Năng suất truyền thống định hướng theo các yếu tố đầu vào, chủ yếu là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị và giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng năng suất là tăng đầu ra và giảm đầu vào. Cách tiếp cận này không còn thích hợp với kinh tế thị trường, kinh tế phát triển trên nền tảng công nghệ tiến bộ, phát triển theo chiều sâu
TFP I. Bản chất của TFP 1. Năng suất Từ những năm 90 của thế kỷ 20 về trước, năng suất được hiểu và áp dụng ở Việt Nam theo khái niệm truyền thống, năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động và thường được quan tâm, tính toán bằng số lượng hay khối lượng sản phẩm tạo ra hoặc tổng giá trị sản xuất-dịch vụ tạo ra trên một lao động hay giờ lao động. Năng suất truyền thống định hướng theo các yếu tố đầu vào, chủ yếu là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị và giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng năng suất là tăng đầu ra và giảm đầu vào. Cách tiếp cận này không còn thích hợp với kinh tế thị trường, kinh tế phát triển trên nền tảng công nghệ tiến bộ, phát triển theo chiều sâu. Từ năm 1995-1996 lại đây, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Việt Nam đã dần tiếp nhận khái niệm và một số chỉ tiêu tính toán năng suất theo cách tiếp cận mới. Đặc điểm của cách tiếp cận mới này là: Định hướng theo các kết quả của Đầu ra, hướng tới nhu cầu của thị trường và giảm lãng phí trong mọi hình thức chứ không là chỉ giảm Đầu vào. Bản chất của vấn đề ở đây là tăng thêm giá trị, do đó không chỉ sử dụng hợp lý, tiết kiệm Đầu vào mà còn chú trọng chất lượng và tính hữu ích của Đầu ra. Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn. Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng trong việc đạt năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy. Vốn và công nghệ là quan trọng nhưng chính con người với khả năng tư duy và kỹ năng cao là yếu tố quyết định nhất. Năng suất không chỉ là năng suất bộ phận như năng suất lao động, năng suất vốn, mà còn là năng suất chung, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Năng suất được coi là biểu hiện cho cả hiệu lực và hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu, vì năng suất cao nhưng không được lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường, phải là năng suất xanh tức là năng suất được tạo ra trong các hệ thống sản xuất sạch. Đặc biệt năng suất theo cách tiếp cận mới không đối lập mà đồng hướng, cùng tạo nên hiệu quả với chất lượng. Chất lượng hóa các yếu tố và các quá trình là điều kiện để tăng năng suất với tốc độ cao và ổn định, bền vững. Các nhân tố tăng năng suất Để tiến hành sản xuất chúng ta phải kết hợp các yếu tố sản xuất đó là tư liệu sản xuất và con người thể hiện dưới dạng các nguồn lực sản xuất đó là vốn và lao động. Để tăng đầu ra không nhất thiết phải tăng vốn hay lao động. Kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu biết sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn bằng cách phối hợp sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động . Nhờ tác động tổng hợp các yếu tố nêu trên sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy ngoài phần đóng góp của từng nhân tố đầu vào, chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do nhân tố vô hình tạo ra. Bộ phận này được thể hiện thông qua năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity). Từ đó ta có thể thấy 3 nhân tố để tăng năng suất là: • Năng suất lao động (AV / LC và AV / LĐ) • Năng suất vốn (AV / FA) • TFP (chỉ tiêu đặc trưng cho hiệu quả do tác động của các yếu tố tổng hợp như áp lực của thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, chất lượng thiết bị, công nghệ và chất lượng lao động, R-D .) 2. TFP Như vậy, năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP - Total Factor Produc-tivity) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v . (gọi chung là các nhân tố tổng hợp) II. Ý nghĩa +TFP phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất, phản ảnh sự thay đổi công nghệ, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ quản lý . + TFP phản ánh chất lượng của tăng trưởng, phản ánh tăng trưởng theo chiều sâu Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ có góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. III. Tốc độ tăng TFP( TFP I • ) +Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP là tỉ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp theo nguồn lực, nó phản ánh toàn diện về chiều sâu của quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tăng trưởng của một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp ( TFP I • ) phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định Khi nghiên cứu về năng suất trên cơ sở chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) là giá trị gia tăng (GTGT) và hai nhân tố đầu vào (vốn cố định - VCĐ và lao động) thì tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (tốc độ tăng TFP) được phản ánh theo phương trình: Tốc độ tăng GTGT = Tốc độ tăng GTGT do VCĐ đóng góp + Tốc độ tăng GTGT do lao động đóng góp + Tốc độ tăng TFP Từ đó: Tốc độ tăng TFP = Tốc độ tăng GTGT - Tốc độ tăng GTGT do VCĐ đóng góp + Tốc độ tăng GTGT do lao động đóng góp Phù hợp với nội dung của phương trình (1) có công thức tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (công thức này đang được các nước áp dụng) như sau: (1) ) ( LKF IIII •• Υ • ΡΤ • β+α−= (2) (*) Trong đó: TFP I • - Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp Y I • - Tốc độ tăng GTGT (Y- Giá trị gia tăng) K I • -Tốc độ tăng của VCĐ (K- Vốn cố định) L I • - Tốc độ tăng của lao động (L- Lao động làm việc) α : Hệ số đóng góp của VCĐ β : Hệ số đóng góp của lao động (với α + β = 1). Các chỉ tiêu Y I , L I , K I được tính rất đơn giản dựa vào số liệu đã được công bố, việc còn lại tính hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β). Để xác định các hệ số α và β có thể dùng các phương pháp sau: - Phương pháp hạch toán Với ý nghĩa của hệ số α và β người ta tính toán dựa vào phương pháp hạch toán như sau: β = Thu nhập của người lao động từ SX GTGT Từ đó suy ra α = 1 - β Thu nhập của người lao động từ sản xuất là toàn bộ tiền lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương từ sản xuất. Đặc điểm hạch toán của Việt Nam hiện nay thì chúng ta chỉ có thể xác định được khoản thu nhập chính của người lao động đó là tiền lương, còn các khoản thu nhập khác như: tiền ăn ca, bảo hiểm xã hội, phong bao hội nghị, quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động,… không được hạch toán vào thu nhập của người lao động cho nên nếu chúng ta chỉ dùng chỉ tiêu thu nhập của người lao động để tính toán thì hệ số β sẽ bị thu hẹp, và ngược lại hệ số α sẽ bị thổi phồng. Để khắc phục hiện tượng đó các chuyên gia đưa ra giải pháp là dùng hệ số điều chỉnh (k). khi đó: Thu nhập của người lao động từ sản xuất = Tiền lương của người lao động x k Hệ số k được tính dựa vào một cuộc điều tra mẫu của một năm nào đó sau đó dùng để điều chỉnh cho các năm tiếp theo (nếu không có một sự đột biến lớn) Chứng minh công thức (2): Khi ta thừa nhận α là hệ số đóng góp của vốn cố định và β là hệ số đóng góp của lao động (α + β = 1) đối với việc tạo ra giá trị gia tăng (ký hiệu là Y) thì cũng có nghĩa là chỉ tiêu giá trị gia tăng được chia thành hai: Một phần do vốn tạo ra (Y’) bằng α nhân với Y (Y’ = α .Y) - được gọi là giá trị gia tăng riêng phần của vốn và một phần do lao động tạo ra (Y”) bằng β nhân với Y (Y” = β.Y) - được gọi là giá trị gia tăng riêng phần của lao động. Nếu lấy giá trị tăng thêm riêng phần của vốn (Y’) chia cho vốn cố định (K) sẽ được năng suất vốn riêng phần của vốn (P k ): P k = Y’ : K (4a) Nếu lấy giá trị gia tăng riêng phần của lao động (Y”) chia cho lao động làm việc (L) sẽ được năng suất riêng phần của lao động (P L ) P L = Y” : L (4b) Từ (4a) và (4b) ta có : Y’ = P k x K (5a) Và Y” = P L x L (5b) Trên cơ sở phương trình (5a) ta có hệ thống chỉ số : 0 1 0k 1k ' 0 ' 1 K K P P Y Y ×= hoặc ' Y I = I Pk x I K (6a) Trong đó: ' Y I - chỉ số giá trị gia tăng riêng phần của vốn I Pk - chỉ số năng suất riêng phần của vốn I K - chỉ số vốn cố định. Trên cơ sở phương trình (5b) ta có hệ thống chỉ số: 0 1 0L 1L " 0 " 1 L L P P Y Y ×= hoặc " Y I = I Pl x I L (6b) Trong đó: " Y I - chỉ số giá trị gia tăng riêng phần của lao động I Pl - chỉ số năng suất riêng phần của lao động I L - chỉ số lao động. Từ hệ thống chỉ số (6a) ta tính được khối lượng giá trị gia tăng mang lại do khối lượng vốn cố định: ( ) ( ) ( ) 1IY.1 K K YKK K Y KKP K0 0 1 ' 001 0 ' 0 01K)L(Y 0 −α= −=−=−=∆ (7a) Từ hệ thống chỉ số (6b) ta tính được khối lượng giá trị gia tăng mang lại do tăng thêm về số lượng lao động làm việc: ( ) ( ) ( ) 1IY.1 L L YLL L Y LLP L0 0 1 " 001 0 " 0 01L)L(Y 0 −β= −=−=−=∆ (7b) Từ công thức (7a) ta có tốc độ tăng lên của giá trị gia tăng do vốn đóng góp: ( ) ( ) K K 0 K0 )K(Y I1I Y 1IY I •• α=−α= −α = (8a) Từ công thức (7b) ta có công thức tính tốc độ tăng lên của giá trị gia tăng do lao động đóng góp: ( ) ( ) L L 0 L0 )L(Y I1I Y 1IY I •• β=−β= −β = (8b) Thay tốc độ tăng giá trị gia tăng ( Y I • ), tốc độ tăng giá trị gia tăng do vốn đóng góp [ )K(Y I • - 8a] và tốc độ tăng giá trị gia tăng do lao động đóng góp [ )L(Y I • - 8b] vào phương trình (1) ta có: )II(II LKYTFP •••• β+α−= (9) Như vậy vấn đề đặt ra đã được chứng minh (công thức (9) chính là công thức 2) - Phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb-Douglass. Từ hàm sản xuất (1) βα = L.K.AY Với giả thiết α + β = 1 (tức là giả thiết quá trình công nghệ được sử dụng là quá trình có hiệu suất không thay đổi theo quy mô) Từ (1) ta lấy logarit hai vế: LnY = LnA + α.LnK + β. LnL Thay β = 1 - α LnY = LnA + α.LnK + (1 - α). LnL Ln Y – LnL = LnA + α.(LnK – LnL) Ln(Y/L) = LnA + α.Ln(K/L) Đặt: Ln(Y/L) = y (Y/L: năng suất lao động) LnA = a; α = b Ln(K/L) = x (K/L: hệ số trang bị vốn cho lao động) Ta có: y = x + bx (phương trình bậc nhất) Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất, sẽ xác định được các hệ số a và b (chúng ta có thể sử dụng các phần mềm như: MFIT3, Eview, Stata, Excel,…) hoặc có thể xác định từ hệ phương trình: += += ∑∑∑ ∑∑ === == n 1i 2 i n 1i i n 1i ii n 1i i n 1i i x.bx.axy x.ba.ny Với số liệu trong ngành công nghiệp Việt nam từ năm 1990-1999, chúng tôi tính ra được hệ số α = 0,54 từ đó suy ra β = 0,46 Với hệ số xác định 2 R =0,9249 (tức là các biến giải thích quyết định 92,49% mô hình, có nghĩa là các hệ số tính được có hệ số tin cậy cao). Khi sử dụng phương pháp này phải có một dãy số liệu liên tục nhưng không phải thu nhập số liệu về thu nhập của lao động và số liệu tính ra trong trường hợp này là số trung bình của cả thời kỳ IV. Tỉ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP 0 Chỉ tiêu tỉ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP là tỉ lệ của tốc độ tăng TFP trên tốc độ tăng GDP, nó phản ánh mức độ đóng góp của TFP (các yếu tố vô hình) so với tăng trưởng GDP, và qua đó cũng thể hiện được tỉ phần đóng góp của các yếu tố hữu hình (là vốn và lao động). Công thức tính tỷ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau: % đóng góp của TFP = (İTFP /İY) x 100%. Trong đó: İ TFP : tốc độ tăng TFP İ Y : tốc độ tăng đầu ra (hoặc GDP) V. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia có thể được bóc tách thành ba bộ phận: tăng trưởng về vốn vật chất, tăng trưởng về lao động, và tăng trưởng về TFP. Mặt khác, chỉ tiêu TFP phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và lao động, do đó , việc xem xét, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra các biên pháp đẩy nhanh tốc độ tăng TFP, tăng tỉ trọng đóng góp của chỉ tiêu này vào tăng trưởng kinh tế là hết súc cần thiết. 1.Chỉ tiêu TFP của Việt Nam 1.1. Tốc độ tăng TFP Nhìn vào bảng trên có thể thấy: Tốc độ tăng Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt 2,54% năm 2006 và đạt 2,23% năm 2007, bình quân năm 2000-2007 tăng 1,8%, tăng mạnh nhất vào năm 2005. Tốc độ tăng TFP khá cao trong những năm qua khi so sánh với một số nước đã phát triển và đang phát triển. Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP của nền kinh tế quốc dân năm 2006 là 30,87% và năm 2007 là 26,36%; Bình quân năm 2000-2007 đóng góp vào GDP là 25,16%. Năng suất vốn cố định liên tục giảm qua các năm từ 2000 đến 2007. Trong khi đó năng suất lao động lại tăng dần và tốc độ tăng ngày càng nhanh qua các năm. 1.2. Tỉ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế Tỉ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng GDP, 1990 - 2008 Nguồn: số liệu tính toán của WDI, tính toán của ACI Nước Tăng trưởng GDP Giai đoạn 1990 - 2000 Giai đoạn 2000 - 2008 Vốn Lao động TFP Vốn Lao động TFP Việt Nam 100% 34% 22% 44% 53% 19% 26% Trung Quốc 100% 36% 7% 56% 42% 6% 52% Ấn Độ 100% 40% 23% 38% 42% 22% 37% Campuchia 100% 38% 34% 27% 47% 39% 14% Inđônêxia 100% 61% 27% 12% 27% 22% 49% Malaixia 100% 54% 30% 16% 30% 20% 50% Philippin 100% 43% 47% 10% 21% 40% 38% Thái Lan 100% 61% 7% 32% 17% 30% 53% Nhìn vào bảng trên có thể thấy: Trong thời kỳ 1990-2000, 34% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp của tăng trưởng vốn vật chất, 22% là do tăng trưởng lao động và 44% là do tăng trưởng TFP. Trong thời kỳ 2000-2008, đóng góp của vốn vật chất đã tăng lên tới 53%, trong khi phần đóng góp của TFP giảm xuống còn 26%. Nếu so với các nước ASEAN khác như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Philippin, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở các nước này đều tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2008. Hơn thế nữa, ở Trung Quốc, hơn 50% tăng trưởng kinh tế trong cả thời kỳ 1990-2008 là do TFP đóng góp, tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào nhóm nước có tỷ lệ thấp nhất trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển đạt xấp xỉ 50%, các nước đang phát triển có tỷ lệ trung bình khoảng 30%. Rõ ràng là Việt Nam đã phụ thuộc quá nhiều vào vốn vật chất để tăng trưởng, và hàm ý rằng năng suất biên của vốn ở Việt Nam là thấp và đặt ra câu hỏi về sự bền vững của cách thức tăng trưởng hiện nay. . Thời gian qua, đầu tư phát triển công nghệ của nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Song tiến bộ còn chậm, tác động của sự phát triển KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế còn chưa cao. 2. Nguyên nhân và giải pháp 2.1. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do trình độ kỹ thuật, nhất là trang thiết bị, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, yếu kém về năng lực quản lý, trình độ và kỹ năng của người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Việc đổi mới công nghệ chậm (như ngành cơ khí chế tạo, ngành luyện kim, hoá chất, chế biến lâm sản). Các doanh nghiệp nước ta mới chỉ đầu tư khoảng 0,2-0,3% doanh thu cho đổi mới công nghệ, so với 10% ở Hàn Quốc hay 5% ở Ấn Độ. Tốc độ đổi mới công nghệ ước tính bình quân mới đạt khoảng 10%/năm. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Phổ biến là điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức về quản lý, tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó còn một lực lượng lớn lao động không qua đào tạo một cách hệ thống trước khi vào làm việc. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, thiếu lao động chất xám cả về chất lượng và số lượng, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao. Công tác quản lý chất lượng chưa được định hình ổn định, đặc biệt là cơ chế kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trên thị trường trong nước, quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu chưa chặt chẽ. Nhận thức về chất lượng của nhiều bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu các chính sách cụ thể và đồng bộ về đầu tư tài chính, thuế, ngân hàng, R&D, đổi mới công nghệ nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng ( NSCL). Phong trào NSCL chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội. 2.2.Giải pháp. Đẩy mạnh phong trào NSCL vi muc tiêu kinh tế xã hôi, phát triển bền vững. Trong thời gian tới, để hoạt động NSCL thực sự trở thành mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cần phải đặt ra những bước đi, lộ trình cụ thể để giải quyết đồng bộ các vấn đề: Đưa hoạt động NSCL trở thành phổ biến, giúp cho các doanh nghiệp, ngành kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng với thời gian và chi phí tối thiểu, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL tiên tiến. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hoá xúc tiến các hoạt động NSCL; ứng dụng KH&CN; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ đo lường năng suất, sử dụng chỉ số năng suất TFP để phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng một số sản phẩm, hàng hoá chủ lực của nền kinh tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu: Máy động lực, phân bón hoá học, thuốc nổ, khí đốt; đầu máy xe lửa, tàu thuỷ; thiết bị viễn thông; xi măng, kính xây dựng; thủy sản, cà phê, chè, cao su, gạo, rau quả xuất khẩu; vật tư y tế tiêu hao, vắc xin, dược liệu; các loại sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các tỉnh/thành phố… Xây dựng Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia bao quát được các đối tượng thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu nâng cao NSCL đối với sản phẩm, hàng hoá của nền kinh tế. Xây dựng Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở sử dụng hoặc viện dẫn tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực. Thiết lập được mạng lưới các phòng đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ khu vực, quốc tế, đáp ứng nhu cầu đánh giá sự phù hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa; đáp ứng nhu cầu về thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu chủ lực để tạo thuận lợi trong thương mại quốc tế . 22 . nhất. Năng suất không chỉ là năng suất bộ phận như năng suất lao động, năng suất vốn, mà còn là năng suất chung, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Năng. thông qua năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity). Từ đó ta có thể thấy 3 nhân tố để tăng năng suất là: • Năng suất lao động (AV