Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT Một số kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kỳ đổi mới và phát triển cuả đất nước, cùng nằm trong xu thế chung của thời đại, ngàng giáo dục nước nhà cũng phát động phong trào thay đổi phương pháp dạy học nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội. Phương pháp dạy học truyền thống của chúng ta đã tồn tại từ rất lâu, lấy người thầy làm trung tâm và có nhiều yếu tố không còn phù hợp với sự năng động của xã hội hiện tại, trong các phương pháp dạy học mới vừa kế thừa những điểm mạnh của phương pháp truyền thống vừa có những thay đổi để học trò sẽ đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học và khi đó học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức. Nhà nước ta cùng với bộ giáo dục đã bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức nhằm đổi mới phương dạy học vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cả thầy và trò lâu nay. Lần gần đây nhất là dự án “Việt – Bỉ” được triển khai trong năm học 2011 - 2012 đã đưa ra các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, trong số đó phải kể tới một loạt kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực như: kĩ thuậ đặt câu hỏi; kĩ thuật khăn phủ bàn; kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật sơ đồ tư duy; kĩ thuật “KWL’’; kĩ thuật học tập hợp tác; kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực; phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác; phương pháp dạy học hợp đồng; phương pháp dạy học theo góc; phương pháp dạy học theo dự án; phương pháp dạy học vi mô. Trong số đó có kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sơ đồ tư duy cùng với 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là gần với điều kiện thực tế của nước ta hơn cả. Trong các giờ học thì hệ thống câu hỏi đóng vai trò quan trọng vì những câu hỏi trong một tiết học sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động hay chủ động. Từ ngàn xưa tới giờ trong giờ học luôn luôn có những câu hỏi được đưa ra, nhưng tại sao trong dự án “Việt – Bỉ” lại trở thành kĩ thuật dạy tích cực. Thật vậy trong bất kỳ phương pháp nào, kĩ thuật dạy học nào cũng phải cần có những câu hỏi để nêu lên vấn đề cần tìm hiểu, quan trọng hơn là nêu câu hỏi như thế nào về vấn đề cần được tìm hiểu để phát huy được tính tích cực của học sinh và để đổi mới được phương pháp dạy học, đồng thời kế thừa được những điểm mạnh của phương pháp dạy học truyền thống( vì đổi mới không có nghĩa là bỏ đi tất cả). Sau hơn một năm từ lúc được tập huấn về các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực cùng với kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giảng dạy tôi lựa chọn viết đề tài: “Một số kinh nghiệm Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT”. Trong sáng kiến kinh nghiệm này có những nội dung chính sau: A. Đặt vấn đề B. Giải quyết vấn đề C. Kết luận và đề xuất 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề. Trong các tiết học, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của tiết học. Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép thì giáo viên đưa ra chuỗi những câu hỏi liên quan tới nội dung bài học để học sinh tự suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung học, đồng thời khuyến khích học sinh động não suy nghĩ tham gia thảo luận xoay quanh nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Trong quá trình đàm thoại, giáo viên là người tổ chức, học sinh chủ động tìm tòi sang tạo, phát hiện kiến thức mới, đồng thời qua đó học sinh có nhiều niềm vui, hứng thú của người khám phá và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp của mình. Kết quả là học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức đó, vừa biết được cách thức đi đến kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo cấp độ tư duy như vậy rõ ràng mất rất nhiều thời gian hơn là thuyết trình giảng giải, nhưng nó có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh. Theo tài liệu của dự án “Việt – Bỉ” thì câu hỏi được chia thành hai loại là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com duy nhất đúng hoặc sai, có hoặc không, câu hỏi đóng thường được dùng trong phần kết bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu được nhiệm vụ và những hướng dẫn cần thực hiện trong phần phát triển bài hay chưa. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có nhiều cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở giáo viên tạo cơ hội cho học sinh trao đổi ý kiến của cá nhân. Một số dấu hiệu để nhận ra câu hỏi mở và phân loại câu hỏi mở: - Câu hỏi mở lấy thông tin: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra những băn khoăn về tình huống hiện tại. Thường mở đầu các câu hỏi bằng các cụm từ như: khi nào…? Cái gì…? Đến đâu…? - Câu hỏi giả định: Giúp học sinh vượt qua khuôn khổ của tình huống hiện tại. Ví dụ như: Điều gì xảy ra nếu…? - Câu hỏi hỏi ý kiến được sử dụng để khai thác suy nghĩ của học sinh về một số chủ đề. Thường được bắt đầu bằng các cụm từ như: Em nghĩ gì về điều này? Ý kiến của em về….? Hãy cho biết…? Đặc điểm của những câu hỏi mở tốt: - Ngắn gọn, đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vấn đề. - Câu hỏi phải rõ ý không nên đặt câu hỏi quá chung chung - Bắt đầu câu hỏi bằng từ hỏi đúng vào nội dung cần hỏi. - Câu hỏi đưa ra phù hợp với nội dung, chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lí, vốn từ, trình độ của người được hỏi. 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com II. Thực trạng của vấn đề. Trong thực tế việc bỏ thời gian để soạn thảo ra hệ thống câu hỏi trước khi lên lớp đang còn được xem nhẹ vì việc đặt câu hỏi trong từng giờ dạy đó được xem là điều đương nhiên và cũng không khó mấy chỉ việc đọc giáo án, nội dung bài học là có thể tự đưa ra được câu hỏi cần gì phải mất nhiều thời gian. Nếu suy nghĩ như vậy việc đặt câu hỏi cho mỗi bài dạy không mất nhiều thời gian và công sức. Vấn đề tưởng trừng như đơn giản vậy nhưng không hề đơn giản chút nào vì việc nêu lên câu hỏi như thế nào để đảm bảo được nội dung kiến thức, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời phát huy được tính tích cực, tạo được niềm hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức, đặc biệt là cân đối độ khó dễ của câu hỏi, phần nào nên có những câu hỏi khó, phần nào cần có những câu hỏi dễ, khi nào thì nên dùng câu hỏi đóng, khi nào nên dùng câu hỏi mở. Trong các tiết dạy đôi khi giáo viên đưa ra những câu hỏi khó, rồi sau đó phải tự trả lời hay đưa ra câu hỏi sau đó lại gợi ý quá nhiều khiến cho học sinh không phát huy đươc khả năng tự khám phá, tính độc lập suy nghĩ như vậy đã hạn chế khả năng tự học của học sinh. Hay trong các tiết học giáo viên đưa ra quá nhiều câu hỏi vụn vặt, cùng một nội dung nhưng giáo viên lại đưa ra nhiều câu hỏi nhỏ, làm như vậy có thể học sinh cảm thấy dễ hiểu hơn nhưng lại có một tác hại là không hệ thống hóa được kiến thức một cách logic và không phát được khả năng tư duy của học sinh. Hay chỉ đưa ra những câu hỏi mà học sinh không cần phải suy 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com nghĩ sâu mà vẫn trả lời được như vậy sẽ tạo cho học sinh cảm giác cái gì cũng biết nên không chịu tìm tòi để học hỏi thêm. Hay khi giáo viên vừa đọc xong câu hỏi đã gọi ngay học sinh lên trả lời, nhằm tránh tình huống “cháy” giáo án trong các bài mà nội dung kiến thức dài. Do đặc thù của môn hóa là môn học thực nghiệm và điều kiện cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm đang còn hạn chế nên việc kiểm nghiệm lại những kiến thức lý thuyết vừa được học cũng còn chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó những kiến thức thuộc các phần tính chất vật lý hay phần điều chế thường được để học sinh tự học và chấp nhận những nội dung sách giáo khoa đưa ra nên phần này thường được giáo viên đặt câu hỏi là các em hãy nghiên cứu sách giáo khoa hãy cho biết tính chất vật lý của một chất nào đó. Còn phần tính chất hóa học thường được giáo viên gọi học sinh lên bảng viết phản ứng rồi nhận xét vai trò của các chất trong các phản ứng đó, phương pháp này sẽ phù hợp với học sinh trung bình và yếu, còn sẽ hạn chế cho sự phát triển nhận thức và tư duy của học sinh khá giỏi. Trước thời điểm tập huấn về các kĩ thuật và phương dạy học tích cực cách đặt câu hỏi trong giờ dạy được coi là việc rất bình thường, đương nhiên phải có, chưa được gọi là một kĩ thuật dạy học tích cực. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi với số lượng bao nhiêu, nội dung câu hỏi, độ khó, dễ của câu hỏi trong một tiết học cũng chưa được đầu tư về thời gian và công sức. 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Vấn đề đặt câu hỏi và phân loại được câu hỏi cần nhiều thời gian để nghiên cứu, lựa chọn ngôn từ phù hợp trong câu hỏi để phù hợp với nội dung của bài nên việc xây hệ thống câu hỏi cho mỗi bài học chưa được các giáo viên chú trọng thực sự. Từ thực trạng trên cùng với kiến thức được tập huấn về “kỹ thuật đặt câu hỏi” tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao”. Đây cũng là bài học trọng tâm của môn hoá học. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. III.1. Giải pháp. Việc đặt câu hỏi trong giờ dạy cũng nằm trong phương pháp dạy học truyền thống bây giờ chuyển thành kĩ thuật dạy tích cực thì trước giờ lên lớp chúng ta nên xây dựng một hệ thống câu hỏi sao học sinh được đóng vai trò trung tâm trong tiết học. Để tránh các hiện tượng trong thực tế và nâng cao chất lượng tiết học thông qua việc soạn thảo hệ thống câu hỏi, muốn làm được điều này thi mỗi giáo viên chúng ta nên: - Đọc nội dung bài học thật kỹ, nắm đúng kiến thức trọng tâm của bài, nắm rõ điều gì học sinh cần biết, phần nào cần mở rộng, phần nào cần giảm tải bớt. - Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy đáp ứng được các yêu cầu như: độ khó, dễ của câu hỏi sao cho phù hợp với năng lực của người học, 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com vừa phải kích thích được tính tự suy nghĩ, tự tìm tòi để phát hiện và tiếp thu kiến thức một cách chủ động. - Lựa chọn số lượng câu hỏi sao cho phù hợp với thời lượng 45 phút của một tiết học cũng rất quan trong, thông thường trong một tiết học chỉ nên có từ 4 tới 5 câu hỏi trong đó có một tới hai câu hỏi lớn, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức của học sinh. Nếu học sinh khá giỏi việc đưa ra câu hỏi lớn sẽ phát huy được khả tư duy của học sinh và kích thích tính tự tìm tòi để trả lời câu hỏi, bên cạnh việc đưa ra lượng câu hỏi phù hợp cũng tạo được thời gian cho học sinh tự suy nghĩ. Nếu học sinh yếu, kém và trung bình thì sẽ gặp khó khăn, lúc này chúng ta lại phải đưa ra những câu hỏi nhỏ và một tiết học lúc này có lên tới cả chục câu hỏi. - Lựa chọn cách đặt câu hỏi cho phù hợp, với nội chính của bài nên sử dụng dạng câu hỏi mở, cho tới khi cũng cố bài chúng ta sẽ dùng câu hỏi đóng. - Khi sử dụng câu hỏi phải khéo léo. Với những câu hỏi lớn thì cách tốt nhất là dùng phiếu học tập phát tới học sinh vì học sinh nghe một, hai lần sẽ không ghi nhớ được nội dung câu hỏi. - Xây dựng câu hỏi theo cấp độ tư duy: biết, hiểu, vận dụng tức dễ, vừa, khó. - Với phần tính chất vật lý và phần điều chế thì dùng câu hỏi ở mức độ biết hoặc hiểu để giành thời gian phân tích sâu vào phần tính chất hoá học. Phần tính chất hoá học cần có những có hỏi thuộc vào cả ba mức độ: Biết, hiểu, vận dụng. 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com III.2. Tổ chức thực hiện. Trong thời lượng nhất định và với trình độ nhận thức của các lớp tôi đang dạy trong năm học vừa qua, tôi áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài: “CLo” của môn Hóa lớp 10 đối với học sinh học chương trình nâng cao. 1. Xác định trọng tâm của bài dạy: Đối với bài Clo thuộc chương trình lớp 10 – Nâng cao. Trong phân phối chương trình thì bài này được chia làm hai tiết dạy, với kinh nghiệm đi dạy của tôi thì tôi gắt bài như sau: Tiết 1 đến hết phần tác dụng với nước và với dung dịch kiềm. Tiết 2 là phần còn lại của bài. Kiến thức trọng tâm của cả bài là học sinh phải nắm được tính chất vật lý, tính chất hóc học đặc trưng và cách điều chế Clo và tầm quan trọng của clo đối với cuộc sống, đặc biệt là nắm được các phản ứng chứng minh tính chất hóa học của clo. Kỹ năng cần đạt được là viết thạo các phản ứng và sử dụng lý thuyết để làm bài tập thực nghiệm 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi Tính chất vật lý. Có thể đưa ra hai câu hỏi sau: Câu 1a. Hãy cho biết tính chất vật lý của clo? 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Câu 1b. Có một bình chứa đầy Clo, có thể mở nắp bình hay không? Khi mở nắp bình có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Dẫn lượng khí clo này qua nước có lẫn quỳ tím thì có hiện tượng gì? Giải thích? Phân loại hai câu hỏi trên: Câu 1a thuộc mức độ biết vì phần này đã học trong bài khái quát về nhóm halogen. Câu 1b. thuộc mức độ hiểu vì học sinh phải đọc hết phần tính chất vật lý và suy nghỉ rồi mới trả lời được câu hỏi. Tính chất hoá học. Các câu hỏi dùng trong tiết 1 của bài clo. Câu 2. Nguyên tố Clo có những trạng thái số oxi hoá nào? Từ đó hãy dự đoán tính chất hoá học của Cl 2 ? Khi nào thì Cl 2 thể hiện tính chất đó? Câu 3. Clo phản ứng với kim loại và H 2 như thế nào? Viết phản ứng minh họa? Câu 4. Hãy cho biết khả năng phản ứng của clo với nước và dung dịch kiềm? Viết phản ứng minh họa? Câu 5. Tìm ô chữ (thực hiện vào phần cũng cố bài khi hết tiết1) trong cột dọc dựa vào các dữ kiện sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) Hàng thứ (1). gồm 3 chữ cái. Đây là nguyên tố gì? Nguyên tố này ở điều kiện thường là chất khí màu vàng? 10 [...]... chế của bài Clo Hôm sau mang nộp cho cô giáo IV Kiểm nghiệm thực tế của đề tài Sau khi thực hiện hệ thống câu hỏi trên ở hai lớp 10B 1 và 10B2 trong đó lớp 10B2 đứng sau lớp 10B1 tôi phát phiếu thăm dò học sinh và thu được kết quả của đề tài như sau: Kết quả phiếu thăm dò số 1 Đánh giá câu hỏi Mức độ Dễ Trung bình khó lớp Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,6,8,9 Câu 7 và hai câu hỏi 10B1 Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,9... nhờ một học khác nhận xét câu trả lời, chỉ rõ bạn sai chỗ nào, đúng chỗ nào, bổ sung như thế nào? 4 Phương án sử dụng câu hỏi vào bài clo – lớp 10 – chương trình nâng cao 4.1 Phần tính chất vật lý: có thể sử dụng một trong hai câu hỏi 1a hoặc 1b Nhưng dùng câu 1a thì vừa kiểm tra được kiến thức đã học của học sinh đồng thời tận dụng được thời gian cho phần sau, câu 1b có thể để kiểm tra miệng vào tiết... sáng kiến kinh nghiệm tôi xin đưa ra các đề xuất sau: Thứ nhất: Tuỳ thuộc vào từng giáo viên mà khi dạy chúng ta sẽ đưa ra những câu hỏi khác nhau vì vậy trong các cuộc họp tổ chuyên môn, các thành viên cùng nhóm chuyên môn cùng nhau thảo luận xây dựng nên hệ thống câu hỏi cho một bài nào đó và phương án sử dụng câu hỏi trong bài, rồi dần dần sẽ xây dựng được hệ thống câu hỏi cho từng chương, từng... nghiên cứu kỹ trọng tâm của bài và nội dung của bài học Với hệ thống câu hỏi vừa với trình độ nhận thức của học sinh sẽ không khiến học sinh thấy chán nản vì khó hiểu và khó tiếp thu kiến thức Khi xây dựng câu hỏi cần phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng Tuy nhiên trong một bài học phải cân đối số lượng câu hỏi biết, hiểu, vận dụng sao cho hợp lý, với kinh nghiệm còn ít của tôi cùng... dạy thì trong một tiết dạy tôi thường sử dụng 2 câu hỏi ở mức độ biết thuộc vào phần tính chất vật lý và phần nhận xét chung của tính chất hoá học (phần đầu của tính chất hoá học) 2 câu hỏi ở mức độ hiểu và 1 câu hỏi ở mức độ vận dụng thuộc phần tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng Cân đối thời gian sử dụng mỗi câu hỏi Khi sử dụng câu hỏi cần cho nhiều học sinh tham gia trả lời cùng một câu hỏi kể... câu hỏi sau đó cho học sinh tự tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và sau đó tổng hợp lại kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy Kết quả của phiếu thăm dò số 2 Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh HS hiểu bài ngay tại lớp HS hiểu bài hơn khi về nhà học lại số lượng tỷ lệ số lượng tỷ lệ Lớp 10B1 35 76,09% 11 23,91% Lớp 10B2 27 61,36% 17 38,64% Ghi chú: sĩ số của lớp 10B1 là 46, sĩ số của lớp 10B2... .2 II Thực trạng của vấn đề .3 III Giải pháp và tổ chức thực hiện 4 III.1 Giải pháp 4 III.2 Tổ chức thực hiện 5 1 Xác định trong tâm của bài 5 2 Xây dựng hệ thống câu hỏi 5 3 Phương án sử dụng câu hỏi 6 4 Phương án sử câu hỏi vào bài Clo - lớp 10- nâng cao 7 IV Kiểm nghiệm thực tế của đề tài .7 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT... Câu 2,3,4,9 phụ của câu 3 Câu 7 và câu hỏi phụ 10B2 của câu 3, câu 6,8 Ý kiến nhận xét chung: • Những câu hỏi trong bài đều rõ ràng và nêu đúng nội dung của bài học và các em đều tự nghiên cứu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa để tự trả lời câu hỏi Cả hai lớp đều thấy thích thú với câu hỏi số 5 14 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com • Đa số học sinh nói rằng... trong công nghiệp tẩy trắng…? vì sao clo được dùng như vậy? 3 Phương án sử dụng câu hỏi Sau khi khâu xây dựng hệ thống câu hỏi hoàn thành, bây giờ đến khâu sử dụng câu hỏi vào giờ học phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi vào giấy(đặc biệt là những câu hỏi lớn) và nói trước với học sinh rằng các sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi - Tạo điều kiện cho học sinh tích cực và học sinh... tập chung vào một vài cá nhân tích cực - Có thể cho một học sinh phát biểu vài lần - Phân phối câu hỏi cho cả lớp - Đối với câu hỏi khó, giáo viên có thể gợi y ngắn gọn - Câu hỏi phức tạp cho học sinh thảo luận nhóm - Giáo viên có thể dựa vào câu trả lời của học sinh đặt tiếp câu hỏi - Đối với những câu trả lời đúng, cần phải khen gợi và khẳng định là học sinh đã trả lời đúng Đối với những câu trả lời . huấn về “kỹ thuật đặt câu hỏi tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao . Đây cũng là bài học trọng. nghiệm Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài clo trong chương trình nâng cao lớp 10 THPT . Trong sáng kiến kinh nghiệm này có những nội dung chính sau: A. Đặt vấn đề B. Giải. dò số 1. Đánh giá câu hỏi Mức độ lớp Dễ Trung bình khó 10B 1 Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,6,8,9 Câu 7 và hai câu hỏi phụ của câu 3 10B 2 Câu 1a, câu 2 Câu 2,3,4,9 Câu 7 và câu hỏi phụ của câu 3, câu