Điều này có nghĩa là,trong khoảng thời gian cho phép của một tiết dạy vấn đề mà giáo viên cần quantâm không phải là mình đã làm được những gì mà là học sinh có tâm trạng, tâmthế, thái độ
Trang 1I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội càng ngày càng phát triển Do đó, nhu cầu giao tiếp, học tập,nghiên cứu…không ngừng tăng lên Điều đó đồng nghĩa với việc con ngườikhông thể chỉ biết và sử dụng một ngôn ngữ nhất định (tiếng mẹ đẻ) Việc họctập và sở hữu thêm một ngoại ngữ nào đó - đặc biệt là tiếng Anh, một phươngtiện giao tiếp quốc tế hữu hiệu - dần trở thành một nhu cầu thiết yếu Vì vậy, dạy
và học tiếng Anh tại trường phổ thông là một tất yếu để đưa con người dần tiếnđến cái đích của sự giao tiếp quốc tế đa phương diện
Như một xu hướng phát triển tất yếu, Giáo dục cũng phải có nhiều thayđổi để phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội hiện đại Tiếng Anh đã trởthành một môn học bắt buộc trong hệ thống Giáo dục quốc dân ở Việt Nam.Cũng như bất kỳ một môn học nào khác, cộng thêm những yếu tố mang tínhchất đặc thù bộ môn, việc dạy và học tiếng Anh đòi hỏi những phương pháp,phương tiện dạy học phù hợp và thường xuyên được đổi mới Hướng đổi mới làgiảng dạy đạt hiệu quả và chất lượng, lấy người học làm trung tâm Để một giờhọc Ngoại Ngữ đạt kết quả, giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy họcphù hợp, những hỗ trợ thích hợp từ phương tiện dạy học, phù hợp với từng tiếtdạy, từng đối tượng học sinh và đặc biệt là thật hứng thú Điều này có nghĩa là,trong khoảng thời gian cho phép của một tiết dạy vấn đề mà giáo viên cần quantâm không phải là mình đã làm được những gì mà là học sinh có tâm trạng, tâmthế, thái độ như thế nào đối với các hoạt động mà giáo viên tổ chức và mức độtham gia của từng đối tượng học sinh vào hoạt động đó
Với thực tế giảng dạy tại trường, đa phần học sinh có vốn tích lũy về kiếnthức ngôn ngữ tiếng Anh rất ít Vì vậy nếu giáo viên chỉ giảng dạy theo mộtcách thức đơn điệu, lặp lại thì sự buồn tẻ, nhàm chán của không khí tiết họccộng với sự e ngại, rụt rè của học sinh sẽ khiến cho tư duy của các em dần trởnên ngại và lười hoạt động Khi giáo viên đặt học sinh vào những tình huống cóvấn đề và yêu cầu các em phải tìm cách giải quyết chúng, giải quyết độc lập,theo cặp hay theo nhóm, thì buộc học sinh phải suy nghĩ theo các hướng khác
Trang 2nhau, nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách, nhiều khía cạnh và từ đó tìm ra cách tốtnhất cho vấn đề đó.
Chính vì lý do đó tôi đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng áp dụng kỹ thuật
“brainstorming” trong các tiết dạy tiếng Anh cho học sinh THPT Việc áp
dụng kỹ thuật này sẽ giúp học sinh làm việc một cách tích cực, tự giác và chủđộng, ngoài ra còn thúc đẩy sự tự tin và sáng tạo của các em, tạo cho các em mộtthói quen tốt trong học tập và một kĩ năng trong cuộc sống: biết nhìn nhận mộtvấn đề nào đó toàn diện hơn
II CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Khái niệm “Brainstorming”
Brainstorming (BSM) (Công não/Tấn công não/tập kích não/Động não) là
một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm Kỹ
thuật này được Alex F Osborn (1888 -1966), một nhà quản trị quảng cáo người
Mỹ, đề cập trong cuốn sách Applied Imagination: Principles and Procedures of
Creative Problem Solving Trong cuốn sách này ông miêu tả BSM như là một
kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặctrưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùngmột thời gian theo một nguyên tắc nhất định Đây là một phương pháp đặc sắc,dùng sơ đồ tư duy (Mind Map) là một công cụ hỗ trợ, để phát triển nhiều giảipháp sáng tạo cho một vấn đề Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ýtưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó Các
ý niệm/ hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng vàngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt Các ý kiến có thểrất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất củavấn đề mà những người tham gia nghĩ tới Trong BSM thì vấn đề được đào bới
từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ đượcphân nhóm và đánh giá
Trang 3
Với đặc điểm như vậy, từ lâu người ta đã sử dụng kỹ thuật này vào trong rấtnhiều lĩnh vực đặc biệt là những lĩnh vực, hoạt động cần sự đột phá, sáng tạo
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Và dần dần, kỹ thuật này được áp dụng vào quá trình dạy học nhằm mang đến cho học sinh, sinh viên một cách thức làm việc mới chủ động, sáng tạo,
Trang 4tích cực để giải quyết các nhiệm vụ và tình huống học tập của bản thân và của tập thể lớp.
2 Cách thức tiến hành BSM.
BSM có thể tiến hành bởi một hay nhiều người Số lượng người tham gia
nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người Theo A Osborn, để tiến hành BSM theo nhóm cần có các bước sau:
a Trong nhóm chọn ra một nhóm trưởng để điều khiển và một người thư ký
để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thựchiện)
b Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được BSM Phải làm cho mọi thành viêntrong nhóm hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu
c Thiết lập các "luật chơi" cho hoạt động BSM Chúng nên bao gồm:
Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc
Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá,phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp củathành viên khác
Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai
Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lặp lạiđều sẽ được thu thập và ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong mộtchữ, một từ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ)
Vạch định thời gian cho hoạt động và ngưng khi hết giờ
d Bắt đầu BSM: Nhóm trưởng chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ýkiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc) Người thư ký phải viết xuống tất
cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lênbảng chẳng hạn) Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bìnhluận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt hoạt động BSM.Trong suốt quá trình này nhóm trưởng phải là người biết cách cân bằng
Trang 5hoạt động của tất cả các thành viên trong nhóm sao cho mỗi người đều có
cơ hội đưa ra ý kiến cá nhân của mình, tránh tình trạng một vài người quátích cực còn những người khác thì hầu như không có ý kiến gì
e Sau khi kết thúc hoạt động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câutrả lời Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời, bao gồm:
Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại
Góp các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng về nguyên tắchay nguyên lí
Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp
Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn luận thêm về câu trả lời chung
Với cách thức làm việc như vậy thì dù muốn hay không, dù nhiều ý tưởnghay ít thì mỗi thành viên đều phải đưa ra ý kiến cá nhân để đóng góp cho vấn đềchung Và như vậy nếu học sinh tham gia vào các hoạt động BSM để tìm cáchgiải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên yêu cầu các em sẽ không phải sợhay e ngại rằng ý kiến của mình sẽ bị phản bác Điều đó thúc đẩy sự tự tin củamỗi cá nhân và động viên các em tư duy về vấn đề, và hình như nó còn tạo ramột sự cạnh tranh ngầm giữa các thành viên trong nhóm trong việc dành lấy cơhội để đưa ý tưởng và cũng hi vọng rằng ý tưởng đó sẽ trở thành lựa chọn chunghợp lí nhất của nhóm
3 Vai trò của BSM trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Luật Giáo dục 2005, điều 28, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mớiphương pháp dạy và học theo hướng tích cực Trong việc đổi mới phương phápdạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quantâm hàng đầu Trong suốt 5 năm qua, chúng ta cũng đã không ngừng đổi mới để
hưởng ứng cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mục đích cũng chính là tạo nên một chuyển biến trong mối quan hệ giữa
Trang 6giáo viên và học sinh với các hoạt động học tập mà mục tiêu cuối cùng là tạo rađược sự tích cực và chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.Trong rất nhiều kỹ thuật dạy học (KTDH) thường dùng, có thể kể đến một sốKTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não(Brainstorming), kỹ thuật thông tin phản hồi, … Như vậy, BSM (với việc hỗ trợcủa sơ đồ tư duy (Mind Map) chính là một trong những KTDH hiệu quả tạo nên
sự chuyển biến trong tư duy của người học
Sự chuyển biến về hoạt động học tập trong lớp có thể thể hiện qua sơ đồsau:
Nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy sự biến đổi một cách căn bản, có thểnói là sự đảo chiều, trong vai trò của giáo viên và học sinh đối với các hoạt độngtrong lớp học Nếu như trong PPDH truyền thống, giáo viên là người giữ vai tròchủ đạo, là nền móng cho mọi hoạt động, hoạt động của giáo viên chiếm phần
Học sinh
Giáo viênGiáo viên và học sinh
Giáo viên và học sinh
Giáo viên
Học sinh
Trang 7lớn trong tổng số hoạt động chung của một tiết học trong lớp thì ở PPDH tíchcực, “linh hồn” của các hoạt động trong lớp chính là học sinh Các em “dành”lấy và chiếm hữu đa phần hoạt động của lớp học.
Trong PPDH mới này, mối tương quan giữa giáo viên và học sinh có thể đượcmiêu tả trong sơ đồ sau:
Định hướng
Tổ chức
Hỗ trợ, cố vấn, đánh giá
Nghiên cứu, tìm hiểu
Trang 8Trong sự tương tác này, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, định hướng và tổchức các hoạt động học tập còn học sinh mới là chủ thể thực hiện hoạt độngbằng cách tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và tự đánh giá, tự điều chỉnh phương pháphọc tập của mình Như vậy trong trong mối quan hệ tương tác này yếu tố quantrọng nhất chính là sự tự giác của học sinh
Với kỹ thuật BSM, học sinh sẽ tự giác tư duy, chủ động và tích cực hoạtđộng để tìm ra các giải pháp cho các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra Do
đó, BSM góp phần vào việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực
III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Tiếng Anh đã là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dâncủa nước ta, song vấn đề dạy và học nó vẫn chưa đạt được sự đồng bộ trong hiệuqủa và chất lượng giữa các vùng miền, khu vực Đặc biệt sự quan tâm hứng thúđối với môn học này cũng có sự phân hóa rõ rệt giữa học sinh thành thị và họcsinh nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn Sự khác biệt này xuất phát từ
cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan
Thứ nhất, giáo viên không tự đổi mới PPDH Chúng ta đề cập nhiều đến
việc đổi mới và tính tất yếu của việc đổi mới PPDH Đó là dạy học tích cực, lấyngười học làm trung tâm, là chủ thể của hoạt động học tập Tuy nhiên việc đổimới đó không thể thực hiện trong một sớm một chiều nhất là khi PPDH truyềnthống ăn sâu tạo nên gốc dễ, tạo nên lối mòn khó thay đổi Chúng ta thẳng thắnnhìn nhận rằng đang tồn tại rất nhiều tiết học tiếng Anh không “warm up” Đơngiản chỉ là kiểm tra bài cũ, kiểm tra sĩ số học sinh và ghi tiêu đề bài mới rồi kếtiếp là hàng loạt các hoạt động thuyết trình: thuyết trình về nghĩa từ vựng, về
Trang 9cách dùng của một cấu trúc ngữ pháp v.v… Các tiết dạy diễn ra tương tự khôngphân biệt đối tượng học sinh, không phân biệt nội dung bài học cũng khôngquan tâm đến việc phải có sự hỗ trợ của một phương tiện dạy học nào đó chophù hợp Tình trạng đó dẫn đến một không khí hết sức nhàm chán và buồn tẻ.Học sinh không hề thấy hứng thú, không có yếu tố bất ngờ thu hút các em,không có tình huống có vấn đề để tác động vào tư duy của các em Hậu quả làmột sự mệt mỏi, uể oải, mất tập trung kéo dài.
Thứ hai, vốn tích lũy của học sinh về ngôn ngữ tiếng Anh rất ít Mặc dù
học sinh đã được tiếp cận với môn tiếng Anh ở cấp THCS, tuy nhiên khi bướcvào cấp THPT thì hầu như vốn tích lũy của các em là rất ít, đặc biệt là học sinhvùng nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa Điều này một phần xuấtphát từ thực tế dạy học ở trên Khi học sinh đã cảm thấy không hứng thứ vớimôn học vì giáo viên không mang đến cho các em những bất ngờ thú vị từ chínhmôn học đó thì không nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và khám phá về môn học Điềunày dẫn đến việc các em hết sức e ngại, rụt rè trong các hoạt động do giáo viên
tổ chức trong các tiết học tiếng Anh ở trường THPT Các em lúng túng và bốirối khi không thể giải quyết được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho do những hạnchế về mặt kiến thức Và nếu tiếp tục để tình trạng này tồn tại, thì các tiết họctiếng Anh sẽ lại trôi qua trong một không khí nặng nề
Thứ ba, phương tiện dạy học đặc thù còn nhiều thiếu thốn Một trong
những hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực là áp dụng các phương tiệndạy học (PTDH) phù hợp với đặc trưng của bộ môn Sự hỗ trợ của các PTDHmới, phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học Tuynhiên, thực tế ở nhiều trường học các PTDH tối thiểu cho môn học tiếng Anhnhư đài catsette, điã CD vẫn còn thiếu, chứ chưa kể đến hệ thống tranh ảnh minhhọa hay mô hình, vật thật, … Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề đổi mớiPPDH và nâng cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh
Trang 10Thứ tư, học sinh không tự đổi mới phương pháp học Trải qua một thời
gian học tập ở cấp tiểu học và THCS, học sinh đã tự tìm ra cho mình mộtphương pháp học nhất định Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng cònphù hợp với các môn học ở cấp THPT, đặc biệt trong trong tình hình đổi mớiPPDH như ngày nay mà mục tiêu là tạo nên sự chuyển biến, đưa học sinh trởthành chủ thể của mọi hoạt động học tập Tuy nhiên, do thói quen hay do nhữnghạn chế nhất định về năng lực học tập, học sinh vẫn giữ những phương pháp họctập cũ rất thụ động, không tự giác và tích cực Điều này đã tạo nên một rào cảnkhiến học sinh không thể lĩnh hội hết tri thức của môn học Các em không đủ tựtin hoặc không tự giác tham gia vào các hoạt động học tập Điều này khiến chotiết học trở nên vô cùng khó khăn và không hiệu quả
Với tất cả những tồn tại trên, để quá trình dạy - học tiếng Anh đạt hiệuquả thì bản thân giáo viên phải biết khắc phục tất cả những hạn chế từ phía họcsinh và những thiếu thốn về PTDH, tự đổi mới PPDH của mình, kết hợp vớinhững KTDH mới bên cạnh việc tận dụng những điều kiện hiện tại nhằm “cáchmạng hóa” một giờ học tiếng Anh truyền thống
IV GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ HỌC TIẾNG ANH BẰNG CÁCH ÁP DỤNG KỸ THUẬT BRAINSTORMING.
Như đã đề cập, BSM là một kỹ thuật dùng sự hỗ trợ của sơ đồ tư duynhằm tìm ra các giải pháp cho một vấn đề, và nó thật sự hiệu quả khi làm việctheo nhóm Làm việc theo nhóm đã là một hình thức hoạt động mới nhằm đổimới PPDH mà ở đó giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng, tổ chức và cố vấn cònhọc sinh mới là chủ thể tích cực, chủ động tìm ra hướng giải quyết và tự giảiquyết vấn đề BSM sẽ phát huy tinh thần và khả năng hoạt động nhóm (teamwork) trong một giờ học tiếng Anh Sự hợp tác này là không thể thiếu nếu muốnđạt được mục đích giao tiếp trong quá trình dạy - học Tiếng Anh nói riêng và
Trang 11ngoại ngữ nói chung BSM có thể áp dụng trong nhiều khâu của quá trình lênlớp từ khâu vào bài (warm up), đến quá trình giải quyết các yêu cầu chính củabài học (task); có thể áp dụng trong các phần từ: Reading, Speaking, Listening,Writing hay Language Focus Ở mỗi khâu, mỗi phần, BSM đều đem lại nhữnghiệu quả nhất định và kích thích, lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh.
Có thể tiến hành BSM trong lớp học theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm Trong quá trình chia
nhóm cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm
để có sự hỗ trợ lẫn nhau Tránh tình trạng nhóm này và nhóm kia có sự chênhlệc quá lớn về năng lực học tập môn tiếng Anh Bởi vì nếu điều đó xảy ra sẽ cónhóm học sinh không thể tiến hành được hoạt động BSM theo mong muốn Cácnhóm tự chọn nhóm trưởng (leader) và thư ký (secretary) Trong một số hoạtđộng hay nhiệm vụ nhất định giáo viên có thể làm đồng thời hai vai trò này Khi
đó nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp học sinh và công cụ hỗ trợ lúc này có thể
là bảng viết
Bước 2: Giao vấn đề cần BSM cho các nhóm Ở bước này, giáo viên cần
phải làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành Cóthể giao một chủ đề cho tất cả các nhóm để cuối cùng có sự tổng hợp chung và
so sánh hiệu quả công việc của các nhóm hoặc mỗi nhóm một vấn đề cần giảiquyết độc lập
Bước 3: Tiến hành hoạt động BSM Nhóm trưởng sẽ điều khiển các
thành viên trong nhóm BSM, tức là yêu cầu tất cả các thành viên đều phải có ýtưởng hay ý kiến về vấn đề và thư ký có nhiệm vụ ghi chép tất cả (ngoại trừnhững ý kiến trùng lặp) Trong một số trường hợp có thể chấp nhận ý kiến đượcđưa ra bằng tiếng Việt nếu một số học sinh có hạn chế về năng lực học tập môntiếng Anh như vốn từ ít Các thành viên có thể nói ra ý kiến của mình (speakout) để thư ký ghi chép hoặc viết ra giấy (giấy viết, giấy take-note, giấy