Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về địa danh, địa giới hành chính các địa phương, trong đó có Hà Nội như Bắc kì các tỉnh đạo phủ huyện tổng xã thôn phường ấp trại sở, Bắc Kì cươ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************
NGUYỄN HỮU SƠN
SỰ BIẾN ĐỐI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI THỜI KÌ CẬN HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************************
NGUYỄN HỮU SƠN
SỰ BIẾN ĐỐI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI THỜI KÌ CẬN HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Xanh
Hà Nội - 2009
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 4
Chương 1 Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến (đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIX) 1.1 Vài nét về sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long
thời Đại Việt (đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII) 10
1.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 - 1858 13
1.3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1858 - 1888 16
Chương 2 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội dưới thời thuộc Pháp (1888 - 1945)
2.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1888 - 1915 21
2.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1915 - 1942 27
2.3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1942 - 1945 28
Chương 3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời hiện đại (1945 đến nay) 3.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 - 1960 32
3.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1961 - 1978 44
3.3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1978 - 1991 48
3.4 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1991- 2007 55
3.5 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến nay 60
Kết luận
1 Sự biến đổi địa giới diễn ra liên tục 67
2 Sự biến đổi hành chính diễn ra phức tạp 71
3 Thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch địa giới hành chính 75
Tài liệu tham khảo 78
Phụ lục 84
Trang 4Bản đồ 10 Quy hoạch Hà Nội năm 1918
Bản đồ 11 Hà Nội khoảng năm 1920
Bản đồ 22 Tỉnh Gia Lâm năm 1954
Bản đồ 23 Thị xã Ngọc Thuỵ và 4 xã lân cận của tỉnh Gia Lâm năm 1955 Bản đồ 24 Hà Nội năm 1955
Bản đồ 25 Hà Nội năm 1956
Bản đồ 26 Khu Hai Bà Trưng năm 1960
Bản đồ 27 Khu Hoàn Kiếm năm 1960
Bản đồ 28 Khu Đống Đa năm 1960
Bản đồ 29 Thành phố Hà Nội năm 1962
Trang 5Bản đồ 35 Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008
Bản đồ 36 Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008
Bản đồ 37 Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008
LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 1 Đông Kinh năm 1490
Lược đồ 2 Hà Nội đầu thế kỉ XIX
Lược đồ 3 Tỉnh Hà Nội năm 1831
Lược đồ 4 Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nghị quyết 15 - NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh thủ đô
số 29/2000/PL của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã khẳng định “thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, thủ đô đa chức năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội” Hà Nội cũng là một trong ít thủ đô lâu đời nhất thế giới với độ tuổi
1000 năm Dó đó, tìm hiểu về thủ đô Hà Nội nói chung và sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại (từ năm 1858 đến nay) nói riêng có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cấp bách
Hiện nay, nước ta còn thiếu chuyên gia địa lí học lịch sử, thiếu sách tra cứu từ điển địa danh, từ điển các đơn vị hành chính, sách chuyên khảo về duyên cách hành chính nên trong nghiên cứu nói chung và tìm hiểu về địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại nói riêng gặp nhiều khó khăn
Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá của Hà Nội Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại có ít nhiều được đề cập tới nhưng vẫn thiếu những công trình chuyên khảo, gây thắc mắc của nhiều người muốn tìm hiểu sâu về lĩnh vực này
Tác giả luận văn kế thừa có chọn lọc những công trình trước, trên cơ sở những tư
liệu tập hợp được, qua cái nhìn mới, đã dựng lại một cách hệ thống hơn, đầy đủ hơn
và sâu sắc hơn lịch sử biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại
Từ diễn biến sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại, luận văn rút ra những nhận xét bước đầu về cơ sở, đặc điểm của sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại và đây cũng là đóng góp lớn nhất của luận văn Ngoài ra, trong khuôn khổ đề tài, luận văn đã tập hợp được nhiều công trình có liên quan, sưu tầm được nhiều tài liệu, lược đồ, bản đồ, bản ảnh về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại
Trang 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại đã có học giả nước ngoài quan tâm, điển hình là Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội phối hợp với
Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức Triển lãm Bản đổ
cổ Hà Nội và các vùng phụ cận trong những năm gần đây Còn ở trong nước, ta thấy
có một số công trình nghiên cứu như:
Dương Bá Cung đỗ Cử nhân khoa Tân Tị (1821), viết Hà Nội địa dư là tập sách
về địa lí lịch sử tỉnh Hà Nội đời vua Tự Đức Phiên ty Chánh cửu phẩm Thư lại
Nguyễn Hữu Chính, Tòng cửu phẩm Thư lại Nguyễn Hữu Phụng biên Hà Nội địa bạ
ngày 1 tháng 9 năm Tự Đức thứ 19 (1866) kê khai số đinh, điền, tiền thuế, thóc thuế hàng năm của từng phủ, huyện, tổng, xã thuộc tỉnh Hà Nội thời Tự Đức
Quốc sử quán triều Nguyễn viết Đại Nam nhất thống chí dưới thời Tự Đức 18
đến 29 (1864 - 1875) là bộ sách địa lí - lịch sử đầy đủ và lớn nhất của nước ta thời phong kiến ghi chép về 30 tỉnh thành trong cả nước (có Hà Nội) từ thời cổ đến thời
Tự Đức
Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ viết Đại Việt địa dư toàn biên, hay còn gọi là Phương đình địa dư chí Sách gồm 5 quyền, được hoàn thành vào năm 1882 Quyển 5
khảo về địa dư 13 tỉnh Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội thời Nguyễn
Hà Nội sơn xuyên phong vực là tài liệu Hán Nôm không có trang, không có tên
sách và tên người biên soạn Sách được soạn vào khoảng cuối năm 1887 đến nửa đầu năm 1888 trình bày về địa giới các phủ, huyện; dựng đặt và duyên cách; hình thế; khí hậu; phong tục; thành trì; cổ tích; từ miếu; thổ sản của Hà Nội
Kinh lịch Lê Đình Luyện thừa lệnh biên chép một tài liệu không có tên chính thức năm 1890 kê danh sách phủ, huyện, tổng, xã, thôn của tỉnh Hà Nội Trung tâm
lưu trữ Quốc gia I Hà Nội dịch và đăng trong tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3 tháng 6 năm 2000, trang 22 – 26 với tên là Giới thiệu danh mục làng xã tỉnh Hà Nội cuối thế
kỉ 19
Hoàng Đặng Quỳnh đỗ Hương cống năm 1894, viết Hoàn Long huyện chí cuối
năm 1899, đến năm 1911 được gửi đến trường Viễn Đông Bác cổ
Trang 8Toà sứ Hà Đông có tài liệu Monogrraphie de la province de Hanoi en 1901 (Chuyên khảo tỉnh Hà Nội năm 1901) Nội dung sách gồm 3 phần: Phần 1 nói về địa
chí tỉnh Hà Nội, viết tay bằng tiếng Pháp Phần 2 kê tên thôn, làng và các chợ trong tỉnh năm 1901, viết tay bằng chữ Hán và chữ Việt Phần 3 viết về địa chí tỉnh Hà Nội, đánh máy bằng chữ Pháp
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về địa danh, địa giới hành chính các
địa phương, trong đó có Hà Nội như Bắc kì các tỉnh đạo phủ huyện tổng xã thôn phường ấp trại sở, Bắc Kì cương giới, Bắc Kì địa chí, Các tỉnh chí, Đồng Khánh địa
dư chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam hội điển sử lệ,…
Gần đây, các nhà nghiên cứu lại đẩy mạnh tìm hiểu về Hà Nội như: Bùi Công
Hoài viết Địa lí Hà Nội; Lâm Quang Dốc,…biên soạn Địa lí Hà Nội; Trần Huy Liệu (chủ biên) viết Lịch sử thủ đô Hà Nội; Nguyễn Trọng Đàn viết Thăng Long - Hà Nội; Trần Hùng - Nguyễn Quốc Thông viết Thăng Long - Hà Nội mười thế kỉ đô thị hoá; Nguyễn Hải Kế (chủ biên) viết 1000 câu hỏi - đáp về Thăng Long - Hà Nội; Nguyễn Thế Ninh viết Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua 1000 năm lịch sử; Nguyễn Vinh Phúc (chủ biên) viết Lịch sử Thăng Long - Hà Nội; Giang Quân viết Hà Nội xưa và nay; Vũ Văn Quân (chủ biên) viết Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử; Nguyễn Văn Tân viết Lược sử Hà Nội; Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng (chủ biên) viết Thăng Long - Hà Nội; Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm viết Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Thừa Hỷ viết Thăng Long
- Hà Nội thế kỉ XVII - XIX; Thuỳ Nguyên biên dịch Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu thế kỉ XX; Phan Huy Lê, viết Địa bạ cổ huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận,…
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều đề cập tới nhưng chưa đi sâu và hệ thống về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội trong suốt thời cận - hiện đại
Công trình của Nguyễn Thuý Nga - Nguyễn Văn Nguyên (chủ biên): Địa chí Thăng Long - Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm
2007 tại Hà Nội đã giới thiệu khá nhiều về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ khi có tỉnh Hà Nội (1831) đến đầu thế kỉ XX
Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I biên soạn cuốn Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ, tập 1, Địa giới hành chính Hà Nội từ 1873 - 1954, Nhà xuất
Trang 9bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 2000 tại Hà Nội là công trình đầu tiên giới thiệu
hệ thống danh mục tài liệu lưu trữ về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm
1873 đến năm 1954 Tuy nhiên, công trình này chỉ là công cụ bổ ích để khai thác nguồn tài liệu lưu trữ, từ đó có những tìm tòi, khám phá mới về Hà Nội
Công trình của Vũ Văn Tỉnh, Những thay đổi về địa lí hành chính thời kì Pháp thuộc do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành tại Hà Nội năm 1972 và công trình của Nguyễn Quang Ân: Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 –
2002 do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành tại Hà Nội năm 2003 có đề cập tới sự biến
đổi địa giới hành chính Hà Nội trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa hết toàn bộ thời kì cận - hiện đại và khi đề cập tới Hà Nội cũng chỉ giới thiệu đôi nét khái quát
Rõ ràng, chúng ta đang thiếu một công trình nghiên cứu đầy đủ, hoàn chỉnh và mang tính hệ thống, phân tích đánh giá về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại Chính vì vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này góp phần dựng lại bức tranh tổng thể về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại; đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh Hà Nội thời kì cận hiện đại Cụ thể là sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh Hà Nội từ năm 1858 đến năm
1888 và sự biến đổi địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1888 đến năm
Trang 10Cụ thể là tác giả tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh - thành phố Hà Nội thời cận - hiện đại Các yếu tố khác không được
đề cập vì thời gian, điều kiện và khả năng có hạn
4 Nguồn tài liệu nghiên cứu
Có những tài liệu Hán Nôm và tài liệu chữ Pháp đã được dịch, có nhiều tài liệu chữ Quốc ngữ Theo giáo sư Phan Huy Lê, chỉ tính riêng kho địa bạ trước đây do Bộ
hộ triều đình Huế quản lí, đã có 10.044 tập với 16.884 địa bạ các làng xã, trong đó dĩ nhiên có không ít tư liệu liên quan đến Hà Nội thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX [7; tr i - ii]
Tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân liên quan đến Hà Nội nằm ở rất nhiều phông nhưng tập trung nhiều trong phông phủ Toàn quyền Đông Dương, phủ Thống
sứ Bắc Kì, Toà Đốc lí Hà Nội, Sở Địa chính Hà Nội, Toà sứ Hà Đông Các phông này hầu hết là tài liệu tiếng Pháp, có nhiều bản đồ, bản vẽ về địa giới các khu vực hành chính nội, ngoại thành Hà Nội được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Tài liệu tiếng Pháp có các sắc lệnh, nghị định, nghị quyết do chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành có liên quan đến địa giới hành chính Hà Nội, được tập hợp từ
một số ấn phẩm định kì như Công báo Đông Dương, Niên giám Đông Dương, Người hướng dẫn Bảo hộ Trung - Bắc Kì và Công báo hành chính Bắc Kì
Tài liệu mà tác giả sử dụng chủ yếu là những tài liệu chữ Quốc ngữ về các văn bản hành chính; các bản đồ cổ, lược đồ, bản ảnh đã được số hoá; các trang web có liên quan đến nội dung đề tài cũng được khai thác, đối chiếu, so sánh, phân tích
Danh mục cụ thể có ở phần Tài liệu tham khảo cuối luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, so sánh, đối chiếu Một số phương pháp của khoa học địa lí cũng được sử dụng như nghiên cứu bản đồ, lược đồ, tọa độ địa lí, biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ, trắc địa…Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lôgic lịch sử
6 Cấu trúc của luận văn
Trang 11Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Trong phần mở đầu, tác giả trình bày mục đích và ý nghĩa của đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
Phần nội dung có 3 chương Chương 1 trình bày về sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội thời phong kiến từ năm 1010 đến năm 1888 Chương 2 nói về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội dưới thời thuộc Pháp (1888 - 1945) Chương 3 giới thiệu về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời hiện đại (1945 đến nay)
Phần kết luận, tác giả có một số nhận xét rút ra trong quá trình tìm hiểu về sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại
Phần tài liệu tham khảo là hệ thống danh mục các tài liệu được tác giả sử dụng để hoàn thành luận văn Những tài liệu này được viết bằng chữ Quốc ngữ và được xếp thứ tự ABC theo tên tác giả Những tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo chữ đầu cơ quan đó Tất cả các tài liệu tham khảo đều được đánh số để tiện trích dẫn Ví dụ [24; tr 59], tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59 Phần phụ lục, tác giả giới thiệu một số bản đồ, lược đồ, bản ảnh, bảng niên biểu những sự kiện quan trọng trong quá trình biến đổi địa giới hành chính Hà Nội,… Đây là vấn đề mới, rộng và khó, nguồn sử liệu phong phú nhưng còn hạn chế, thời gian eo hẹp, khả năng có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu để có thể bổ sung, hoàn thiện luận văn của mình
Trang 12Chương 1
SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THĂNG LONG - HÀ NỘI THỜI PHONG KIẾN
(Đầu thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX)
1.1 Vài nét về sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long thời Đại Việt (đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII)
1.1.1 Thời kì tiền Thăng Long
Khoảng 4 triệu năm trước, vùng đất Hà Nội đã được hình thành Con người đã xuất hiện ở khu vực này cách đây 2 vạn năm Sau đó biển lấn, khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công nguyên, con người mới quay lại đây sinh sống
Theo sách Tây hồ kí, “làng Hà Nội gốc nằm hai bên bờ sông Tô, nơi tiếp giáp với
sông Hồng Làng có một cầu tre bắc qua sông Tô, nối hai nửa làng, gọi là cầu Giát (nay ở phố Cửa Bắc) Tre ngà mọc thành rừng ở quãng Yên Ninh - Yên Quang sau này Bên ngoài, cây cối um tùm tỏa lan tới mép nước sông Hồng Xế bên kia cầu, có một gò đất cao là núi Nùng, là nấm mồ của thủ lĩnh hay mộ chung của cả làng Cấu trúc của làng bao gồm một số xóm Bên rừng tre ngà là xóm Rừng (Tân Lâm Ấp), phía tây xóm Rừng là xóm Già La (nay là Quán La), phía đông là xóm Rừng Ngà (động Nha Lâm), phía nam là xóm Bãi (động Bình Sa, khoảng đất bãi ngoài đê sông Hồng) Cũng ở phía đông cạnh cầu Tre Ngà gần cửa sông Tô có xóm trại Cá Tươi (trại Tiên Ngư)” [48; tr.30] Đây là vị trí thuận lợi, dân đông, vật thịnh, địa giới của làng không ngừng được mở rộng
Theo sách Giao Châu kí, thủ lĩnh của làng Hà Nội gốc là Tô Lịch Thời Tấn (265 -
420), chính quyền đô hộ phương Bắc có lệ đề cử người hiếu hạnh làm huyện lệnh, Tô Lịch được đề cử làm huyện lệnh ở Long Đỗ Năm mất mùa, ông cho cả làng vay thóc Vì thế mà tên của ông được đặt làm tên làng Hà Nội gốc - làng Tô Lịch [48; tr 30]
Đến thế kỉ thứ V, làng Tô Lịch trở thành huyện Tống Bình, rồi được nâng thành quận gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở nam sông Hồng (Từ Liêm và Hoài Đức ngày nay) và Xương Quốc ở bắc sông Hống vươn tới tận Cổ Loa, Đông Anh ngày
Trang 13nay Năm 542 - 544, Lí Bí khởi nghĩa thắng lợi, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, quận Tống Bình Nơi đây nằm giữa đồng bằng sông Hồng, trung tâm đất nước, dân đông, vật thịnh, giao thông thủy bộ dễ dàng nên thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đất nước Sự kiện này mở đường cho truyền thống định đô ở Thăng Long về sau
Trước sự phát triển kinh tế xã hội của Tống Bình, năm 603, sau khi đàn áp xong cuộc kháng chiến của Lí Phật Tử, nhà Tùy đã chuyển trung tâm cai trị nước ta từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình Từ đây đến đầu thế kỉ X, Tống Bình thường là thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc Đến đầu thế kỉ X, Tống Bình chiếm 11 trong số 55 hương của Giao Châu với 15 vạn dân Nhiều thành luỹ đồng tâm được xây dựng, bắt đầu bằng Tử Thành (thành con) của viên tổng quản Khâu Hòa xây năm
621 bên bờ sông Tô Lịch với chu vi 900 bộ (khoảng 1.674 mét) và kết thúc bằng Đại
La Thành của viên Tiết độ sứ Cao Biền đắp năm 865 - 866 với chu vi 3.000 bộ (khoảng 5.580 mét) [56; tr 53] Đại La Thành là khu vực từ Cửa Đông đến gần Bách Thảo, từ Cửa Nam đến đường Quán Thánh ngày nay [48; tr 68] Tuy chỉ là phủ thành
hành chính, chưa có dân ở nhưng thành Đại La đã xác lập địa giới hành chính Hà Nội thời kì tiền Thăng Long
1.1.2 Thời kì Thăng Long
Năm 905, họ Khúc dựng nền tự chủ, đóng đô ở Đại La - Thủ phủ của Tiết độ sứ nhà Đường Năm 938, Ngô Quyền khôi phục độc lập hoàn toàn cho dân tộc và lập ra nhà Ngô, đóng đô tại Cổ Loa Tiếp đó, nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) Cổ Loa và Hoa Lư phù hợp với thủ hiểm trong thời chiến nhưng không thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong thời bình
Mùa thu năm 1010, vua Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên Đại La
là Thăng Long Chiếu dời đô khẳng định nơi đây “ở giữa trời đất, có thế rồng cuộn,
hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” [27; tr 259]
Trang 14Nhà Lí xây dựng thành Thăng Long có 2 vòng thành: Vòng thành trong để nhà nước trung ương làm việc, nay thuộc quận Ba Đình La Thành là nơi dân ở có tên gọi
là Phủ Ứng Thiên gồm 61 phường [48; tr 127] Dấu tích địa giới La Thành thời Lí:
“phía đông là đoạn đê sông Hồng lên Hồ Tây, tiếp là đoạn đường Hoàng Hoa Thám rồi chạy theo bờ tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến Ô Cầu Giấy lại tiếp qua Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên rồi thẳng đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân cho đến Ô Đông Mác lại gặp đê sông Hồng” [44; tr 121]
Năm 1230, nhà Trần tu sửa thành Đại La, có mở rộng thêm ít nhiều, gồm ba vòng
là Cấm Thành, Hoàng Thành và La Thành Dân cư ở ngoài Hoàng Thành đến hết La Thành Tại khu dân ở, nhà Trần đổi giai ra phường và đổi tên một số phường như Hồng Tâm thành Yên Thái, Yên Hoa thành Yên Phụ; đồng thời chia thành 61 phường, có lẽ là 61 đơn vị hành chính của nhà nước [44; tr 213]
Từ năm 1397, Hồ Quý Li dời đô vào Tây Đô (Thanh Hoá), Thăng Long đổi tên thành Đông Đô Năm 1406 - 1427, nhà Minh thống trị Đại Việt, Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan và là sào huyệt trung tâm của giặc Minh Năm 1427, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, định đô ở Đông Đô Năm 1430, nhà Lê đổi Đông Đô làm Đông Kinh Năm 1466, vùng kinh sư đặt thành phủ Trung Đô gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương Năm 1469, phủ Trung Đô đổi tên thành phủ Phụng Thiên gồm Thăng Long thành, huyện Quảng Đức và huyện Vĩnh Xương Vòng thành ngoài cùng của Đông Kinh được gọi là Cung Thành hay Phượng Thành Do kinh tế xã hội phát triển, Phượng Thành được mở rộng đắp thêm ra ngoài trường đấu võ, dài rộng 8 dặm (1490) Khu dân cư của hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương chia làm 36 phường, mỗi huyện 18 phường Quy hoạch 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ đó (1430)
Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, Đông Kinh là kinh đô và trở lại tên Thăng Long Đề phòng những cuộc tiến công của quân Trịnh, năm 1588, nhà Mạc đắp thêm
ba lần lũy ngoài thành Đại La Trên bản đồ Hà Nội ngày nay, “lũy thành này bắt đầu
từ Nhật Tân, chạy theo phía tây Hồ Tây, qua Bưởi, Ô Cầu Giấy, theo đường Giảng
Võ - La Thành qua Ô Chợ Dừa, Kim Liên, rồi theo đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân qua Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác, ra tới đê sông Hồng Lũy thành này rộng hơn
Trang 15thành Đại La và đưa toàn bộ khu Hồ Tây vào trong phạm vi thành Thăng Long thời Mạc” [56; tr 122]
Năm 1592, quân Trịnh đánh bại quân Mạc, phá hủy hoàn toàn hệ thống thành lũy phòng vệ của nhà Mạc ở Thăng Long Trong thế kỉ XVII - XVIII, thành Thăng Long, huyện Thọ Xương, huyện Quảng Đức vẫn thuộc phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn đứng đầu Thời Tây Sơn, Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long là thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ ngày nay)
Như vậy, sau năm 1010, Thăng Long là kinh đô của Đại Việt (trừ thời Hồ, Tây Sơn) Nó nhiều lần đổi tên nhưng vẫn thuộc phủ Ứng Thiên (thời Lí, Trần), phủ Trung Đô rồi phủ Phụng Thiên (thời Lê, Mạc) Kinh thành Thăng Long cùng với huyện Thọ Xương và huyện Quảng Đức tạo thành phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn
đứng đầu Kinh thành được coi như nội thành, hai huyện được coi như ngoại thành Ngoại thành Thăng Long được chia ra 61 phường, rồi lại 36 phường Địa giới hành chính Thăng Long được mở rộng dần do nhu cầu xây dựng kinh đô của quốc gia
phong kiến độc lập đang trên đà phát triển, do yêu cầu chiến tranh Nam - Bắc triều và
do sự phát triển kinh tế hàng hóa thế kỉ XVI - XVIII
1.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 - 1858
1.2.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Thăng Long từ năm 1802 - 1830
Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập và đóng đô ở Phú Xuân (Huế), Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành gồm 11 trấn Năm 1803, Gia Long cho phá bỏ Hoàng thành Thăng Long và xây lại một tòa thành mới theo kiểu Vôbăng trên nền cũ nhưng quy mô nhỏ hơn Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía bắc, phố Lý Nam Đế ở phía đông, phố Trần Phú ở phía nam, đường Hùng Vương ở phía tây Nhiệm sở Tổng trấn Bắc thành ở phía đông trong thành (nay là phố Lí Nam Đế và phố Cửa Đông) [73; cập nhật ngày 18 - 10 - 2009]
Năm 1805, vua Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, huyện Quảng Đức đổi thành huyện Vĩnh Thuận Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), huyện Từ Liêm quản lãnh 13 tổng, 80 xã, thôn, trang, trại, sở từ phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây được sáp nhập vào phủ Hoài Đức [23; tr 158]
Trang 16Địa giới phủ Hoài Đức năm 1830, phía đông giáp sông Nhĩ Hà (đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội uốn cong hình vành tai), bờ đối diện là các xã Bắc Cầu, Gia Thuỵ,
Ái Mộ, Phú Du, Thạch Cầu thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc Phía tây giáp sông Hát Giang (sông Đáy), bờ đối diện là các xã Cù Sơn, Quảng Động, Cộng Xá, Sơn Lộ, Bất Lạm, Tĩnh Lam, Cử Nghĩa thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây cùng các xã Hương Lang, Địch Vị, Cổ Ngoã, Đại Phùng, Tu Hoàng, Lai Xá, Di Ái, Lại Yên, Hương Bảng thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Phía nam giáp các xã Tương Mai, Hoàng Mai, Phương liệt, Khương Đình, Nhân Mục thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, cùng các xã Triều Khúc, Bùi Xá, Văn Quán, Cầu Ngải, Xa La, Quan Lãm, Thanh Lãm, Tuân Lộ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, trấn Sơn Nam Phía bắc giáp sông Nhĩ Hà, bờ đối diện là các xã Ngọc Giang, Xuân Canh, Phương Thâm, Đạm Trạch thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, cùng các xã Tàm Xá, Hải Bối, Hối Độ, Mai Châu, Trang Việt, Đông Cao, Văn Quán, Khê Ngoại, Hoàng Xá, Phương Quan, Kim
Đà thuộc huyện Yên Lãng, phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây [23; tr 148 - 149] Phủ Hoài Đức có 3 huyện, 26 tổng, 329 thôn, phường Huyện Thọ Xương có 8 tổng 193 phường, thôn Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng 56 phường, thôn [64; tr 387] Huyện Từ Liêm có 13 tổng, 80 thôn So với năm 1981, địa giới huyện Thọ Xương tương đương quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, địa giới huyện Vĩnh Thuận tương đương quận Ba Đình và quận Đống Đa
1.2.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1831 - 1858
Năm Minh Mệnh 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, bỏ Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên Ba phủ Ứng Hoà, Lí Nhân, Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam cùng với phủ Hoài Đức được đặt thành tỉnh Hà Nội [23; tr 547] Năm 1832, Hà Nội có thêm phân phủ Ứng Hoà và Lí Nhân
Tỉnh Hà Nội là vùng đất giữa sông Hồng và sông Đáy, có địa lí thống nhất và quan
hệ kinh tế xã hội nội vùng chặt chẽ Địa giới tỉnh Hà Nội năm 1831 - 1832: Đông tây cách nhau 25 dặm, nam bắc cách nhau 129 dặm Phía đông đến sông Nhị Hà (đoạn sông Hồng chảy đến Hà Nội tách thành hai nhánh là sông Hồng và sông Đuống) đối diện với địa giới huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh 1 dặm Phía tây đến địa giới huyện
Trang 17Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây 24 dặm Phía nam đến sông Thanh Quyết đối ngạn địa giới huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 124 dặm Phía bắc đến sông Nhị Hà đối ngạn với địa giới huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh 8 dặm Phía đông nam đến địa giới huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 130 dặm Phía tây nam đến địa giới huyện Mĩ Lương, tỉnh Sơn Tây 66 dặm Phía đông bắc đến sông Nhị Hà đối diện với huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh 3 dặm Phía tây bắc đến sông Nhị Hà đối ngạn với địa giới huyện Yên Lãng, tỉnh Sơn Tây 14 dặm Từ tỉnh lị đi về phía nam đến Kinh đô Phú Xuân (Huế) cách 1.104 dặm [19; tr 490 - 491]
Khi quan sát lược đồ Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng trong Sách giáo khoa Lịch sử 10 nâng cao của Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm
2006, trang 202, ta thấy địa giới tỉnh Hà Nội năm 1832: phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh
và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh Địa giới này được duy trì đến năm 1875, tương đương ba tỉnh thành là Hà Nội, Hà Đông và Hà Nam năm 1960 gộp lại với
Về đơn vị hành chính, tỉnh Hà Nội năm 1831 có 4 phủ: Phủ Hoài Đức gồm thành Thăng Long, huyện Thọ Xương, huyện Vĩnh Thuận và huyện Từ Liêm Phủ Ứng Hoà gồm huyện Hoài An và huyện Sơn Minh; phủ Lí Nhân gồm huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm; phủ Thường Tín gồm huyện Phú Xuyên, huyện Thanh Trì và huyện Thượng Phúc Năm 1832, Hà Nội có thêm phân phủ Ứng Hoà và
Lí Nhân Phân phủ Ứng Hoà gồm huyện Chương Đức và huyện Thanh Oai Phân phủ
Lí Nhân gồm huyện Bình Lục và huyện Nam Xương Tỉnh Hà Nội từ năm 1832 đến năm 1887 có 15 huyện, 127 tổng, 1104 xã, phường, thôn, trang, trại, châu, sở [23; tr 10] Đứng đầu tỉnh là tổng đốc Hà - Ninh, coi cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình Tỉnh thành Hà Nội đóng ở nhiệm sở của Tổng trấn Bắc Thành trước kia
Năm 1851 - 1852, nhà Nguyễn tinh giản biên chế vì chi phí tốn kém, công đường không đảm bảo nên bỏ phân phủ Ứng Hoà, Lí Nhân, để huyện Chương Đức và huyện Thanh Oai của phân phủ Ứng Hoà thuộc vào phủ Ứng Hoà; huyện Bình Lục và huyện Nam Xương của phân phủ Lí Nhân thuộc vào phủ Lí Nhân Nhân đây, huyện Thọ Xương kiêm nhiếp huyện Vĩnh Thuận, huyện Thanh Liêm kiêm nhiếp huyện Bình Lục, phủ Ứng Hoà kiêm nhiếp huyện Hoài An, phủ Lí Nhân kiêm nhiếp huyện
Trang 18Duy Tiên (1852) [23; tr 547] Nhà Nguyễn cũng sáp nhập một số thôn nhỏ thành thôn lớn, nhiều nhất ở huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận: năm 1852 so với năm 1830, huyện Thọ Xương từ 193 phường, thôn còn 115 phường, thôn, huyện Vĩnh Thuận từ
tổng, xã, không thay đổi so với năm 1832 Tổ chức hành chính này được duy trì đến năm 1875
Như vậy, tiếp nối thời Tây Sơn, đầu thời Nguyễn, Thăng Long không còn là kinh
đô mà chỉ là thủ phủ của Tổng trấn Bắc thành Phủ Phụng Thiên có kinh thành Thăng Long được đổi tên thành phủ Hoài Đức Năm 1831, tỉnh Hà Nội ra đời gồm 4 phủ; đến năm 1832 có thêm 2 phân phủ, nâng tổng số huyện lên 15 Địa giới hành chính
Hà Nội năm 1832 tương đương ba tỉnh thành là Hà Nội, Hà Đông và Hà Nam năm
1960 gộp lại Hà Nội là vùng đất có địa giới phía đông từ hữu ngạn sông Hồng đến phía tây là tả ngạn sông Đáy và được hạn định phía bắc từ cửa sông Đáy đến phía
nam là ngã ba Gián Khẩu nơi sông Đáy gặp sông Bôi (sông Hoàng Long) Sự chia đặt tỉnh Hà Nội của Minh Mạng dựa trên cơ sở địa lí thống nhất và quan hệ kinh tế xã hội nội vùng chặt chẽ
Trong quá trình quản lí gặp khó khăn, công đường không đảm bảo, cần phải giảm
chi tiêu nên nhà Nguyễn đã tinh giản biên chế hành chính Năm 1851 - 1852, nhà
Nguyễn bỏ bớt 2 phân phủ Ứng Hòa và Lí Nhân, đưa một số đơn vị hành chính cấp huyện cho lệ vào cấp phủ hoặc cho huyện nhỏ lệ vào huyện lớn lân cận kiêm lí Nhà Nguyễn cũng sáp nhập một số thôn nhỏ thành thôn lớn, nhiều nhất ở huyện Thọ
Xương và Vĩnh Thuận Nhưng tổng số đơn vị hành chính từ cấp huyện đến cấp xã so với năm 1831 - 1832 vẫn không thay đổi
1.3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1858 đến năm 1888
Dựa vào sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn
thời Tự Đức 18 đến 29 (1864 - 1875) được Viện Sử học - Nhà xuất bản Thuận Hoá tái bản đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu vô cùng quý giá về địa giới hành chính Hà Nội thời Tự Đức Hà Nội vào những năm 60 và đầu những năm 70 của thế
kỉ XIX có địa giới giống năm 1832 và hành chính giống năm 1852, gồm 4 phủ (Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lí Nhân), 15 huyện, 127 tổng Tổng đốc Hà - Ninh kiêm nhiệm cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình [23; tr 96]
Trang 19Hà Nội là một tỉnh nằm giữa đồng bằng sông Hồng, giao thông thuận tiện, đất đai rộng lớn, màu mỡ, đông dân, nhiều của và từng là kinh đô phong kiến nhiều triều đại,
là thủ phủ của Bắc thành nên có vị trí địa lí và vai trò rất quan trọng và ngày càng hấp dẫn đối với giặc Pháp đang xâm lược nước ta khi đó
Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất Nhà Nguyễn bại trận, phải kí Hoà ước Giáp Tuất ngày 15 tháng 3 năm 1874 Theo Hòa ước này, nhà Nguyễn phải cắt nhượng cho Pháp khu đất ở Đồn Thủy giáp đông nam thành Hà Nội ra tới bờ sông Hồng, rộng 2,5 ha Đây vốn là đồn thủy quân của nhà Nguyễn tại
Hà Nội, nay Pháp được quyền đặt Tòa lãnh sự với 100 quân thường trực Ngoài ra, theo Hiệp ước Thương mại Pháp - Việt ngày 31 tháng 8 năm 1874, Pháp cũng bắt đầu đặt thuế thương chính, thuế hải đăng, thuế thả neo với các tàu thuyền buôn bán của nước ngoài ra vào cảng Hà Nội [74; ngày 27/10/2009]
Trong khi chờ đợi xây dựng lại khu Đồn Thủy làm trụ sở Lãnh sự, Pháp buộc nhà Nguyễn ký hiệp định ngày 30 tháng 5 năm 1875 cho Pháp sử dụng Trường Thi (nay
là khu vực Tràng Thi) làm Lãnh sự quán tạm thời Ngày 28 tháng 8 năm 1875, Đờ Kécgarađếch (De Kergaradec) đến nhận chức Lãnh sự Pháp đầu tiên ở Hà Nội Trong khi đó, nhà Nguyễn muốn lấy lại Trường Thi để mở khoa thi hương năm Bính Tí (1876) nên chấp nhận nhượng bộ Pháp thêm một bước: Ngày 31 tháng 8 năm 1875, Tổng đốc Hà - Ninh Trần Đình Túc ký hiệp định với Lãnh sự Pháp Đờ Kécgarađếch, nhường hẳn khu Đồn Thủy mở rộng tới 15,5 ha cho Pháp làm Lãnh sự quán Ngày 15 tháng 10 năm 1876, quân Pháp rút khỏi Trường Thi về Đồn Thủy [74; ngày 27/10/2009]
Như vậy, ngày 31 tháng 8 năm 1875, nhà Nguyễn chính thức cắt Khu nhượng địa (concession) cho Pháp ở ngoài thành Hà Nội về phía đông nam ra tới bờ sông Hồng Khu nhượng địa có hình chữ nhật, diện tích 15,5 ha và hiện nay nó được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự [73; ngày 18/10/2009] Đó là khu đất chạy từ Bảo tàng Lịch sử xuống Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị [15; tr 283] Địa giới Hà Nội bị thu hẹp một phần về phía đông
Đến tháng 11 năm 1880, vua Tự Đức gộp huyện Hoài An và Chương Đức của tỉnh Hà Nội với huyện Mĩ Lương của tỉnh Sơn Tây thành đạo Mĩ Đức, đứng đầu là
Trang 20một chánh quản đạo trực thuộc tỉnh Hà Nội [74; ngày 27/10/2009] Hà Nội được mở rộng một phần về phía tây Tự Đức cho rằng 3 huyện này cùng địa hình bán sơn địa
và gắn bó với nhau về kinh tế - xã hội Mặt khác, sáp nhập huyện Mĩ Lương ở phía tây vào để Hà Nội cân đối khi phải cắt cho Pháp Khu nhượng địa ở phía đông nam thành Hà Nội
Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 1882, rồi chỉ định Bônan giữ chức Công sứ đầu tiên ở Hà Nội Bônan tới Hà Nội vào tháng 6 năm 1883 và đặt
cơ quan Pháp quốc trú sứ tại phố Hàng Gai Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng, công nhận Pháp có quyền đặt Công sứ ở Hà Nội Tại đây, Pháp có quân đội bảo vệ, có quyền kiểm soát việc tuần phòng, quản lí việc thuế vụ, giám sát mọi sự thu chi, có quyền đuổi quân của Lưu Vĩnh Phúc ra khỏi Bắc Kì… Ngày 6 tháng 6 năm 1884, nhà Nguyễn kí Hoà ước Patơnốt thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Bắc Kì là đất bảo hộ của Pháp Năm 1885, Pháp thành lập Hội đồng Tư vấn thành phố Hà Nội lâm thời, mặc dù không có hiệp ước nào cho phép điều đó Đến năm 1886, Pháp tự động lập Hội đồng tư vấn thành phố Hà Nội và Hải Phòng do viên Đốc lí chủ trì [35; tr 313]
Năm 1886, Đốc lí Hà Nội là Halais (1886 - 1888) kiến thiết Khu nhượng địa, phá
bỏ các công trình cũ, quy hoạch giao thông, lập ra các tuyến phố theo dạng ô bàn cờ, gồm các phố: Rollandes (Hai Bà Trưng), Carreau (Lí Thường Kiệt), Gambetta (Trần Hưng Đạo) Phố Tràng Thi - Tràng Tiền được coi như ranh giới giữa khu phố cũ của
“Hà Nội 36 phố phường” với khu phố mới của Pháp
Ngày 8 tháng 4 năm Đồng Khánh 3 (1888), hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận được chia làm 6 khu (từ số 1 đến số 6), mỗi khu đặt các Chánh, Phó Thiên hộ để quản
lí Ngày 17 tháng 5 năm 1888, 6 khu được đổi thành 6 hộ Sự cắt đặt này không theo
lệ Việt chia thành tổng mà theo kiểu Pháp chia thành khu - hộ phố, chuẩn bị cho việc Pháp mở rộng Khu nhượng địa của mình ở Hà Nội thành thành phố cấp 1
Để tiện đàn áp phong trào khởi nghĩa chống Pháp của Nguyễn Thiện Thuật, tháng
2 năm 1887, Pháp sáp nhập bộ máy cai trị của tỉnh Hưng Yên vào tỉnh Hà Nội, đặt dưới quyền kiểm soát của Công sứ Hà Nội Viên Tổng đốc cai quản hai tỉnh Hà Nội
và Hưng Yên được gọi là Tổng đốc Hà - Yên (Hà - An) [42; tr 236 - 237] Tổng đốc
Trang 21Hà Nội không kiêm quản tỉnh Ninh Bình nữa Tỉnh Ninh Bình được giao cho tổng đốc tỉnh Nam Định kiêm quản và gọi là tổng đốc Định - Ninh [74; ngày 27/10/2009] Như vậy, từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến trước khi Pháp lập thành phố Hà
Nội (1858 - 1888), địa giới hành chính Hà Nội so với giai đoạn trước có thay đổi khác biệt và phức tạp Nó bị thu hẹp ở phía đông bằng việc cắt cho Pháp Khu nhượng
địa năm 1875, rồi lại mở rộng một phần về phía tây bằng việc sáp nhập huyện Mĩ Lương từ tỉnh Sơn Tây (1880) Trong khi đó, Khu nhượng địa của Pháp không ngừng được mở rộng ở phía đông nam thành Hà Nội Đây là nơi Pháp đóng quân, đặt trụ sở Lãnh sự rồi trụ sở Hội đồng tư vấn thành phố Hà Nội có viên Đốc lí người Pháp đứng đầu để cai quản Khu vực này là tiền thân của thành phố Hà Nội
* *
*
Tóm lại, làng Hà Nội gốc có tên là Tô Lịch nằm hai bên bờ sông Tô, nơi tiếp giáp
với sông Hồng Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, dân cư ngày càng đông đúc, địa giới hành chính làng Hà Nội gốc không ngừng được mở rộng Vào đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu
Tống (454 - 456), từ địa vị một làng, trung tâm Hà Nội cổ trở thành một huyện mang tên Tống Bình, sau đó được nâng lên thành quận gồm 3 huyện Từ năm 544, Lí Bí đã định đô ở cửa sông Tô Lịch, trên đất quận Tống Bình Từ năm 603 đến thế kỉ IX,
Tống Bình thường là thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc Thành Đại La tuy chỉ là phủ thành hành chính, chưa có dân ở nhưng đã xác lập địa giới hành chính Hà Nội thời kì tiền Thăng Long
Từ năm 1010, thành Đại La đổi là Thăng Long, trở thành kinh đô của quốc gia
phong kiến độc lập đang trên đà phát triển Thăng Long được mở rộng địa giới và tổ
Trang 22chức lại các đơn vị hành chính Kinh thành cùng với huyện Quảng Đức và huyện
Vĩnh Xương hợp thành phủ Phụng Thiên do Phủ Doãn đứng đầu Khu Hoàng thành
được ví như nội thành, là nơi làm việc của nhà nước phong kiến trung ương Khu
ngoài Hoàng thành gồm 61 phố phường rồi gộp thành 36 phố phường được coi như
ngoại thành, là nơi sản xuất, kinh doanh và sinh sống của dân
Năm 1831, nhà Nguyễn lập ra tỉnh Hà Nội dựa trên cơ sở địa lí thống nhất và
quan hệ kinh tế xã hội nội vùng chặt chẽ Hà Nội có 4 phủ 15 huyện, đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, tây giáp tỉnh Sơn Tây, nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh
Nam Định, bắc giáp tỉnh Bắc Ninh Từ năm 1875, bên cạnh tỉnh Hà Nội vẫn tồn tại
và từng bước bị thu hẹp địa giới ở phía đông, mở rộng địa giới ở phía tây, thay đổi
tổ chức hành chính, là sự xuất hiện Khu nhượng địa của Pháp không ngừng được mở rộng ở phía đông nam thành Hà Nội Đây là tiền thân của thành phố Hà Nội ra đời
năm 1888
Trang 23Chương 2
SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HÀ NỘI DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1888 - 1945)
2.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1915
Trong quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập các thành phố cấp 1 để đặt trụ sở hành chính ở mỗi kì Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đồng thời chọn địa điểm đặt trụ sở của Liên bang Thực dân Pháp nhận thấy Hà Nội có ưu thế hơn Huế và Sài Gòn - Gia Định Đây vốn là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam và là trung tâm kinh tế - văn hóa của Bắc Kì Hà Nội có đất đai rộng lớn, bằng phẳng, màu mỡ; giao thông thủy bộ thuận tiện; dân đông, vật thịnh Vì vậy, Pháp đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cai trị Việt Nam
và Đông Dương
Trước khi được sự đồng ý của triều đình Huế, ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot đã kí Sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội là thành phố cấp 1 trên cơ sở mở rộng Khu nhượng địa của Pháp ở đông nam thành Hà Nội, gồm thành Thăng Long xưa (trừ phía đông trong thành vẫn là tỉnh lị của tỉnh Hà Nội), gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận [35; tr 314] “Ranh giới Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc - Nam dọc đường Bưởi đến Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông - Đông Nam dọc đê La Thành rồi kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực Hồ Thiền Quang lại quay về hướng Nam - Đông Nam cho đến làng Lương Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai
Bà Trưng)” [74; ngày 22/10/2009] Địa giới này tương đương một phần quận Ba Đình, một phần quận Hoàn Kiếm, một phần quận Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa năm 1981 Diện tích thành phố Hà Nội năm 1888 là 30 km2
[74; ngày 22/10/2009]
Ngày 1 tháng 10 năm 1888 (tức ngày 6 tháng 8 năm Đồng Khánh thứ 3), vua Đồng Khánh kí Chỉ dụ công nhận thành phố Hà Nội chính thức là thành phố thuộc địa của thực dân Pháp từ ngày 3 tháng 10 năm 1888 Cùng ngày 3 tháng 10 năm 1888, Toàn quyền Đông Dương Richaud chính thức đưa Hà Nội trở thành thành phố theo chế độ
Trang 24nhượng địa [74; ngày 22/10/2009] Từ đây, những người Việt Nam sinh sống ở thành phố này đều là người của Pháp mặc dù không phải là công dân Pháp, phải tuân theo pháp luật của Pháp và bị xét xử ở toà án Pháp [20; tr 312]
Thành Phố Hà Nội khi mới ra đời chỉ có nội thành, trong quá trình phát triển, nó cần có khu vực ngoại thành Từ năm 1889, Pháp đã từng bước sáp nhập những vùng lân cận vào thành phố Hà Nội, phục vụ cho nhu cầu kiến thiết và phát triển kinh tế xã hội của một thành phố cấp 1 và là đầu não ở Bắc Kì cũng như toàn Đông Dương Các nghị định từ năm 1889 đến năm 1903 của Toàn quyền Đông Dương buộc tỉnh Hà Nội phải chuyển nhượng cho thành phố Hà Nội đất để xây dựng công sở, nhà hát, đường sá, nhà ga xe lửa…như Nghị định ngày 13 tháng 9 năm 1889 của Thống
đất của huyện Thọ Xương cho thành phố Hà Nội [7; tr 96] Ngày 6 tháng 12 năm 1890, Kinh lược Bắc Kì gửi Tư di tới Tổng đốc Hà - Yên về việc tất cả các thôn xã nào thuộc huyện Thọ Xương đã niêm yết tại cửa ô đều sáp nhập vào thành phố Hà Nội [7; tr 12]
Quyết định ngày 30 tháng 8 năm 1894 của Kinh lược Bắc Kì Hoàng Cao Khải về việc thiết lập lại huyện Vĩnh Thuận trên phần đất còn lại ngoài thành phố Hà Nội, gồm 4 tổng: Tổng Thượng, Tổng Trung, Tổng Nội và Yên Hạ Đến ngày 8 tháng 12 năm 1894, huyện Vĩnh Thuận có thêm 2 tổng là Hoàng Mai, Khương Thượng của huyện Thanh Trì, chịu sự quản lí của Đốc lí thành phố Hà Nội [7; tr 7 và 107]
Ngày 12 tháng 2 năm 1895, Kinh lược Bắc Kì có thư gửi Thống sứ Bắc Kì về Nghị định đồng ý cho sáp nhập các thôn xã của huyện Thọ Xương đã niêm yết tại cửa
ô vào thành phố Hà Nội [7; tr 16] Nghị định ngày 20 tháng 2 năm 1895 của Thống
sứ Bắc Kì về việc sáp nhập các vùng bao gồm đường Lò mổ, đê giáp Khu nhượng địa
và đường Mandarine (đường Lê Duẩn) vào đất của thành phố Hà Nội [7; tr 55 - 56] Quyết định ngày 11 tháng 3 năm 1895 của Thống sứ Bắc Kì sáp nhập các thôn trong tổng Vĩnh An, Kim Liên và Thanh Nhàn của huyện Vĩnh Thuận vào thành phố
Hà Nội Đó là thôn Liên Đường, Thiền Quang, một phần đất của thôn Tiên Mĩ, một
ao có diện tích 6 sào thuộc khu Nam Ngư hay phố Nam Ngư, Vân Hồ, Thịnh Yên, Yên Nhất, Hoà Mã, Phúc Lâm Tiêu, Đồng Tân, Giáo Phương, Phục Cổ, Phương Yên, Cảm Hội và Đức Viên [76; tr 1 - 5] và [7; tr 55 - 56]
Trang 25Trên cơ sở mở rộng khu vực lân cận cho lệ vào chính quyền thành phố Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897 - 1902) ra Nghị định thành lập Khu vực ngoại thành Hà Nội (Zoone suburbaine autour de laville
de Hanoi) do Đốc lí Hà Nội kiêm quản Đó là khu vực còn lại của 2 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận (phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội) nằm giáp địa giới thành phố Hà Nội [35; 314] Vùng ngoại thành Hà Nội năm 1899 gồm 9 tổng, 59 xã, thôn, phường, trại, châu, sở Khu vực này tương đương với ngày nay là một phần quận Ba Đình, một phần quận Hoàn Kiếm, một phần quận Đống Đa, quận Cầu Giấy, một phần quận Hoàng Mai, một phần huyện Thanh Trì [23; tr 276 - 277] Trụ sở của khu vực ngoại thành Hà Nội đặt tại ấp Thái Hà
Khi đã có khu vực ngoại thành, Pháp vẫn không ngừng mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội phục vụ cho nhu cầu hành chính, phát triển kinh tế - xã hội Ngày 16 tháng 9 năm 1899, Công sứ Hà Nội gửi thư tới Thống sứ Bắc Kì muốn sáp nhập 3 làng của huyện Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức (Quan La, Xuân Tảo và An Hòa) và 5 làng của huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín (Khương Trung, Mai Động, Phương Liệt, Hoàng Mai và Vĩnh Tuy) vào khu vực ngoại thành Hà Nội
Ngày 26 tháng 12 năm 1899, Thống sứ Bắc Kì ra Quyết định sáp nhập làng Vĩnh Tuy (trước thuộc tổng Thanh Trì) và làng Khương Thượng (trước thuộc tổng Khương Đình) vào tổng Hoàng Mai, làng Quan La (trước đây thuộc tổng Phú Gia) vào tổng Thượng, làng Xuân Tảo (trước đây thuộc tổng Xuân Tảo) và làng An Hoà (trước đây thuộc tổng Dịch Vọng) vào tổng An Hạ ngoại thành Hà Nội [7; tr 108 - 109]
Pháp không chỉ mở rộng địa giới thành phố Hà Nội về phía tây thuộc phần đất phủ Hoài Đức và về phía nam thuộc phần đất phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội mà còn
mở rộng về phía đông, vượt qua sông Hồng sang tỉnh Bắc Ninh Sau khi cầu Long Biên, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn được xây dựng xong (1902) và thành phố Hà Nội
là thủ phủ của Liên bang Đông Dương (1902), khu vực Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển về kinh tế xã hội nhờ giao lưu với thành phố Hà Nội Trong khi
đó, nội thành Hà Nội ngày càng chật chội nên Pháp đã sáp nhập một phần huyện Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh vào ngoại thành Hà Nội (1903) Địa giới hành chính Hà Nội lần đầu tiên mở rộng về phía đông, vượt qua sông Hồng Cụ thể: Ngày 3 tháng 3 năm
1903, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc tách từ tỉnh Bắc Ninh các làng:
Trang 26Lâm Gio, Phú Viên, thôn Gia Quất Hạ và Cầu Cá thuộc tổng Gia Thuỵ, phủ Gia Lâm sáp nhập vào ngoại ô Hà Nội Đến ngày 8 tháng 8 năm 1903, Thống sứ Bắc Kì lại có thư gửi Toàn quyền Đông Dương trình dự thảo Nghị định về việc trả lại thôn Gia Quất Hạ về tỉnh Bắc Ninh Ngày 10 tháng 2 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương lại
ra Nghị định về việc tách từ tỉnh Bắc Ninh các làng Lâm Gio, Phú Viên và các thôn Gia Quất Hạ, Cầu Cá, tổng Gia Thuỵ, phủ Gia Lâm và sáp nhập vào vùng ngoại ô Hà Nội, lập Toà Đại lí Gia Lâm [7; tr 63 - 64] Thậm chí, ngày 22 tháng 4 năm 1908, Thống sứ Bắc Kì có thư gửi Đốc lí Hà Nội bàn về việc sáp nhập huyện Gia Lâm của phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh vào khu ngoại ô thành phố Hà Nội và lập một cơ quan hành chính ở Gia Lâm
Pháp thấy mở rộng địa giới ngoại ô Hà Nội về phía đông (Gia Lâm) thuận tiện hơn về phía tây (huyện Vĩnh Thuận mới) Khu vực Gia Lâm được kết nối với nội thành Hà Nội bằng cầu Long Biên, có quốc lộ 1 và đường sắt bắc - nam chạy qua nên thuận lợi cho Pháp phát triển kinh tế xã hội và cai trị Do đó, cùng với việc mở rộng ngoại ô về phía đông, Pháp đã thu hẹp về phía tây Ngày 10 tháng 12 năm 1914, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ vùng ngoại ô Hà Nội và vùng này (huyện Vĩnh Thuận mới) được đổi tên gọi là huyện Hoàn Long với tư cách là một đơn vị hành chính riêng biệt trực thuộc Đốc lí Hà Nội; bãi bỏ trụ sở hành chính của vùng ngoại ô là ấp Thái Hà; kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1915, huyện Hoàn Long được sáp vào tỉnh Hà Đông [7; tr 66]
Như thế, địa giới hành chính thành phố Hà Nội đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng mở rộng liên tục gồm cả nội thành và ngoại thành, đáp ứng nhu cầu xây dựng
và phát triển thủ phủ của Bắc Kì và cao hơn là của Liên bang Đông Dương Năm
1888, thành phố Hà Nội có diện tích 30 km2 bao gồm Thăng Long Thành, gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận Dân số Hà Nội năm 1897 theo Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer là khoảng 3 vạn người [74; ngày 27/10/2009]
Địa giới thành phố Hà Nội năm 1899: phía bắc giáp Hồ Tây (Hồ Tây nằm ngoài địa giới thành phố Hà Nội) và sông Hồng; phía đông giáp sông Hồng, đối diện là tỉnh Bắc Ninh, phía nam và tây giáp huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Nội [65; tr 39] Địa giới này bao gồm khu thành Thăng Long xưa, toàn bộ huyện Thọ
Trang 27Xương, cả huyện Vĩnh Thuận, tổng Gia Thụy và vùng lân cận thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, một số thôn xã của 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì thuộc tỉnh Hà Nội Năm 1904, theo báo cáo của Đốc lí Hà Nội Domerque, tổng diện tích thành phố là 95
km2 [74; ngày 23/10/2009], trong đó nội thành là 9,5 km2 [15; tr 216]
Về bộ máy hành chính, đứng đầu thành phố là Đốc lí và Hội đồng thành phố Trụ
sở thành phố đặt trong khu vực được giới hạn bởi các phố Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng), Paul Bert (Tràng Tiền) và Henri Rivière (Ngô Quyền) Vùng ngoại ô ngày càng rộng về diện tích, đông về dân số, phức tạp về trật tự an ninh và có quan hệ mật thiết với khu nội thành nên ngày 6 tháng 7 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định bổ nhiệm một viên quản lí hành chính là Đồn trưởng đặt dưới quyền kiểm soát của Đốc lí Hà Nội, chịu trách nhiệm quản lí [42; tr 252 - 253]
Khi mới ra đời, thành phố Hà Nội được chia thành các phường, xã Chỉ tính riêng khu vực thuộc huyện Thọ Xương cũ đã có 63 phường và 36 xã [65; tr 39] Năm 1893
và năm 1894, Toàn quyền Đông Dương có các nghị định phân loại các khu vực khác nhau của thành phố Hà Nội Các phố ở Hà Nội được chia làm 4 loại và 4 hạng [7; tr 51] Nghị định ngày 14 tháng 4 năm 1897 của Công sứ - Đốc lí thành phố Hà Nội quy định quyền hạn của các trưởng khu phố Hà Nội được chia thành 8 khu phố (từ số 1 đến số 8) [7; tr 18] Năm 1904, Pháp chia nội thành Hà Nội thành 8 quận (từ số 1 đến
số 8) [15; tr 283] Nghị định số 791 ngày 17 tháng 7 năm 1914 của Đốc lí thành phố
Hà Nội chia nội thành Hà Nội ra thành 8 khu (từ số 1 đến số 8) [7; tr 20]
Sự ra đời thành phố Hà Nội năm 1888 đã làm cho tỉnh Hà Nội bị thu hẹp địa giới
ở phía đông Để cân bằng, cùng năm này, nhà Nguyễn sáp nhập huyện Đan Phượng
từ tỉnh Sơn Tây vào tỉnh Hà Nội Địa giới hành chính tỉnh Hà Nội được mở rộng lần thứ 2 về phía tây Đến năm 1888, tỉnh Hà Nội có 14 huyện, 1 đạo, 113 tổng, 992 xã [23; tr 11], có địa giới: phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Ngày 20 tháng 10 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Hà Nam gồm huyện Bình Lục, Nam Xương và Thanh Liêm của phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nội) huyện Vụ Bản của phủ Nghĩa Hưng và huyện Thượng Nguyên của phủ Xuân Trường (tỉnh Nam Định) [69; ngày 18/10/2009] Năm 1890, Hà Nội có đạo Mĩ
Trang 28Đức và 11 huyện là Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên, Từ Liêm, Thọ Xương (phần còn lại), Vĩnh Thuận (phần còn lại), Sơn Lãng, Thanh Oai, Kim Bảng, Duy Tiên và Đan Phượng Tổng cộng 95 tổng, 750 xã thôn [23; tr 11] Địa giới tỉnh Hà Nội năm 1890: phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Sự biến đổi địa giới hành chính tỉnh Hà Nội nêu trên khiến nhà Nguyễn định chuyển tỉnh lị từ tỉnh thành nằm ở phía đông trong Hoàng thành Thăng Long về phủ
lị Lí Nhân (xã Châu Cầu huyện Kim Bảng) Tri huyện Thọ Xương và Tri phủ Hoài Đức có Tờ bẩm gửi Tổng đốc tỉnh Hà - Ninh đề nghị hoãn di chuyển về đó [7; tr 4 - 5] Ngày 26 tháng 12 năm 1896, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định
di chuyển tỉnh lị Hà Nội từ tỉnh thành về thôn Cầu Đơ, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa [7; tr 57]
Đến năm 1901, tỉnh Hà Nội có 8 huyện: Từ Liêm, Đan Phượng, Sơn Lãng, Thanh Oai, Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên, Chương Mĩ [23; tr 255, 274] Từ ngày 3 tháng 5 năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi gọi là tỉnh Cầu Đơ Từ ngày 6 tháng 12 năm
1904, tỉnh Cầu Đơ được gọi là tỉnh Hà Đông, tỉnh lị là thị xã Hà Đông (một phần thôn
, dân số 904.000 người gồm 4 phủ: Hoài Đức, Mĩ Đức, Thường Tín, Ứng Hoà [2; tr 44, 48] và [57; tr 16] Tóm lại, để phục vụ cho ách thống trị lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam và Đông
Dương, ngày 19 tháng 7 năm 1888, thực dân Pháp đã thành lập thành phố Hà Nội với
diện tích khoảng 30 km2
Đây là thành phố cấp 1, ra đời trên cơ sở mở rộng Khu
nhượng địa ở đông nam thành Thăng Long ra gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội
Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não của chính quyền thực dân Pháp ở Việt
Nam và Đông Dương nên Pháp không ngừng quy hoạch, mở rộng địa giới hành chính cả về 4 phía đông - tây - nam - bắc: Phía đông là một phần huyện Gia Lâm
(1903) Phía tây là huyện Vĩnh Thuận mới (1899) Phía nam là dưới Khu nhượng địa, tức dưới Bệnh viện Hữu nghị, đến làng Lương Yên, nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng (1888) Phía bắc đến Hồ Tây (1888)
Trang 29Từ năm 1899, thành phố Hà Nội được chia thành 2 khu vực nội thành và ngoại thành Khu vực nội thành là địa giới thành phố Hà Nội năm 1888 Khu vực ngoại
thành được mở rộng nhanh chóng gồm phần đất còn lại của huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, một số xã của huyện Từ Liêm, Thanh Trì Sau năm 1903, ngoại thành có thêm
về thôn Cầu Đơ, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa (26/12/1896) Phần còn lại của tỉnh
Hà Nội được gọi là tỉnh Cầu Đơ (3/5/1902), rồi tỉnh Hà Đông (6/12/1904)
2.2 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1915 - 1942
Việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội về phía đông, nằm bên bờ tả sông Hồng, theo tuyến giao thông huyết mạch là quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam tạo thuận lợi cho thành phố phát triển kinh tế xã hội công thương nghiệp tư bản nhanh chóng và Pháp có điều kiện cai quản miền Bắc Việt Nam tốt hơn Trong khi đó, khu vực phía tây Hà Nội xa tuyến giao thông này và nặng về nông nghiệp phong kiến nên chậm phát triển Đầu tư cho phía tây, Pháp thấy không thuận lợi như phía đông Mặt khác, khi địa giới mở rộng, chính quyền Hà Nội cũng gặp khó khăn trong quản lí Do đó, Pháp muốn cắt phần ngoại thành phía tây nhập vào tỉnh Hà Đông Làm thế, Pháp cũng muốn vỗ về triều đình Huế, dụ dỗ tổng đốc Hà Đông phối hợp ổn định trị an Năm 1912, Thống sứ Bắc Kì và Đốc lí Hà Nội trao đổi về dự định sáp nhập ấp Thái Hà vào tỉnh Hà Đông Ngày 10 tháng 12 năm 1914, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên vùng ngoại thành phía tây Hà Nội vốn là huyện Vĩnh Thuận mới thành huyện Hoàn Long với tư cách là một đơn vị hành chính riêng biệt trực thuộc Đốc lí Hà Nội; bãi bỏ trụ sở hành chính của vùng ngoại thành tại ấp Thái Hà; kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1915, huyện Hoàn Long sáp nhập vào tỉnh Hà Đông, đứng đầu là một viên Tri huyện Địa giới hành chính Hà Nội bị thu hẹp một phần ở phía tây
Trang 30Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tiến hành chương trình khai thác kinh tế lần thứ 2 ở Đông Dương, Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn và tiếp tục là đầu não chính trị, văn hóa, xã hội của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương nên nhu cầu mở rộng địa giới hành chính Hà Nội lại được đặt ra cấp thiết Ngày 12 tháng 7 năm 1928, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh quy định một số vấn đề
cụ thể cho quy hoạch và mở rộng các thành phố ở Đông Dương, trong đó có Hà Nội Trên cơ sở đó, thực dân Pháp tiến hành quy hoạch mở rộng thành phố về phía nam dọc theo bờ sông Hồng Pháp nối tiếp các đường phố đi từ khu phố Âu ở phía đông
hồ Hoàn Kiếm xuống phía nam, tới hồ Bảy Mẫu vốn là đất của huyện Thanh Trì, tỉnh
1937 [7; tr 85] Hồ Hoàn Kiếm trước kia là biên giới phía nam của thành phố, lúc này đã nằm ở trung tâm của đô thị Biên giới phía nam đến đây là hồ Bảy Mẫu
Để quản lí thành phố, Pháp tổ chức hành chính Hà Nội đầu những năm 20 thành
8 hộ, đứng đầu mỗi hộ là một Hộ phố (chef de quartier) Các Hộ phố do Đốc lí bổ nhiệm từ hàng ngũ các thân hào ở trong hộ Mỗi hộ chia ra một số cụm dân cư gồm một số đường phố, đứng đầu cụm là một Trưởng phố (chef de rues) Ban đầu, các Hộ phố, Trưởng phố làm các việc đăng kí sinh, tử, giá thú, thu các loại thuế…nhưng tới cuối thập kỉ 20 thì các công việc trên do các phòng chức năng của toà Đốc lí đảm nhiệm Hộ phố, Trưởng phố chỉ còn là những người đại diện cho tính chất tư vấn Năm 1933, thực dân Pháp dự kiến chia thành phố Hà Nội thành 5 đến 6 khu phố Như vậy, từ năm 1915 đến năm 1941, do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội chi
phối, địa giới hành chính thành phố Hà Nội tiếp tục có sự biến đổi phức tạp: thu hẹp
ở phía tây (huyện Hoàn Long nhập vào tỉnh Hà Đông) và mở rộng về phía nam (từ
, được Pháp tổ chức thành 8 hộ (từ số 1 đến số 8)
2.3 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1942 - 1945
Tháng 9 năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, bắt Pháp làm tay sai và thúc ép Pháp phải nhanh chóng mở rộng địa giới hành chính Hà Nội không chỉ đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội mà còn do nhu cầu quân sự cấp bách, trong đó có sân bay Gia Lâm
Trang 31Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, quan hệ tư bản ngày càng xâm nhập sâu rộng vào kinh tế xã hội Hà Nội Nơi đây không chỉ là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế, xã hội của thực dân Pháp, phát xít Nhật ở Việt Nam
và Đông Dương Do đó, việc mở rộng địa giới hành chính để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trở nên cấp thiết
Từ năm 1930 đến năm 1940, giữa Thống sứ Bắc Kì, Đốc lí Hà Nội và Công sứ Hà Đông đã có thư trao đổi về quá trình nghiên cứu mở rộng, quy hoạch thành phố Hà Nội Tháng 1 năm 1934, Đốc lí Hà Nội có Dự thảo gửi Thống sứ Bắc Kì về việc lập huyện Hoàn Long thành một vùng ngoại ô trực tiếp dưới quyền của Đốc lí Hà Nội
Sở dĩ chọn huyện Hoàn Long vì nơi đây vốn là khu ngoại ô của thành phố Hà Nội trước năm 1915 và hiện nay đang gắn bó mật thiết với Hà Nội về kinh tế xã hội Đến ngày 18 tháng 10 năm 1941, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc sắp xếp và mở rộng ngoại ô thành phố Hà Nội Ngày 12 tháng 6 năm 1942, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh quy định tiêu chuẩn cho việc quy hoạch và mở rộng các thành phố và trung tâm đô thị ở Đông Dương Ngày 11 tháng 7 năm 1942, vua Bảo Đại ra Chỉ dụ về quy hoạch và mở rộng địa hạt của thành phố Hà Nội
Chuẩn y đạo dụ của Bảo Đại, ngày 25 tháng 8 năm 1942, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách huyện Hoàn Long khỏi tỉnh Hà Đông và sáp nhập vào thành phố Hà Nội, trở thành nhượng địa của Pháp, là vùng ngoại thành của Hà Nội
Một số địa phương hoặc khu vực có tầm quan trọng đặt biệt về chính trị hoặc quân sự thì Pháp lập sở Đại lí, do Đại lí người Pháp đứng đầu, đại diện trực tiếp của Công sứ hoặc Đốc lí cai trị [18; tr.10] Theo Nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1942 của Toàn quyền Đông Dương, Khu nhượng địa Hoàn Long được gọi là Đại lí đặc biệt của Hà Nội (Délégation spéciale de Hanoi) do một viên đồn trưởng làm Đại lí (délégué) hàm Công sứ người Pháp đứng đầu, dưới quyền chỉ đạo của Đốc lí thành phố, trụ sở đặt tại ấp Thái Hà Đại Lí đặc biệt Hoàn Long gồm huyện Hoàn Long là
và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức [15; tr 283]
Cũng trong năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào Hà Nội Sang năm 1943, Pháp tiếp tục mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào huyện Thanh Trì Điển hình như Quyết định ngày 22 tháng 2 năm 1943 của Toàn
Trang 32quyền Đông Dương chi tiền đền bù cho chủ đất ở làng Bạch Mai, huyện Thanh Trì,
do bị trưng dụng để xây dựng Khu đại học của Thành phố Hà Nội Trên đà đó, diện
và phía đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên, phía tây và nam giáp Hà Đông [65; tr 39]
Về tổ chức hành chính, Nghị định ngày 19 tháng 11 năm 1941 của Toàn quyền Đông Dương quy định thời gian và thể thức thông qua hồ sơ phân chia đất đai thành phố và các tỉnh Nội thành Hà Nội được chia thành 175 lô [75; tr 4]
Tới cuối năm 1942, thành phố Hà Nội được chia ra khu vực nội thành và ngoại thành Khu nội thành là 8 hộ phố (quartier), đến năm 1945 đổi thành 8 quận (từ số 1 đến số 8) Khu ngoại thành gồm 9 tổng, 60 xã [74; ngày 28/10/2009] So với năm
1981, tổ chức hành chính này tương ứng với quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và một phần huyện Từ Liêm, Thanh Trì
Như vậy, địa giới hành chính thành phố Hà Nội tiếp tục được mở rộng về phía tây và phía nam, gần tương đương Hà Nội năm 1960 Tổ chức hành chính nội thành 8
quận và ngoại thành 9 tổng, 60 xã Sự sáp nhập lại huyện Hoàn Long làm Đại lí đặc biệt là trường hợp tiền lệ cho việc nhập - tách của nhiều huyện ở Hà Nội sau này
* *
*
Tóm lại, địa giới hành chính Hà Nội thời Pháp thuộc biến đổi liên tục, phức tạp
Để phục vụ cho ách thống trị lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương, ngày 19 tháng 7 năm 1888, thực dân Pháp lập thành phố Hà Nội là thành phố cấp 1 trên cơ sở mở rộng Khu nhượng địa ở đông nam thành Thăng Long ra gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội Địa giới thành phố Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đến Cầu Giấy, theo đê La Thành, qua phố Khâm Thiên, đến Hồ Thiền Quang, quay lại làng Lương Yên (nay là phường Thanh
Trang 33
Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não của chính quyền thực dân nên ngay sau
khi ra đời, nó không ngừng được mở rộng địa giới hành chính cả về 4 phía đông - tây - nam - bắc và được chia thành 2 khu vực nội thành và ngoại thành Khu vực nội
thành là địa giới thành phố Hà Nội năm 1888 Khu vực ngoại thành được mở rộng nhanh chóng, ban đầu là vùng ngoại ô phía nam và phía tây, đến năm 1903 đã vượt sông Hồng sang phía đông là tổng Gia Thụy của huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh Đến
Trong khi đó, tỉnh Hà Nội do nhà Nguyễn quản lí vẫn tồn tại, nhưng địa giới hành chính sau năm 1888 tiếp tục biến đổi Năm 1896, tỉnh Hà Nội dời tỉnh thành từ góc đông nam thành Hà Nội cũ về thôn Cầu Đơ (huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa) Tỉnh Hà Nội được đổi tên là tỉnh Cầu Đơ (1902), rồi tỉnh Hà Đông (1904)
Từ năm 1915 đến năm 1941, do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội chi phối, địa
giới hành chính thành phố Hà Nội tiếp tục có sự biến đổi phức tạp: thu hẹp ở phía tây (huyện Hoàn Long nhập vào tỉnh Hà Đông) và mở rộng về phía nam (từ Bệnh viện
Hữu nghị đến hồ Bảy Mẫu) Diện tích Hà Nội năm 1937 là 123,59 km2
Trang 34Chương 3
SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
THỜI HIỆN ĐẠI (1945 - NAY)
3.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1960
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội trở thành thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trong thời kì đầu độc lập, chính quyền cách mạng tiếp tục duy trì
, gồm 8 quận nội thành và 9 tổng, 60 xã ngoại thành Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Hà Nội vừa kháng chiến vừa kiến quốc nên địa giới hầu như không biến đổi nhưng tổ chức hành chính biến đổi liên tục, chống chéo và vô cùng phức tạp Hòa bình lập lại (1954), địa giới Hà Nội lại biến đổi
3.1.1 Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1954
3.1.1.1 Tổ chức hành chính trong địa giới Hà Nội
Ngày 10 tháng 11 năm 1945, Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 36 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã Ngày 21 tháng 12 năm 1945, Hà Nội được chia thành 17 khu phố nội thành và 5 khu ngoại thành [15; tr 283]
17 khu phố nội thành gồm 336 đơn vị trực thuộc Cụ thể:
1 Khu Trúc Bạch gồm có 28 phố: Thủ Khoa Huân, Hoàng Hoa Thám, Mai Xuân Thưởng (từ Phan Đình Phùng đến Quán Thánh), Hùng Vương (từ Phan Đình Phùng đến Quán Thánh), Đặng Tất, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Cửa Bắc, Yên Ninh, Hàng Bún, Lê Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Trạch, Hoà Giai, làng Thuỵ Khuê, đê Yên Phụ đến phố Hoà Giai, ngõ Trúc Bạch đến phố Trúc Bạch, Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ, Hàng Than, (từ đê Yên Phụ đến Hoà Giai), Châu Long, Yên Thành, ngõ Hàng Bún, Quán Thánh (từ phố Nguyễn Văn Trạch trở lên),
cả khu Ngũ Xá, Phó Đức Chính, phố Trúc Lạc
2 Khu Đồng Xuân có 38 phố: Quán Thánh (từ phố Nguyễn Văn Trạch đến Hàng Than), Phan Đình Phùng (từ phố Nguyễn Văn Trạch đến phố Hàng Cót), Hàng Than (từ phố Hoà Giai đến cầu Long Biên), Hồng Phúc, Thủ Khoa Trực, Hàng Dầu,
Trang 35Nguyễn Tri Phương (từ Cửa Đông đến Phan Đình Phùng), Lò Rèn, Hàng Cá, Ngõ Gạch, Phương Đình, Đào Duy Từ (từ Hàng Buồm đến Hàng Chiếu), Hồng Thái, Thanh Hà, Hàng Đường, Khúc Hạo, Cổng Đục, Hàng Gà (từ Hàng Vải đến Hàng Mã), Hàng Đồng, Hàng Rươi, Thuốc Bắc, Chả Cá, Hàng Cót, Hàng Chai, Hàng Chiếu, Hàng Lược, Sông Tô Lịch, phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Giầy, phố Tán Thuật (từ Hàng Buồm đến Hàng Khoai), Hàng Khoai, Hai Hiên, Nguyễn Mậu Kiến, Phùng Hưng (từ Hàng Vải đến Phan Đình Phùng)
3 Khu Thăng Long có 28 đơn vị gồm các phố: Hùng Vương (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Phan Đình Phùng), Cao Thắng, Hoàng Diệu (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Phan Đình Phùng), Hàng Lọng (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Dân Chủ Cộng Hoà), Lê Cảnh Tuân, Tự Do, Nhâm Diên, Tích Quang, Tôn Trung Sơn, Tô Thất Thuyết (từ phố Tống Duy Tân đến phố Nguyễn Tri Phương), Cao Bá Quát, Ông Ích Khiêm, Lê Trực, Hàm Nghi, Sơn Tây, (từ phố Ông Ích Khiêm đến phố Kim Mã), Tống Duy Tân (cả phố Song Mai đến đường Cát Linh), Hạnh Phúc, phố Dân Quyền, Một Cột, đường Nhân Quyền, phố Dân Chủ Cộng Hoà, Hàm Nghi, Phan Chu Trinh (từ Cửa Nam đến Kim Mã)
Thuộc vào khu vực này: Xuân Biểu, Vạn Phúc, Kim Mã, trên đường Sơn Tây từ phố Tống Duy Tân đến chùa làng Kim Mã (ba nơi này chỉ lấy 2 bên dân phố), phố Tống Duy Tân và đoạn phố Đội Cấn (thuộc phạm vi làng Ngọc Hà)
4 Khu Đông Thành gồm 31 phố: Cửa Đông, ngõ Nhà Hoả, Hàng Điếu, Hàng Gà, (từ phố Hàng Vải đến phố Hàng Mã), Bát Đàn, Hàng Thiếc, Hàng Cân, Đường Thành, Phùng Hưng, (từ Hàng Đồng đến Hàng Vải), Hà Trung, Ngõ Trạm Mới, Bùi
Bá Kỉ, Hàng Da, ngõ Tam Thương, Ngõ Hàng Chỉ, Tố Tịch, Hàng Vải, ngõ Hàng Bút, Hàng Phèn, Hàng Bồ, Hàng Bút, Lương Văn Can, (từ Hàng Gai đến Hàng Bồ), Hàng Nón, Hàng Quạt, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh, Cấm Chỉ, ngõ Yên Thái, Hàng Mành, Hàng Hòm, Tô Thất Thuyết, (từ phố Nguyễn Tri Phương đến phố Phùng Hưng)
5 Khu Đông Kinh Nghĩa Thục có 27 phố: Hàng Đào, Hàng Ngang, Tán Thuật (từ Hàng Buồm đến Hàng Bạc), Ngõ Hài Tượng, ngõ Phất Lộc, Bắc Ninh, Hàng Tre, Trần Nhật Duật (từ phố Hàng Chĩnh đến phố Nguyễn Trãi), Hàng Mắm, Ngõ Yên Trung, Cầu Gỗ, Bình Chuẩn, Trần Cao Vân, Hàng Bè, Tạ Hiện, Ngô Văn Sở, Đào
Trang 36Duy Từ (từ phố Lương Ngọc Quyến đến Hàng Buồm), Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Chỉ, Hàng Muối, Hàng Bạc, Lê Ninh, Gia Ngư, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Trãi, Hàng Dầu (từ phố Nguyễn Trãi đến Cầu Gỗ)
6 Khu Hoàn Kiếm gồm 30 phố: Hàng Bông (từ Hàng Trống đến Dân Chủ Cộng Hoà), Hàng Gai, Lê Thái Tổ, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thành Hiên, Trương Công Định, Gia Định, Hàng Vôi, Quán Sứ (từ phố Tràng Thi đến Hàng Bông), Chân Cầm, Ngõ Thượng Xương, Nhà Chung, Bảo Khánh, Quang Trung (từ phố Tràng Tiền đến Nhà Chung), Trần Quang Khải (từ Nguyễn Trãi đến Đồn Thuỷ), Hàng Dầu (từ phố
Lê Thái Tổ đến phố Nguyễn Trãi), Trần Nguyên Hãn, Lê Lai, Lục Tỉnh, Lê Thạch,
Tô Hiến Thành, Lí Thái Tổ, ngõ Hội Vũ, Nguyễn Đình Chiểu, Ngõ Huyện, Nguyễn
Mỵ, Lí Quốc Sư, Hàng Trống, Hàng Hành, Ngô Quyền, (từ phố Tràng Tiền đến phố Hàng Vôi)
7 Khu Văn Miếu gồm 27 phố: Lê Như Hổ, Bảo Anh, Phan Nhữ Tiến, Phạm Lập Trân, Phùng Hưng (từ phố Cát Linh đến phố Phan Chu Trinh), Bích Câu, Sĩ Nhiếp, Đinh Tiên Hoàng, Ngõ Thanh Miến, Bùi Huy Bích, Trạng Bùng, Quốc Tử Giám, Cát Linh, Đoàn Thị Điểm, Trương Vĩnh Kí, Mạc Đĩnh Chi, Hàng Bột (từ phố Trương Vĩnh Kí đến phố Phan Chu Trinh), Đặng Trần Côn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Công Trứ, ngõ Nguyễn Công Trứ, ngõ Ngô Sĩ Liên, Tế Sinh và những làng của ngoại thành sáp nhập vào: làng Văn Chương, làng Linh Quang hai bên phố Hàng Bột, hai bên phố Khâm Thiên (kể cả ngõ Chợ nhưng chỉ đến chợ)
8 Khu Quán Sứ gồm 29 phố: phố Đình Ngang, Hàng Bông (từ phố Dân Chủ Cộng Hòa đến hết), Cửa Nam, Tràng Thi, (từ Dân Chủ Cộng Hòa đến Quang Trung), Bà Trưng (từ Hàng Lọng đến phố Quang Trung), phố Nam Ngư, Lí Thường Kiệt (từ Hàng Lọng đến Nguyễn Du, từ Hàng Lọng đến Quang Trung), Phan Bội Châu, khu Tức Mặc, Yết Kiêu, Trần Bình Trọng (từ phố Trần Nhân Tôn đến Trần Hưng Đạo), Quán Sứ (từ Trần Hưng Đạo đến Tràng Tiền), Hoa Lư, Thợ Ruộm (từ Hàng Bông đến Quang Trung), Khu Hàng Cỏ, Khu Kiếp Bạc, Trần Quốc Toản (từ Hàng Lọng đến Quang Trung), Ôn Như Hầu, Đỗ Quyên, Trần Quý Cáp, Đặng Đình Nhân, Nguyễn Thượng Hiền, Huấn Quyền, Tôn Đản, Thi Sách, Lê Chân, Nguyễn Huy Tự, Khu Hạ Hồi, Quang Trung (từ phố Nguyễn Du đến Tràng Tiền)
Trang 379 Khu Đại Học gồm 32 phố: Tràng Thi (từ Quang Trung đến Mai Hắc Đế), Hàng Khay, Tràng Tiền, Đồn Thủy, Bà Trưng (từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Lí Thường Kiệt (từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Trần Hưng Đạo (Từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Thợ Ruộm (từ Quang Trung đến Mai Hắc Đế), Khuông Việt, Hàm Long, Trần Quốc Toản (từ Quang Trung đến Duy Tân), Nguyễn Du (từ phố Quang Trung đến phố Duy Tân), Trương Hán Siêu, ngõ Tràng Tiền, Phạm Sư Mạnh, Vọng Đức, Khu Cổ Am, Nguyễn Chế Nghĩa, Khu Nghĩa Lộ, Ngõ Bạch Vân, Lê Thánh Tôn, Đặng Thái Thân, Phạm Ngũ Lão, Khánh Dư (từ Đồn Thủy đến Trần Hưng Đạo), Chu Mạnh Trinh, Mai Hắc Đế, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền (từ Hàm Long đến Tràng Tiền), Yên Đổ, Trạng Trình, Hàn Thuyên, Phan Huy Chú
10 Khu Bảy Mẫu gồm 18 phố: Hồ Xuân Hương, Trần Nhân Ton, Thái Phiên, Tô Hiệu, Kí Con, Đội Cung, Đại Cồ Việt (từ Hàng Lọng đến phố Duy Tân), Trần Quốc Đạt, Trần Bình Trọng (từ Trần Nhân Tôn trở xuống), Quang Trung (từ Trần Nhân Tôn đến Đại Cồ Việt), Bùi Thị Xuân (từ phố Trần Nhân Tôn đến Đại Cồ Việt), Trần Phú, Bà Triệu, Minh Khai, Bùi Quang Trinh, Lê Bình, Nam Nghĩa, Lê Đại Hành
11 Khu Chợ Hôm gồm 21 phố: Duy Tân, ngõ Hòa Mã, Yên Bái, Kinh Dương Vương, Đô Lương, Phù Đổng, Văn Thân, Văn Lang, Lạc Long Quân, Thiên Trường,
Lữ Gia, Thái Nguyên, Lê Văn Hưu, Trần Thánh Tôn, Hòa Mã, Yersin (từ phố Duy Tân đến Lò Đúc), Giải Phóng, Chùa Vua, ngõ Duy Tân, Tân Trào, ngõ Tân Trào
12 Khu Lò Đúc gồm 14 phố: Lò Đúc, Lê Quý Đôn, Hồng Đức, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Đình Hổ, Yersin (từ Lò Đúc đến Trần Khánh Dư), Trần Khánh Dư (từ Trần Hưng Đạo đến Ấu Triệu), D- N- Khoai, Lãn Ông, Nguyễn Thị Kim, Ấu Triệu, Nguyễn Thị Bình, làng Lãng Yên (trừ bãi ngoài đê sẽ sáp nhập vào khu vực này)
13 Khu Hồng Hà gồm 4 đơn vị: khu Nghĩa Dũng, khu Tân Ấp, khu Phúc Xá Hạ, khu Văn Thủy
14 Khu Long Biên gồm 2 đơn vị: khu Phúc Tân cũ (từ Cầu Long Biên đến phố Phan Thanh Giản thẳng ra lối sông), vùng bãi Cơ Xá Nam (vào khoảng từ đầu phố Phan Thanh Giản đến đường Vạn Kiếp)
Trang 3815 Khu Đồng Nhân gồm 4 đơn vị: khu Đồng Nhân cũ, vùng bãi Lạc Chung, Thanh Lương, làng Yên Sở sáp nhập vào khu vực này
16 Khu Vạn Thái có 1 đơn vị: Hàng Vạn
17 Khu Bạch Mai có 2 đơn vị: cửa ngoại thành nhập vào nội thành gồm phố Nam
Bộ (Bạch Mai cũ) và làng Bạch Mai [2; tr 157 - 160]
5 khu ngoại thành có 107 đơn vị trực thuộc:
1 Khu Lãng Bạc gồm 23 làng: Cao Đỉnh, Liên Ngạc, Nghi Tàm, Ngọc Xuyên, Nội Châu, Nhật Tân, Nhật Tảo, Phú Xá, Phú Gia, Quảng Bá, Quán La, Quán La Sở, Tam Lạc, Tây Hồ, Tàm Xá, Thượng Thụy, Từ Châu, Vạn Ngọc, Vạn Đẩu, Xuân Tảo, Xuân Tảo Sở, Yên Phụ, Phúc Xá [2; tr 159 - 160] Khu Lãng Bạc tương đương quận Tây Hồ và một số làng huyện Từ Liêm hiện nay [42; tr 380]
2 Khu Đại La gồm 32 làng: Bái Ân, Trích Sài, Võng Thị, Cống Vị, Cổ Nhuế Hoàng, Dịch Vọng, Dịch Hậu, Dịch Vọng Sở, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Tiền, Đại Yên, Đoàn Môn, Đông Xã, Giảng Võ, Hữu Tiệp, Hạ Yên Quyết, Tiền Môn, Hồ Khẩu, Kim Mã, Liễu Giai, Mai Dịch, Mễ Trì, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô Hạ, Nghĩa Đô Thượng, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Yên Hòa, Yên Thái, An Thọ, Vĩnh Phúc [2; tr
159 - 160] Khu Đại La tương đương một phần quận Ba Đình và quận Cầu Giấy hiện nay [42; tr 380]
3 Khu Đống Đa gồm 28 làng: Chính Kinh, Cự Lộc, Định Công Thượng, Giáp Nhất, Hòa Mục, Hạ Đình, Khương Thượng, Khương Hạ, Khương Trung, Kim Lũ, Kim Giang, Kim Vân, Mĩ Đức, Nhược Công, Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Phương Liệt, Quan Nhân, Trung Kính, Thượng Đình, Thịnh Quang, Thái Hà, Trung Tự, Trung Phụng, Thổ Quan, Thịnh Hào, Xã Đàn, Yên Lãng [2; tr 159 - 160] Khu Đống Đa tương đương một phần quận Đống Đa và quận Thanh Xuân ngày nay [42; tr 380]
4 Khu Đề Thám gồm 13 làng: Đại Từ, Định Công Hạ, Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp
Tứ, Giáp Bát, Hoàng Mai Đông, Hoàng Mai Đoài, Tương Mai, Mai Động, Phương Liệt, Quỳnh Lôi [2; tr 159 - 160] Khu Đề Thám tương đương một phần quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì ngày nay [42; tr 380]
5 Khu Mê Linh gồm 11 làng: Khuyến Lương, Lạc Trung, Nam Dư Thượng, Nam
Dư Hạ, Sở Thượng, Thanh Lương, Thanh Trì, Thúy Lĩnh, Vĩnh Tuy, Yên Duyên,
Trang 39Yên Lương [2; tr 159 - 160] Khu Mê Linh tương đương một phần quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì ngày nay [42; tr 380]
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, cả nước được chia thành các chiến khu, Hà Nội là chiến khu XI Từ đầu tháng 3 năm 1947, khu vực ngoại thành Hà Nội được chia thành 3 quận Các khu Đại
La, Lãng Bạc sáp nhập lại thành Quận 4, khu Đống Đa đổi thành Quận 5, hai khu Đề Thám và Mê linh gộp lại thành Quận 6 [53; tr 390] Đến Nghị định số 365/NgĐ của
Bộ Nội vụ ngày 15 tháng 7 năm 1948 quy định Quận 4, Quận 5 và Quận 6 ngoại thành Hà Nội nay tạm thời gọi là huyện Trấn Tây, huyện Đống Đa và huyện Mê Linh [2; tr 168 - 169]
Nghị quyết số 142/NQ - KC - HC của Uỷ ban kháng chiến - hành chính Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 1949 quy định hủy bỏ Nghị quyết số 123 - NQ/KC - HC ngày
15 tháng 5 năm 1949 chia nội thành Hà Nội làm hai liên khu phố Nay chia nội thành
Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 1, Quận 2, Quận 3 và chia ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5 và Quận 6 Địa giới nội ngoại thành cụ thể là: Nội thành: Lấy đường Kim Mã, Hàng Đẫy, Tràng Thi, Tràng Tiền ra tới bờ sông Hồng làm giới hạn Quận 1 gồm 9 khu phố và 7 làng: Trúc Bạch (cộng với làng Yên Phụ), Thăng Long (cộng với làng Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Đại Yên, Vạn Phúc, Kim Hạ), Đồng Xuân, Long Biên, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Đông Thành, Vạn Thái Đoạn đường từ Kim Mã đến vườn hoa Cửa Nam thuộc Quận 1 Quận 2 gồm 8 khu phố và 21 làng: Đại Học, Lò Đúc, Quán Sứ, Văn Miếu (cộng với các làng Giảng Võ, Thổ Quan, Văn Chương, Thịnh Hào, Linh Quang), Đồng Nhân (cộng với các làng Thanh Lương, Lạc Trung, Thanh Nhàn, Lương Yên), Chợ Hôm, Bảy Mẫu (cộng với các làng Trung Phụng, Trung Tự, Mĩ Đức, Kim Liên,
Xã Đàn, Bạch Mai) Đoạn đường từ vườn hoa Cửa Nam qua Nhà hát Lớn tới đê Đại
Hà thuộc Quận 3 [2; tr 176]
Ngoại thành: Quận 4, Quận 5, Quận 6 gồm tổng cộng 113 làng [2; tr 176] Nghị định số 112 – NV/3 của Bộ Nội vụ ngày 25 tháng 6 năm 1949, sáp nhập 3 xã Khuyến Lương, Yên Duyên, Sở Thượng thuộc Quận 6 làm một xã lấy tên là xã Hà Linh vẫn nằm ở ngoại thành Hà Nội [2; tr 178]
Trang 40Quận 4 gồm 46 làng: Cổ Nhuế Viên, Cổ Nhuế Hoàng, Cổ Nhuế Đống, Cáo Đỉnh, Xuân Tảo Xã, Quán La Xã, Quán La Sở, Xuân Tảo Sở, Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Sở, Dịch Vọng Tiền, Mai Dịch, Yên Hòa, Hạ Yên Quyết, Nghĩa
Đô, Đại Yên, Trích Sài, Hồ Khẩu, Yên Thái, Yên Phú, Đoài Môn, Võng Thị, An Thọ, Đồng Xa, Nhật Tân, Quảng Bá, Phú Gia, Phú Xá, Thượng Thụy, Nhân Mĩ, Đình Thôn, Phú Mĩ, Bảo Châu, Tam Xá, Tam Lạc, Thụy Phương, Nhật Tảo, Đông Ngạc, Tây Hồ, Nghi Tàm, Liễu Giai, Thủ Lệ, Cống Vị, Vĩnh Phúc Thượng, Hà Trung Quận 5 gồm 27 làng: Kim Lũ, Kim Văn, Kim Giang, Khương Thượng, Khương Trung, Khương Hạ,, Thượng Đình, Hạ Đình, Thanh Liệt, Huỳnh Cung, Thịnh Quang, Yên Lãng, Trung Kính Thượng, Trung Kính Hạ, Phú Đô, Quan Nhân, Chính Kinh,
Cự Lộc, Giáp Nhất, Hòa Mục, Định Công Thượng, Định Công Hạ, Thái Hà, Nam Đồng, Nhược Công
Quận 6 gồm 40 làng: Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nam Dư Thượng, Khuyến Lương, Yên Duyên, Sở Thượng, Yên Mĩ, Đại Lan, Nam Dư Hạ, Thúy Lĩnh, Tranh Khúc, Văn Uyên, Vạn Phúc, Hoàng Mai, Tương Mai, Mai Động, Quỳnh Lôi, Phương Liệt, Giáp Nhất, Giáp Tứ, Giáp Lục, Giáp Thất, Giáp Bát, Đại Từ, Linh Đàm, Pháp Vân, Tứ Kì, Yên Ngưu, Tựu Liệt, Yên Ngô, Đông Trù, Văn Điển, Cổ Điển, Tương Trúc, Tự Khoát, Việt Yên, Mĩ Á, Đông Phù, Đông Trạch [2; tr 176]
Ngày 21 tháng 7 năm 1949, Uỷ ban kháng chiến - hành chính Hà Nội kí Quyết định số 260/NQKC - HC về việc bãi bỏ Ủy ban kháng chiến - hành chính các xã có tên dưới đây thuộc ngoại thành Hà Nội - vì lí do đã sáp nhập vào các khu phố nội thành Hà Nội: Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hàm, Đại Yên, Vạn Phúc, Kim Mã Hạ, được sáp nhập vào khu Thăng Long, Giảng Võ Các xã Thổ Quan, Văn Chương, Thịnh Hào, Linh Quang được sáp nhập vào khu Văn Miếu, Thanh Lương, Lạc Trung, Thanh Nhàn, Lãng Yên Khu Đồng Nhân, Trung Phụng, Trung Tự, Mĩ Đức, Kim Liên, Xã Đàn được sáp nhập vào khu Bảy Mẫu
Tiếp đó, ngày 7 tháng 9 năm 1949, Ủy ban kháng chiến - hành chính Hà Nội có Nghị quyết số 232 về việc sáp nhập làng Yên Phụ thuộc Quận 1 nội thành vào Quận 4 ngoại thành Hà Nội Thêm vào địa giới Quận 4 ngoại thành Hà Nội làng Liên Ngạc và Nam Phúc Thượng [2; tr 181] Quyết định số 341 - QN/HN của
Ủy ban kháng chiến - hành chính Hà Nội ngày 15 tháng 11 năm 1949 nhập làng