1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề: Các phương pháp chế biến thức ăn trong nuôi dưỡng động vật

20 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 576,94 KB

Nội dung

I. PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN.. 11. Phương pháp lên men ướt 12. Phương pháp lên men khô ẩm.. 2II. CHẾ BIẾN THỨC ĂN TỪ CÂY KHOAI MÌ 31. Chế biến lá khoai mì làm thức ăn trong chăn nuôi 32. Kỹ thuật ủ chua củ sắn làm thức ăn cho gia súc. 52.1 Nguyên tắc ủ chua. 62.2 Thứ tự các bước ủ chua củ sắn tươi như sau. 7III. CHẾ BIẾN THỨC ĂN THÔ XANH CHO GIA SÚC, GIA CẦM 91. Thức ăn ủ xanh (ủ chua

Trang 1

1

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN TRONG NUÔI DƯỠNG ĐỘNG VẬT

I PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN

Có 2 phương pháp lên men thức ăn:

- Phương pháp lên men ướt (lên men thức ăn với nhiều nước)

- Phương pháp lên men khô - ẩm (với lượng nước ít)

1 Phương pháp lên men ướt

- Rất dễ làm, không tốn công, cho lên men nhanh trong

mọi điều kiện; có thể lên men các loại

bã đậu, bã sắn, các loại rau cỏ đã nghiền nát bằng máy 3A, thức ăn lên men đạt chất lượng tốt

- Phương pháp này áp dụng tốt nhất với các hộ chăn nuôi gia đình, với lượng thức ăn ít, có thể cho

ăn hết trong ngày

Để tạo ra 200kg thức ăn gia súc đã ủ men làm như sau:

- Cân lấy 60kg các nguyên liệu khô như ngô, thóc, sắn… đưa vào máy băm nghiền đa năng 3A dùng chế độ nghiền bột khô, nghiền nhỏ thành dạng bột

Trang 2

2

- Cân lấy 40kg các nguyên liệu như rau, bèo, cỏ, bã đậu,

bã sắn… đưa vào máy băm nghiền đa năng 3A dùng chế độ nghiền nhuyễn để nghiền nát ra

- Tạo nước men bằng cách lấy 0,5kg men vi sinh BTV và 4kg bột đã nghiền cho vào thùng, sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, không nhiễm mặn ), khuấy đều để trong 1 giờ

- Tiếp theo lấy 66kg bột đã nghiền cộng với 30kg nguyên liệu rau, bèo đã nghiền nát trên trộn cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, thấy nước hơi ngập mặt bột

là được

- Để hở miệng thùng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng Thùng để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè

để lên men được tốt

Thời gian lên men: Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời (nhiệt

độ từ 30°C trở lên thì để khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30°C trở xuống thì từ 24 - 48 giờ), khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ thì có thể làm thức ăn cho đàn gia súc

2 Phương pháp lên men khô - ẩm

Quy trình lên men chặt chẽ hơn và chỉ dùng lên men với các loại bột (không tận dụng được rau cỏ nghiền hoặc bã đậu,

bã sắn, ), có thể áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi lớn

Cách làm như sau:

Cho 100kg bột ngô, cám vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vi sinh BTV (thành phần tạo nước men gồm: 0,5kg men vi sinh BTV và 2kg bột ngô hoặc cám và 40 lít nước), trộn đều cho đến khi bột tơi và ẩm Sau đó cho vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn chặt,

Trang 3

3

để hở miệng bao tải, sau 5 - 6 giờ thì buộc chặt hoặc đậy kín,

ủ ở nơi ấm (trời lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng)

Thời gian ủ lên men: Nhiệt độ ngoài trời cao (trên 30°C)

để khoảng 24 - 36 giờ, nhiệt độ ngoài trời thấp (dưới 25°C)

để khoảng từ 36 - 48 giờ Thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là dùng được (100kg bột sau khi lên men ẩm sẽ được 135

- 140kg thức ăn đã lên men)

Cả hai phương pháp đều cho hiệu quả tốt Bà con chăn nuôi có thể lựa chọn cách nào cho phù hợp với điều kiện thực

tế Nên sử dụng lượng thức ăn đã lên men trong 1 - 2 ngày, để lâu thức ăn sẽ quá chua, ảnh hưởng đến chất lượng Do thức

ăn đã được lên men bằng những vi khuẩn có ích nên lượng phân của gia súc ít, không có mùi, có thể sử dụng để làm phân bón trực tiếp cho các loại cây trồng trong vườn nhà

Áp dụng mô hình ủ thức ăn bằng “Men vi sinh BTV” sẽ mang lại hiệu quả cao: Đàn lợn phát triển tốt, tăng trọng nhanh; Giảm nhân công lao động và chi phí thức ăn; Giảm tỷ

lệ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột; Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm

II CHẾ BIẾN THỨC ĂN TỪ CÂY KHOAI MÌ

1 Chế biến lá khoai mì làm thức ăn trong chăn nuôi

Cây khoai mì là cây màu lương thực quan trọng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới Nam Mỹ, Châu Phi, Châu

Á và nhất là vùng Đông Nam Á và Ấn Độ

Ở nước ta, hàng năm có khoảng gần 300.000ha mì Lúc thu hoạch củ có thể tận dụng nguồn lá và ngọn mì để làm

Trang 4

4

thức ăn cho gia súc, gia cầm Ngọn, lá khoai mì khá nhiều năng lượng, đạm, khoáng và Vitamin

Đặc biệt, hàm lượng protein trong ngọn, lá mì rất lớn, chiếm khoảng 18 - 27% trong vật chất khô, tùy theo lá già

trong lá mì tương đuơng với đậu nành, giá đậu, các

lá cây bộ đậu Mặt khác, thành phần axit Amin trong lá lại rất cân đối

điểm trên, nếu sử dụng rộng rãi lá mì vào chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tuy nhiên, trong ngọn và lá mì lại chứa rất nhiều chất độc (axit Cyanhydric HCN) Hàm lượng HCN trong lá tươi khá cao, đắng, có tới 25mg%, còn lá mì ngọt thường trên 10mg% Đây là điều trở ngại duy nhất cho việc sử dụng lá mì vào chăn nuôi gia súc, gia cầm Để khắc phục trở ngại trên, tập thể tác giả thuộc Bộ môn Dinh dưỡng - Viện Chăn Nuôi quốc gia đã tiến hành một loạt các biện pháp chế biến có khả năng khử được độc tố trên trong lá để làm thức ăn trong chăn nuôi như:

- Băm nhỏ, nấu chín

- Băm nhỏ, ủ chua 1 tuần

- Băm nhỏ, phơi khô, tán bột

Trang 5

5

- Băm nhỏ, ngâm nước muối 5% trong 12 giờ, phơi khô, tán bột

- Băm nhỏ, sấy khô ở 900C, tán bột

- Băm nhỏ, ngâm nước 12 giờ, phơi khô, tán bột

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến trên đến hàm hượng độc tố HCN cho thấy:

- So với lá tươi, hàm lượng HCN trong lá mì sau khi chế biến đều giảm đáng kể từ 82,5 đến 91,9% (từ 21,61mg HCN trong 100g chất tươi của lá mì tươi xuống còn 74mg - 3,36 HCN trong 100gchất tươi sau chế biến)

- Trong phương pháp trên thì phương pháp băm nhỏ lá mì tươi, sau ngâm nước với 12 giờ rồi phơi khô, tán thành bột là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc khử độc tố HCN ra khỏi lá mì Ở phương pháp này, hàm lượng HCN giảm từ 8,76mg% xuống còn 0,22mg% - 1,74mg, có nghĩa là giảm được từ 91,95 % - 97.48 % hàm lượng HCN trong lá mì

Hy vọng các phương pháp trên đơn giản dễ làm và ít tốn kém để lá mì giàu chất dinh dưỡng thành nguồn thức ăn quý trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

2 Kỹ thuật ủ chua củ sắn làm thức ăn cho gia súc

Củ sắn tươi có thành phần nước, tinh bột và chất độc (axit Cyanhydric HCN) cao, khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng (nhất là chất đạm) thấp Quá trình băm, bào và làm khô sắn gặp nhiều khó khăn nếu trời không nắng Áp dụng

“Kỹ thuật nghiền ủ chua củ sắn” làm thức ăn cho gia súc chẳng những tăng được hàm lượng dinh dưỡng cho thức ăn, khử được chất độc, gia súc lại ham ăn, chóng lớn và còn dự trữ được lượng lớn thức ăn bổ sung có chất lượng tốt

Trang 6

6

2.1 Nguyên tắc ủ chua

- Đảm bảo hoàn toàn yếm khí: Ủ chua củ sắn tươi là phương pháp ủ chua yếm khí Do đó đảm bảo yếm khí là điều kiện tiên quyết của ủ chua Nghĩa là phải giảm lượng không khí trong bao ủ tới mức tối đa và không khí từ bên ngoài không thể vào trong bao được, nếu không thì thức ăn ủ sẽ bị thối, mốc Vì vậy nên ủ thức ăn trong bao nilon hai lớp hoặc

bể, thùng kín

- Sử dụng một số phụ gia (bột men) có hàm lượng vật chất khô và đạm cao để ủ vì củ sắn tươi có hàm lượng nước lớn,

hàm lượng đạm lại thấp mà không

được

- Có thể sử

nguyên liệu làm phụ gia như: dây

lá khoai lang, ngọn lá lạc tươi, bột lá sắn, cám gạo, bột phân gà khô và muối ăn làm phụ gia để ủ chua củ sắn tươi Các phụ gia này đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ nước của thức ăn ủ, cung cấp cơ chất cho vi sinh vật lên men phát triển nhanh, đồng thời cung cấp tinh bột và đường để chuyển hoá thành axit (axit axêtic và axit lactic) Vì thế giá trị pH có thể giảm nhanh và sớm ổn định Chất lượng của thức ăn ủ chua được đảm bảo và ổn định lâu dài

Trang 7

7

2.2 Thứ tự các bước ủ chua củ sắn tươi như sau

- Nghiền hoặc băm nhỏ củ sắn tươi: Nghiền hoặc thái lát,

băm củ sắn càng nhỏ càng tốt Loại bỏ phần củ bị thối Nên tiến hành khâu này ngay sau khi thu hoạch sắn càng sớm càng tốt

- Cân nguyên liệu: Cân củ sắn đã băm, nghiền và các phụ

gia tuỳ theo phụ gia sẵn có ở địa phương theo 1 trong 3 công thức sau:

 Công thức 1: 55 hoặc 70 hoặc 85kg củ sắn tươi nghiền nhỏ + 45 hoặc 30 hoặc 15kg dây lá khoai lang tươi băm nhỏ (không phải phơi héo) + 0,5kg muối ăn

 Công thức 2: 55 hoặc 70 hoặc 85kg củ sắn tươi nghiền nhỏ + 45 hoặc 30 hoặc 15kg ngọn lá lạc tươi băm nhỏ (không phải phơi héo) + 0,5kg muối ăn

 Công thức 3: 90kg củ sắn tươi nghiền nhỏ + 20kg cám gạo hoặc bột lá sắn khô hoặc bột phân gà khô nghiền nhỏ + 0,5kg muối ăn

- Trộn và ủ:

Nguyên liệu sau khi đã cân được đổ vào đống và trộn đều với nhau bằng tay hay bằng xẻng Để đảm bảo lượng muối ít được trộn đều trong thức ăn ủ thì trước hết phải trộn đều muối với các phụ gia (cám gạo, phân gà, bột lá sắn, ) sau đó mới trộn đều với củ sắn tươi đã nghiền, băm nhỏ

Trang 8

8

Có thể cho thức ăn vào chum, vại, bể hoặc túi nilon để ủ Nhưng tốt hơn cả là ủ trong hai lớp bao (trong là 1 bao nilon lành lồng vào bao dứa), như vậy tiện cho ăn hơn và đảm bảo kín không khí trong quá trình cho ăn Nên cho hỗn hợp thức

ăn ủ này vào bao theo từng lớp, sau mỗi lớp dày độ 15-20cm thì dùng hai bàn tay ép lại, nén mạnh cho không khí ra khỏi khối thức ăn ủ

Chú ý nén mạnh,

càng chặt càng tốt

và tránh không

làm rách bao, đảm

bảo điều kiện yếm

khí và nước sắn

không rò rỉ ra

ngoài Ngay sau

khi kết thúc công

việc này phải buộc

kín ngay bao ủ

Nhớ là phải làm

cho không khí ra hết khỏi bao trước khi buộc miệng bao

- Cất giữ các bao thức ăn ủ: Những bao chứa thức ăn ủ

chua cần được giữ, bảo quản ở nơi khô ráo, mát và cần tránh chuột, bọ, gián cắn thủng bao, không khí có thể xâm nhập vào bao làm mốc, thối thức ăn

Chú ý: Trong 1-2 ngày đầu sau khi ủ phải kiểm tra lại các

bao ủ Nếu thấy bao nào bị căng phình do có không khí bên trong thì phải mở để xả hết không khí ra và buộc kín lại miệng bao Đây là không khí phát sinh ra do kết quả của quá

Trang 9

9

trình hô hấp trong củ sắn tươi vẫn chưa được ngừng hẳn trong 1-2 ngày đầu

III CHẾ BIẾN THỨC ĂN THÔ XANH CHO GIA SÚC, GIA CẦM

1 Thức ăn ủ xanh (ủ chua)

Là dựa trên nguyên lý tạo môi trường yếm khí cho thức

ăn ủ chua lên men nhẹ giữ được phẩm chất thơm, ngon miệng, dễ tiêu Ủ xanh các loại cỏ thường có độ pH = 4,2-4,4 nhằm dự trữ cỏ, thân lá ngô, v.v ở vụ thu hoạch rộ để dành cho mùa thiếu thức ăn xanh cho trâu bò ở vụ đông xuân Nguyên liệu ủ xanh là cỏ trồng, thân lá ngô gieo dày khi

có bắp ngậm sữa, cắt ngắn ủ riêng từng loại hoặc ủ chung, có dây lạc, lá keo dậu trộn khoảng 15-20% thì tốt Cỏ, thân lá ngô, lạc nên phơi héo để có độ ẩm 70-80%, bổ sung 2-4% rỉ mật đường tùy loại cỏ nhiều hay ít đường như cỏ voi đường nhiều thì chỉ trộn thêm 2%, cỏ sả ít đường thì 4% Khi gặp trời mưa ẩm không phơi được cỏ thì dùng rơm khô, bã mía khô băm ngắn trộn vào để hút bớt ẩm nhưng rỉ đường vẫn cần

bổ sung Nên bổ sung ít muối đề phòng chua quá, nếu cỏ ủ chua thì trộn thêm bột sò hay vôi chết trước khi cho gia súc

ăn

1.1 Hố ủ thức ăn xanh

Hố có mái che, nền đất nơi cao, lót ni lông hoặc lát gạch xi-măng nửa nổi nửa chìm Nếu cho 1 bò ăn đủ mùa đông cần

1 tấn thì hố ủ dài 1,6m, rộng 1,2m, sâu 1m, từ đây tính cho số lượng gia súc nuôi Xung quanh hố ủ có rãnh thoát nước

Trang 10

10

1.2 Phương pháp ủ

Ở đáy hố rơm dày 10-12cm, cỏ, thân lá ngô cắt ngắn 10-15cm, lần lượt từng lớp dày 20-30cm đầm nện chặt cả ở 4 góc, khi đầy hố đầm kỹ (nếu ở trang trại hố to có thể dùng máy kéo lăn đi lăn lại), phủ lớp rơm 10-20cm, có thể dùng ni lông dày phủ, ngoài cùng trát đất chắc nhất là đất sét cho kín

hố

1.3 Quá trình chuyển hóa

Khi ủ xanh hoạt động hiếu khí chỉ xảy ra rất ngắn vào lúc mới ủ, sau đó quá trình hoạt động yếm khí khi có đủ độ

ẩm Lúc này vi khuẩn yếm khí bắt đầu hoạt động và phát triển nhanh Các vi khuẩn lên men đường chuyển hóa thành acid lactic, acid acetic, rượu và CO2; protein được thủy phân thành peptid, amino acid, amin Cỏ ủ có độ chua nhất định, vi khuẩn chết, enzym ngừng hoạt động, chất lượng cỏ ủ ổn định

Sau 3 tuần ủ, cho gia súc ăn cỏ ủ và cho ăn liên tục cho đến hết hố, tránh hỏng Lấy cỏ từ trên xuống, mở nắp hố chỉ

là một chỗ hẹp, lấy nhanh, đậy ngay không cho không khí vào nhiều làm biến màu cỏ ủ thâm lại và có thể bị hỏng

Cỏ ủ tốt có mùi thơm acid dễ chịu, không đắng, không chua gắt, màu đồng đều thường là vàng xanh da cải, không có hiện tượng mốc

2 Ủ rơm với urê

Là bổ sung đạm phi protein vào thức ăn thô Hố ủ tương

tự ủ thức ăn xanh, hoặc ủ trong bao nilông hoặc rơm đánh đống phủ bao nilông

Trang 11

11

Mỗi tấn rơm cho 40kg urê hòa vào 800-1000 lít nước tưới lên từng lớp rơm khi xếp vào ủ dày 20-30cm, tính ra 4% urê Dùng bình ôzoa tưới cho đều

Nếu rơm còn tơi thì vẫn giữ tỷ lệ urê 4% nhưng hòa ít nước hơn Tưới xong trộn đều, giẫm chặt kể cả các góc hố Phủ kín để không khí không lọt vào hố và khí amoniac trong

hố không bay ra

Ủ tốt rơm mềm, vàng gần như màu rơm tự nhiên, thơm nhẹ, không mốc xanh đen Sau khi ủ 1 tuần đến 10 ngày cho gia súc ăn được, lúc đầu trộn với cỏ ngon ăn dần cho quen, chú ý cho uống đủ nước

3 Kiềm hóa rơm bằng nước vôi

Dùng nước vôi 1% (tức 1kg vôi sống hoặc 3kg vôi tôi hòa vào 100 lít nước) 600 lít tưới lên 100kg rơm rạ khô hoặc nước vôi đựng trong bể cho rơm vào, đảo trộn đều 2-3 lần hàng ngày, liên tục trong 3 ngày Vớt rơm lên giá phơi để kề bên bể cho ráo nước vôi rồi dội nước rửa sạch nước vôi Rơm cho ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần Tỷ lệ tiêu hóa của rơm ủ nước vôi tăng 6-7% (rơm thường 52-53%, rơm ủ 59-60%)

Nên trộn thêm urê và rỉ mật: 3kg rơm + 0,5kg rỉ mật + 20kg urê rơm ủ sẽ bớt nồng, gia súc thích ăn hơn

4 Ủ rơm khô với vỏ dứa

Vỏ dứa ủ dịch dinh dưỡng nhiều chảy ra cho ủ với rơm khô sẽ hút nước dứa chảy ra làm tăng dinh dưỡng cho rơm và làm rơm mềm ra Khi ủ cứ mỗi lớp rơm cho 1 lớp vỏ dứa, rồi phủ kín bằng bao ni lông, sau 1 lần cho gia súc ăn

Trang 12

12

Ở các vùng trồng dứa nhiều, nơi gần xưởng sản xuất chế biến hoa quả dứa, số lượng phụ phẩm khá lớn cần tận dụng chế biến làm thức ăn gia súc chất lượng tốt, giá thành rẻ

5 Ủ rơm khô với bã bia, bã rƣợu

Cứ 1,2 - 2kg bã bia, bã rượu ủ 1 tấn rơm Rãi từng lớp rơm 20 - 35cm tới bã bia rồi nện chặt, phủ nilông kín Nhớ là phải nén thật chặt và thật kín, phải trộn ủ trong 1 ngày phải xong, sau 10 ngày cho gia súc ăn được

6 Bã mía, ngọn mía ủ với urê

Phương pháp ủ như với các phụ phẩm nông nghiệp khác,

có tỷ lệ urê 6% trên nguyên liệu hòa vào nước 1:1, sau 3 tuần

ủ là sử dụng được

7 Cây lá họ đậu, lá sắn ủ chua

Lá sắn, cây lá họ đậu thường phơi khô giã bột nhưng chỉ làm được trong mùa nắng Ủ chua ít tốn công, dễ làm, dễ bảo quản, gia súc thích ăn hơn

Ủ chua lá sắn giảm lượng chất độc acid cyanhydric (HCN) chỉ còn 32-34mg/kg chất khô (Viện Chăn nuôi) so với tiêu chuẩn quốc tế là không được quá 57mg HCN

Lá sắn, lá cây họ đậu 100kg, cám gạo hoặc bột khoai sắn 5kg, muối ăn 0,5% trộn đều cho vào hố ủ hoặc tốt hơn là ủ ở túi nilông như trên 2-3 ngày đầu ủ là quá trình lên men, acid lactic, acid acetic tăng, được gia súc hấp thu dễ dàng, là nguồn cung cấp năng lượng, 1g acid lactic cho 3,6kcal (1g đường mía cho 3,7kcal) Thức ăn ủ chua này có thể dự trữ lâu đến 5-6 tháng cho bổ sung dần vào khẩu phần nuôi lợn

Thực tế chăn nuôi tập cho lợn con, lợn choai ăn thức ăn

ủ chua dần cho đến trên 1kg/ngày, lợn to trên 2kg/ngày

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w