1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

85 323 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 586,04 KB

Nội dung

65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Luận văn 1 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là rất ấn tượng, GDP tăng ở mức cao qua nhiều năm liên tục, môi trường chính trò xã hội ổn đònh, tạo được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, để gia tốc phát triển kinh tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi phải thu hút vốn đầu tư cho phát triển với quy mô và tốc độ nhanh hơn nữa. Kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với quá trình tự do hóa tài chính, các dòng vốn quốc tế đã chảy mạnh vào các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các dòng vốn mang lại (vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng tính thanh khoản của thò trường v.v.), những rủi ro và bất ổn, thậm chí khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã ngày một gia tăng. Có thể thấy, dòng vốn vào qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã mang lại tính quyết đònh nhằm khuyến khích tăng tỷ lệ đầu tư cao và mức tăng trưởng GDP ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Tuy vậy, dòng vốn vào ngắn hạn mang tính đầu cơ cũng đã làm suy yếu sự ổn đònh của nền kinh tế vó mô, do dòng vốn này đã làm biến động các biến tài chính chủ đạo kể cả biến tỷ giá của nền kinh tế. Vì thế một số nước đã sử dụng đến những biện pháp kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp nhằm kiềm chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn, tránh sự đảo ngược dòng vốn vào. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực thu hút dòng vốn vào nhưng mục tiêu vẫn phải đảm bảo sự phát triển ổn đònh, bền vững. Việc nhận đònh đúng bản chất của dòng vốn vào cùng với việc nghiên cứu những tác động đến hệ thống tài chính của tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, cũng như những giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào trong quá trình hội nhập là lý do thực hiện đề tài nghiên cứu “Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”. Mong muốn của đề tài cũng chỉ dừng lại bằng việc phân tích tác dụng của dòng vốn đối với nền kinh tế, tính bất ổn của dòng vốn, nhận đònh những vò thế Luận văn 2 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng như cái giá phải trả của kiểm soát vốn và những bài học rút ra được từ việc kiểm soát dòng vốn vào ở một số quốc gia. Trên cơ sở những vấn đề được nêu ra và phân tích, kết hợp với những điều kiện thực tại của Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát, đònh hướng dòng vốn theo hướng dài hạn, hạn chế sự đảo ngược dòng vốn. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu thực tế, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp duy vật biện chứng làm các phương pháp thực hiện chủ yếu. Đề tài được bố cục theo 03 chương với nội dung cụ thể như sau : Chương 1 : Dòng vốn vào và kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn ở một số nước đang phát triển Chương 2 : Thực trạng dòng vốn vào và việc kiểm soát vốn tại Việt Nam trong những năm qua Chương 3 : Một số giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Luận văn 3 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập CHƯƠNG 1 : DÒNG VỐN VÀO VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT DÒNG VỐN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN QUỐC TẾ 1.1.1 Một số khái niệm Dòng lưu chuyển vốn là các giao dòch quốc tế mua bán tài sản thực (bất động sản, máy móc thiết bò, dây chuyền, công nghệ v.v.) và tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản cho vay, trái quyền đối với tiền gửi ngân hàng .). Ngoài ra, còn có các giao dòch tài khoản vốn khác như: tín dụng tài chính, thương mại, giao dòch trên các tài khoản ngân hàng, các nguồn vốn viện trợ chính thức và không chính thức v.v. các dòng lưu chuyển vốn này được ghi nhận trong tài khoản vốn của cán cân thanh toán. Một quốc gia có thâm hụt tài khoản vốn còn được cho là có dòng vốn ra khi nó tích lũy các trái quyền thuần trên phần còn lại của thế giới, đây là một hình thức tiết kiệm quốc gia. Ngược lại, một quốc gia có thặng dư tài khoản vốn hoặc có dòng vốn vào nếu phần còn lại của thế giới tích lũy trái quyền thuần trên nó. Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2006 thì giao dòch vốn là giao dòch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong các lónh vực : đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư vào các giấy tờ có giá (đầu tư gián tiếp –FPI), vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác theo quy đònh của pháp luật Việt Nam. Trong đó : - Đầu tư trực tiếp (FDI) : là dòng vốn đầu tư vào quốc gia nhằm mục đích sở hữu và nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động vào quốc gia nhằm mục đích sở hữu và nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế nội đòa. FDI chủ yếu liên quan đến các giao dòch trên tài sản thực. - Đầu tư gián tiếp (FPI) : là dòng vốn cổ phần đầu tư gián tiếp, bao gồm dòng vốn vay nước ngoài của chính phủ hoặc các doanh nghiệp trong nước và dòng vốn đầu tư cổ phần được tạo thành từ hoạt động của các quỹ đầu tư quốc tế vào các tài sản tài chính nội đòa. Như vậy, FPI gồm phần lớn là các giao dòch trên các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay ngân hàng, chứng khoán phái sinh và các hình thức khác nhau của tín dụng (thương mại, tài chính, bảo đảm). Luận văn 4 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Khi dòng vốn đầu tư quốc tế chảy vào một nước thì FDI là dòng vốn ít bất ổn nhất, dòng vốn FPI bất ổn nhiều hơn. Sự khác biệt này do dòng vốn FDI phải tốn nhiều chi phí để có thể rút vốn về và do đó nó có liên quan đến những điều kiện và nền tảng dài hạn hơn là những dao động ngắn hạn. Ngược lại, dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI lại rất nhạy cảm với tỷ suất hoàn vốn ngắn hạn. Hơn nữa, không như những nhà đầu tư FDI, những nhà đầu tư gián tiếp có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu của họ rất dễ dàng thậm chí ở những thò trường khác nhau. Trong tiến trình tự do hóa tài chính, giữa FDI và FPI có mối liên hệ tương quan với nhau rất lớn. Sự đa dạng hóa và giao thoa giữa hai nguồn tài trợ này càng lớn thì mức độ hội nhập tài chính càng cao. FDI mang lại những lợi ích cho các nhà tiếp nhận trong nước và đến lượt những chủ thể tiếp nhận FDI có khả năng tiếp cận các nhà đầu tư vốn cổ phần quốc tế (nhà đầu tư gián tiếp) để thu hút nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư tăng trưởng. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của dòng vốn quốc tế Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự luân chuyển của dòng vốn quốc tế và vì thế ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn. Khi mậu dòch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn đònh một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích lũy của các nhà đầu tư nội đòa đã đầu tư ở các thò trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra nước ngoài và nhờ đó có thể làm tăng tài khoản vốn nội đòa. Tuy nhiên các nước khác bò ảnh hưởng của thuế này có thể trả đũa bằng cách áp dụng một loại thuế tương tự cho dân chúng nước họ. Kết quả là sự sụt giảm đầu tư của nước ngoài của các nhà đầu tư đa quốc gia. Sự luân chuyển vốn cũng chòu ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát vốn của các nước. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vò thế các cân thanh toán của quốc gia. Ngay cả những nước như Úc, Đan Mạch, Pháp, Na Uy có lúc cũng đã áp dụng biện pháp hạn chế chuyển nội tệ ra nước ngoài, dù các năm gần đây trở nên thoáng hơn. Các nhà trung gian tài chính đang mong chờ một ngày các hạn chế được nới lỏng để họ có thể cạnh tranh mãnh liệt hơn trên cơ sở toàn cầu. Kết cấu dân số cũng ảnh hưởng đến sự luân chuyển các dòng vốn. Trong thập niên 1980, dân số Mỹ rất trẻ và nhìn chung những người trẻ cần nhiều vốn hơn là cung cấp chi thò trường cơ bản. Sự thiếu hụt được trang trải bởi đầu tư không phải của Mỹ trong các thò trường vốn Mỹ. Thời gian trôi qua, tuổi trung bình của dân số Luận văn 5 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thành niên Mỹ tăng lên, sự thâm hụt vốn giảm và do đó nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư không phải của Mỹ cũng giảm. Các biến động tỷ giá hối đoái dự báo được do nhà đầu tư vào chứng khoán cũng có thể ảnh hưởng đến tài khoản vốn. Nếu nội tệ một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Ngược lại, cán cân tài khoản vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó được dự kiến suy yếu, khi các yếu tố khác không đổi. Khi muốn đánh giá tính biến động của tài khoản vốn ta phải xem xét đồng thời tất cả các yếu tố. Một quốc gia có thể có sự sụt giảm trong tài khoản vốn ngay cả khi có lãi suất hấp dẫn, nếu đồng ngoại tệ của quốc gia này dự kiến sẽ giảm giá. Ngoài ra, các nhân tố thuộc về luật lệ, chính sách điều hành của chính phủ các nước cũng có tác động nhất đònh đến các dòng vốn quốc tế. Bên cạnh đó, dòng luân chuyển vốn quốc tế còn được lớn mạnh lên từ việc các nước bãi bỏ những hạn chế đối với các giao dòch trên tài khoản vốn đi cùng với quá trình hội nhập tài chính toàn cầu. Quá trình tự do hóa thương mại đã khuyến khích phát triển các giao dòch tài chính quốc tế cũng như sự hình thành và phát triển những công cụ phái sinh (quyền chọn, hợp đồng tương lai, kỳ hạn, hoán đổi…) đã giúp nhà đầu tư quốc tế giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư của mình. 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ 1.2.1 Vai trò và những ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế đến nền kinh tế Đối với hoạt động đầu tư cho tăng trưởng kinh tế của một nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng, khi mà tỷ lệ tiết kiệm ở các quốc gia này còn hạn chế. Ở các nước đang phát triển, các dòng vốn đầu tư quốc tế di chuyển tự do có vai trò quan trọng đến nỗi chúng được coi là động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Vốn từ bên ngoài sẽ bổ sung vào sự thiếu hụt nguồn tài chính nội đòa cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế mà không cần phải gia tăng tỷ lệ tiết kiệm. Thông qua việc đầu tư vốn vào một nước, các nhà đầu tư quốc tế sẽ tạo sức ép mạnh hơn từ bên ngoài đối với tính kỷ luật của chính sách kinh tế vó mô nội đòa. Giúp phát triển thò trường và hoàn thiện các chính sách tài chính quốc gia. Họ cung cấp các loại hình dòch vụ mới và các kỹ thuật đầu tư tiên tiến, giúp các tổ chức tài chính nội đòa học tập kinh nghiệm phát triển và giúp các nước này hoàn thiện các Luận văn 6 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cơ chế quản lý giám sát của mình. Lưu chuyển vốn cho phép các quốc gia tránh được những sự sụt giảm tiêu dùng và đầu tư trong thời kỳ khó khăn, giúp cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi vì nhu cầu và đầu tư vẫn được đảm bảo, đồng thời cung cấp tài chính cho các quốc gia để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế nội đòa. Trên phương diện toàn cầu, các dòng lưu chuyển vốn giúp phân bố có hiệu quả và sử dụng tốt nhất các nguồn tiết kiệm thế giới. Không có các dòng vốn quốc tế, thì không thể có sự cân bằng suất sinh lợi từ đầu tư giữa các nước, dẫn đến sự phân bổ sai các nguồn lực : những dự án đầu tư có khả năng sinh lợi cao ở một số nước có thể không được thực hiện vì thiếu vốn. Trong khi những dự án có tỷ suất sinh lợi thấp hơn ở những nơi khác lại được cấp vốn. Luân chuyển vốn tự do làm cho lãi suất toàn cầu trở thành chi phí sử dụng vốn và suất sinh lợi từ tiết kiệm tương xứng, chứ không phải lãi suất quốc gia. Tiết kiệm và đầu tư sẽ cân xứng trong phạm vi toàn cầu hơn là trong phạm vi một quốc gia. Như vậy, trong tình huống lý tưởng, đầu tư sẽ được tái phân bổ hướng tới những dự án sinh lời nhất trên cơ sở đã điều chỉnh rủi ro. Các dòng chảy vốn còn tạo ra cơ hội cho các giao dòch tiêu dùng tương lai, đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế và tối thiểu rủi ro v.v. Ngoài ra, dòng vốn quốc tế còn thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cho nước tiếp nhận. Qua đó, nước tiếp nhận được dòng vốn có thể cải thiện được khu vực tài chính, tăng cường tính thanh khoản của thò trường vốn, tạo sự phát triển sâu hơn và rộng hơn cho thò trường tài chính nội đòa. Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm, thuận lợi tạo ra cho nước tiếp nhận đầu tư, dòng vốn đầu tư quốc tế luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro, bất ổn (đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp) mà thực tế đã minh chứng được qua các cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này buộc các nước tiếp nhận dòng vốn quốc tế cần nhận thức rõ. Trước hết, sự di chuyển quá mức của các dòng vốn quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá, sẽ khiến cho hệ thống tài chính của nước tiếp nhận dễ bò tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải cú sốc từ bên trong hay bên ngoài nền kinh tế. Sự di chuyển vốn tự do không phải lúc nào cũng mang lại những phân phối tối ưu các nguồn lực, do các nhà đầu tư không thể đưa ra các quyết đònh đầu tư hoàn toàn chính xác trong tình trạng thông tin không đầy đủ và thiếu cân xứng. Tình Luận văn 7 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trạng này cũng khiến cho họ không đánh giá được hết các rủi ro liên quan đến các hoạt động của mình và do vậy, họ có xu hướng bắt chước theo những gì mà các nhà đầu tư khác làm. Hiện tượng này được mô tả là “hành vi cư xử theo đám đông”. Ngoài ra sự phát triển nhảy vọt trong lónh vực tài chính đã khiến các nhà đầu tư có thể đầu tư vào bất kỳ một thò trường nước ngoài xa xôi nào hoặc rút vốn ra khỏi thò trường đó một cách dễ dàng (điều này đặc biệt đúng với các trường hợp vốn ngắn hạn). Kết quả là các dòng vốn có thể dễ dàng đổi chiều một cách bất ngờ với quy mô lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát (hiện tượng đảo ngược dòng vốn), dẫn đến thực trạng là : khi dòng vốn đổ vào một quốc gia nào một cách quá mức, nó có xu hướng gây ra tình trạng phát triển quá nóng cho nền kinh tế, làm cho các hoạt động đầu tư trở nên kém hiệu quả, đi kèm là tình trạng “bong bóng” trong giá tài sản và lạm phát tăng cao, bên cạnh đó nguồn cung ngoại tệ dồi dào khiến cho tỷ giá dễ có xu hướng bò đánh giá cao so với giá trò thực của nó. Ngược lại, tình trạng rút vốn có thể xảy ra khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào chính sách vó mô của Chính phủ hay việc cơ cấu lại danh mục đầu tư. Lúc này với xu hướng bầy đàn và tính bất ổn, sức công phá mạnh của dòngvốn chảy ra có thể làm tiêu tan cả nền kinh tế của một quốc gia. Sự di chuyển của các dòng vốn này nhiều khi không được đưa vào thực trạng những nhân tố nền tảng của nền kinh tế quốc gia đó, kết quả là ngay cả quốc gia có một nền tảng cơ bản vững chắc cũng khó có thể tránh khỏi sự tấn công của các dòng vốn. Đây chính là bản chất các cuộc khủng hoảng mang đặc điểm của thế kỷ 21, một cuộc khủng hoảng cán cân vốn, đối lập với cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai truyền thống của thế kỷ 20. Việc tiếp cận quá dễ dàng với các nguồn tài trợ quốc tế có thể dẫn đến gánh nặng nợ quá mức, gây tác động xấu đến sự thònh vượng và phát triển bền vững của quốc gia đặc biệt là trong trường hợp nợ của nhà nước và các khoản nợ được vay ngắn hạn. Nợ nhà nước lại là phần trách nhiệm của toàn thể đất nước, không phụ thuộc vào thành công hay thất bại của một dự án riêng lẻ nào được tài trợ bằng khoản tiền đi vay này, do đó khuynh hướng sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn này là trường hợp thường gặp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nhà cho vay lại thường thích cung cấp tín dụng cho các chính phủ, bởi vì một quan điểm đơn giản là nợ của những nước có chủ quyền thì dó nhiên sẽ được hoàn trả. Như vậy việc vay nợ dễ dàng, trong khi hiệu quả đầu tư để đảm bảo trả nợ thì lại thấp, dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ và cuối cùng là mất khả năng chi trả. Luận văn 8 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Mặc dù với những rủi ro tiềm tàng và bất ổn khó dự đoán như trên, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào không thể thiếu sự bổ sung của nguồn lực quan trọngvốn đầu tư quốc tế. Nên các quốc gia không thể ngăn cản sự di chuyển của các dòng vốn qua biên giới. Vấn đề đặt ra là cần một giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích mà vốn mang lại, trong khi tối thiểu hóa được các rủi ro của chúng. Đối với những quốc gia có nền tài chính yếu kém, hệ thống ngân hàng còn lạc hậu, các quy đònh kiểm soát còn mỏng manh, thì kiểm soát vốn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ thò trường tài chính nội đòa. 1.2.2 Nhận đònh vò thế kiểm soát vốn trong quá trình hội nhập tài chính Kiểm soát vốn là bất kỳ chính sách nào nhằm giới hạn, kiểm soát hay đònh hướng lại các giao dòch tài khoản vốn ra hoặc vào một quốc gia, nó mang rất nhiều hình thức và được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế và mục tiêu của chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Tự do hóa tài khoản vốn từng được các nước xem là một yếu tố quan trọng cho mô hình phát triển, vì các nước này thường xuyên thiếu vốn trong khi muốn tăng trưởng. Trong khi nhiều nước đang phát triển đã hưởng được những lợi ích to lớn từ dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước thì sự chấm dứt đột ngột và đảo ngược các dòng vốn này lại dẫn đến các cuộc khủng hoảng với quy mô lớn. Và từ đây kiểm soát vốn đang dành lại vò thế của mình trong cách nhìn nhận của các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch đònh chính sách vó mô. Có thể thấy rằng, việc sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn một cách cực đoan có thể ngăn ngừa vốn chạy ra nước ngoài trong thời gian ngắn hạn nhưng có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư. Cũng cần lưu ý rằng hiệu quả kiểm soát vốn nên xử lý một cách cẩn thận không chỉ bởi vì khả năng của các cơ quan chức năng thực thi quá trình này như NHTW, cơ quan thuế, mà còn vì không giải quyết được những vấn đề tồn đọng một cách cơ bản. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy ở những nước đang phát triển nếu thả lỏng dòng vốn vào sẽ phải đối mặt với áp lực đầu cơ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính - tiền tệ, ngược lại nếu hạn chế hẳn thì sẽ bỏ qua cơ hội tận dụng vốn quốc tế để phát triển kinh tế. Kiểm soát vốn là biện pháp hữu hiệu, vừa cho phép dòng vốn vào, tạo cơ hội hoàn thiện thò trường tiền tệ trong nước vừa tránh được những tác động tiêu cực của dòng vốn vào. Bởi lẽ kiểm soát vốn tạo ra một bức tường bảo vệ nền kinh tế khỏi những bất ổn của các dòng vốn và ngăn chặn hiệu Luận văn 9 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quả việc đảo ngược dòng vốn đột ngột, đây vốn được xem là nguyên nhân chính gây ra những bất ổn nghiêm trọng cho nền kinh tế của một quốc gia. Kiểm soát vốn có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các bất ổn tài chính giữa các quốc gia, đó là các rào cản được thiết lập trong các giao dòch vốn có thể cách ly một quốc gia khỏi những biến động từ quốc gia khác. Điều này có ý nghóa quan trọng khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển rất mạnh mẽ. Kiểm soát vốn cho phép tiếp cận thường xuyên với các nguồn vốn quốc tế trong một phạm vi có thể kiểm soát được, giúp chính phủ các nước hoàn thiện các chính sách quản lý vó mô và tăng kinh nghiệm quản lý. Giới hạn vừa phải giao dòch tài khoản vốn có thể làm cho nền kinh tế phát triển hơn bằng cách bù đắp cho sự bất hoàn hảo của thò trường tài chính, bao gồm sự bất cân xứng về thông tin giữa các nhà đầu tư. Điều này có được là do việc áp dụng các biện pháp kiểm soát trên các nguồn vốn quốc tế đã tạo ra một cơ chế bảo hiểm mạnh mẽ hơn cho sự đầu tư được chấp thuận và tăng cường công khai hóa về thông tin tài chính. Trong một cơ chế tỷ giá cố đònh hoặc được quản lý chặt chẽ, kiểm soát vốn có thể giúp điều hòa các mục tiêu mâu thuẫn nhau trong các chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, kiểm soát vốn còn tạo được một cơ chế bảo hiểm ngoại hối ngầm để bảo vệ sự ổn đònh tài chính - tiền tệ của một quốc gia khi phải tiếp xúc với những dòng chảy vốn nóng, nhất là trong trường hợp dòng vào quá nóng làm tăng nguy cơ lạm phát hoặc khi các ngân hàng hay các thành phần kinh tế trong nước rơi vào vò thế ngoại hối không được bảo đảm do nhận thức không đầy đủ về rủi ro. Như vậy, với những ưu điểm của kiểm soát vốn và trước sự phát triển quá mạnh của đầu tư quốc tế cũng như các hoạt động đầu cơ tiền tệ hiện nay, khi mà không một quốc gia nào có đủ khả năng tận dụng hết các nguồn vốn cho sự phát triển mà lại chắc chắn thoát được những biến động bất lợi của nó, các biện pháp kiểm soát vốn cần thiết phải được áp dụng như là một cơ chế bảo hiểm cho nền tài chính nội đòa. Vấn đề là lập thời gian biểu cụ thể cho lộ trình tự do hóa tài khoản vốn trong quá trình hội nhập, nên xem xét và áp dụng một cách thận trọng các biện pháp kiểm soát vốn. Và có thể thấy rằng, kiểm soát vốnViệt Nam là một điều cần thiết, vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào để không gây sốc với nhà đầu tư và thò trường. Làm sao để TTCK tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước là những việc làm nên được cân nhắc một cách cẩn thận. Luận văn 10 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 1.3 XU HƯỚNG CHUNG CỦA DÒNG VỐN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Theo Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiêp Quốc (UNCTAD), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2006 đạt 1.225,5 tỷ USD, tăng 4,9% so với năm 2005 và vượt mức ấn tượng 1.000 tỷ USD năm 2000. Trên các thò trường mới nổi, đánh giá của Viện tài chính quốc tế (IIF) cho rằng dòng vốn đầu tư tư nhân năm 2006 đạt 417,9 tỷ USD, tuy giảm đôi chút so với mức tăng kỷ lục 479,6 tỷ USD năm 2005 nhưng đây vẫnnăm có mức tăng cao liên tiếp trong vòng nhiều năm qua. Nhìn chung, xu hướng dòng vốn trong những năm gần đây có thể được khái quát qua các số liệu như sau : Bảng 1.1: Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thò trường mới nổi giai đoạn 2004 - 2007 (tỷ USD) Năm 2004 2005 2006 Dự kiến 2007 1.Dòng vốn tư nhân 323,9 479,6 417,9 403,6 - Dòng vốn đầu tư cổ phần 185,3 240,7 259,7 245,2 - Đầu tư trực tiếp 146,8 185,7 201,9 193,7 - Đầu tư gián tiếp 38,5 55,0 57,7 51,5 - Dòng vốn tín dụng nợ 138,6 238,9 158,3 158,4 - Tín dụng ngân hàng thương mại 56,5 131,8 90,6 74,0 2. Dòng vốn tài trợ chính thức -16,0 -56,1 -47,7 -5,9 - Từ các tổ chức quốc tế -14,9 -39,3 -23,0 -4,4 - Tín dụng song phương -1,1 -16,7 -24,7 -1,5 3. Tổng cộng 307,9 423,5 370,2 397,7 Nguồn : Capital Flows to Emerging Makert Economics, Institute of international Finance, tháng 09/2006 Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thò trường mới nổi năm 2006 (370,2 tỷ USD) có giảm hơn so với năm 2005 (423,5 tỷ USD), sự suy giảm này chủ yếu do có sự sụt giảm nguồn vốn tín dụng của các NHTM và các TCTD khác trong năm 2006. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vẫn có xu hướng tăng nhanh do chính phủ các nước tiếp tục thực hiện những chính sách kinh tế vó mô ổn đònh, đẩy mạnh cải cách cơ cấu để tạo sự hấp dẫn về môi trường đầu tư. [...]... của Việt Nam trong việc tìm ra những biện pháp kiểm soát, điều tiết các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước theo đònh hướng sẽ là những nguồn lực bổ sung cho đầu tư phục vụ tăng trưởng kinh tế mang tính chất dài hạn, bền vững Luận văn 25 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VÀO VÀ VIỆC KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM TRONG. .. Quốc năm 1996 Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài FPI vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp (FDI), dòng FPI chỉ chiếm trung bình 7,6% dòng vốn FDI Luận văn 23 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập trong giai đoạn 1991-2002 Ngoài ra, trong khi dòng vốn FDI khá ổn đònh thì dòng FPI lại luôn tăng giảm khá thất thường trong suốt thời kỳ được... - Giai đoạn suy giảm mạnh năm 1994, từ 10,42 tỷ USD năm 1993 đột ngột xuống còn 0,89 tỷ USD Điều này phản ánh tác động của những biện pháp kiểm soát dòng vốn vào trong thời kỳ này - Giai đoạn 1995-1996 ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn vào Malaysia Dòng vốn gián tiếp vào lên đến 9,18 tỷ USD trong năm 1996 Phản ánh việc Luận văn 16 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai. .. quốc tế trong giai đoạn trước, trong cũng như sau khủng hoảng sẽ rất có ý nghóa đối Luận văn 15 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với Việt Nam Trong giới hạn luận văn này tác giả xin giới thiệu thực trạng việc thu hút vốn và một số biện pháp kiểm soát vốn của các quốc gia có một số nét tương đồng với Việt Nam trong đời sống văn hóa xã hội và cùng là những... hoảng tài khoản vốn Vốn chảy vào khu vực tư nhân và mang tính chất ngắn hạn, tiếp theo là sự đảo ngược dòng vốn một cách đột ngột và ồ ạt Luận văn 14 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 1.4 KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Một điều rất rõ là mặc dù có sự khác biệt đáng kể về thời gian và quy mô, nhưng dòng chảy vốn quốc tế... tế Vốn FPI vào Thái Lan Luận văn 20 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tăng mạnh trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng và liên tục giảm sút trong thời kỳ sau khủng hoảng, Trong thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng, FPI luôn có tỷ trọng cao hơn FDI nhưng vẫn nhỏ hơn so với vốn vay qua ngân hàng, thời kỳ 1992-1996, dòng vốn FPI chiếm 18,8% tổng dòng vốn. .. thu hút dòng vốn mới đồng thời giảm thiểu sự bất ổn đònh của dòng vốn Luận văn 19 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngắn hạn cũng như để việc rút vốn được tuần tự, không đột biến Malaysia quy đònh thời hạn duy trì vốn đầu tư gián tiếp sau 12 tháng mới được chuyển ra nước ngoài Áp dụng hệ thống thuế rút vốn giảm dần đối với việc rút vốn đầu tư vào cổ phiếu,... chỉ đạt 22%, ngoài nguồn vốn ODA, trong thời gian tới Việt Nam phải cần khoảng 9 tỷ USD cho mỗi năm (theo GSTSKH Nguyễn Mại – Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ) Luận văn 34 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập Nếu xét từ năm 2000 - thời kỳ sau khủng hoảng, đồ thò thể hiện quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam là một đường cong, điểm... hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987 Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, tăng 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD; có thêm 250 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh Luận văn 36 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập doanh ở nước ta lên đến... của Trung Quốc vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ Cung cầu Luận văn 24 Lê Duy Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngoại tệ trên thò trường tiền tệ liên ngân hàng được Chính phủ kiểm soát thông qua việc can thiệp vào thò trường ngoại hối và quy đònh các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ hoặc có nhu cầu mua ngoại tệ đều phải xin phép NHTW Trung Quốc . kiểm soát dòng vốn vào trong quá trình hội nhập là lý do thực hiện đề tài nghiên cứu Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập .. Phong Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập LỜI MỞ ĐẦU Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa

Ngày đăng: 02/04/2013, 14:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi giai đoạn 2004- -2007 (tỷ USD)  - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 1.1 Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi giai đoạn 2004- -2007 (tỷ USD) (Trang 10)
Bảng 1.2: Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi phân theo khu vực giai đoạn 2004-2007 (tỷ USD)  - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 1.2 Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi phân theo khu vực giai đoạn 2004-2007 (tỷ USD) (Trang 11)
Bảng 1.3 : Vốn tư nhân nước ngoài ròng vào nền kinh tế Malaysia, thời kỳ 1990 -1998 (tỷ USD)  - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 1.3 Vốn tư nhân nước ngoài ròng vào nền kinh tế Malaysia, thời kỳ 1990 -1998 (tỷ USD) (Trang 16)
Hình 2. 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 (%) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Hình 2. 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 (%) (Trang 25)
Hình 2. 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua một số năm (triệu USD) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Hình 2. 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua một số năm (triệu USD) (Trang 27)
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu của các NHTM CP quy mô lớn được lựa chọn (tỷ đồng)  - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu của các NHTM CP quy mô lớn được lựa chọn (tỷ đồng) (Trang 31)
Hình 2.3 : Thu hút vốn FDI qua các năm (tỷ USD) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Hình 2.3 Thu hút vốn FDI qua các năm (tỷ USD) (Trang 34)
Hình 2.4 : Vốn ODA cam kết và giải ngân qua các giai đoạn (tỷ USD) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Hình 2.4 Vốn ODA cam kết và giải ngân qua các giai đoạn (tỷ USD) (Trang 40)
Bảng 2. 2: Tỷ trọng nợ/GDP qua các năm (%) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 2. 2: Tỷ trọng nợ/GDP qua các năm (%) (Trang 42)
Bảng 2.3 : Lượng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1999-2006 (triệu USD) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 2.3 Lượng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1999-2006 (triệu USD) (Trang 44)
Hình 2.5 : Biến động tỷ giá USD/VND qua các năm (đồng) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Hình 2.5 Biến động tỷ giá USD/VND qua các năm (đồng) (Trang 46)
Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
nh hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua (Trang 52)
Bảng 2.4 : Cân bằng dự toán ngân sách Việt Nam giai đoạn 2000-2006 (ngàn tỷ đồng) - 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Bảng 2.4 Cân bằng dự toán ngân sách Việt Nam giai đoạn 2000-2006 (ngàn tỷ đồng) (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w