1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình kinh tế học - Tập II

556 3,7K 52
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 556
Dung lượng 18,14 MB

Nội dung

Chúng ta có định nghĩa về GDP như sau: Tổng sản phẩm trong nước là giả trị thị trường của tất cá các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỷ nhất

Trang 1

=> "ati HH1 ` PGS ® Vũ Kim băng

Giáo trình

Trang 3

TRUONG DAI HOC KINH FE QUOC DAN

KHOA .KINH TE HOC

Trang 4

TAP THẺ TÁC GIÁ THAM GIA BIÊN SOẠN TẬP II

Biên soạn chương 14

Ths NGO MEN

Biên soạn chương l5

TS PHẠM THẺ ANH ThS NGUYEN VIET HUNG

Bién soan cac chuong 16, 24 va 27 ThS NGUYEN VIET HUNG

Bién soan chwong 17

TS GIANG THANH LONG

TS LE TO HOA

Biên soạn các chương 18, 19, 20, 21, 22 va 28

PGS TS NGUYEN VAN CONG

Biên soạn chương 23

TS PHẠM THẺ ANH

Biên soạn chương 25

TS NGUYEN VIET HUNG

Bién soan chuong 26

TS HA QUYNH HOA

Trang 5

14.1.2 Do lường tổng san phdm trong nuGC vcccccccseccssesssssssesssssssesveen 8 14.1.3 Cac chỉ tiêu đo lường thu nhập khác sa nen 17 14.1.4, GDP danh nghia va GDP thu w ccccccccecesssecsscssseesstessstessvessseee 18

14.1.5 Chí số điều chính GDP (GDP Deflator-J;s/) co 22 14.1.6 GDP và phúc lợi kinh tế -.sccss 02211112 22Enneeeeae 23 14.2 CH SO GIA TIÊU DÙNG (CPI) 55.22 25

14.2.1 Định nghĩa 2221 ereee 25 14.2.2 Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng -s 222211 neo 26 14.2.3 Những vấn dé phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt 28

14.2.4 So sánh chí số điều chỉnh GDP và chi số giá tiêu dùng 31

14.2.5 Van dung CPI trong thực tiễn: Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát canh g1 do 33

AN II: NÊN KINH TẺ TRONG ĐÀI HẠN ccs-ccc 43 Chương 15: TĂNG TRƯỞNG KINH TẺ 2 5< csczsecssczse 45 15.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẺ TRÊN THẺ GIỚI -5s¿ 46 15.2 NANG SUAT: VAI TRO VA CAC NHAN TO QUYET DINH 50

15.2.1 Vi sao năng suất lại quan trọng đến thế? 7-cccs 50 15.2.2 Những nhân tố quyết định năng suất cccccccecc 52

15.3 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG 56

15.3.1 Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư - -.sccsscccc 56

15.3.2 Lợi suất giảm dần và hiệu ứng bắt kịp co 58 15.3.3 Dau tư từ nước ngoài

IS.3.4 GIÁO dỤC HH HH HH no ro

15.3.5 Quyền sở hữu và ôn định chính trị -.-cccvvviccsrerccee 62

15.3.6 Thương mại tự đO c HH1 ru 63

15.3.7 Kiểm soát tăng trưởng đân số ni 64

I5.3.8 Nghiên cứu và triển khai ecctrere 66

iti

Trang 6

18.4 LY THUYET TANG TRUONG NGOAI SINH: MO HINH SOLOW

DU nh HH n1 222gr tri 67

15.4.1 Mô hình Solow khi chưa có tiễn bộ công nghệ 67 15.4.2 Tác động của tý lệ tiết kiệm và tỷ lệ tăng dân SỐ 22c 72 15.4.3 Mô hình Solow với tiến bộ công nghệ ccccnree 77 15.4.4 Mot sé danh gid về mô hình Solow ¬— 84

15.5 LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG NỘI SINH 89

15.5.1 Tiến bộ công nghệ đến từ ảnh hướng ngoại ứng của hoạt động

1ó.1.1 Thị trường tài chính creeeherrrrrrdrrtrrrtiee 104 16.1.2 Trung gian tài chính ccieeeiierrretdrtrrretrrree 110

16.2 TIET KIEM VA DAU TU TRONG HE THONG TAI KHOAN 0ee1e 7.08 116 16.3 MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY VAY VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TỪ .22c 22 22222 2t ttgHrHgrrrrrrrrririe 117 Chương 17: THÁT NGHIỆP e cecsrreeesresrrrsrrrrerriretrrrrr 131 17.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐÓ LƯỜNG THÁT NGHIỆP 131 17.2 PHAN LOAI THAT NGHIEP cccccccccsccsseeeeeesresseeseesesseseneeeneenes 133 17.2.1 That nghiép tur mhignccccccccsscsscccscececsssseeeenneneesceessssnanenmees 133 17.2.2 That nghiép ChU KY wcccccccccccssssessssesesesseseeecessssnseeccensnanmanests 143

17.2.3 Một số loại thất nghiệp đặc trưng ò.ceeerrrrree 144

17.3 TAC DONG CUA THAT NGHIỆP òcccceherrrre 150 17.3.1 Đối với thất nghiệp tự nhiên cccccrrriirrrirrerrre 150 17.3.2 Đối với thất nghiệp chu kỳ

PHẢN II: NÊN KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN -«-= 157 Chương 18: TỎNG CÂU VÀ TỎNG CÚNG -cceerrrrrre 159 18.1 MÔ HÌNH TÓNG CUNG -~ TÔNG CẦU cerrte 161

18.1.1 Téng cau (Aggregate Demand - AD) entre 161

iv

Trang 7

18.1.2 Tong cung (Aggregate Supply - AS) cee ee 166 18.1.3 Xác định sản lượng và mức giá cần bằng coecceieee 181

18.2 BIÊN ĐỘNG KINH TẺ VÀ CHÍNH SÁCH ÔN ĐỊNH 183

18.2.2 Cdc CU SOC CUNG cecscccscssececssecesnsesietsneseeseeeseeconeeneennntaenteenetiny 185

Chương 19: TỎNG CAU VA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 192 19.1: MÔ HÌNH GIAO ĐIÊM KEYNES ààcckeeeirrrrrrre 192

19.1.1 Déng nhat thức thu nhập - sản lượng -.ereee 195 19.1.2 Sản lượng cân bằng cceccrrrerrrrrrrrrrreerrie 195 19.1.3 Sự dịch chuyển của đường tổng chỉ tiêu -+-cce 197 19.1.4 Công thức tính sản lượng cân bằng ccieereerrree 198

192 MÔ HÌNH XAC DINH SAN LUONG CHO NEN KINH TE

19.6.1 Chính sách tài khóa chủ động eenerrenrrree 220

Trang 8

20.1.1 Chức năng của tiỀn n2 reo 244

20.1.2 Các loại tiền 1222222020022 rrarreeerre 245

20.1.3 Đo lường lượng tiền cu tt 221 2 nHenrukc, 246

20.2 HỆ THÔNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN 248

20.2.1 Cơ sở tiền và cung tiền 2220222222181 nnnrree 248 20.2.2 Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền 248

20.2.3 Mô hình về cung tiền s22 nen 251

20.2.4 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiét cung tién 254

20.3 CÂU TIỀN c2 n0 0012 xererreeene 261 20.4 XAC DINH LAI SUAT CAN BANG voncessssseccsssssecsscssssessssssseveece 264 20.5 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐÓI CUNG TIỀN ĐÈN NEN KINH TE: CO CHE TRUYEN DAN TIEN TỆ 22 22222E ni 267

20.5.1 Cung tiền và lãi suất s22 22222 nnreeeeerrei 267 20.5.2 Lãi suất, tống chỉ tiêu và sản lượng cân bằng 268

Chương 21: MÔ HÌNH IS-LM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ

MO TRONG MOT NEN KINH TE DONG ccscsssssssssssscsssssssssessesssesseees 278 21.1 MÔ HÌNH IS-LM 0221k 279 21.1.1 Cân bằng thị trường tiền tệ: Đường LM -s.scee 279

21.1.2 Cân bằng thị trường hàng hóa: Đường [S sec 288

21.1.3 Két hop các đường IS và LM 2 22EEEEnnnneee 296 21.2 GIAI THICH SU THAY DOI CUA THU NHAP VA LAI SUAT CAN BẰNG 20 20112 010220 eeeeeeeeeeee 298

21.2.1 Những thay đổi do đường LM dịch chuyển 298

2 2.2 Những thay đổi do đường IS địch chuyển se 299

3 HIỆU QUÁ TƯƠNG ĐÓI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ

CHÍNH SACH TAL KHOA wisccssccsssssssssssscesssssssssssssessessssssssesesssseessssssen 302

21.3.1 Hiệu quá của chính sách và độ đốc của đường IS 303 21.3.2 Hiệu quả của chính sách và độ dốc của đường LM 307

21.4 SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 222cc 312

21.4.1 Phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 312 21.4.2 Sự khác nhau giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ313 21.5 MÔ HÌNH IS-LM VỚI TƯ CÁCH LÀ LÝ THUYET VE

TÔNG CÂU Hee 315

vi

Trang 9

21.5.1 Từ mô hình 1S-LM đến đường tổng cầu 315

21.5.2 Phân tích IS-LM và AD-AS trong ngắn hạn và dài hạn 316

Chương 22: LẠM PHÁTT -ccxxsreeerrrierrrrrirrirrrrriiirrr 324

22.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG ìcciernrrrrrrerrieo 324

DOA A KAT NSM na 324 22.1.2 Đo lường lạm phát ccerererererrrtrrdrdrrrrdrrrie 326 22.1.3 Phân loại lạm phát ccenererrrrrrdrraedeetrree 327

22.2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT 328

22.2.1 Lạm phát do cầu kéo -ccnnnnrrrrirrrrierirrrrrree 329

22.2.1 Lam phat do chỉ phí đây cceeirenrrrirrrrirreee 330

22.2.3 Lạm phát ÿ - cceeireeerrrserrtrrrdretrrrrrtrrtrrddire 332

22.2.4 Tiền tệ và lạm phát -: :cccc22rrtitrrrrrrerrrererrrrie 335

22.3 CHI PHÍ CỦA LẠM PHÁT -5cccccrrtrteretrrrrrrerrrre 337

23.3.1 Lạm phát được dự tính tru eee erences 338 22.3.2 Lạm phát không được dự tính tru centre 341 22.4 MỖI QUAN HE GIUA LAM PHAT VA THAT NGHIEP 342 23.4.1 Téng cau, tong cung va Duong Phillips "—— 343 23.4.2 Sự dịch chuyên của đường Phillips ngăn hạn: Vai trò của

KỲ VỌH co 222 2t2nrrhhntrhhhtrttttdtmtrrrrrdrdrrrrrrdtrtrtrttiit 345 23.4.3 Sự dịch chuyền của đường Phillips ngăn hạn: Vai trò của

kỳ VỌn ccccccntnnthhnthhttttttrrrtrtrrdrrrdrtrrdrrdrtrdrntrriire 348 23.4.4 Chỉ phí của chính sách giảm lạm phát ereee 350 Chương 23: TRANH LUẬN CHÍNH SÁCH -s-eceseesees 361 23.1 CHÍNH SÁCH NÊN CHỦ ĐỘNG HAY BỊ ĐỘNG? 362 23.1.1 Độ trễ của việc thực hiện và hiệu quả của các chính sách 363 23.1.2 Dự báo là một công việc khó khăn ccerrrrrre 366 23.1.3 Hạn chế nhận thức, kì vọng và phê phán của Lucas 368 D314 TAL H@U Vich SUP .aaananaana 369 23.2 CHÍNH SÁCH NÊN ĐƯỢC THUC HIỆN THEO QUY TAC HAY

23.2.1 Thiếu tin cậy vào các nhà hoạch định chính sách và tiền trình chính trị -ccvccss22t2t2tttt.tttttttttttntrnrrrrrrrrrdttrrtrnrrrnrrddnisn 371 23.2.2 Tinh bat nhất theo thời gian và chính sách tùy nghi 372 23.2.3 Các quy tác chính sách -: : rerrrrerrretrrrrrerrrrrddie 376

Trang 10

23.3 KET LUAN: HOACH DINH CHÍNH SÁCH TRONG MỘT THẺ

PHẢN IV: MỘT SÓ CHỦ ĐỀ MỞ RỘNG .eeeeeeeriierre 387

Chương 24: CÁC LÝ THUYÉT VỀ TIỂU ĐÙNG -.- e- 389 24.1.JOHN MAYNARD KEYNES VÀ HÀM TIỂU DÙNG 389 24.2 IRVING FISHER VÀ SỰ LỰA CHỌN GIỮA CAC THOI KY 394

24.3, FRANCO MODIGLIANI VA GIA THUYẾT VÒNG ĐỜI 404 34.4 M FRIEDMAN VA GIA THUYET THU NHAP THUONG XUYEN 410

Chuong 25: CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TỪ <-s-scesceseeee 418 25.1 MO HINH TAN CO DIEN VE ĐÀU TƯ CO DINH CHO KINH DOANH occccoccesececcecceeenseesseesssneceneeccesrsceseseneessessageneesneesreeseseneesseeganen tangs 418 25.1.1 Quyết định của các doanh nghiệp sản xuất về khôi lượng tư

253 ĐẦU TƯ VÀO NHÀ Ở nerrrrrrerrmrrrrrrdee 439 Chương 26: CAC LY THUYET CAU TIEN . -<se-seeeceeeseee 448 26.1.LÝ THUYẾT ƯA THÍCH THANH KHOẢN CỦA KEYNES 451 26.2 LÝ THUYẾT ƯA THÍCH THANH KHOẢN CỦA KEYNES

THEO CÁCH DIỄN GIẢI CỦA TOBIN -ccererreree 452

26.2.1 Xây dựng hàm cầu tiền cá nhân àccseeerrrrree 452 26.2.2 Mô hình cầu tiền tông thể theo ly thuyết kỳ vọng lũy thoái 456

26.3 LÝ THUYÉT DANH MỤC ĐẦU TƯ VỀ CÀU TIỆN 460

26.3.1 Lý thuyết danh mục đầu tư của Tobim -cccceee 460 26.3.2 Ly thuyét danh muc dau tu cua Friedman (Ly thuyét số lượng

26.4 MÔ HÌNH CẢU TIỀN GIAO DỊCH BAUMOL -TOBIN 469

Vill

Trang 11

PHAN V: KINH TE HOC Vi MO CHO NEN KINH TE MO 479 Chwong 27: CAN CAN THANH TOAN VA TY GIA HOI DOAL 481

27.1 CÁN CÂN THANH TOÁN c2 22c 2n 48]

27.2 TY GIA HOD DOAL coccceccecsevssssseestescessesessestestesteetesesteentetsnnensaeeiees 489

27.3 LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA VẺ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ Ii9)E59ÿýdẳä%äắÄẮä+ẮẮ 495

27.4 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HÓI VÀ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HÓI ĐOÁI

` 497 27.5 CAC HE THONG TY GIA HOI DOAI VA TAC ĐỘNG TỚI NÊN

ren 503

Chương 28: CHÍNH SÁCH TIỀN TE VA TÀI KHÓA TRONG MOT

i1 4n: 00, 1 —— Ó 519 28.1 MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING à Sài 519 28.2 TRUONG HOP VON LUAN CHUYEN KHONG HOAN HAO 523

28.2.1 Chính sách trong điều kiện tý giá hồi đoái cô định: 523

28.2.2 Chính sách trong điều kiện tý giá hối đoái thả nổi 526

28.3 TRƯỜNG HỢP VÓN LUẬN CHUYỂN HOÀN HẢO 529

28.3.1 Ảnh hướng chính sách trong điều kiện tý giá hồi đoái có định

28.3.2 Ảnh hướng của chính sách trong điều kiện tý giá thả nồi 534

IBA KET nh 5a 536

TÀI LIỆU THAM KHẢO ààceeseeerrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrir 541

Trang 12

DANH MUC CAC BANG

Bảng 14.1 Cơ cầu GDP năm 2010 theo phương pháp chỉ tiêu

Bảng 14.2 GDPn, GDPr và chỉ số điều chỉnh GDP

Bảng 14.3 GDP, tuôi thọ trung bình và tỷ lệ biết chữ ở một số nước

năm 2009

Bảng 14.4 CPI và tỷ lệ lạm phát: Đơn giản hoá tính toán

Bảng 14.5 Gió hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng điển hình

Bảng 15-1 Sự khác biệt về tăng trưởng trên thế giới

Báng 15-2 Nguồn tăng trưởng ở Mỹ

Bảng I7-I Ty lệ lao động thiếu việc làm ở Việt Nam, 2002-2009

Bang 19.1 Méi quan hé giữa thu nhập và tiêu dùng

Bảng 19.2 Các thành tố của tống chỉ tiêu

Báng 19.3 Xuất khẩu, nhập khâu và xuất khẩu ròng

Bảng 19.4 Tổng chỉ tiêu và các thành phần của nó

Bảng 19.5 Thu ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Bảng 19.6 Biểu thuế thu nhập cá nhân (2009)

Bảng 19.7 Chỉ ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2008

Bang 20.1 Số liệu tiền tệ của Việt Nam

Báng 20.2 Lượng cầu tiền

Bảng 21.1 Tác động của các biến chính sách tiền tệ và tài khóa

Bảng 2.2 Hiệu ứng của các chính sách đến thu nhập và lãi suất

Bảng 21.3 Các công cụ của chính sách tài khoá

Bảng 22.1 Tác động của một cú sốc đến ty lệ lạm phát

Báng 22.2 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bảng 24.1 Tỷ lệ tiêu đùng và thu nhập quốc dân của Mỹ, 1869-1938

Bang 27.1 Bang can cân thanh toán Việt Nam, 2002-2008

Bảng 27.2 Cách tính chỉ số tý giá danh nghĩa bình quân

Trang 13

PHAN I

SO LIEU CUA KINH TE Vi MO

Phần I của cuốn sách giới thiệu các chí tiêu chính mà các nhà kinh tế và hoạch định chính sách sử dụng để nghiên cứu nền kinh tế như sản lượng, thu nhập quốc dân, tăng trưởng kinh tế, mức giá và lạm phát Nội dung của phần này sẽ là cơ sở cho tất cả các phân tích ớ các phân còn lại của cuốn sách.

Trang 15

Chương 14

ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ

Theo dõi trên đài, TV và báo chí hàng ngày chúng ta thường xuyên được nghe và đọc các thông tin kinh tế vĩ mô Các cơ quan chức năng của chính phủ, đặc biệt là Tông cục Thông kê báo cáo hàng tháng về tốc độ tăng của mức giá trung bình hay tý lệ lạm phát, hàng quý có báo cáo về tốc độ tăng trưởng của tong san pham trong nước (GDP), những thông tin về tỷ lệ thất nghiệp, việc làm và đầu tư trong nên kinh tế và kim ngạch xuất, nhập khâu và cán cân thương mại Các thong tin về hoạt động của hệ thống tải chính bao gồm những vấn đề về thị trường tiên tệ, tín dụng, lãi suất va vay

no céng trong va ngoai nude, thi truong ngoai hdi va ty gid hối đoái cũng được các tác nhân kinh tế quan tâm và bản luận rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Điều chắc chắn là hau như ai trong chúng ta cũng

đã ít nhiều đọc, nghe và suy ngẫm về các vấn đẻ trên cũng như chiêm nghiệm những tác động của chúng khi các điều kiện kinh tế thay đồi

Trong chương này, chúng ta tìm hiếu về hai biến số kinh tế vĩ mô quan trọng đó là tổng sản pham trong nude (Gross Domestic Product- GDP)

và chỉ số giá tiêu ding (Consumer Price index-CPI) Trước hết, xét về tông sản phẩm trong nước (GDP), chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao tông thu nhập của nền kinh tế lại bằng tông chi tiêu mua nó Tiếp theo là xét xem các nhà Kinh tế định nghĩa và tính toán GDP, xác định các bộ phận cầu thành chính của GDP, và các đại lượng đo lường thu nhập khác như thế nào Trong phần tính toán GDP, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phân biệt giữa GDP danh nghĩa (Nominal GDP) va GDP thuc (Real GDP) va cach tinh toan tốc độ tăng trưởng kinh tế qua thời gian Phải chăng GDP là một đại lượng đo lường tốt cho phúc lợi kinh tế? Trong chừng mực nhất dinh, các dữ liệu dẫn xuất từ tổng sản phẩm trong nước và thu nhập quốc dân cho phép chúng ta so sánh được hoạt động kinh tế vĩ mô và mức sống của dân cư giữa các nước với nhau Nội dung lớn thứ hai của chương đề cập tới chỉ số gia tiéu dùng (Consumer Price index-CPI) Đầu tiên là tìm hiểu vẫn tắt về việc xây dựng

Trang 16

va tinh chi số giá tiêu dùng (CPI) Sau đó xét xem tại sao CPI không phái là một thước đo hoàn háo về chỉ phí sinh hoạt So sánh hai thước đo mức giá chung của nên kinh tế là chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator hay chỉ số điều chỉnh GDP) và CPI sẽ là nội dung tiếp theo đề tìm ra nguyên nhân khác biệt giữa chúng Cuối cùng là nói về những ứng dụng thực tế cúa CPI trong việc so sánh các con số bằng tiền ở các thời điểm khác nhau và trong việc phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) và lãi suất thực (Real interest rate)

Trong chương này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu định nghĩa, nội dung, cách thức đo lường và tầm quan trọng và ứng dụng của từng biến số trên trong đánh giá vĩ mô nền kinh tế

14.1 TONG SAN PHAM TRONG NƯỚC (GDP)

Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kỳ được phản ánh trước hết ở thu nhập của người ấy Một người có thu nhập cao thường có cuộc sống sung túc, chỉ mua những hàng hoá và dịch vụ có giá cao, chất lượng tốt

dé thoa man nhu cầu vat chat va tinh than da dang của mình Trong khi đó,

những người có thu nhập thấp không có khả năng chỉ trả cho những hàng hoá và dịch vụ đắt tiền và do đó chí được hưởng thụ một mức sống khiêm tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao Điều tương tự cũng hoàn toàn đúng với các nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi mả mọi người trong nên kinh tế tạo ra thu nhập cao và được hưởng thụ thành quả của thu nhập cao đó Kết quá là tổng thu nhập do tất cả các thành viên trong nên kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn hăn so với các nền kinh tế có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn

GDP là thước đo sản lượng và thu nhập của một nên kinh tế Đó là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân

và nó được biết đến như chiếc "hàn ?lnứ biểu" của nền kinh tế Nó là con số

thống kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội Làm thế nào để các nhà thống kê kinh tế cộng tất cả các hoạt

động kinh tế của một nước lại với nhau để có được một con số gọi là GDP?

Cụ thê GDP là gì? Nó được đo lường như thé nao?

Trang 17

xứ lý và tong hop lại theo nhóm hàng, Điều này có nghĩa là chúng ta xem xét hành vi của các nhóm chứ không phải hành vĩ của hàng nghìn thành viên

cá thể của nhóm Ở đây, ống hợp là quá trình kết hợp các hàng hoá riêng biệt thành một nhỏm và gọi chung là tổng

Một số rồng có thể định nghĩa dễ dàng, ví dụ như tổng số người thất nghiệp là tổng của những người không có việc làm trong từng ngành riểng biệt Song, trong kinh tế vĩ mô, có nhiều ‘ong khong thê định nghĩa một cách đơn giản như vậy Ví dụ công việc của một kế toán viên là làm sao có thể cộng số giờ giảng thực hiện tại các trường đại học trong một năm với SỐ

ki lô gam gạo va số lít nước mắm sản xuất ra trong cùng năm đó? Rõ rang la không thể làm được điều đó vì số giờ giáng không thể cộng được với số kỉ

lô gam gạo và số lít nước mắm Song, giá trị các bài giảng thực hiện tính bằng đồng (tién) và giá trị của những ki lỗ gam gạo và lít nước mắm bán ra tính bằng đồng lại có thể cộng được với nhau Điều đó có nghĩa là một khi

có một thước đo chung cho các hàng hoá đơn lẻ, đồng, một đơn vị tiên tệ của Việt Nam, ở trong trường hợp này, thì chúng ta có thể tong cộng các hàng hoá khác lại với nhau Chúng ta có định nghĩa về GDP như sau:

Tổng sản phẩm trong nước là giả trị thị trường của tất cá các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỷ nhất định

Đề hiểu thấu đáo định nghĩa nay ta phải lưu ý tới nội dung chuyền tải

của từng cụm từ một

Nói "GDP là giá trị thị trường ' hàm ý là mọi hàng hoá và dịch vụ tạo

ra trong nền kinh tế đều được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá

Trang 18

ca cua hang hoá được người mua và người bán chấp nhận trên thị trường hàng hoá và dịch vụ

Cụm từ "ca tat ca " nói lên rằng GDP tìm cách tính toán hết tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp pháp trên thị trường

Nó bao gồm giá trị thị trường không chỉ của các sản phẩm nông nghiệp như

gạo, ngô, khoai, sẵn, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, rau, ; các sản phẩm công

nghiệp như quần áo, giảy, dép, ôtô, xe máy, : mà còn của các loại dịch vụ như du Lịch, phim ánh, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông, làm đẹp v.v Mặc dù vậy, một số sản phâm không được tính trong GDP do việc đo lường chúng quá khó khăn như các sản phẩm tự sản tự tiêu trong các hộ gia đình,

ví dụ như rau, quá, hoa, cây cảnh trong vườn nhà hay các dịch vụ sửa chữa nhỏ và giặt là tại gia đình GDP cũng không tính tới giá trị giao dịch của một số sản phẩm lưu thông bất hợp pháp hay thuộc kinh tế ngầm như ma tuý, hay các hàng hóa qua kênh buôn lậu

Cụm từ "cưới cùng" nhắn mạnh rằng GDP chí bao gom gia trị những hàng hoá cuối cùng, Hàng hoá cuối cùng là những sản phẩm cuối củng của quá trình sản xuất và chúng được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh Đó là những hàng hoá bán cho những người sử dụng cuối cùng Phân biệt hàng hoá cuối cùng là để khắc phục hiện tượng tính trùng trong đo lường GDP Ví dụ, tính GDP trong ngành sản xuất xe máy Sẽ là vô nghĩa nếu như cộng tắt cá giá trị của sản lượng của cao su, lốp xe máy, và xe máy được tạo ra trong một nên kinh tế lại với nhau bởi vì giá trị của lốp xe đã tính đến giá trị của cao su dùng sản xuất ra lốp xe đưa vào xe máy Ở đây, cao su và lốp xe là những hàng hoá trung gian Hàng hoá trung gian là những hàng hoá như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất ra những hàng hoá khác

Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ là hàng hoá trung gian không được sử đụng vào việc sản xuất ra những hàng hoá khác mà được đưa vào hàng tổn kho của doanh nghiệp đề bán ra hoặc đưa vào sản xuất trong tương lai Lúc này hàng hoá rung gian được coi là hàng hoá cuối cùng và giá trị của nó ở dạng đầu tư tồn kho được tính vào GDP Sau khi đầu tư tổn kho này được bán ra hoặc sử dụng ở thời kỳ tiếp theo thì đầu tư tồn kho của doanh nghiệp được ghi là một số âm và GDP phải tính giảm đi một lượng tương ứng

Trang 19

“hàng hoá và dịch vụ" hàm ý GDP bao gồm cá hàng hoá hữu hình như lương thực, thực phẩm, quần áo, xe máy tú lạnh và những dịch vụ vô hình như các dịch vụ cắt tóc, khám bệnh, bào chữa của luật sư, văn hóa nghệ thuật vv

"được sản xuất ra" nghĩa là GDP bao gồm giá trị cúa tất cả các hàng hoá và dịch vụ mới được tạo ra ở thời kỳ hiện hành chứ không liên quan tới các giá trị giao dịch của những hàng hoá đã được tạo ra trong các thời kỳ trước đó Ở đây, xác định xem hàng hoá được sản xuất ra ở thời kỳ nào là điều cần thiết để loại trừ khả năng tính trùng hay không đưa vào GDP năm hiện hành giá trị của những hàng hoá đã được tính vào GDP của các thời ky trước đó Ví dụ, chiếc xe Toyota mới được sản xuất và bán ra thị trường năm 2010 thì giá trị của chiếc Toyota này được tính vào GDP của năm

2010 Đến đầu năm 2011, khi người sở hữu chiếc Toyota nói trên bán lại cho người khác thì giá trị chiếc xe này không được tính vào GDP của năm

2011 nữa GDP không bao gồm giá trị của những hàng hoá đã qua sử dụng

"trong phạm vì một nước" có nghĩa là giá trị của tắt cả các hàng hoá được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam đều được tính vào GDP của Việt Nam, bất kế các hàng hoá đó được tạo ra bởi công dân nước nao va doanh nghiệp thuộc sớ hữu trong nước hay nước ngoài Khi một người Trung Quốc làm việc tạm thời ở Việt Nam thì sán lượng anh ta tạo ra

là một phần GDP của Việt Nam Tương tự, khi một người Việt sở hữu một nhà hàng ăn uống tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thì sản lượng hàng hóa bán

ra tại nhà hàng này không được tính là một bộ phận GDP cúa Việt Nam

"trong một thời kỳ nhát định" nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lượng tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể Thông thường, GDP được tính theo một năm hoặc theo các quý trong năm Khi thấy số liệu GDP công bó theo quý ta hiểu rằng con số này bao gôm số liệu thu nhập và chỉ tiêu của quý đã được nhân với 4 để có số liệu về GDP cho cá năm đề dễ đàng so sánh GDP giữa các năm

Ta đã có định nghĩa về GDP Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem

GDP được đo lường cụ thế như thế nào?

Trang 20

14.1.2 Do lường tổng sản phẩm trong nước

a Thu nhập, chỉ tiêu và luỏng chủ chuyển

Trong điều kiện nền kinh tế giản đơn và hoàn toản đóng với bên ngoài GDP phản ánh đồng thời tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và

tống chỉ tiêu cho việc mua sắm toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của nên kinh tế

Sở dĩ GDP phán ánh được cả tổng thu nhập và tổng chỉ tiêu bởi vì thực ra

hai đại lượng này chỉ là một Cho nên, với tổng thể nên kinh tế thì thu nhập phải bằng chỉ tiêu

Có thể dé dàng lý giải được tại sao thu nhập của nền kinh tế bằng chỉ tiêu Đó là vì mọi giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành bởi hai bên,

bên mua và bên bán Khoản chỉ tiêu của người mua nào đó chính là khoản thu nhập của những người bán khác Ví dụ, anh A đến cửa hàng may của cô

B để may một bộ quần áo hết 100 nghìn đồng Trong trường hợp này, cô B

là người bán dịch vụ và anh A là người mua dịch vụ Giao dịch giữa anh A

và cô B đã đóng góp vào tổng thu nhập và tổng chỉ tiêu của nền kinh tế đúng một lượng như nhau là 100 nghìn đồng Xét tổng thu nhập hay tổng chỉ tiêu, GDP đều tăng lên một lượng bằng nhau và bằng 100 nghìn đồng

Bau vao Lao dong, tur ban

san xuat Thị trường các và tải sản cho thuê

Trang 21

Cũng có thể chỉ ra tại sao đối với tông thể nên kinh tế thì thu nhập bằng chỉ tiêu và cũng bằng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ thông qua nghiên cứu luồng lưu chuyến của thu nhập và chỉ tiêư như biểu diễn ở Hình 14.1

Biểu đồ mô tả nền kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là các hộ gia đình

và các doanh nghiệp và hai thị trường tổng hợp là thị trường yếu tô sản xuất

và thị trường hàng hoá và dịch vụ Chúng ta tập trung vào xem xét các giao dịch kèm theo các luồng lưu chuyển của hàng và tiền diễn ra giữa hai khu vực nảy,

Trong nền kinh tế giản đơn, các hộ gia đình bán và các doanh nghiệp mua các dịch vụ về lao động, vốn, đất đai, nhà xưởng trên các thị trường yếu tố sản xuất Các doanh nghiệp thanh toán các dịch vụ yếu tố dưới hình thức trả thu nhập cho các hộ gia đình, như trả tiền công cho dịch vụ lao động, tiền lãi cho việc sử dụng vốn, tiền thuê đất đai, nhà xưởng và lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp Toàn bộ thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các dịch vụ yếu tố sản xuất lưu chuyền qua thị trường yếu tố sản xuất được gọi là tống thu nhập và bằng GDP

Cũng trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp bán và các hộ gia đình

dùng thu nhập đã nhận được từ các doanh nghiệp để mua hàng tiêu dùng, ví

dụ như lương thực, thực phẩm, quân áo, bánh kẹo, nước giải khát, máy giặt,

lò nướng, xe máy, hay các dịch vụ như khám chữa bệnh hay chăm sóc thấm mỹ .vv trên các thị trường hàng hoá và dịch vụ Tổng thanh toán các hộ gia đình trả cho những hàng hoá và dịch vụ này qua thị trường hàng hoá và dịch vụ gọi là chỉ tiêu dùng và bằng GDP

Như vậy, chúng ta có thể tính GDP của nên kinh tế theo hai cách là

cộng tất cả các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp thanh toán cho các hộ gia đình hoặc cộng tất cả các khoản chỉ tiêu của hộ gia đình thanh toán cho các doanh nghiệp lại với nhau Hai giá trị này luôn bằng nhau do chỉ tiêu của những người này luôn bằng thu nhập của những người khác nên GDP tính theo hai cách trên luôn bằng nhau Sự tiếp diễn không ngừng của các

giao dịch giữa hai khu vực trên đã khiến luồng tiền liên tục chảy từ khu vực

doanh nghiệp sang khu vực hộ gia đình và sau đó quay trở về khu vực doanh nghiệp đẻ rồi lại chuyên qua khu vực gia đình

Trang 22

Hiển nhiên là nền kinh tế thực phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế giá định miều tả ở Hình 14.1 Nó không chỉ bao gồm hai mà là bốn tác nhân kinh tế, nghĩa là ngoài các hộ gia đình và các doanh nghiệp còn có sự tham gia của chính phủ và nước ngoài Các hộ gia đình không hoàn toàn chỉ tiêu hết các khoản thu nhập mà phải dành ra một phan thu nhập để nộp thuế cho chính phủ, một phần để tiết kiệm cho tương lại Trong nền kinh tế thực, các

hộ gia đình không mua hết tắt cả các hàng hoá và địch vụ được sản xuất ra trong nên kinh tế mà chính phủ và các doanh nghiệp cũng tham gia mua hàng hoá và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và tiếp tục quá trình sản xuất Song, cho dù hộ gia đình, chính phủ hay doanh nghiệp mua một hàng hoá hay dịch vụ nào đó thì đó vẫn là một giao dịch được thực hiện giữa bên mua

và bên bán Bởi vậy, xét tổng thể nền kinh tế thì chỉ tiêu luôn bằng thu nhập

b Các phương pháp đo lường tổng sản phẩm trong nước

Các nhà thông kê thường sứ dụng ba phương pháp để tính GDP, đó là: phương pháp chỉ tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất hay còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng Bat ké GDP được tính theo cách nào thì kết quả cuối cùng phải thoả mãn điều kiện là chi tiêu, thu nhập và giá trị sản lượng cúa nên kinh tế phải bằng nhau

Phương pháp chỉ tiêu

Đo lường GDP theo phương pháp chỉ tiêu được thực hiện bằng cách tổng hợp các dữ liệu về chỉ tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình hay cá nhân (Private Consumption-C), đầu tư (Investment-l), chi mua hang hoa va dịch vụ của chính phủ hay chi tiêu của chính phủ vé hang hoa va dich vu (Government Purchases of goods and services-G) va xuất khâu ròng (Net exports-NX) Đây cũng là bốn bộ phận cấu thành chính của GDP xét về cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiểm của xã hội Ngoài ra, các nhà

thống kê kinh tế còn sử dụng sai số thống kê đề cân đối giữa thu nhập và chỉ

tiêu của nền kinh tế Bang 14.1 minh hoạ cách tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, trong đó GDP và các bộ phận cầu thành được tính theo giá hiện hành

Do giá trị tông sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (Y) phải

bằng tổng chỉ tiêu đề mua lượng hàng hoá va dịch vụ đó nên tổng chỉ tiêu

bằng GDP Điều này có thê viết dưới dạng phương trình sau:

Y=GDP=Ct+I+G+NxX 10

Trang 23

Phương trình trên là một đồng nhất thức nghĩa là nó luôn luôn đúng do cách định nghĩa dưới đây của chúng ta về biến số của phương trình bởi vì mỗi một đồng chỉ tiêu tính vào GDP đều được đưa vào một trong các bộ

phận cấu thành GDP Do đó, giá định rằng không có sai số thông kế thì tông

của cả bến khoản mục chỉ tiêu C, I, G va NX phai bang GDP

Bang 14.1 Co cầu GDP năm 2010 theo phương pháp chỉ tiêu

x 4 Binh quan

Nguồn: Nién Gidin Thong Ké 2010, Tong cuc Thống kê 2011

Tiêu dùng (C) bao gồm những khoản chỉ cho tiêu dùng cá nhân (Personal consumption expenditures) cua các hộ gia đình về hàng hoá và dịch vụ Chi xây dựng và mua nhà ở mới không tính vào tiêu dùng mà được hạch toán vào đầu tư tư nhân

Dau tu (1) phan ánh tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân - Gross private domestic Investment Nó bao gồm các khoản chỉ tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng và chỉ tiêu cho nhà mới của đản

cư, Đầu tư cũng bao gồm cả những thay đổi về hàng tồn kho của doanh nghiệp (Inventories) Tổng đầu tư bao gồm hai bộ phận: (i) đâu tư thay thể

là chỉ tiêu để bù đấp giá trị của bộ phận tư bản hiện vật đã hao mòn, được gọi la khau hao (depreciation), và (11) đâu tư rong (net investment) la khoán chỉ tiêu đề mở rộng qui mô của tư bản hiện vật Đầu tư ròng do đó băng tổng đầu tư trừ đi khẩu hao

Chỉ mua hàng hoá và dịch vụ của chính phú hay thường gọi là chỉ tiêu

Trang 24

chinh phu (G) cho cac cap chinh quyền từ trung ương tới địa phương Khoản chỉ tiêu này bao gồm chỉ cho an ninh, quốc phòng, luật pháp, chiếu sáng đường phố và các nơi công cộng, Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản /hanh toán chuyển khoản hay còn gọi là chuyển giao thu nhập (Transƒer paymenis- Tr) ví dụ như các khoản trợ cấp cho nRững người thuộc diện chính sách xã hội, như người già, người tàn tật hay chỉ trợ cấp thất nghiệp bởi vì những khoản chỉ này không thể hiện việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ mà chỉ đơn thuần là việc chuyển tiền từ chính phủ sang các

hộ gia đình Chuyển giao thu nhập như vậy làm thay đối thu nhập của các

hộ gia đình nhưng không tác động đến giá trị sản xuất của nền kinh tế Trong khi đó, GDP thể hiện thu nhập và chỉ tiêu cho sản xuất hàng hoá và

dịch vụ nên các khoản chuyển giao thu nhập không được coi là một bộ phận cấu thành chỉ tiêu chính phủ

Xuất khẩu ròng về hang hoá và dịch vụ (NX) là giá trị xuất khẩu (Exporis-X) trừ đi giá trị nhập khẩu (rporfs-IM) hay bằng khoản chi tiêu của người nước ngoài cho mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở trong nước (Expor/s-X) trừ đi khoản chỉ tiêu của người dân trong nước cho mua hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở nước ngoài (/mports-!M)

Cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu của nền kinh tế hình thành từ kết quả các

cuộc điều tra đối với các doanh nghiệp và cửa hàng bán lé, xây dựng dân dụng, đầu tư doanh nghiệp, các tài khoản về chỉ tiêu của chính phủ và chính quyền địa phương, các ghỉ chép của hái quan và các nguồn số liệu thống kê khác Trong Bảng 14.1, GDP của Việt Nam tính theo phương pháp chỉ tiêu được Tổng cục Thống kê ước sơ bộ cho năm 2010 là 1.980.900 tỷ đồng theo giá hiện hành, trong đó gần hai phần ba tống chỉ tiêu là chỉ cho tiêu dùng cá nhân về hàng hoá và dịch vụ Tổng đầu tư chiếm 38,88% và xuất khâu ròng

là một con số âm 199000 tỷ đồng Xuất khẩu ròng âm nói lên rằng tổng giá trị hàng nước nhập khâu từ nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn tổng giá trị hàng hoá Việt Nam xuất khâu sang các nước ngoài,

Phương pháp thu nhập

GDP tính theo phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách tông cộng tat ca các khoán thu nhập mà các doanh nghiệp trả các hộ gia đình cho các dịch vụ tạo ra bởi các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai và các tài 12

Trang 25

sản đầu vào cho thuê khác) mà doanh nghiệp thuê Đó là: tiễn công trả cho

lao động, tiễn lãi trả cho những khoản vốn vay, tién thué dat va tai san, va

lợi nhuận trả cho các chủ sở hữu doanh nghiệp Các khoản mục thu nhập theo yếu tô thê hiện trong các tài khoản thu nhập quốc dân và sản phẩm là:

1 Thù lao lao động

2 Lãi ròng cho các khoản tiền vốn cho vay

3 Thu nhập tử các tài sản cho thuê

4 Lợi nhuận công ty

Thi lao lao déng (compensation of employees-W) la toàn bộ cac khoan thanh toán doanh nghiệp trả cho các địch vụ lao động Nó bao gồm tiền công ' và tiền lương ròng (còn gọi là "trả đem về nhà") mà công nhân nhận được hàng tháng, thuế thu nhập bị giữ lại, các khoản phúc lợi phụ như an sinh xã hội và các khoản đóng góp vào quỹ hưu trí

Tiên lãi ròng (Net imeresf-i) là toàn bộ các khoán lãi tính trên các khoản vến hộ gia đình cho vay, ví dụ như trái phiếu công ty, trừ đi lãi thanh toán cho các khoán vốn mà hộ gia đình vay nợ, chăng hạn như tiền lãi tính theo số dư nợ trên thẻ tín dụng

Thu nhập tư tiền cho thuê tài sản (Rental income-R) là khoản tiền

thanh toán cho việc sử dụng dat đai và các yếu tố đầu vào đã thuê khác Nó bao gồm cả tiền thuê nhà tính theo giá thuê cho chính gia chủ ở trong cần nhà đó

Lợi nhuận doanh nghiệp (Profit-Pr) la toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp kiểm được Một phần của những khoản lợi nhuận này được trả cho các hộ gia đình ở dạng cổ tức và một phần được doanh nghiệp giữ lại dưới dạng lợi nhuận không phân phối dành để tiếp tục đầu tư

Tổng cộng các khoản khoản thu nhập theo yếu tố trên lại với nhau ta

có (hu nhập trong nước ròng theo chi phi yéu t6 (Net domestic income at factor cost), a6 la:

Thu: nhập trong nước ròng theo chỉ phí yếu tổ =W+R+i+Pr

Tuy nhiên, tổng các khoản thu nhập này chưa phải là GDP Đề có GDP

cần phải tiến hành hai bước điều chỉnh tiếp theo; đó là điều chính từ chỉ phí

yếu tố sang giá thị trường và điều chỉnh tử thu nhập ròng sang tổng thu nhập

13

Trang 26

Diéu chinh chi phi yéu to sang giá thị trường

Khi tổng cộng tất cá chỉ tiêu cuối cũng về hàng hoá và dịch vụ chúng

ta có tổng sản phâm trong nude theo giả thị mường Các khoản chỉ tiêu này được đánh giá theo giá thị trường mà dân cư thanh toán cho các hàng hoá và dịch vụ khác nhau Một cách đánh giá hàng hoá và dịch vụ khác đó là đánh

giá theo chỉ phí yếu tố

Chi phi yéu t6 (Factor cost) la gia tri cla mét hang hoa va dịch vụ được tính bằng cách cộng chỉ phí của tất cá các yếu tố sản xuất đã được sử dụng để sản xuất ra nó Nếu chỉ có giao dịch kinh tế giữa hộ gia đình và doanh nghiệp -khi không có thuế nộp cho chính phú và trợ giá của chính

phủ- thì các giá trị tính theo giá thị trường và chỉ phí yếu tố sẽ như nhau

Song, sự hiện diện của thuế gián thu và trợ giá làm cho hai cách đánh giá này khác biệt nhau

“Thuế gián thu (Indirect fax) là khoản thuê mà người tiêu dùng thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ Nó khác thuế trực thu là thuế đánh vào thu nhập Các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hảng như rượu, thuốc lá và các loại mỹ phẩm là thuê gián thu Do có thuế gián thu nên người tiêu dùng thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ họ mua một số tiền lớn hơn so với số tiền mà người sản xuất nhận được Ở đây,

giá thị trường lớn hơn chỉ phí yếu tố Ví dụ, giả sứ thuế doanh thu là 10

phân trăm, nếu ta mua một gói mì ăn liền 2000 đồng thì ta phải thanh toán

2200 đồng Chỉ phí yếu tố bao g gồm cả lợi nhuận của gói mì là 2000 dong Nhưng do có thuế gián thu nên giá thị trường là 2200 đồng và chỉ phí yếu tố

là 2000 đồng

Trợ cấp cho người sản xuất (Subsidy) la mot khoan tién chinh phu thanh toán cho một người sản xuất Ví dụ, chính phú cấp tiền trợ giá đề nông dân sản xuất rau sạch, Do có trợ cấp sản xuất nên đối với một số hàng hoá và dịch vụ người tiêu dùng chỉ phải thanh toán một khoản nhỏ hơn số tiền mà người sản xuất nhận được Trong trường hợp này giá thị trường nhỏ hơn chỉ phí yếu tố

Do vậy, để tính toán GDP theo cách tiếp cận thu nhập theo yếu tổ chúng ta phái cộng thuế gián thu vào tổng thu nhập theo yếu tố sản xuất và trừ đi các khoản trợ cấp sản xuất hay cộng với /hu gián thu rong (Te: net 14

Trang 27

expenditure Tax) Tuy nhién, điều chính này chỉ cho phép chúng ta tiếp cận gần đến GDP hơn chứ chưa thực sự có được GDP Bởi vậy cần thiết phải thực hiện một bước điều chính nữa

Điều chỉnh sản phẩm trong nước ròng sang tổng sản phẩm trong nước

Nếu cộng tất cả các khoản thu nhập theo yếu tổ lại với nhau và sau đó cộng với thuế gián thu và trừ đi trợ cấp sản xuất chúng ta sẽ có sứn phẩm trong nước ròng theo giá thị trường Ö đây, chúng ta cân phân biệt các thuật ngữ rông (net) va téng hay gdp (gross)

Nói đến tổng có nghĩa là rước khi trừ khẩu hao còn nhac tới ròng có

nghĩa là sau &kñ¡ đã trừ khấu hao

Một yếu tô cầu thành tông chỉ tiêu là tone dau ne (gross investment-l) Nhu vay, khi tống cộng tất cả các khoản chỉ tiêu chúng ta thu được một con

số bao gồm cả khoản khẩu hao, đây là một chỉ tiêu tổng (gộp)

Một thành tố của tổng thu nhập theo yêu tố là Jợi nhuận ròng (net projfif) của các doanh nghiệp hay khoản lợi nhuận sơu kh; đã trừ khấu hao về

tư bản hiện vật Như vậy, khi tổng cộng tất cả các khoản thu nhập theo yếu

tố chúng ta có một con số không bao hàm khấu hao, đó là một chi tiêu ròng

dé do luong GDP Vay tai sao lai dung ca hai phuong phap nay khi ma hai khái niệm về giá trị tổng sản lượng cùng như nhau? Lý do là mỗi một phương pháp sử dụng các nguồn dữ liệu mang thông tin khác nhau và không nguồn nào có thể cung cấp đầy đú các khoản mục tạo nên tống chỉ tiêu và tổng thu nhập theo yêu tố sản xuất Sử dụng cá hai phương pháp giúp các nha thống kê kinh tế có thé kiểm soát và so sánh hai tổng này với nhau đề

Trang 28

tìm ra sai số và điều chỉnh lại hai phương pháp tính sao cho hai tông ngang bằng nhau

Phương pháp sản xuất

Phương pháp này có thể được dùng để đo lường đóng góp của từng ngành vào GDP Song, dé đo lường giá trị sản xuất của mỗi ngành riêng biệt chúng ta phải thận trọng để chỉ tính giá trị gia tăng của ngành đó Bởi vậy, phương pháp sản xuất này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng Giá trị gia tăng (Value Added, V4) là giá trị sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hoá trung gian mua từ các doanh nghiệp khác

Nói cách khác, VA là tổng thu nhập (bao gồm cả lợi nhuận) trả cho các yếu

tố sản xuất đã được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản lượng

Chúng ta có thể minh hoạ giá trị gia tăng qua một ví dụ về sản xuất một tách cà phê Bat dau tir mét cht trang trại cà phê Đề trồng cà phê, chủ trang trại phải thuê lao động, vốn, công cụ sản xuất và đất đai Anh ta phải trả tiền công cho lao động làm thuê, tiền thuê đất, tiền lãi cho vốn vay và cũng kiếm được lợi nhuận Toàn bộ giá trị của cà phê được sản xuất ra là giá trị gia tăng của trang trại Doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê mua cà phê của chủ trang trại và chế biến nó thành cà phê bột và đóng gói theo những tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách

hàng, Để làm điều đó, doanh nghiệp này phải thuê lao động và vốn Doanh

nghiệp chế biến sau khi bán cả phê cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê trả tiền công cho công nhân, tiền lãi cho vốn vay và thu được lợi nhuận Nó đã tăng thêm giá trị cho cà phê mua từ trang trại cà phê Giá của cà phê bây giờ

là giá bán buôn bao gồm cả giá trị gia tăng tạo ra bởi trang trại và doanh

nghiệp chế biến cà phê Doanh nghiệp kinh doanh cà phê sau đó bán cà phê

cho các doanh nghiệp bán lẻ hoặc nhà hàng giải khát, kiểm được lợi nhuận

ngoài chỉ phí trả tiền công cho nhân viên nhà hàng và trả tiền lãi cho vốn

kinh doanh Doanh nghiệp bán buôn và sau đó là doanh nghiệp bán lẻ tạo thêm giá trị cho cà phê thông qua việc đưa cả phê tới bán cho màng lưới bán

lẻ và người tiêu dùng tại địa điểm và vào thời gian thích hợp Giá bán lẻ cả phê là giá mà khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thanh toán bây giờ bao gồm cả giá trị gia tăng của trang trại, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp bán buôn và doanh nghiệp bán lé kết hợp với nhà hàng giải khát lồ

Trang 29

Nhu vay, để xác định giá trị sản lượng chúng ta chi tinh gia tri gia tăng boi vi tong giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn hay khâu sản xuất bằng chỉ tiêu cho hàng hoá cuối cùng Bằng phương pháp giá trị gia tăng chúng ta tránh được việc tính trùng như ví dụ về tính giá trị sản lượng hay GDP của ngành

ca phê theo VÀ được minh hoạ ở Hình 14.2

Trang trại VÀ của trang

trồng cả phê | trại cà phê

Doanh nghiệp | Giá tri ca phé | VA cha DN

Doanh nghiệp | Giá trị cà phê theo giá bán | VA cla DN

Doanh nghiệp | Giá trị cà phê theo giá bán buôn thương mại | VÀ của DN

Người tiêu Giá trị cà phê theo giá bán lẻ

dùng Chỉ tiêu cuối cùng cho cà phê (GDP tính theo VA)

Hình 14.2 Giá trị gia tăng và GDP (chỉ tiêu cuối cùng)

Trong điều kiện một nền kinh tế thực là một nên kinh tế mở có sự tham gia của chính phủ như ở Việt Nam, GDP tính theo phương pháp sản xuất hay giá trị gia tăng bao gồm cả thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá và dịch vụ nước ngoài

14.1.3 Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác

Ngoài GDP, thu nhập của nền kinh tế còn được phản ánh bằng các chỉ

tiêu đo lường khác Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu mà các chí tiêu này bao hàm nhiều hoặc ít khoản thu nhập hơn so với GDP Dưới đây là các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự nhỏ dan

| Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product -GNP) là tong thu nhập do công dân của một nước tạo ra GNP khác GDP là nó bao gồm cá các khoản thu nhập do công dân của một nước tạo ra ở nước ngoài nhưng không bao gồm những khoản thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra Ở trong nước Nói cách khác, GƠNP bằng GDP cộng với thu nhập yếu tô ròng

từ nước ngoài (Net Factor Income from Abroad-NFA) hay chênh lệch giữa

Trang 30

thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước Viết dưới dạng phương trình ta có:

GNP = GDP + NFA Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay mặc dù thu nhập của người Việt Nam kiếm được từ nước ngoài có tăng lên song do khu vực

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (chiếm từ 15 đến 31 phần trăm

GDP trong các năm từ 2000-2010) nên GDP của Việt Nam luôn lớn hơn

GNP Tỷ lệ GNP so với GDP của Việt Nam phổ biến là khoảng 97 phân trăm

Sản phẩm quéc dan réng (Net national Product-NNP) bang GNP trừ

đi khấu hao Khấu hao là sự hao mòn của tai san có định như nhà xưởng,

thiết bị máy móc của nên kinh tế Ta có:

NNP = GNP - Dep Thu nhập quốc dân (National Income=NI) bằng NNP trừ thuế gián thu ròng Đó là:

NI =NNP - Te Thu nhập cả nhân (Personal Income-PJ) là khoản thu nhập mà các hộ gia đình và đoanh nghiệp phi công ty (non-corporate businesses) nhận được

từ các doanh nghiệp cho các dịch vụ yếu tố và từ các chương trình trợ cấp của chính phủ về phúc lợi và bảo hiểm xã hội

Thu nhập khả dụng (Disposable Income — Yd) bằng thu nhập cá nhân trừ thuê thu nhập cá nhân (Personal Income Tax) và các khoản phí ngoài thuế phái nộp cho chính phủ, ví dụ: lệ phí giao thông

Các chí tiêu đo lường thu nhập của nền kinh tế kể trên tuy ít nhiều có

khác nhau song nhìn chung chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tăng/giảm

đồng chiều với GDP

14.1.4 GDP danh nghĩa và GDP thực

Như đã trình bày ở các phần trước, GDP phản ánh tổng chỉ tiêu cho hàng hoá và địch vụ thực hiện trên các thị trường của nên kinh tế Ở đây cần phân biệt hai thuật ngữ la GDP danh nghia (Nominal GDP- GDPn) va GDP thực (Real GDP- GDPr)

Trang 31

re ` LẠ ;

GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hàng hoá và địch vụ tính theo

giá hiện hành hay tông của các tích giữa lượng các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hoá vả dịch vụ ấy trong năm đó

Cũng có thế viết GDP danh nghĩa dưới dạng công thức như sau:

vn

GDP) = ai pl

i=l

trong đó,

¡ biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ ¡ với ¡ = 1,2, n

t biểu thị cho thời kỳ tính toán

q biểu thị lượng từng mặt hàng, q¡ là lượng cla mat hang i

p biểu thị giá của từng mặt hàng, p¡ là gid mat hang 1

Số liệu thống kê cho thay rang tổng chỉ tiêu cho nền kinh tế hay GDP danh nghĩa ở năm sau luôn cao hơn năm trước Điều này đúng khi nền kinh

tế tạo ra một lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn hoặc giá bán hàng hoá và dịch vụ cao hơn hoặc cả lượng và giá của các mặt hàng đều cao hơn ở năm sau Bởi vậy, GDP danh nghĩa không cho chúng ta biết chỉ tiết sự gia tăng của nó chủ yếu là do đóng góp của sự gia tăng về giá hay lượng của các hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế

Khi nghiên cứu biến động kinh tế theo thời gian các nhà kinh tế muốn tách riêng hai hiệu ứng trên Cụ thể là họ muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được nên kinh tế tạo ra mà nó hoàn toàn không

bị tác động bởi sự thay đôi giá cả của các hàng hoá và dịch vụ này Đề làm được điều này các nhà kinh tế sử dụng một chỉ tiêu gọi là GDP thực

GDP thực” là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở hay là tổng của các tích giữa lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá có định của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (năm

TT ' GDP tinh theo giá thie 1é trong, cdc ấn phẩm cúa Tổng cục Thống kê, đặc biệt là cuốn

„ Niễn Giám Thống Kê” : ,

? GDP tính theo giá so sánh trong các ấn phẩm của Tổng cục Thông kê, đặc biệt là cuôn

“Niên Giám Thống Kê”

Trang 32

gốc) Ở Việt Nam, cho tới nay các nhà thống kê kinh tế chọn năm 1994 là

năm cơ sở cho việc tính toán GDP thực

Đó là:

wt

GDP, = qi p!

m với giả định rằng t = 0 ở năm cơ sở hay năm gốc

Thông qua việc đánh giá sản lượng hiện hành theo các mức giá quá

khứ cố định GDP thực cho biết sản lượng hàng hoá và dịch vụ nói chung của nền kinh tế thay đối như thể nào theo thời gian

Để phân biệt giữa GDP danh nghĩa và GDP thực chúng ta cần tìm cách tách những thay đối GDP danh nghĩa do giá thay đổi ra khỏi những

thay đổi xuất phát từ lượng đối Cách tốt nhất để làm việc đó là xét một ví

dụ đơn gián Giả sử chúng ta đánh giá lượng nước mắm sản xuất ra năm 2Ó10 theo giá nước mắm năm 1994 Sau đó chúng ta đem so sánh giá trị sản lượng nước măm năm 2010 với giá trị sản lượng nước mắm tính theo đồng năm 1994 Ở đây, chỉ có lượng là khác nhau bởi vì chúng ta đã định giá

chuẩn cho cả hai năm bằng cách dùng giá năm 1994 Chúng ta có thể lặp lại

công việc tính toán này cho tất cá các năm cần quan tâm bằng việc nhân lượng nước mắm ở mỗi năm với giá nước măm năm 1994 Năm 1994 được biết tới là năm cơ sở (năm góc)

Tương tự như đã làm đối với nước mắm ở đoạn trên, chúng ta tiền hành tính toán đối với tất cả các hàng hoá sản xuất ra trong nền kinh tế Chúng ta lấy lượng cúa tất cả hàng hoá cuối cùng ở một năm cụ thế nào đó hân với giá của chúng ở năm cơ sở và cộng các giá trị tính được với nhau

Kết quả thu được là GDP thực hay GDP theo giá cố định năm 1994 hay

GDP theo giá so sánh, Khái niệm này đôi khi cũng được gọi là GDP đã hiệu chỉnh lạm phát vì đã loại trừ ảnh hưởng của thay đổi giá cá thông qua việc dùng giá có định của năm cơ sở cho các năm khác

Đối với mỗi sản phẩm cá biệt lượng sản phẩm của năm 2010 có thé

lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng sản phẩm đó ở năm 1994, nhưng khi tính GDP thực chúng ta thu được một chí tiêu cho biết rõ ràng tổng sản lượng của nền kinh tế tăng lên hay giảm xuống Thực ra GDP năm 2010 theo giá năm 1994

20

Trang 33

của Viét Nam 1a 551600 ty đồng Con số này lớn hơn GDP của năm 1994 là

178534 tỷ đồng nhưng không lớn bằng GDP theo giá hiện hành của năm

2010 là 1980900 tý đồng Thực tế này cho thấy rằng GDP danh nghĩa tăng lên trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2010 một phần do giá tăng

và một phần do lượng tăng như được minh hoạ ở Hình 14.3

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thong ké, 1994-2011

Ching ta ding nam 1994 la nam co sở trong ví dụ minh hoạ bởi vì các số liệu thông kê về GDP của Việt Nam cho tới nay vẫn dùng năm cơ sở là 1994 Tổng cục Thống kê thính thoảng có thay đổi năm cơ sở cho phù hợp với các điều kiện kinh tế cụ thé Trước đây năm cơ sở của chúng ta la nam 1990 và sẽ

là 2010 để tính các thống kê về GDP, chỉ tiêu và thu nhập của nền kinh tế cho các năm 2011 trở về sau theo như thông báo của Tổng Cục Thống kê

Mục tiêu tính toán GDP của chúng ta là để năm bắt được kết quả hoạt

động của toàn bộ nền kinh tế GDP thực phán ánh lượng hàng hoá và dịch

vụ được tạo ra trong nền kinh tế nên nó cũng cho biết năng lực thoá mãn các nhu cầu và mong muốn của dân cu trong nền kinh tế Chính vì vậy mà GDP thực là chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn là GDP danh nghĩa

Sau khi đã loại trừ ảnh hướng của biển đổi giá các nhà kinh tế tính tốc

độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP growth rate -g), đó là phẩn trăm thay đổi của GDP thực trong thời kỳ/năm này so với thời kỳ/năm trước

21

Trang 34

il

14.1.5 Chi sé diéu chinh GDP (GDP Deflator-Dgpp))

Chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giam phát GDP do lường mức giá trung bình của tất cá các hàng hoá và dịch vụ được tính vào GDP Chỉ số điều chỉnh GDP được tính băng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực

Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở Do GDP danh nghĩa phái bằng GDP thực ở năm cơ sở theo định nghĩa nên chỉ số điều chỉnh GDP ở năm cơ sở luôn băng I Tuy nhiên, để tiện lợi, các nhà

D= GDF, x 100

GDP;

Bảng 14.2 GDPn, GDPr và chỉ số điều chính GDP

Gao Nước mắm Tính các chỉ tiêu

Chúng ta có thể minh hoạ những điều đã được đề cập trên bằng một ví

dụ đơn giản về một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hoá cuối cùng là gạo và nước mắm Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính bảng ki-lô-gam và giá được tính theo đơn vị nghìn đồng một ki- lô-gam Với mặt hàng nude mam don vi do lường về lượng được tinh bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít Chúng ta tìm hiểu xem các nhà

thống kê kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa (GDP,), GDP thực (GDP;) theo cách tiếp cận chỉ tiêu, chỉ số điều chính GDP (D) và tý lệ

°? Chí số điều chính GDP còn được gọi là “chí SỐ giảm phát GDP” trong một số Ấn phẩm thống kê và kinh tế đã lưu hành Khái niệm này có thé dung thay thể cho nhau

22

Trang 35

tăng tưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế hàng năm (g) như thế nào Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2008 là năm cơ sở chúng ta tính được các chỉ tiêu trên căn cử vào số liệu ở Báng 14.2

Nhìn vào kết quả tính toán ở Bảng 14.2 chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP thực bằng nhau và bằng 15600 nghìn đồng trong năm cơ sở là năm 2008 vì vậy, chí số điều chỉnh GDP bằng 100 Trong nam 2009, GDP

danh nghĩa là 18070 nghìn đồng trong khi GDP thực là 16620 nghìn đồng,

chúng ta có chỉ số điều chỉnh GDP là 108,7 Điều này có nghĩa là mức giá chung của nên kinh tế trong năm 2009 đã tăng lên 8,7 phần trăm so với năm

2008 hay còn gọi là tý lệ lạm phat tinh theo chi số điều chính GDP Tương

tự, chúng ta có của 2010 là 130,2 hay mức giá chung của nền kinh tế năm

2010 đã tăng lên là 30,2 phần trăm so với năm cơ sở Chúng ta cũng tính được tý lệ tăng trưởng kinh tế của năm 2009 là 6,5 phần trăm và 2010 là 6,9 phần trăm trên cơ sở các số liệu về GDP thực của các năm tương ứng

14.1.6 GDP và phúc lợi kinh tế

GDP được coi là tiêu thức tốt nhất phản ánh phúc lợi kinh tế của một

xã hội Ngay từ đầu chương chúng ta thấy rằng GI)P phán ánh đồng thời cá hai mặt là tổng thu nhập và chỉ tiêu của nền kinh tế để mua hàng hoá và dịch

vụ do nền kinh tế sản xuất ra Tuy nhiên, không phải quy mô thu nhập và chỉ tiêu của cả nền kinh tế mà chính quy mô GDP bình quân theo đầu người mới là tiêu thức cho biết mức độ hướng thụ phúc lợi kinh tế của một thành viên trung bình trong nên kinh tế Rõ ràng là một người có mức thu nhập cao hơn được hưởng mức chỉ tiêu cao hơn cho các hàng hoá và dịch vụ phục

vụ đời sống vật chất và tính thần đa dạng của mình và do đó có cuộc sống sung túc và mãn nguyện hơn so với một người có thu nhập và chi tiêu thấp

hơn Nhìn chung các quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người cao

hơn ngoài việc đám bảo cho người dân có cuộc sông vật chất đây đủ hơn còn có thể cung ứng được cho dân cư của họ các dịch vụy tế và giáo dục tôt hơn so với các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thâp hơn Ở những quốc gia này, tý lệ số người trướng thành biết chữ vả có học van cao hon, ty

lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp hơn và kết qua là có tuôi thọ cao hơn các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Bảng 14.3 giúp làm sáng tỏ phần nào những điều vừa được đê cập tới

Trang 36

Bang 14.3 GDP, tudi tho trung bình và tý lệ biết chữ ở một số nước năm 2009

GDP đầu Tuổi thọ trung bình | Tỷ lệ biết chữ ở người `

người (PPP$) (năm) 15 tuôi trở lén (%)

Nguồn: Nedn Hang Thé Gibi, Bao cdo phat trién the gidi, nda 2011)

Phúc loi kinh té (Economic Welfare/ Economic Well-being) la một tiêu thức toàn diện vẻ trạng thái phúc lợi nói chung Cải thiện phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào sự tăng trưởng của GDP thực song điều này cũng còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tổ khác không được tính hết vào GDP Có thể kế tới

một vài yếu tổ sau:

» Sự cái thiện chất lượng hàng hoá và dịch vụ

* Kinh tế phụ gia đình

* Kinh tế ngầm

* Sức khoẻ vả tuổi thọ

24

Trang 37

* Thời gian nhàn rỗi

« Chất lượng môi trường

* Công bằng xã hội

Vì vậy, có thể nói rằng GDP là một tiêu thức tốt, song không hoàn hao phản ánh phúc lợi kinh tế của một quốc gia

14.2 CHÍ SỐ GIÁ TIỂU DUNG (CPI)

Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo la chi sé giá tiêu dùng Giống như GDP, CPI cũng được coi là một hàn thử biểu nữa của nền kinh tế

do thay đi trong CPI có tác động trực tiếp đến mức sông và phúc lợi kinh tế của mọi người dân trong xã hội Bởi vậy, CPI thu hút sự quan tâm theo dõi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, từ các chính khách, các nhà kinh tế đến những người dân thường Cơ quan chức năng của chính phủ là Tổng cục Thống kê tiến hành xây dựng CPI như thế nào và đo lường tý lệ lạm phát ra sao và sử dụng chỉ số này như thế nào để so sánh những con số tính bằng đơn vị đồng (tiền) ở những thời điểm khác nhau là những nội dung chủ yêu được đề cập trong phân này Tiếp đó, chúng ta chí ra những sự khác biệt chủ yếu giữa chỉ số điều chỉnh GDP và CPI và những hạn chế của việc dùng

CPI dé tinh tỷ lệ lạm phát

14.2.1, Dinh nghia

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua

Chí số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thé và mức

độ biến động của giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình Bởi vậy, nó được dùng để theo đõi sự

thay đôi của chỉ phí sinh hoạt theo thời gian

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng Kết quả là người tiêu dùng phải chỉ nhiều tiên hơn để có thê mua được một lượng hàng hoá và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ

Ở Việt Nam, hàng tháng Tổng cục Thống kê tính toán và công bố những số liệu mới về CPI Trên cơ sở những con số thống kê này các nhà

phân tích nhanh chóng đưa ra những bình luận về nguyên nhân thay đổi giá

cả và đồng thời dự báo triển vọng thay đổi giá cả trong tương lai trên các

Trang 38

mặt báo hàng ngày hoặc đưa lên TV Chúng ta có thể đọc thấy những con số thống kê này trong trang www.goo.gov.vn hoặc các Niên giám thống kê do Tông cục Thông kê phát hành hàng năm

14.2.2 Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng

Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính CPI như

thế nào? Trước hết, để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng các nhà thống kê kinh

tế chọn năm cơ sở/kỳ gốc Tiếp đó, họ tiễn hành các cuộc điều tra tiêu đùng trên khắp các vùng của đất nước đề xác định "giỏ" hàng hàng hoá và dịch vụ điển hình mà đân cư mua trong năm cơ sở Hiện nay, gió hàng đặc trưng để tính CPI của Việt Nam được hình thành bởi II nhóm hàng cấp 1; 34 nhom hàng cấp 2 và 86 nhóm hàng cấp 3

CPI và xu thế biến động của mức giá hàng tiêu dùng được tính toán như thế nào? Đề biết một cách chính xác chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản với các bước tiến hành cụ thể sau:

Bước 1 Chọn năm cơ sở và xác định gió hàng cho năm cơ sở (qÌ) với

t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm cơ sở; và ¡ là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ 1 trong giỏ hàng cơ sở Giả sử năm cơ sở là năm

2008 trong ví dụ của chúng ta thì:

ọ*» = qi

Chúng ta cũng giả định rằng ở năm cơ sớ giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình chỉ bao gồm có hai mặt hàng là gạo và cá với lượng hàng mua tương ứng là 10 ki-lô-pam gạo và 5 ki-lô-gam cá Chúng ta cô định giỏ hàng này cho các năm tiếp theo vì mục đích của chúng ta là xác định ánh hướng của những thay đối giá đến chỉ phí giỏ hàng ở các năm khác nhau

Bước 2 Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng có định cho các năm (pÌ) với giá của mặt hàng gạo và giá cá như đã được ghi chép lại ở Báng 14.4

Bây giờ chúng ta tiến hành tính CPI cho từng năm va tý lệ lạm phát qua các năm

Bước 3 Tính chỉ phí mua giỏ hàng có định theo giá thay đổi ở các năm Chỉ phí cho giỏ hàng của mỗi năm được tính băng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với lượng có định của các mặt hàng ấy ở

26

Trang 39

năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm được với nhau Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm, nên

Chi phi gi hang 6 nam t = Ypiqi’

Bước 4 Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm Sau khi có số liệu về chỉ phí cho giỏ hàng của từng năm chúng ta có thể tính CPI, đó là một chỉ

số Cũng giống như ở chỉ số điều chỉnh GDP để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thê hiện giá trị cúa chỉ số ở năm cơ sở là 100 thay vì là 1,0

CPI của một năm/“thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chỉ phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chỉ phí) gió hàng của năm cơ sở nhân với

100 Đó là:

CPI= (3 phai /Sp ïai )100

Bang 14.4 CPI và tý lệ lạm phát: Đơn gián hoá tính toán

Năm Giá gạo Giá cá Chi tiêu CPI Tỷ lệ lạm phát

(Nghin d/kg) | (Nghin d/kg) | (Nghin d/) (%/nam)

tăng lên là 24,1 phần trăm

Bước 5 Tính tÿ lệ lạm phát (z) Đây là công việc cuối cùng giúp chúng ta hiểu được ứng dụng của CPÏ trong phân tích kính tế, cụ thể là dùng CPI dé tinh ty lệ lạm phát Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung Do vậy fÿ lệ lạm phát là phẩn trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó Trong ví dụ này, tỷ lệ lạm phát hay tốc độ tăng giá của gió hàng tiêu dùng của năm sau so với năm trước được tính bằng công thức sau:

t t-l

_CPL CC x100% CPI'

Trang 40

Trong đó, mở là tý lệ lạm phát ở năm t, và CPH là chỉ số giá tiêu dùng ở nam t

Ở ví dụ trên tỷ lệ lạm phát tính được của chúng ta là 9,3 phan trim trong năm 2009 và 13,6 phần trăm trong năm 2010 hay mức giá chung của giỏ hàng tiêu dùng đã tăng lên là 9,3 phần trăm trong năm 2009 và 13,6 phần trăm trong năm 2010 Điều này cũng có nghĩa là chi phí người tiêu dùng điển hình phải bỏ ra để mua cùng một giỏ hàng đã tăng 9,3 phần trăm trong năm 2009 và tiếp tục tăng thêm 13,6 phần trăm trong năm 2010

Bên cạnh việc tính chỉ số tiêu dùng các nhà thống kê kinh tế còn tính

cả chỉ số giá sản xudt (Producer Price Index-PPI) Chi số giá sản xuất là giá trung bình của hàng hoá do người sản xuất bán ra bao gồm một số hàng bán

ra cho những người sản xuất khác chứ không phải bán cho các hộ gia đình PPI cũng được qui định là 100 đối với năm cơ sở

14.2.3 Những vấn đề phát sinh khi đo lường chỉ phí sinh hoạt

Tới thời điểm này chúng ta đã biết cách tính và nội dung cúa chỉ tiêu

phán ánh mức giá chung của nền kinh tế là chỉ số giá tiêu dùng Mục tiêu chủ yếu của CPI được xem xét ở đây là để đo lường lạm phát và ứng dụng của nó trong thực tiễn kinh tế Ví dụ chính phú sử dụng CPI để xác định hướng điều chỉnh chi phí sinh hoạt và ngành ngân hàng sử dụng CPI đề điều chính lãi suất tiền gửi và tiền cho vay Song liệu CPI có phải là một thước

đo lạm phát tốt không? Liệu CPI tang 11,75 phần trăm trong năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2011) có nghĩa là chỉ phí sinh hoạt đã tăng lên 11,75 phản trăm không? Tiếp sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải cho những câu hỏi này

VÌ các mục tiêu trên mà việc tính toán chính xác tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa rất quan trọng Nó cho chúng ta biết giá trị của đồng tiền đã thay đổi như thế nào Dự đoán tỷ lệ lạm phát lệch lên trên 1 phần trăm có nghĩa là tý

lệ tăng trưởng GDP thực dự toán lệch xuống dưới I phần trăm và ngược lại Mỗi năm lệch | phan tram nếu kéo dài suốt mười năm thi dự toán GDP thực mat di hon 10 phan tram (do tác động tích hợp)

Tuy nhiên, bất kế những nỗ lực tính toán của các nhà thống kê kinh tế thực tế vẫn cho thấy rằng CPI chưa phái là một thước đo hoàn háo phản ánh lạm phát và do d6 chi phi sinh hoạt Ở Mỹ, người ta nhận thấy rằng tý lệ lạm 28

Ngày đăng: 22/03/2015, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w