nuôi cấy mô cây phong lan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN CÔNG NGHỆ
TẾ BÀO THỰC VẬT
ĐỀ TÀI:
NUÔI CẤY MÔ CÂY PHONG LAN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRỊNH HOÀNG ANH NGUYỄN THỊ NGUYÊN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐÀO THỊ HẢI LÝ
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các chuyên gia về hoa của trường đại học nông nghiệp I, với khoảng hơn 755 loài hoa lan hiện có, Việt Nam có khả năng trở thành nước xuất khẩu phong lan lớn trong khu vực Tuy nhiên giá thành hoa lan còn khá cao do chủ yếu lan có nguồn gốc từ rừng hoặc nhập khẩu Vì thế, các nhà vườn trồng lan đang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất lan trong đó nuôi cấy mô được
áp dụng khá phổ biến
Trang 4B NỘI DUNG
I Ý NGHĨA CỦA NUÔI CẤY MÔ PHONG
LAN
- Tạo ra hàng loạt cây con giống nhau về mặt di
truyền, đảm bảo sự đa dạng của nguồn lan trong tự nhiên
- Nhờ nuôi cấy mô có thể sán xuất nhanh lượng
phong lan lớn trên quy mô công nghiệp
- Nuôi cấy mô là công cụ hữu hiệu để tạo ra
nguồn phong lan sạch bệnh
Trang 5II QUY TRÌNH NUÔI CẤY MÔ
PHONG LAN
Vật liệu nuôi cấy: mô phân sinh ngọn, mô phân
sinh bên, cuống hoa, đỉnh lá, hạt lan…
Thông thường người ta nuôi cấy hạt lan tạo ra
các chồi mới hoặc nuôi cấy trực tiếp các cơ quan của cây
1 Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy
1.1 Khử trùng trái lan
Rửa trái lan bằng xà phòng, rửa lại bằng nước
sạch
Trang 6Cho trái lan vào bình hấp khử trùng và cho vào
tủ cấy vô trùng
Dùng cồn 70° lắc qua trong 30s, rửa lại bằng
nước cất vô trùng
Khử trùng trái lan lại bằng cồn 96º
Dùng dao xẻ dọc trái lan để lấy hạt, cho hạt vào môi trường nuôi cấy, quấn xung quanh miệng hộp nuôi cấy bằng parafin
Để hộp vào chỗ tối 2 tuần, sau đó đem ra để
ngoài sáng
Trang 71.2 Khử trùng mẫu cấy là các cơ quan
Tách các vảy hành ra từ cây, bóc các lá già cho đến khi xuất hiện các màm chồi bên mang
Trang 8Mỗi mầm được đặt trong một đĩa peptri vô trùng, cẩn thận tách các lá non, sau mỗi lần tách phải nhúng mầm vào cồn 70º trong 1s và rửa với
nước cất vô trùng, chuyển sang một đĩa peptri
vô trùng khác
Tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng , dùng kim nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinhtrưởng
ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống
Trang 9Cắt và khử trùng mẫu cấy
Trang 102 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
2.1 Môi trường nuôi cấy hạt
Mỗi loại môi trường thích hợp cho từng nhóm lan khác nhau: Knudson’s đối với lan
Dendrobium, Cattleya; MS1/2 hoặc
Hyponex(20-20-20) đối với lan đơn thân như Vanda, Phalaenopsis Đường được bổ sung
vào moi trường nuôi cấy 30g/l và môi trường được làm đặc bằng agar Trước khi cấy môi trường được hấp khử trùng ướt ở 121ºC, 1atm trong thời gian 15 phút(tuỳ vào thể tích của môi trường nuôi cấy)
Trang 112.2 Môi trường nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Một số môi trường thường được dùng
là:Knudson’s, Heller, Knop, MS…
Được sử dụng phổ biến nhất là môi trường MS
có bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng:
NAA với nồng độ phần triệu(ppm),hoặc 2,4D với nồng độ 1-2 ppm nồng độ các chất nên
giảm dần trong các lần cấy chuyển sau đó
Một số dich chiết trái cây cũng được bổ sungvào môi trường nuôi cấy
Trang 12 Saccarose gây ra sự kích thích mô đối với một
số loài lan và ngược lạ cũng gây ức chế với
một số loài lan khác, cytokynin có hiệu quả
gây sự mọc chồi với đa số loài và với nhiều bộ phận của cây lan, đối với những loài hoặc
những bộ phận không chịu ảnh hưởng của
cytokynin thì được thay thế bằng axit
tranh-cinamic
Trang 13 Nhiệt độ lý tưởng cho nuôi cấy mô phong lan
là 22ºC±1 đối với đa số các loài lan đa thân và 26ºC±3 đối với các loài lan đơn thân.Ánh sáng nhân tạo được cungcấp bởi 2 loại đèn huỳnh quang và đèn nóng sáng, ánh sáng phải được
sử dụng liên tục với quang kỳ 16 giờ,18 giờ
hoặc 24 giờ, cường độ ánh sáng thay đổi từ
1000 lux- 2000 lux tuỳ loài và tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, các đèn phải đặt cách môi trường 0,4-0,5m
Trước khi nuôi cấy,môi trường cấy và nước
cất phải được tiệt trùng trong nồi ở áp suất
Trang 143 Cấy chuyển sang môi trường mới
3.1 Đối với hạt nảy mầm
- Đối với hạt nảy mầm, sau một thời gian nuôi cấy sẽ thấy các điểm xanh xuất hiện trên bề
mặt môi trường, nếu cấy thưa thì vãn để cây
phát triển trong môi trường cũ, nếu cấy mau
thì phải cấy chuyển sang môi trường mới,môi trường mới như môi trường gieo hạt nhưng có
bổ sung thêm 10% nước dừa
Khi chồi lớn lên có thể tiến hành nhân chồi
hoặc chuyển sang môi trường cơ bản nhưng có
bổ sung thêm 50g dịch chiết khoai tây hoặc
Trang 15Hạt lan Mini Dendrobium nảy mầm sau 30 ngày bằng phương pháp nuôi cấy mô
Trang 16.Cây con phát triển mạnh trong điều kiện vitro
Trang 17in-3.2 Đối với đỉnh sinh trưởng
-Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi, thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt thanh 4-6 miếng tuỳ
theo kích thước của thể chồi, lát cắt sẽ được
chuyển vào trong môi trường phát triển chồi, mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ tạo ra được một chồi nới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và
chuyển sang môi trường mới, tất cả việc cấy
chuyển phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
Trang 18Thể chôì lan Hồ điệp phát triển sau 4 tuần nuôi cấy mô
Trang 19Thể chồi lan Hồ Điệp phát triển sau 8 tuần
Trang 204 Tái sinh cây hoàn chỉnh
Khi đạt đén số cây giống cân thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ(môi trường có
nồng độ auxin tăng lên để kích thích ra rễ) Sau 4-5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con
Trang 21Tạo rễ chuẩn bị đưa ra trồng ngoài tự nhiên
Trang 225 Chuyển cây ra vườn ươm
Khi cây con cao 5-7cm, có từ 3-4 lá, có thể
chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có
bổ sung các chất dinh dưỡng
Khi đem ra khỏi chai, dùng vòi rửa sạch hết môi trường nuôi cấy còn bám trên cây con, ngâm vào nước có pha thuốc trừ nắm trong khoảng 5 phút rồi xả sạch nới nước
Giá thể thường được sử dụng để ươm cây con
sau nuôi cấy là vỏ dừa
Trang 23Gía thể để chuyển lan ra môi Vườn ươm trường tự nhiên
Trang 24Lan nuôi cấy mô phát triển trong môi trường tự nhiên
Trang 25III.NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI CẤY MÔ
PHONGLAN TẠI VIỆT NAM
Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở
Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó
có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50-60 ha/doanh nghiệp Một vài địa phương khác
cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới dừng ở
quy mô gia đình, trên diện tích từ vài m2 đến vài
nghìn m2, cá biệt có vài hộ trồng trên 1-2 ha chứ
chưa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng
Trang 26 Tuy nhiên một số sở khoa học- công nghệ
cũng đã bắt đàu khảo sát và nghiên cứu
phương pháp,nhân giống, hoàn thiện quy trình sản xuất phong lan
Trung tâm ứng dụng và Chuyển giao công
nghệ sở khoa học- công nghệ Phú Yên đang nuôi cấy 6 dòng Vanda, 5 dòng Cattleya, 4
dòng Mokara, 17 dòng Dendro, 23 dòng Hồ điệp và 2 dòng Vũ nữ
Trang 27Vũ nữ Hồ điệp
Trang 28Vandra Dendro
Trang 29Cattleya Mokara
Trang 30Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sở KH-CN tỉnh Bình Định đã tiến hành thực hiện đề
tài:”Nghiên cứu quy trình sản xuất hoa phong lan
công nghệ cao để xây dựng mô hình sản xuất theo
quy mô hộ gia đình”.Sau hơn 1 năm triển khai, đề tài
đã xây dựng mô hình sản xuất phong lan bằng công nghệ cao quy mô hộ gia đình với diện tích 600m2
chia làm 2 vườn khác nhau tại trạm thực nghiệm
KH-CN của trung tâm tại xã Phước An (Tuy Phước)
Trung tâm đã nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy
mô và trồng thử nghiệm thành công hơn 20 dòng hoa thuộc 2 loại Dendrobium (hoàng lan) và Phalaenopsis
Trang 31C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy, nuôi cấy mô là một phương pháp nhân giống
vô tính, đảm bảo cho cây con mang các đặc tính hoàn toàn giống cây mẹ, cây con không bị nhiễm bệnh và
có thể tạo được một số lượng lớn các cây con trong thời gian ngắn.Tuy nhiên, phương pháp này cần một
số vốn đàu tư tương đối lớn nên mới chỉ áp dụng đợc
ở các viện nghiên cứu, các sở khoa học, việc triển
khai trên quy mô hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn Trồng lan đang là hướng đi mới của nhiều địa phương, các địa phương nên có những nghiên cứu, tìm tòi
những loài lan phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phươngmình, từ đó triển khai viêc nhân nhanh các
giống lan đó, đưa vào sản xuất sẽ thu được hiệu quả