1.1.3.Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh nghiệp xây dựng và ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nói chung và kiểm
Trang 1Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính1.1 Lý luận cơ bản về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
1.1.1 Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trìnhbán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:
Chi phí nhân viên bán hàng: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho
nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa vậnchuyển đi tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ)
Chi phí vật liệu bao bì: là khoản chi phí về vật liệu bao bì để đóng gói
bảo quản sản phẩm hàng hóa vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quátrình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa
Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về công cụ dụng cụ đồ dùng đo
lường tính toán làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí khấu hao TSCĐ: để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho cửa hàng phương tiện vận chuyểnbốc dỡ
Chi phí bảo hành sản phẩm: là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo
hành sản phẩm hàng hóa trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hànhcông trình xây lắp được hạch toán vào TK 627)
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phíthuê tài sản thuê kho thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển tiền hoa hồng đạilý,…
Trang 2Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiếpkhách hội nghị khách hàng chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hóa,
Theo quy định của chế độ hiên hành, CPQLDN chi tiết thành các yếu tốchi phí sau:
Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho Ban
giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản tríchBHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỉ lệ quy định
Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất
dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụcủa doanh nghiệp, cho việc sửa chữa TSCĐ… dùng chung của doanh nghiệp
Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng
trong công tác quản lý chung của doanh nghiệp
Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng vật kiến trúc phương tiệntruyền dẫn,…
Thuế, phí và lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,…và
các khoản phí lệ phí giao thông cầu phà,…
Chi phí dự phòng: khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi về dịch vụ mua ngoài phục vụ
chung toàn doanh nghiệp như tiền điện, nước thuê sửa chữa TSCĐ; tiền mua
Trang 3và sử dụng các tài liệu kĩ thuật bằng phát minh sáng chế phân bổ dần (không
đủ tiêu chuẩn TSCĐ); CP trả cho nhà thầu phụ
Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các
khoản đã kể trên như chi hội nghị tiếp khách chi công tác phí chi đào tạo cán
bộ và các khoản chi khác,…
1.1.2 Đặc điểm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- CPBH là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ Loại chi phí này có: chi phíquảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bánhàng và chi phí khác gắn liền với bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.Đặc biệt với doanh nghiệp thương mại, những doanh nghiệp mà hoạt độngchính là việc tiêu thụ sản phẩm thì hoạt động bán hàng càng có vai trò quan
trọng, đó là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp
- CPQLDN là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lýsản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp, bao gồm: chi phínhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng – khấuhao tài sản cố định dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tínhchất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị
Qua khái niệm, nội dung có thể thấy CPBH và CPQLDN bao gồm rấtnhiều khoản chi phí, những chi phí này đều gián tiếp tham gia vào hoạt độngsản xuất sản phẩm nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì tham giavào quá trình tiêu thụ và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.1.3.Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp xây dựng và ban hành và thực hiện các quy định về quản
lý nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng cho các công việc cụ thể trong hoạtđộng bán hàng và quản lý:
Trang 4- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ củangười hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc trong hoạt động bán hàng
và quản lý (như quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của ngườihay bộ phận kiểm tra và phê duyệt chi phí bán hàng chi phí quản lý doanhnghiệp, Các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chiphí bảo hành, điện, nước, điện thoại …)
- Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tụcthực hiện xử lý công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý (như thủ tụckiểm tra phê duyệt các khoản chi phí,…)
- Tổ chức triển khai và thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soátnói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng,nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định trên; …
Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và quản lý được tổ chứcthực hiện hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng chothành công kinh doanh của đơn vị nói chung và góp phần đảm bảo thông tintài chính có liên quan được tin cậy hơn
1.2 Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.
1.2.1 Sự cần thiết kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành quan trọng trong kiểmtoán BCTC Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có một đặcđiểm quan trọng là chúng là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuấtnhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế Cụ thể:
- Khoản mục chi phí này tham gia trực tiếp vào việc xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp nên những sai sót về CPBH và CPQLDNthường dẫn đến những sai sót trọng yếu về kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 5- CPBH và CPQLDN cũng ảnh hưởng tới các khoản mục trên bảng cânđối kế toán Một sự thay đổi lớn về CPBH và CPQLDN sẽ làm thay đổi số dưcủa tài khoản lợi nhuận, thuế phải nộp nhà nước, …
phải trả ngắn hạn hay các khoản phải trả ngay Đây là những yếu tố có khảnăng tồn tại gian lận cao
đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán theo đúng quy định, điều này đòi hỏi cácKTV phải thận trọng khi kiểm toán khoản mục này
Đặc điểm CPBH và CPQLDN làm nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác
kế toán cũng như kiểm toán đối với khoản mục này CPBH và CPQLDN cónhững ảnh hưởng nhất định đến một cuộc kiểm toán BCTC:
- Thông qua việc đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết,đối với các khoản mục liên quan trên Bảng cân đối kế toán KTV có thể pháthiện ra những sai sót, gian lận về CPBH, CPQLDN và ngược lại, thông quaviệc kiểm tra chi tiết CPBH, CPQLDN có thể phát hiện ra những gian lận vàsai sót trong việc hạch toán các khoản mục có liên quan khác trên BCTC
- CPBH, CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong mộtdoanh nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặcđiểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp.Kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH,CPQLDN không chỉ giúp KTV đưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ vàquản lý trong doanh nghiệp góp phần tư vấn cho doanh nghiệp để nâng caohiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở để KTV đánhgiá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp
Trang 61.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp:
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độtin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu nói chung của kiểm toán CPBH,CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xácnhận về tính trung thực hay mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí và việctrình bày các khoản chi phí trên BCTC đảm bảo tính đầy đủ đúng đắn hợp lítheo quy định của chuẩn mực kiểm toán Đồng thời cung cấp những thông tintài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác
Để đạt được mục tiêu nói chung này, tromg quá trình kiểm toán, KTV phảikhảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động kiểm soát nội bộđối với các khoản chi phí để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơbản nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Kiểm tra xem các khoản chi phí được hạch toán vào CPBH, CPQLDNđảm bảo có căn cứ hợp lí (CSDL “phát sinh”), tính toán đánh giá đúng(CSDL “tính toán, đánh giá”) và ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ đúng khoảnmục hay không (CSDL “phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ”)
- Kiểm tra việc tính và phân bổ CPBH, CPQLDN cho các đối tượng chịuchi phí có đúng đắn hợp lí và nhất quán hay không (CSDL “tính toán, đánhgiá” và “phân loại và hạch toán đúng đắn”)
- Kiểm tra việc trình bày vá công bố CPBH, CPQLDN trên BCTC cóđúng đắn hay không (CSDL “cộng dồn và công bố”)
1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Quy định và việc thực hiện quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộđối với CPBH, CPQLDN
Trang 7- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu,phiếu chi,…), các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ
TK 641, TK 642, TK 334…), bảng tổng hợp phân bổ CPBH, CPQLDN
- Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh
- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán CPBH, CPQLDN
- Tài liệu, thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lượckinh doanh,…)
.1.2.3 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần của kiểm toán BCTC do đótuân theo quy trình BCTC, gồm ba bước : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệnkiểm toán và kết thúc kiểm toán
1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN nằm trong kế hoạch kiểm toánchung cả BCTC nên khi lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN, có nhữngbước được KTV lập chung cho cả cuộc kiểm toán BCTC, có những bướcđược KTV lập riêng cho phần kiểm toán CPBH, CPQLDN
Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng
Bước này được thực hiện cho toàn bộ kiểm toán BCTC, trong đó cónhững thông tin liên quan tới từng khoản mục, đối với CPBH và CPQLDN cóthể tìm hiểu một số thông tin :
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; nhữngđặc thù về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý),tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường(cách thức bán hàng, các hoạt động về quảng cáo, khuyến mại, … phục vụcho tiêu thụ sản phẩm); những hoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 8- Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN màdoanh nghiệp đang áp dụng.
- Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bánhàng và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
- Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước
Những thông tin này có liên quan trực tiếp tới các chi phí về bán hàng
và quản lý doanh nghiệp, KTV có thể có nhận định xem CPBH và CPQLDN
sẽ phát sinh ở những khâu nào và mức độ hợp lý của số tiền chi phí phát sinh
so với hiệu quả của hoạt động bán hàng và quản lý của doanh nghiệp
Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp KTV giải thích bằng chứngkiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán.Việctìm hiểu này còn nhằm mục đích khái quát toàn bộ mối quan hệ kinh tế củađơn vị được kiểm toán trong niên độ hạch toán để có thể phát hiện các nghiệp
vụ có sai phạm về CPBH, CPQLDN tập trung ở các CSDL nào
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Quy trình phân tích áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán CPBH,CPQLDN được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chínhnhằm đánh giá hoạt động tiêu thụ và bộ máy quản lý, chỉ ra những khả năngsai sót có thể qua đó giảm được khối lượng công việc khảo sát chi tiết Tuỳđặc điểm riêng từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựa chọn sử dụng một hoặcmột số những tính toán sau để phân tích:
- Thực hiện so sánh CPBH, CPQLDN kỳ này với các kỳ trước để xemxét biến động qua đó có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng vàquản lý của doanh nghiệp
- So sánh CPBH, CPQLDN giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch về hoạt động bán hàng và quản lý
- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với ước tính của KTV
Trang 9- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với các đơn vị trongcùng ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mứccùng ngành, từ đó đánh giá khả năng quản lý chi phí của đơn vị
- Xem xét mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với các chỉ tiêu kháctrên BCTC như: Doanh thu, giá vốn, tổng tài sản, tổng chi phí hoặc mối quan
hệ giữa CPBH, CPQLDN với thông tin phi tài chính (như mối quan hệ giữachi phí nhân công với số lượng nhân viên)
Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro.
Quá trình xác định tính trọng yếu đối với kiểm toán BCTC trải qua 5bước:
- Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu, bước này thường được thực hiệnchung cho cả cuộc kiểm toán BCTC
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận, từngkhoản mục
- Ước tính sai sót trong từng bộ phận
- Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận
- So sánh ước tính sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc
đã điều chỉnh) về tính trọng yếu
Đối với khoản mục CPBH và CPQLDN, sau khi bước thứ nhất trongquy trình trên được thực hiện với toàn bộ BCTC đến bước thư hai KTV sẽphân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho CPBH, CPQLDN Cơ sởphân bổ là bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đượcđánh giá sơ bộ đối với CPBH, CPQLDN dựa vào kinh nghiệm KTV về sai sótcủa các khoản mục và chi phí kiểm toán cho từng khoản mục CPBH,CPQLDN bao gồm nhiều khoản chi phí phức tạp liên quan đến nhiều khoảnmục khác trên BCTC, ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó CPBH, CPQLDN luôn được xem làtrọng yếu Tới bước thứ ba KTV sẽ chọn mẫu và dựa trên những sai sót phát
Trang 10hiện được trong chọn mẫu để ước tính sai sót cho khoản mục CPBH,CPQLDN Bước thứ tư và thứ năm thực hiện chung cho toàn bộ BCTC.
Ngoài ra trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau,
do đó đồng thời với việc thực hiện đánh giá và phân bổ trọng yếu, KTV cầnthực hiện xác định những rủi ro đối với từng khoản mục trong đó có CPBH,CPQLDN
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với CPBH, CPQLDN.
Đối với kiểm toán CPBH và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tinsau về hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Môi trường kiểm soát và thủ tục kiểm soát:
+ Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý:quan điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh củađơn vị được kiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hayduy ý chí, cơ cấu tổ chức quyền lực,…
+ Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Cơ chế uỷ bankiểm tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào:kiểm toán nội bộ có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường kiểm soát nội
+ Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN:Quy định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh
Trang 11nghiệp Các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chiphí bảo hành, điện, nước, điện thoại.
+ Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ Việc hạchtoán CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,…
Tóm lại, dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát đối với cơ sở dữ liệu cho từng khoản mục, từng loại nghiệp vụ kinh tếchủ yếu khi kiểm toán CPBH, CPQLDN
Thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán là bước quan trọng cuối cùng tronggiai đoạn lập kế hoạch Chương trình kiểm toán thường được thiết kế theo 3phần:
+ Thử nghiệm kiểm soát
+ Thủ tục phân tích
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết
Chương trình kiểm toán CPBH, CPQLDN là chương trình kiểm toán cụthể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC, cũng được thiết kếtheo 3 phần như trên Trong nội dung chương trình kiểm toán cũng ghi cácbước công việc kiểm toán chi tiết và trình tự sử dụng các biện pháp cần thiếtđồng thời có sự phối hợp với kiểm toán các khoản mục khác giữa các KTVvới nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc
Chương trình kiểm toán sẽ là sợi dây gắn chặt các phần việc cụ thểtrong kế hoạch kiểm toán theo thời gian Sự bố trí nhân lực và sự phối hợpgiữa các bước công việc Sau khi lập được chương trình kiểm toán KTV tiếnhành thực hiện kiểm toán
1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.2.3.2.1 khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH, CPQLDN
Trang 12Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi tìm hiểu về hệ thốngkiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là có hiệu lực Khi đó, thủ tục kiểmsoát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế vàhoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ để có kết luận về mức độ rủi ro kiểmsoát phù hợp, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH, CPQLDN Khi khảosát CPBH, CPQLDN, KTV thường kết hợp cùng với các khảo sát về chi phíkhấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương,khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền…
Đối với CPBH, CPQLDN có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
- kiểm tra tài liệu: xem xét các chính sách, quy định của khách hàng đốivới việc hạch toán đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định, kế hoạchCPBH, CPQLDN năm nay so với năm trước trong thực tế, đánh giá hiệu quảcủa các quy định đó
- Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả của các thủ tục về bánhàng, quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán
- Đối với các khoản chi như chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảngcáo, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài,… cần kiểm tra dấu hiệu sự phêduyệt, đó là: có đầy đủ chứng từ gốc, hoá đơn, các chứng từ đầy đủ dấu, chữ
ký, hợp lý hợp lệ Kiểm tra xem có hay không sự kiểm soát định kỳ đối vớicác chi phí như: chi phí vận chuyển hàng bán, các chi phí do nhân viên tựquyết định để đảm bảo số tiền chi ra là hợp lý và trong định mức của đơn vị
- Kiểm tra xem những TSCĐ đang được trích khấu hao có thật sự đượcdùng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp không, phương pháptrích khấu hao có nhất quán và đã đăng ký với cơ quan thuế hay chưa
- Kiểm tra trình tự xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho bán hàng
và quản lý doanh nghiệp
Trang 13- Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát đối với việc tập hợp, phân loại, ghi nhận,cộng sổ và chuyển sổ CPBH, CPQLDN Kiểm tra xem có sự đối chiếu giữa
sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không
- Kiểm tra từ đầu đến cuối diễn biến qua từng bước của một số nghiệp
vụ trọng yếu cụ thể đã được ghi lại trong sổ cái để xem xét, đánh giá các bướckiểm soát áp dụng trong quá trình hạch toán một nghiệp vụ đến khi vào sổ cái.Đối với những thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết cần tiến hành phỏng vấnngười có liên quan: Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên, kế toán trực tiếp hạchtoán, … Ngoài ra có thể tham khảo tài liệu của kiểm toán nội bộ (nếu có)
1.2.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN
KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN nhằm:
- Giúp KTV đánh giá khái quát về CPBH, CPQLDN của đơn vị trongmối quan hệ với các khoản mục khác trên BCTC
- Hiểu biết chi tiết hơn về việc hạch toán và sự biến động của CPBH,CPQLDN
- Tìm ra nguyên nhân của những dấu hiệu bất thường phát sinh trong
kỳ đối với CPBH, CPQLDN
- Qua phân tích KTV xác định trọng yếu trong kiểm toán CPBH,CPQLDN từ đó định hướng nội dung và cách thức tiến hành thủ tục kiểm tratiếp theo sau phân tích
- Cần xem xét mức độ tin cậy, nguồn gốc các thông tin, mức độ chi tiết
và khả năng so sánh của công ty
Tuỳ đặc điểm từng doanh nghiệp, mức chi phí kiểm toán và thời giankiểm toán mà KTV có thể lựa chọn thực hiện một hoặc một số nội kỹ thuậtphân tích sau:
- So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dựtoán đã điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cần
Trang 14được tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ
về khả năng sai phạm
- So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu vàthu nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (cóthể là số bình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường haykhông
- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH,CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiệnbiến động bất thường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận
- So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV
về CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và
tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiệnbiến động bất hợp lý nếu có
KTV cũng cần phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan trongmối quan hệ với sự biến động của CPBH, CPQLDN, để có thể xét đoán rủi ro
và đưa ra định hướng kiểm tra chi tiết cho phù hợp
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp được kiểm toán mà thủ tục phân tíchcần được sử dụng một cách linh hoạt nhằm có sự đánh giá một cách đúng đắnnhất về CPBH, CPQLDN
1.2.3.2.3 Kiểm tra chi tiết
Trước tiên là việc kiểm tra tổng hợp CPBH, CPQLDN bằng cách ràsoát việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ Nếu số lượng nghiệp vụnhiều KTV có thể tập trung vào những khoản chi lớn, những khoản chi khôngbình thường, những khoản chi chứa đựng nhiều sai sót, gian lận như : CPBHbằng tiền, chi phí QLDN bằng tiền, chi phí văn phòng, chi phí quảng cáo, tiếpthị… Cần rà soát xem nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng tài khoản, khoản mụcchi phí quy định hay chưa
Trang 15Tiếp theo là việc kiểm tra chi tiết đối với từng bộ phận chi phí cấuthành nên CPBH, CPQLDN:
+ Kiểm tra chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: thực hiệnlựa chọn một số nghiệp vụ về tiền lương phát sinh trong kỳ để kiểm tra đốichiếu với bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán lương, phiếu chi lương.Lựa chọn một số nhân viên để thực hiện kiểm tra về: Hợp đồng lao động, mứclương và hệ số lương được nhận, kiểm tra việc ký nhận trên bảng thanh toánlương, xem xét các khoản đã nhận và các khoản đơn vị còn đang giữ hộ Xemxét việc tính toán và phân bổ chi phí tiền lương cho các bộ phận sử dụng bằngcách rà soát trên bảng tính và phân bổ lương, tránh tình trạng phân bổ nhầm.Tính toán tổng lương và các kkoản phụ cấp làm cơ sở cho việc kiểm tra vàtính toán lại các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) đối chiếu với
số phát sinh trên các tài khoản có liên quan
+ Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ: Việc kiểm toán chi phíkhấu hao TSCĐ trong CPBH, CPQLDN gắn liền với kiểm toán TSCĐ trongcùng cuộc kiểm toán Do đó việc kiểm tra chi tiết đối với TSCĐ hướng tớikiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao cho bộ phận bán hàng và bộ phậnquản lý doanh nghiệp có hợp lý và khớp đúng với ghi chép ở sổ chi tiết tàikhoản khấu hao TSCĐ hay không KTV tiến hành đối chiếu phối hợp vớingười thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ Nếu phát hiện chênh lệch sẽtiến hành điều chỉnh lại cho phù hợp
+ Kiểm tra chi tiết các bộ phận chi phí khác trong CPBH, CPQLDN:KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ đã phát sinh, đối chiếu với chứng
từ gốc và số dư tài khoản, các khoản mục trên BCTC có liên quan từ đó kiểmtra việc ghi nhận các nghiệp vụ đồng thời KTV có thể căn cứ vào đó để tiếnhành tính toán lại các chi phí đã được ghi nhận, kiểm tra tính nhất quán trong
việc phân bổ CPBH, CPQLDN Đối với chi phí bằng tiền khác cần thực hiện
Trang 16kiểm tra tính hợp lý và xem xét các chi tiêu này có thực sự phục vụ cho hoạtđộng bán hàng và quản lý doanh nghiệp hay không.
* Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV sẽ tiến hành lập “trang tổng hợp” hay
“biên bản kiểm toán” để tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN theo các nội dung sau:
+ sai phạm đã tìm ra khi kiểm toán chi tiết CPBH, CPQLDN, kết luận vềmức độ sai phạm, các bút toán điều chỉnh sai phạm
+ nguyên nhân của sai lệch (nếu có)
+ kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa
+ ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối vớiCPBH, CPQLDN
+ vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN là một căn cứ quan trọngcho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán
1.2.4.3 Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm
toán BCTC Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết
quả kiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiếnnhận xét, trong đó có khoản mục CPBH, CPQLDN thể hiện qua một số thủtục sau đây:
- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán : các thông tin thu được từ khi lập
kế hoạch kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm toán từng khoản mục, các bằngchứng thu thập được,…Trong đó đối với CPBH, CPQLDN cần rà soát lạixem kết quả kiểm toán đưa ra đã hợp lý chưa, đã lưu đầy đủ bằng chứng đểchứng minh cho kết quả đó chưa
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thư giải trình
- Xem xét các thông tin liên quan trong BCTC
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
Trang 17- Xem xét vấn đề hoạt động liên tục của khách hàng: KTV và công tykiểm toán có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục
mà ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bàyBCTC Xem xét các yếu tố không chắc chắn, trọng yếu liên quan tới khả nănghoạt động liên tục của khách hàng thì cần phải được trình bày đầy đủ trênBCTC
Đối với khoản mục CPBH, CPQLDN nếu có các sai phạm trọngyếu, KTV sẽ đưa ý kiến về các sai phạm này trong Báo cáo kiểm toán; nếu bịhạn chế bởi phạm vi kiểm toán KTV sẽ đưa ra ý kiến “Tuỳ thuộc vào”; nếu cóbất đồng ý kiến với nhà quản lý thì KTV sẽ đưa ra ý kiến “Ngoại trừ”
Trong thư quản lý, đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp, KTV sẽ nêu những quan sát về việc hạch toán CPBH,CPQLDN, nêu những sai phạm ở mức độ nhỏ, không trọng yếu hoặc nhữngnhược điểm khi hạch toán CPBH, CPQLDN, qua đó giúp đơn vị được kiểmtoán có những điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống KSNB
1.2.4 Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán CPBH và CPQLDN
Trong quá trình kiểm toán CPBH và CPQLDN, KTV có thể gặp một sốrủi ro được khái quát qua hai trường hợp sau:
1.2.4.1 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán lớn hơn chi phí thực tế
Doanh nghiệp hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản chi không
có chứng từ hoặc hạch toán trùng hóa đơn
Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chi
mà theo quy định của nhà nước không được hạch toán vào chi phí sản xuấtkinh doanh như : các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phíkinh doanh, chi phí công tác nước ngoài vượt quá định mức, các khoản chiđầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, các khoản chi thuộc nguồn kinh phíkhác đài thọ, các khoản chi ủng hộ các cơ quan, tổ chức, xã hội,…
Trang 18Kế toán có sự nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ, do đó đã làm chochi phí ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với phản ánh trên chứng
từ kế toán
Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN cả những khoản chithực tế chưa phát sinh trong kỳ kế toán, hoặc ghi vào kỳ này những khoảntrích trước thực tế chưa chi hết như : trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí lãi vay,…
Doanh nghiệp đã hạch toán vào CPBH, CPQLDN trong kỳ những khoảnthực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của các khoản chi nêntheo quy định các khoản chi này cần được phân bổ vào nhiều kỳ sản xuất kinhdoanh ví dụ như các khoản chi phí trả trước mà đáng ra doanh nghiệp phảiphân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh, …
1.2.4.2 Những chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán thấp hơn chi phí thực tế
Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệpkhông có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên khoản chi nàykhông được hạch toán vào chi phí hợp lý hợp lệ trong kỳ mà phẫn phải treo ởcác tài khoản tạm ứng, nợ phải thu, ứng trước cho nhà cung cấp
Một số khoản thực tế đã chi ra như khoản tạm ứng cho cán bộ đi thựchiện nhiệm vụ, họ hoàn thành ngay trong kỳ nhưng đến cuối kỳ chưa làm thủtục thanh toán do đó những khoản chi này chưa ghi nhận vào chi phí trong kỳ.Doanh nghiệp đã theo dõi, hạch toán các khoản chi tiêu theo những côngviệc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) thấp hơn so với chiphí thực tế của những công việc này mà không có sự điều chỉnh sau đó
Doanh nghiệp không ghi nhận các chi phí phát sinh từ kỳ trước nhưngđược phân bổ trong nhiều kỳ
Doanh nghiệp chưa hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản đã tiêudùng trong kỳ nhưng đến kỳ sau mới phải thanh toán cho kỳ này như chi phí
Trang 19điện, nước, điện thoại của tháng 12, sang tháng 1 năm sau mới có giấy báocủa người cung cấp.
Doanh nghiệp hạch toán nhầm chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phíhoạt động tài chính hoặc chi phí khác,…
Những rủi ro thường gặp nói trên có nhiều nguyên nhân song nguyênnhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa nắm được đầy đủ các quy định vềhạch toán chi phí hoặc do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của các nhânviên kế toán, cũng có thể vì một lý do nào đó mà nhân viên kế toán đã hạchtoán không đúng quy định
Trang 20Chương 2: thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công
ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) thực hiện
2 1 TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN (A&C)
2 1 1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là Doanh nghiệp Nhà nước đượcthành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26 tháng 3 năm 1992,Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13tháng 3 năm 1995 do Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp
Công ty Kiểm toán và Tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trongnhững công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức
sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Công
ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hoạt động theo Giấy phép đăng kýkinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ ChíMinh cấp ngày 09 tháng 12 năm 2003
Theo quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 vàNghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toánđộc lập, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã chính thức chuyểnđổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 06/02/2007theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102047448 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
Công ty A&C là một trong những Công ty đầu tiên và đã nhiều năm nayđược Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán các
Trang 21Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) hiện nay là công ty đại diệnchính thức tại Việt Nam của Baker Tilly International Tư cách thành viênBaker Tilly International của Công ty A&C đã khẳng định vị thế của công tytrên trường quốc tế và là một lợi thế để công ty nâng cao chuyên môn và kinhnghiệm phục vụ khách hàng
Chi nhánh Nha Trang
Trang 22* Chi nhánh công ty Kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội là chi nhánhlớn nhất của công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C Chi nhánh Hà Nộiban đầu được thành lập và hoạt động như một văn phòng đại diện của công tyKiểm toán và Tư vấn đặt tại 41B Lý thái Tổ Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như thực hiện được chiến lượccủa công ty muốn mở rộng phạm vi kiểm toán và kế toán, từ năm 2001 vănphòng đại diện tại Hà Nội đã chính thức trở thành chi nhánh hoạt động độclập theo Quyết định số 1144/QĐUB của UBND TP Hà Nội và hoạt động theoGiấy phép kinh doanh số 312448 ngày 16/03/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội cấp Sự kiện này thực sự là một mốc đánh dấu cho sự mở rộng về quy
mô hoạt động của A&C, công tác kiểm toán được mở rộng hơn và phục vụkhách hàng tại Hà Nội tốt hơn, đồng thời giảm thiểu được những chi phí kiểmtoán, tăng doanh thu lợi nhuận cho chi nhánh nói riêng và cho toàn công tynói chung
Sau ngày 30/06/2003, khi công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thànhcông ty cổ phần, Hội đồng quản trị công ty đã ban hành quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT ngày 29/12/2003 đổi tên chi nhánh thành Chi nhánh Công ty
cổ phần Kiểm toán và tư vấn tại Hà Nội, hoạt động theo giấy đăng ký kinhdoanh mới số 0113003559 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấpngày 15/01/2004
Vào năm 2007 khi công ty tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu lần 2
từ công ty cổ phần thành công ty TNHH, chi nhánh đã chuyển đổi từ Công ty
Cổ phần kiểm toán và tư vấn chi nhánh Hà Nội thành Chi nhánh công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội hoạt động theo đăng ký kinh doanhmới số 0112030013 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày14/02/2007
Trang 232.1.2 các dịch vụ do công ty cung cấp
Dịch vụ kiểm toán: Đây là hoạt động chủ yếu cho công ty, hoạt động
kiểm toán của công ty bao gồm các lĩnh vực sau:
- Kiểm toán báo cáo tài chính: Đây có thể xem là lĩnh vực kinh doanhđóng vai trò chủ chốt đối với công ty Loại hình dịch vụ này đã mang về chocông ty hơn 1000 khách hàng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, kinh doanhnhiều ngành nghề khác nhau…Doanh thu của hoạt động này luôn chiếm hơn50% doanh thu hàng năm của toàn công ty
- Bên cạnh đó công ty còn tiến hành các cuộc kiểm toán nội bộ, tuân thủ,kiểm toán hoạt động và kiểm toán thong tin tài chính theo yêu cầu của kháchhàng Cùng với quá trình kiểm toán công ty luôn cố gắng hỗ trợ khách hàngbằng việc tư vấn, cung cấp các thong tin góp phần hoàn thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ, công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của khách hàng
Dịch vụ thẩm định, kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản: thẩm định,
kiểm toán báo cáo dự toán, quyết toán công trình xây dựng cơ bản: đây là mộthoạt động khá nổi trội của công ty Mỗi năm hoạt động này luôn đem lại chocông ty một khoản doanh thu khá lớn, chiếm khoảng 12 - 13% tổng doanh thucủa công ty Hoạt động này tập trung vào việc giúp khách hàng thẩm tra dự
án, lập và thẩm tra dự toán công trình;tư vấn xây dựng;hoàn tất, phê duyệtvốn đầu tư, giá trị quyết toán công trình xây dựng cơ bản… Bên cạnh đó công
ty còn giúp khách hàng thực hiện giám định tài chính, xác định giá trị doanhnghiệp phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi sở hữu(cổ phần hoá, chia tách, sátnhập, cho thuê, khoán)
Dịch vụ tư vấn: A&C thực hiện hoạt động tư vấn cho khách hàng khi
khách hàng có nhu cầu ký hợp đồng tư vấn Với đội ngũ chuyên gia giàu kinhnghiệm, có trình độ hiểu biểt sâu rộng, công ty luôn giúp khách hàng tìm ranhững giải pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh.Hoạt động tư vấn của A&C bao gồm các mặt tư vấn chính sau đây:Tư vấn về
Trang 24thuế, Tư vấn các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, Tư vấn tài chính vàquản trị doanh nghiệp, Tư vấn dịch vụ pháp lý, Các hoạt động tư vấn kháctheo yêu cầu của khách hàng như các vấn đề về pháp luật, đầu tư…
Dịch vụ đào tạo: Hoạt động đào tạo của công ty bao gồm 4 lĩnh vực
chính:
doanh chứng khoán…
nhà nước mới ban ban hành…
Dịch vụ kế toán: bao gồm các hoạt động ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài
chính, soát xét báo cáo tài chính, thiết kế triển khai và vận hành hệ thống kếtoán, hệ thống kiểm soát nội bộ
Quản lý dự án: A&C đã tổ chức dịch vụ quản lý dự án trong nhiều năm
và đã nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng Hoạt động quản lý dự ánbao gồm: quản lý chung; tổ chức công tác giải phóng mặt bằng; tổ chức thẩmđịnh dự án vốn đầu tư; công tác thẩm định thiết kế
2.1.3 Chính sách phục vụ
Đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian thực hiện luôn là những yếu tốquyết định đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho tất cả khách hàng của A&C.Trong nhiều tình huống, A&C sẵn sàng hỗ trợ giải quyết những khó khăn,vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đưa ra các ý kiến tư vấn đểcủng cố, hoàn thiện công tác quản lý Doanh nghiệp và luôn thể hiện ý chí bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho Doanh nghiệp
Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, chúng tôi đã xây dựng đượcthương hiệu A&C uy tín và vững mạnh với những điểm nổi bật cơ bản sauđây:
Trang 25 Phục vụ khách hàng là một niềm vinh hạnh rất lớn
Đội ngũ nhân viên A&C có đủ năng lực, được tuyển chọn và đào tạo
kỹ lưỡng với sự kết hợp tối ưu các kỹ năng nghiệp vụ và quản lý để cung cấpnhững dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
kiểm toán các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại ViệtNam
Được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc
kiểm toán các Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam và các Công ty chứng khoán
Kỹ năng hành nghề và kinh nghiệm sâu rộng về kiểm toán các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khácnhau như: sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng,giao thông vận tải, dầu khí,
Hiểu biết thấu đáo về đất nước, con người và luật pháp Việt Nam
Có khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải
quyết một cách có hiệu quả nhu cầu về dịch vụ của khách hàng
Được sự hỗ trợ của Tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh Quốc tế BAKER TILLY INTERNATIONAL về thông tin, kỹ thuật,
kinh nghiệm cũng như trong việc điều phối thực hiện dịch vụ trên phạm vitoàn cầu
Mạng lưới hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hiện tại ngoài
văn phòng chính tại TP Hồ Chí Minh A&C còn có chi nhánh tại TP Hà Nội,
TP Nha Trang, TP Cần Thơ và 02 Công ty TNHH 1 thành viên: "Công tyTNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn Đồng Khởi" và "Công ty TNHH 1 thànhviên Thẩm định và Tư vấn Việt"
Chất lượng dịch vụ cao với chi phí hợp lý
Trang 262.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý
2 1 4 1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty kiểm toán
và tư vấn
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình tập trung, banTổng giám đốc sẽ trực tiếp điều hành tại trụ sở chính và các chi nhánh, tạimỗi chi nhánh có bộ máy hoạt động độc lập và đều trực thuộc quyền quản lý,điều hành của một thành viên trong ban Tổng giám đốc
Có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty A&C(xem tiếptrang sau)
2 1 4 2 Khái quát chung về chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội được thành lập và hoạt động như một công ty con độclập, được hạch toán kết quả kinh doanh riêng dưới sự quản lý của Ban giámđốc (xem sơ đồ 2.2 trang sau)
- Giám đốc chi nhánh đống thời là Phó tổng giám đốc công ty, uỷ viêncủa hội đồng thành viên của A&C Giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành vàchịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước Hội đồng thành viên
- Phó giám đốc vừa tham gia điều hành hoạt động tại các phòng vừa chịutrách nhiệm trực tiếp đối với giám đốc
- Phòng quản trị tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lý các công tác hànhchính, thư kí, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ, thực hiện các côngviệc chung, quản lý hoạt động của công ty nhằm đảm bảo công việc đượcthực hiện tuần tự, nhịp nhàng
- Các phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC thực hiện công tác kiểm toánBCTC Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý
- Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB Phòng này thực hiện công tác kiểmtoán các báo cáo quyết toán XDCB, thẩm định đầu tư, …
Trang 27- Bộ phận kế toán Thực hiện các công tác về ghi sổ kế toán trong doanhnghiệp, lập báo cáo định kì cho công ty mẹ
- Bộ phận tư vấn - kiểm soát chất lượng Bộ phận này do các kiểm toánviên có chuyên môn, trình độ cao đảm trách Đây là bộ phận quan trọng củacông ty, thực hiện việc soát xét, kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng của cáccuộc kiểm toán Đồng thời đây cũng là bộ phận thực hiện các dịch vụ tư vấnkhách hàng
Trang 28Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty A&C
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH TẠI NHA TRANG
2 PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY
DỰNG (PHÒNG 1, 2)
PHÒNG TƯ VẤN
Trang 29Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý chi nhánh A&C tại Hà Nội
2.1.5 Đội ngũ nhân viên A&C
Sau 20 năm hoạt động (1992-2012), Công ty A&C tự hào có một đội ngũnhân viên được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống
Với trên 386/438 nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng, chúng tôi đãmang đến kinh nghiệm, kỹ năng cùng tinh thần trách nhiệm rất cao để đápứng các nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng của khách hàng
Đội ngũ nhân viên của chúng tôi gồm có:
- Kiểm toán viên được cấp Chứng chỉ KTV của Bộ Tài
Chính:
69 người
Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên lien tục được đào tọa nhằmnâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng cáckiến thức bổ trợ về Pháp luật, Kinh tế, Kỹ thuật, Thị trường… để có khả năng
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, các Kiểm toán viên còn được
đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại
BỘ PHẬN TƯ VẤN, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN
PHÒNG NGHIỆP VỤ 4 (KIỂM TOÁN XDCB)
CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC (PHÒNG NGHIỆP VỤ 1, 2,3)
BỘ PHẬN KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Trang 30các nước Malaysia, Singapore, Philipines, Hongkong, Anh, Pháp, Bỉ,Ireland… do công ty tổ chức cùng các chương trình hỗ trợ của Bộ Tài chính,EURO TAPVIET và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế khác.
Quy trình hoạt động cảu chúng tôi đã được xây dựng dựa trên cơ sởnghiên cứu và lựa chọn những phương thức hoạt động và phù hợp với nhữngchuẩn mực và thông lệ của quốc tế về kế toán – kiểm toán vừa phù hợp vớithực tiễn quản lý và những quy định về pháp luật hiện hành của Việt Nam.Chính phương thức hoạt động đã có giúp kiểm toán viên chúng tôi lập được
uy tín và đem lại sự hài long của khách hàng đối với dịch vụ mà chúng tôicung cấp
2.1.6 Khách hàng của công ty A&C
Cho đến nay, Công ty A&C đã và đang phục vụ cho gần 2 000 kháchhàng hoạt động trong mọi lĩnh vực, bao gồm:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinhdoanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Các Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt độngtrên các lĩnh vực Sản xuất, Xây dựng, Thương mại, Dịch vụ khách sạn, Ngânhàng, Giao thông vận tải, Dầu khí, v v
- Các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các văn phòng đạidiện và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ
- Và các khách hàng khác
2.1.7 Tầm nhìn và chiến lược
Những thách thức và cơ hội của hôm nay đòi hỏi phải có một phươnghướng chiến lược Tầm nhìn và chiến lược của chúng tôi cho thập niên 2010,được phát triển trong sự phối hợp giữa các thành viên Ban lãnh đạo Công ty
và các Công ty thành viên trong Tập đoàn BAKER TILLYINTERNATIONAL từ khắp nơi trên thế giới, tập trung vào việc củng cố vịthế của A&C một trong năm công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, đảm
Trang 31bảo uy tín và chất lượng trong tất cả các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ
Với sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ hệ thống các Chi nhánh tại Hà Nội,Khánh Hòa và Cần Thơ, chúng tôi sẽ phục vụ chu đáo cho các khách hàngđang hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước
Cần có tầm nhìn để tạo ra các biện pháp thành công có ý nghĩa BanLãnh đạo của chúng tôi cam kết công khai quá trình đạt được những mục tiêuchiến lược này
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của A&C
Theo số liệu đánh giá tại cuộc họp thường niên các công ty kiểm toán 2năm 2008 và 2009, trong 131 Công ty kiểm toán có báo cáo cho Hội kiểmtoán viên hành nghề (VACPA), Công ty A&C được xếp hạng như sau:
nhân viên cao nhất;
A&C xếp thứ 1 trong 10 Công ty có Kiểm toán viên đông nhất;
A&C xếp thứ 1 trong 3 Công ty có doanh thu đào tạo cao nhất;
ty niêm yết cao nhất (sau KPMG);
A&C xếp thứ 2 trong 3 Công ty có doanh thu kiểm toán từ các doanhnghiệp Nhà nước cao nhất (sau E&Y);
Trang 32 A&C xếp thứ 2 trong 10 Công ty có doanh thu Kiểm toán xây dựng
cơ bản cao nhất (sau AASC);
A&C xếp thứ 5 trong 10 Công ty có doanh thu cao nhất và số lượng nhânviên đông nhất (sau KPMG, PwC, E&Y, Deloitte)
100.318.653.027
Lợi nhuận sau
Bảng 2.3: Tình hình tài chính A&C
2.1.9 Đặc điểm quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
2.1.9 1Quy trình kiểm toán BCTC
Để tổ chức thực hịên một cuộc kỉêm toán, Công ty kiểm toán và tư vấn
đã thiết kế một quy trình kiểm toán chung bao gồm các bước được thực hiệntheo thứ tự (sơ đồ 2.3):
Trang 33Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm toán tại chi nhánh Hà Nội
Quan hệ chuyển tiếp
Bước 1: Khảo sát, tìm hiểuvà chấp nhận khách hàng
Trong tổ chức kiểm toán của A&C, đây là bước quan trọng để đánh giátổng quan về khách hàng và quyết định ký hợp đồng
Khi nhận được yêu cấu từ phía khách hàng công ty sẽ cử cán bộ là ngườithuộc ban lãnh đạo công ty hoặc kiểm toán viên đến gặp trực tiếp khách hàng
để tìm hiểu sơ bộ về khách hàng như: ngành nghề kinh doanh, doanh thu cácnăm, kết quả kiểm toán các năm trước (nếu có), Quá trình thu thập thông tinban đầu sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và cán bộ được cử đi sẽ phảilập Báo cáo khảo sát để báo cáo lại tình hình cho người phụ trách Cũng trên
cơ sở Báo cáo khảo sát đã lập, người đi khảo sát cũng phải tính toán và đềxuất mức phí để trình lên Giám đốc duyệt Việc để người khảo sát lập các báocáo, đề xuất và tính toán mức phí sẽ tiết kiệm được công sức và tính toán sátthực hơn bởi vì người đi khảo sát chính là người hiểu hơn cả về tình hình tổngquan của khách hàng
Giai đoạn trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Hoàn tất soát xét
Phát hành Báo cáo kiểm toán
Trang 34Mức phí và Báo cáo tổng quan được trình lên giám đốc, Giám đốc xétthấy mức phí là phù hợp và quá trình tìm hiểu tổng quan là tương đối phùhợp, chính xác thì sẽ phê duyệt quyết định đồng ý thực hiện kiểm toán vàchuyển qua Phòng Quản trị tổng hợp Phòng quản trị tổng hợp sẽ tiếp nhận vàlập thư báo phí gửi khách hàng Sau khi được sự chấp thuận của khách hàngvới mức phí đưa ra Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng
và thực hiện kí kết hợp đồng với khách hàng
Hợp đồng sau khi ký kết được Giám đốc giao nhiệm vụ thực hiện hợpđồng cho các phòng nghiệp vụ phù hợp và các trưởng phòng chịu trách nhiệmphân công các kiểm toán viên thực hiện
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sẽ bao gồm các công việc chủyếu sau:
Tìm hiểu về khách hàng và hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá rủi ro và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá
Đánh giá về rủi ro gian lận
Các kiểm toán viên sau khi được phân công sẽ liên hệ với khách hàng vàthực hiện lần lượt các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giaiđoạn xác định mức trọng yếu thì mức trọng yếu được xác định dựa trên một
số tiêu chí nhất định tùy thuộc vào từng khách hàng sẽ lựa chọn một tiêu chíriêng Mức trọng yếu thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch là mức trọng yếu
sơ bộ được sử dụng để xác định cỡ mẫu và tại giai đoạn đưa ra ý kiến đểquyết định sự cần thiết của các điều chỉnh Việc sử dụng thủ tục phân tíchtrong giai đoạn lập kế hoạch, KTV sẽ căn cứ vào BCTC do đơn vị cung cấp
để thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản, kỹ thuật phân tích bao
Trang 35gồm cả phân tích dọc và phân tích ngang, thủ tục phân tích được sử dụng đểđánh giá các rủi ro có thể có trong BCTC đồng thời thu thập sự hiểu biết vềtình hình của đơn vị Tiếp đó KTV sẽ đi thu thập tài liệu nhằm đạt được sựhiểu biết về đơn vị, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối vớitừng hoạt động, xem xét hoạt động của hệ thống KSNB đối với từng hoạtđộng nhằm xác định xem có thể dựa vào khâu nào của hệ thống kiểm soát từ
đó đề ra các thủ tục kiểm toán cơ bản cho phù hợp Thông qua các hiểu biết
về đơn vị khách hàng KTV sẽ đưa ra kết luận sơ bộ về rủi ro của từng vùngkiểm toán xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thểđược áp dụng khi quyết định kích cỡ mẫu Trong quá trình đánh giá về rủi rogian lận thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập sự hiểubiết của đơn vị để nhận biết và đánh giá rủi ro về các sai sót trọng yếu từ đóxác định các vùng nghi ngờ có gian lận và xác định rủi ro vể gian lận ở mức
độ cơ sở dẫn liệu nào và từ đó đưa ra các thủ tục kiểm tra chi tiết để giảm rủi
ro kiểm toán Đồng thời sẽ xác định sự tham gia và phối hợp của các kiểmtoán viên khác trong công việc kiểm toán cụ thể ở những đơn vị cấp dưới, cáccông ty con, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, và xem xét một số vấn đềkhác như khả năng hoạt động liên tục của đơn vị … Cuối cùng sẽ tổng hợp kếhoạch kiểm toán
Sau khi thực hiện các bước công việc trên, các kiểm toán viên được phâncông phần công việc nào sẽ lập chương trình kiểm toán cho khoản mục đódựa trên chương trình kiểm toán mẫu đã được xây dựng Kế hoạch kiểm toàntổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi hoặc bổ sung trong quátrình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quảngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán
Bước 3: Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
- Họp triển khai: Trước khi tiến hành đến kiểm toán tại khách hàng,
nhóm kiểm toán và Ban giám đốc, kế toán trưởng và đại diện các phòng ban
Trang 36chức năng tiến hành họp để trao đổi nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các
bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán Cuộc họp này được tổ chức giúp chonhóm kiểm toán và các bên liên quan phối hợp công tác thuận lợi hơn
- Thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện kiểm toán do A&C tiến hành được
chia theo từng nhóm Chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo tài chính Theo đónhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểmtoán
Thực hiện kiểm toán là quá trình kiểm toán viên áp dụng các phươngpháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo chương trình cụ thể đối vớitừng khoản mục đã được quy định theo chương trình kiểm toán của công ty(theo Baker Tilly) để thu thập bằng chứng tin cậy nhằm đưa ra ý kiến về Báocáo tài chính của khách hàng Mỗi thành viên theo phân công sẽ thực hiệnkiểm toán các khoản mục mà mình chịu trách nhiệm bên cạnh đó cũng sẽ liên
hệ với các thành viên khác cùng đối chiếu, kiểm tra các khoản mục có liênquan với nhau
Một số các công việc mà kiểm toán viên tiến hành:
- Thu thập các tài liệu liên quan: các BCTC, sổ sách, chứng từ, hợpđồng
- Thực hiện đối chiếu số liệu, bao gồm một số công việc như sau: kiểmtra chứng từ gốc, phỏng vấn khách hàng, gửi thư xác nhận cho các bên liênquan
- Tổng hợp kết quả, đưa ra những nhận xét, kết luận
Mỗi thành viên của nhóm kiểm toán sau khi thực hiện xong phần hànhcủa mình đều phải chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và nếu cần
sẽ phải thực hiện thêm các thủ tục bổ sung cần thiết để hoàn thiện theo yêucầu của nhóm trưởng
Trang 37Vào ngày cuối cùng của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên điều hành cùngnhóm kiểm toán và khách hàng tổng hợp lại các nội dung,thống nhất kết quảkiểm toán đưa ra các bút toán điều chỉnh
Cuối mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán và cả kiểm toán viên điềuhành sẽ tiến hành cuộc họp công bố kết quả kiểm toán với khách hàng Cuộchọp phải có mặt Ban giám đốc, bộ phận kế toán và đại diện các phòng bancủa khách hàng
Cuộc họp nhằm mục đích thống nhất kết quả kiểm toán, nêu lên nhữngvấn đề tồn tại, đề xuất các xử lý, các điều chỉnh cũng như các biện pháp hoànthiện hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Kiểm toán viên phải thốngnhất với khách hàng về các bút toán điều chỉnh
Bước 5:Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán
Nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghinhận các vấn đề tồn tại và hướng xử lý
Kiểm toán viên phụ trách soát lại hồ sơ kiểm toán và lập Dự thảo Báocáo kiểm toán Nếu phát hiện thấy vấn đề còn tồn tại, kiểm toán viên điềuhành sẽ yêu cầu nhóm trưởng trả lời và hoàn thiện
Sau đó gửi lại cho bộ phận kiểm soát chất lượng, nếu còn vấn đề tồn tạithì tiếp tục yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện, sau đó chuyển hồ sơ
và Dự thảo Báo cáo kiểm toán lên Ban giám đốc soát xét lần cuối trước khigửi cho khách hàng
Sau khi đã nhận được sự đồng ý của Ban giám đốc, nhóm trưởng sẽ lậpphiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo dự thảo báo cáo.Khi đã thống nhất được Dự thảo với khách hàng nhóm trưởng sẽ phải lậpPhiếu yêu cầu phát hành trình, KTV, giám đốc ký duyệt sau đó chuyển sangcho Phòng quản trị tổng hợp để phát hành báo cáo
Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Trang 38Tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội,việc kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán được tiến hành từ lúc lên kếhoạch kiểm toán Tại chi nhánh công ty có Bộ phận kiểm soát chất lượng, tuynhiên bộ phận này không theo sát cuộc kiểm toán mà công việc kiểm soátchất lượng trực tiếp do chính nhóm trưởng và kiểm toán viên điều hành thựchiện
Quy trình kiểm soát chất lượng tại chi nhánh công ty tại Hà Nội có thểkhái quát:
Sơ đồ 2.5: Kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán
Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán, Trưởng phòng thông báo lịch kiểm toán,danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại các khách hàng
cụ thể, KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin về khách hàng mình sắp kiểm toánnhư: Thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng, thôngtin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,…
Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụngcác kỹ thuật để thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt làthông tin về hệ thống KSNB của khách hàng
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi tìm hiểu các thông tin về khách hàng được kiểm toán thì một kếhoạch kiểm toán sẽ được thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nộidung, mức trọng yếu của cuộc kiểm toán Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán,trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trưởng tiến hành phâncông công việc cụ thể như sau: Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ
Nhóm trưởng KTV điều hành Bộ phận Kiểm
soát chất lượng
Partner (GĐ, PGĐ)
Trang 39những nội dung, phần hành kiểm toán được phân công, các phương phápkiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình kiểmtoán Ngoài ra mỗi KTV cần phải hiểu rõ được về nhiệm vụ của mình trongquá trình kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng nhất của một cuộckiểm toán, giai đoạn này quyết định tới sự thành công của một cuộc kiểmtoán Thực hiện kiểm toán chính là việc triển khai công việc kiểm toán sau khi
đã lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này nhóm trưởng tăng cườnggiám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương phápkiểm toán KTV đã áp dụng Đồng thời nhóm trưởng cũng phải giám sát việctuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy
tờ làm việc của KTV…Trong giai đoạn này, nhóm trưởng cũng có thể hỗ trợcác KTV trong việc đánh giá mức độ tin tưởng của bằng chứng kiểm toán vàtrao đổi với KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới các quyết địnhchính xác
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán Giai đoạnnày trưởng nhóm kiểm toán sẽ xem xét giấy tờ làm việc của các nhóm viên đểđảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán, đồng thời nhómtrưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánhgiá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xáccác kết quả đó Sau đó các giấy tờ làm việc của KTV được soát xét bởi lãnhđạo phòng trước khi trình Ban Giám Đốc Sau đó Ban Giám Đốc soát xét hồ
sơ kiểm toán, BCKT và phát hành Báo cáo kiểm toán
Như vậy ta có thể thấy hoạt động kiểm soát là rất quan trọng Thực hiệnhoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của quy trình kiểmtoán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chấtlượng của từng cuộc kiểm toán
Trang 402.2.Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và
tư vấn A&C thực hiện
2.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Toàn bộ các bước lập kế hoạch kiểm toán đã được A&C soạn mẫu sẵn.KTV sẽ thực hiện các công việc cụ thể và ghi chép thông tin thu thập đượcvào phần lập kế hoạch kiểm toán được lưu trong file Trong từng bước côngviệc ngoài các công việc thực hiện chung cho tất cả các khoản mục sẽ cónhững công việc riêng liên quan đến từng khoản mục trong đó có CPBH,CPQLDN Cụ thể nó bao gồm các bước sau:
Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng
Cụ thể, tại khách hàng ABC, do công ty cổ phần ABC là khách hàngthường niên của công ty A&C, KTV tiến hành thu thập các tài liệu về hoạtđộng kinh doanh của công ty cổ phần ABC và nghiên thông tin cơ bản vềcông ty cổ phần ABC, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước,đồng thờiphỏng vấn những thay đổi trong năm 2011 KTV thu thập những tài liệu vềhoạt động kinh doanh của đơn vị Những thông tin này sẽ được lưu vào File hồ
sơ kiểm toán trong biểu 5.08- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách
hàng Trích một số thông tin cơ bản về khách hàng như sau:
THÔNG TIN CHUNG
Chi tiết