1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng website bán hàng trực tuyến tại công ty TNHH TM hoàng thảo

50 531 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 5,66 MB

Nội dung

Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thìcác website là kênh phổ biến nhất để doanh n

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo cả chiềurộng và sâu Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện quý hiếm mà đangngày càng trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng của con người, khôngchỉ ở công sở mà còn ngay cả trong gia đình

Đứng trước vai trò của thông tin hoạt động cạnh tranh gay gắt, các tổ chức và cácdoanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin củamình nhằm tin học hóa các hoạt động tác nghiệp của đơn vị

Hiện nay các công ty tin học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và cải thiệncác giải pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành thương mại hóa trênInternet Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta dễ dàng nhận ra tầmquan trọng và tính tất yếu của thương mại điện tử(TMĐT) Với những thao tác đơngiản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ có tận tay những gì mình cần mà khôngphải mất nhiều thời gian Bạn chỉ cần vào các trang dịch vụ thương mại điện tử, làmtheo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần Các nhà dịch vụ sẽ mang đến tận nhàcho bạn

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thương mại hóa trênInternet nhưng do những khó khăn về cơ sở hạ tầng như viễn thông chưa phát triểnmạnh, các dịch vụ thanh toán điện tử qua ngân hàng chưa phổ biến nên chỉ dừng lại ởmức độ giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận đơn đặt hàng thông qua web

Với xu thế phát triển nhanh chóng, CNTT đã và đang đi vào mọi lĩnh vực của xãhội Doanh nghiệp ngày càng ứng dụng sự phát triển này phục vụ cho mục đích củamình Trong đó, việc quảng bá các sản phẩm của mình đang được các doanh nghiệptrong và ngoài nước ngày càng quan tâm Với ý tưởng ứng dụng những kiến thức đãđược đào tạo tại trường vào một bài toán cụ thể trong thực tế Em chọn “Xây dựng website bán hàn trực tuyến tại Công ty TNHH TM Hoàng Thảo” làm đề tài thực tập

Trang 2

em kiến thức trong quá trình học tập, tu dưỡng ở trường Nhân đây em cũng xin tỏlòng biết ơn tới cha mẹ, bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Nội dung gồm các phần :

Chương 1: Tổng quan và các loại hình thương mại điện tử

Tổng quan vể thương mại điện tử: Giới thiệu vai trò của thương mại điện tử và

tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam, nêu lên nhu cầu thực tế và lý do thực hiện

đề tài, đồng thời giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu phải đạt được

Các loại thương mại điện tử: Trình bày một số khái niệm trong thương mại điện

tử, phân loại thương mại điện tử, nêu lên lợi ích và giới hạn của thương mại điện tử, vàmột số vấn đề cần lưu ý khi tham gia vào thương mại điện tử

Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống

Phân tích: Mô tả hiện trạng và nhu cầu thực tế của công ty với việc thiết kế trang

web Kết quả của quá trình phân tích là các sơ đồ luồng dữ liệu các mức

Thiết kế hệ thống: Trình bày về thiết kế cơ sở dữ liệu và một số giao diện của

trang web đã đạt được

Trang 3

1.1 Tổng quan

1.1.1 Vai trò thương mại điện tử

Tuy mới phát triển mạnh mẽ khoảng 10 năm qua, nhưng Thương mại điện tử đãkhẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại Trước sức cạnhtranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở ra một thịtrường không biên giới khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới đểtiếp cận với bạn hàng khắp nơi trên thế giới

Thực sự thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi nơi các nhà cung cấpnhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn Tuy nhiên, không phải mọi người bánđều muốn sự bình đẳng của sân chơi Tham gia vào sân chơi này, các nhà cung cấpnhỏ có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải cạnhtranh khốc liệt về mặt giá cả

1.1.2 Tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới

Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về sốlượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó(26%) Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), ĐôngNam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển vàđang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm

2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ) Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet,người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượngtốt Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điềukiện không thể thiếu Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triểnkhông thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICTnhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng,kho vận và quản lý hàng tồn Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, vàtuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới Mặc dù một số nước châu Á nhưSingapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thươngmại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm

Trang 4

Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang pháttriển vẫn còn rất lớn Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thươngmại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong cácgiao dịch thương mại điện tử toàn cầu Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổnghợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán

lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo Việckết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn làphương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn

Ở Việt Nam

Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêuchí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bốicảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hànhthương mại điện tử của thế giới Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược

để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thìcác website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch

vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C Do vậy,nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định

về triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó

Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt độngđiều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tìnhhình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp Theo Báo cáo thương mạiđiện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanhnghiệp đã thiết lập website Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tậptrung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầngcông nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt Chiếm phần lớn (68,7%) trongnhững doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại -dịch vụ Số website của doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốnnhưng cũng đã nói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việcứng dụng thương mại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình Tính gộp cả khối

Trang 5

doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm đượcgiới thiệu trên các website cũng rất đa dạng

Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp,

có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông

và hàng tiêu dùng Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng làmức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá

và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽtiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài nămtới Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay làcác công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thịtrường mang tính quốc tế của dịch vụ này So với năm 2004, năm 2005 có một loạihình dịch vụ mới nổi lên như lĩnh vực ứng dụng mạnh thương mại điện tử là dịch vụvận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác vớikhách hàng

Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiếtlập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chútrọng tới đối tượng người tiêu dùng Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựachọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tửmột cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai

Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của mộtwebsite là tần suất cập nhật thông tin trên đó, nói cách khác là sự đầu tư công sức vàthời gian của doanh nghiệp để nuôi sống website Hơn một nửa số doanh nghiệp đượckhảo sát cho biết họ chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng một lần hoặc ít hơn.Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày Sự bê trễnày cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tínhnăng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấydoanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web nhưmột kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu

tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thácwebsite một cách thật hiệu quả

Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% ký hợp đồng với một

Trang 6

nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này Đây cũng là một trong những lý do giảithích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn Bởi

lẽ, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cáchthường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website.Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vôhình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thànhmột công cụ quảng cáo thuần túy Với những doanh nghiệp tự đảm nhận công tác quảntrị website thì để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớntrong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách

về công nghệ thông tin

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2005 đã cao hơn năm trước, nhưng tínhnăng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện Phần lớn websitevẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm,dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai Kết quả điềutra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thôngtin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, trong khi chỉ32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏihàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến Trong số nhữngwebsite có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử này, 82% thuộc về các công

ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thươngmại, v.v

Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website chothấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổngchi phí hoạt động thường niên Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử, bao gồm cả việc mua cácphần mềm thương mại điện tử, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lựccho những hoạt động này Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5-15%

và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô cho thương mại điện tử, ở mức trên15%

Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử cho việctạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan Gần 30%doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% - 15%, và

Trang 7

7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện tử đã đem lạicho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm So với kết quả điều tra năm 2004, có thểthấy năm 2005 doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn khi phân bổ vốn đầu tư cho các ứngdụng triển khai thương mại điện tử, nhưng hiệu quả thực tế do đầu tư này mang lạicũng đã bắt đầu phát huy tác dụng và được doanh nghiệp nhìn nhận tương đối khảquan Một bằng chứng nữa cho nhận định này là việc 37,2% doanh nghiệp được hỏicho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện tử sẽ tăng trong những năm tới,61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3% nghiêng về chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những tác dụng màviệc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại Ngoài yếu tố định lượng này, còn rấtnhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng thương mại điện tử nóichung và website nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.Khi được yêu cầu cho điểm một số tác dụng của website theo thang điểm từ 0 đến 4,trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất, đa số doanh nghiệp cho điểm rất cao tác dụng

"Xây dựng hình ảnh công ty" và "Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có".Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò của website như một công

cụ quảng bá và mở rộng thị trường Nhưng mặt khác, việc hai tác dụng "tăng doanhsố" và "tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp" được xếp cuối bảngvới điểm bình quân chưa đến 2 cũng cho thấy hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng thươngmại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nổi bật

Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng thương mại điện

tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận thức xã hội được cácdoanh nghiệp xếp lên đầu bảng với số điểm bình quân đạt trên 3,3 Theo khá sát là cáctrở ngại về hệ thống thanh toán (3,27), môi trường pháp lý và tập quán kinh doanh(3,11) Trở ngại về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, mặc dù vẫn có điểm sốkhá cao (2,8) nhưng đã tụt xuống cuối danh sách các vấn đề đáng quan ngại đối vớidoanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử

1.1.3 Lý do thực hiện đề tài

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng caotrình độ quản lý, trình độ kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật Vì vậy,phát triển thương mại điện tử là vấn đề cần được quan tâm

Trang 8

Muốn vậy, chúng ta cần phải nắm rõ tình hình thương mại địên tử của các nướctrên thế giới Từ đó, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam.

Trên cơ sở đó,em quyết định tìm hiểu lý thuyết về thương mại điện tử và xây dựngwebsite bán hàng trực tuyến trên mạng phù hợp với tình hình trong nước

1.1.4 Mục tiêu đề ra

Về mặt lý thuyết:

- Nắm được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề trongthương mại điện tử

- Tìm hiểu các website thương mại của thế giới để nắm được cách thức họat động

và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử

Về mặt ứng dụng:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng cho việc lưu trữ tất cả các loại mặt hàng

- Dựa vào việc tìm hiểu tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam, xây dựng nênứng dụng thích hợp với nền kinh tế đất nước, hỗ trợ tốt cho các doanh nghịêp cũngnhư khách hàng

1.2 Các mô hình thương mại điện tử

Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C, C2B

hay C2C Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng ký vàtham gia Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời haycho phép tham gia Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng

lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các ngành khác nhautham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung cấp Ngược lại, thịtrường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhấthay một nhóm người dùng duy nhất

Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua đi, thờigian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một quá trình tậptrung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại Thế nhưng bên cạnh đó làngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ

Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử

đã rẻ đi rất nhiều Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khácnhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có

Trang 9

mật độ chào hàng cao Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây còn được tích hợpngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng Web toàn diện.

Mô hình B2C

Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêudùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữuhình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá vềnguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hànghoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử

Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanhnghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hàng hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc domình phân phối.Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kểđến Amazon.com,Drugstore.com, Beyond.com

Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý

do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệnhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình Chi phí để lập vàduy trì một website là rất ít và không tốn kém với một cá nhân chứ chưa kể đến mộtdoanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ trong việc cập nhật công nghệthì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất thị trường béo

bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ

Mô hình B2B

Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các

công ty Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty vớinhau Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia

dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C Thịtrường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo Hạ tầng ảo là cấutrúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:

- Hậu cần - Vận tải, nhà kho và phân phối

- Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọngói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare)

- Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máychủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng

Trang 10

- Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấugiá trên Internet.

- Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trangWeb cho phép thương mại dựa trên Web

- Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (Đặc biệt chutrình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vậnđơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) vàquản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)

- Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà ngườimua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch

- Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanhnghiệp B2B:

+ Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khácnhư máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng

+ Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet nhưcung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì,website

+ Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán

doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp + Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet

1.3 Các phương tiện của Thương mại điện tử.

- Điện thoại

- Máy Fax

- Truyền hình

- Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử

- Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet)

- Mạng toàn cầu Internet

1.4 Lợi ích của thương mại điện tử

Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đốitác

Giảm chi phí sản xuất

Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Trang 11

Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thờigian và chí phí giao dịch.

Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trìnhthương mại

Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa

Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống

2.1 Phân tích yêu cầu bài toán

2.1.1 Tổng quan về hệ thống

Hệ thống là giải pháp phần mềm nhằm đáp ứng nhanh chóng, tiện lợi nhu cầu mua,bán online các sản phẩm thiết bị máy tính cho khách hàng Hệ thống bán hàng trựctuyến cần được kết nối thông suốt với hệ thống thanh toán điện tử Đồng thời có phảigiới thiệu được các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách chi tiết nhất Do vậy,

hệ thống cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

Trang 12

- Hệ thống xây dựng dạng Website cho phép hiển thị các sản phẩm, liên hệ, cácchương trình khuyến mại, tuyển dụng thông qua mạng internet.

- Có chức năng tìm kiếm các sản phẩm, so sánh các sản phẩm cùng loại, và chi tiếtcủa sản phẩm

- Có chức năng giỏ hàng cho phép khách hàng lựa chọn các sản phẩm

- Hệ thống phải xây dựng đảm bảo tính an toàn, bảo mật cao, tính chính xác khigiới thiệu các sản phẩm

- Hệ thống cần được xây dựng với giao diện thân thiện dễ sử dụng, đảm bảo phục

vụ được số lượng lớn người dùng truy cập đồng thời

- Hệ thống cần có cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu đảm bảo tính nhất quán vàtoàn vẹn dữ liệu

2.1.2 Kiến trúc tổng thể của hệ thống

- Hệ thống được viết trên nền ứng dụng Web bằng ngôn ngữ lập trình PHP

- Cùng với các ứng dụng Web khác, hệ thống được chia thành 2 phần chính là:Back-end và Front-end

+ Back-end: Là phần quản trị bên trong hệ thống, chỉ cho phép những người cóquyền hạn như: Quản trị, người quản lý chung, mới được phép truy nhập Phần Back-end này cho phép thêm mới, xóa, sửa các thông tin liên quan tới: sản phẩm, đơn giá,…Ngoài ra còn là nới phân quyền, cho phép hoặc không cho phép những người nào đượctruy nhập vào phần nào

+ Là nơi cho phép tất cả mọi người đều có quyền truy nhập, được xem thông tin,tìm kiếm thông tin…

- Trang những câu hỏi thường gặp

- Trang danh mục thể loại

- Trang liên kết Website khác

Trang 13

- Trang giới thiệu

- Và một số trang khác nữa

2.2 Mô tả quy trình nghiệp vụ

Hệ thống bán hàng trực tuyến cho phép khách hàng qua mạng Internet có thể lựachọn các sản phẩm phù hợp thông qua giao diện của Website Đồng thời lưu thông tincủa khách hàng mua hàng thường xuyên của công ty để đưa ra các chính sách về giá

cả, ưu đãi cũng như khuyến mãi…

có thể so sánh với các sản phẩm cùng loại hiện có tại công ty

2.3 Yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống

2.3.1 Yêu cầu chức năng

- Yêu cầu lưu trữ dữ liệu: Các sản phẩm của công ty như máy tính, thiết bị máytính, máy in…các hóa đơn

- Yêu cầu xử lý nghiệp vụ: Quản lý các giá cả của các sản phẩm, thời gian khuyếnmại, khách hàng thường xuyên,…

- Yêu cầu tra cứu thông tin sản phẩm, chi tiết sản phẩm

- Yêu cầu thống kê các sản phẩm bán trong ngày, các sản phẩm bán chạy trongtuần, so sánh tính năng giữa các sản phẩm

2.3.2 Yêu cầu phi chức năng

- Yêu cầu giao diện: Giao diện thân thiện với người sử dụng về màu sắc, về tínhtiện lợi của các Menu

- Yêu cầu hiệu quả: Các thao tác nhập liệu, tìm kiếm thông tin sản phẩm phảinhanh chóng chính xác Cho phép truy cập đa luồng, quản lý thông tin chính xác theotừng đối tượng cụ thể

- Yêu cầu về tính tiện dụng: Thông báo tự động khi có sự biến động của giá cả sảnphẩm Tự động cập nhật thông tin khi có sự tác động của khác hàng như thêm hànghóa vào giỏ hàng…

Trang 14

- Yêu cầu tính bảo mật: Chứng nhận quyền hạn của từng thành viên khi tư vấn chokhách hàng Khi khách hàng yêu cầu thanh toán trực tuyến phải đảm bảo về mật khẩutruy cập Website cũng như việc thanh toán thông qua thẻ thanh toán.

- Yêu cầu an toàn: Thường xuyên sao lưu và phục hồi CSDL dự phòng trường hợpxảy ra các sự cố

2.4 Các tác nhân và mối liên hệ của các tác nhân tham gia hệ thống

Các tác nhân:

để mua, xem các sản phẩm của công ty Khách hàng cothể xem chi tiết sản phẩm, có thể tìm kiếm sản phẩmtheo mã, có thể thêm vào hoặc loại bỏ sản phẩm

duy trì hoạt động của hệ thông(Cập nhật sản phẩm), cóquyền thêm xóa sửa các thông tin liên quan đến sảnphẩm Đông thời có thể xem báo cáo mà hệ thông đãthống kê và thiết lập các caaus hình phù hợp đẻ hệthông có thẻ hoạt động tốt

Mô hình tác nhân

2.5 Các giả định và điều kiện môi trường hoạt động

Các trình duyệt web được đề nghị: Firfox 2, MS Internet Explorer 6 trở lên

Các hệ quản trị CSDL tương thích: MySQL

Các hệ điều hành tương thích: HP Tru64 Unix, HP-UX, IBM, AIX, Red HatLinux, Sun Solaris, SuSE, UnitedLinux, Window 2000, 2003 Server…

2.6 Phân tích chức năng của ứng dụng

2.6.1 Phía người dùng

Một số chức năng liên quan đến người dùng

Trang 15

- Xem thông tin sản phẩm

- Thông tin về công ty, địa chỉ liên hệ

- Thêm thông tin

- Xóa thông tin

- Quản lý thành viên

- Xử lý đơn đặt hàng

- Xem xét góp ý, phản hồi của khách hàng

- Bảo trì ứng dụng

- Sao lưu dữ liệu

- Tiếp thị quảng cáo(Nếu cần thiết)

2.6.3 Phía hệ thống

Hệ thống gồm nhiều thành phần như băng thông, host, domain, người dùng tươngtác lẫn nhau để ứng dụng hoạt động được Trong đó, các yếu tố như Server chạy ứngdụng, người dùng, tên miền đóng vai trò quan trọng

- Người dùng tương tác giữa người - ứng dụng thông qua Website

- Server mạnh góp phần xử lý ứng dụng được nhanh chóng, người truy cập sẽ hàilòng khi sử dụng Internet

- Tên miền ngắn gọn dễ nhớ

2.7 Phân tích nghiệp vụ

2.7.1 Sơ đồ Use case người

dùng

Trang 16

Bảng mô tả Use Case:

Use Case: Đăng nhập của người dùng

Phạm vi: Người dùng truy cập vào hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng bao gồm: khách, nhân viên, người quản trị, người

quản lý

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động.

Điều kiện thực hiện:

- Thành viên website phải có tài khoản hợp lệ

- Khách phải cung cấp đầy đủ thông tin để đăng ký là thành viên của website

Sự kiện kích hoạt: Người dùng truy cập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- Hệ thống hiện thị các module

- Người dùng chọn một trong các chức năng

- Hệ thống thực hiện chứng nhận quyền hạn truy cập

- Chứng nhận tài khoản hợp lệ Người dùng có thể truy cập vào modul được phép

- Ngược lại tài khoản không hộp lệ chuyển sang luồng B1

Trang 17

Bảng mô tả Use Case

Use Case: Quản trị website

Phạm vi: Với tài khoản là Admin người dùng quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là Admin

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: Người dùng có tài khoản Admin hợp lệ.

Sự kiện kích hoạt: Người dùng đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- Hệ thống hiện thị yêu cầu đăng nhập

- Người quản trị nhập thông tin tài khoản

- Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản nếu tài khoản không hợp lệ thì thực hiệnluồng phụ B1

- Website hiển thị các lựa chọn: cập nhật sản phẩm, tạo tài khoản admin, thông tin

hệ thống

Luồng A1: Quản lý sản phẩm:

- Admin lựa chọn mục duyệt các sản phẩm

- Hệ thông hiện thị danh sách các sản phẩm đã cập nhật

- Website hiện thị chi tiết sản phẩm

- Admin chọn xoá sản phẩm: hệ thống cập nhật danh sách sản phẩm

Kết thúc.

Luồng A2: tạo tài khoản Admin:

- Admin lựa chọn mục tạo tài khoản

- Hệ thống hiển thị yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản

- Admin điền đầy đủ thông tin

- Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của tài khoản

- Đăng ký thất bại chuyển qua luồng B2

- Đăng ký thành công

Kết thúc.

Luồng A3: quản trị thông tin hệ thống:

- Admin lựa chọn mục thông tin hệ thống

- Admin chọn back-up hoặc restore CSDL

- Admin có thể thêm hoặc cập nhật từng chỉ mục

Kết thúc.

Trang 18

Luồng phụ B1:

- Hệ thống hiển thị yêu cầu đăng nhập lại

Luồng phụ B2:

- Hệ thống hiển thị yêu cầu nhập thông tin tài khoản khác

2.7.3 Sơ đồ Use case giỏ hàng

Bảng mô tả Use Case

Use Case: giỏ hàng

Phạm vi: Với tài khoản là khách hàng

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là khách hàng

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: khách hàng có tài khoản hợp lệ.

Sự kiện kích hoạt: Người dùng đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- Hệ thống hiện thị yêu cầu đăng nhập

- Khách hàng nhập thông tin tài khoản

- Hệ thống kiểm tra thông tin tài khoản nếu tài khoản không hợp lệ thì thực hiệnluồng phụ B1

- Website hiển thị các lựa chọn: thêm hàng vào giỏ, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng

Trang 19

Luồng A1: Quản lý sản phẩm:

- Khách hàng lựa chọn mục duyệt các sản phẩm

- Hệ thông hiện thị danh sách các sản phẩm trên Website

- Website hiện thị chi tiết sản phẩm

- Khách hàng chọn cập nhật sản phẩm vào giỏ hàng: hệ thống cập nhật danh sáchsản phẩm

Kết thúc.

Luồng A2: Xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng:

- Khách hàng lựa chọn sản phẩm cần xóa

- Hệ thống xóa sản phẩm trong giỏ hàng

- Hệ thống cập nhật lại thông tin giỏ hàng

- Kết thúc.

Luồng phụ B1:

Hệ thống hiển thị yêu cầu đăng nhập lại

2.7.4 Sơ đồ Use case quản lý sản phẩm

2.7.4.1 Use case xem danh sách sản phẩm

Use Case: Xem sản phẩm

Phạm vi: Với tài khoản là khách hàng, nhân viên, quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là khách hàng, nhân viên, quản trị hệ

thống, khách vãng lai

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Trang 20

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ(quản trị hệ thống, nhân viên,

khách hàng), khách vãng lai(không có tài khoản)

Sự kiện kích hoạt:

Luồng sự kiện chính:

a Hệ thống hiện thị menu các loại sản phẩm

b Khách hàng nhập thông tin sản phẩm muốn xem

c Website hiển thị các sản phẩm, có lựa chọn hiển thị chi tiết

d Kết thúc

2.7.4.2 Use case xóa sản phẩm

Use Case: Xóa sản phẩm

Phạm vi: Với tài khoản là nhân viên và quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là nhân viên, quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống, nhân

viên

Sự kiện kích hoạt: Người dùng phải đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- User vào màn hình tìm kiếm, liệt kê

- Chọn 1 hoặc nhiều sản phẩm từ danh sách liệt kê

- User nhấn lên nút: Xóa

- Hệ thống thực hiển thị thông báo xác nhận user có thực sự muốn xóa bản ghi?Nếu không sẽ thực hiện luồng xử lý A1

- Hệ thống thực hiện xóa các thông tin về các bản ghi được chọn ra khỏi hệthống

Luồng nhánh A1: Hệ thống không thực hiện xử lý xóa bản ghi.

2.7.4.3 Use case sửa sản phẩm

Use Case: Sửa sản phẩm

Phạm vi: Với tài khoản là nhân viên và quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là nhân viên, quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống, nhân

Trang 21

- Hệ thống lưu thông tin về bộ dữ liệu được sửa này

- Hệ thống đóng màn hình: Quay về màn hình liệt kê đồng thời bộ dữ liệu đã đượcsửa này được hiển thị

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo bản ghi này không còn tồn tại, đóng màn

hình này và quay về màn hình liệt kê

Luồng nhánh A2: User không nhấn lên nút: Cập nhật mà nhấn lên nút: Hủy thì hệ

thống sẽ tiến hành: Đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê

2.7.4.4 Use case thêm sản phẩm

Use Case: Thêm sản phẩm

Phạm vi: Với tài khoản là nhân viên và quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là nhân viên, quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống, nhân

viên

Sự kiện kích hoạt: Người dùng phải đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- User vào màn hình: Xem Danh sách sản phẩm

- User nhấn lên nút: Thêm mới

- Hệ thống mở ra màn hình: Thêm mới sản phẩm

- User nhập các thông tin liên quan tới sản phẩm như: Mã, chi tiết sản phẩm,…

- User nhấn lên nút: Thêm mới

- Hệ thống kiểm tra mã sản phẩm đã tồn tại trong hệ thống chưa ? Nếu đã tồn tạithì thực hiện luồng xử lý A1

- Hệ thống lưu thông tin về bộ dữ liệu mới này

- Hệ thống đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê đồng thời bộ dữ liệu mớinày được hiển thị

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo mã sản phẩm đã tồn tại, yêu cầu user nhập

Trang 22

mã khác

Luồng nhánh A2: User không nhấn lên nút: Thêm mới mà nhấn lên nút: Hủy thì

hệ thống sẽ tiến hành đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê danh sách

2.7.5 Sơ đồ Use case tìm kiếm sản phẩm

Use Case: Tìm kiếm sản phẩm

Phạm vi: Với tài khoản là nhân viên và quản trị hệ thống, khách hàng

Tác nhân chính: nhân viên, quản trị hệ thống, khách hàng

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện:

Sự kiện kích hoạt:

Luồng sự kiện chính:

- User vào màn hình: tìm kiếm

- User nhấn lên nút: Tìm kiếm theo: mã, tên, giá thành sản phẩm

- Hệ thống mở ra màn hình: Danh sách các sản phẩm theo truy vấn nếu sản phẩmtồn tại ngược lại chuyển sang A1

- Hệ thống đóng màn hình

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo sản phẩm không tồn tại

2.7.6 Sơ đồ Use case phân quyền người dùng

Trang 23

2.7.6.1 Cập nhật quyền

Use Case: Cập nhật quyền nhân viên

Phạm vi: Với tài khoản là quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống

Sự kiện kích hoạt: Người dùng phải đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- User vào màn hình: Xem Danh sách nhân viên

- User nhấn lên nút: Thêm sửa

- Hệ thống mở ra màn hình: Thông tin về nhân viên và các quyền

- User nhập các thông tin liên quan tới nhân viên như: Mã, chi tiết nhân viên,…

- User nhấn lên nút: cập nhật

- Hệ thống kiểm tra mã sản phẩm đã tồn tại trong hệ thống chưa ? Nếu đã tồn tạithì thực hiện luồng xử lý A1

- Hệ thống lưu thông tin về bộ dữ liệu mới này

- Hệ thống đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê đồng thời bộ dữ liệu mớinày được hiển thị

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo nhân viên và quyền hạn không tồn tại, yêu

cầu user nhập mã khác

Luồng nhánh A2: User không nhấn lên nút: Thêm mới mà nhấn lên nút: Hủy thì

hệ thống sẽ tiến hành đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê danh sách

2.7.6.2 Xóa quyền

Use Case: Xóa nhân viên

Phạm vi: Với tài khoản là quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống.

Sự kiện kích hoạt: Người dùng phải đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

Trang 24

- User vào màn hình: Xem Danh sách quyền nhân viên

- User nhấn lên nút: Xóa

- Hệ thống mở ra màn hình: Xóa các quyền của nhân viên

- User nhập các thông tin liên quan tới quyền nhân viên như: Thêm sản phẩm,xóa,…

- User nhấn lên nút: Xóa quyền

- Hệ thống kiểm tra quyền chưa tồn tại trong hệ thống chưa ? Nếu đã tồn tại thìthực hiện luồng xử lý A1

- Hệ thống lưu thông tin về bộ dữ liệu mới này

- Hệ thống đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê đồng thời bộ dữ liệu mớinày được hiển thị

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo quyền đã tồn tại, yêu cầu user nhập mã

khác

Luồng nhánh A2: User không nhấn lên nút: Thêm mới mà nhấn lên nút: Hủy thì

hệ thống sẽ tiến hành đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê danh sách

2.7.6.3 Thêm mới quyền

Use Case: Thêm quyền

Phạm vi: Với tài khoản là quản trị hệ thống

Tác nhân chính: Người dùng với tài khoản là quản trị hệ thống

Điều kiện tiên quyết: website đang ở trạng thái hoạt động

Điều kiện thực hiện: người dùng có tài khoản hợp lệ là quản trị hệ thống

Sự kiện kích hoạt: Người dùng phải đăng nhập hệ thống

Luồng sự kiện chính:

- User vào màn hình: Xem Danh sách quyền

- User nhấn lên nút: Thêm mới

- Hệ thống mở ra màn hình: Thêm mới quyền

- User nhập các thông tin liên quan tới quyền

- User nhấn lên nút: Thêm mới

- Hệ thống kiểm tra quyền đã tồn tại trong hệ thống chưa? Nếu đã tồn tại thì thựchiện luồng xử lý A1

- Hệ thống lưu thông tin về bộ dữ liệu mới này

- Hệ thống đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê đồng thời bộ dữ liệu mới

Trang 25

này được hiển thị

Luồng nhánh A1: Hệ thống thông báo quyền này đã tồn tại, yêu cầu user nhập mã

khác

Luồng nhánh A2: User không nhấn lên nút: Thêm mới mà nhấn lên nút: Hủy thì

hệ thống sẽ tiến hành đóng màn hình, quay về màn hình liệt kê danh sách

2.7.7 Sơ đồ phân rã Use Case cập nhật

Ngày đăng: 19/03/2015, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w