Tác động của chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 45 - 47)

Từ ngày 26/02/1999 Chính phủ công bố quyết định 65/1999/QĐ về chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, NHNN công bố tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá này được sử dụng làm cơ sở để các TCTD xác định tỷ giá mua vào, bán ra với biên độ là 0,1%. Từ ngày 01/07/2002, biên độ này được mở rộng ra là 0,25%. NHNN Việt Nam sẽ can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để điều chỉnh tỷ giá trung tâm căn cứ mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ. Về thực chất, đây là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý không công bố trước tỷ giá nhưng có quy định biên độ hẹp. Với cơ chế này, tỷ giá USD/VND được duy trì tương đối ổn định mặc dù các biến số giá cả khác như giá vàng, giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế cũng như lãi suất cả trong và ngoài nước diễn ra khá phức tạp.

1300014000 14000 15000 16000 17000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Hình 2.5 : Biến động tỷ giá USD/VND qua các năm (đồng)

Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2004, 2005, 2006

Tốc độ tăng tỷ giá qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 lần lượt ở các mức 3,4%, 3,8%, 2,1%, 2,2%, 0,4%, 0,79% và năm 2006 cũng chỉ tăng 1,36%. Từ thực tế trên, có thể thấy rằng tỷ giá hối đoái VND so với USD từ năm 2000 cho đến nay có biến động tăng lên (nhưng với biên độ vừa phải). Hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thì VND đang được định giá cao và cần phải cho phá giá đồng Việt Nam thêm nữa. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về xác định tỷ giá thực của VND, kết quả của các nghiên cứu này đều cho thấy nhận định trên là đúng. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Việc duy trì tỷ giá ở mức gần như ổn định như trên qua các năm, ở chừng mực nào đó là có lợi cho cả nhập khẩu và xuất khẩu, hạn chế sự di chuyển từ VND sang USD của các doanh nghiệp và dân cư, dự trữ ngoại hối của nhà nước và quỹ bình ổn tỷ giá được tăng cường, đem lại sự đánh giá cao đối với mức xếp hạng rủi ro của Việt Nam.

Năm 2004, để phù hợp với những diễn biến của thị trường ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá có những bước đổi mới quan trọng. Tỷ lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ tại NHTM giữ ở mức 0%, quy định biên độ giao dịch tỷ giá giữa NHTM với khách hàng. Với quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 08/12/2004 của Thống đốc NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của TCTD đối với khách hàng thay thế quy định tương tự trước đó được ban hành từ năm 1998, đã có những thay đổi quan trọng về lĩnh vực này. Thứ nhất là mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, các tổ chức và cá nhân đều được tham gia vào hầu hết các giao dịch hối đoái, như kỳ hạn, giao ngay và quyền lựa chọn tiền tệ, trừ nghiệp vụ giao dịch hoán

đổi. Thứ hai, quy định mới thông thoáng hơn với việc bãi bỏ các quy định về điều kiện và thủ tục xin giấy phép giao dịch kỳ hạn, hoán đổi. Thứ ba, thông qua quy định chính thức quyền lựa chọn tiền tệ – Option, quy chế mới nới lỏng những quy định về kiểm soát, đồng thời cung cấp thêm cho thị trường hối đoái một công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho doanh nghiệp và các thành viên thị trường ngoại hối.

Năm 2006, trên thị trường tiền tệ quốc tế, đồng đô la Mỹ có sự biến động mạnh theo chiều hướng giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh theo hướng tăng giá đồng Nhân dân tệ. Giá vàng cũng biến động mạnh. Tuy nhiên tỷ giá giữa Đồng Việt Nam so với USD trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng 1,36%. Trên thực tế, để ổn định tỷ giá, NHNN tiếp tục duy trì biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng được giữ ổn định như các năm trước đây là +- 0,25%. Bên cạnh đó, NHNN sẵn sàng thực hiện các mua bán can thiệp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua đó tăng cường quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Ngoài ra, tỷ giá ổn định còn được sự hỗ trợ bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối ước tính cả năm 2006 là 4,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80% được chuyển qua kênh ngân hàng. Nguồn thu từ khách du lịch quốc tế và người nước ngoài đến Việt Nam học tập, công tác v.v. cũng tăng đáng kể, nguồn vốn ngoại tệ nước ngoài chuyển vào đầu tư chứng khoán. Số vốn ngoại tệ đó đều được chuyển sang Việt Nam đồng, làm tăng nguồn cung ngoại tệ phục vụ cho các nhu cầu nhập khẩu, thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài.

Một phần của tài liệu 65 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)