1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế - Phần I

467 6,8K 25
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 467
Dung lượng 13,64 MB

Nội dung

Nội dung cơ bản của giáo trình, ngoài chương nhập môn về Luật thương mại quốc tế, Phần I bao gồm 7 chương nói về các nội dung của Luật tổ chức thương mại thế giới như: hệ thống thương mạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THANH PHO HO CHi MINH

Trang 3

1 Giáo trình Luật Đất đai

trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung)

trình Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam

trình Luật Ngân hang

5 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ

6 Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam

7, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam

8 Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Nam

9 Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam

10 © trinh Ludt Lao dang

11 Giáo trình Luật Thuế

12 Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1

13 Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh

chấp thương mại

14 Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh

15 Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

16 Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và

quyền thừa kế

17 Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ

21 Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

22 Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

23 Giáo trinh Những quy định chung về luật dân sự

24 Giáo trình Tâm lý học đại cương

25 Giáo trình Tội phạm học

26 Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần chung)

27, Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần riêng)

28 Giáo trình Xã hội học đại cương

29 Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật

Seiphathanty

1 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - PI Cac tdi pha

2, Giáo trình Luật Môi trường

3 Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Mọi chỉ tiết xin liên hệ: Trung tâm học liệu, Trường Đại học Luật TP.HCM

Tầng trệt Khu C, số 02, Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại : 08 39400989 (149-150)

Trang 4

Chủ biên

TS Trần Việt Dũng

Biên soạn

Chương ], II, VII

PGS TS Mai Hong Quy

Trang 5

LOI NOI DAU

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đảo tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Nhà trường cho biên soạn Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Phân I (Luật tổ chức thương mại thế giới)

Nội dung cơ bản của giáo trình, ngoài chương nhập môn về Luật thương mại quốc tế, Phần I bao gồm 7 chương nói về các nội dung của Luật tổ chức thương mại thế giới như: hệ thống thương mại đa phương GATI/WTO; các nguyên tắc cơ bản của Luật

WTO; Luật WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương

mại dịch vụ; Luật WTO trong lĩnh vực thương mại liên quan tới quyển sở hữu trí tuệ; pháp luật về về các biện pháp phòng vệ

thương mại, giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO

Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Phân ï có thể vẫn còn

khiếm khuyết; mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản tới, giáo trình

được hoàn thiện hơn

Thư từ, ý kiến đóng gớp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2, Nguyễn Tắt

Thành, Quận 4, TP Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 — 08.37266.333

TRUONG DAI HOC LUAT TP.HO CHi MINH

Trang 6

MUC LUC

DANH SÁCH CÁC VỤ KIỆN TRONG KHUÔN KHỎ

HE THONG GATT/WTO VA TEN VIET TAT CUA

CHUONG I: NHAP MON LUAT THUONG MAI QUOC TE 22

I KHAI LUAN VE THUONG MAI QUOC TE VA

LUẬT THUONG MAI QUOC TE o eececccccssssessecsscssecssesccsseseees 22

1.1 Khái niệm thương mại quốc tế -2-cczzcczzze 22 1.2 Luật thương mại quốc tễ 22©22c222322E22222x:22ze2 26

1.3 Chủ thể của Luật thương mại quốc tế cc 28 1.4 Nguồn của luật thương mại quốc tẾ -cscczccez 33

II DOI TUONG, NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP

NGHIEN CUU CUA MON HOC LUAT THUONG MAI

QUOC TE oneeeseeeccsssssessssssssuvesssssvsesssssssseessssisesssssssseseresaseveceessn 4]

2.1 Đối tượng, nhiệm vụ và các nội dung môn học 4I

2.2 Két cau ctia gido triml oo cccsccsesscssssessscssssesecossssseveccssee 42 PHAN I: LUAT TO CHUC THUONG MAI THÊ GIỚI 44 CHUONG II: HE THONG THUONG MAI DA

I TONG QUAN VE HE THONG THUONG

MAI DA PHUONG GATT/WTO0 ooo cccccscsecsseesssscsssesssecessessee 45

1.1 Khái niệm hệ thống thương mại đa phương và

hệ thống thương mại GATT/WTO -ttnnnEnssee 45

1.2 Vai trò của hệ thống thương mại đa phương 46

Trang 7

I].HE THONG THUONG MAI GATT vecssscccccccsccsececcceecccesecces 50

2.1 Bồi cảnh ra đời của hệ thống thương mại GATT 50 2.2 GATT - một định chế thương mại quốc tế ad hoc 56

2.3 Nghĩa vụ cơ bản của quốc gia trong khuôn khổ

hệ thống thương mại GATTT -22222222z+scS222222225522ce2 58

2.4 Sơ lược về các vòng đàm phán đa phương trong

khuôn khổ GATTT .cccc+e121111211211121-2212211xe 61

I TO CHUC THUONG MAI THE GIỚI s2s¿ 63

3.1 Giới thigu tong quan .cceecccseescsssssesessseeeecssseeecesseseesnses 63 3.2 Mục tiêu, chức năng và cơ cầu tô chức của WTO 65 3.3 Khung pháp lý của hệ thống thương mại WTO 74 3.4 Quy trình và thủ tục ra quyết định của WTO 76 3.5 Mối quan hệ giữa luật của tổ chức thương mại

thế giới và luật quốc BÌa 222522222 221111 21111 EEEcee 79

3.6 Quy chế thành viên WTO -ccccccrvrvcrrrrrrecee 82 CHUONG III: CAC NGUYEN TAC CO BAN CUA

0/.90.41090015 4 Ô 100

I DẪN NHẬP -.5scct2T 2110211121172 1E eeeerrrree 100

Il NGUYEN TAC KHONG PHAN BIET DOI XU 100 2.1 Dai ngd TOi hué Quéc eccccsseccssssseessesssessssssessesseseessees 101

2.2 D&i ngd quéc gia (NT) cscccscssesscsseessssesssseeccsseessssersssseen 127

II] NGUYEN TAC MINH BACH ueeeceecccescesscecssecsseeseeseeeees 139

B.D Khai nim ooo ccc ccccscsesecesesscesesessssessseceseseaesenevsvevecserees 139

3.2 Nguyên tắc minh bạch trong khuôn khổ WTO 140

IV NGUYÊN TÁC CÂN BẰNG HỢP LÝ 143 4.1 Khái niệm . - 255v teEkvrerkrrrrrrrrrrrrvee 143

4.2 Nguyên tắc cân bằng-hợp lý trong khuôn khổ WTO 146

Trang 8

CHUONG IV: LUAT WTO TRONG LINH VUC

II GATT VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG

LIEN QUAN CỦA WTO tt

2.1 Hiệp định GATT c2 re

2.2 Các hiệp định đa phương khác của WTO điều

chỉnh thương mại hàng hóa 22 SSSSSnnnEE Ea 2.3 Cắt giảm hàng rào thương mại trong lĩnh vực

thương mại hàng hoá 2222 2222v2scsEE1211

CHƯƠNG V: LUẬT WTO TRONG LĨNH VUC

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, 2222

I TONG QUAN VE DICH VỤ VÀ THƯƠNG MAI

DICH VU QUOC TE eeesssssssssssusssssssssssevasssssteteeeeeeececc

2.3 Tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ

II HIỆP ĐỊNH CHUNG VẺ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

3.2 Mục tiêu, đối tượng của hiệp định GATS

3.3 Mỗi quan hệ giữa GATT và GATS

6

Trang 9

3.4 Hàng rào thương mại trong thương mại dịch vụ

IV.MÔ HÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI

TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA WTO

4.1 Các phương thức cung cấp dịch vụ so neo

4.2 Phân loại các ngành dịch vụ ác St csetneneereey 4.3 Biêu cam kết dich 3 4

CHƯƠNG VI: LUẬT WTO TRONG LĨNH VỰC

THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN TỚI QUYỀN SỞ HỮU

TRÍ TUỆ, .22111111.rree

Il TONG QUAN VE QUYEN SO HUU TRÍ TUỆ 2.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ -.2ccccccsccccss 2.2 Các đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

HI HIỆP ĐỊNH TRIPS -.¿ 25c rvetrerrreesrkev

3.1 TỔng Quant ossecccccscssssecsssssssvusssssecsssssvessssssssssevesseesssseesesere

3.2 Các nguyên tắc cơ bản của TRIPS và ảnh hưởng

của TRIPS đối với pháp luật quốc gia - :

3.3 Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ - -.-: CHƯƠNG VII: PHAP LUAT VE CAC BIEN PHAP

PHONG VE THUONG MAL .vcsessssssssscssssssesssssssecsesseeteeesseeees I.DẦN NHẬP 222-222 22211211 C1110 ccerrrreee

II TỰ VỆ THƯƠNG MẠI c- Sccscerserrrye

2.1 Khung pháp lý cho biện pháp tự vệ trong hệ

thống thương mại WTO cocvcvvcvvccccecceecrererorre

2.2 Áp dụng biện pháp tự vệ trên cơ sở Điều XIX GATT

1994 và Hiệp định tự vệ thương mại .-

Trang 10

2.3 Ap dung bién pháp tự vệ trên cơ sở Điều 5

của Hiệp định Nông nghiệp .-52 22t 2S2nnnnnnnnnereg 355

Ill CHONG BAN PHA GIA VA CHONG TRG

CAP HANG XUAT KHAU eccccccssssscssssssssssssssssssssssssssssesssese 357

3.1 Khung phap ly cho bién phap chéng ban pha gia

và chống trợ cấp của GATT/WTO sss nhe 357 3.2 Thủ tục điều tra chống bán phá giá

3.3 Nội dung điều tra bán phá giá the 364

3.4 Nội dung điều tra trợ cẤp cuc 378 3.5 Các nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán

phá giá và biện pháp chống trợ cấp HH 389 CHUONG VIII GIAI QUYET TRANH CHAP TRONG

KHUON KHO WTO scccsecsecceccsssssssssssssssesessteteeeeeeeeeeeecceee 400

I DAN NHAP oeecccceccsccccssssssssssssssssssssassssssssssssssstsstssssssseeseecee 400

Il LICH SU HÌNH THANH VA PHAT TRIEN CUA

CO CHE GIAI QUYET TRANH CHAP CUA WTO 401 2.1 Co ché GQTC trong khudn khé GATT cece 401 2.2 Nguồn luật điều chỉnh, vai trò và một số đặc trưng

của cơ chế GQTC trong khuôn khổ WTO 22 404

II CƠ CHÉ GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP CỦA WTO 411

3.1 Các cơ quan giải quyết tranh chấp -ccccecccecsee 4II 3.2 Phạm vi giải quyết tranh chấp csccccctserreceee 416

IV THỦ TỤC GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP _ 428

4.1 Các bước giải quyết tranh chấp scsrvreeceeeree 428 4.2 Thực thi khuyến nghị và phán quyết của DSB 450 8

Trang 11

DANH MUC NHUNG TU VIET TAT

Diễn đàn hợp tác Châu Á — Thái Bình Dương

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hiệp định đầu tư song phương Céng déng Andean

Chuong trinh wu dai thué quan chung

Tiền hang, phi bảo hiểm và cước phí trả tới Cước phí và bảo hiểm trả tới

Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

CMR_ Công ước về hợp đồng vận tải hàng hóa

băng đường bộ Thị trường chung Đông và Nam Phi

Công ước về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt

quôc tê Cước phí trả tới Giao tại biên giới

Giao hàng thuế đã trả

Giao hàng thuế chưa trả Giao hàng tại cầu cảng Giao tai tau

Co quan giai quyét tranh chap cla WTO

Thỏa ước về thủ tục giải quyết tranh chấp

Điều ước quốc tế

Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Trang 12

Cộng đồng chung Châu Âu

Toà công bằng Liên minh Châu Âu

Hiệp hội tự do thương mại Châu Âu Giao tại nhà xưởng

Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế Giao trên tàu

Liên minh Châu Âu Khu vực tự do mậu dịch Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch Tổng thu nhập quốc dân

Hệ thống ưu đãi phổ cập Hợp đồng thương mại quốc tế

Hệ thống hài hòa về mã số và mô tả hàng hóa

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

Phòng thương mại quốc tế Trung tâm trọng tài quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư

Toà án công bằng quốc tế

Quỹ tiền tệ quốc tế Quyền sở hữu trí tuệ

Tổ chức thương mại quốc tế

Vận đơn Thư tín dụng

Liên Hiệp Quốc

Hiệp định đa sợi

Đôi xử tối huệ quốc

Trang 13

Đối xử quốc gia

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

của WTO

Điều khoản tự vệ thương mại đặc biệt khan cap SPS Hiệp định về việc áp dung các biện pháp kiêm dịch động thực vật

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Thương mại quốc tế

Cơ quan kiểm điểm chính sách mại của WTO

Hiệp định về các biện pháp đầu tư trong thương mại

của WTO Hiệp định về các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ

Bộ luật thương mại thông nhất Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

Ủy ban Luật thương mại quốc tế của LHQ Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

Viện thống nhất tư pháp quốc tế

Vận tải đa phương thức

Trang 14

DANH SACH CAC VU KIEN TRONG HE THONG

GATT/WTO VA TEN VIET TAT CUA VU KIEN (DUOC

DAN CHIEU TRONG GIAO TRINH)

e _ Các vụ kiện trong khuôn khé GATT

-_ Hoa Kỳ - Cá hôi Na Ủy: Hoa Kỳ — Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá hồi Đại Tây dương tươi và đông

lạnh từ Na Uy (US - Imposition Of Anti-dumping Duties On Imports Of Fresh And Chilled Atlantic Salmon From Norway),

BISD 415/229, (12/2/1992)

-_ Hoa Kỳ - Đồ uống có côn: Hoa Kỳ - Các biện pháp ảnh

hưởng đồ uống có cồn và mach nha (US - Measures Affecting Alcoholic & Malt Beverages), BISD 398/206, (19/6/ 1992)

- _ Thái Lan - Thuốc lá diéu: Thai Lan - Hạn chế Nhập khẩu

đối với thuốc lá (Thailand - Restrictions on Importation of Internal

Taxes on Cigarettes), BISD 37S/200, (7/11/1 990)

- EEC - Hat e6 dau I: EC-Cac khoản thanh toán và trợ cấp

cho các nhà sản xuất các hạt có dầu và chất đạm cho thức ăn gia súc (EEC - Payments and subsidies paid to processors and

producers of oilseeds and related animal-feed proteins), BISD375/86, (22/4/1998)

- Hoa Ky - Phan 337 Đạo luật thuế quan: Hoa Kỳ - Phan

337 Đạo luật Thué quan 1930 (United States - Section 337 of the

Tariff Act of 1930), BISD 368/345, (7/11/1989)

- Téy Ban Nha - Cà phê chưa rang Tay Ban Nha — quy chế thuế đánh trên cà phê chưa rang (Spain - Tariff treatment of unroasted coffee, BISD 28S/102), (1 1/6/1981)

Trang 15

- Bi- Tro cấp gia đình (định cư các gia đình) (Belgian

Family Allowances (Allocations Familiales)), BISD 18/59,

- EEC - Giá nhập khẩu tối thiếu: EEC - Chính sách giá

nhập khẩu tối thiểu, giấy phép và đặt cọc đối với một số loại rau qua (EEC - Programme of Minimum Import Prices, Licenses and

Surety Deposits for certain Processed Fruits and Vegetables)

(EEC-Minimum Import Prices), BISD 258/68, (18/10/1987)

- Dire - Ca Sardines (Na Uy): Đức - Chê độ đãi ngộ đỗi với

các sardines nhập khẩu (Germany- Treatment of Imports of

Sardines), BISD 15/53, (31/11/1951)

- Uc - tro cap déi voi ammonium sulphate (Australia -

Subsidy on ammonium sulphate), BISD 11/188, (3/4/1950)

e _ Các vụ kiện trong khuôn khổ WTO

- - Hoa Kỳ - Tôm (Việt Nam): Hoa Kỳ - Biện pháp chỗng bán phá giá đối với một số sản phẩm tôm từ Việt Nam (US - Anti-

dumping Measures on Certain Shrimp from Viet Nam), WT/DS404, (1/2/2010)

' Thoi gian thé hién trong ngoặc là thời điểm bắt đầu thủ tục tranh chấp của vụ kiện theo quy định định hiệp định DSU

13

Trang 16

- Trung Quéc — Cac ấn phẩm và sản phẩm nghe nhìn (China - Publications and Audiovisual Products), WT/DS363,

(10/4/2007)

- Trung Quéc - Quyén SHTT: Trung Quéc - Biện pháp ảnh

hưởng tới bao hd va thuc thi quyén SHTT (China - Measures Affecting the Protection and Enforcement of Intellectual Property

Rights), WT/DS362/R, (19/3/2010)

- AnDé -Thué nhập khẩu bổ sưng: Ấn Độ - Các loại thuế

bé sung và phụ thêm đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ (India -

Additional and Extra-Additional Duties on Imports from the United States), WI/DS360, (6/3/2007)

- Hoa Ky - Tém Thai Lan: Hoa Ky - Các biện pháp liên quan tới sản phẩm tôm từ Thái Lan (US - Measures Relating to Shrimp from Thailand), WT/DS343, (24/4/2006)

- Mexico - Dau 6-liu EC: Mexico - Biện pháp thuế đối

kháng đối với dau 6-liu nhap khdu tir EC (Mexico - Definitive

Countervailing Measures on Olive Oil from the European Communities), WT/DS341, (31/3/2006)

- Hoa Ky - Dịch vụ đánh bạc: Hoa Kỳ-Biện pháp ảnh

hưởng tới Việc cung cấp dịch vụ đánh bạc và cá cược xuyên biên gidi, (US - Measures Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services), WT/DS285, (13/3/2003)

- EC- Tro cap xudt khdu đường: EC - Trợ cấp xuất khẩu

duong (EC - Export Subsidies on Sugar) WT/DS283, (14/3/2003)

- Hoa Ky - G6 xé mém IV: Hoa Kỳ - Xác định áp thuế đối

khang đối với gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (US - Final

Trang 17

Countervailing Duty Determination with respect to certain Softwood Lumber from Canada) , WT/DS257, (3/5/2002)

- Hoa Ky - Sản phẩm thép: Hoa Kỳ - Biện pháp tự vệ đối

với một số sản phẩm thép nhap khau (US - Definitive Safeguard Measures on Imports of Certain Steel Products), W1I/DS249,

WI/DS248, (20/3/2002)

- Hoa Kỳ - Gỗ xẻ mêm II: Hoa Kỳ - Xác định sơ bộ về

một số sản phẩm gỗ xẻ mềm nhập khâu từ Canada (US -

Preliminary Determinations with Respect to Certain Softwood

Lumber from Canada), WT/DS236, (21/8/2001)

- Canada - Bao lanh tin dụng xuất khẩu may bay: Canada -

Bảo lãnh vay và tín dụng xuất khâu đối với máy bay (Canada

Export Credits and Loan Guarantees for Regional Aircraft),

WT/D$8222, (22/1/2001)

- Hoa Ky - Tu chinh an Byrd: Hoa Ky - Luat chỗng tiếp tục

phá giá và tro gia 2000, (US - Continued Dumping and Subsidy

Offset Act of 2000), WT/D8217, (21/12/2000)

- Mexico - Telecoms: Mexico - Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ viễn thông (Mexico - Measures Affecting Telecommunications Services), WI/DS204, (17/8/2000)

- Hoa Ky - Ong tron carbon: Hoa Ky - Biện pháp tự vệ chính thức đối với ống cuộn carbon nhập khâu tir Han Quéc (US -

Definitive Safeguard Measures on Imports of Circular Welded Carbon Quality Line Pipe from Korea), WT/DS202, (13/6/ 2000)

- Argentina - Vai dét len va cé tong tu Brazil: Argentina -

Các biện pháp tự vệ thương mại đối với một số sản phẩm vải dệt

len và cô tông nhập khẩu từ Brazil (Argentina - Transitional

15

Trang 18

Safeguard Measures on Certain Imports of Woven Fabric Products

of Cotton and Cotton Mixtures Originating in Brazil) WT/DS190,

- Hoa Kj - Phan 211 Đạo luật chỉ tiêu 1998 (United States

- Section 211 Omnibus Appropriations Act of 1998), WT/DS176, (8/7/1999)

- EC - Bao hé nhdn hiéu hang héa va chi dan địa ly: EC-

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản và

thực phẩm (EC - Protection of Trademarks and Geographical

Indications for Agricultural Products and F oodstuffs), WT/DS174,

(1/6/1999)

- Hoa K) - Lita mi gluten, Hoa Kỳ - biện pháp tự vệ đối với

lúa mì từ Cộng đồng Châu Âu (US - Definitive Safeguard Measures on Imports of Wheat Gluten from the European

Communities), WT/DS 166, (19/ 1/2001)

- Hoa Kỳ - Phần 110(5) Đại Luật Bản quyền Hoa Kỳ

(United States — Section 110(5) of the US Copyright Act), WTY/DS 160, (26/1/1999)

- Argentina - San phdm da bò: Argentina - Các biện pháp liên quan tới sản phẩm thuộc da bò xuất khẩu và nhập khâu da

thuộc (Argentina - Measures Affecting the Export of Bovine Hides

and the Import of Finished Leather), WT/DS1 55, (23/12/1998)

Trang 19

- Hoa Kj — Phân 301-310 Đạo luật thương mại, Hoa Kỳ -

Phan 301-310 Dao luật Thuong mai nam 1974 (US— Sections

301-310 of the Trade Act 1974), WT/DS152, (25/11/1998)

- An D6 - Ngành công nghiệp ô tô: Ân Độ - Các biện pháp

ảnh hưởng tới lĩnh vực ô tô (India - Measures Affecting the

Automotive Sector), WI/DS146, (6/10/1998)

- EC - Ga trai giuong: EC - Thué chéng ban pha giá đối

với ga trải giường cotton nhập khẩu từ Án Độ (EC - Anti-Dumping

Duties on Imports of Cotton-type Bed Linen from India), WT/DS141, (3/8/1998)

- Canada — Ngành ngành công nghiệp ô tô: Canada - Một

số biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Canada - Certain Measures Affecting the Automotive Industry), WT/DS139,

Trang 20

- _ Thái Lan - Thép góc hình chữ H: Thái Lan - Thué chéng

bán phá giá với sắt hay thép góc, hình và thép hình tổ hợp và dầm

chữ H tw Ba Lan (Thailand - Anti-Dumping Duties on Angles,

Shapes and Sections of Iron or Non-Alloy Steel and H Beams from

Poland), WT/DS122, (6/4/1998)

- Argentina - Gidy (EC): Argentina - Bién phap ty vé di

với giày dép nhập khẩu (Argentina - Safeguard Measures on Imports of Footwear), WI/DS121, (6/4/1998)

- _ Canada - Bằng sáng chế dược phẩm: Canada - Bảo hộ

bằng sáng chế các sản pham duge (Canada- Patent Protection of Pharmaceutical Products), WT/DS114/R, (19/12/1997)

- Hoa Ky - Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài: Hoa Kỳ - Áp đặt thuế đối với “Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài” (ÚS - Tax

Treatment for “Foreign Sales Corporations”), WT/DS108, (18/11/1997)

- Canada - San pham sita: Canada - Cac bién phap anh

hưởng tới nhập khâu sữa và xuất khẩu sản phẩm từ sữa (Canada —

Measures Affecting the Importation of Milk and the Exportation of

Dairy Products), WT/DS103, (8/10/1997)

-_ Hàn Quốc - Sản phẩm sữa: Hàn Quốc - Biện pháp tự vệ

chính thức đối với một số sản phẩm sữa nhập khẩu (Korea - Definitive Safeguard Measure on Imports of Certain Dairy

Products), WT/DS98, (12/8/1997)

- Ấn Độ - Hạn chế định lượng: An Độ - Hạn chế định

lượng đối với hàng nông sản, dệt may và các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu khác (India - Quantitative Restrictions Imports

Trang 21

of Agricultural, Textile and Industrial Products), WT/DS90/R, (6/4/1999)

- Han Quốc - Đồ uống có cồn: Hàn Quốc - Thuế á áp đặt với

đồ uống có cồn (Korea - Taxes on Alcoholic Beverages), WT/DS75, (2/4/1997),

- Canada - May bay dan dung: Canada - Các bién phap ảnh hưởng tới xuất khẩu máy bay dân dụng (Canada - Measures Affecting the Export of Civilian Aircraft), WT/DS71, (10/3/1997)

- EC - Linh kién may tinh: EC - Phan loai hai quan đối với một số linh kiện máy tính (EC - Customs Classification of Certain

Computer Equipment), WT/DS62, (8/11/1996)

- Hoa Ky - Cam nhập khẩu đối với tôm và một số sản phẩm

từ tôm: Hoa Kỳ - Cấm nhập khẩu đối với tôm và một số sản phẩm

từ tôm (US - Import Prohibition of Certain Shrimp and Shrimp

Products), WT/DS61, (25/10/1996)

- Guatemala - Xỉ măng pooclăng: Guatemala - Diéu tra

chéng ban phá giá đối với xi măng pooclăng từ Mexico

(Guatemala - Anti-Dumping Investigation Regarding Portland

Cement from Mexico), WT/DS60, (17/10/1996)

- Hoa Ky - Tém va Ria bién: Hoa Ky - Cam nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm (US - Import Prohibition of Certain

Shrimp and Shrimp Products), WT/DS58, (8/10/1996)

-_ Argentina - Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu giày đép, hàng dệt may, quân áo và các sản phẩm khác (Argentina - Measures Affecting Imports of Footwear, Textiles, Apparel and other Items) (Argentina-Textiles and Apparel), WT/DS56, (10/4/1996)

19

Trang 22

~ Indonesia - Nganh nganh céng nghiép 6 t6: Indonesia - Mot sé bién pháp liên quan tới ngành công nghiệp ô tô (Indonesia - Certain Measures Affecting the Automobile), WT/DS59,

WT/DS55, WT/DSS54, (8/10/1996)

- Brazil - Nganh céng nghiép 6 té: Brazil - Mét sé bién

pháp liên quan tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ô tô (Brazil

- Certain Measures Affecting Trade and Investment in the Automotive Sector), WT/DS52, (9/8/1996)

- Brazil - Mét sé bién pháp đầu tư lĩnh vực ô tô: Brazil -

Một số biện pháp đầu tư lĩnh vực ô tô (Brazil - Certain Automotive Investment Measures), WT/D§S5I, (30/7/1996)

- Ấn Độ- Bằng sảng chế (Hoa Kỷ): Ấn Độ - Bảo hộ bằng

sáng chế đối với được phẩm và các sản phẩm hóa chất nông nghiệp

(India - Patent Protection for Pharmaceutical and Agricultural Chemical Products), WT/DS50, (2/7/1996)

- Brazil - Máy bay: Brazil - Chương trình tài chính hỗ trợ

xuất khẩu máy bay (Brazil - Export Financing Programme for Aircraft), WT/DS46, (19/6/1996)

- NhGt Ban - Sản phẩm phim: Nhật Bản - Các biện pháp

ảnh hưởng tới tiêu thụ giấy và phim tráng ảnh (Japan - Measures

Affecting Consumer Photographic Film and Paper), WT/DS44,

13/6/1996

- Hoa Ky - Dao ludt Helms Burton: Hoa Ky - Quyền tự do

của người dân Cuba và Luật đoàn kết đân chủ (US - The Cuban Liberty and Democratic Solidarity Act) WT/DS38, (3/5/1996)

-_ Thổ Nhĩ Kỳ - Sản phẩm đệt may: Thồ Nhĩ Kỹ - Sản phẩm đệt may: Thổ Nhĩ Kỳ - Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm dét may

Trang 23

(Turkey - Restrictions on Imports of Textile and Clothing Products), WT/DS34, (21/3/1996)

- Canada - Tap chi dinh kp, Canada - Một số biện pháp liên quan tới tạp chí xuất bản định kỳ (Canada - Certain Measures Concerning Periodicals), WT/DS31, (11/3/1996)

- EC - San phém chuéi:EC - Cơ chế nhập khẩu kinh doanh

và phân phối sản phẩm chuối (EC - Regime for the Importation,

Sale and Distribution of Bananas), WT/DS27, (5/2/1996)

- EC- Thit bé (hormones): BC - Các biện pháp liên quan

tới thịt và các sản phẩm thịt có chứa hormones tăng trưởng (EC - Measures Concerning Meat and Meat Products (Hormones)),

WT/DS26, (26/1/1996)

- Brazil - Dita khé: Brazil - Cac bién phap liên quan tới sản

pham dira say khé (Brazil - Measures Affecting Desiccated Coconuts), WT/DS22, (30/11/1995)

- Úe - Cá hồi: Úc - Các biện pháp liên quan tới hoạt động

nhập khẩu cá hồi (Australia - Measures Affecting Importation of

Salmon, WT/DS 18, (5/10/1995)

- _ Nhật Bản - Đô uống có côn: Nhật Bản - Thuế đối với đồ

uống có cồn (Japan - Taxes on Alcoholic Beverages), WT/DS8,

(21/6/1995)

- _ Hoa Kỳ - Xăng dấu tái chế: Hoa Kỳ - Tiêu chuẩn đỗi với

xăng dầu thường và xăng dầu tai ché (US - Standards for

Reformulated and Conventional Gasoline), W'1/D§2, (24/1/1995)

21

Trang 24

CHUONG I - NHAP MON LUAT THUONG MAI QUOC TE

I KHAI LUAN VE THUONG MAI QUOC TE VA

LUAT THUONG MAI QUOC TE

1.1 Khái niệm thương mại quốc tế

Theo cách hiểu phổ thông, thương mại quốc tế là sự trao đổi

hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới quốc gia hoặc lãnh thể hải quan Hoạt động thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia thường được gọi là “hoạt động ngoại thương” hoặc “thương mại quốc tế” Những hoạt động này hàm chứa sự trao đổi, mua bán các sản phẩm

hàng hóa và dịch vụ giữa những cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau

Thương mại quốc tế đã có từ lâu đời và trải qua các thời kỳ

phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của các nền văn

minh nhân loại Từ thế kỷ XIX trước công nguyên thương mại quốc tế đã được ghi nhận qua sự hình thành và phát triển các trục đường thương mại kéo dài xuyên qua các châu lục, như “Con

đường Tơ lụa” nỗi tiếng nối Châu Á và Châu Âu hay “Con đường

Hồ phách” nối Châu Âu và Châu Á, và từ Bắc Phi tới Biển Baltc

Sự phát triển của các phương tiện vận tải và cuộc cách mạng công

nghiệp vào thế kỷ XVI-XVII tại các quốc gia Tây Âu tiếp tục

nâng cao vai trò của các hoạt động thương mại xuyên các Châu

lục Trao đổi thương mại quốc tế bằng đường biển với các thuộc

địa đem lại những nguồn lợi lớn lao cho các quốc gia Tây Âu, góp một phần không nhỏ vào sự thịnh vượng của họ Trong hai thế kỷ

22

Trang 25

trở lại đây, nhờ sự bùng nỗ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, tầm ảnh hưởng của thương mại

quốc tế về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đối với sự phát triển

của thế giới đã gia tăng đáng kể Ngày nay thương mại quốc tế luôn đóng góp một phần không nhỏ cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của các quốc gia và là một cấu thành thiết yếu

của chính sách phát triển kinh tế của các chính phủ

Thương mại quốc tế về bản chất có nhiều điểm tương đồng so

với thương mại trong nước vì động cơ và hành vi của các bên tham gia vào các hoạt động thương mại về cơ bản không thay đổi bất kể hoạt động thương mại diễn ra trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay xuyên biên giới Khởi thủy của thương mại quốc tế cũng như

thương mại thông thường đều bao gồm các hoạt động kinh doanh,

trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và các đối tượng trao đổi khác

giữa các thương nhân Theo quy định của Luật Thương mại của Việt

Nam (2005) thương mại [nói chung] là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.! Tuy nhiên

thương mại quốc tế không đơn thuần chỉ là sự “nối dài” của thương

mại trong nước ra phạm vi quốc tế; sự trao đổi thương mại xuyên biên giới sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau (như thuế

quan, phương thức vận tải, ngôn ngữ và văn hóa .) và phức tạp hơn rất nhiều so với sự trao đổi thương mại thông thường trong khuôn

khổ lãnh thể quốc gia Trong nhiều trường hợp thương mại quốc tế không chỉ còn là mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, mà nó còn

' Luật Thương mại (2005), Điều 3.I

23

Trang 26

liên quan tới sự trao đổi thương mại giữa các quốc gia hay giữa

những khu vực kinh tế khác nhau

Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý, khái niệm thương mại quốc tế chưa được hiểu thống nhất Những học giả theo quan điểm

truyền thống thường coi thương mại quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các thương nhân, tức là những giao dịch,

- hoạt động trao đổi hàng hóa từ lãnh thổ của một quốc gia sang lãnh thổ quốc gia khác Cách tiếp cận này thực tế chưa bao quát hết

phạm vi của thương mại quốc tế hiện đại bởi nó mới chỉ nhằm vào một trong những đối tượng của thương mại là hàng hóa Hiện nay,

đối tượng trao đổi của thương mại quốc tế rất phong phú, bao gồm

không chỉ sản phẩm hàng hóa hữu hình mà còn cả các sản phẩm hàng hóa vô hình như dịch vụ, đầu tư và tài sản trí tuệ (quyền sở hữu trí tuệ)

Một số học giả khác thì cho rằng thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dich vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau tại các quốc gia khác nhau Định nghĩa này nhắn mạnh tới yếu tố chủ thể kinh doanh trong các giao dịch thương mại, theo đó “thương mại quốc tế” chỉ khác với thương mại trong nước ở yếu tổ “quốc tịch khác nhau của các

thương nhân” Đây là cách tiếp cận theo nghĩa hẹp của thương mại

quốc tế vì nó không cho thấy vai trò của các chủ thể khác của hoạt

động thương mại nhự nhà nước và các thiết chế thương mại khu

2 Xem Tran Hoa Bình và Trân Văn Nam (chủ biên), “Giáo trình Luật thương mại quốc

te” - Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động — Xã hội, Hà Nội, (2005) tr 6, Nông

Quốc Bình (chủ biên), “Giáo trình Luật thương mại quốc tế" - Đại học Luật Hà Nội,

Nxb Tư phap (2005) tr.16

24

Trang 27

vực và quốc tế Tính “quốc tế” trong khái niệm thương mại quốc tế nêu trên chỉ bao hàm ý nghĩa tương tự như “tính quốc tế” của thuật ngữ tư pháp quốc tế.) Thương mại quốc tế hiện đại không chỉ bao hàm các hoạt động giao dịch thương mại giữa các thương nhân mà còn có cả các giao dịch thương mại giữa các nền kinh tế, các quốc

gia và các khu vực thương mại

Thương mại quốc tế có thể hiểu một cách khái quát là các

hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực hải quan Tuy nhiên, thương mại quốc tế phải được nhìn nhận dưới hai góc độ: (hứ nhất, hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia, các liên kết thương mại khu vực; và fhứ hai, các hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa các thương nhân (cá

nhân, tổ chức kinh tế, hay nhà nước khi nhà nước tham gia với tư

cách là một thương nhân) Nếu nhìn nhận từ góc độ chủ thê và tính

chất của các quan hệ thương mại, thì hai khía cạnh nêu trên của

thương mại quốc tế có thể phân thành hai nhóm tương ứng là

“thương mại quốc tế công” và “thương mại quốc tế tư” Như vậy,

hiểu một cách đầy đủ, khái niệm thương mại quốc tế phải bao gềm nội hàm của cả hai góc độ nêu trên

Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng những thuật ngữ khác

nhau để phân biệt hai khía cạnh của thương mại quốc tế công và

thương mại quốc tế tư Chăng hạn ở Anh, Hoa Kỳ và Canada, các nhà khoa học thường sử dụng thuật ngữ “International Commerce”

để thể hiện thương mại quốc tế tư và “International Trade” đôi với

> Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế” (Tải bản lần 1), Nxb ĐHQG TP.HCM (2012), tr 8

25

Trang 28

thương mại quốc tế công Trong tiếng Nga cũng tồn tại hai thuật

ngữ tương ứng là “MexyiyHaponnoe ToproBoe (OrHomenne” (mezdunarodnoe torgovoe otnosheniye) để chỉ các quan hệ thương mại quốc tế công và “MexiyHaponHaa KowMepdecKoe OTHoIneHne” (mezdunarodnoe kommerchexkoe otnoshenhiye) để chỉ các quan hệ thương mại quốc tế tư Việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý khác

nhau để phân biệt những khía cạnh khác nhau của thương mại quốc

tế, không có ý nghĩa quyết định trong việc nghiên cứu Luật thương mại, tuy nhiên, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và tránh

sự nhằm lẫn trong việc định nghĩa khái niệm thương mại quốc tế nói

chung và luật thương mại quốc tế nói riêng."

1.2 Luật thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lý đặc thù Các quy phạm và nguyên tắc pháp lý này được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận giữa các chủ thể cụ thể của các giao dịch thương mại

quốc tế, các quy định pháp luật của hệ thống pháp luật quốc gia và các định chế thương mại quốc tế Hệ thống các quy phạm pháp luật

và nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các giao dịch và hoạt động

thương mại quốc tế hình thành nên Luật thương mại quốc tế

Tương ứng với nội hàm đặc thù của thương mại quốc tế, Luật

thương mại quốc tế phải được nghiên cứu ở hai cấp độ: (¡) luật

thương mại quốc tế công và (1i) luật thương mại quốc tế tư Ở góc

độ luật công, luật thương mại quốc tế trước hết điều chỉnh các

ở Xem Mai Hồng Quỷ và Trần Viét Ding, “Lud thương mại quốc tế” (Tái bản lần 1), Nxb ĐHQG TP.HCM (2012), tr 9

Trang 29

hành vi thương mại của quốc gia, như quan hệ thương mại giữa

các quốc gia, quan hệ thương mại giữa quốc gia và các tổ chức

quốc tế, hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau; quyền và nghĩa vụ

của các quốc gia trong quan hệ quốc tế về thương mại, v.v Bên

cạnh đó, luật thương mại quốc tế cũng điều chỉnh các chính sách

và pháp luật thương mại do quốc gia ban hành nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của quốc gia trong các lĩnh vực thương mại Nghiên cứu luật thương mại quốc tế công tức là tìm hiểu về khung

pháp lý cho quan hệ thương mại giữa các quốc gia và các vùng

lãnh thổ hải quan

Các quy phạm và nguyên tắc pháp lý của luật thương mại

quốc tế công chủ yếu duoc ghi nhận tại các điều ước quốc tế về

thương mại giữa các quốc gia, chăng hạn như các hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ hệ thống thương mại thế giới hay

các hiệp định thương mại song phương, khu vực

Ở góc độ luật tư, luật thương mại quốc tế điều chỉnh các giao dịch thương mại xuyên biên giới giữa các thương nhân nhằm trao

đổi hàng hoá, dịch vụ và các đối tượng khác Ở đây, luật thương

mại quốc tế sẽ bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật dân

sự, kinh tế và thương mại trong hệ thống pháp luật quốc gia và

quốc tế điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế của các

thương nhân, như xuất nhập khẩu, vận tải, phân phối, bảo hiểm,

thanh toán, quản lý ngoại hối, cạnh tranh, v.v Tại cấp độ này luật

hợp đồng đóng vai trò trọng tâm trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các thương nhân trong các giao dịch

Trang 30

1.3 Chủ thể của Luật thương mại quốc tế

1.3.1 Quéc gia va lanh thé hai quan

Trong luật quốc tế và các ngành khoa học chính trị, quốc gia được hiểu là thực thể pháp lý của cộng đồng quốc tế có khả năng đầy đủ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ quốc tế Quốc gia với tư cách là một chủ thề của pháp luật quốc tế cần phải hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau: (1) có lãnh thô riêng: (ii)

có đân cư ôn định; (ii) có chính phủ; và (iv) kha nang thực hiện các quan hệ với các quốc gia khác Các yếu tổ này đảm bảo việc thực thi chủ quyền của một quốc gia và tư cách chủ thể của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Trong quan hệ thương mại quốc tế yêu cầu đối với các cấu thành nêu trên được nhìn nhận một cách mềm dẻo hơn bởi cộng

đồng quốc tế Luật thương mại quốc tế công nhận lãnh thổ hải

quan có năng lực chủ thể như quốc gia nếu nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của một chính quyền đối với hoạt động thương

mại quốc tế (được thể hiện thông qua sự độc lập tương đối trong

việc thiết lập chính sách thương mại, chế độ hải quan, không nhất

thiết phải có khả năng thực hiện quan hệ đối ngoại) trên một khu

vực lãnh thổ có dân cư ổn định Lãnh thổ hải quan được quyền tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế, ký kết các điều

ước quốc tế về thương mại, tham gia vào các định chế thương mại

quốc tế ngang bằng như các quốc gia có chủ quyền

Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều vùng lãnh thổ

và khu vực hải quan không có chủ quyền quốc gia theo quy định

của luật quốc tế nhưng tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện

Trang 31

chính sách kinh tế và ngoại thương vẫn được luật thương mại quốc

tế công nhận các quyền năng chủ thể dành cho quốc gia và có địa

vị pháp lý như các quốc gia Ví dụ điển hình chính là trường hợp của Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan - những vùng lãnh thổ thuộc

Trung Quốc, không phải các quốc gia có chủ quyền theo nghĩa đầy -

đủ của công pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn được luật thương mại quốc tế công nhận tư cách chủ thể trong quan hệ thương mại quốc

tế Trường hợp tương tự là Cộng đồng chung Châu Âu (EC) - liên

minh hai quan của các quéc gia Chau Au Tất cả các thực thể này

đều là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

và nhiều định chế thương mại quốc tế khác.”

Tư cách chủ thể luật thương mại quốc tế của quốc gia được thé hiện trong các trường hợp sau:

() Chủ thê thiết lập khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế: Với tư cách là chủ thê cơ bản trong quan hệ quốc

tế, quốc gia trực tiếp tham gia xây dựng, ký kết và thực thi các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại Hệ thống các điều ước quốc tế này tạo nên khung pháp lý cho hoạt động thương

mại quốc tế

(ii) Chu thé diéu phối hoạt động thương mại quốc 1é: Quoc

gia có chủ quyền tuyệt đối trong việc thiết lập, duy trì và thay đổi

các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội trong khuôn khổ lãnh thô của

mình, bao gồm cả chính sách, pháp luật thương mại quốc tế và

hoạt động ngoại thương Cụ thể quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu/xuất khẩu các hàng hóa, dịch

Ÿ` Xem thêm ở Chương II (2.5.1)

29

Trang 32

.-vu vao/ra khỏi lãnh thô của mình; quy định các giấy phép cho hoạt

động nhập khẩu và xuất khẩu; thực hiện quản lý hải quan đối với

nhập khâu và xuất khẩu; điều phối hoạt động thuế quan, v.V (ii) Chủ thể của giao dịch thương mại quốc tế: Quốc gia có

thể là chủ thể để trực tiếp trong các giao dịch thương mại quốc tế, bao gồm cả các giao dịch giữa với các quốc gia khác và với các thương nhân của quốc gia khác Trong quan hệ pháp luật quốc tế với các thương nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) quốc gia sẽ được

hưởng những chế độ pháp lý đặc biệt (ví dụ quyền miễn trừ tư

pháp) Để bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ pháp luật, thông

thường thương nhân sẽ yêu cầu cơ quan đại diện quốc gia (chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức trực thuộc chính phủ v.v.) tự từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào giao dịch liên quan

1.3.2 Thương nhân

Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những

người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại

Trong luật thương mại, thương nhân bao gồm chủ yếu là cá nhân,

pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để

tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ và các cơ quan, tổ chức của chính phủ (với tư cách là đại diện cho quốc gia)

Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện để

trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể Chẳng hạn đối

với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong

pháp luật thương mại quốc gia thường bao gồm điểu kiện nhân

thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp) và nghề

Trang 33

nghiệp Đối với pháp nhân, yêu cầu cơ bản là phải được đăng ký

thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký thành lập Ví dụ: theo quy định của luật thương mại Việt Nam, thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên và có đăng

ký kinh doanh, trong khi đó thương nhân là pháp nhân sẽ phải

được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh những ngành

nghề mà pháp luật không cắm.”

Thương nhân là pháp nhân có thể tồn tại đưới nhiều hình

thức tổ chức kinh doanh khác nhau như công ty, hãng kinh doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã theo quy định của pháp luật nơi pháp nhân được thành lập Pháp luật quốc

gia có thể thiết lập yêu cầu đặc biệt đối với các thương nhân

mong muốn tham gia vào quan hệ pháp luật thương mại quốc gia Trong trường hợp đó, thương nhân sẽ phải đảm bảo các điều kiện

tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước

cùng với các điều kiện bỗ sung mà pháp luật quy định

Thương nhân nước ngoài là những thương nhân được thành lập (đối với pháp nhân) và đăng ký kinh doanh theo pháp luật nước

ngoài và có hoạt động tại nước sở tại Trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại thị trường nước sở tại, thương nhân đó sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại

Thương nhân là chủ thể chủ yếu tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế, họ tạo ra những tập quán và những quy tắc để

điều chỉnh những vấn đề không được điều chỉnh bởi luật thương

® Luật Thương mại 2005, Điều 6

31

Trang 34

mại Tư cách chủ thê của thương nhân trong luật thương mại quốc

tế hiện nay chỉ giới hạn trong phạm vi các giao dịch thương mại quốc tế tư Trong khuôn khổ luật thương mại quốc tế công — các nguyên tắc, quy phạm của công pháp quốc tế về thương mại — cá nhân và pháp nhân kinh doanh thương mại không được thừa nhận

là một chủ thể pháp luật Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá địa

vị pháp lý của thương nhân trong luật thương mại quốc tế có thể sẽ

có những thay đổi nhất định trong tương lai Nhiều học giả cho

rằng công pháp quốc tế nói chung và luật thương mại quốc tế công nói riêng có thé sẽ thay đổi theo hướng chấp nhận tư cách chủ thể hạn chế và thậm chí là chủ thể đầy đủ của thương nhân trong một

số lĩnh vực (ví dụ: môi trường) và một số đối tượng cụ thể (ví dụ:

các công ty xuyên quốc gia)

1.3.3 Tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế hay còn gọi là tổ chức liên chính phủ

(governmental organization) là những tô chức được thành lập bởi

các quốc gia dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế phù hợp với

những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, với một cơ cầu

tổ chức hoàn chỉnh nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa các

quốc gia thành viên trong các lĩnh vực liên quan

Các tổ chức thương mại quốc tế là chủ thể đặc biệt do các

tổ chức này hầu như không trực tiếp tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế (như thương nhân) mà cũng không trực tiếp

Xem Petersmann E., “Codes of Conduct” - Bemardt Encyclopedia of Public

International Law, Vol 1, (1992) tr.627

32

Trang 35

diéu chinh hoat động thương mại quốc tế (như quốc gia).Š Vai

trò cơ bản của các tổ chức thương mại quốc tế là tạo cơ chế vận

hành cho thương mại quốc tế Các tổ chức thương mại quốc tế thiết lập khung pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển của thương

mại quốc tế đồng thời bảo đảm cho các quyển lợi kinh tế,

thương mại của quốc gia thành viên được cân bằng và an toàn Bên cạnh đó, các tổ chức thương mại quốc tế còn tạo ra các mối

liên kết kinh tế thương mại chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành

viên Sự vận hành của các tô chức thương mại quốc tế đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của thương mại quốc tế cũng như của hệ thống luật thương mại quốc tế hiện đại

1.4 Nguồn của luật thương mại quốc tế

Nguồn của Luật thương mại quốc tế hiện đại rất đa dạng và

phức tạp, bao gồm:

(a) Điều ước thương mại quốc tế

(b) Luật quốc gia

(c) Tập quán quốc tế

(d) Các nguyên tắc pháp lý chung

Bên cạnh những nguồn cơ bản trên, một số học giả còn công nhận một số nguồn luật bổ sung là các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm tòa án, trọng tài) và công trình của những học giả có uy tín (ở mức độ giới hạn) Tuy nhiên,

Ÿ Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ như EU, tổ chức quốc tế trực tiếp quyết định và quản lý việc thực thi chính sách và pháp luật thương mại quốc tế của các nước thành viên

? Xem thêm Phần I, Chương I; cũng xem Mai Hồng Quy va Tran Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế”, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2012 tr 5-8 ;

33

Trang 36

thực tế các nguồn luật này không được công nhận rộng rãi và chủ

yếu chỉ có giá trị pháp lý ở tại các quốc gia theo thông luật Trong thực tiễn quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế không được áp dụng chính thức như án lệ, tuy nhiên việc

dẫn chiếu tới nội dung của chúng vẫn được thực hiện thường

xuyên bởi các thành viên hội đồng giải quyết tranh chấp trong

khuôn khổ một số cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (Ví dụ: báo cáo của Cơ quan phúc thâm WTO luôn được coi là văn bản hướng dẫn de facto cho các Ban hội thâm)

1.4.1 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là một thoả thuận quốc tế được ký kết giữa

các quốc gia dưới hình thức văn bản và được điều chỉnh bởi luật quốc

tế, cho đù nó được thé hiện trong một, hai hoặc nhiều văn bản có liên

quan và dù đưới bất kỳ hìnth thức đặc biệt nào.!9

Điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi có mục đích và đối tượng điều chỉnh là các quan hệ

trong lĩnh vực thương mại quốc tế Đối tượng của quan hệ thương mại quốc tế hiện đại không chỉ bao gồm các sản phẩm hàng hóa hữu hình, mà còn cả các sản phẩm vô hình như địch vụ, tài sản trí

tuệ (quyền sở hữu trí tuệ) và đầu tư Như vậy, các điều ước quốc tế

điều chỉnh và liên quan tới các đối tượng nêu trên đều có thể là

nguồn của luật thương mại quốc tế

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có rất nhiều thuật ngữ đựơc

sữ dụng để chỉ các điều ước quốc tế như công ước (convention), hiệp ước (treaty), hiệp định (agreement), thoả ước (accord), hiến '°Công ước Vienna về Luật Điều ước quốc tế 1969, Điều 2.1

34

Trang 37

chương (charter/pact), thỏa ước (undertaking) v.v Nhưng về bản chất các văn bản này đều mang ý nghĩa là những sự thoả thuận quốc tế giữa các quốc gia với tư cách là chủ thê của luật quốc tế và

là thành viên của cộng đồng quốc tế nhằm mục đích tạo lập những quyên lợi và nghĩa vụ cho các thành viên ký kết thoả thuận liên quan.!" Giá trị pháp lý ràng buộc này phát sinh vì quốc gia đã tự

nguyện thể hiện ý chí của mình đối với nội dung của điều ước quốc

tế Quốc gia một khi đã trở thành một bên của điều ước quốc tế, quốc gia sẽ phải tuân thủ các cam kết của minh trong khuôn khổ điều ước liên quan trên cơ sở nguyên tắc pacta sun servanda (tôn trọng cam kết) của công pháp quốc tế Đây cũng là cách quốc gia khăng định tư cách một thành viên chính thức và toàn điện của cộng đồng quốc tế

Việt Nam khi tham gia vào quan hệ quốc tế cũng coi trọng giá trị pháp lý của các điều ước thương mại quốc tế Theo quy định của Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005, trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam có sự mâu thuẫn về cùng một vấn đề

thì Việt Nam sẽ công nhận và áp dụng quy định của điều ước quốc tế.'” Quy phạm này cũng được thê hiện trong hầu hết các văn bản

pháp luật về thương mại của Việt Nam, như Bộ luật Dân sự (Điều

2.3), Luật Thương mại (Điều 5), Luật Đầu tư (Điều 5.3), Luật Thuế xuất khâu, Thuế nhập khẩu (Điều 6), v.v

!Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế”, Nxb ĐHQG TP.HCM, 2012 tr 33

!? Công ước Vienna về Luật điều ước quốc tế 1969 (CƯ Vienna 1969), Điều 26

'3 Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005, Điều 6

35

Trang 38

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, quốc gia khi tham gia vào một

điều ước quốc tế vẫn có thể bảo lưu một số điều khoản của điều

ước quốc tế liên quan '` Khi thực hiện tuyên bố bảo lưu quốc gia

sẽ loại trừ hoặc thay đổi giá trị pháp lý của một hoặc một số

điều khoản cụ thể của điều ước đối với mình.” Tuy nhiên, việc

bảo lưu điều ước quốc tế không thể được thực hiện khi điều ước

quốc tế cắm việc bảo lưu hoặc chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản cụ thể hay việc bảo lưu không phi hợp với đối tượng,

mục địch của điều ước.' Ví dụ các hiệp định thương mại đa

biên trong của WTO đều không cho phép các bên tham gia bảo lưu bất cứ điều khoản nào của hiệp định

1.4.2 Pháp luật quốc gia

Pháp luật thương mại quốc gia là tổng thể các quy tắc, quy phạm pháp luật do quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại Các quy tắc và các quy phạm pháp luật này, tùy theo truyền thống pháp luật của mỗi quốc gia, có thể được thể hiện dưới những hình thức các văn bản pháp luật hoặc bất thành văn Pháp luật thương mại Việt Nam, tương tự như ở hầu hết các nước theo truyền thống dân luật (Civil law), được thể hiện tại các

văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp và các cơ quan

quản lý nhà nước ban hành Tuy nhiên, tại các nước theo hệ thống thông luật (Common law) thì pháp luật thương mại bao gồm các

'$CU Vienna, Điều 19

!' CƯ Vienna, Điều 2 (1)

' CƯ Vienna 1969, Điều 19,

!” Hiệp định WTO, Điều XVI:5

36

Trang 39

văn bản pháp quy và các phán quyết của tòa án và trọng tài thương mại (án lệ)

Luật quốc gia trong thương mại quốc tế điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của các thương nhân, như điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện kinh doanh trên thị trường, thuế quan, điều kiện xuất khẩu, ngoại hồi v.v

Về nguyên tắc, pháp luật quốc gia chỉ có hiệu lực đối với các

thương nhân mang quốc tịch của quốc gia và/hoặc các giao dịch trên lãnh thổ quốc gia Trong trường hợp các giao dịch thương mại xuyên biên giới, pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau: (¡) nếu các bên tham gia giao dịch thỏa thuận áp dụng luật của quốc gia liên quan; hoặc (ii) néu quy phạm xung đột pháp luật dẫn chiếu tới luật quốc gia

1.4.3 Tập quán quốc té

Tập quán quốc tế cũng là một nguồn luật quan trọng trong luật thương mại quốc tế Tập quán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới

hình thức bất thành văn Tập quán quốc tế là kết quả của hoạt động

tương tự, được lặp đi lặp lại trong thời gian đài bởi các chủ thê pháp luật thương mại quốc tế với ý thức rõ ràng rằng hoạt động đó phù hợp với pháp luật Như vậy phải có hai yêu cầu bắt buộc cho

sự hình thành một tập quán quốc tế: đó là yếu tố vật chất (hay yếu

tố hành vi) va yếu tổ tâm lý

Yếu tố vật chất được thể hiện ở sự hiện hữu của một tiền lệ

được lặp lại nhiều lần bằng các hành vi cụ thê của các chủ thể pháp

luật trong những trường hợp tương tự Quan trọng hơn, tập quán quốc

tế phải được cộng đồng quốc tế công nhận và thống nhất áp dụng

37

Trang 40

Các chủ thể pháp luật phải tin rằng khi thực hiện những hành vi cụ thé này họ đã hoàn thành một nghĩa vụ pháp lý.!° Nói cách khác, các chủ thể phải nhìn nhận “sự thích hợp và cân thiết” của một tập

quán để tôn trọng nó một cách tự nguyện Yếu tố tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành một tập quán quốc tế bởi

vì nếu thiếu nó thì những tiền lệ do yếu tố vật chất xác định là tập

quán xã giao không có tính chất bắt buộc (không phải là nghĩa vụ) trong quan hệ quốc tế nữa Vì vậy nếu yếu tố tâm lý không còn thì

giá trị pháp lý của tập quán quốc tế cũng mắt di.”

Theo quy định của Điều 38 (1) của Quy chế Toà án quốc tế LHQ về tập quán quốc tế thì tập quán quốc tế là bằng chứng của các “hoạt động chung được chấp nhận như luật” Cách điễn giải

này được coi là cách giải thích phản ánh đầy đủ nhất những quan điểm đương đại về vấn đề này

Tập quán thương mại quốc tế có thể mang tính chất toàn cầu — tức là được công nhận và sử dụng trên phạm vi toàn cầu hoặc mang

tính khu vực nếu chỉ được công nhận và áp dụng trong một khu vực địa lý nhất định Một trong những tập quán được áp dụng khá phố

biến và rộng rãi trong thương mại quốc tế là tập quan INCOTERMS liên quan tới việc dịch chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng

hóa quốc tế được Phòng thương mại quốc tế tập hợp (ICC) và soạn

thảo từ năm 1936 và được sửa đổi, bổ sung qua các năm 1953, 1980,

1220, 2000 và 2010 Ngoài ra cũng phải kể đến các tập quán như

!® Xem Kopelman R., “Customary law is a mean to establish International Law”, BYBIL 18, (1937) tr.129

'®Xem Mai Hồng Quy va Trần Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế", Nxb ĐHQG

TP.HCM, 2012 tr 38-39

38

Ngày đăng: 22/03/2015, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w