Thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch địa giới hành chính

Một phần của tài liệu Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 77)

Địa giới hành chính thủ đô nhiều nước trên thế giới rất ổn định, trong khi Hà Nội của Việt Nam biến đổi liên tục và vô cùng phức tạp. Sự quy hoạch địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại diễn ra manh mún, chắp vá, thường xuyên tách - nhập, thu - mở. Có khi mở rộng đồng tâm về bốn hướng, nhưng cũng có lúc chỉ mở rộng một đến hai hướng. Nguyên nhân là do biến động chế độ chính trị, chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu thủ đô đơn chức năng hay đa chức năng…Nhưng nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nhất là giai đoạn sau năm 1945, là do lãnh đạo và tham mưu thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch địa giới hành chính Hà Nội.

Điểm lại lịch sử biến đổi địa giới Hà Nội trong 150 năm qua ta thấy:

Từ năm 1858 đến năm 1874, tỉnh Hà Nội có địa giới ổn định như năm 1831. Từ năm 1874 - 1875, Hà Nội bắt đầu bị thu hẹp địa giới ở phía đông vì phải cắt khu Đồn Thủy giáp đông nam thành Thăng Long cho Pháp lập Khu lãnh sự rồi chuyển thành Khu nhượng địa. Nhưng sau đó, Hà Nội lại được mở rộng về phía tây vì sáp nhập từ tỉnh Sơn Tây huyện Mĩ Lương (1880) và huyện Đan Phượng (1888).

Năm 1888, Pháp lập thành phố Hà Nội là thành phố cấp 1 trên cơ sở mở rộng Khu nhượng địa tại Hà Nội. Từ đây đến năm 1902, nước ta tồn tại song song 2 địa phương mang tên Hà Nội. Đó là tỉnh Hà Nội từng bước bị thu hẹp địa giới ở phía đông, nam nhưng mở rộng ở phía tây và thành phố Hà Nội không ngừng được mở rộng địa giới về phía tây, nam (ra đời khu ngoại ô).

Năm 1903, lần đầu tiên thành phố Hà Nội được mở rộng địa giới về phía đông, qua sông Hồng, sáp nhập một phần huyện Gia Lâm của tỉnh Bắc Ninh. Nhưng đến

năm 1915, địa giới Hà Nội lại bị thu hẹp ở phía tây do tách ngoại thành là huyện Hoàn Long nhập vào tỉnh Hà Đông.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945, địa giới Hà Nội từng bước được mở rộng về phía nam, dọc theo bờ sông Hồng đến khu vực hồ Bảy Mẫu, rồi giáp huyện Thanh Trì. Đến năm 1942, Hà Nội lại mở rộng địa giới về phía tây bằng việc sáp nhập lại huyện Hoàn Long của tỉnh Hà Đông làm Đại lí đặc biệt. Huyện Hoàn Long là trường hợp đầu tiên trong nhiều huyện bị tách - nhập ở Hà Nội.

Năm 1961, Hà Nội được mở rộng địa giới ra đều 4 phía đông, tây, nam, bắc bằng việc sáp nhập một số khu vực thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đến năm 1978, Hà Nội lại được mở rộng về phía tây và phía bắc bằng việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú.

Từ năm 1991, Hà Nội bị thu hẹp địa giới ở phía tây và phía bắc bằng việc chuyển huyện Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phú, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất về tỉnh Hà Tây. Đến năm 2008, Hà Nội lại được mở rộng địa giới về phía tây và phía bắc bằng việc sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đến đây, một số địa phương của tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc đã được tái sáp nhập vào Hà Nội.

Như vây, địa giới tỉnh - thành phố Hà Nội hẹp nhất là năm 1888, khi Pháp mới

lập thành phố Hà Nội ở đông nam thành Thăng Long với diện tích 30 km2

. Địa giới

Hà Nội rộng nhất là sau ngày 1 tháng 8 năm 2008 với diện tích3344,7 km2 (gấp hơn

111 lần khi hẹp nhất). Địa giới Hà Nội rộng thứ hai khi nhà Nguyễn mới lập tỉnh Hà Nội năm 1831 (tương đương thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Đông và gần hết tỉnh Hà

Nam năm 1960 gộp lại) với diện tích khoảng hơn 2000 km2.

Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời thời cận - hiện đại, nhất là giai đoạn từ năm 1945 đến nay, thiếu quy hoạch chiến lược. Mỗi lần biến đổi địa giới, các cơ quan chức năng đều đưa ra những lí do hợp lí. Nhưng sau một thời gian không lâu và chưa làm được gì nhiều trên địa giới mới, họ lại thấy sự biến đổi địa giới vừa qua là vô lí, bất cập dẫn đến phải biến đổi lại địa giới theo hướng trở về trước. Cứ như thế, địa giới hành chính Hà Nội đã biến đổi liên tục và phức tạp, có khi theo chu kì tách -

nhập, thu - mở. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do lãnh đạo và tham mưu thiếu tầm nhìn chiến lược.

Vì thiếu tính chiến lược nên sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội đã gây nhiều xáo trộn về tổ chức hành chính, tác động không chỉ tích cực mà cả tiêu cực tới mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và những vùng lân cận, nhất là những vùng thường xuyên bị tách - nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Dương Quốc Anh (1988), Việt Nam những sự kiện lịch sử, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 2002, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Bắc (1990), Hà Nội tự điển, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội,

Hà Nội.

5. Chủ tịch nước ban hành Pháp lệnh thủ đô Hà Nội (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Cục Đo đạc và bản đồ nhà nước (1986), Tập bản đồ Việt Nam - hành chính

và hình thể, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

7. Cục lưu trữ nhà nước (2000), Lịch sử Hà Nội qua những tài liệu lưu trữ. Địa

giới hành chính Hà Nội từ 1873 đến 1954, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

8. Lâm Quang Dốc - Phạm Khắc Lợi - Nguyễn Minh Tuệ - Đặng Duy Lợi

(2009), Địa lí Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Đàn (2003), Thăng Long Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10.Đảng bộ thành phố Hà Nội (1989), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1926

- 1954, Sơ thảo, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

11.Nguyễn Khắc Đạm (1999), Thành lũy, phố phường và con người Hà Nội trong lịch sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

12.Lê Mậu Hãn (chủ biên) (1997), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

13.Đặng Thái Hoàng (1998), Hà Nội nghìn năm xây dựng, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

14.Bùi Công Hoài (2001), Địa lí Hà Nội, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội,

15.PGS. Trần Hùng – TS. KTS Nguyễn Quốc Thông (2004), Thăng Long - Hà Nội mười thế kỉ đô thị hoá, tái bản có bổ sung, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

16.Nguyễn Thừa Hỷ (1983), Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII - XIX, Luận án

Phó tiến sĩ Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

17.Nguyễn Hải Kế (chủ biên) (2000), 1000 câu hỏi - đáp về Thăng Long - Hà

Nội, Tâp I và II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội .

18.Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

19.Phan Huy Lê (chủ biên) (2008), Địa bạ cổ Hà Nội - huyện Thọ Xương, Vĩnh

Thuận, Tập II, Nxb Hà Nội, Hà Nội

20.Phan Huy Lê, Phan Thế Long, Nguyễn Hải Kế, Nguyễn Quang Ngọc (2008),

Địa bạ cổ huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

21.Trần Huy Liệu (chủ biên) (2000), Lịch sử thủ đô Hà Nội, tái bản, Nxb Sử

học, Hà Nội.

22.Nguyễn Loan (1994), Từ điển đường phố Hà Nội, Nxb Thế giới, Hà Nội.

23.Nguyễn Thuý Nga - Nguyễn Văn Nguyên (chủ biên) (2007), Địa chí Thăng

Long - Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm, Nxb Thế giới, Hà Nội.

24.Thuỳ Nguyên biên dịch (2007), Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu thế kỉ XX, Nxb

Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

25.Nhà xuất bản Bản đồ (2005), Tập bản đồ hành chính Việt Nam năm 1997, 2002, 2005, Nxb Bản đồ, Hà Nội.

26.Nhà xuất bản Hải Phòng (2003), Tỉnh thành xưa ở Việt Nam, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

27.Nhà xuất bản Khoa học xã hội (2004), Đại Việt sử kí toàn thư, Tập I, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

28.Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (2005), Bách khoa thư Hà Nội, in lần thứ

nhất, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.

30.Nguyễn Thế Ninh (2007), Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua 1000 năm lịch sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

31.Phùng Hữu Phú (chủ biên) (2004), Những chặng đường lịch sử 1945 - 2000,

Nxb Hà Nội, Hà Nội.

32.Đặng Duy Phúc (1996), Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội, quê hương và nơi hội tụ nhân tài, Nxb Hà Nội, Hà Nội

33.Nguyễn Vinh Phúc (2004), Hà Nội qua những năm tháng, Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

34.Nguyễn Vinh Phúc - Tô Hoài (2000), Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà

Nội, 4 tập, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

35.Nguyễn Vinh Phúc (chủ biên) (2005), Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Nxb Trẻ, Hà Nội.

36.Quốc sử quán triều Nguyễn (1999), Đại Nam nhất thống chí (đã dịch), Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

37.Quốc sử quán triểu Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục (đã dịch), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

38.Giang Quân (1987), Dấu tích kinh thành, Nxb Hà Nội, Hà Nội

39.Giang Quân (1994), Hà Nội xưa và nay, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

40.Giang Quân (1999), Hà Nội phố phường, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

41.Giang Quân (2000), Thủ đô Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội

42.Vũ Văn Quân (chủ biên) (2007), Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

43.Dương Trung Quốc (1989), Việt Nam, những sự kiện lịch sử, Tập IV, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

44.Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1997), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập I,

45.Sở Địa chính Hà Nội (1958), Báo cáo về việc chỉnh lí bản đồ và làm địa bạ các xã ngoại thành Hà Nội, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Hà Nội, mã 446.

46.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2002), Lịch sử Hà Nội, Nxb Hà Nội,

Hà Nội.

47.Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội (1999), Thủ đô Hà Nội, Sở văn hóa - Thông

tin Hà Nội xuất bản, Hà Nội.

48.Nguyễn Văn Tân (2007), Lược sử Hà Nội, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

49.Dương Thị The và Phạm Thị Thoa (1981), Làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50.Bùi Thiết (1993), Từ điển Hà Nội địa danh, Nxb Văn hoá - Thông tin,

Hà Nội.

51.Hoàng Đạo Thúy (1971), Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nxb Hội Văn nghệ Hà Nội, Hà Nội

52.Hoàng Đạo Thúy (1974), Phố phường Hà Nội xưa, Sở Văn hóa - Thông tin

Hà Nội, Hà Nội.

53.Vũ Văn Tỉnh (1972), Những thay đổi về địa lí hành chính thời kì Pháp thuộc, Nxb Sự thật, Hà Nội.

54.Thư viện Quốc gia Việt Nam (2005), Bản đồ Hà Nội cổ và vùng phụ cận, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

55.Lê Thước (1994), Lược sử tên phố Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội,

Hà Nội.

56.Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng (chủ biên) (1999), Thăng Long - Hà Nội, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

57.Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí (chủ biên) (2007), Địa chí Hà Tây, Nxb Văn

hoá - Thông tin, Hà Nội.

58.Trần Mạnh Tuấn (chủ biên) (2006), Thủ đô Hà Nội nhìn từ vũ trụ, Nxb Bản

59.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội (2000), Giới thiệu danh mục làng xã tỉnh Hà Nội cuối thế kỉ 19, Lưu trữ Việt Nam, tháng 6 năm 2000 (số 3), tr. 22- 26.

60.Nguyễn Văn Uẩn (1986), Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX, Nxb Hà Nội.

61.Trần Quốc Vượng (2004), Hà Nội nghìn xưa, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

62.Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm (1984) Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

63.Trần Quốc Vượng (2004), Hà Nội thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

64.Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Sử học (2006), Việt

Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1858, tái bản lần 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

65.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2000), Địa lí Hà Nội, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

66.Trang web www. Chính phủ/Hà Nội/Lịch sử.

67.Trang web www. Cuộc sống Việt/Tỉnh Hà Nam/Lịch sử cận đại.

68.Trang web www.Laodong/Hà Nội/Mở rộng địa giới hành chính.

69.Trang web www.moj.gov.vn/Hà Nội.

70.Trang web www.Quốc hội Việt Nam.

71.Trang web www.Sở địa chính Hà Nội.

72.Trang web www.Thành phố Hà Nội.

73.Trang web www.Wikipedia tiếng Việt/Hà Nội.

74.Trang web www.1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

75.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Tài liệu kí hiệu M3 – 17 về phân chia Thành

phố Hà Nội thành từng lô đất (1942 - 1943)

76.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Tài liệu kí hiệu D34 – 29971 về việc sáp nhập

77.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Tài liệu kí hiệu D34 – 11629 về giới hạn của Thành phố Nà Nội (1895)

78.Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Tài liệu kí hiệu E 97 – 802, M3: Nghị định số

338/NĐ ngày 25 tháng 7 năm 1950 của Thị trưởng Thành phố Hà Nội chia Hà Nội thành 36 khu phố.

PHỤ LỤC.

1. Bản đồ, lược đồ, bản ảnh về địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.

2. Các phủ, huyện của tỉnh Hà Nội thời Nguyễn.

3. Danh sách các đơn vị hành chính cấp quận, huyện của Hà Nội năm 2009.

4. Bảng niên biểu các sự kiện quan trọng trong quá trình biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.

1. Bản đồ, lược đồ, bản ảnh về địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại.

Bản ảnh 1: Khu vực Hà Nội, Ảnh chụp từ vệ tinh

Lược đồ 1. Đông Kinh năm 1490 (Nguồn:http://my.opera.com/Nguyentaiduc)

Lược đồ 2. Hà Nội đầu thế kỉ XIX

Lược đồ này do Nguyễn Đức Lộc và Trần Cống Tiến vẽ năm 1831 theo lối ước lệ. Trần Huy Bá vẽ lại ngày 10 tháng 12 năm 1956.

Lược đồ 3. Tỉnh Hà Nội năm 1831

Nguồn: Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội, Thư viện Quốc gia, Trường Viễn Đông bác cổ (2005), Bản đồ Hà Nội cổ và vùng phụ cận.

Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 10 nâng cao (2006), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 202

Bản đồ 1. Hà Nội năm 1873

Nguồn: Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội, Thư viện Quốc gia, Trường Viễn Đông bác cổ (2005), Bản đồ Hà Nội cổ và vùng phụ cận.

Bản ảnh 2. Bảng chỉ dẫn Bản đồ Hà Nội năm 1873

Nguồn: Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội, Thư viện Quốc gia, Trường Viễn Đông bác cổ (2005), Bản đồ Hà Nội cổ và vùng phụ cận.

Bản đồ 2. Hà Nội năm 1883

Bản đồ gốc tỉ lệ 1/10.000 được thực hiện theo những hình vẽ của thiếu uý Launay thuộc đội quân viễn chinh Bắc Kì và được Sở Địa lí Đông Dương xuất bản năm 1883. Kích thước gốc 45 cm x 53 cm, một bản lưu tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại ở Aix - en –Provence.

Nguồn: Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội, Thư viện Quốc gia, Trường Viễn Đông bác cổ (2005), Bản đồ Hà Nội cổ và vùng phụ cận.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)