doanh thu toàn Ngành Nhiều

dự án, công trình phục vụ du lịch dọc các bờ biển không ngừng được nâng cấp và xây mới Dulịch biển đã giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho nhiều lao động tại các địa phương

Từ những thực tế kể trên, chúng ta thấy rằng nhận định Các vùng giáp bờ biển đều có

lợi thế phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên biển là hoàn toàn xác thực Điều đó đòi hỏi

các địa phương gắn liền với tài nguyên biển cần có chính sách và chiến lược hợp lí để thu hútnguồn khách, phục vụ phát triển kinh tế cho địa phương của mình

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w