1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NGƯ LOẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG

13 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 327,96 KB

Nội dung

Phần lý thuyết được gói gọn trong 7 chương bao quát hầu hết các nội dung cơ bản vềngư loại học: hình thái giải phẫu cá và các hoạt động chức năng của chúng; các mốiquan hệ của cá với môi trường và các chu kỳ sống của cá; nguồn gốc và sự tiến hóacủa ngư giới; phân loại cá hiện sống, sự phân bố địa lý sinh học của cá trong các vựcnước nội địa và biển; vai trò của cá trong đời sống của con người liên quan với khaithác, nuôi trồng và duy trì đa dạng sinh học của cá trong các vực nước

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NGƯ LOẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG

1 Thông tin về giảng viên:

- Họ và tên: Nguyễn Xuân Huấn

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- E-mail: nxhuan@bio-hu.edu.vn

- Các hướng nghiên cứu chính: Đa dạng sinh học và bảo tồn Đa dạng sinh học; Khai thác hợp lý và quản lý bền vững nguồn lợi sinh vật vùng ven bờ và biển; Sinh học và sinh thái học cá; Sinh thái học các thủy vực và chất lượng môi trường nước; Sinh thái học quần thể

- Họ và tên: Thạch Mai Hoàng

- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- E-mail: hoangtm@vnu.edu.vn

- Các hướng nghiên cứu chính: Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; Ngư loại học; Nhân loại học và tiến hóa

2 Thông tin về môn học:

- Tên môn học: Ngư loại học đại cương

- Mã môn học:

- Số tín chỉ: 2

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20

+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-  -

Trang 2

+ Tự học: 3

- Đơn vị phụ trách môn học:

+ Bộ môn: Động vật Có xương sống

+ Khoa: Sinh học

- Môn học tiên quyết:

+ Địa lý sinh vật

+ Sinh học quần thể

+ Sinh học bảo tồn

3 Mục tiêu của môn học:

- Mục tiêu về kiến thức: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngư loại học

thông qua những hiểu biết về hình thái giải phẩu cơ thể cá, mối quan hệ của cá với môi trường sống, các kiến thức về các quá trình sinh học trong chu kỳ sống của cá, phân bố địa lý cá, nguồn gốc tiến hoá các nhóm cá, hệ thống phân loại cá hiện sống

và một số vấn đề liên quan khác

- Mục tiêu về kĩ năng: sinh viên nắm vững nguyên tắc các phương pháp nghiên cứu

ngư loại, có được kỹ năng về giải phẩu cá, nhận dạng và phân loại một số nhóm cá chính, phân tích các đặc điểm sinh học cá (tuổi, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản)

4 Tóm tắt nội dung môn học

Phần lý thuyết được gói gọn trong 7 chương bao quát hầu hết các nội dung cơ bản về

ngư loại học: hình thái giải phẫu cá và các hoạt động chức năng của chúng; các mối quan hệ của cá với môi trường và các chu kỳ sống của cá; nguồn gốc và sự tiến hóa của ngư giới; phân loại cá hiện sống, sự phân bố địa lý sinh học của cá trong các vực nước nội địa và biển; vai trò của cá trong đời sống của con người liên quan với khai thác, nuôi trồng và duy trì đa dạng sinh học của cá trong các vực nước

Phần thực hành với 7 bài thực hành theo nội dung học lý thuyết của chương 1, chương

3 và chương 5 để tìm hiểu về hình thái ngoài, cấu tạo các cơ quan của cá; một số đặc điểm sinh học của cá và hệ thống phân loại cá hiện sống

5 Nội dung chi tiết môn học

A PHẦN LÝ THUYẾT

Mở đầu

Chương 1 HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO CỦA CƠ THỂ CÁ

1.1 Hình thái ngoài của cá

Trang 3

1.2 Da và các sản phẩm của da

1.3 Hệ xương

1.4 Hệ cơ

1.5 Hệ tiêu hóa

1.6 Hệ hô hấp

1.7 Hệ tuần hoàn và bạch huyết

1.8 Hệ niệu sinh dục

1.9 Hệ thần kinh

1.10 Cơ quan cảm giác

1.11 Các tuyến nội tiết

Chương 2 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

2.1 Tỉ trọng, áp lực của nước và những thích nghi của cá

2.2 Độ muối (S‰) và các muối khác hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống của cá

2.3 Nhiệt độ nước và các phản ứng thích nghi của cá với nhiệt độ

2.4 Các chất khí hòa tan trong nước và ảnh hưởng của chúng lên đời sống của cá 2.5 Ánh sáng và các bức xạ khác (tia Rơngen, các bức xạ ion hóa) trong nước

và những phản ứng thích nghi của cá

2.6 Âm thanh và các dao động điện từ trường trong nước và ảnh hưởng của chúng đến đời sống của cá

2.7 Các mối quan hệ của cá với hệ vi sinh vật trong nước

2.8 Các mối quan hệ của cá với khu hệ thực vật trong nước

2.9 Các mối quan hệ của cá với khu hệ động vật trong nước

Chương 3 CÁC CHU KỲ SỐNG CHỦ YẾU CỦA CÁ TRONG MỐI QUAN HỆ

VỚI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

3.1 Sinh thái học của sự sinh sản của cá

3.2 Sự sinh trưởng và phát triển ở cá liên quan với các yếu tố môi trường

3.2.1 Những khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của cá 3.2.2 Tính giai đoạn của sự phát triển

3.2.3 Sự thay đổi mang tính chu kỳ trong đời sống của cá 3.2.4 Sinh trưởng theo chiều dài và theo khối lượng ở cá 3.2.5 Hiện tượng Rose Lee và sự sinh trưởng bổ sung ở cá

Trang 4

3.2.6 Ảnh hưởng của một số yếu tố chính của môi trường lên quá trình sinh trưởng và phát triển ở cá

3.2.7 Sự sinh trưởng của cá thể và vấn đề số lượng và sinh vật lượng của quần thể

3.2.8 Sự già ở cá 3.3 Dinh dưỡng ở cá và mối liên quan của nó với môi trường

3.3.1 Khái niệm chung 3.3.2 Những biến đổi về cấu tạo của cơ quan tiêu hóa liên quan với điều kiện dinh dưỡng

3.3.3 Những mối quan hệ dinh dưỡng của cá trong nội bộ loài và giữa các loài cá thuộc một phức hệ và nhiều phức hệ khác nhau

3.3.4 Những điều kiện của môi trường vô sinh ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng của cá

3.4 Di cư của cá

3.4.1 Định nghĩa về di cư và các dạng di cư ở cá 3.4.2 Di cư sinh sản

3.4.3 Di cư kiếm ăn 3.4.4 Di cư trú đông và ngủ đông của cá 3.4.5 Phương pháp nghiên cứu di cư ở cá

Chương 4 NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA CÁ

4.1 Các loài cá hóa thạch và sự phát sinh chủng loại ở cá

4.2 Sự tiến hóa của cá không hàm (Agnatha) và các loài cá không hàm hóa thạch

4.2.1 Phân lớp Giáp đầu (Cephalaspida hay Osteotraci) 4.2.2 Phân lớp Thiếu giáp (Anaspidda)

4.2.3 Phân lớp Giáp vây (Pteraspida hay Heterostrci) 4.2.4 Phân lớp Vẩy rỗng (Coelolepida)

4.3 Các loài cá có hàm (Gnatha) hóa thạch

4.3.1 Lớp cá Gai (Acanthodi) 4.3.2 Lớp cá Da tấm (Placodermi) 4.4 Sự tiến hóa của lớp cá Sụn (Chondrichthyes)

4.5 Sự tiến hóa của lớp cá Xương (Osteichthyes)

4.5.1 Tiến hóa của cá có khoan (Choanichthyes) 4.5.2 Tiến hóa của cá vây tia (Actinopterygii)

Trang 5

Chương 5 HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ HIỆN SỐNG

5.1 Những nét đại cương về phân loại cá

5.2 Hệ thống phân loại tự nhiên của cá

5.2.1 Phân ngành Không hàm (Agnatha) 5.2.2 Phân ngành Có hàm (Gnatha)

- Lớp cá sụn (Chondrichthyes)

+ Phân lớp Mang tấm (Elasmobranchia) với 16 bộ cùng các đặc trưng của chúng

- Lớp cá xương (Osteichthyes) với 2 lớp phụ: phân lớp Vây thịt (Sarcopterygii) và phân lớp Vây tia (Actinopterygii), 35 bộ cá

Chương 6 PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CÁ

6.1 Phân bố địa lý cá biển

6.1.1 Những quy luật tổng quát về phân bố địa lý cá biển 6.1.2 Phân bố địa lý cá sống ven bờ với các vùng Bắc cực, vùng ôn đới bắc Bán cầu, vùng nhiệt đới, vùng ôn đới nam Bán cầu và vùng Nam cực

6.1.3 Phân vùng địa lý cá sống ở biển sâu

6.1.4 Phân vùng địa lý cá sống ở khi đại dưng

6.2 Phân bố địa lý cá nước ngọt

6.2.1 Các khái niệm và quan điểm chung

6.2.2 Các vùng phân bố địa lý cá nước ngọt và những đặc trưng về khu

hệ của chúng; Khu hệ cá vùng Toàn Bắc, khu hệ cá vùng Ấn Độ - Mã

Lai, khu hệ cá Nam Mỹ, khu hệ cá nước ngọt châu Úc và châu Phi

6.3 Phân bố địa lý cá biển và cá nước ngọt ở Việt Nam

Chương 7 VAI TRÒ CỦA CÁ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

7.1 Vai trò của cá trong đời sống của con người

7.2 Nguồn lợi cá, trữ lượng và khả năng khai thác cho phép của các vực nước 7.3 Hiện trạng của nghề cá trên thế giới và ở Việt Nam và những hậu quả sinh thái gây ra bởi hoạt động của con người đối với ngư giới

7.4 Những vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi và duy trì đa dạng sinh học của ngư giới trong các vực nước nội địa và biển

7.5 Vấn đề cải thiện điều kiện sống trong các vực nước nhằm nâng cao năng suất cá và vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường nước

Trang 6

B PHẦN THỰC HÀNH

Bài 1 Hình thái ngoài và cấu tạo nội quan của cá (đại diện là cá Rô Phi)

Bài 2 Bộ xương cá: làm mẫu bộ xương, nghiên cứu hộp sọ não, sọ tạng, cột sống, xương đai và các vây

Bài 3 Sinh sản cá: xác định tỷ lệ đực/cái, độ chín sinh dục, hệ số thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và tương đối

Bài 4 Xác định tuổi và tốc độ sinh trưởng cá (qua vảy)

Bài 5 Thực hành phân tích dinh dưỡng: xác định độ no, thành phần và phổ thức ăn, xác định độ béo của cá

Bài 6 Phân loại một số đại diện của cá Sụn

Bài 7 Phân loại một số đại diện của cá Xương

6 Học liệu:

Học liệu bắt buộc:

1 Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiên Ngư loại học

Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1979

2 Karl F Lagler et al Ichthyology John Wiley & Sons, New York

Chichester Brisbane Toronto 1977

3 Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão Giáo trình Ngư loại học Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh 2005

Học liệu tham khảo:

4 Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão Khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuỷ sinhh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh 2006

5 Vũ Trung Tạng Sinh học và Sinh thái biển Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội 2005

6 King M Fisheries Biology Assessment and Management Fishing New

Books 1996

7 J E Webb et al Guide to Living Fishes London 1980

Trang 7

7 Hình thức tổ chức dạy học:

7.1 Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng

Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm, điền dã

Tự học,

tự nghiên cứu

Lý thuyết Bài tập Thảo luận Chương 1

7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Hình thức tổ chức dạy học Ghi chú

1

1 Mở đầu: giới thiệu tổng quát về

môn học và đề cương môn học

2 Chương 1, mục 1.1 và 1.2: hình

thái ngoài của cá, da sản phẩm của

da

3 Chương 1, mục 1.3: hệ xương

4 Chương 1, mục 1.4: hệ cơ

Đọc tài liệu (1) trang 11 - 34; tài liệu (2) trang 53

- 80, 104 - 127,

171 - 177; tài liệu (3) trang 9 -

38

Lý thuyết (2 giờ Tín chỉ)

2

1 Chương 1, mục 1.5: hệ tiêu hóa

2 Chương 1, mục 1.6: hệ hô hấp

3 Chương 1, mục 1.7: hệ tuần hoàn

và hệ bạch huyết

4 Chương 1, mục 1.8: hệ niệu -

sinh dục

5 Chương 1, mục 1.9: hệ thần kinh

Đọc tài liệu (1) trang 35 - 77; tài liệu (2) trang 81

- 103, 196 -

249, 268 - 308;

tài liệu (3) trang

34 - 82

Lý thuyết (2 giờ Tín chỉ)

Trang 8

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Hình thức tổ chức dạy học Ghi chú

6 Sinh viên tự nghiên cứu về cơ

quan cảm giác và các tuyến nội tiết

(chương 1, mục 1.10 và 1.11) và

các nội dung đã học

Tự học và nghiên cứu (1 giờ Tín chỉ)

3

1 Thực hành:

Bài 1 Hình thái ngoài và cấu tạo

nội quan của cá (đại diện là cá Rô

Phi)

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

4

1 Chương 2, mục 2.1 đến 2.6: mối

quan hệ của cá và một số yếu tố

môi trường như tỉ trọng, áp lực của

nước, độ muối, nhiệt độ, các chất

khí hòa tan, ánh sáng, âm thanh

Đọc tài liệu (1) trang 117 - 136,

140; tài liệu (3) trang 144 - 152

Lý thuyết (1 giờ Tín chỉ)

2 Thực hành:

Bài 2 Bộ xương cá: làm mẫu bộ

xương, nghiên cứu hộp sọ não, sọ

tạng, cột sống, xương đai và các

vây

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

5

1 Thảo luận các nội dung:

- Chương 2, mục 2.7: mối quan hệ

của cá với hệ vi sinh vật trong

nước

- Chương 2, mục 2.8: mối quan hệ

của cá với khu hệ thực vật trong

nước

- Chương 2, mục 2.9: mối quan hệ

của cá với khu hệ động vật trong

nước

Đọc tài liệu (1) trang 145 - 152

và các tài liệu liên quan đến nội dung thảo luận

Thảo luận trên lớp

(1 giờ Tín chi)

Trang 9

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Hình thức tổ chức dạy học Ghi chú

6

1 Chương 3, mục 3.1: sinh thái học

của sự sinh sản

2 Chương 3, mục 3.2: sự sinh

trưởng và phát triển của cá liên

quan đến các yếu tố của môi trường

sống

Đọc tài liệu (1) trang 79 - 100;

tài liệu (3) trang

158 - 172

Lý thuyết (2 giờ Tín chi)

7

1 Chương 3, mục 3.3: dinh dưỡng

ở cá và mối liên quan của nó với

môi trường

Đọc tài liệu (1) trang 11 - 117;

tài liệu (2) trang

192 - 194; tài liệu (3) trang 154

- 158, 173 - 177

Lý thuyết (1 giờ Tín chi)

2 Sinh viên tự nghiên cứu về sự di

cư của cá (chương 3, mục 3.4)

Tự học và nghiên cứu (1 giờ Tín chỉ)

3 Thực hành:

Bài 3 Sinh sản cá: xác định tỷ lệ

đực/cái, độ chín sinh dục, hệ số

thành thục, sức sinh sản tuyệt đối

và tương đối

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

8

1 Thảo luận về sự di cư của cá và

các nội dung của chương 3

Đọc các tài liệu liên quan

Thảo luận trên lớp và Kiểm tra giữa kỳ (1 giờ Tín chỉ)

2 Kiếm tra gữa kỳ (30 phút) Kiểm tra giữa kỳ

(chương 1 - 3)

2 Thực hành:

Bài 4 Xác định tuổi và tốc độ sinh

trưởng cá (qua vảy)

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

9

1 Chương 4, mục 4.1: các loài cá

hóa thạch và sự phát sinh chủng

loại của cá

2 Chương 4, mục 4.2: sự tiến hóa

của cá không hàm và cá không hàm

hóa thạch

Đọc tài liệu (1) trang 208 - 220;

tài liệu (3) trang

83 - 93, 131 -

141

Lý thuyết (1 giờ Tín chỉ)

Trang 10

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Hình thức tổ chức dạy học Ghi chú

3 Chương 4, mục 4.3: các loài cá

có hàm hóa thạch

4 Thực hành:

Bài 5 Nguyên tắc tính toán thành

phần thức ăn, xác định độ no, xác

định độ béo của cá

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

10

1 Chương 4, mục 4.4: sự tiến hóa

của lớp cá Sụn

2 Chương 4, mục 4.5: sự tiến hóa

của lớp cá Xương

Đọc tài liệu (1) trang 220- 233;

tài liệu (2) trang 9-50; tài liệu (3) trang 93 - 105

Lý thuyết (2 giờ Tín chỉ)

11 1 Thảo luận về sự tiến hóa của cá Đọc các tài liệu

liên quan

Thảo luận trên lớp

(1 giờ Tín chỉ)

12

1 Chương 5, mục 5.1: những nét

đại cương về hệ thống phân loại cá

2 Chương 5, mục 5.2.1: hệ thống

phân loại cá thuộc Phân ngành

Không hàm

3 Chương 5, mục 5.2.2: hệ thống

phân loại cá thuộc Phân ngành Có

hàm đến lớp cá Sụn

Đọc tài liệu (1) trang 232 - 240;

tài liệu (2) trang

30 - 50; tài liệu (3) trang 91 -

97

Lý thuyết (2 giờ Tín chỉ)

4 Sinh viên tự nghiên cứu về hệ

thống phân loại lớp cá Xương

(chương 5, mục 5.2.2)

Đọc tài liệu (1) trang 240 - 264;

tài liệu (2) trang

30 - 50; tài liệu (3) tr 98 - 130

Tự học và nghiên cứu (1 giờ Tín chỉ)

13

1 Chương 6, mục 6.1: phân bố địa

lý cá biển

2 Chương 6, mục 6.2: phân bố địa

lý cá nước ngọt

Đọc tài liệu (1) trang 184 - 205;

tài liệu (2) trang

192 - 194, 436 -

Lý thuyết (1 giờ Tín chỉ)

Trang 11

Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Hình thức tổ chức dạy học Ghi chú

3 Sinh viên tự nghiên cứu về phân

bố địa lý cá biển và cá nước ngọt ở

Việt Nam (chương 6, mục 6.3)

456; tài liệu (3) trang 173 - 186

Tự học và nghiên cứu (1 giờ Tín chỉ)

4 Thực hành:

Bài 6 Phân loại một số đại diện

của cá Sụn

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

14

1 Chương 7, mục 7.1: vai trò của

cá trong đời sống con người

2 Chương 7, mục 7.2: nguồn lợi

cá, trữ lượng và khả năng khai thác

cho phép của các vực nước

Đọc tài liệu (1) trang 266 - 327,

362 - 386; tài liệu (3) trang

187 - 216; tài liệu (4) trang 50

- 116

Lý thuyết (1 giờ Tín chỉ)

3 Thực hành:

Bài 7 Phân loại một số đại diện

của cá Xương

Thực hành trong phòng thí nghiệm (1 giờ Tín chỉ)

15

1 Thảo luận về:

- Chương 7, mục 7.3: hiện trạng của

nghề cá trên thế giới và ở Việt Nam

và những hậu quả sinh thái gây ra

bởi hoạt động của con người với

ngư giới

- Chương 7, mục 7.4: những vấn đề

khai thác và sử dụng hợp lý nguồn

lợi và duy trì đa dạng sinh học của

ngư giới trong các vực nước nội địa

và biển

Đọc tài liệu (1) trang 362 - 386;

tài liệu (4) trang

32 - 140 và các tài liệu liên quan

Thảo luận trên lớp

(1 giờ Tín chỉ)

Ngày đăng: 21/03/2015, 18:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w