Nhưng sau một thời gian vừa học tập vừa trao đổi ý kiến với các giáo sư và nghiên cứu sinh của Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Osaka, tôi hiểu rằng những vấn đề còn tranh cãi về mô hình
Trang 1§¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr−êng §¹i häc Khoa häc x· Héi vµ Nh©n V¨n
Phan H¶i Linh
trang viªn NhËt B¶n thÕ kØ VIII-XVI qua trang viªn Oyama vµ Hine
LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö
Hµ Néi 2006
Trang 2Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học xã Hội và Nhân Văn
Phan Hải Linh
trang viên Nhật Bản thế kỉ VIII-XVI qua trang viên Oyama và Hine
Chuyên ngành: Lịch sử cận đại và hiện đại
Trang 3Mục lục
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng và hình ảnh minh hoạ
Mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 11
5 Bố cục của luận án 14
6 Đóng góp của luận án 16
Chương 1 trang viên Oyama 18
1.1 Quá trình thành lập trang viên Oyama thời Heian 20
1.1.1 Thung lũng Oyama trước thời Heian 20
1.1.2 Quá trình lập trang của Toji 24
1.1.3 Tình hình khai khẩn và canh tác thời Heian 31
1.1.4 Mối quan hệ giữa trang viên và quốc ty 34
1.1.4.1 Thủ tục kê khai và kiểm ruộng 34
1.1.4.2 Biện pháp trốn thuế và mở rộng phạm vi trang viên 38
1.2 Trang viên Oyama thời Kamakura 44
1.2.1 Sự xâm nhập của thủ hộ Nakazawa 44
1.2.2 Tình hình thuỷ lợi và canh tác thời Kamakura 51
1.2.3 Làng trong trang viên Oyama 56
1.2.3.1 Mối quan hệ giữa làng với lãnh chủ 56
1.2.3.2 Danh chủ 61
1.3 Trang viên Oyama thời Muromachi 64
1.3.1 Tình hình canh tác thời Muromachi 64
1.3.2 Quá trình can thiệp của thủ hộ và sự tan rã của trang viên Oyama 68
Tiểu kết 78
Chương 2 trang viên Hine 81
2.1 Quá trình thành lập trang viên Hine thời Kamakura 83
2.1.1 Khu vực Izumi thời Heian và Kamakura 83
2.1.2 Quá trình lập trang của dòng họ Kujo 85
2.1.2.1 Dòng họ Kujo và việc thành lập trang viên Hine 85
2.1.2.2 Quan hệ với lãnh chủ địa phương 90
2.1.3 Tình hình khẩn hoang và canh tác thời Kamakura 93
2.1.3.1 Tình hình khẩn hoang 93
2.1.3.2 Tình hình canh tác và thủy lợi 99
2.2 Trang viên Hine thời Muromachi 103
2.2.1 Hoàn cảnh khiến lãnh chủ Kujo trực tiếp quản lí trang viên Hine 103
2.2.1.1 Trang viên Hine đầu thời Muromachi 103
2.2.1.2 Lí do khiến Kujo Masamoto đến trang viên Hine 106
2.2.2 Cuộc sống bất ổn trong trang viên thời Muromachi 107
Trang 42.2.2.1 Tình trạng chiến loạn liên miên 107
2.2.2.2 Nạn bắt cóc con tin 109
2.2.2.3 Sự hoành hành của thiên tai, dịch bệnh 112
2.2.3 Vai trò của lãnh chủ và quan hệ với trang dân 114
2.2.3.1 Việc kiểm tra ruộng đất và thu tô 114
2.2.3.2 Khuyến nông 116
2.2.3.3 Quyền kiểm đoán 118
2.2.4 Tổ chức trang viên Hine thời Muromachi 120
2.2.4.1 Phiên và xóm làng trong trang viên Hine 120
2.2.4.2 Biện pháp bảo vệ trang viên 123
2.2.4.3 Mối quan hệ giữa các làng 126
2.2.4.4 Sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng 130
Tiểu kết 137
Chương 3 trang viên Nhật Bản 140
3.1 Khái niệm trang viên và phân kì lịch sử trang viên 141
3.2 Phân loại trang viên 145
3.2.1 Giai đoạn trang viên sơ kì (VIII-X) 145
3.2.2 Giai đoạn hình thành Chế độ trang viên (XI-XII) 149
3.2.3 Giai đoạn phát triển của Chế độ trang viên (cuối XII-XIV) 152
3.2.4 Giai đoạn tan rã của Chế độ trang viên (XV-XVI) 156
3.3 Làng trong trang viên 159
3.4 Kinh tế trang viên 164
3.4.1 Sản xuất nông nghiệp 164
3.4.2 Sản xuất thủ công nghiệp, khai thác, chế biến lâm, hải sản và thương nghiệp 166
3.5 Vai trò của trang viên đối với những biến đổi kinh tế xã hội ở Nhật Bản thời cận đại 168
3.5.1 Nuôi dưỡng sự phát triển của tầng lớp võ sĩ 168
3.5.2 Hình thành làng tự trị và xã hội nông thôn thời cận đại 169
3.5.3 Sự phát triển mô hình quản lí trực tiếp trong chính sách một cấp quản lí 171
3.5.4 Bước đầu hình thành mạng lưới giao thông thương mại 172
3.6 Một vài suy nghĩ liên hệ với Việt Nam 174
3.6.1 Về chế độ ruộng đất của hai nước 174
3.6.2 Về tổ chức làng của hai nước 180
Tiểu kết 184
Kết luận 187
Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 193
Tài liệu tham khảo 194
Sử liệu 194
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 194
Tài liệu tham khảo tiếng Nga 196
Tài liệu tham khảo tiếng Anh 196
Tài liệu tham khảo tiếng Nhật 197
Trang 5danh môc C¸c ch÷ viÕt t¾t
B.1.1: B¶ng 1 cña ch−¬ng 1
§HQG: §¹i häc Quèc gia
§H KHXH&NV: §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n
Trang 6danh mục Các sơ đồ, bảng và hình ảnh minh họa
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Trang viên Oyama thời Heian 43
Sơ đồ 1.2: Trang viên Oyama thời Kamakura 64
Sơ đồ 1.3: Trang viên Oyama của Đông tự thời Muromachi 77
Sơ đồ 2.1: Trang viên Hine thời Kamakura 102
Sơ đồ 2.2: Trang viên Hine thời Muromachi 136
Sơ đồ 3.1: Hệ thống quản lí trang viên sơ kì 148
Sơ đồ 3.2: Chế độ ruộng đất ở Nhật Bản thế kỉ XI-XII 152
Sơ đồ 3.3: Sự phân chia quyền lợi giữa công gia và vũ gia 156
Sơ đồ 3.4: Chia đôi sở lãnh và tổ chức trang viên 159
Sơ đồ 3.5: Quan điểm phủ nhận liên kết làng của Nagahara Kenji 160
Sơ đồ 3.6: Quan điểm về liên kết giữa các danh chủ của Kawane Yoshiyasu 161
Sơ đồ 3.7: Quan điểm về liên kết làng và vai trò tích cực của các danh chủ của Oyama Kyohei 161
Sơ đồ 3.8: Chế độ quản lí ruộng đất thời Toyotomi Hideyoshi 171
Sơ đồ 3.9: So sánh trang viên Nhật Bản với một số loại hình ruộng đất của Việt Nam 179
Bảng: Bảng 1.1: Các lô đất trong trang viên Oyama thời Heian 29
Bảng 1.2: So sánh ruộng kê khai trong sổ Kohei và Kowa 39-40 Bảng 1.3: Phiên trong trang viên Oyama thời Muromachi 73-74 Bảng 1.4: Võ sĩ - đại quan của trang viên Oyama 76
Bảng 1.5: Các sự kiện chính trong lịch sử trang viên Oyama 79-80 Bảng 2.1: Các loại ruộng đất trong làng Hineno thế kỉ XIV 99
Bảng 2.2: Thiên tai dịch bệnh trong trang viên Hine 112
Bảng 2.3: Phiên trong trang viên Hine thời Muromachi 121
Bảng 2.4: Các sự kiện chính trong lịch sử trang viên Hine 138
Trang 7Hình:
Hình 1.1: Vị trí trang viên Oyama và Hine 18
Hình 1.2: Tư liệu của Toji 19
Hình 1.3: Phân bố các thung lũng dưới chân núi Oyama 21
Hình 1.4: Các di tích khảo cổ học vùng Oyama 22
Hình 1.5: Vị trí của Toji 25
Hình 1.6: Sơ đồ các lô đất thế kỉ XI 28
Hình 1.7: Sơ đồ thứ tự kiểm đất thế kỉ XII 36
Hình 1.8: Sơ đồ nguồn nước làng Nishitai 49
Hình 1.9: Vị trí làng Nishitai trên bản đồ hiện đại 53
Hình 1.10: Giấy nhận khoán ruộng của làng Ichiitani năm 1318 61
Hình 1.11: Sơ đồ phạm vi tưới tiêu của hồ Hoshimaru 66
Hình 1.12: Sự biến đổi phạm vi trang viên Oyama 80
Hình 2.1: Bản gốc ghi chép về chuyến du hành của Ngài Masamoto 81
Hình 2.2: Bản đồ khu vực trang viên Hine 89
Hình 2.3: Sơ đồ làng phụ cận làng Hineno 97
Hình 2.4: Sơ đồ làng Hineno 98
Hình 2.5: Chú giải sơ đồ làng Hineno 100
Hình 2.6: Quang cảnh làng Hineno ngày nay 105
Hình 2.7: Địa hình làng Iriyamada 123
Hình 2.8: Đường dẫn nước qua khe núi 127
Hình 2.9: Sơ đồ đền Oyuseki thời Muromachi 131
Hình 2.10: Sự biến đổi phạm vi trang viên Hine 139
Hình 3.1: Bản đồ phân bố trang viên thời Heian và Kamakura 140
Trang 8Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Khái niệm shoen (荘園, trang viên) xuất hiện trong tiếng Nhật từ thế kỷ thứ
VIII và tồn tại trong lịch sử Nhật Bản đến thế kỷ XVI1 Đặc biệt từ nửa sau thế XI,
khái niệm trang viên thường gắn liền với shoensei (荘園制, trang viên chế) - chế độ ruộng đất thay thế cho chế độ handen (班田, ban điền)2 Trang viên được coi là vấn
đề trung tâm trong việc nghiên cứu chế độ ruộng đất của Nhật Bản thời trung thế và
là cơ sở quan trọng để lý giải những biến đổi trong cơ cấu kinh tế xã hội Nhật Bản thời cận đại (bao gồm thời cận thế) trở về sau3
Trong nghiên cứu về trang viên, trang viên thời Heian và Kamakura được
đánh giá là mảng đề tài được nghiên cứu thành công nhất trên cơ sở các tư liệu như
“Heian ibun” (平安遺文, Di văn thời Heian), “Kamakura ibun” (鎌倉遺文, Di văn thời Kamakura) , các nguồn tư liệu địa phương như “Hyogokenshi” (兵庫県史, Lịch sử tỉnh Hyogo), tư liệu của các dòng họ như “Kujoke monjo” (九条家文書, Văn thư của dòng họ Kujo), “Masamoto ko tabihikitsuke” (政基公旅引付, Ghi
chép về chuyến du hành của Ngài Masamoto) hay tư liệu của các chùa xã lớn như Todaiji (東大寺, Đông Đại tự), Kofukuji (興福寺, Hưng Phúc tự), Toji (東寺,Đông tự)
Trong khi đó, lịch sử trang viên thời Muromachi, đặc biệt là thời Chiến Quốc, thường không được nghiên cứu độc lập mà gắn liền với việc nghiên cứu quá trình lãnh chủ hoá tầng lớp võ sĩ, sự hình thành các làng và liên làng tự trị Thời kì này,
1
Thời gian tồn tại của trang viên tương đương với các thời Heian (平安, Bình An, 794-1185, hoặc 1192), Kamakura (鎌
倉, Liêm Thương, 1185-1333), Muromachi (室町, Thất Đính, 1333-1573, trong đó có hai giai đoạn quan trọng là Nambokucho (南北朝, Nam Bắc triều (1336-1392) và Sengoku (戦国, Chiến Quốc, 1477-1573)) và Azuchi-Momoyama ( 安土・桃山, An Thổ Đào Sơn, 1568-1600)
2
Từ những năm 1970, một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm shoen koryo sei (荘園・公領制, trang viên-công lãnh
chế) nhấn mạnh sự tồn tại của công lãnh song song với trang viên tác động qua lại của hai loại hình này Luận án này lấy trang viên làm đối tượng nghiên cứu chính nên tác giả chỉ tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm của trang viên và chế
độ trang viên
3
Chusei (中世, trung thế) tức trung đại, gồm thời Kamakura và đầu thời Muromachi
Kinsei (近世, cận thế) tức sơ kì cận đại (early modern), mở đầu bằng giai đoạn Chiến Quốc (có quan điểm tính từ giai
đoạn Nambokucho), sau đó là thời Azuchi-Momoyama và Edo (江戸, Giang Hộ, 1600-1867)
Trang 9ngoài tư liệu của địa phương, của các dòng họ quí tộc và chùa xã, các lệnh của Mạc
phủ và tư liệu của các dòng họ võ sĩ như “Nakaharake monjo” (中原家文書, Văn
thư của dòng họ Nakahara) đã cung cấp thêm nhiều thông tin có giá trị về trang viên
Năm 2000, sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài “Trang viên Nhật Bản
thế kỉ VIII-XIV”, tôi đã sang thực tập tại trường Đại học Tổng hợp Osaka trong 9
tháng với dự định bổ sung tư liệu về mô hình chung của trang viên Nhật Bản, đặc biệt là thời kì tan rã của trang viên (XIV-XVI), chuẩn bị cho luận án Tiến sĩ Nhưng sau một thời gian vừa học tập vừa trao đổi ý kiến với các giáo sư và nghiên cứu sinh của Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Osaka, tôi hiểu rằng những vấn đề còn tranh cãi về mô hình trang viên Nhật Bản nói chung chỉ có thể giải quyết trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp tư liệu của các trang viên cụ thể Với sự hướng dẫn của các thày giáo và sự giúp đỡ của các bạn nghiên cứu sinh, tôi đã bắt tay sưu tầm, đọc các tư liệu gốc và đi khảo sát một số trang viên gần Osaka Sau một thời gian học tập và
nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài luận án Tiến sĩ là “Trang viên Nhật Bản thế
kỉ VIII-XVI qua trang viên Oyama và Hine”
Lí do tôi lựa chọn đề tài này trước hết là Oyama (大山, Đại Sơn) và Hine (日
根, Nhật Căn) là hai trang viên tôi có điều kiện đi khảo sát nhiều lần nhất Trong đó, trang viên Oyama mằn ở phía bắc Osaka, còn trang viên Hine ở phía nam Osaka Hơn nữa, đây là hai trong số ít các trang viên còn lưu giữ được nguồn tư liệu phong phú, gồm cả tư liệu chữ viết, tư liệu khảo cổ học và tư liệu điền dã Ngoài ra, hai trang viên có nhiều đặc điểm bổ sung cho nhau về điều kiện địa hình (Oyama là trang viên vùng thung lũng, Hine là trang viên ở đồng bằng ven biển), chủ sở hữu (Oyama là trang viên của chùa, Hine là trang viên của quí tộc triều đình), về lịch sử hình thành và phát triển (Oyama xuất hiện sớm và tồn tại trong hơn 6 thế kỉ, còn Hine xuất hiện muộn và tồn tại trong hơn 3 thế kỉ) Vì vậy, những kết luận rút ra từ lịch sử hai trang viên có thể giúp tôi đưa ra những nhận xét ban đầu về một số vấn
đề trong lịch sử trang viên Nhật Bản như phân kì lịch sử trang viên, phân loại trang viên, đặc điểm từng loại hình trang viên, tính khu vực của trang viên, tổ chức làng và sinh hoạt của trang dân… Bằng việc phân tích và đối chiếu lịch sử hai trang viên này
Trang 10với mô hình chung của trang viên Nhật Bản4, tác giả muốn làm nổi bật tính đặc thù của hai trang viên và đưa ra những nhận xét ban đầu, góp phần lý giải một số vấn đề
mà giới nghiên cứu trang viên Nhật Bản còn đang tranh luận
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang viên được các học giả Nhật Bản và thế giới rất quan tâm nghiên cứu,
đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Trong số các nhà Nhật Bản học người Nga nghiên cứu trang viên từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phải kể đến giáo sư I
M Tsyritsin Ông vốn là một sĩ quan trong quân đội Xô Viết Sau khi giải ngũ, ông trở thành giảng viên môn Lịch sử Nhật Bản tại Khoa Lịch sử - Ngôn ngữ Nhật Bản, Viện nghiên cứu các nước á Phi (ISSA), thuộc trường Đại học Tổng hợp Matxcơva (MGU) Mặc dù không một lần đặt chân đến Nhật Bản, Tsyritsin luôn coi trọng phương pháp phân tích nguồn tư liệu gốc tiếng Nhật khi nghiên cứu lịch sử trang viên Ông đã viết một loạt các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Vexnic của trường
Đại học Tổng hợp Matxcơva trong những năm 70-80 chuyên khảo sát về trang viên
và ảnh hưởng của nó đến những biến đổi kinh tế xã hội Nhật Bản như “Problemy
feodalnovo zemlevladenia vo Iaponii VIII-XIV” (Những vấn đề về chế độ ruộng đất
phong kiến ở Nhật Bản) [45] Trong các bài giảng về lịch sử trang viên Nhật Bản,
ông đã nhấn mạnh vai trò của trang viên như một vấn đề cơ bản của chế độ phong kiến Nhật Bản Tuy nhiên, Tsyritsin nhận định rằng chế độ trang viên ở Nhật Bản
chỉ tồn tại đến thế kỉ XIV và tan rã cùng với sự xuất hiện của các shugoryo (守護領,
thủ hộ lãnh) và làng tự trị Quan điểm của Tsyritsin đã không được các học giả trẻ tuổi như E K Simonova-Gudzenko ủng hộ Simonova là giáo sư của trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matscơva (MGIMO) và là giáo sư thỉnh giảng của Viện nghiên
cứu các nước á Phi Trong tập bài giảng “Istoria drevnei i srednevekovoi Iaponii”
(Lịch sử Nhật Bản thời cổ đại và trung đại) [44], bà đã khẳng định rằng trang viên tồn tại đến thế kỉ XVI, và đến cuối thế kỉ XV, mặc dù bước vào con đường tan rã, nhưng kinh tế trang viên vẫn phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển nông
4
Chúng tôi đã khảo cứu về mô hình phát triển chung của trang viên Nhật Bản trên cơ sở phân tích tư liệu và
tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các học giả Nhật Bản trong luận văn thạc sĩ (2000) và cuốn sách Lịch sử
trang viên Nhật Bản thế kỉ VIII-XVI, NXB Thế giới, Hà Nội 2003
Trang 11nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Nhật Bản, tạo tiền đề kinh tế xã hội cho những giai đoạn tiếp theo Những bài giảng của hai học giả người Nga này đã mang lại cho tôi không chỉ những kiến thức đầu tiên về trang viên mà còn cả niềm say mê
đối với đề tài rất khó nhưng hấp dẫn này
Trang viên cũng là một đề tài được nhiều học giả phương Tây quan tâm Do khả năng tiếng Anh còn hạn chế, tôi mới đọc một số lượng chưa nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Đó là các tác phẩm chung về lịch sử Nhật
Bản có phân tích về trang viên như “Lịch sử Nhật Bản” của G Sansom [33; 34],
“Feudalism in Japan” (Chế độ phong kiến ở Nhật Bản) của Peter Duus [46], “The
Development of Kamakura Rule, 1180-1250” (Sự phát triển của chính quyền
Kamakura, 1180-1250) của Jeffrey P Mass [51], “The Bakufu in Japanese History”
(Mạc phủ trong lịch sử Nhật Bản) của Jeffrey P Mass và William B Hauser [52] Ngoài ra còn một số khảo cứu cụ thể về trang viên qua từng giai đoạn phát triển như
“The Early Development of the Shoen” (Sự phát triển sớm của trang viên) của Elizabeth Sato [50, 91-108], “Estate and Property in the Late Heian Period” (Đất
đai và sở hữu cuối thời Heian) của Cornelius J Kiley phân tích về quá trình hình thành và đặc điểm của các loại hình trang viên sơ kì cuối thời Heian [50, 109-128],
“Jito Land Possession in the Thirteenth Century: The Case of shitaji chubun” (Quyền sở hữu đất đai của jito thế kỉ XIII: Trường hợp shitaji chubun) của Jeffrey P Mass khảo cứu vai trò của chính sách shitaji chubun (下地中分, hạ địa trung phân)
đối với quá trình lãnh chủ hóa jito (地頭, địa đầu) thời Kamakura [50, 157-183]
Các nghiên cứu này phản ánh các quan điểm của các học giả phương Tây về mô hình chung của trang viên Nhật Bản
ở Nhật Bản, trang viên được coi là một trong những đề tài quan trọng nhất khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến, cũng như cơ sở kinh tế xã hội của Nhật Bản thời cận đại Trang viên đã được các học giả Nhật Bản bắt tay nghiên cứu từ thế kỉ XIX Cho đến nay, quá trình nghiên cứu trang viên
ở Nhật Bản có thể chia thành 3 thời kì chính:
Thời kì từ trước chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1960
Trang 12Trước hết phải kể đến các nghiên cứu của Takeuchi Sada (竹内理三), Nishioka Toranotsuke (西岡虎之助), những người đặt nền móng cho việc nghiên
cứu trang viên, đặc biệt là trang viên sơ kì ở Nhật Bản Trong tác phẩm “Shoen no
hattatsu” (荘園の発達, Sự phát đạt của trang viên) [107], Nishioka đã phân tích quá
trình tư hữu hoá đất khẩn hoang và đất công dẫn đến sự ra đời của trang viên sơ kì
Tiếp đó phải kể đến Toma Seita (藤間生大) với tác phẩm “Nihonshoenshi” (日本庄
園史, Lịch sử trang viên Nhật Bản) [110] Trong đó, Toma coi trang viên là biểu hiện tất yếu của giai đoạn quá độ từ chế độ nô tỳ thời cổ đại sang chế độ phong kiến Khác với Toma, Araki Moriaki (安良城盛昭) lại coi trang viên là biểu hiện của chế
độ nô lệ gia trưởng kiểu Nhật Bản và khẳng định chế độ phong kiến Nhật Bản chỉ bắt đầu từ thời Edo Nhưng quan điểm này của Araki không được nhiều người ủng
hộ
Người có công lao lớn nhất trong việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và
đưa ra những quan điểm cơ bản về trang viên thời kì này là Ishimoda Sho (石母田正) Quan điểm của ông được ủng hộ nhiều trong những năm 1950-1960 và được
gọi là trường phái rekiken (歴研, lịch nghiên) của Tokyo Với phương pháp nghiên
cứu thực chứng , trong tác phẩm “Chuseiteki sekai no keisei” (中世的世界の形成,
Sự hình thành thế giới trung thế) [70], Ishimoda đã thông qua tư liệu cụ thể của trang viên Kurota (黒田, Hắc Điền) vùng Iga (伊賀, Y Hạ), thuộc sở hữu của chùa Todai để tìm hiểu những biến đổi của cơ sở hạ tầng trong trang viên từ cuối thời cổ
đại sang thời trung thế Ishimoda Sho nhấn mạnh vai trò của các hào tộc địa phương trong quá trình hình thành trang viên và khẳng định trang viên sơ kì được hình thành dưới thời nhà nước Luật lệnh Ông đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu đời sống nông dân và sản xuất nông nghiệp Ishimoda coi Thiên hoàng là tàn dư của chế độ cổ đại
và ví các võ sĩ nắm quyền sở hữu trang viên thế kỉ XII-XIV như các lãnh chúa phương Tây Ông cho rằng sự phát triển của võ sĩ với tư cách là các lãnh chúa phong kiến kiểu phương Tây đã bị chế độ Thiên hoàng kìm hãm
Thời kì từ những năm 1960 đến giữa những năm 1970
Trang 13Sau Ishimoda, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều nghiên cứu thành công về trang viên của Nagahara Keiji (永原慶二), Kikuchi Takeo (菊地武生), Kuroda Toshio (黒田俊雄) trên cơ sở phát hiện ngày càng nhiều tư liệu về trang viên Đây là thời kì hình thành các quan điểm cơ bản về chế độ lãnh chủ, cơ cấu làng xã trong trang viên, mối quan hệ giữa trang dân và lãnh chủ, vai trò của trang viên đối với cấu trúc kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời cổ đại và thời trung thế Đặc biệt Kuroda Toshio
đã đưa ra những quan điểm mới về nghiên cứu trang viên trong tác phẩm “Nihon
chusei hokenseiron” (日本中世封建制論, Luận bàn về chế độ phong kiến Nhật Bản
thời trung thế) [82] Ông là giáo sư trường Đại học Osaka nên quan điểm của ông còn được gọi là trường phái Osaka, rất được ủng hộ ở Nhật Bản vào những năm
1970 Ông cho rằng quan điểm của Ishimoda về các trang viên tồn tại như các lãnh
địa thuần tuý của võ sĩ có thể phù hợp với các trang viên ở miền Đông bắc Nhật Bản,
địa bàn chính của Mạc phủ Kamakura Còn ở miền Tây nam Nhật Bản, mối quan hệ giữa lãnh chủ với trang viên phức tạp hơn nhiều Ông khẳng định trong thế kỉ XII-XIV, cả 3 thế lực công gia5, võ gia và chùa xã đều dựa vào võ sĩ để bảo vệ địa vị và lấy trang viên làm cơ sở kinh tế Ông cho rằng chính trang viên với hệ thống sở hữu, quản lý nhiều tầng là mô hình cơ bản của chế độ phong kiến sơ kì ở Nhật Bản Theo
ông, chế độ Thiên hoàng không kìm hãm sự phát triển của trang viên mà ngược lại nhờ trang viên mà vai trò và quyền lợi của tầng lớp quí tộc, quan lại, chùa xã ở cả trung ương và địa phương đã tăng lên; vai trò này chỉ suy yếu từ cuối thế kỉ XIV
Ngoài ra, không thể không nhắc đến nghiên cứu của giáo sư Amino Yoshihiko (網野善彦), trường Đại học Kanagawa Lúc đầu Amino cũng quan tâm
đến chế độ sở hữu và đưa ra những lý giải về trang viên giống như Kuroda, nhưng về sau ông đi sâu nghiên cứu đời sống của các tầng lớp xã hội khác ngoài nông dân như thợ thủ công, thương nhân, nghệ nhân và những người có thân phận thấp kém bị
phân biệt trong xã hội Trong cuốn “Chusei shoen no yoso” (中世荘園の様相, Diện
mạo trang viên trung thế) [59], qua việc khảo sát lịch sử trang viên Tara (太良, Thái
5
Kuge (公家, công gia) chỉ quan lại quí tộc cao cấp trong triều đình, thường được dùng trong tương quan so
sánh với buke (武家, võ gia), chỉ thế lực võ sĩ đứng đầu là Mạc phủ
Trang 14Lương), Amino đã nhận định rằng thời Kamakura, giai cấp quí tộc và chùa xã lớn
chủ yếu dựa vào thương nhân, thợ thủ công, còn nông dân ngày càng bị võ sĩ khống
chế Bằng việc nghiên cứu sinh thái nông nghiệp và kĩ thuật canh tác, ông chứng minh rằng nền nông nghiệp đương thời còn kém phát triển và thiếu ổn định, khiến thế lực của Mạc phủ Kamakura cũng không ổn định, khác với thế lực của Mạc phủ Tokugawa Mặt khác, Amino nhấn mạnh sự khác biệt giữa trang viên miền tây Nhật Bản và miền đông Nhật Bản Ông cho rằng trong các thế kỉ X-XIV, ở Nhật Bản gần như tồn tại hai quốc gia khác nhau ở hai miền với hai ý thức dân tộc khác nhau: miền đông Nhật Bản là quốc gia của Mạc phủ còn miền tây là của Thiên Hoàng Quá trình thống nhất hai quốc gia này diễn ra từ thời Muromachi và hoàn thành thời Edo Vì vậy, tổ chức trang viên thời Kamakura cũng có sự khác biệt giữa các miền Thời kì từ cuối những năm 1970 đến nay
Sau thời kì tăng trưởng kinh tế, nhiều di tích trang viên ở Nhật Bản đã bị tàn phá nặng nề như di tích Jogyoji (上行寺, Thượng Hành tự) ở Yokohama, quần thể di tích của thành phố Iwata (磐田, Bàn Điền) và rất nhiều di tích khác rơi vào tình trạng nguy hiểm Lúc này, việc nghiên cứu và bảo tồn di tích trang viên đòi hỏi phải tiến hành gấp trên qui mô cả nước Nghiên cứu trang viên thời kì này diễn ra theo hai hướng chính Hướng thứ nhất là nghiên cứu cụ thể từng trang viên trên cơ sở kết hợp các phương pháp truyền thống (nghiên cứu sử liệu, điều tra khảo cổ học, dân tộc học ) với các phương pháp hiện đại (quan sát địa hình và chụp ảnh từ trên không, nghiên cứu địa danh, tư liệu tranh cuốn, sơ đồ cổ ) Tiêu biểu là các nghiên cứu của Ishii Susumu (石井進), Kurota Hideo (黒田日出男) Nội dung nghiên cứu ngày càng phong phú Nếu trong các thời kì trước, nghiên cứu đất đai và kinh tế trang viên chủ yếu chỉ đề cập đến canh tác trên ruộng lúa, thì đến thời kì này các nhà nghiên cứu như Kimura Shigemitsu (木村茂光) đã nhấn mạnh vai trò của khai hoang và canh tác nương rẫy trong kinh tế trang viên Ngoài ra, Toda Yoshisane (戸田芳実) đã phân tích đời sống của các cư dân phi nông nghiệp miền núi, miền biển
và vai trò của họ trong kinh tế trang viên cũng như tình hình khai thác sơn lâm hải sản ở Nhật Bản thời trung thế Vai trò của giao thông và mối quan hệ trao đổi giữa
Trang 15các trang viên cũng được ông nhấn mạnh trong tác phẩm “Nihon ryoshusei seiritsu
no kenkyu” (日本領主制成立の研究, Nghiên cứu sự thành lập chế độ lãnh chủ ở
Nhật Bản) [102] Ngoài ra hướng nghiên cứu tổng hợp để rút ra mô hình chung cho trang viên của một vùng hay trên qui mô cả nước, tìm hiểu về vị trí của trang viên trong lịch sử Nhật Bản, các cơ sở phân kì trang viên, vai trò và quyền lợi của lãnh chủ, sự phân hoá xã hội trong trang viên vẫn tiếp tục Tiêu biểu là công trình
“Shoensei seiritsu to ochokokka” (荘園制成立と王朝国家, Sự thành lập chế độ
trang viên và quốc gia vương triều) của Sakamoto Shojo (坂本賞三) [88] Trong tác phẩm này, Sakamoto đã chứng minh quan điểm cũ cho rằng chế độ trang viên định hình trong thời Nhiếp chính (giữa thế kỉ X-1086) là chưa đủ cơ sở Ông chủ trương rằng quá trình hình thành chế độ trang viên diễn ra chủ yếu trong thời Viện chính (1086-1192) Quan điểm này ngày càng được nhiều người ủng hộ
Các nghiên cứu trong thời kì này tuy có những ưu điểm nổi bật về tư liệu và phương pháp nhưng lại mang tính chất tản mạn, cá biệt hoá Một số nghiên cứu trang viên cụ thể đưa ra những dẫn chứng làm thay đổi cách nhìn nhận về trang viên trước đó, nhưng chưa đủ tính thuyết phục để xây dựng nên những quan điểm mới Chính vì vậy, từ những năm 1990, trang viên bị coi là một đề tài khó phát triển và ít
được giới trẻ quan tâm Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, một số học giả như Takahashi Kazuki (高橋一樹), Kawabata Shin (川端新) đã cố gắng đưa ra những
lý giải mới cho một số vấn đề tranh cãi của trang viên Takahashi Kazuki, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc của Hội nghiên cứu Lịch sử Nhật Bản tháng 5 năm
2001 tại Kyoto, đã nhấn mạnh vai trò của các vùng đất kano (加納, gia nạp, chỉ đất
công và đất mới khai hoang) trong phạm vi trang viên, qua đó, phê phán tính tuyệt
đối của quan niệm về quyền bất thâu bất nhập trong trang viên Ôngđề cao quan
điểm của Nagahara Keiji về vai trò của nhà nước trong việc hình thành trang viên
Kawabata Shin, trong tác phẩm “Shoensei seiritsushi no kenkyu” (荘園制成
立史の研究, Nghiên cứu lịch sử hình thành chế độ trang viên) [77], đã đề ra hai hướng nghiên cứu nhằm đưa vấn đề trang viên thoát khỏi tình trạng đóng băng hiện nay là: Một mặt, tiếp tục tìm hiểu tính đặc thù của từng trang viên và từng khu vực
Trang 16bằng cách tổng hợp nhiều nguồn tư liệu Mặt khác, xem xét lại những vấn đề đặt ra
về mô hình trang viên trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về cơ cấu thời kì những năm 1960-1970, kết hợp với các nghiên cứu địa phương từ cuối những năm 1970
đến nay Qua đó, xây dựng lại một mô hình trang viên Nhật Bản phù hợp với trình
độ và phương pháp nghiên cứu mới Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng mới trong việc nghiên cứu lịch sử trang viên và tầm quan trọng của việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu trang viên đối với nghiên cứu lịch sử Nhật Bản nói chung Tôi đặc biệt tâm đắc với nghiên cứu của Kawabata Shin nên đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu mà ông đưa ra để thực hiện luận án này
ở Việt Nam, nghiên cứu trang viên còn là một đề tài mới mẻ nên những
nghiên cứu nhắc đến trang viên còn rất ít ỏi Trong số đó phải kể đến “Nhật Bản sử
lược” tập 1 và 2 của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần [35; 36], “Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kì Tokugawa: Nguyên nhân và hệ quả” của Nguyễn Văn Kim [14]
Mặc dù những công trình này mới đề cập đến trang viên trong nghiên cứu chế độ ruộng đất hay cơ cấu kinh tế xã hội Nhật Bản nói chung, mà chưa đặt trang viên thành một đề tài nghiên cứu riêng, nhưng những phân tích của các tác giả về đặc
điểm của chế độ trang viên và vai trò kinh tế xã hội của trang viên đã gợi ý cho tôi nhiều vấn đề trong trong quá trình viết luận án
Hai trang viên Oyama và Hine mà luận án đề cập đến đã được một số nhà nghiên cứu Nhật Bản quan tâm từ những năm 1950-1960 Nagahara Keiji (永原慶
二) đã từng phân tích một số tư liệu của trang viên Oyama trong tác phẩm “Nihon
hokensei seritsukatei no kenkyu” (日本封建制成立過程の研究, Nghiên cứu quá
trình hình thành chế độ phong kiến Nhật Bản) xuất bản năm 1961 [106] Còn Ishii Susumu (石井進) đã đặc tả các làng thời trung thế trong trang viên Hine trong cuốn
“Chusei no mura” (中世のムラ, Làng trung thế) [68]
Đầu những năm 1980, nhiều cuộc điều tra điền dã đã được tiến hành, kết hợp nghiên cứu tư liệu, sơ đồ cổ với điều tra khảo cổ học và đã thu được những thành tựu lớn Kết quả của cuộc điều tra trong 5 năm (1984-1988) tại thung lũng Oyama đã
được công bố trong “Tambanokuni Oyamanosho Genkyochosa hokoku” (丹波国大
Trang 17山荘現況調査報告, Báo cáo điều tra hiện trạng trang viên Oyama tỉnh Tamba), sau
đó được Oyama Kyohei (大山喬平) biên tập lại và xuất bản thành cuốn Chusei
shoen no sekai (中世荘園の世界, Thế giới trang viên trung thế) [72] Tại thành phố
Izumisano nhiều cuộc Hội thảo và seminar về trang viên Hine đã liên tục được tổ chức trong 7 năm (1989-1995) và đã được Koyama Yasunori (小山靖憲) và Taira
Masayuki (平雅行) biên tập lại trong cuốn “Shoen ni ikiru hitobito” (荘園に生きる
人々, Những người sống trong trang viên) [85] Các công trình nghiên cứu này đi sâu phân tích các nguồn sử liệu, sơ đồ cổ của hai trang viên, đối chiếu với các phát hiện khảo cổ học, các địa danh cổ và hệ thống thuỷ lợi để phục hồi lại lịch sử hình thành và phát triển của hai trang viên Tuy nhiên, trừ nghiên cứu của Nagahara Keiji
đề cập đến vấn đề danh chủ-chức sắc trong trang viên Oyama trong so sánh với trang viên Nhật Bản nói chung, các nghiên cứu thường dừng lại ở việc phân tích lịch
sử một trang viên mà chưa chỉ ra mối quan hệ của trang viên đó với các trang viên khác cũng như vị trí của trang viên trong lịch sử trang viên Nhật Bản chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án không dừng lại ở việc đặc tả lịch sử hai trang viên Nhật Bản, mà muốn dùng việc phân tích tư liệu của hai trang viên để kiểm nghiệm lại một số cách nhìn nhận từ trước đến nay về trang viên, đưa ra một vài cách lý giải mới và khái quát lại lịch sử trang viên Nhật Bản được phản ánh qua tư liệu hai trang viên Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là:
1 Lịch sử hình thành, phát triển và tan rã của trang viên Oyama, sở lãnh quan trọng
và tồn tại lâu dài nhất của Toji, một chùa trung ương có thế lực
2 Lịch sử hình thành, phát triển và tan rã của trang viên Hine, trang viên có qui mô lớn của dòng họ quí tộc đầu triều - Nhiếp Quan Kujo
3 So sánh và đối chiếu lịch sử hai trang viên với mô hình chung của trang viên Nhật Bản, phân tích tính đặc thù của hai trang viên (về điều kiện tự nhiên, đặc điểm của chủ sở hữu, cơ cấu quản lí, tổ chức làng xã ), đưa ra những nhận xét ban đầu của tác giả về một số vấn đề đang đặt ra trong nghiên cứu trang viên Nhật Bản (như mối quan hệ giữa trang viên sơ kì và trang viên thời trung thế; đặc điểm của các loại hình
Trang 18trang viên trong từng giai đoạn; tính khu vực của trang viên; tổ chức làng trong trang viên, mối quan hệ giữa lãnh chủ và trang dân, vai trò của trang viên đối với những biến đổi kinh tế xã hội Nhật Bản thời cận đại )
Tuy không đặt vấn đề so sánh làm một mục tiêu của luận án, nhưng trong phần cuối của chương 3, trên cơ sở mô hình trang viên Nhật Bản được khái quát hoá, với tư cách là một người Việt Nam nghiên cứu Nhật Bản, tác giả đưa ra một vài suy nghĩ liên hệ về đặc điểm của chế độ ruộng đất và tổ chức làng ở hai nước Việt Nam
và Nhật Bản Ngoài ra, trong phần kết luận, tác giả trình bày một số nhận xét so sánh ban đầu giữa trang viên Nhật Bản với chế độ lãnh địa phương Tây, hy vọng có
thể góp phần làm sáng rõ nhận xét nổi tiếng của K Marx trong bộ Tư Bản: “ Nhật
Bản (với quyền sở hữu đất đai của nó tổ chức thuần tuý theo kiểu phong kiến và với nền kinh tế tiểu nông của nó), về nhiều phương diện, đã cho chúng ta một hình ảnh của châu Âu thời Trung cổ, một hình ảnh trung thực hơn là hình ảnh trong những cuốn lịch sử của chúng ta đầy rẫy những thiên kiến tư sản ” [20, 224] Với những
nhận xét ban đầu này, luận án hy vọng sẽ làm nổi bật hơn đặc điểm của trang viên Nhật Bản cũng như chuẩn bị những hướng nghiên cứu tiếp theo sau này
4 cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi cố gắng khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc
liên quan đến lịch sử trang viên Oyama và Hine như “Di văn thời Heian” [3], “Lịch
sử tỉnh Hyogo” [4], “Ghi chép chuyến du hành của Ngài Masamoto” [2], “Tư liệu của dòng họ Kujo” [1] kết hợp với nguồn tư liệu điền dã mà tác giả đã thu được
trong 9 tháng nghiên cứu tại Osaka Những nhận định liên quan đến lịch sử hai trang viên và lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung đều được đối chiếu với nghiên cứu của các học giả đi trước như Ishimoda Sho, Nagahara Keiji, Oyama Kyohei, Kawabata Shin
Trên thực tế, tuỳ theo vị trí địa lý, thời gian tồn tại, đặc điểm lịch sử, địa vị của lãnh chủ mà mỗi trang viên lưu giữ được những nguồn tư liệu khác nhau Như đã trình bày trên, hai trang viên Oyama và Hine là những trang viên có qui mô lớn, tồn tại lâu dài, hai lãnh chủ trang viên một là đại diện của thế lực chính trị và một là đại diện của thế lực tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản Nhờ đó, lãnh chủ hai trang
Trang 19viên đã lưu giữ được hầu như toàn bộ văn bản, giấy tờ liên quan đến sở lãnh trong một thời gian dài Ngoài ra, các dòng họ quản lí và võ sĩ địa phương cũng cung cấp thêm những cứ liệu bổ sung quí giá Hai trang viên này còn bảo lưu được nhiều di tích chùa, đền thờ, các địa danh, kết cấu xóm làng và hệ thống thuỷ lợi ít biến đổi từ thời trung thế Nghiên cứu khảo cổ học ở hai địa phương này đã có những phát hiện
gaichi (cách đọc tắt của kaki uchi 垣内, nghĩa là trong hàng rào), tonogaichi (cách
đọc chệch của dono kaki uchi 殿垣内, nghĩa là trong hàng rào nhà Ngài thủ hộ)
Những địa danh này giúp chúng ta phán đoán về vị trí của một số ngôi nhà và dinh thự không còn dấu vết trên mặt đất Các địa điểm khai quật khảo cổ thường được lựa chọn tại những địa danh như trên, hay gần các khu mộ cổ, trên các gò đất cao, nơi
được suy đoán là có dấu tích cư trú lâu dài, hoặc những địa điểm sắp mở đường cao tốc Những phát hiện khảo cổ học trong những trường hợp như vậy thường mang tính ngẫu nhiên cao và chưa bao quát được phạm vi cả vùng Đi dọc theo thung lũng Oyama và con đường núi Inunaki chúng tôi nhặt được nhiều mảnh gốm màu gạch hay phát hiện ra những dấu vết đường nước cũ đã không còn được sử dụng, những vết xói ở chân núi có lẽ do các cơn lũ để lại Những dấu vết như vậy đòi hỏi những cuộc điều tra triệt để hơn trên cả vùng, kết hợp với phân tích ảnh chụp từ vệ tinh Nguồn tư liệu chữ viết đưa ra những thông tin phong phú hơn như phạm vi trang viên, mức độ tô thuế trong từng giai đoạn, các mối quan hệ xã hội đương thời Nhưng nguồn tư liệu chữ viết có hạn chế lớn nhất là tính khách quan Các tư liệu có
từ an (案, án, tức bản sao) thường được chép lại từ tư liệu gốc với mục đích bảo lưu
nhưng vì thế thời gian chép tư liệu và thời gian diễn ra sự việc chênh lệch nhiều Người chép có thể ghi thêm những nhận xét mới, thậm chí sửa chữa theo mục đích
của mình Các bản đồ cổ cũng được sửa chữa thêm Bản sơ đồ làng Hineno trong trang viên Hine có nhiều màu mực và tự dạng Sơ đồ nguồn nước của làng Nishitai
Trang 20trong trang viên Oyama cũng có 2 bản gần giống nhau, nhưng thời gian vẽ khác
nhau Ghi chép của Masamoto rất chi tiết và sinh động nhưng chỉ phản ánh những
vấn đề được lãnh chủ quan tâm và nhiều đoạn được cố ý ghi theo mục đích của lãnh chủ nhiều hơn là chép lại sự thật Tư liệu của Đông tự có nhiều thông tin phong phú
về tình hình canh tác và bộ máy quản lí, nhưng lại nghèo thông tin về đời sống của nông dân trong các làng hay số phận của các làng đã phân chia cho võ sĩ
Các đặc điểm trên cũng là đặc điểm của nguồn tư liệu lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung Do đó, các nguồn tư liệu này cần được khai thác một cách triệt để nhưng thận trọng Ngoài việc phân tích kĩ tư liệu của từng trang viên, so sánh các trang viên với nhau, việc tổng hợp tư liệu của nhiều trang viên và đối chiếu với những tư liệu chung của nhà nước nhằm bổ sung thông tin lẫn nhau, trên cơ sở đó, khái quát hoá và mô hình hoá lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung là một phương pháp rất cần thiết Chính vì vậy, khi viết luận án này, chúng tôi cố gắng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp điền dã nghiên cứu thực địa,
phương pháp phân tích các tư liệu và sơ đồ cổ, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tổng hợp, thống kê, mô hình hoá Đặc biệt, với luận án này, tác giả
muốn thử nghiệm phương pháp nghiên cứu trang viên trên cơ sở kết hợp nghiên cứu
trường hợp (case study, có người dịch là nghiên cứu ví dụ) với nghiên cứu tổng thể
Trong luận án, đối với các sử liệu, tuỳ theo nội dung cần phân tích, tác giả lựa chọn dịch ra tiếng Việt toàn bộ hay một phần của sử liệu đó Nguyên văn phần tư liệu trích dịch được chú thích ở ngay cuối trang để tiện đối chiếu, các tư liệu quan trọng được ghi lại nguyên văn trong phần Phụ lục Các khái niệm, thuật ngữ lịch sử, kinh tế, xã hội, tên người, địa danh bằng tiếng Nhật khi sử dụng lần đầu trong luận
án đều được ghi đầy đủ cách đọc bằng tiếng Nhật kèm trong ngoặc đơn các ghi chú nguyên văn chữ Hán, âm Hán Việt và được giải thích ý nghĩa bằng cách Việt hoá Sau đó, trong các lần sử dụng tiếp theo, các thuật ngữ, tên tư liệu thường được dùng bằng tiếng Việt cho dễ hiểu và được viết nghiêng để tiện phân biệt Có một số chữ Hán chỉ có trong tiếng Nhật mà không có âm Hán Việt nên ở phần âm Hán Việt tác giả đánh dấu * Riêng tên tư liệu và sách tham khảo thường có các chữ cái tiếng Nhật không thể phiên âm Hán Việt nên chúng tôi thống nhất lược bỏ phần phiên âm
Trang 21Hán Việt Đối với tên người Nhật, địa danh, tên đền thờ Thần đạo, chùa Phật giáo vẫn để nguyên âm Nhật cho dễ tra cứu Bên cạnh một số thuật ngữ tiếng Nhật đã
được độc giả Việt Nam quen biết như trang viên, lãnh chủ, Thiên Hoàng, còn khá
nhiều thuật ngữ hay chức danh như Nhiếp Quan, thủ hộ, địa đầu không có khái niệm tương đương trong tiếng Việt Để thống nhất cách sử dụng, luận án giữ nguyên
âm Hán Việt của các thuật ngữ này sau khi đã giải thích lần đầu Trong từng chương ngoài các sơ đồ cổ, bản đồ, ảnh đã được chú thích bằng tiếng Việt để minh hoạ, tác giả cố gắng hệ thống lại các vấn đề chính bằng hệ thống sơ đồ và bảng tổng kết
5 bố cục của luận án
Sau phần mở đầu, luận án được trình bày theo 3 chương chính
Chương 1: Trang viên Oyama
1.1 Quá trình thành lập trang viên Oyama thời Heian
Phần này khái quát về lịch sử khai phá thung lũng Oyama trước thời Heian (794-1192), thông qua các tư liệu khảo cổ học và quá trình lập trang của Toji, một chùa lớn có thế lực trong các thế kỉ IX-XIV Tác giả chú trọng việc phân tích tình hình canh tác bấp bênh thời Heian và mối quan hệ giữa Toji với quốc ty, qua đó nhấn mạnh sự liên kết giữa các thế lực tôn giáo và chính trị đương thời chính là điều kiện cơ bản cho khả năng duy trì các trang viên sơ kì như Oyama
1.2 Trang viên Oyama thời Kamakura
Trong phần này, tác giả trình bày quá trình xâm nhập của địa đầu vào trang viên Oyama, sự thoả hiệp từng bước của lãnh chủ dẫn đến việc phân chia trang viên với địa đầu Tình hình canh tác thời Kamakura được phân tích chủ yếu dựa trên tư liệu về 3 làng thuộc phần lãnh địa do Toji trực tiếp quản lí Luận án dành một phần
để đặc tả một nhân vật tiêu biểu cho giới danh chủ kiêm võ sĩ địa phương trong trang viên Oyama, qua đó phân tích khả năng tự trị của các làng trong trang viên thời kì này
1.3 Trang viên Oyama thời Muromachi
Đây là phần tập trung phân tích tình hình canh tác thời Muromachi 1573) trong điều kiện kĩ thuật canh tác còn chịu ảnh hưởng của thiên nhiên và sự can thiệp ngày càng trắng trợn của thủ hộ Những tư liệu thời Chiến Quốc (1477-
Trang 22(1333-1573) cho thấy nỗ lực duy trì trang viên của Tojo như tổ chức lại danh chủ thành các
nhóm gọi là ban (番, phiên), chính sách khoán hẳn trang viên cho một cấp đại diện
là sư tăng hoặc võ sĩ Số phận khác nhau của các làng trong trang viên được tác giả phân tích trong mối quan hệ so sánh làm tiền đề cho những nhận xét ở chương 3 Chương 2: Trang viên Hine
2.1 Quá trình thành lập trang viên Hine thời Kamakura
Phần này trình bày khái quát lịch sử khai phá khu vực Izumisano thời Heian
và đầu Kamakura thông qua tư liệu chữ viết và khảo cổ học Luận án phân tích lí do khiến dòng họ Kujo lựa chọn vùng đất này để xây dựng sở lãnh, mối quan hệ hai chiều giữa dòng họ này với các lãnh chủ địa phương, qua đó làm sáng rõ đặc điểm
của loại hình trang viên uỷ thác Tình hình khẩn hoang trong trang viên Hine thời
Kamakura được phân tích thông qua tư liệu chữ viết và các bức sơ đồ cổ
2.2 Trang viên Hine thời Muromachi
Đây là phần phân tích vị trí của dòng họ Kujo và các biện pháp của dòng họ này nhằm duy trì trang viên Hine trong bối cảnh chiến loạn ở khu vực Izumisano
thời Muromachi, đặc biệt là giai đoạn Chiến Quốc Thông qua Ghi chép của Ngài
Masamoto, tác giả phân tích đời sống bất ổn của nông dân trong trang viên, mối
quan hệ giữa lãnh chủ với trang dân, giữa trang dân với các thế lực võ sĩ, tổ chức làng trong trang viên, quá trình võ sĩ hóa chủ đất địa phương, mối quan hệ giữa các làng trong một địa vực
Chương 3: Trang viên Nhật Bản
3.1 Định nghĩa trang viên và phân kì lịch sử trang viên
Phần này nêu lên định nghĩa chung về trang viên và phân kì lịch sử trang viên, qua đó xác định đặc điểm về chủ sở hữu và vị trí của hai trang viên trong phân kì lịch sử trang viên Nhật Bản
3.2 Phân loại trang viên
Trong phần này, tác giả phân tích đặc điểm của hai trang viên trong từng giai đoạn phát triển, qua đó đối chiếu với cách phân loại trang viên của các học giả Nhật Bản từ trước tới nay để đưa ra nhận xét ban đầu về các cách phân loại này, cũng như rút ra đặc điểm chung của trang viên Nhật Bản trong từng giai đoạn
Trang 233.3 Làng trong trang viên
Phần này trình bày một số quan điểm khác nhau về tổ chức làng trong trang viên và nêu lên nhận xét của tác giả về các quan điểm này thông qua việc nghiên cứu hai trang viên Luận án tổng kết đặc điểm của làng trong trang viên thời Muromachi, bộ máy chức sắc của làng, đời sống sản xuất và sinh hoạt tín ngưỡng của trang dân, mối liên kết của các làng tự trị
3.4 Kinh tế trang viên
Trong phần này, tác giả khái quát đặc điểm của các ngành kinh tế trong trang viên như nông nghiệp, thủ công nghiệp, khai thác nông lâm hải sản và thương nghiệp, qua đó phân tích quá trình chuyên môn hóa ngày càng cao và vai trò của các ngành kinh tế này trong sự phát triển trang viên
3.5 Vai trò của trang viên đối với những biến đổi kinh tế xã hội Nhật Bản thời
cận đại
Tác giả phân tích vai trò của trang viên đối với quá trình phát triển của tầng lớp võ sĩ và sự liên kết theo quan hệ gia thần giữa võ sĩ địa phương với thủ hộ; vai trò của các làng tự trị trong sự hình thành xã hội nông thôn thời cận đại; sự kế thừa nguyên tắc quản lí thu tô một cấp của một số trang viên vùng Kinai trong chính sách quản lí của Toyotomi Hideyoshi và Mạc phủ Edo; sự hình thành mạng lưới giao thông thương mại thời cận đại
3.6 Một vài suy nghĩ liên hệ với Việt Nam
Do chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về Việt Nam nên trong phần này, tác giả chỉ đề xuất một số gợi ý so sánh ban đầu giữa mô hình trang viên Nhật Bản với chế độ ruộng đất thời Lý Trần Lê sơ (XI-XVI) và tổ chức làng của Việt Nam Trong
đó, mô hình và hoạt động của các làng ở Nhật Bản và Việt Nam có thể coi là một hướng so sánh thú vị và có triển vọng
Trong phần kết luận, luận án tổng kết lại những kết quả nghiên cứu của 3 chương, qua đó nhấn mạnh vai trò của trang viên đối với xã hội Nhật Bản Tác giả
đưa ra một số nhận xét ban đầu về đặc điểm của trang viên so với lãnh địa phong kiến Tây Âu (như sự tương đồng giữa hai loại hình sở lãnh về qui mô, tổ chức sản xuất và cơ cấu quản lí, sự khác biệt về lịch sử hình thành, địa vị của lãnh chủ, mức
Trang 24độ cát cứ ) và trình bày một vài suy nghĩ ban đầu về bối cảnh và nội dung câu nói
của K Marx
6 Đóng góp của Luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam khảo sát lịch sử của các
trang viên cụ thể ở Nhật Bản Luận án có một số đóng góp như sau:
1 Tuyển chọn, dịch ra tiếng Việt và phân tích nội dung các tư liệu bằng tiếng Nhật
cổ liên quan đến lịch sử hai trang viên Oyama và Hine Giới thiệu, chú giải bằng
tiếng Việt và phân tích nội dung các bức sơ đồ cổ về hai trang viên
2 Tái hiện hình ảnh sinh động về lịch sử hai trang viên Nhật Bản với những nét đặc
thù của quá trình khai phá, lập trang, con đường phát triển và tan rã
3 Trên cơ sở đối chiếu lịch sử hai trang viên với mô hình chung của trang viên Nhật
Bản, luận án đưa ra nhận xét về đặc điểm của trang viên trong từng giai đoạn phát
triển, tổ chức làng và quá trình phân hóa xã hội trong trang viên, ảnh hưởng lâu dài
của trang viên đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Nhật Bản thời cận hiện đại
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS Lương Ninh, người
thày đã định hướng cho tôi và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận
văn thạc sĩ đến nay Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo khoa Lịch sử trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn động viên giúp đỡ tôi Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn GS Murata Shujo, GS Taira Masayuki, GS Matsumoto Akira, GS
Sakurai Kiyohiko, GS Sakurai Yumio, GS Furuta Motoo, GS Momoki Shiro và các
bạn nghiên cứu sinh Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Osaka như Terada
Masahiro, Maeda Toru đã cho tôi những ý kiến nhận xét quí báu và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian chuẩn bị tư liệu và viết luận án Trang viên Nhật Bản là một đề
tài khó Mặc dù tôi đã say mê theo đuổi đề tài này trong một thời gian, nhưng do
năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên chắc chắn nội dung
của công trình không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản để có thể tiếp tục bổ sung
và hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, tháng 3 năm 2006
Trang 25Ch−¬ng 1
trang viªn Oyama
Trang viªn Oyama (大山, §¹i S¬n) n»m ë vïng thung lòng phÝa nam nói Oyama, tØnh Hyogo (兵庫, Binh Khè) ngµy nay (H1.1)
H×nh 1.1: VÞ trÝ trang viªn Oyama vµ Hine
Trang viªn Hine
Phñ OsakaTrang viªn Oyama
Nguån: Nihon chizucho [81, 68-69]
Trang 26Khu vực này trước kia thuộc quận Taki (多紀郡, Đa Kỉ quận), tỉnh Tamba (丹波国, Đan Ba quốc)6 Trang viên Oyama được giới nghiên cứu lịch sử Nhật Bản
đánh giá là một trong những trang viên có nguồn sử liệu phong phú nhất Tiêu biểu
là các bộ “Kyo o gokokuji monjo” (教王護国寺文書, Văn thư của Giáo Vương Hộ Quốc tự, tức Toji), “Toji hyakugo monjo” (東寺百合文書, Văn thư của Toji được
bảo quản trong 100 hộp gỗ) do Phòng tư liệu phủ Osaka quản lý (H1.2) Ngoài ra
“Tư liệu thời Heian”, “Tư liệu thời Kamakura” cũng có một số đoạn đề cập đến trang viên Oyama Gần đây các tư liệu địa phương như “Oyama sonshi” (大山村史, Lịch sử làng Oyama), “Nakazawa monjo” ( 中 沢 文 書 ,Văn thư của dòng họ
Nakazawa) được xuất bản đã góp phần làm sáng tỏ lịch sử trang viên này
Hình 1.2: Tư liệu của Toji
Nguồn: Toji hyakugo monjo wo yomu[75, bìa]
Năm 1991, phần lớn các sử liệu liên quan đến trang viên Oyama từ thời Kamakura trở đi được Ban biên tập Lịch sử tỉnh Hyogo tập hợp lại và xuất bản trong
6
Đơn vị hành chính địa phương của Nhật Bản thời cổ đại và trung thế gồm: kuni (国, quốc), tương đương với
cấp châu ở Việt Nam trước kia, nhỏ hơn hoặc bằng một tỉnh của Nhật Bản ngày nay gọi là ken (県, huyện); dưới đó là gun (郡, quận), tương đương cấp huyện; go (郷, hương) hay mura (村, thôn), tương đương cấp làng
Trang 27tập “Shiryohen chusei 6” (史料編・中世6, Tập sử liệu phần 6: Trung thế) thuộc bộ
“Lịch sử tỉnh Hyogo” Đầu những năm 80, việc qui hoạch lại ruộng đất ở nông thôn
Nhật Bản đã diễn ra nhanh chóng và phá vỡ nhiều di tích trang viên ở Nhật Bản Trước nguy cơ di tích trang viên Oyama có thể bị xâm hại, một cuộc điều tra liên ngành khảo cổ học, sử liệu học, địa lý - địa mạo học và dân tộc học đã được tiến hành liên tục trong 5 năm (từ năm 1984 đến năm 1988) Kết quả của cuộc điều tra
này được công bố trong “Báo cáo điều tra hiện trạng trang viên Oyama tỉnh
Tamba” Đây là một nguồn tư liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử trang viên
Oyama nói riêng và lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung Trong thời gian thực tập tại trường Đại học Tổng hợp Osaka, bản báo cáo điều tra những năm 80 này đã giúp tôi rất nhiều trong những lần đi điền dã tại trang viên và tìm hiểu về hệ thống thuỷ lợi của các làng Nishitai, Ikejiri, Ichii
1.3.1 Thung lũng Oyama trước thời Heian
Trên bản đồ, địa vực của trang viên Oyama gồm 3 thung lũng nhỏ là Oyama, Ichii (trong sử liệu ghi là 一井, tức Nhất Tỉnh; nhưng hiện nay được viết là 一印, tức Nhất ấn) và Ikejiri (池尻, Trì Khao) do các nhánh thượng lưu sông Oyama tạo nên;
và một phần đất trũng ở phía đông nam, thuộc thị trấn Nishiki (西紀, Tây Kỉ) ngày nay Riêng thung lũng Oyama có hai nhánh: nhánh phía tây là Oyama thượng và nhánh phía đông là Oyama (H.1.3)
Theo kết quả điều tra khảo cổ học năm 1986, khu vực này bắt đầu được khai
phá từ giữa thời Yayoi (弥生, Di Sinh, Tr.CN III-CN III)[72, 20] Các dấu tích sớm nhất của con người gồm dấu vết nền nhà kiểu tateana (竪穴, Thụ Huyệt)7 cỡ
7
Đây là kiểu cư trú đặc trưng của người Nhật thời nguyên thuỷ và cổ đại Người ta chọn những địa điểm gần nguồn nước, đào các hố hình tròn hay vuông sâu khoảng 50-100 cm, rộng khoảng 20-30 mét vuông, đập bằng mặt hố làm nền nhà, thành hố làm tường Trên nền nhà, người ta đào 4-8 lỗ để dựng cột Để đun nấu, người ta
đào một bếp lửa ở giữa nhà Từ thời Kofun, nhiều ngôi nhà đã có bếp lò bằng đất đắp Mái nhà lợp bằng lá và
cỏ Xung quanh nhà là các rãnh thoát nước Một xóm làng có thể có vài nhà đến vài chục ngôi nhà tập trung thành hình vòng cung hay móng ngựa ở giữa là nhà của thủ lĩnh hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng có kích cỡ lớn hơn, xung quanh có kho dựng kiểu nhà sàn cao ráo
Trang 28nhỏ và một số công cụ bằng đá và gốm, được tìm thấy tại khu vực chùa Choan (長安, Trường An), ở đông nam thung lũng Ichii và Ikejiri Khu vực này được các nhà nghiên cứu phán đoán là địa điểm của làng Kamoguki (賀茂茎, Hạ Mậu Thuyên) thời trung thế.
Hình 1.3: Phân bố các thung lũng dưới chân núi Oyam
Thung lũng Oyama
Thung lũng Ichii
Thung lũng Ikejiri
Nguồn: Chusei shoen no sekai [72, bìa]
Các dấu tích hậu kì Yayoi và sơ kì Kofun (古墳, Cổ Phần, III-VIII) được tìm
thấy nhiều trên phạm vi rộng hơn Tiêu biểu là di chỉ Kitano (北野, Bắc Dã) nằm
trên vùng đất cao phía đông nam thung lũng Ikejiri với 6 ngôi nhà tateana nhỏ và 2
ngôi nhà lớn, có thể là nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong làng8 Trước đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại thị trấn Nishiki dấu tích các xóm làng tồn tại
liên tục trong suốt thời Yayoi đến đầu thời Kofun Tổng hợp các kết quả khai quật
8
Vấn đề qui mô của làng Nhật Bản thời cổ đại đã được các kết quả khảo cổ học gần đây làm sáng tỏ nhiều Làng thời cổ đại thường có qui mô nhỏ và mang nặng tính du cư, nhiều trường hợp dấu tích sinh hoạt mất hẳn trong các tầng văn hoá trên Trong đó, các làng cổ đại ở khu vực Kinki có đặc điểm chung là mỗi làng thường
gồm hai đến bốn xóm phân bố tập trung Mỗi xóm có vài nhà tateana, xung quanh có vườn, ruộng và nhà kho
Các ngôi nhà có qui mô như nhau, riêng nhà ở của trưởng làng và nhà sinh hoạt chung của làng có qui mô lớn hơn hẳn
Khu vực Kamogiku Sông Oyama
Trang 29trên, chúng ta có thể hình dung lại quá trình khai phá vùng đất này như sau: đầu
thời Yayoi con người đã bắt đầu khai phá vùng thung lũng Sasayama (篠山, Tiểu Sơn) ở phía nam Từ giữa thời Yayoi, một số người đã di chuyển lên phía bắc khai
phá các thung lũng sông Oyama Đầu tiên người ta dựng nhà ở trên đồi cao và canh
tác vùng đất thấp phía nam thung lũng Ichii (di chỉ Trường An tự) Đến cuối thời Yayoi, con người đã vượt qua vùng đồi thấp phía đông thung lũng Ichii để mở rộng
địa bàn canh tác sang phía nam thung lũng Ikejiri (di chỉ Kitano)
Hình 1.4: Các di chỉ khảo cổ học vùng Oyama
Nguồn: Chusei no mura[68, 72]
Dấu tích cư trú của con người giai đoạn sơ kì và trung kì Kofun (III-V) chỉ
được tìm thấy trong di chỉ Kitano (thung lũng Ikejiri) Trong khi đó, ở thung lũng
Sasayama, người ta lại tìm thấy rất nhiều mộ cổ thời Kofun, gồm một số ngôi mộ qui
mô lớn như Iizuka (飯塚, Phản Trủng), Hojo (北条, Bắc Điều) và khoảng 200 ngôi
mộ nhỏ tập hợp thành từng nhóm gồm vài ngôi mộ đến vài chục mộ Cạnh đó là dấu tích của các lò gốm sản xuất đồ tuỳ táng Việc xuất hiện các ngôi mộ cổ này phản
ánh tình trạng phân hoá giàu nghèo ở miền đông thung lũng Sasayama Nhờ điều kiện địa hình bằng phẳng và nguồn nước tưới tiêu ổn định, cư dân ở đây có thể đã
đạt trình độ phân hoá cao hơn so với cư dân trong các thung lũng Oyama ở phía bắc
6
Trang 30Phải đến cuối thời Kofun, tức là từ thế kỉ VI, con người mới để lại nhiều dấu
tích sinh hoạt và canh tác trên vùng đất phía tây bắc thung lũng Ichii và Oyama Trong thung lũng Oyama có 2 di chỉ là Yuhana (雄花, Hùng Hoa) có niên đại thế kỉ
VI và Sasahara (篠原, Tiểu Nguyên) có niên đại cuối thế kỉ VI-đầu thế kỉ VII Tại
thung lũng Ichii, người ta tìm thấy dấu vết nhà tateana và 4 ngôi mộ cổ có niên đại
nửa sau thế kỉ VI, ở di chỉ Nishimuki (西向, Tây Hướng) Dấu vết làng thế kỉ VII tiếp tục được tìm thấy ở di chỉ Kitano Trên vùng núi phía tây nam di chỉ này, người ta đã phát hiện ra khoảng 20 ngôi mộ cổ, trong đó có 3 ngôi mộ có kích thước lớn Đây có thể là mộ của các trưởng làng Như vậy, trong khi phần lớn các di chỉ
VI-khảo cổ học thời Yayoi và Kofun được tìm thấy trong thung lũng Oyama chỉ có một
tầng văn hoá có niên đại hạn chế, riêng di chỉ Kitano có qui mô lớn hơn, với nhiều tầng văn hoá liên tục trong suốt các thế kỉ III-VIII và số lượng mộ cổ nhiều hơn hẳn
Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của làng Kitano trong khu vực Một số nhà
nghiên cứu cho rằng có thể Kitano là một làng mẹ và từ đây một số nhóm gia đình tách ra lập xóm làng mới ở các địa điểm lân cận trong thung lũng[72, 35-36]
Sang thời Nara (奈良, Nại Lương, 710-794), các dấu tích xóm làng trong khu vực Oyama trở nên rất ít Người ta chỉ tìm thấy dấu vết nhà ở tại hai di chỉ Kitano và Yuhana ở Yuhana phát hiện được 2 ngôi nhà và nhiều dụng cụ khai thác
và chế biến muối mỏ tại chỗ Tại Kitano phát hiện dấu tích hào nước và 1 ngôi mộ
cổ có niên đại cuối Kofun đầu Nara Thay vào đó, dường như bộ mặt khu vực biến
đổi hẳn bởi sự xuất hiện của 9 quần thể lò gốm có niên đại từ thế kỉ VIII đến giữa thế kỉ IX, nằm phân tán trong các thung lũng Oyama, Ichii và Ikejiri Riêng thung lũng Oyama có tới 7 quần thể lò phân bố trong chu vi 1,5 km Tiêu biểu là các lò gốm ở Oyama tani, Yuhana, Shotani, Kitano Nhiều đồ gốm được tìm thấy có in
dấu gun (郡, quận) hay có chữ chu (厨, trù) viết bằng mực đen Gần các lò gốm,
người ta tìm thấy dấu tích của 3 ngôi nhà và 1 nhà kho có qui mô lớn hơn so với các
ngôi nhà tateana trong vùng (ngôi nhà nhỏ nhất ở đây có 2 gian với diện tích gần 40
m2) Nhiều khả năng đây là cơ quan quản lý việc sản xuất của quận Để hiểu được nguyên nhân xuất hiện và phát triển các lò gốm ở đây, cần nhìn lại bối cảnh chính
Trang 31trị ở Nhật Bản thời Nara Thế kỉ VIII là thời kì nhà nước Luật lệnh9 ở Nhật Bản đã xây dựng về cơ bản bộ máy chính quyền trung ương theo mô hình nhà Đường (Trung Quốc) và đang nỗ lực hoàn thiện bộ máy quan nha địa phương và chế độ thuế khoá Theo đó, các địa phương phải cung cấp cho nhà nước những đặc sản của
vùng Oyama thời Nara là nơi thuận lợi cho việc xây dựng các lò gốm nhờ nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ, truyền thống làm đồ tuỳ táng từ thời Kofun và đường sông
thuận lợi để vận chuyển sản phẩm Có thể vào thời kì này, đây là nơi sản xuất đồ gốm qui mô lớn cho cả tỉnh Tamba và cung cấp một phần cho kinh thành Nhiều khả năng việc các lò gốm này mất dấu tích vào nửa sau thế kỉ IX liên quan đến việc Toji
đứng ra mua vùng đất này và tiến hành khẩn hoang trồng trọt
1.3.2 Quá trình lập trang của Toji
Toji (東寺, Đông tự), tên gọi đầy đủ là Kyo o gokoku ji (教王護国寺, Giáo
Vương Hộ Quốc tự) là một chùa lớn có thế lực thuộc phái Shingon (真言, Chân
Ngôn) ở Kyoto (H1.5), do nhà sư Kukai (空海, Không Hải, 774-835) sáng lập năm
823 Trong chùa, ông cho xây dựng hai viện: Denbo in (伝法院Truyền Pháp viện) là nơi giảng đạo và Shugeishuchi in (綜芸種智院, Tổng Nghệ Chủng Trí viện) là nơi
dạy học cho các sư tăng và con em thường dân Từ giữa thế kỉ IX, chế độ Handen
(班田, Ban điền)10 của nhà nước Luật lệnh rơi vào tình trạng bế tắc Triều đình không thu đủ nguồn tô thuế từ ruộng đất công để chu cấp cho bộ máy hành chính và các đền chùa lớn như trước Chính vì vậy, nhà nước khuyến khích các chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo mua đất lập trang viên, tự khai khẩn và canh tác để trang trải các khoản phí tổn Được sự khuyến khích của triều đình, từ cuối thời Heian đến
đầu thời Kamakura, Toji đã thiết lập được khoảng 70 sở lãnh lớn nhỏ khác nhau
9
Ritsuryo kokka (律令国家, Luật lệnh quốc gia) là khái niệm chỉ nhà nước cổ đại, xây dựng theo mô hình
nhà nước trung ương tập quyền của Trung quốc thời Đường Đây là kiểu nhà nước cai trị bằng pháp luật (gồm các bộ Luật và Lệnh), tồn tại ở Nhật Bản từ sau cải cách Taika (大化, Đại hoá 645) đến đầu thế kỉ XI
10
Handen (班田, Ban điền) là chính sách phân chia ruộng đất cho thần dân theo khẩu phần gọi là Kubunden
(口分田, Khẩu phần điền) Người được chia ruộng có nghĩa vụ nộp tô thuế và làm lao dịch cho nhà nước Quan lại, quí tộc được chia ruộng theo tước vị và công lao phụng sự Các chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo cũng được chia đất để xây chùa xá và lấy lương thực nuôi các sư tăng Ngoài ra, hằng năm nhà nước ban cấp cho các chùa và đền thờ lớn vải vóc, dầu thắp lấy từ thuế thu được của các tỉnh
Trang 32bằng việc mua bán, khai khẩn và nhận uỷ thác của các chủ đất địa phương [75,147] Trong đó, khoảng 20 trang viên tập trung ở khu vực Kinai với qui mô không lớn lắm nhưng được duy trì trong suốt thời trung thế Oyama chính là một trang viên tiêu biểu
Hình 1.5: Vị trí của Toji
Nguồn : Kokugo binran [56, 14]
Sau khi Kukai mất, trước tình hình hoạt động của viện Tổng Nghệ sa sút, người kế vị Kukai làm trụ trì Toji là sư Jitsukei (実恵, Thực Huệ) đã quyết định bán toà nhà của viện Tổng nghệ, lấy tiền mua ruộng đất ở vùng núi Oyama thuộc tỉnh Tamba và lập nên trang viên Oyama Nguồn tô thu được từ trang viên được sử dụng cho các hoạt động của viện Truyền Pháp Vì vậy, trong tư liệu, Oyama còn được gọi
là sở lãnh11 trực tiếp của viện Truyền pháp thuộc Toji
Nơi ở của Hoàng thất
Hồ Biwa
Toji
11
Shoryo (所領, sở lãnh) là tên gọi chung đất đai thuộc công lãnh hay trang viên thuộc quyền sở hữu hay cai
quản của quan lại, quí tộc, chùa xã hoặc võ sĩ cao cấp Trong đó, sở lãnh trực tiếp là những sở lãnh do lãnh chủ trực tiếp cai quản
Trang 33Để hiểu rõ hơn về hoạt động của trang viên Oyama, tôi xin giải thích qua về
bộ máy tổ chức của chùa Cơ quan lãnh đạo tối cao của chùa được gọi là Jimushigyo
(寺務執行, Tự vụ chấp hành, tức Ban điều hành của chùa) gồm các nhà sư do Giáo hội Phật giáo ở Kyoto chỉ định Ban điều hành có chức năng quản lý chung, điều khiển các buổi lễ, truyền giảng đạo Còn những hoạt động cụ thể của chùa được
Hội sư tăng, gọi là Gusoe (供僧会, Cung tăng hội), trực tiếp thực hiện Vào thời
Heian, Ban điều hành nắm quyền quản lý kinh doanh của chùa nên việc mua bán ruộng đất và canh tác trang viên Oyama cũng do người của Ban điều hành quyết
định Còn Hội sư tăng chỉ thừa hành Nhưng từ thế kỉ XIV, giữa Ban điều hành và Hội sư tăng diễn ra sự tranh chấp quyền lợi gay gắt dẫn đến tình trạng chia sẻ ruộng
đất trang viên Oyama
Tình hình mua bán ruộng đất và thành lập trang viên ở vùng núi Oyama đã
được phản ánh qua sử liệu của chùa “Minbushofu” (民部省符, Dân vụ tỉnh phù) tức
“Giấy miễn thuế do Bộ dân vụ cấp” ngày 10 tháng 9 năm Jowa (承和, Thừa Hoà) thứ 12 (845), có ghi rõ ranh giới và diện tích của trang viên:
Dân vụ tỉnh phù gửi quốc ty tỉnh Tamba
Cho phép sát nhập vào Toji đất của quận Taki có diện tích điền địa là 44cho
140 bu 12 (hơn 44 ha), gồm 9 cho 144 bu (hơn 9ha) khẩn điền, 1 hồ chứa nước
có con đê dài 70 trượng (khoảng 212m), 35 cho (gần 35 ha) đất rừng và đất hoang Ranh giới: đông giáp công điền, tây giáp núi Hane, nam giáp sông, bắc giáp núi Oyama [3, 70-72]13 (TL.1.1)
Như vậy, vào giữa thế kỉ IX, khi Toji đứng ra mua đất lập trang ở Oyama, diện tích đất canh tác trong trang viên chỉ có hơn 9 ha, còn lại 35 ha là rừng hoang
12
Đơn vị đo diện tích thời kì này là cho (町, đính), tan (反, phản), shiro (代, đại), bu (歩, bộ)
1 cho (gần 1 ha)=10 tan=500 shiro=3600bu, 1 tan tương đương 0,1ha hay 10a, 1shiro tương đương 20 m2 , 1bu gần bằng 3 m2
Trang 34chưa khai phá Về vị trí hồ chứa nước có con đê dài 70 trượng được ghi trên vẫn còn
là vấn đề tranh cãi Hiện nay tại vùng thung lũng Oyama chỉ có hồ Ikejiri trong nhánh thung lũng Ikejiri là có niên đại thời Heian Nhưng hồ nước được ghi trong tư liệu 1 lại được chú ở phần sau là nằm trong nhánh thung lũng Oyama Phải chăng hồ nước này là một đoạn của nhánh sông Oyamatani (大山谷川, Đại Sơn Cốc xuyên)
và đã bị lấp đi sau này [62, 145-150] Ranh giới của trang viên được xác định là phía
đông giáp ruộng công (chỉ vùng đất trũng phía đông thung lũng Sasayama), phía tây giáp núi Kane (trong giấy viết chệch là Hane), phía nam giáp sông (sông Oyama chảy ngay phía nam và dưới đó là sông Sasayama), phía bắc giáp núi Oyama
Tiếp đó, trong giấy miễn thuế còn ghi rõ vị trí của các thửa ruộng thuộc 9 ha
mà Toji đã mua:
Đất trong hương Kawauchi, lô 1.3 Oyama: Thửa 1: ruộng Oyama Higashitama 5 tan (0,5ha); thửa 2: ruộng Oyama Higashitama 5 tan (0,5 ha); thửa 7: mảnh ruộng nhỏ Toko 3 tan 308 bu (gần 0,4 ha) Lô 2.4 Momomoto: thửa 25: ruộng Yozu 6 tan 250 bu (hơn 0,6 ha); thửa 26: ruộng Oyama 8 tan 272 bu (hơn 0,8 ha); thửa 27: ruộng Oyama 5 tan 72 bu (0,5 ha); thửa 33: ruộng Kosaka 1 tan 72 bu (0,1 ha); thửa 34: ruộng Imade Kitatama 72 bu (gần 2 a); thửa 36: ruộng Miyake Toda 1 tan 140 bu (hơn 0,1 ha) [3, 70-72]14
(TL.1.2)
Để hình dung về vị trí các lô đất được nêu trong tư liệu trên, tôi xin giới thiệu
về nguyên tắc kiểm đất đương thời, gọi là Jorisei (条里制, Điều lí chế, hay chế độ
qui hoạch ruộng đất bằng đơn vị điều-lí, sau đây xin gọi tắt là chế độ Điều lí) Chế
độ này do nhà nước Luật lệnh đặt ra vào giữa thế kỉ VIII và tồn tại đến đầu thời trung thế Theo nguyên tắc này, ruộng đất được chia thành các lô vuông lớn như
kiểu bàn cờ Các cột dọc gọi là ri (里, lí) và được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 từ phải
卅六三宅戸田一段百四十歩(中略)…
Trang 35sang trái, các hàng ngang gọi là jo (条, điều) và được đánh số theo thứ tự từ trên xuống Mỗi cạnh ngang dọc đều có độ dài là 6 cho (町, đính) dài, tức khoảng 109m
Khi gọi tên lô đất, người ta gọi theo thứ tự hàng ngang và cột dọc, ví dụ 二条四里tức là lô đất ở dòng 2 cột 4, gọi tắt là lô 2.4 Một số lô đất được ghi kèm tên địa danh như Momomoto, Oyama
Nguồn: Chusei no mura [68,125]
Trong mỗi lô, người ta lại phân thành 36 thửa nhỏ gọi là tsubo (坪, bình), có các cạnh bằng 1 cho Các quận huyện có nhiệm vụ lập sổ ruộng và sơ đồ các lô vuông
này và báo cáo lên triều đình tổng số ruộng đất Dựa vào đó, nhà nước định mức thu tô thuế và lao dịch cho từng địa phương Mỗi quốc ty mới nhậm chức có nhiệm vụ kiểm tra lại tình hình canh tác trong tỉnh và lập sổ ruộng mới Các trang viên muốn xin giấy chứng nhận cũng phải lập sổ kê khai ruộng đất theo cách này
Dựa vào địa danh gắn liền với các lô đất, năm 1988, Mizuno Shoji (水野章二) đã phục dựng lại bản đồ phân bố các lô đất này trên thực tế (H.1.6) Tổng cộng
có 12 lô đất, trong đó 3 lô có hàng ngang không đánh số có tên gọi là dokujo (独条,
Trang 36độc điều) Để tiện theo dõi, tôi tạm đánh số trong bảng là 0.1, 0.2, 0.3 Như vậy, tên gọi và vị trí của 12 lô đất có thể thống kê theo bảng sau.
Bảng 1.1: Các lô đất trong trang viên Oyama thời Heian
Nguồn: Thống kê theo Chusei shoen no sekai[72,122-125]
Đối chiếu với bản đồ, ta có thể nhận thấy việc phân chia các lô đất ở trang viên Oyama không hoàn toàn theo nguyên tắc bàn cờ như qui định ban đầu của chế
độ Điều-lí: Các lô số 10, 11 nằm chếch theo hướng tây bắc đông nam dọc theo thung lũng Oyama thượng Ngoài ra, các lô đất số 7, 8, 9 nằm dọc theo hướng bắc nam trong thung lũng Oyama dài hẹp, nên có hình chữ nhật dài, chứ không phải là các lô đất vuông như thông lệ 3 lô đất đặc biệt số 1, 4 và 7 được đánh số riêng, còn các lô đất khác được đánh số theo nguyên tắc hàng ngang và cột dọc của chế độ
Điều-lí Như vậy, kích thước, hướng và cách gọi tên các lô đất phụ thuộc vào đặc
điểm địa hình và địa danh của vùng núi Oyama Điều này cho thấy chế độ Điều-lí
do triều đình ban hành, nhưng khi áp dụng trên thực tế biến đổi rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương Phải dựa trên nguồn tư liệu địa phương và
điều tra điền dã mới có thể hiểu được tính linh hoạt và thực trạng của chế độ này
Dựa vào kê khai trong giấy miễn thuế có thể xác định được vị trí của các thửa ruộng trong số hơn 9 ha mà Toji mua lại lúc mới lập trang Các thửa này chủ yếu tập trung ở các lô đất số 7 (Dokujo), 8 (1.3 Oyama) và 9 (2.4 Momomoto) tức là nằm trong thung lũng Oyama Có lẽ cũng chính vì vậy mà Oyama đã trở thành tên gọi
Trang 37của trang viên [72, 234] Thực tế điền dã cho thấy đây là khu vực có địa hình dốc thoai thoải từ bắc xuống nam, lại có nhánh sông Oyamatani chảy dọc theo thung lũng, cung cấp nước cho các thửa ruộng Đây cũng là nơi đã từng tập trung các lò gốm thời Nara Phải chăng chính những xóm thợ gốm trước kia đã được sát nhập vào trang viên và tiếp tục khai khẩn, canh tác ở đây sau khi Toji đứng ra mua đất đai
và thành lập trang viên ở thung lũng Oyama
Sử liệu tiếp theo liên quan đến qui mô của trang viên Oyama thời Heian là
“Udaijin Fujiwara Tadahirake cho” (右大臣藤原忠平家牒, Hữu Đại Thần Đằng Nguyên Trung Bình gia điệp) nghĩa là “Công văn của Hữu Đại Thần gửi quốc nha 15
tỉnh Tamba” ngày 11 tháng 9 năm Engi (延喜, Diên Hỉ) thứ 20 (920), tức là hơn 70
năm sau khi trang viên Oyama được thành lập
Điệp văn 16 của Hữu Đại Thần gửi quốc nha tỉnh Tamba Về việc trả lại ruộng đất gồm 46 cho 4 tan 156 bu vốn là sở lãnh của Truyền Pháp viện thuộc Toji theo qui định cũ
Vùng đất này tại quận Taki của tỉnh (Tamba) Đông giáp công điền, tây giáp núi Hane, nam giáp sông, bắc giáp núi Oyama 17
Theo điều trần của Toji, đây là sở lãnh của viện Truyền Pháp Quan tỉnh phù năm Jowa thứ 12, cũng ghi nhận phần ruộng đất này đã là sở lãnh của Truyền Pháp viện trong địa phận tỉnh (Tamba) Theo đó, trang gia đã được xây dựng, việc nộp tô cho chùa cũng được tiến hành Trong những năm qua,
đã khai khẩn 11 cho 4 tan 56 bu (khoảng 11,4 ha) ruộng, khai thác 35 cho (35 ha) rừng, xây 2 hồ nước, theo thời gian vùng đất hoang càng được khai khẩn thêm [3, 325-326]18 (TL.1.3)
15
Kokuga (国衙, quốc nha) là tên gọi chung bộ máy quản lí cấp tỉnh, đứng đàu là kokushi (国司, quốc ty)
16
Cho (牒, điệp) chỉ loại công văn hay thư từ giữa các cơ quan không cùng một hệ thống hành chính, như thư
của lãnh chủ gửi quốc, quận ty hay quan lại triều đình gửi các chùa xã
17
Một số nhà sử học Nhật Bản, dựa vào những chi tiết như tư liệu có ghi ranh giới đông tây nam bắc được công nhận là cổ nhất của Nhật Bản có niên đại năm Manju (万寿, Vạn Thọ) thứ 4 (1027) để nhận định rằng hai tư liệu số 1 và 2 trên đã được chép lại thời trung thế Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là sự thống nhất về ranh giới trang viên được ghi trong hai tư liệu này
18
Heian ibun TL 217
欲任旧令返領東寺伝法料田地
Trang 38Như vậy, diện tích ruộng của trang viên Oyama vào đầu thế kỉ X đã tăng
thành 11 cho 4 tan 56 bu, tức là thêm 2 cho 3 tan 272 bu (tương đương 2,3 ha) Diện
tích này một phần do chùa mua bán thêm, nhưng phần chủ yếu là do nông dân trong trang viên đã khai khẩn những vùng rừng núi hoang xung quanh làng
1.3.3 Tình hình khai khẩn và canh tác thời Heian
Về tình hình khai khẩn đất hoang mở ruộng của trang viên Oyama, trong
“Toji denbo kuge no cho” (東寺伝法供家牒, Đông tự Truyền pháp cộng gia điệp) tức “Thư của viện Truyền Pháp thuộc Toji” ngày 11 tháng 9 năm Engi (Diên Hỉ) thứ
bu (hơn 44 ha) được kê khai trong khoán văn 20 của bản chùa Những năm gần đây (nhà chùa) dựa vào nguồn nước vốn có để khai hoang mở ruộng
肆拾陸町肆段佰伍拾陸歩事
在部下多紀郡 東限公田 西限剌山峰 南限川 北限大山峰
牒、得彼寺伝法供所陳状云、件田地(中略)以去承和十二年申下官省符於在地国、為伝法料已 了。仍建荘家勘納地利。就中、墾田十一町四段五十六歩、林野卅五町、池二処、其林野之地、逐 年亦加墾(中略)…
19
Gunhan (郡判, tức quận phán) chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu ruộng đất của cơ quan
hành chính cấp quận (tương đương với huyện ở nước ta hiện nay) cấp cho chủ đất Giấy chứng nhận cấp quốc
(tức tỉnh) gọi là kokuhan (国判, quốc phán) Các giấy tờ này thường có hiệu lực trong một nhiệm kì của quốc
ty Mỗi lần khai hoang hay mua bán, mở rộng diện tích lãnh chủ đều phải xin cấp quận hay quốc kiểm tra và chứng nhận thêm để được miễn giảm thuế
20
Kenbun (券文, khoán văn) chỉ chung các văn bản về quyền sở hữu ruộng đất trang viên
Trang 39Nay xin quận nha đối chiếu với khoán văn (để xác nhận rằng vùng đất mới khai khẩn nằm trong ranh giới của khoán văn) và cấp quận phán để làm bằng chứng cho đời sau 21 Xin kính báo [3,231-232]22 (TL.1 4)
Dựa vào tư liệu này, tính đến thời điểm năm 915, riêng lô 1.3 Oyama, nhờ
điều kiện nguồn nước thuận lợi, đã khai khẩn thêm được 1 cho 6 tan 72 bu (1,6 ha) ruộng Những mảnh ruộng mới được khai khẩn được kê khai là shinkai (新開, tân khai) để phân biệt với những mảnh ruộng mà chùa đã có từ trước là honden (本田,
bản điền) Ngày 22 tháng 10 cùng năm, quốc ty Minamoto đã gửi công văn cho Toji công nhận quyền sở hữu của chùa đối với diện tích đất mới khai hoang này [3, 322-323]
Tuy nhiên, không phải mảnh ruộng nào được khai hoang cũng có thể canh tác lâu dài Ngược lại, tình hình canh tác ở Nhật Bản thời cổ đại và trung thế rất bấp bênh Tình trạng các mảnh ruộng được khai khẩn sau một thời gian canh tác lại bị
bỏ hoang (荒,hoang), biến thành rừng núi (山成,sơn thành), hay bị ngập nước (川
成, xuyên thành) khá phổ biến Điều này được phản ánh rõ nét trong tư liệu của
trang viên Oyama Trong “Giấy miễn thuế do Bộ dân vụ cấp”23, có đoạn kê khai ruộng đất ở lô 2.4 Momomoto, gồm các thửa số 25, 26, 27, 33, 35, 36 Trong tư liệu sau đó 157 năm, chúng ta lại bắt gặp những thông tin về các lô đất này
Điệp văn của Hội tăng lữ Truyền Pháp viện thuộc Toji
Lô 2.4 Momomoto:
Thửa 15: 6 tan 250 bu (khoảng 0,65 ha)“bỏ không
Thửa 16: 4 tan 108 bu (hơn 0,4 ha) “bỏ không”
21
Trong tư liệu dùng từ kugen (公験, công kiểm) tức giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của chính
quyền cấp cho các chủ đất
22 Heian ibun TL.212
東寺伝法供家牒 丹波国多紀郡衙
可蒙郡判為治田庄地壱町陸段七拾弐歩之状
一条三大山里南行 一大山田東圭七段〈本田三段付図 新開七段〉 二大山田東圭八段〈本 田二段付図 新開八段〉 十六池後田一段七十二歩〈本田八段二百八十八歩付図 新開
一段七十二歩〉
牒、件治田、寺家券文所載肆拾肆町壱佰餘歩之内地也、而頃年依有水便、治開為田、望蒙郡判、 為後代公験、乞也衙察之状、勘合本券、欲被判許、以牒…(中略)
23
Xem TL1.1, trang 26
Trang 40Thửa 21: 1 tan 108 bu (hơn 0,1 ha) “bỏ không”
Thửa 20: 5 tan (0,5 ha) “bỏ không”
Thửa 23: 1 tan (0,1 ha) “bỏ không”
Thửa 25: 6 tan 206 bu (0,65 ha) “sổ ghi 6 tan (0,6 ha) đất chùa, canh tác 9tan
Đông tự Truyền Pháp cộng gia điệp, tức “Thư của viện Truyền Pháp thuộc Toji” gửi
quốc nha thống kê tình hình canh tác) ngày 19 tháng 4 năm Choho (長保, Trường
Bảo) thứ 4 (1002) Đối chiếu với “Giấy miễn thuế do Bộ dân vụ cấp” 25, chúng ta thấy các mảnh ruộng số 25, 26, 27 của lô 2.4 Momomoto tiếp tục được canh tác và
có phần tăng thêm diện tích, còn các thửa số 33, 35, 36 bị bỏ không canh tác Thửa
34 (72 bu) không thấy kê khai vào năm 825 có lẽ đã được khai khẩn sau đó, nhưng
đến năm 1002 cũng đã bị bỏ không
100 năm sau đó, trong Oyamanosho rikken tsubozuke (大山荘立券坪付, Đại
Sơn trang lập khoán bình phó, tức “Sổ kiểm tra đất trong trang viên Oyama”) ngày
〈公〉乍六反』 卅三坪一段七十二歩『不ヽ』 卅四坪北圭七十二歩『不ヽ』 卅五坪二百十 六歩『不ヽ』
卅六坪一段百四十歩『不ヽ』…(中略)
25
Xem TL1.1, trang 27