1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 41: OXI chương trình nâng cao

4 322 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36,15 KB

Nội dung

CHƯƠNG 6: NHÓM OXI BÀI 41: OXI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Biết được: Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên.  Hiểu được: Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử của oxi. Tính chất hóa học: oxi có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi. 2. Kỹ năng Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi. Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế,… 3. Thái độ Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Học sinh Để tiếp thu bài học này, học sinh cần phải có kiến thức và kỹ năng liên quan tới bài học sau đây: + Kiến thức bài Oxi trong Chương trình lớp 8. + Ôn tập bài Khái quát về khí Oxi ở tiết trước (bài 40). + Một số kiến thức liên quan: hiểu biết sinh học, viết phương trình phản ứng, ứng dụng thực tế,… 2. Giáo viên Bài giảng điện tử, hình ảnh minh họa và video thí nghiệm. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm (nếu có) + Dụng cụ: muỗng thủy tinh, bình tam giác có nút, bộ dụng cụ điều chế oxi,… + Hóa chất: Na, MnO2, H2O, C2H5OH,…

Trang 1

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH HÓA HỌC

Sinh viên: Phạm Thị Thu Hiền.

Lớp: Sư phạm Hóa K12.

CHƯƠNG 6: NHÓM OXI

BÀI 41: OXI

1. Kiến thức

Biết được:

- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên

Hiểu được:

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử của oxi

- Tính chất hóa học: oxi có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi

2. Kỹ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế,…

3. Thái độ

- Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong cuộc sống

1. Học sinh

- Để tiếp thu bài học này, học sinh cần phải có kiến thức và kỹ năng liên quan tới bài học sau đây:

+ Kiến thức bài Oxi trong Chương trình lớp 8

+ Ôn tập bài Khái quát về khí Oxi ở tiết trước (bài 40)

+ Một số kiến thức liên quan: hiểu biết sinh học, viết phương trình phản ứng, ứng dụng thực tế,…

2. Giáo viên

- Bài giảng điện tử, hình ảnh minh họa và video thí nghiệm

- Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm (nếu có)

+ Dụng cụ: muỗng thủy tinh, bình tam giác có nút, bộ dụng cụ điều chế oxi,

+ Hóa chất: Na, MnO2, H2O, C2H5OH,…

1. Phương pháp đàm thoại

2. Phương pháp trực quan

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH HÓA – TRƯỜNG ĐẠI TÂY NGUYÊN

Trang 2

3. Nghiên cứu sách giáo khoa.

4. Thảm luận nhóm

Hoạt động 1: (5 phút)

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sỉ số

(2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ

1. Viết cấu hình e của ?

2. Từ đó cho biết vị trí của oxi (số thứ tự, thuộc chu kỳ mấy và nhóm mấy)?

Hoạt động 2: Dẫn nhập vào bài

(2 phút)

“Sơ lược lịch sử tìm ra oxi cùng với ý nghĩa của nó, từ đó thấy được tầm quan trọng của oxi Sau đó là tìm hiểu về cấu tạo, tính chất của oxi? Ứng dụng cũng như cách điều chế.”

Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử

(3 phút)

- GV đặt câu hỏi:

+ Hãy biểu diễn sự phân bố electron của oxi

trên các obitan ?

+ Nhận xét số electron độc thân?

+ Viết công thức cấu tạo của oxi?

- HS trả lời dựa vào SGK và rút ra nhận xét

chung

GV nhận xét và bổ sung.

HS ghi chép bài.

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI:

- Cấu hình e: 1s22s22p4

- Dạng obitan

- CTPT: O2

- CTCT: O = O

Hoạt động 3: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

(5 phút)

- GV đặt câu hỏi oxi có tính chất vật lí gì? (Oxi có

màu, có mùi hay có vị không? So với không khí,

nó nặng hay nhẹ hơn? Có tan trong nước không?

Có duy trì sự cháy sự sống không?)

- HS trả lời câu hỏi đặt ra

GV nhận xét và bổ sung.

HS ghi chép bài.

- GV oxi trong tự nhiên có ở đâu? Và quá trình

nào sinh ra oxi?

- HS liên hệ thực tế và kiến thức sinh học trả lời?

THÁI TỰ NHIÊN:

1. Tính chất vật lí:

- Oxi là chất không màu, không mùi, không

vị, hơi nặng hơn không khí:

= =1,1 > 1

- Khí oxi tan ít trong nước

- Khí oxi duy trì sự sống, sự cháy

2. Trạng thái tự nhiên:

- Oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp:

6CO 2 + 6H 2 O C 6 H 12 O 6 +6O 2

Hoạt động 4: Tính chất hóa học

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH HÓA – TRƯỜNG ĐẠI TÂY NGUYÊN

Trang 3

(15 phút)

Hoạt động 4A

- GV gợi ý cho HS:

+ Oxi có mấy e lớp ngoài cùng? Để đạt được

khí hiếm oxi cần nhận hay nhường mấy e?

+ Oxi là nguyên tố như thế nào?

+Nhận xét về tính oxi hóa của oxi? So với

Flo thì oxi?

- HS dựa vào SGK và trả lời.

GV nhận xét bổ sung.

HS ghi chép bài.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXI:

- Nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng (2s 2 2p 4 ) để đạt được cấu hình của khí hiếm (2s 2 2p 6 ) thì cần nhận thêm 2e.

- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động

mạnh, có tính oxi mạnh ( = 3,34 < = 3,

98)

Trong nhiều hợp chất (trừ hơp chất với flo

và peoxit) thì oxi có hóa trị là -2

Hoạt động 4B: Oxi tác dụng với kim loại

- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, viết

phương trình phản ứng? rút ra nhận xét chung

- HS quan sát thí nghiệm và viết phản ứng, nhận

xét

GV nhận xét, bổ sung.

HS ghi chép bài.

1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Ag, Pt,

…) 4Na + O2 2Na2O 2Mg + O2 MgO

Hoạt động 4C: Oxi tác dụng với phi kim

- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm, viết

phương trình phản ứng? rút ra nhận xét chung

- HS quan sát thí nghiệm và viết phản ứng, nhận

xét

GV nhận xét, bổ sung.

HS ghi chép bài.

2. Tác dụng với phi kim ( trừ halogen)

4P + 5O2 2P2O5

S + O2 SO2

C + O2 CO2

Hoạt động 4D: Oxi tác dụng với hợp chất

- GV hướng dẫn học sinh viết phản ứng minh họa

cho tính chất này Sau đó kiểm nghiệm lại bằng

thí nghiệm

- HS nghiên cứu tìm ra phản ứng, sau đó quan sát

thí nghiệm

GV nhận xét và bổ sung.

HS ghi chép bài.

3. Tác dụng với hợp chất (có tính khử)

C2H5OH+3O2 2CO2 + 3H2O 2H2S+3O2 2SO2 + 2H2O

Hoạt động 5: Ứng dụng của oxi

(4 phút)

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ứng dụng

của oxi trong thực tế thông qua phần thảo luận

nhóm

- HS liên hệ thực tế và kiến thức cũ để tìm ra ứng

dụng của oxi

GV nhận xét bổ sung.

- Đáp ứng nhu cầu thở và hô hấp trong đời

sống của con người và động vật.

- Sử dụng trong công nghiệp y học, vũ trụ.

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH HÓA – TRƯỜNG ĐẠI TÂY NGUYÊN

Trang 4

HS ghi chép bài

Hoạt động 6: Điều chế oxi

(5 phút)

- GV đặt câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm người

ta điều chế oxi bằng các phản ứng nào? Đặc điểm

của các phản ứng đó?

- HS trả lời câu hỏi.

GV nhận xét và bổ sung

HS ghi chép

- GV hướng dẫn HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Trong công nghiệp có mấy cách điều chế oxi? Đó

là cách nào?

- HS nghiên cứu sách và trả lời.

GV hướng dẫn và tóm tắt cách điều chế.

HS ghi chép bài.

1. Trong phòng thí nghiệm:

- Nguyên tắc: dựa vào phản ứng phân hủy

những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt (KMnO4, KClO3, H2O2,…)

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 2KCl + 3O2

2H2O2 2H2O + O2

2. Trong công nghiệp:

- Từ không khí: sơ đồ SGK, (trang 161).

- Từ nước: điện phân dung dịch nước có

chứa NaOH, H2SO4 (tăng tính dẫn điện):

2H2O +

Hoạt động 7: Củng cố bài học và BTVN

(6 phút)

- GV tóm tắt lại kiến thức trọng tâm đã học.

- HS hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4,5 (SGK).

- Hoàn thành bài tập trong phiếu học tập

-HẾT -GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH HÓA – TRƯỜNG ĐẠI TÂY NGUYÊN

Ngày đăng: 21/03/2015, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w