1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kinh tế học

112 661 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 881,3 KB

Nội dung

Môn học này sẽ Chương 1: Đại cương về kinh tế học Chương 2: Những vấn đề cơ bản về cung - cầu Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng và hành vi của doanh nghiệp Chương 4: Cạnh tranh, độc qu

Trang 1

Alfred Marshall, nhà kinh tế vĩ đại của thế kỷ XIX đã viết: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu xã hội loài người trong cuộc sống thường nhật của họ” Môn học này sẽ

Chương 1: Đại cương về kinh tế học

Chương 2: Những vấn đề cơ bản về cung - cầu

Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng và hành vi của doanh nghiệp

Chương 4: Cạnh tranh, độc quyền và thị trường các yếu tố sản xuất

Chương 5: Tổng sản phẩm, tổng cầu và chính sách tài khóa

Chương 6: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Mặc dù tác giả đã nỗ lực diễn giải sao cho dễ hiểu và gần gũi nhất có thể, song khoa học kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, nên một số thuật ngữ còn mới và lạ, do vậy giáo trình không thể tránh những thiếu sót Rất mong sự nhận xét, góp ý của các Thầy

Cô và các bạn sinh viên để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn

Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà trường, Hội đồng khoa học trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế, đồng nghiệp đã có những gợi ý, nhận xét và động viên trong quá trình biên soạn

Tác giả

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 5

1.1 Khái quát và phương pháp nghiên cứu KTH. 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học 6

1.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học 9

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CUNG - CẦU 13

2.1 Cầu 13

2.1.1 Khái niệm: 13

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu: 13

2.1.3 Sự vận động theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu 16

2.2 Cung 17

2.2.1 Khái niệm: 17

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: 18

2.2.3 Cân bằng thị trường: 21

2.2.4 Kiểm soát giá: 24

2.3 Độ co dãn 26

2.3.1 Độ co dãn của cầu theo giá: 26

Co dãn 28

2.3.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập: 28

2.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác: 29

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI DOANH NGHIỆP 35

3.1 Lý thuyết về lợi ích người tiêu dùng 35

3.1.1 Lợi ích và lợi ích cận biên 35

3.1.2 Phân tích đường bàng quan: 37

3.1.3 Tiêu dùng tối ưu 39

3.2 Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp 44

3.2.1 Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 44

Trang 3

3.2.1.1 Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn 44

3.2.1.2 Ảnh hưởng của qui luật khan hiếm, lợi suất giảm dần và hiệu quả của sự lựa chọn kinh tế tối ưu 45

3.2.2 Lý thuyết về sản xuất và chi phí 46

3.2.3 Lý thuyết về chi phí sản xuất 52

3.2.3.1 Chi phí ngắn hạn 52

3.2.3.2 Các chi phí dài hạn 53

3.2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận 56

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 60

4.1 Các loại thị trường 60

4.1.1 Khái niệm thị trường: 60

4.1.2 Phân loại 60

4.2 Cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền 61

4.2.1 Cạnh tranh hoàn hảo 61

4.2.2 Độc quyền 67

4.2.3 Cạnh tranh không hoàn hảo 72

a Cạnh tranh độc quyền 72

4.3 Thị trường các yếu tố sản xuất 74

4.3.1 Thị trường lao động 74

4.3.1.1 Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất 74

4.3.1.2 Nguyên tắc thuê các yếu tố sản xuất: 74

4.3.1.3 Thị trường yếu tố cạnh tranh hoàn hảo: 75

4.3.2 Cung và cầu về vốn 76

4.3.3 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 79

CHƯƠNG 5: TỔNG SẢN PHẨM - TỔNG CẦU – CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 84

5.1 Tổng sản phẩm trong nước 84

5.1.1 Khái quát tổng sản phẩm trong nước 84

5.1.1.1 Khái niệm: 84

Trang 4

5.1.1.2 Các thành tố của GDP 84

5.1.1.3 Chỉ số điều chỉnh GDP 86

5.1.1.4 Các chỉ tiêu khác về thu nhập 88

5.1.2 Phương pháp xác định GDP 88

5.1.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 89

5.2 Tổng cầu và chính sách tài khóa 91

5.2.1 Đường tổng cầu 91

5.2.2 Chính sách tài khóa 95

CHƯƠNG 6: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 99

6.1 Chức năng tiền tệ 99

6.1.1 Khái niệm 99

6.1.2 Chức năng của tiền 99

6.2 Hệ thống Ngân hàng và cung ứng tiền tệ 100

6.2.1 Sự tạo ra “tiền ngân hàng” từ tiền gửi 100

6.2.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng 103

6.3 Mức cầu tiền, cung tiền và trạng thái cân bằng tiền tệ 106

6.3.1 Cung tiền 106

6.3.2 Đường IS và đường LM 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 5

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 1.1 Khái quát và phương pháp nghiên cứu KTH

1.1.1 Khái niệm

Quản lý nguồn lực có tính quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm Sự khan hiếm thể hiện xã hội luôn vấp phải giới hạn về nguồn lực và vì thế họ không thể sản xuất mọi thứ hàng hóa mà xã hội mong muốn, con người cần, giống như hộ gia đình không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của mọi thành viên, xã hội cũng không thể làm hài lòng và thỏa mãn các cá nhân đạt mức sống cao nhất như họ mong muốn được

Nhu cầu của mọi người là vô hạn, mọi người đều muốn sử dụng tất cả mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu, và luôn muốn sử dụng những sản phẩm mới nhất, đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ cao nhất, sản phẩm có chứa nhiều yếu tố công nghệ nhất…Tuy nhiên chúng ta biết rằng khó có thể đạt được điều này vì khả năng thanh toán bị hạn chế

Hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định Nó sẽ quyết định sự phân công xem mọi người sẽ làm gì và ai sẽ nhận được những gì? Tóm lại, hộ gia đình phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình giữa các thành viên sao phù hợp với năng lực, nỗ lực và mong muốn của mọi người

Cũng giống như gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định Một xã hội phải phân công xem mọi người sẽ làm những công việc gì và mọi người hưởng thành quả lao động ấy như thế nào? Một số người sẽ phục vụ ngành công nghiệp, một số người sẽ phục vụ lĩnh vực dịch vụ, một số người sẽ phục vụ ngành nông nghiệp…Qua

đó mọi người sẽ được phân bổ tất cả sản lượng mà xã hội tạo ra, tất nhiên nó sẽ quyết định ai sẽ ăn gì? Mặc gì? Đi phương tiện gì?

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý các nguồn

lực khan hiếm của mình Nó được đặt trên cơ sở một số ý tưởng cơ bản chi phối hành vi

cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân và nền kinh tế Trong xã hội các nguồn lực đó không thể phân bổ bởi một nhà hoạch định duy nhất nào đó mà thông qua các hoạt động liên hệ qua lại giữa hàng triệu triệu hộ gia đình và doanh nghiệp Chính vì thế các nhà nghiên cứu kinh tế luôn phải xem mọi người ra quyết định như thế nào: họ mua cái gì, mua bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư các khoản tiết kiệm này như thế nào? Các nguồn lực được phân bổ thông qua các hoạt động liên hệ qua lại cho các thành viên trong xã hội

Ví dụ: Các thành viên trong gia đình phải quyết định xem kênh truyền hình nào

trong khi chỉ có 1 chiếc ti vi (Ti vi là nguồn lực khan hiếm)

Nói một cách tổng quát kinh tế học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

Kinh tế học gồm có kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, trong đó:

Trang 6

Kinh tế vi mô: là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và

các doanh nghiệp, cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể

Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu các hiện tượng của toàn bộ các hoạt động

của nền kinh tế, nghĩa là các hoạt động khác nhau của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con hay thị trường cụ thể Nó giúp chúng ta lý giải những câu hỏi quan trọng có liên quan đến đời sống kinh tế của một quốc gia như điều gì quyết định mức sống và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tại sao nền kinh tế thường xuyên biến động, chính phủ có vai trò gì trong thúc đẩy tăng trưởng kiềm chế lạm phát và ổn định thất nghiệp ở mức hợp lý, những thay đổi trong môi trường quốc tế có ảnh hưởng như thế nào đối với thành tựu kinh tế vĩ mô của một nước?

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, vì những thay đổi xảy ra trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của hàng triệu triệu cá nhân, do đó không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không đề cập đến các quyết định kinh tế vi mô có liên quan Mặc dù có mối liên hệ gắn bó giữa kinh

tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhưng khi nghiên cứu hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau chính vì thế cách xử lý vấn đề hay phương pháp tiếp cận cũng sẽ khác nhau

1.1.2 Mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học

1 Con người ra quyết định như thế nào?

- Con người phải luôn đối mặt với sự đánh đổi

Nguyên lý này cho chúng ta thấy tất cả mọi thành viên trong xã hội đều phải đối mặt với sự đánh đổi, việc lựa chọn cái này và từ bỏ cái khác trong cùng một thời điểm Tại sao lại như vậy? Tại sao không đưa ra quyết định chọn hết tất cả mọi thứ? Hãy xem một sinh viên sử dụng thời gian của mình cho các môn học, nếu dành một giờ học cho môn Anh văn thì sẽ từ bỏ một giờ học để nghiên cứu môn toán hay doanh nghiệp dành phần lớn nguồn lực vào nghiên cứu sản phẩm mới thì sẽ hạn chế mở rộng thị phần hay một quốc gia nếu ưu tiên tăng cường khả năng phòng thủ sẽ tăng chi tiêu cho quốc phòng khi đó sẽ mất cơ hội để tăng mức sống cho nhân dân Tại một thời điểm có hai kênh truyền hình đều truyền trực tiếp những sự kiện mà mình yêu thích, thì người xem

sẽ chọn một trong hai kênh ấy để thưởng thức, nếu chọn kênh này sẽ từ bỏ kênh kia vì không thể cùng một lúc xem cả hai kênh truyền hình yêu thích nếu chỉ có một chiếc tivi, một sinh viên không thể vừa muốn đi học mà cũng muốn đi chơi tại cùng một thời điểm Doanh nghiệp cũng không thể sản xuất nhiều sản phẩm như họ mong muốn…Đó

là do sự khan hiếm về nguồn lực

Trang 7

- Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó

Vì con người luôn đối mặt với sự đánh đổi nên luôn so sánh giữa chi phí và lợi ích trong quá trình ra quyết định Ví dụ đưa ra quyết định đi học đại học hay đi làm sau khi tốt nghiệp PTTH, nếu đi học thì bạn phải chi cho các khoản như học phí, sách vở và các chi phí sinh hoạt hằng ngày, nếu đi làm thì bạn sẽ nhận tiền lương Tuy nhiên cách tính toán này có thiếu sót khi chưa đề cập đến chi phí lớn nhất đó là thời gian mà bạn không làm một công việc nào đó khi lựa chọn tiếp tục đi học Song, nếu bạn đi làm thì bạn vẫn phải có các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, như vậy đây chưa phải là chi phí của việc đi học Đối với những người chọn việc tiếp tục đi học thì tiền lương phải từ bỏ để

đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc đi học

- Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Cận biên có nghĩa là lân cận, có thể hiểu rằng thay đổi cận biên là những điều chỉnh

ở vùng lân cận cái mà bạn đang làm Đôi khi mọi người đưa ra các quyết định tối ưu nhờ nghĩ đến điểm cận biên Ví dụ khi tốt nghiệp cao đẳng các bạn sẽ quyết định có nên học tiếp đại học hay đi làm và để đưa ra quyết định này bạn cần so sánh lợi ích tăng thêm khi tiếp tục học nâng cao đó là khoản tiền lương cao hơn trong suốt cuộc đời, niềm vui được chuyên tâm học hành và nghiên cứu thêm lĩnh vực mà mình lựa chọn với những chi phí bạn phải chịu như thời gian, học phí hay tiền lương mất đi nếu vẫn còn đi học và từ đó sẽ đưa ra kết luận việc tiếp tục học có đáng giá hơn hay không

- Con người phản ứng với những kích thích

Vì mọi người đều đưa ra các quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích, nên khi lợi ích hay chi phí thay đổi thì hành vi của họ cũng thay đổi Các chính sách công cộng không bao giờ quên các kích thích Ví dụ đánh thuế xăng khuyến khích mọi người

sử dụng các phương tiện ít tiêu hao nhiên liệu hay thu phí bảo trì đường bộ sẽ khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện công cộng

2 Con người tương tác với nhau như thế nào?

- Thương mại làm cho mọi người đều có lợi

Rõ ràng thương mại giữa các nước sẽ làm các bên có lợi hơn vì thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất cho dù đó là trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng…Thông qua hoạt động thương mại mọi người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu, sở thích…Giống như hộ gia đình đều phải cạnh tranh nhau để mua hàng hóa với chất lượng cao nhất nhưng chi phí lại thấp nhất Mọi thành viên trong xã hội đều phải cạnh tranh nhau để có việc làm tốt nhất Các doanh nghiệp, tập đoàn hay các quốc gia đều phải cạnh tranh nhau để mua yếu tố đầu vào thấp nhất và bán các yếu tố đầu ra cao nhất có thể Ví dụ như hãng Ford và hãng Toyota cạnh tranh để thu hút khách hàng trên thị trường ôtô, hay Compaq và Toshiba cạnh tranh nhau trên thị trường máy tính cá nhân, Apple và Samsung cạnh

Trang 8

tranh trên thị trường điện thoại di động, Sony và Parasonic cạnh tranh trên thị trường tivi…Các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau trên thị trường như Mỹ và Nhật là hai quốc gia sản xuất những mặt hàng giống nhau, nhưng đó không phải là cuộc cạnh tranh

có người thắng người thua mà làm cho hai quốc gia này có lợi hơn

- Thị trường là phương thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác nhau trên thị trường, nơi mà giá cả

và ích lợi riêng sẽ định hướng cho các quyết định Các doanh nghiệp sẽ quyết định tuyển dụng lao động hay sản xuất cái gì và số lượng bao nhiêu Còn người tiêu dùng quyết định mua loại hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn thương hiệu nào bằng thu nhập của mình Người tiêu dùng và doanh nghiệp nhìn vào giá cả mà đưa ra các quyết định mua

và bán cái gì nên vô hình chung tính đến các lợi ích và chi phí xã hội do hành vi của họ tạo ra, trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa ích lợi xã hội

- Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục của thị trường

Có hai nguyên nhân mà chính phủ phải can thiệp vào nền kinh tế: thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng, nghĩa là hầu hết các chính sách đều nhằm vào làm cho chiếc bánh kinh tế càng ngày càng lớn hơn vừa làm thay đổi cách phân chia chiếc bánh

đó thành nhiều phần đều nhau hơn Ví dụ các chính sách về môi trường, thuế, hệ thống phúc lợi xã hội

3 Nền kinh tế với tư cách là tổng thể vận hành như thế nào?

- Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ

của quốc gia đó

Công dân của những quốc gia có thu nhập cao thì chắc chắn sẽ có nhiều ôtô hơn, chế

độ dinh dưỡng tốt hơn, dịch vụ y tế tốt hơn và tuổi thọ cao hơn các quốc gia có thu nhập thấp Hầu hết ở các quốc gia người lao động sản xuất được số lượng hàng hóa và dịch

vụ trong một đơn vị thời gian càng nhiều nghĩa là năng suất lao động càng cao thì sẽ được hưởng mức sống cao hơn các quốc gia có năng suất lao động thấp

- Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Lạm phát được phản ánh qua sự gia tăng của mức giá chung nền kinh tế Khi mức giá chung của nền kinh tế tăng thì mức cầu tiền sẽ tăng có thể nói đó là sự gia tăng của lượng tiền và là một trong những nguyên nhân gây lạm phát trầm trọng, kéo dài Lạm phát cao sẽ gây nhiều tổn thất cho xã hội nên mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách đặt ra là luôn muốn giữ lạm phát ở mức thấp

- Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

Khi chính phủ cắt giảm lạm phát sẽ sử dụng một số công cụ điều tiết vĩ mô với mục đích cắt giảm lượng tiền trong nền kinh tế, trong dài hạn kết quả của chính sách này là mức giá chung giảm Khi cắt giảm lượng tiền thì sẽ làm giảm số tiền mà mọi người chi tiêu, trong dài hạn kết quả của chính sách này là mức giá chung giảm Khi bắt đầu sử

Trang 9

dụng công cụ này để cắt giảm lạm phát, số tiền mà mọi người chi tiêu có xu hướng giảm dần, nhưng giá cả đang ở mức cao mà mức chi tiêu giảm nên làm giảm lượng hàng hóa

và dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra, do đó buộc các doanh nghiệp phải sa thải công nhân khi mức tiêu thụ thấp Như vậy, biện pháp cắt giảm chi tiêu tạm thời làm tăng lượng thất nghiệp đến khi giá cả hoàn toàn thích nghi với sự thay đổi

1.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học

- Kinh tế học là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình

- Khi phân tích hay lý giải một sự kiện kinh tế thì luôn phải dựa trên những giả thuyết nhất định Sau khi xác định được kết quả hoạt động kinh tế tăng hay giảm còn phải quan tâm đến sự thay đổi là bao nhiêu

- Đặt các vấn đề kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau

Các nhà kinh tế nghiên cứu đối tượng của mình với tính khách quan của một nhà kinh tế giống như nhiều nhà nghiên cứu vật lý, hóa học, sinh học cũng đưa ra các giả thuyết, thu thập số liệu, phân tích và lý giải chứng minh điều này là đúng hay bác bỏ lý thuyết của mình rồi tiếp tục đưa ra giả thuyết

Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát Ở các lĩnh vực

khác như sinh học, vật lý, hóa học… các nhà khoa học sẽ dùng thí nghiệm để chứng minh hay phân tích các giả thuyết, lý thuyết, còn đối với những nhà kinh tế học không thể cho nền kinh tế suy thoái, lạm phát hay khủng hoảng để chứng minh các giả thuyết

mà sẽ quan sát và qua những chu kỳ, những biến động xảy ra đối với nền kinh tế trong từng giai đoạn để chứng minh hay lý giải giả thuyết là đúng hay sai từ đó sẽ tiếp tục quan sát các sự kiện kinh tế…, thực nghiệm thường gây trở ngại và khó thực hiện trong kinh tế học Ví dụ nhà kinh tế nghiên cứu lạm phát không được phép thay đổi chính sách tiền tệ quốc gia chỉ để tạo ra những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của mình, chính vì thế các nhà kinh tế chỉ có thể theo sát những thực nghiệm tự nhiên do thực tế hay lịch sử để lại

Vai trò giả định cũng được đề cập trong nghiên cứu kinh tế, ví dụ để cho thế

giới đơn giản và dễ hiểu hơn khi nghiên cứu tác động của thương mại quốc tế, nhà kinh tế giả định nền kinh tế chỉ gồm 2 quốc gia và chỉ sản xuất hai loại hàng hóa Nhưng thực tế có rất nhiều quốc gia trên thế giới và mỗi quốc gia sản xuất hàng nghìn loại hàng hóa khác nhau Mục đích của giả định là nhằm giúp nhà nghiên cứu tập trung tư duy hơn khi nghiên cứu thương mại thế giới trong tưởng tượng trở nên đơn giản hơn Hay nghiên cứu điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế khi chính phủ thay đổi khối lượng tiền mặt trong lưu thông, nghĩa là chúng ta xem xét tác động của chính sách này đến phản ứng của giá cả trong khoảng thời gian khác nhau: ngắn hạn và dài hạn Đối với trường hợp ngắn hạn thì có thể giả định rằng giá cả

Trang 10

thay đổi không đáng kể thậm chí là không thay đổi, còn trong dài hạn thì giả định rằng tất cả các loại giá cả đều hoàn toàn linh hoạt

Ngoài ra, khi nghiên cứu về kinh tế học còn sử dụng đồ thị, phương trình, hàm

số trong phân tích và tìm hiểu nền kinh tế, khi đó các mô hình đều được xây dựng trên

cơ sở giả định

Biều đồ về vòng chu chuyển

Nền kinh tế bao gồm hàng triệu con người tham gia vào các hoạt động như mua bán, thuê, sản xuất kinh doanh và sẽ là thách thức lớn để nghiên cứu cách thức tổ chức của nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào nền kinh tế Chính vì thế để đơn giản và dễ hiểu hơn cần phải có mô hình để lý giải các hiện tượng này

Thị trường hàng hóa và dịch vụ

Các doanh nghiệp bán Các hộ gia đình mua

Doanh nghiệp Hộ gia đình

2.Thuê và sử dụng các 2 Sở hữu và cho thuê các

Thị trường và nhân tố sản xuất

các hộ gia đình bán các doanh nghiệp mua

luồng hàng hóa, dịch vụ:

luồng tiền

Đối với mô hình này, nền kinh tế được giả định chỉ có hai nhóm người quyết định, đó là doanh nghiệp và hộ gia đình Khi đó các doanh nghiệp sẽ sử dụng những đầu vào như lao động, đất đai và tư bản (tư bản: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ) được gọi là các nhân tố sản xuất để sản xuất các hàng hóa dịch vụ Hộ gia đình

Trang 11

được giả định là người sở hữu các nhân tố sản xuất và tiêu dùng toàn bộ hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất ra Các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên thị trường

Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình đóng vai trò là người mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra, và khi đó doanh nghiệp sẽ là người bán

Ngược lại trên thị trường các nhân tố sản xuất, hộ gia đình là người bán và sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những đầu vào mà họ sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, khi đó doanh nghiệp đóng vai trò là người mua Qua đó sẽ thấy được sự đơn giản để minh họa cho phương thức tổ chức giao dịch kinh tế giữa khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế

Vòng trong của biểu đồ chu chuyển biểu thị luồng hàng hóa, dịch vụ giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp Hộ gia đình bán quyền sử dụng lao động tư bản, đất đai cho doanh nghiệp trên thị trường nhân tố sản xuất và doanh nghiệp sử dụng các đầu vào để sản xuất hàng hóa dịch vụ đem bán cho hộ gia đình trên thị trường sản phẩm Như vậy

sẽ có một luồng nhân tố sản xuất liên tục chảy từ khu vực hộ gia đình sang doanh nghiệp và một luồng hàng hóa dịch vụ chảy từ khu vực doanh nghiệp sang khu vực hộ gia đình

Tương tự vòng chu chuyển bên ngoài biểu thị luồng tiền tương ứng Trên thị trường sản phẩm các hộ gia đình sẽ chi tiêu tiền từ việc bán các nhân tố sản xuất trên thị trường nhân tố để mua hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn thu từ việc bán hàng hóa dịch vụ để thanh toán cho các nhân tố sản xuất Khi đó sẽ có luồng chi tiêu để mua hàng hóa dịch vụ từ hộ gia đình chảy sang doanh nghiệp và ngược lại luồng doanh thu sẽ chảy từ khu vực doanh nghiệp sang khu vực hộ gia đình (thu nhập)

Biều đồ vòng chu chuyển là mô hình đơn giản về nền kinh tế, và đã bỏ qua nhiều chi tiết như vai trò của chính phủ và thương mại quốc tế, tuy nhiên những chi tiết này không cần thiết khi đang nghiên cứu và tìm hiểu khái quát về phương thức tổ chức kinh tế

Đường giới hạn năng lực sản xuất: là đường chỉ ra sự kết hợp sản lượng khác

nhau mà nền kinh tế có thể sản xuất ra bằng các nhân tố và công nghệ sản xuất hiện

có Mặc dù nền kinh tế sản xuất ra hàng triệu triệu hàng hóa, dịch vụ, nhưng hãy

Trang 12

giả định nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa A và B (mặc dù thực tế sản xuất rất nhiều loại hàng hóa dịch vụ), với nguồn lực của nền kinh tế sẽ sản xuất tối đa 1.000 sản phẩm A mà sẽ không có sản phẩm B nào hoặc chỉ sản xuất tối đa được

500 sản phẩm B mà không có sản phẩm

Hình 1.1

Tại điểm A, B hay C, D là những điểm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, còn tại điểm E thì nền kinh tế không đủ khả năng sản xuất tại thời điểm tính toán Như vậy có thể nói nền kinh tế có thể sản xuất được bất kỳ điểm nào nằm trên và trong đường giới hạn năng lực sản xuất còn những điểm nằm ngoài đường giới hạn năng lực sản xuất thì không thể sản xuất Khi đó một sự kết hợp có hiệu quả nếu tại

đó nền kinh tế đạt được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm hiện có Những điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất sẽ biểu thị mức sản xuất đạt hiệu quả, nghĩa là không làm tăng quy mô sản xuất của sản phẩm này mà cũng không làm giảm quy mô của sản xuất sản phẩm khác (ví dụ như điểm A, B), còn những điểm nằm trong (như điểm C, D) là những điểm mà nền kinh tế chưa đạt hiệu quả

Trang 13

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CUNG - CẦU

2.1 Cầu

2.1.1 Khái niệm:

Cầu là số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (trong khi đó các yếu tố khác không đổi)

Cầu khác với nhu cầu Nhu cầu là nguyện vọng và mong muốn vô hạn của con người Sự hạn chế về nguồn lực nên không thể thỏa mãn hết các nhu cầu Còn khi nói cầu phải đề cập hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua Ví dụ bạn rất muốn mua một chiếc laptop (nhu cầu) để phục vụ việc học tập nhưng bạn chưa có đủ tiền (khả năng mua) do đó cầu của bạn với laptop bằng không Tương tự, bạn có sẵn tiền nhưng bạn không muốn mua laptop thì cầu của bạn với laptop bằng không

Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong một thời nhất định

Biểu cầu là bảng mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định

Quy luật cầu:

Số lượng hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa giảm xuống và ngược lại

Quy luật cầu tương ứng với trực giác: Khi giá (P) giảm xuống, người tiêu dùng

sẽ mua nhiều hơn và những người tiêu dùng mới cũng sẵn sàng và có khả năng xâm nhập thị trường Giá cả hàng hóa hay dịch vụ tăng thì lượng cầu sẽ giảm và khi giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng, khi đó có thể nói lượng cầu tỉ lệ nghịch với giá cả

Lưu ý rằng các mối quan hệ về cầu xem xét ở trên là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu:

Chúng ta có các yếu tố cơ bản sau đây:

- Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập thay đổi thì cầu đối với hàng hóa

cũng thay đổi Đối với các hàng hóa bình thường (thiết yếu, xa xỉ) khi thu nhập tăng thì cầu tăng, còn đối với các hàng hóa cấp thấp thì thu nhập tăng thì cầu giảm

-Quy mô dân số: Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì cầu sẽ lớn hơn

và ngược lại Hãy so sánh cầu của quần áo ở thị trường lớn như Thành phố Hồ Chí Minh với thị trường quần áo ở Phú Yên Rõ ràng dân số Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn dân số tỉnh Phú Yên nên lượng cầu đối với quần áo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lớn hơn rất nhiều so với lượng cầu quần áo ở Phú Yên

- Giá cả của các loại hàng hóa liên quan: Cầu của hàng hóa hay dịch vụ không

những phụ thuộc vào giá của bản thân giá hàng hóa dịch vụ đó mà còn phụ thuộc vào

Trang 14

giá của hàng hóa có liên quan Mỗi hàng hóa có hai loại mối quan hệ với các hàng hóa liên quan Đó là quan hệ thay thế hoặc quan hệ bổ sung Hàng hóa thay thế là hàng hóa

có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác Ví dụ trà (chè) và cà phê là hai hàng hóa thay thế, do đó khi giá của một loại hàng hóa thay đổi thì cầu hàng hóa kia cũng thay đổi Cụ thể khi giá trà (chè) tăng lên, cầu đối với cà phê sẽ tăng lên hoặc ngược lại Còn đối với hàng hóa bổ sung thì vấn đề lại khác, đó là hàng hóa được sử dụng đồng thời hàng hóa khác Ví dụ, trà (chè) và đường là hai hàng hóa bổ sung Khi giá của đường tăng lên thì cầu đối với trà (chè) lại giảm xuống

- Thị hiếu của người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích thì quyết định

mua (cầu đối với) hàng hóa cũng sẽ thay đổi …

- Kỳ vọng: Con người có các kỳ vọng về sự thay đổi của các yếu tố như giá, thu

nhập, thị hiếu, chất lượng… và điều đó có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Như vậy, cầu biểu diễn ý muốn và khả năng của người mua, cầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng, giá cả của các hàng hóa liên quan Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cầu và các yếu tố đó dưới dạng phương trình như sau:

E T N I Py Px f

Như vậy cầu thể hiện mức mua sắm của người tiêu dùng

Biểu cầu và đường cầu

Trang 15

Hình 2.1

Ví dụ: Có nhu cầu về kem của sinh viên A như sau:

Bảng 2.1 Nhu cầu và giá kem:

Viết phương trình hàm cầu và biểu diễn bằng đồ thị

Phương trình đường cầu có dạng: QD= a – b.P (1)

tại P = 0 ; QD= 6 thay vào phương trình cầu (1): 6 = a

P = 5 ; QD = 4 thay vào phương trình cầu (1): 4 = a – 5b  b = 2/5

Vậy phương trình đường cầu có dạng: QD = 6 -2/5 P

Trang 16

Cầu của thị trường là tổng cầu cá nhân về hàng hóa dịch vụ cụ thể dùng để phân tích phương thức vận hành của thị trường

 cầu thị trường phụ thuộc vào các quyết định nhu cầu của người mua và phụ thuộc vào sản lượng người mua

Ví dụ: có biểu cầu về bánh mì của sinh viên A (SVA) và sinh viên B (SV B) như sau:

Đường cầu của SVA: QDA= 8 -2/5P

Đường cầu của SVB: QDB= 10 - 3/5 P

Đường cầu của SVA và SVB có dạng QD = 18 - P

2.1.3 Sự vận động theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu

Khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cầu đều làm cho lượng cầu thay đổi ở mọi mức giá: nó làm thay đổi cầu Chúng ta cần phân biệt sự thay đổi của

lượng cầu và sự thay đổi của cầu

Lượng cầu tại mỗi mức giá đã cho biểu thị bằng một điểm trên đường cầu (điểm A hoặc điểm B) Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của giá tăng từ P1 đến P2 (P1 < P2 ) dẫn đến sự thay đổi tương ứng của lượng cầu sẽ giảm từ Q1 đến Q2 (Q1 > Q2) Điều này gọi

là sự thay đổi của lượng cầu và được minh họa bằng sự vận động dọc theo đường cầu (từ điểm A tới điểm B) Nếu giá cả hàng hóa giảm xuống và các yếu tố khác không đổi

thì sẽ có hiện tượng tăng lên của lượng cầu đối với hàng hóa đó và ngược lại (hình 2.3)

Mỗi khi một yếu tố quyết định nhu cầu nào đó thay đổi, trừ giá cả hàng hóa đó thì đường cầu sẽ dịch chuyển, như thu nhập, dân số, giá cả của hàng hóa thay thế, thị hiếu (có thể tăng hay giảm) Ví dụ khi thu nhập tăng, dân số tăng, sự tăng lên của giá cả hàng hóa thay thế sẽ làm cho cầu tăng lên do đó đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại Do đó có thể nói bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (ngoài yếu tố giá) làm tăng lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng

làm dịch chuyển cầu sang phải và ngược lại (hình 2.4)

Tóm lại: đường cầu cho thấy điều xảy ra với lượng cầu về một hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi và tất cả các yếu tố khác quyết định đến lượng cầu không đổi Khi một trong các yếu tố khác thay đổi thì đường cầu sẽ dịch chuyển

Trang 17

- Thu nhập tăng  nhu cầu tăng  đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại)

- Thị hiếu kỳ vọng cũng làm đường cầu dịch chuyển sang phải hoặc sang trái

Trang 18

Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở mức giá đã cho trong một thời nhất định Lượng cung tỉ lệ thuận với giá cả Biểu cung là bảng mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời nhất định

Quy luật cung:

Số lượng hàng hóa được cung ứng trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại (các yếu tố khác không đổi) Quy luật cung phản ánh một thực tế là khi giá tăng, động cơ sản xuất hàng hóa tăng lên Cung cũng được biểu diễn thông qua biểu cung và đồ thị cung

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:

- Chính sách thuế: thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước Thuế có ảnh

hưởng đến đường cung của doanh nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu Khi thuế đánh vào hàng hóa thì đường cung dịch chuyển lên trên (sang bên trái)

- Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới năng suất

của các doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng quyết định vào đường cung Công nghệ tiên tiến làm tăng khả năng sản xuất và do đó làm dịch chuyển đường cung xuống dưới (sang bên phải)

- Giá cả của các yếu tố sản xuất: Khi giá của các yếu tố đầu vào giảm, do đó giảm

giá thành tạo cơ hội tăng lợi nhuận nên các doanh nghiệp có xu hướng sản xuất nhiều hàng hóa đó và ngược lại Giá của các yếu tố đầu vào tác động rất lớn với quyết định cung của doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn - cung tăng Đường cung dịch chuyển ra bên phải và ngược lại

- Số lượng nhà sản xuất: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hóa được sản xuất ra Do đó ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều Như vậy cung biểu diễn mong muốn và khả năng của người bán, chứ không biểu hiện quá trình mua bán trên thực tế Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, giá của hàng hóa liên quan trong sản xuất, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất Mối quan hệ giữa cung và các yếu tố đó được thể hiện dưới dạng phương trình như sau:

- Px - giá của hàng hóa X;

- Py - giá của hàng hóa liên quan Y trong sản xuất;

- T - thuế;

- N - số người sản xuất;

- Pi - giá của các yếu tố đầu vào;

Trang 19

- CN - công nghệ

Biểu cung và đường cung

Đường cung có dạng: Q ScdP (2.4) Trong đó:

Ví dụ: Có biểu cung về doanh nghiệp sản xuất quần áo như sau:

Bảng 2.3: Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất quần áo

Trang 20

Đường cung thị trường bao gồm tất cả các cung về hàng hóa dịch vụ nào đó được cung cấp trên thị trường Tổng cung phụ thuộc vào các yếu tố của mức cung và số lượng người tham gia cung ứng dịch vụ hàng hóa cho thị trường

Ví dụ: Có hai doanh nghiệp A (DN A) và doanh nghiệp B (DN B) cùng sản xuất thép có

biểu cung như sau:

Bảng 2.4: Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất thép:

nghiệp A (DNA)

Cung doanh nghiệp B (DNB)

Tổng cung (cung DN A + cung DN B)

Sự vận động dọc theo cung và sự dịch chuyển của cung

Một sự thay đổi của giá cũng thể hiện ở sự thay đổi của lượng cung, điều này chỉ

ra bằng sự vận động dọc theo đường cung (Khi giá tăng từ P1 đến P2, theo quy luật cung giá tăng cung sẽ tăng từ Q1 đến Q2, trên đường cung điểm A sẽ di chuyển dọc theo đương cung đến điểm B) Mối quan hệ của lượng cung với giá ở đây được xem xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi

Trang 21

Hình 2.7 Nhận xét: khi có bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung (giá cả, giá

các yếu tố đầu vào, công nghệ, kỳ vọng và số lượng) đều làm cho đường cung dịch chuyển sang phải hay trái

Trang 22

- Giá của các hàng hóa hay thế hoặc bổ sung thay đổi;

- Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi;

- Thị hiếu và sự ưu tiên của người tiêu dùng thay đổi;

- Công nghệ sản xuất thay đổi;

- Các chi phí của đầu vào thay đổi;

- Chính sách của Chính phủ thay đổi

Bảng 4.5: Số liệu lượng cung và cầu

P Lượng cầu Lượng cung

Trang 23

khi đó đường cầu có dạng : QS = -4 + 2P

điểm cân bằng xảy ra khi QD = QS hay 16 – 2P = -4 + 2P

Po = 5 & Qo = 6

Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường:

Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng (PE) sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt

Nếu giá thị trường P1 > PE xuất hiện dư thừa hàng hóa (QS1 – QD1), xuất hiện sức

ép làm cho giá giảm

Nếu giá thị trường P2 < PE xuất hiện thiếu hụt hàng hóa (QD2 – QS2), xuất hiện sức

ép làm cho giá tăng

Trong cả hai trường hợp trên giá cả có xu hướng quay trở về trạng thái cân bằng (PE) Trong cả hai trường hợp đó, lượng giao dịch trên thị trường đều nhỏ hơn lượng cân bằng (Qe)

Trang 24

2.2.4 Kiểm soát giá:

Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần (giá cao nhất) và giá sàn (giá thấp nhất) Tuy nhiên, việc can thiệp này thường làm giảm tính hiệu quả của thị trường

a) Giá trần: (ceiling price) Chính phủ thường quy định giá cao nhất đối với một số hàng

hóa nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định Ví dụ giá thuê nhà cho sinh viên, giá gạo và một số nhu yếu phẩm khác trong thời bao cấp Mức giá trần thường thấp hơn so với giá cân bằng và xuất hiện hiện tượng thiếu hụt hàng hóa Giá thấp tác động tiêu cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp Điều này thể rất rõ ở chất lượng giảm sút của hàng hóa

b) Giá sàn: (floor price): Chính phủ của nhiều nước thường đặt ra các mức giá tối thiểu

đối với một số hàng hóa Ví dụ như các quy định về mức tiền công tối thiểu Việc đặt mức giá tối thiểu gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa Trong thị trường lao động sự dư thừa của lao động là thất nghiệp

Như vậy, việc can thiệp của Chính phủ vào giá cả thường giảm tính hiệu quả của thị trường Hiệu quả của thị trường được biểu hiện bằng lợi ích ròng của xã hội (NSB – Net Social Benefit) Lợi ích xã hội bao gồm hai bộ phận, đó là thặng dư tiêu dùng (CS)

và thặng dư sản xuất (PS)

Thặng dư tiêu dùng (CS) phản ánh ích lợi mà người mua nhận được khi tham gia

vào một thị trường, và đó là phần chênh lệch giữa sự sẵn sàng thanh toán và giá thị

Trang 25

trường mà người tiêu dùng nhận được (nghĩa là thặng dư tiêu dùng là số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa nào đó trừ đi số tiền mà họ thực sự trả cho nó) Khi đó thặng dư tiêu dùng mà tất cả người mua trên thị trường về một hàng hóa hay dịch vụ nhận được tính bằng phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá cả

Thặng dư tiêu dùng = giá trị đối với người mua – số tiền người mua trả

Hình 2.11

Thặng dư sản xuất (PS) là xem xét những lợi ích mà người bán nhận được từ sự

tham gia vào một thị trường, là phần chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá mà doanh nghiệp sẵn sàng bán Như vậy giống như tiêu dùng thì thặng dư của nhà sản xuất có mối quan hệ mật thiết với đường cung, khi đó phần diện tích nằm dưới đường giá cả và trên đường cung phản ánh thặng dư của nhà sản xuất

Trang 26

Thặng dư của nhà sản xuất = số tiền người bán nhận được – chi phí của người bán Khi đó tổng tặng dư = thặng dư tiêu dùng + thặng dư sản xuất = giá trị đối với người mua - chi phí của người bán

Ảnh hưởng của thuế: thuế đánh vào hàng hóa làm dịch chuyển đường cung

lên trên dẫn tới giá cân bằng cao hơn và sản lượng cân bằng thấp hơn Như vậy, sau khi đánh thuế một lượng là t đối với một đơn vị hàng hóa bán ra, giá thị trường tăng lên từ P1 đến P2 Sự chênh lệch (P2 - P1) người tiêu dùng phải chịu, còn nhà sản xuất phải chịu một phần bằng t - (P2 - P1) Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của giá thị trường phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu Nói một cách khác, nó phụ thuộc vào độ co dãn của cầu

2.3 Độ co dãn

2.3.1 Độ co dãn của cầu theo giá:

a) Khái niệm: Độ co dãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối

với sự thay đổi giá của bản thân hàng hóa

b) Công thức tính:

Co dãn đoạn: Nếu sự thay đổi của giá là lớn, người ta tính độ co dãn đoạn

Q

P x P

Q E

402,0

;402

39,3910,40

/EDP/ = 2 nghĩa là khi giá giảm đi 1% thì lượng radio bán tăng được 2%

Co dãn điểm: Nếu sự thay đổi của giá là rất nhỏ, người ta dùng hệ số co dãn theo điểm

Q

P x dP

dQ

E DP

Q

P x Q

Trang 27

Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là Pe = 3 và Qe = 7

Tại mức giá cân bằng đó hệ số co dãn (EDP) sẽ được xác định:

/ EDP/ = 3/7 = 0,4286 có nghĩa là ở điểm cân bằng nếu giá cả thay đổi 10% thì lượng cầu thay đổi gần 4,3% (theo quy luật của cầu)

c) Phân loại co dãn của cầu theo giá:

Chúng ta thấy rằng vì giá và lượng cầu có mối quan hệ ngược chiều nên hệ số co dãn của cầu theo giá có giá trị âm Tuy nhiên để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta thường bỏ qua dấu (-) hoặc là dùng giá trị tuyệt đối của nó

+ E = 0 Cầu hoàn toàn không co dãn

+ E = 1 Cầu co dãn đơn vị

+ E > 1 Cầu tương đối co dãn

+ E < 1 Cầu ít co dãn

+ E =  Cầu hoàn toàn co dãn

Hình 2.15 d) Các nhân tố ảnh hưởng tới độ co dãn của cầu theo giá:

- Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế: cầu đối với hàng hóa sẽ co dãn hơn nếu hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế

- Bản chất của nhu cầu mà hàng hóa thỏa mãn: nhìn chung các hàng hóa xa xỉ có

độ co dãn cao đối với giá trong khi các hàng hóa thiết yếu ít co dãn hơn

- Thời gian: thông thường trong dài hạn cầu co dãn nhiều hơn trong ngắn hạn

P

P

Trang 28

- Tỷ lệ thu nhập dành cho hàng hóa: nếu tỷ lệ nhỏ, thì độ co dãn thấp và ngược lại nếu tỷ lệ đó cao thì độ co dãn cao

e) Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá, sự thay đổi của giá và tổng doanh thu:

E: hệ số co dãn của cầu theo giá

P: giá của hàng hóa

TR: tổng doanh thu

 E= 1 TR không đổi TR không đổi

2.3.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập:

a) Khái niệm: là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập

Thu nhập có thể có tác dụng khác nhau đến cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa nên hệ số co dãn của cầu theo thu nhập có thể có giá trị dương có giá trị âm

Trang 29

- Q là sự thay đổi của lượng cầu

- I là sự thay đổi của thu nhập

330 20

340 320

; 30 2

30 29

; 20

;

EDI = 1,1 > 0 chứng tỏ ti vi là hàng hóa bình thường (xa xỉ) và khi thu nhập tăng 10% sẽ

làm cho lượng cầu ti vi tăng 11%

Co dãn điểm:

Q

I x dI

dQ

2.3.3 Độ co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác:

a) Khái niệm: là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa này trước sự thay đổi

của giá cả hàng hóa khác

Hệ số co dãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác cho ta biết sự liên quan giữa 2 hàng hóa khác nhau Sự liên quan đó là thay thế, bổ sung hay độc lập với nhau tuỳ thuộc vào giá trị của hệ số co dãn này

+ Nếu hai hàng hóa là thay thế nhau thì EDXPY > 0

+ Nếu hai hàng hóa là bổ sung thì EDXPY < 0

+ Nếu hai hàng hóa độc lập thì EDXPY = 0

Thời kỳ điều tra thu nhập

Mức thu nhập bình quân tháng của một

hộ (106đ)

Lượng cầu ti vi (105 cái)

Trang 30

Trong đó: - X, Y là hai hàng hóa;

- Qx là lượng cầu hàng hóa X;

000.85000.10

2

E DxPy

EDxPy = 0,81 > 0 chứng tỏ đây là 2 hàng hóa thay thế và khi giá thị lợn tăng 1%

sẽ làm cho lượng cầu về cá tăng 0,81%

Co dãn điểm

X Y Y

X DxPy

Q

P x dP

Trang 32

BÀI TẬP

1 Hàm cầu và hàm cung có dạng: Q D = 18 - 2P và Q S = -6 + 4P

a Với hàm cầu và hàm cung trên thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

b Với hàm cầu và hàm cung trên thì giá cân bằng là bao nhiêu?

c Độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng?

d Độ co giãn của cung tại điểm cân bằng là bao nhiêu?

e Do sự xuất hiện của nhiều hàng hóa mới nên lượng cầu giảm 30% vì thế giá giảm bao nhiêu?

f Do hạn chế về các yếu tố đầu vào nên cung giảm 20% vì vậy nên giá tăng bao nhiêu

2 Cho hàm cung và cầu sản phẩm như sau:

Q D = - P + 10 và Q S = 2P - 8

a Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng

b Nếu mức giá P = 5 khi đó thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất là bao nhiêu?

c Nếu chính phủ đánh thuế t = 3đvtt/sp thì thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất là bao

nhiêu?

3 Thị trường sản phẩm X được mô tả bởi những hàm số sau:

Cung: P = Q S + 9

Cầu: P = - Q D + 25 (Biết P: nghìn đồng/sp; Q: 1.000sp)

a Xác định giá, sản lượng và biểu diễn bằng đồ thị.Tính thặng dư tiêu dùng và thặng

dư sản xuất, ích lợi ròng của xã hội và độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng

b Biết giá nhập sản phẩm X là P= 13 Hãy xác định giá nhập khẩu và lượng sản xuất trong nước Nếu giá thị trường là 18 thì xảy ra hiện tượng gì? Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất tại P = 13 và P = 18

c Nếu chính phủ đánh thuế t = 4đvtt/sp, khi đó ai là người chịu thuế nhiều hơn? Chính phủ thu được bao nhiêu từ thuế? Giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng mới

4 Cho biểu cung và cầu sản phẩm như sau:

a Tìm phương trình cung và cầu sản phẩm, điểm cân bằng, thặng dư tiêu dùng

b Nếu mức giá P = 10 thì xảy ra hiện tượng gì ? Khi đó thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?

c Nếu mức giá P = 6 thì xảy ra hiện tượng gì ? Khi đó thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?

Trang 33

5 Cho biểu cung và cầu sản phẩm như sau:

a Tìm phương trình cung và cầu sản phẩm, tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất

tại điểm cân bằng

b Nếu mức giá P = 16 thì xảy ra hiện tượng gì? Hãy tính thặng dư tiêu dùng và thặng

dư sản xuất tại mức giá P = 16

6 Cho hàm cung và cầu của sản phẩm A như sau:

Q D = 14 - P và Q S = - 10 + 2P

Trong đó đơn vị tính P: 1.000 đ/sp

Q: 1.000 sản phẩm

a Hãy xác định điểm cân bằng và tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất

b Nếu giá thị trường là P = 10, hãy tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

c Nếu đánh thuế t = 1,5 đvtt/sp, hãy tính phần thuế của người tiêu dùng và nhà sản xuất cho mỗi sản phẩm

7 Thị trường sản phẩm X được mô tả bởi những hàm số sau:

Cung: P = 2Q S + 9

Cầu: P = - Q D + 30 (Biết P: nghìn đồng/sp; Q: tr đv sp)

a Xác định giá, sản lượng và biểu diễn bằng đồ thị

b Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, ích lợi ròng của xã hội và độ co dãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng

c Biết giá nhập sản phẩm X là P = 15 Hãy xác định lượng nhập khẩu và lượng sản xuất trong nước Nếu giá thị trường là 25 thì khi đó xảy ra hiện tượng gì?

d Nếu chính phủ đánh thuế t = 5 000đ/sp, khi đó ai là người chịu thuế nhiều hơn? Chính phủ thu được bao nhiêu từ thuế? Giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

8 Cho hàm cung và cầu sản phẩm như sau:

Q D = - P + 10 và Q S = 2P - 8

a Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng, minh hoạ bằng đồ thị

b Nếu mức giá P = 6 khi đó thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất là bao nhiêu? Hãy tính phần mất không của xã hội khi áp dụng mức giá này

Trang 34

c Nếu chính phủ đánh thuế t = 3đvtt/sp, khi đó ai là người chịu thuế và tính phần thuế phải chịu, chính phủ thu bao nhiêu từ nguồn này?

9 Cho biểu cung và cầu sản phẩm như sau:

a Tìm phương trình cung và cầu sản phẩm, tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất

tại điểm cân bằng

b Nếu mức giá P = 6 thì xảy ra hiện tượng gì ? Khi đó thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu

và phần mất không của xã hội do áp dụng mức giá này hãy minh họa bằng đồ thị?

10 Cho hàm cungvà cầu của thị trường hàng hóa X như sau:

11 Cung cầu của sản phẩm X có dạng như sau: Q S = - 10 + 2P và Q D = 20 – P

a Hãy tìm điểm cân bằng và vẽ đồ thị Tính độ co dãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng

b Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng

c Nếu chính phủ quy định mức giá P = 12 thì dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa? Hãy tính lượng dư thừa hay thiếu hụt đó?

Trang 35

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI

DOANH NGHIỆP 3.1 Lý thuyết về lợi ích người tiêu dùng

3.1.1 Lợi ích và lợi ích cận biên

- Lợi ích là sự hài lòng hay thỏa mãn do tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ mang lại Ký hiệu là U

- Tổng lợi ích là toàn bộ sự hài lòng hay thỏa mãn do sự tiêu dùng toàn bộ hàng hóa, dịch vụ mang lại Ký hiệu là TU

- Lợi ích cận biên phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm mang lại ký hiệu MU

MU = sự thay đổi về tổng lợi ích/ sự thay đổi về số lượng

Lợi ích cận biên(MU)

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết lợi ích cận biên của một hàng hóa hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hóa hoặc dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện giữ

Tổng lợi

ích

Lợi ích cận biên

Trang 36

nguyên mức tiêu dùng các hàng hóa khác Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do

sự hài lòng hay thỏa mãn của người tiêu dùng đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm hàng hóa đó giảm xuống Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hóa đều dẫn đến lợi ích cận biên âm

Sản phẩm thứ nhất có thể mang lại cho bạn sự hài lòng rất lớn bởi vì vị ngon của nó Song đến sản phẩm thứ hai mang lại cho bạn ít sự thỏa mãn hơn và cứ như vậy mỗi sản phẩm bổ sung tiếp theo mặc dù có cùng chất lượng song cảm giác thích thú của bạn mất dần đi thay vào đó là cảm giác nhàm chán hay khó chịu không còn thích thú như trước nữa Như vậy chúng ta thấy lợi ích cận biên của sản phẩm mà được dùng đầu tiên cao hơn những lần tiếp theo khi đó có thể làm giảm tổng lợi ích của việc sử dụng sản phẩm hay nói cách khác lợi ích cận biên của nó là một số âm

Thặng dư tiêu dùng

Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi phải tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó (MU) với chi phí cận biên để thu được ích lợi đó (MC) Tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa và giá thực tế đã trả khi mua hàng hóa đó Ví dụ giá một cây bút trên thị trường là 2.000 đồng Đối với cây bút thứ nhất người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá là 5.000 đồng vì lợi ích tương đương của nó như vậy khi mua cây bút thứ nhất người tiêu dùng này đã hưởng được một khoản thặng dư là 3.000 đồng Tiêu dùng thêm một cây bút nữa lợi ích cận biên sẽ giảm xuống

Cân bằng của người tiêu dùng

Chúng ta xem xét trường hợp giản đơn nhất đó là cùng tiêu dùng một hàng hóa

X Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa X hoặc cất tiền đi nghĩa là phải lựa chọn Người tiêu dùng có thể gia tăng mức thỏa mãn của mình mỗi lần mua một sản phẩm X,

mà đối với sản phẩm đó lợi ích tăng thêm (MU) lớn hơn chi phí tăng thêm (MC) phát sinh do việc mua sản phẩm đó Như thế nếu MU > MC việc mua một số sản phẩm hay dịch vụ sẽ gia tăng tổng lợi ích (TU) Ngược lại nếu lợi ích tăng thêm thu lại được nhỏ hơn chi phí tăng thêm MU < MC thì việc mua sản phẩm đó là điều kém khôn ngoan Người tiêu dùng sẽ thôi mua các đơn vị sản phẩm tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ở

đó lợi ích cận biên (MU) do sản phẩm đó đem lại vừa bằng chi phí cận biên (MC) tức là giá mua sản phẩm đó có thể biểu diễn như sau:

P MU

Chính vì người tiêu dùng có xu hướng tự nhiên là mua một số lượng sản phẩm ở mức thỏa mãn cho điều kiện này, cho nên người ta gọi mức ấy là điểm cân bằng của người tiêu dùng, như vậy người tiêu dùng thu được lợi ích tối đa khi MUx = Px nghĩa là lợi ích cận biên bằng với giá Tổng quát cho nhiều hàng hóa có thể viết như sau:

Trang 37

Z Z Y

Y X

X

P

MU P

MU P

MU

Cách xác định đường cầu của người tiêu dùng

Phân tích đồ thị ta thấy việc xác định đường cầu của người tiêu dùng phụ thuộc vào qui luật ích lợi cận biên giảm dần Tổng lợi ích tăng dần nhưng tốc độ giảm xuống

- Tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần: sự ưu tiên được xếp thứ tự bằng các đường bàng quan (Indifference Curve), các đường này giả định là dốc xuống và lồi so với gốc tọa độ

- Tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng với hàm lợi ích U = U(x1, x2, , xn)

- Sự nhất quán và tính bắc cầu của sự lựa chọn

Cân bằng của người tiêu dùng:

a) Đường bàng quan: là tập hợp các kết hợp hàng hóa mang lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng Người ta còn gọi các đường bàng quan là đường đồng mức ích lợi hay đường đồng mức thỏa mãn

TU

MU

Q

Q

Trang 38

Bản đồ đường bàng quan: hay còn gọi là họ đường bàng quan là tập hợp các đường bàng quan của người tiêu dùng Vì mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự

thỏa mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạn chế Các đường bàng quan không cắt nhau

Hình3.3

Hình dạng của đường bàng quan thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết ích lợi

về tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần

- Khi các hàng hóa có thể hoàn toàn thay thế nhau trong tiêu dùng Trong trường hợp này, các đường bàng quan là các đường thẳng và MRS là một hằng số Điều đó có nghĩa là tỷ lệ thay thế cận biên là như nhau tại mỗi điểm trên mỗi đường bàng quan

- Các hàng hóa được tiêu dùng cùng với nhau theo những tỷ lệ cố định, ở trường

hợp này, các đường bàng quan có dạng chữ “L”

b) Đường ngân sách:

Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình Giả sử chúng ta xem xét trường hợp hai hàng hóa, phương trình giới hạn ngân sách được biểu diễn như sau:

Y Y X

P P

I Y

Y X Y

Trang 39

Khi giá cả của các hàng hóa hoặc thu nhập của người tiêu dùng thay đổi thì đường ngân sách ban đầu cũng sẽ thay đổi theo

c) Cân bằng của người tiêu dùng:

Hình 3.4

Cách thức xác định đường cầu:

Xác định đường cầu bằng đồ thị: khi giá của hàng hóa X giảm xuống (giả sử thu nhập I và giá hàng hóa Y giữ nguyên) thì đường ngân sách của người tiêu dùng xoay ra bên ngoài từ vị trí ban đầu AB sang vị trí AB’ vì sức mua của người tiêu dùng đối với hàng hóa X tăng lên Khi sức mua tăng lên, người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa hơn cả X và Y Đường ngân sách mới sẽ tiếp xúc với một đường bàng quan xa hơn Trạng thái cân bằng mới sẽ cho biết số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng sẽ mua Tập hợp tất cả các điểm cân bằng đó gọi là đường tiêu dùng - giá cả Đồng thời các điểm cân bằng đó cho ta biết lượng hàng hóa X được tiêu dùng ứng với mỗi mức giá của nó - đó là đường cầu đối với hàng hóa X

3.1.3 Tiêu dùng tối ưu

Tối đa hóa ích lợi

Một người tiêu dùng có 240.000 đồng và tiêu dùng cho hai loại hàng hóa đó là bóng bàn và chơi bi da

Biết rằng giá bóng bàn là 30.000 đồng /giờ còn giá bi da là 25.000 đồng một giờ

Để đơn giản hóa chúng ta ký hiệu như sau:

Việc chơi bóng bàn ký hiệu là X và bida ký hiệu là Y với các mức giá đã cho như sau:

Trang 40

Khi đó tổng ích lợi thu được từ việc chơi bóng bàn và bida TUX và TUY được trình bày bảng sau:

Bảng 3.2: Tổng ích lợi của chơi bóng bàn và bida

Tương tự chọn lần chơi thứ hai là bida với ích lợi thu về là 460

Lần chơi thứ ba chọn chơi bi da với ích lợi thu về là 420

Lần chơi thứ tư chọn chơi bóng bàn với ích lợi thu về là 480

Lần chơi thứ năm chọn chơi bi da với ích lợi thu về là 380

Lần chơi thứ sáu chọn chơi bóng bàn với ích lợi thu về là 420

Lần chơi thứ bảy chọn chơi bi da với ích lợi thu về là 340

Lần chơi thứ tám chọn chơi bóng bàn với ích lợi thu về là 360

Lần chơi thứ chín chọn chơi bi da với ích lợi thu về là 300

Kết quả sau 9 lần lựa chọn thì ta có ba lần chơi bóng bàn và 6 lần chơi bida Đến đây ta có: 3 x 30.000 + 6 x 25.000 = 240.000 đồng

Tổng chi tiêu đúng bằng số tiền người tiêu dùng có với tổng ích lợi thu được lớn nhất với ngân sách hiện có là 366 với 3 lần chơi bóng bàn và 6 lần chơi bida ích lợi tối

đa thu được là 366 lớn hơn bất kỳ tập hợp tiêu dùng khả thi nào khác Việc lựa chọn nêu trên thỏa mãn điều kiện cân bằng:

Ngày đăng: 29/04/2014, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Phạm Văn Công (2000) “ Hướng dẫn thực hành Kinh tế vĩ mô”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành Kinh tế vĩ mô
Nhà XB: NXB Lao động
2. TS Phạm Văn Công (2004) “ Hướng dẫn thực hành Kinh tế vi mô”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành Kinh tế vi mô
Nhà XB: NXB Lao động
3. TS Vũ Kim Dũng (2003) “ Bài tập Kinh tế vi mô chọn lọc”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Kinh tế vi mô chọn lọc
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Trương Thị Hạnh (2006), “ Kinh tế vi mô”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vi mô
Tác giả: Trương Thị Hạnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
5. GS.TS Ngô Đình Giao (1997), “ Kinh tế vi mô”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vi mô
Tác giả: GS.TS Ngô Đình Giao
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
6. Nguyễn Văn Ngọc (2010), “ Bài giảng nguyên lý kinh tế vĩ mô”, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên lý kinh tế vĩ mô
Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2010
7. GS.TS Võ Thanh Thu ( 1996), “ Kinh tế đối ngoại”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đối ngoại
Nhà XB: NXB Thống kê
8. TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Th.s Phan Nữ Thanh Thuỷ (2000), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Đại học quốc gia TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Tác giả: TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Th.s Phan Nữ Thanh Thuỷ
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP. HCM
Năm: 2000
9. TS Nguyễn Như Ý (2005), “ Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm kinh tế vi mô” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm kinh tế vi mô
Tác giả: TS Nguyễn Như Ý
Năm: 2005
10. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), “ Những vấn đề cơ kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ kinh tế vĩ mô
Tác giả: Trường Đại học kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
11. N. Gregory Mankiw (2003), “ Nguyên lý kinh tế học tập I”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế học tập I
Tác giả: N. Gregory Mankiw
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
12. N. Gregory Mankiw (2003), “ Nguyên lý kinh tế học tập II”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế học tập II
Tác giả: N. Gregory Mankiw
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
13. Jgordon (1998), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Tác giả: Jgordon
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
14. Robert S.Pindyck (1999), “ Kinh tế học vi mô”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô
Tác giả: Robert S.Pindyck
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
15. Olivivier Blanchrd (1997), “ Kinh tế vĩ mô”, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Tác giả: Olivivier Blanchrd
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1997

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Nhu cầu và giá kem: - Giáo trình kinh tế học
Bảng 2.1 Nhu cầu và giá kem: (Trang 15)
Bảng 2.3: Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất quần áo - Giáo trình kinh tế học
Bảng 2.3 Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất quần áo (Trang 19)
Bảng 2.4: Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất thép: - Giáo trình kinh tế học
Bảng 2.4 Số liệu cung của doanh nghiệp sản xuất thép: (Trang 20)
Hình 2.7  Nhận xét: khi có bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung (giá cả, giá - Giáo trình kinh tế học
Hình 2.7 Nhận xét: khi có bất kỳ sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cung (giá cả, giá (Trang 21)
Hình 2.11  2.2.4 Kiểm soát giá: - Giáo trình kinh tế học
Hình 2.11 2.2.4 Kiểm soát giá: (Trang 24)
Hình 2.15  d) Các nhân tố ảnh hưởng tới độ co dãn của cầu theo giá: - Giáo trình kinh tế học
Hình 2.15 d) Các nhân tố ảnh hưởng tới độ co dãn của cầu theo giá: (Trang 27)
Bảng 3.1: Biểu diễn tổng lợi ích và lợi ích biên - Giáo trình kinh tế học
Bảng 3.1 Biểu diễn tổng lợi ích và lợi ích biên (Trang 35)
Hình dạng của đường bàng quan thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết ích lợi - Giáo trình kinh tế học
Hình d ạng của đường bàng quan thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết ích lợi (Trang 38)
Bảng 3.3: Tổng ích lợi và ích lợi biên của chơi bóng bàn và bida - Giáo trình kinh tế học
Bảng 3.3 Tổng ích lợi và ích lợi biên của chơi bóng bàn và bida (Trang 40)
Bảng 3.5: Sản xuất với một đầu vào biến đổi (lao động) - Giáo trình kinh tế học
Bảng 3.5 Sản xuất với một đầu vào biến đổi (lao động) (Trang 48)
Bảng 4.1: Phân loại độc quyền - Giáo trình kinh tế học
Bảng 4.1 Phân loại độc quyền (Trang 61)
Bảng 4.2: Tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận - Giáo trình kinh tế học
Bảng 4.2 Tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận (Trang 64)
Hình 4.3  Các quyết định tiếp tục sản xuất hay đóng cửa của doanh nghiệp trong ngắn hạn và  dài hạn: Trong ngắn hạn: - Giáo trình kinh tế học
Hình 4.3 Các quyết định tiếp tục sản xuất hay đóng cửa của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn: Trong ngắn hạn: (Trang 66)
Bảng 4.3: Tính doanh thu, doanh thu bình quân và doanh thu biên - Giáo trình kinh tế học
Bảng 4.3 Tính doanh thu, doanh thu bình quân và doanh thu biên (Trang 70)
Bảng 5.1:  Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế - Giáo trình kinh tế học
Bảng 5.1 Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế (Trang 87)
Bảng 2.3 Tính chỉ số giá tiêu dùng - Giáo trình kinh tế học
Bảng 2.3 Tính chỉ số giá tiêu dùng (Trang 90)
Giả sử ngân hàng thứ hai, thứ ba....cũng có tỷ lệ dự trữ là 10% bảng tài khoản chữ - Giáo trình kinh tế học
i ả sử ngân hàng thứ hai, thứ ba....cũng có tỷ lệ dự trữ là 10% bảng tài khoản chữ (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w