PHÒNG GD&ĐT CƯ JÚTTRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN TỰ TẠO DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ THCS PHẦN I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/ LÝ DO KHÁCH QUAN Trong những năm trở lại đây, việc tích cực
Trang 1PHÒNG GD&ĐT CƯ JÚT
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
SÁNG KIẾN
TỰ TẠO DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ THCS
PHẦN I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ LÝ DO KHÁCH QUAN
Trong những năm trở lại đây, việc tích cực đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những yêu cầu trọng tâm, quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển tư duy học sinh cho phù hợp với yêu cầu đổi mới Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song xét đến cùng, yếu tố quyết định nhất là cách giảng dạy của Thầy và cách học của Trò Do đó, việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích
2/ LÝ DO CHỦ QUAN
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh là một trường mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn khá nhiều, hiện nay trường đang trong thời gian xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn I vì vậy thiết bị dạy học cũng được phần nào ưu tiên khi cấp mới Môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong các tiết dạy là thường xuyên nên số lượng đồ dùng dạy học môn Vật lý vì thế cũng nhiều hơn các môn khác Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đồ dung dạy học vào quá trình giảng dạy, một số dụng cụ không đảm bảo về yeu cầu
Qua quá trình sử dụng tôi thấy: Như bộ dụng cụ thí nghiệm kiểm tra sự giãn nở
vì nhiệt của chất rắn (vật lý lớp 6), Khi chưa hơ nóng quả cầu thép thì quả cầu cũng đã
Trang 2không thả lọt qua được vòng thép, vì vậy không thể cho học sinh thấy được “Chất rắn nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại”
Dụng cụ vật lý lớp 9 thì (được bàn giao sau khi tách trường ra khỏi trường THCS Nam Dong cũ nay là THCS Nguyễn Tất Thành ) thiếu rất nhiều, hầu như không
có một bộ thí nghiệm nào hoàn chỉnh
Đối với bộ nam châm thẳng và nam châm chữ U dành cho khối 7: Khi mới được cấp chỉ đảm bảo đúng tên cực từ còn từ tính thì rất yếu
Từ thực trạng trên dẫn đến các giáo viên, học sinh hoặc làm thí nghiệm không thành công hoặc kết quả thí nghiệm không chính xác
Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Tự tạo dụng cụ thí nghiệm môn vật lý THCS”
làm đề tài để viết sáng kiến kinh nghiệm của mình
Trang 3PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ ĐỐI TƯỢNG
Dụng cụ thí nghiệm là một thết bị không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu kiến thức một cách chủ động của học sinh Đối với giáo viên sự truyển tải thông điệp trở nên khó khăn rất nhiều khi chỉ thuyết trình bằng hình
vẽ, cử chỉ mà không có thí nghiệm thực hành để thuyết phục học sinh, thí nghiệm không chính xác cũng làm cho giáo viên roi vào thế bị động khi các kết quả đem lại không theo đúng với hiện tượng của nó cẩn thể hiện Với một tiết học không có thí nghiệm sẽ thiếu đi sự thuyết phục đối với học sinh, học sinh sẽ hiểu mơ hồ về các hiện tượng, định luật, thụ động trong vấn đề tiếp thu kiến thức
Vì vậy để tạo cho các em hứng thú trong học tập môn vật lý cần phải thay đổi phương pháp dạy và học lấy học sinh là chủ đạo, sử dụng thí nghiệm trực quan để thuyết phục từ đó kiến thức đó sẽ được học sinh ghi nhớ rất lâu trong đầu và áp dụng tốt trong thực tiễn
2/ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TỰ TẠO THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ THCS
Mỗi tiết học có thí nghiệm giáo viên cần phát huy tối đa dụng cụ thí nghiệm trong bài học cho các em dễ hiểu bài, phát triển tính sáng tạo trong học sinh, vận dụng tốt nhưng kiến thức mà các em tiếp thu được vào trong cuộc sống hằng ngày Vì vậy mỗi giáo viên cần linh động, sáng tạo trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học Các thiết
bị thí nghiệm sau một thời gian sử dụng có thể bị hư hỏng, một số thiết bị thí nghiệm không được cấp phát giáo viên phải tự nghiên cứu để chế tạo ra các dụng cụ có tác dụng tương tự để làm thí nghiệm trực quan cho học sinh
3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Toàn bộ thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa vật lý THCS
Thời gian từ năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011
Trang 4PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
a/ Mục đích.
• Thấy được vai trò quan trọng của việc chế tạo đồ dung dạy học
• Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn vật lý trong phạm vi nhất định
• Biết cách tự tạo một số dụng cụ dạy và học
• Phát huy tính sáng tạo của học sinh
b/ Nguyên nhân
Trong thực quá trình giảng dạy giáo viên vật lý nào cũng rất muốn lồng ghép các thí nghiệm biểu diễn trong quá trình truyền đạt các nội dung kiến thức nhưng cũng có thể vì các lý do chủ quan và khách quan mà không thể thực hiện các thí nghiệm đó được, các lý do đó có thể là:
• Không có đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm
• Thiết bị thí nghiệm còn thiếu
• Thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng kém, sai số lớn…
• Thí nghiệm được thực hiện xảy ra quá chậm khó thành công hay không thể thực hiện được trong những điều kiện lớp học
Thường thì khi gặp những trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy “chay” để đở tốn thời gian, không bị “cháy” giáo án nên chất lượng giờ học chưa cao Học sinh khó tiếp thu được kiến thức mới
Chính vì những vấn đề này đã làm cho học sinh nắm kiến thực một cách mơ hồ, máy móc, không hiểu rõ được bản chất, hiện tượng, quy luật của sự vật …
Muốn học sinh hiểu rõ, nắm vững thì trong mỗi tiết dạy chúng ta phải kết hợp nhuần nhuyễn đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học lồng ghép vào trong mỗi tiết
Trang 5dạy Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy môn Vật lý cấp THCS là môn học có rất nhiều nội dung cần các thí nghiệm mô tả hiện tượng sẽ đem lại hiệu qua cao nếu chúng ta biết tạo ra những thiết bị thí nghiệm thay thế cho những thí nghiệm còn thiếu, hư hỏng
c/ Phương pháp nghiên cứu
Để tự tay mình tạo được dụng cụ thí nghiệm bản thân tôi phải tự thân trau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo một số thí nghiệm vật lý tự làm trên internet, đồng thời những thí nghiệm đơn giản có thể phát huy tính sáng tạo của học sinh (cho học sinh tự làm)
2/ ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM:
a/ Ưu điểm:
Dụng cụ thí nghiệm được chế tạo là những dụng cụ đơn gian, dễ kiếm, dễ chế tạo nên giáo viên và học sinh có thể tự tay chế tạo
Thí nghiệm có hình thức gọn nhẹ, đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sử dụng nên có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi
Có nhiều phương án làm thí nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh
Thí nghiệm dễ thành công, dễ thực hiện, tốn ít thời gian thuyết phục được học sinh
Thao tác tiến hành thí nghiệm đơn gian không cần những kỹ năng đặc biệt vì vậy
dù là giáo viên mới vào nghề hay lâu năm đều có thể thực hiện thành công
b/ Nhược điểm:
Bên cạnh nhưng ưu điểm trên thì thí nghiệm tự tạo còn có một số nhược điểm như sau:
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực để có thể chế tạo được những thí nghiệm tốt, có tính thuyết phục, phù hợp với nội dung bài học
- Dụng cụ sẽ có độ bền không cao, dễ hư hỏng
Trang 6- Tính thẩm mỹ kém so với nhưng dụng cụ thí nghiệm do các công ty, nhà máy sản xuất
3/ ĐỀ XUÂT PHƯƠNG ÁN TỰ TẠO DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ THCS
Thí nghiệm “Từ phổ”
Sử dụng trong các bài “Từ phổ - Đường sức từ”, “Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua” vật lý 9
a/ Chuẩn bị:
- Domain (tên miền) có thể mua tại các nhà cung cấp tên miền Ở đây tôi chọn tên miền http://www.nguyenchithanhcj.co.cc/ đây là tên miền miễn phí để viết kinh nghiệm này
- Host dùng để lưu trữ toàn bộ mã nguồn và dữ liệu của website Cái này có thể mua ở các nhà cung cấp hosting với giá từ 27.000đ/tháng
- Mã nguồn Tôi chọn mã nguồn nukeviet vì đây là một mã nguồn miễn phí, đồng thời nó có rất nhiều module cho chúng ta lựa chọn có thể tải miễn phí tại website
http://nukeviet.vn/
- Module
-
b/ Tiến hành xây dựng website:
Trên mỗi tấm nhự trong suốt ta khoan 2 dãy lỗ, mỗi dãy khoảng 6 đến 8 lỗ nhỏ, khoảng cách giũa 2 dãy phải phù hợp với nam châm chữ U (Như hình)
Trang 7c/ Cách lắp ráp thí dụng cụ:
Chúng ta chồng 2 tấm nhựa lên nhau sao cho khoảng cách giữa 2 tấm nhựa khoảng 0,5cm, đổ mạt sắt vào trong khỏng giữa 2 tấm nhựa, dùng keo dán dán kín 2 tấm nhựa lại (kể cả vị trí các lỗ khoan) sao cho khi chúng ta đổ mạt sắt vào trong mạt sắt không
bị rơi ra
d/ Cách tiến hành thí nghiệm
*Xác định từ phổ của nam châm thẳng:
Đặt thanh nam châm thẳng lên mặt miếng nhựa ngay giữa 2 dãy lỗ khoan
2 dãy lỗ
Trang 8Gõ nhẹ lên tấm nhựa và quan sát hình ảnh các đường mạt sắt trước và sau khi gõ
Từ đó thu được từ phổ như hình sau
*Xác định từ phổ của nam châm chữ U:
Đặt nam châm chữ U lên trên tấm nhựa và tiến hành gõ nhẹ ta thu được từ phổ
Đặt thanh nam châm thẳng lên đây
Trang 9Kết quả quan sát được như sau:
Xác định từ phẩ của dòng điện chạy trong ống dây:
Tiến hành luồn dẫy dãn lần lượt qua các lỗ trên tấm nhựa tạo thành hình lò xo xoắn, Nối hai đầu dây dẫ với nguồn điện, dung tay gõ nhẹ lên trên tấm nhựa, quan sát hình ảnh các đường mạt sắt trước và sau khi gõ Kết quả ta thu được từ phổ như
Trang 10Từ phổ của dòng điện trong ống dây dẫn kín
Trang 11PHẦN IV.
KẾT LUẬN
Việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tự làm đơn giản là một hoạt động mang tính sáng tạo của giáo viên và học sinh Nó góp phần trong việc nâng cao củng cố trình độ của học sinh, giáo viên Giúp học sinh nắm chắc kiến thức, kích thích sự say mê học tập, yêu thích môn học, ham hiểu biết, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện được tính độc lập, chủ động và phát huy tính sáng tạo cao nhất của thầy và trò trong quá trình sáng chế, cải tiến đồ dùng dạy học
Như vậy, ngoài việc góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học (như đã phân tích) việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tự làm đơn giản trong dạy học vật lý( mặc dù bây giờ dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của nhà trường đã hiện đại và nhiều hơn) còn có ý nghĩa về mặt kinh tế trong dạy học Trong điều kiện hiện tại, nó giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa lâu dài.Tính đơn giản của các dụng cụ thí nghiệm và tính định tính của các thí nghiệm đơn giản không làm lu mờ vai trò phát huy tính độc lập, năng động sáng tạo trong hoạt động dạy
và học vật lý của thầy và trò
Để cho hoạt động này đem lại hiệu quả thiết thực cần được góp ý của các đồng nghiệp.Được sự quan tâm của ban giám hiệu, chuyên môn
Trang 12PHẦN V
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở chu kỳ III
( 2004- 2007)
Họ và tên : Hồ Tuấn Hùng
Đơn vị : Khoa Vật Lý – Trường Đại học sư phạm Hà Nội
2.Sách giáo khoa Vật Lý 9 - Trường trung học cơ sở
Nam Dong, ngày 20 tháng 02 năm 2011
Người viết
Cao Xuân Hùng
Trang 13Mục lục:
Lý do khách quan
Lý do chủ quan
Phần II Đối tượng và cơ sở của phương pháp nghiên cứu 3
Nghên cứu phương pháp tự tạo thí nghiệm môn vật lý THCS
3
Phần III Nội dung và kết quả nghiên cứu 4
Đề xuất phương án tự tạo dụng cụ thí nghiệm môn vât lý THCS
8