Dòng ngoại hối chuyển từ các khoản thu nhập cá nhân ở nước ngoà

Một phần của tài liệu 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 43 - 45)

Kiều hối, hiểu nôm na là tiền từ nước ngoài được gửi về cho người trong nước, và thông thường là tiền của Việt kiều ở nước ngoài gởi về cho thân nhân, người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Điều quan trọng là kiều hối đang ngày càng thể hiện giá trị ở chiều sâu đời sống xã hội, thay vì được dùng để cải thiện đời sống của người tiếp nhận như trong giai đoạn trước đây, thì nay kiều hối đang thực sự khẳng định xu hướng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

Hiện nay mức tiết kiệm trong nước còn thấp, chỉ đạt khoảng 30,1% GDP, trong khi nhu cầu đầu tư đang ngày càng cao, với mục tiêu đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 – giai đoạn cất cánh và tăng trưởng cao hay nói cách khác là giai đoạn tạo đà cho công nghiệp hóa với lượng vốn đầu tư hàng năm trung bình gấp đôi so với hiện tại để đảm bảo mức độ tăng trưởng trên 7,5%, thì dòng vốn kiều hối sẽ đóng vai trò không nhỏ góp phần vào tổng dòng vốn đầu tư toàn xã hội. Ngoài ra, nguồn ngoại hối từ dòng vốn này cũng là nguồn bổ sung

đáng kể vào nguồn dự trữ ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá và giảm thâm hụt cán cân thanh toán.

Thật vậy, dòng vốn kiều hối là kênh ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh thu hút nào có thể sánh nổi. Ở một giác độ nào đó có thể thấy rằng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng hóa, chi phí tiếp thị, vận chuyển.. ; dòng FDI thì vốn của nhà đầu tư nước ngoài, vốn sẽ được thu hồi lại, lợi nhuận đầu tư sẽ chuyển cho chủ đầu tư nước ngoài; dòng vốn ODA phần lớn vẫn là vốn vay, việc giải ngân không đơn giản, nếu không được sử dụng hiệu quả thì trở thành gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Còn dòng vốn kiều hối mang về hàng tỷ USD mà hầu như người thụ hưởng hầu như không mất một đồng chi phí nào, nó được xem như là “lãi ròng” vì không có chi phí đầu tư.

Bảng 2.3 : Lượng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1999-2006 (triệu USD)

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Lượng kiều hối

1.200 1.757 1.820 2.100 2.700 3.200 3.800 4.200

Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2005-2006

Có thể thấy rằng, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trên 1 tỷ USD vào cuối thập niên 90, tăng dần qua các năm và đến năm 2006 đạt con số kỷ lục là 4,2 tỷ USD.

Đạt được mức tăng trưởng này qua các năm là do nước ta thực hiện hàng loạt chính sách mang tính khuyến khích, thậm chí đột phá để tạo sự thông thoáng và tin tưởng của bà con Việt kiều lẫn người thân trong nước. Các quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam hiện hành đã từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, đặc biệt là chính sách kiều hối ngày càng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Người nhận kiều hối không phải đóng thuế thu nhập, giá trị kiều hối chuyển về không hạn chế, các đơn vị chi trả kiều hối đưa tiền đến tận nhà cho người thụ hưởng với mạng lưới trên khắp đất nước. Hiện có khoảng 80 tổ chức kinh tế ở nước ngoài tham gia chuyển tiền về Việt Nam, tập trung ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp v.v. mạng lưới chi trả trong nước ngoài hệ thống ngân hàng còn có khoảng 25 tổ chức kinh tế được cấp phép thực hiện nhận, chi trả kiều hối.

Ngoài ra, theo xu thế hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có những chính sách, quy định thu hút được sự quan tâm, kích thích đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào trong nước như :

- Nhà nước mở ra cho người dân trong và ngoài nước giao dịch vốn với nhau, tiền được chuyển vào qua các kênh chính thức sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người vay, các giao dịch vay mượn này được thực hiện trên cơ sở pháp luật.

- Việc ra đời Nghị định 81/2001/NĐ-CP về việc cho phép Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam cũng tạo sự quan tâm, thu hút lượng kiều hối đáng kể. Chính phủ Việt Nam thực thi nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đoàn tụ với gia đình (nếu được gia đình bảo lãnh) cũng như cho Việt kiều về nước thăm thân nhân, quê hương đất nước v.v.

- Cuối tháng 09/2005, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có Việt kiều) lên 49%, thay vì mức 30% như trước. Đây là một cơ chế mới được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Việt kiều đánh giá cao sau nhiều kiến nghị và thời gian chờ đợi.

Một phần của tài liệu 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)