Triển khai kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt đến các đơn vị trong Công ty dưới dạng quyết định giao kế hoạch năm của các đơn vị; Trên cơ sở dự báo tiêu thụ của thị trường, căn cứ vào k
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc kể từ sau công cuộc đổi mới kinh tế Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề có điều kiện phát triển Quá trình học tập ở trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã trang bị cho em những kĩ năng và kiến thức cơ bản và nền tảng cho công việc sau này Mặc dù vậy để hoàn thiện cũng như để có thể vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó trong thực tế mỗi sinh viên đều cần có một quá trình thực tập tại doanh nghiệp.Chính vì vậy em đã chọn Công ty Cổ phần Pin Hà Nội làm địa điểm thực tập để có thể hiểu rõ thực tế
và sự ứng dụng của lý thuyết trong thực tế cũng như trau dồi thêm các kĩ năng nghề nghiệp.
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú anh chị trong công ty và chỉ bảo tận tình của Cô Nguyễn Ngọc Điệp, em đã nắm rõ được quá trình hình thành phát triển của công ty cũng như các hoạt động kinh doanh của công ty Những điều quí báu đó đã được em tổng hợp lại trong chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Ngọc Điệp và sự giúp
đỡ tận tình của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
Nội dung của báo cáo gồm có 3 phần :
Phần một : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI.
Phần hai : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Phần Ba: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Trang 2CÁC KHÁI NIỆM
Điều lệ Công ty : Điều lệ của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Tổ chức Phát hành : Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Phần Một: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
1.Lịch sử hình thành và phát triển cuả Công ty Cổ Phần Pin Hà Nội
- Nhà máy Pin Văn Điển, sau là Công ty Pin Hà Nội, nay là Công ty Cổ phần Pin Hà Nội, được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1960, là thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam
- Công ty cổ phần Pin Hà nội được thành lập từ việc cổ phần hoá công ty Pin
Hà nội theo Quyết định số 207/2003/QĐ-BCN ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ trường Bộ Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 72 đường Phan Trong Tuệ, Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì,
TP Hà Nội
Trang 3Số điện thoại: (04) 3861 53 65 – Fax: (04) 3861 25 49
tư, phát triển về công nghệ một cách mạnh mẽ
- Hiện tại công ty đang sở hữu những công nghệ tiên tiến như:
Công nghệ sản xuất pin bằng giấy tẩm hồ
Công nghệ sản xuất pin kiềm (là công nghệ thuộc loại hiện đại)
Công nghệ sản xuất giấy tẩm hồ
Công nghệ sản xuất pin gói giấy không quấn chỉ cực dương
- Mặt bằng nhà xưởng thường xuyên được bảo trì và nâng cấp Hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước rất hoàn chỉnh, ổn định cho phát triển lâu dài
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty không ngừng được mở rộng Hiện nay mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm nằm rải rác khắp ba miền Bắc - Trung - Nam Thị phần pin Con thỏ chiếm khoảng 40% thị phần nội địa, góp phần làm ổn định thị trường, cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm pin đạt chất lượng ổn định
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất pin và kinh doanh pin các loại;
- Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất pin;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, sản phẩm pin các loại và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh;
- Cho thuê nhà xưởng, nhà làm việc, kho bãi
Bảng 1: Thông tin chung về Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Tên công ty Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Tên tiếng Anh Hanoi Battery Joint Stock Company
Biểu tượng
Người đại diện Ông Phạm Văn Nghĩa – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Trụ sở Số 72 đường Phan Trọng Tuệ, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh
Trang 41 01 Huân chương Lao động hạng III năm 1965
2 01 Huân chương Kháng chiến hạng II năm 1973
3 01 Huân chương Lao động hạng II năm 1981
4 01 Huân chương Chiến công hạng III năm 1996
5 01 Huân chương Lao động hạng I năm 2000
6 01 Huân chương Chiến công hạng II năm 2000
7 Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ công nghiệp nặng, Bộ
công nghiệp, Tổng cục Hóa chất các năm: 1965, 1988, 1989, 1991, 1993, 1994,
1996, 1999
8 Cờ thi đua xuất sắc của Tổng liên đoàn LĐVN năm 1997
9 Cơ thi đua xuất sắc của Công đoàn công nghiệp Việt Nam 1998
10 Bằng khen của Bộ công nghiệp nặng năm 1993, 1995
11 Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 1995, 1997
12 Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố và Công đoàn ngành Hóa chất
Việt Nam các năm: 1993, 1995, 1996, 1998, 1999
13 30 năm liền được công nhận tiểu đoàn tự vệ quyết thắng
14 30 năm liền được công nhận Ban bảo vệ quyết thắng
15 Đảng bộ Công ty nhiều năm liên tục được công nhận Đảng bộ trong sạch vững
mạnh
16 Công đoàn Công ty nhiều năm liên tục được công nhận Công đoàn cơ sở vững
Trang 5mạnh xuất sắc
17 Sản phẩm Pin Con thỏ liên tục được tặng Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm
Quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam từ 1993 – 1999, TOP 100 năm 1997, 1998, Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999
18 02 Huân chương Lao động hạng III cho 2 tổ LĐXHCN (tổ dập cực dương năm
1965 và Nhà trẻ mẫu giáo năm 1980)
19 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, năm 2001
Nguồn: Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
1.1 Cơ cấu tổ chức công ty
Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội được triển khai theo hình cây
Sau khi kế hoạch sản xuất kinh doanh được thông qua, Đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ giao cho ban điều hành Công ty triển khai thực hiện Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phòng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và triển khai thực hiện
Trong quá trình thực hiện, các phân xưởng sẽ phản ánh thông tin về các phòng nghiệp vụ Các phòng nghiệp vụ tổng hợp và báo cáo Ban Giám đốc Ban Giám đốc
sẽ báo cáo lên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát
Như vậy mối quan hệ trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được xuyên suốt Các thông tin được phản ánh đa chiều, giúp cho việc nắm bắt và cập nhật thông tin của các phòng nghiệp vụ, Ban Giám đốc và HĐQT được thường xuyên, từ đó đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời nhất
Trang 6Sơ đồ 1 – Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Phòng Tổ chức Hành chính và Phục vụ (TC-HC-PV)
Nhiệm vụ của Phòng TC-HC-PV là tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy quản lý của công ty, quy hoạch cán bộ, thực hiện công tác tuyển dụng lao động mới Quản lý nhân sự và hồ sơ CBCNV, tổng hợp, phân loại, đánh giá chất lượng lao động Thực hiện giải quyết chính sách chế độ Bảo hiểm xã hội Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp cho CBCNV.Tổ chức công tác nâng cấp, nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV toàn công ty Thường trực hội đồng kỷ luật của Công ty Kiểm tra các tổ chức và cá nhân
về việc chấp hành kỷ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy định của giám đốc về bảo vệ, bảo mật, phòng cháy nổ, an toàn cơ quan xí nghiệp
Ngoài ra Phòng TC-HC-PV còn có nhiệm vụ quản lý đồ dùng văn phòng, nhà
PGĐ PHỤ TRÁCH KHỐI KD-KT-SX
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TT&TT
PHÒNG KTCN
PHÒNG KTCN
PHÒNG KTCĐ
PHÒNG KTCĐ
PX PIN SỐ 1 PX PIN SỐ 2 PX PHỤ
KIỆN
PX PHỤ KIỆN
NGÀNH Đ-H-N NGÀNH Đ-H-N
Trang 7hành chính của toàn Công ty Kiểm soát theo dõi hàng hóa ra vào Công ty theo quy định.
Bộ phận kế hoạch
Bộ phận kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công
ty dựa trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty, các thông tin thu thập từ thị trường, từ khách hàng, và từ năng lực sản xuất Triển khai kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt đến các đơn vị trong Công ty dưới dạng quyết định giao kế hoạch năm của các đơn vị; Trên cơ sở dự báo tiêu thụ của thị trường, căn cứ vào kế hoạch năm, lập kế hoạch sản xuất tháng cho các phân xưởng; Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch khác đối với phân xưởng sản xuất và các phòng ban liên quan; Cập nhật, đối chiếu với thực tế, lập báo cáo thống kê định kỳ theo biểu mẫu đúng thời gian quy định của các cơ quan Nhà nước; Tổng hợp kết quả sản xuất hàng ngày theo tác nghiệp sản xuất để báo cáo lãnh đạo Công ty
Một nhiệm vụ quan trọng của Bộ phận Kế hoạch là xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương của Công ty, quyết toán quỹ lương của Công ty với Tổng Công ty; Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương cho sản xuất và cơ chế thanh toán tiền lương đối với quản lý và các đơn vị phục vụ; Chỉ đạo và kiểm tra Công tác
tổ chức lao động ở các phân xưởng, phòng ban Tổng hợp, phân tích sử dụng lao
động các đơn vị và toàn Công ty theo tháng, quý, năm Quyết toán chi phí sản xuất.
Bộ phận Vật tư
Bộ phận Vật tư có chức năng xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất và lập kế hoạch mua vật tư hàng năm, quý, tháng; Hoàn thiện hồ sơ nhà cung ứng, lập các đơn hàng, soạn thảo các hợp đồng mua bán vật tư trình Giám đốc ký và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký; Chịu trách nhiệm trước giám đốc việc mua và giá mua các vật tư không có hợp đồng
Chức năng bán nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, phế liệu theo quy định của Công ty; Quản lý vật tư
Phòng Kỹ thuật Công nghệ - Môi trường – Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KTCN-MT-KCS)
Nhiệm vụ xây dựng quy trình Công nghệ, các hướng dẫn thực hiện Công nghệ
Trang 8để chế tạo sản phẩm và các phụ kiện, các quy định về bảo quản và an toàn hóa chất Xây dựng các hướng dẫn kiểm tra vật tư, nguyên liệu đầu vào;
Nghiên cứu cải tiến Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, thiết kế cải tiến nhãn mác bao bì
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho tất cả các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm của Công ty;
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về mọi hoạt động của hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 tại Công ty;
Kiểm soát mọi tài liệu, dữ liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng của Công ty, chuyển giao, đưa vào lưu trữ theo quy trình quản lý tài liệu nội bộ;
Thay mặt Công ty tham gia vào “Hội khoa học kỹ thuật Mã số Mã vạch Việt Nam” Xây dựng và quản lý hệ thống mã số, mã vạch cho các sản phẩm, các loại bao gói (vỉ, hộp, thùng) cho in các mã vạch theo nhu cầu của thị trường
Phòng Kỹ thuật Cơ điện (KTCĐ)
Thiết lập và quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị Cơ – Điện – Nước
và phương tiện vận tải, các thông số kỹ thuật cơ bản, các bản vẽ Cơ và Điện, các nội quy, quy trình, hướng dẫn vận hành và quy trình sửa chữa thiết bị định kỳ của Công ty; Hoàn thiện các tài liệu, bổ sung, hiệu đính phù hợp với tình hình thực tế hiện có của Công ty
Chỉ đạo các đơn vị lập kế hoạch sửa chữa định kỳ, trên cơ sở đó lập kế hoạch sửa chữa cho toàn Công ty (Dự trù phụ tùng thay thế hoặc chế tạo mới); Cùng với các Phân xưởng lập các biên bản sự cố lớn và nghiêm trọng, đánh giá và tìm giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả; Thường xuyên có giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị, để kịp thời có giải pháp cụ thể, nhằm đảm bảo thiết bị vận hành một cách an toàn; Chủ trì các thủ tục về thiết bị nghiệm thu, thiết bị mới bàn giao, thiết bị sau sửa chữa, thiết bị thanh lý
Phòng Thị trường tiêu thụ (TTTT)
Mở rộng, giữ vững thị trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Công ty giao; Đảm bảo an toàn về vốn trong kinh doanh; Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng; Xây dựng, đề xuất và tham mưu về Công tác thị trường trong và ngoài nước; xây dựng kế hoạch tiêu thụ tháng, quý, năm; Quản lý, khai thác có hiệu quả phương tiện vận tải hiện có; đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình phương tiện lưu hành; Xây dựng và thực hiện kế hoạch sửa chữa
Trang 9định kỳ phương tiện vận tải; ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng phương tiện vận tải;
Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng, báo cáo với Giám đốc hoặc trao đổi với ĐDCL để có sự cải tiến thường xuyên đáp ứng kịp thời các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
Giải quyết kịp thời các khiếu nại chính đáng của khách hàng Tổng hợp ý kiến
để báo cáo trước các cuộc họp, có sự xem xét của lãnh đạo
Phòng Kế toán Tài chính (KTTC)
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Nhà nước theo những quy định của điều lệ kế toán Nhà nước về mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty Đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật phù hợp với chính sách kinh doanh của Công
ty Chỉ đạo cán bộ nhân viên phòng kế toán theo đúng điều lệ của kế toán Nhà nước
và nghiệp vụ kế toán, bảo đảm tính trung thực, chính xác, kịp thời của số liệu kế toán Theo dõi và đề xuất các biện pháp kế toán trong các nghiệp vụ có liên quan đến hợp đồng mua vật tư, bán sản phẩm của Công ty Tính toán trích nộp đúng quy định các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, các loại thuế và bảo hiểm cho người lao động Theo dõi công nợ và thanh toán đúng quy định các khoản tiền vay, các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ Công ty cũng như đối với các đối tác kinh doanh bên ngoài Theo dõi trích nộp các quỹ tài chính sử dụng trong Công ty theo đúng chế độ tài chính hiện hành và theo nghị quyết đại hội cổ đông thường kỳ.Lập và gửi báo cáo đúng hạn các loại văn bản tài chính, thống kê, quyết toán theo chế độ hiện hành cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cấp trên;
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ chứng từ kế toán theo đúng chế độ
kế toán do Nhà nước ban hành Đảm bảo bí mật tuyệt đối các tài liệu, hồ sơ chứng
từ và số liệu kế toán
Các phân xưởng sản xuất
Quản lý sản xuất: Sản xuất và cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, đúng chất lượng các bán chế phẩm, các thành phẩm theo kế hoạch của Công ty; Chế tạo
phụ tùng cơ khí theo đơn đặt hàng của các đơn vị và các sản phẩm cơ khí mới khi được Công ty giao, đáp ứng kịp thời về thời gian, về số lượng và chất lượng;
Về quản lý: Sử dụng số lao động được giao một cách có hiệu quả Quản lý, sử
dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị, áp dụng nghiêm túc các quy trình sửa chữa thiết
Trang 10bị khi có sự cố, quy trình sửa chữa thiết bị định kỳ, chấp hành tốt các hướng dẫn vận hành máy móc, giữ gìn máy móc luôn ở tình trạng sẵn sàng vận hành tốt phục
vụ cho sản xuất, kéo dài tuổi thọ của máy móc Cập nhật số liệu về vật tư, bán sản phẩm, sản phẩm xuất nhập của xưởng một cách đầy đủ và chính xác Quản lý chất lượng sản phẩm
2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011 ta có các bảng sau
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm 2007 – 2011
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Tỷ trọng
Trang 12Bảng 5: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Chỉ tiêu
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọn
g (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Trang 13Bảng 6: Các chỉ tiêu HQSXKD của công ty
Tỷ suất sinh lời trên tông tài sản
(Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản) 0.087 0.103 0.054
Tỷ suất sinh lời trên VCSH
(LN sau thuế/Vốn CSH) 0.173 0.177 0.108HQSD tài sản=Doanh thu thuần/ Tổng tài
Số vòng quay tổng vốn (Doanh thu thuần/Tổng vốn KD) 2.801 3.725 3.273
Doanh lơi tổng vốn kinh doanh
(Lãi ròng + Lãi trả vốn vay)/Tổng vốn KD 0.101 0.122 0.054
Trang 14Phần Hai: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối
1.1 Nhân tố bên trong
1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm
Hiện tại, sản phẩm chính của công ty là sản xuất các loại pin, mua bán và tiêu thụ một số vật tư, thiết bị về pin Các sản phẩm được sản xuất chính là:
Bảng 7: Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm 2009 – 2011
(Đơn vị: Chiếc)
-Pin R20C 67.468.416 86.448.557 77.133.905Pin R6 72.105.649 82.281.484 84.495.365
Trang 15Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng kênh phân phối của các DN Đặc điểm sản phẩm Pin là:
- Thể tích và trọng lượng nhỏ, dễ bị oxy hóa trong môi trường
- Giá trị đơn vị sản phẩm thấp
Vì vậy, khi xây dựng hệ thống kênh phân phối công ty phải dựa trên những đặc tính này của sản phẩm Đối với những sản phẩm này vì thể tích và trọng lượng nhỏ, giá trị đơn vị thấp nên nếu sử dụng kênh phân phối trực tiếp thì chi phí phân phối sẽ rất lớn Đây là các hàng hóa phổ thông ở thị trường hàng tiêu dùng và hàng
bổ sung ở thị trường công nghiệp nên sử dụng một hoặc nhiều trung gian để các chi phí phân phối có thể được san sẻ bởi các sản phẩm khác mà các trung gian đang phân phối là tốt nhất.Chỉ bằng cách phân phối các chi phí phân phối qua 1 dãy dài các trung gian bán buôn và bán lẻ, người tiêu dùng mới có thể mua pin ở các điểm bán lẻ với mức giá bán lẻ hợp lý
1.1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hiện nay của công ty bao gồm 2 đội ngũ: lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp Đội ngũ lao động trực tiếp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm hàng hóa mà công ty cung cấp ra thị trường qua đó ảnh hưởng đến chất lượng kênh phân phối Hiện tại đội ngũ lao động trực tiếp là 222 người được đào tạo về chuyên môn và kỹ thuật để đáp ứng dây chuyền công nghệ mới Do đó, chất lượng sản phẩm được cải tiến rõ rệt, sản phẩm của công ty đã có uy tín và thương hiệu trên thị trường
Đối với các cán bộ thị trường là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với các đại lý, thay mặt công ty trong việc thường xuyên theo dõi, giám sát đại lý, thu nhận thông tin, giúp đỡ đại lý trong việc tiêu thụ sản phẩm Hiện tại phòng tiêu thụ và thị trường bao gồm 21 người đảm nhận việc phân phối tại hầu hết các tỉnh, thành phố Nhiệm vụ chính của họ là tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đến các trung gian bán buôn và bán lẻ, xây dựng lòng tin và mối quan hệ tốt với những trung gian này Hàng năm họ có nhiệm vụ phát triển thêm mạng lưới tiêu thụ, tăng số lượng trung gian ở những địa bàn mới Nhân viên thị trường đóng vai trò là cầu nối giữa công ty với thị trường, họ là kênh thu thập thông tin chủ yếu của lãnh đạo, trong quá trình tiếp xúc thị trường thông qua các trung gian phân phối họ
sẽ thu được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng để từ đó báo cáo lên lãnh đạo Số lượng và chất lượng của đội ngũ thị trường này sẽ ảnh hưởng đến quy mô
Trang 16và chất lượng của hệ thống kênh phân phối Đội ngũ thị trường lớn giúp công ty có thể tổ chức hệ thống phân phối rộng rãi nhằm khai thác tối đa thị trường Chất lượng của đội ngũ này sẽ giúp kênh phân phối của công ty hoạt động hiệu quả hơn,
đi vào chiều sâu hơn
1.1.3 Đặc điểm về công nghệ
Công ty Cổ phần pin Hà Nội sản xuất sản phẩm chính là các loại pin theo công nghệ pin tẩm hồ Pin tẩm hồ là loại pin có nhiều ưu điểm và được cải tiến do
có năng suất cao hơn và ít gây ô nhiễm môi trường hơn
Hiện nay công ty còn có các công nghệ mới như:
1- Công nghệ sản xuất pin bằng giấy tẩm hồ
2- Công nghệ sản xuất pin kiềm, là công nghệ thuộc loại hiện đại
3- Công nghệ sản xuất pin gói giấy không quấn chỉ cực dương
Những máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất chính:
4 dây chuyền thiết bị sản xuất ra pin R20
4 dây chuyền thiết bị sản xuất ra pin R6
1 dây chuyền nấu cán kẽm và dập đồng xu
10 thiết bị dập ống kẽmTuy vẫn là pin cổ điển léclanché nhưng công nghệ sản xuất pin giấy tẩm hổ
có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ sản xuất pin hồ điện:
- Khả năng cơ giới hoá cao
- Vệ sinh môi trường tốt hơn
- Dung lượng cường độ dòng so với pin cùng kích thước lớn hơn
- Thời gian bảo quản lâu
Như vậy khi thay thế công nghệ sản xuất sản lượng sản xuất tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn Vì thế, hệ thống kênh phân phối của công ty lại tiếp tục được mở rộng hơn nữa ra các địa phương trong cả nước và xâm nhập tốt hơn sang thị trường xuất khẩu qua Lào và Campuchia Số lượng các đại lý tăng lên rõ rệt
Trang 17Sơ đố 2: Quy trình chung để sản xuất ra loại pin tẩm hồ
1.2 Nhân tố bên ngoài
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất pin Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty sản xuất và kinh doanh pin Đối với thị trường trong nước đó là: Pin Con Ó, Pin Xuân Hoà, Pin Vĩnh Phú, Pin Hải âu, Pin Con én…không chỉ cạnh tranh trực tiếp với các
dương (+)
Rót xi bịt kín Lắp nắp giấy 2 Lắp cọc than Lắp nắp giấy 1
Lắp nắp giấy 3 Lắp mũ đồng Đậy nắp nhựa Viền mép
Gia nhiệt Lồng tóp nhãn Kiểm điện Chải bóng đáy
Nhập kho thành phẩm
Trang 18đối thủ trong nước sản phẩm của công ty còn phải cạnh tranh với các sản phẩm đến
từ nước ngoài đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì hàng hoá từ nước ngoài có thể dễ dàng vào Việt Nam: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Indonexia, Malaysia…nhưng có lẽ cạnh tranh gay gắt nhất là những sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc Tổng sản phẩm tiêu thụ của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước nắm giữ khoảng 60% thị phần trong cả nước.Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của hệ thống kênh phân phối và ảnh hưởng đến các đại lý tiêu thụ của công ty Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra các biện pháp phát triển hệ thống kênh phân phối của họ như chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đại lý về vốn, trưng bày, đào tạo, chiết khấu… sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ vì thế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của hệ thống kênh phân phối Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh có thể giành giật những trung gian
có vị trí chiến lược và có trình độ chuyên môn trong công tác đại lý của công ty Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách thu hút những đại lý của công ty về phía họ Các đại lý của công ty ở khu vực miền Bắc và miền Nam là những nơi mà các đối thủ luôn tìm cách chiếm lĩnh và cạnh tranh thị trường ở đó Do đó, trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng tiến hành các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động của các đại lý trong những khu vực thị trường này
1.2.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Trong tổ chức kênh phân phối các đặc điểm của thị trường là yếu tố cơ bản nhất định hướng cho thiết kế và kiểu quan hệ trong kênh phân phối Cấu trúc kênh phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng cuối cùng, đem đến cho người mua các lợi ích mà họ mong muốn Những lợi ích cơ bản mà người tiêu dùng mong muốn đó là: thông tin, tiện dụng, đa dạng và dịch vụ khách hàng kèm theo
Thị trường tiêu thụ Pin hiện nay là rất lớn bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước Tuy nhiên,do tính chất thị trường khác nhau nên công ty cũng cần cân nhắc để lựa chọn các trung gian phân phối phù hợp Đối với các thị trường vùng núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên …là những nơi có thu nhập thấp, mật độ dân cư thưa…công ty nên tập trung phân phối các sản phẩm chính như R20, R6.Hệ thống trung gian trên các khu vực này nên chỉ tập trung vào 1-2 đại lý chính và thiết lập một mạng lưới bán lẻ lấy hàng từ các đại lý Đối với khu vực các tỉnh giáp Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh thì thu nhập của người dân cao, mật độ dân cư cao, trình
Trang 19độ cao …Vì vậy, công ty nên phân phối rộng rãi tất cả mọi sản phẩm và hình thành một mạng lưới các đại lý vệ tinh rộng rãi trên các khu vực thị trường này.
Thị trường xuất khẩu hiện nay của công ty chủ yếu là Lào và Cămpuchia, để kênh phân phối hiệu quả thì công ty sử dụng các trung gian phân phối tại chính các thị trường này Do các trung gian này có sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng, đặc điểm của từng thị trường, đối thủ cạnh tranh…nên việc phân phối sản phẩm sẽ dễ dàng hơn Công ty nên xây dựng một vài đại lý ban đầu sau đó khi đi vào ổn định thì mở rộng thêm hệ thống đại lý ra các khu vực thị trường khác nhau
2 Thực trạng tổ chức hệ thống phân phối
2.1 Cấu trúc kênh phân phối của công ty
Hệ thống phân phối hiện nay của công ty được xây dựng trên những cơ sở chính là:
Tiêu thụ qua kênh này, công ty vận chuyển trực tiếp cho những người bán lẻ hoặc giao hàng tại công ty nếu những người bán lẻ có phương tiện tự vận chuyển Tuy nhiên tiêu thụ qua kênh này công ty phải thực hiện việc bao phủ thị trường Trong những điều kiện hiện tại chỉ cho phép công ty quan hệ với số ít các nhà bán
lẻ ở khu vực Hà Nội nơi công ty đóng trụ sở Sản phẩm bán qua kênh này chỉ chiếm
Nhà sản xuất Cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng
Trang 201% doanh số của Công ty Sở dĩ sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm một phần nhỏ là do tính chất của sản phẩm Để xây dựng một hệ thống bán lẻ thì đòi hỏi sản phẩm phải thu được lợi nhuận cao và việc luân chuyển hàng hoá phải nhanh trong khi đó sản phẩm pin của công ty không thoả mãn được 2 tính chất này do đó công ty xây dựng ít hệ thống bán lẻ.
2.1.2 Kênh hai cấp
Bán hàng qua hai cấp trung gian chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kênh của công ty, hàng hoá tiêu thụ qua kênh này đạt 99% doanh số Sở dĩ như vậy là do sản phẩm có thời gian bảo quản tương đối dài, giá trị đơn vị thấp, chi phí thấp, là những hàng hoá có số lượng người tiêu dùng lớn, phân bố rộng trên thị trường Mặt khác, tại những thị trường truyền thống đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy ngoài việc mở rộng các phân đoạn thị trường theo nhu cầu, công ty còn quan tâm nhiều tới việc mở rộng thị trường về mặt địa lý Theo cách tổ chức kênh này thì sản phẩm từ công ty được bán cho các đại lý, sau đó đại lý bán cho người bán lẻ và người bán lẻ lại bán cho người tiêu dùng Các đại lý được sử dụng để giúp tập hợp hàng hoá và phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn
Tổ chức theo kênh này chặt chẽ hơn do chuyên môn hoá từng chức năng cho mỗi thành viên Tuy nhiên, số lượng đại lý được công ty thiết lập là 95 đại lý trên khắp 43 tỉnh, thành phố nước và tại thị trường Lào và Cămpuchia thì không dễ dàng cho việc quản lý đặc biệt là những đại lý ở xa công ty
2.1.3 Một số kết quả hoạt động của kênh phân phối của công ty qua các năm
- Các trung gian đại lý ngày càng được mở rộng trên các khu vực của thị trường, đặc biệt là các đại lý Dưới đây là bảng thống kê các trung gian phân phối của công ty qua các năm
Người tiêu dùng
Trang 21Bảng 8: Thống kê các trung gian phân phối của công ty qua các năm
(Đơn vị: đại lý)
(Nguồn: Phòng Thị trường – Tiêu thụ)
Bảng 9: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo các kênh của công ty qua các năm
Doanh số (đồng)
Tỷ trọng (%)
Doanh số (đồng)
Tỷ trọng (%)
Kênh
1cấp 969.481.063 1 1.442.656.172 1,2 1.317.286.063 0,98Kênh
2cấp 95.978.625.214 99 118.778.691.524 98,8 133.099.659.164 99,02Tổng 96.948.106.277 100 120.221.347.696 100 134.416.945.227 100
(Nguồn: Phòng Thị trường – Tiêu thụ)
Nhìn vào số liệu trên bảng ta nhận thấy doanh số tiêu thụ của công ty qua các năm đều tăng lên Tuy nhiên tốc độ tăng không đều, tốc độ tăng doanh số 2010/2009 là 1,24 lần nhưng 2011/2010 thấp hơn 1,11 lần.Điều này cũng có thể do ảnh hưởng của các chính sách phân phối của công ty, ảnh hưởng tình hình thị trường qua các năm…Phân phối qua kênh 2 cấp chiếm một tỷ trọng rất lớn gần như
là đến 99% so với kênh một cấp Điều này cũng phù hợp bởi vì do tính chất của sản phẩm tiêu thụ, do chính sách của công ty là ngày càng tăng số lượng đại lý
Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các khu vực thị trường: