Trong thực tế, nhiều giáo viên đang gặp nhiều khó khăn trong công tác nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học ở trường phổ thông mà hạt nhân của khó khăn cần tháo gỡ là côn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ
TUYỂN CHỌN, PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HỮU CƠ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HOÁ HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HOÁ HỌC)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN HOAN
HÀ NỘI – 2012
Trang 27 đktc : Điều kiện tiêu chuẩn
22 HƯLH : Hiệu ứng liên hợp
23 HƯSLH : Hiệu ứng siêu liên hợp
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm 102
Bảng 3.2 Bảng kết quả điểm kiểm tra 103
Bảng 3.3 Bảng tính tần suất và tần suất luỹ tích (bài 1) 104
Bảng 3.4 Bảng tính tần suất và tần suất luỹ tích (bài 2) 106
Trang 4DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Đồ thị phân bố tần suất (bài 1) 105
Đồ thị 3.2 Đồ thị phân bố tần suất luỹ tích (bài 1) 105
Đồ thị 3.3 Đồ thị phân bố tần suất (bài số 2) 107
Đồ thị 3.4 Đồ thị phân bố tần suất luỹ tích (bài số 2) 107
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình, đồ thị iv
Mục lục v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu 6
1.2 Quan niệm về học sinh giỏi 7
1.3 Vị trí của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trong dạy học hóa học ở trường THPT 8
1.4 Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi 9
1.5 Bài tập hóa học với sự phát triển tư duy của học sinh giỏi 10
1.5.1 Khái niệm về bài tập hóa học 10
1.5.2 Tác dụng của bài tập hóa học 11
1.5.3 Phân loại bài tập hóa học 13
1.5.4 Các bước tiến hành giải bài tập hóa học 14
1.5.5 Quan hệ giữa việc giải bài tập hóa học và việc phát triển tư duy hóa học của học sinh 15
1.6 Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPT ở Hưng Yên và một vài địa phương khác 17
1.6.1 Thực tế thi học sinh giỏi Hóa học THPT ở Hưng Yên 17 1.6.2 Đề thi học sinh giỏi Hóa học ở một số địa phương khác 27 1.6.3 Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 32
Chương 2: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HỮU CƠ 35
2.1 Nội dung và cấu trúc chương trình Hóa học THPT Chuyên phần hữu cơ 35
Trang 62.2 Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ bồi dưỡng HSG 56
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hữu cơ để phát huy tính sáng tạo của học sinh 56
2.2.2 Quy trình tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hữu cơ để bồi dưỡng học sinh giỏi 56
2.2.3 Xây dựng hệ thống bài tập 57
2.2.4 Xây dựng, tuyển chọn hệ thống các bài tập phần hữu cơ trung học phổ thông 66
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 101
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 101
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm (TNSP) 101
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 101
3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 101
3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm 101
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 102
3.5 Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
1 Kết luận 109
2 Khuyến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 1 115
PHỤ LỤC 2 117
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ
vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vang với các cường quốc năm Châu hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu.” Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến
sự nghiệp giáo dục và đào tạo: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội cùng nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao Những tiến bộ ấy góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Chúng ta đang sống trong một thế giới diễn ra trong sự bùng nổ về khoa học và công nghệ do đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đóng vai
trò, chức năng quan trọng trong việc “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” để thực hiện thành công công việc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập với quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới
Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có
nhiệm vụ “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” mà còn phải có nhiệm vụ phát hiện,
bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, có tư duy sáng tạo nhằm đào tạo các em trở thành nhà khoa học, nhà quản lý doanh nhân giỏi và trở thành cán
bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Chính vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, là công tác mũi nhọn của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa nằm
Trang 8trong nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng nhân tài chung của giáo dục phổ thông
và là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học
Bên cạnh đó, hiện nay số lượng và chất lượng học sinh giỏi luôn là một trong những thước đo để đánh giá chất lượng dạy học của mỗi giáo viên nói riêng và công tác thi đua dạy và học trong các nhà trường nói chung
Qua thăm dò từ bạn bè đồng nghiệp và qua báo cáo tổng kết của ngành giáo dục cho thấy việc tập trung nâng chất lượng học sinh giỏi trong các trường phổ thông là một việc làm thiết thực để đào tạo nhân tài cho đất nước Trong thực tế, nhiều giáo viên đang gặp nhiều khó khăn trong công tác nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học ở trường phổ thông mà hạt nhân của khó khăn cần tháo gỡ là công tác sưu tầm, chọn lọc, phân loại được
hệ thống bài tập, phương pháp sử dụng bài tập đó như thế nào để trực tiếp nâng cao hiệu quả chất lượng học sinh giỏi môn hóa học trong trường THPT
Trong quá trình dạy học của giáo viên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học còn nhiều hạn chế và khó khăn Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu trong học tập bộ môn, chưa có sự định hướng đúng đắn cho các em để các em có thêm niềm đam mê trong việc học bộ môn, chưa có sự định hướng được phẩm chất và năng lực của một học sinh giỏi là gì Cần làm những gì để góp phần hình thành năng lực tư duy cho học sinh, Một điều rất quan trọng và có thể nói là mang tính quyết định cho chất lượng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi đó là nhiều giáo viên còn chưa làm chủ được nội dung kiến thức cần truyền đạt, giáo viên còn
mơ hồ về các dạng bài và độ khó của kiến thức để tiến hành bồi dưỡng các cho các em một hệ thống bài tập và có sự lôgic
Trong những năm qua, sở Giáo dục & Đào tạo Hưng Yên đã rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG trong đó có môn Hoá học và đã có những kết quả nhất định Tuy nhiên, những kết quả thu được còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn Có nhiều nguyên nhân khác nhau
Trang 9nhưng trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là nội dung bồi dưỡng còn tự phát, chưa có hệ thống bài tập phù hợp
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Tuyển chọn, phân loại và sử dụng hệ thống bài tập phần hữu cơ bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên” với mong muốn góp phần nâng cao
hiệu quả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy chuyên hóa học của tỉnh Hưng Yên
2 Mục đích đề tài
Tuyển chọn, phân loại và sử dụng hệ thống bài tập hữu cơ bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và kích thích động cơ học tập của các em
3 Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi
hóa học ở trường THPT Nêu lên được cơ sỏ lý luận của việc phát triển tư duy, các phương pháp tư duy, các thao tác tư duy cần được sử dụng trong quá
trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học
- Nghiên cứu các nội dung kiến thức trong các đề thi học sinh giỏi hóa học của tỉnh Hưng Yên và các đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn hóa học trong 5 năm trở lại đây
- Xây dựng, tuyển chọn hệ thống bài tập nhằm rèn luyện tư duy cho học
sinh giỏi môn hóa học ở trường THPT
- Đề xuất một số hướng sử dụng các bài tập hóa học nhằm rèn luyện
được năng lực tư duy cần có cho học sinh giỏi môn hóa học ở trường THPT ở tỉnh Hưng Yên
- Thực nghiệm sư phạm đối với hưởng sử dụng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện học sinh giỏi hóa học ở trường THPT Văn Giang - tỉnh Hưng Yên
- Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả điều tra ban đầu và rút ra
kết luận về khả năng ứng dụng của đề tài
Trang 104 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở tỉnh Hưng Yên
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các bài tập hóa học hữu cơ để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi
5 Giả thuyết khoa học
Nếu có phương pháp sử dụng hệ thống bài tập một cách hiệu quả và có được hệ thống bài tập hóa học hữu cơ có chất lượng tốt thì sẽ góp phần rèn luyện được năng lực tư duy cần có cho học sinh giỏi ở trường THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra, luận văn cần phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng của một đề tài nghiên cứu khoa
học giáo dục đó là nhóm các phương pháp nghiên cứu như sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn
tài liệu để xây dựng nội dung đề tài
- Nghiên cứu chương trình chuyên hóa học
- Sưu tầm, phân tích các đề thi học sinh giỏi hóa học các cấp
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn nội dung chọn thi học sinh giỏi quốc
gia của Bộ GD-ĐT
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ để tìm hiểu
thực tiễn quá trình bồi dưỡng HSG và chuyên hóa học trường THPT
- Trao đổi tổng kết kinh nghiệm với các giáo viên giảng dạy các lớp
chuyên hóa học và bồi dưỡng HSG hóa học
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm :
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đã đề xuất
Trang 11+ Kiểm nghiệm hiệu quả việc đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lí thuyết, bài tập
6.3 Phương pháp thống kê toán học
- Lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng
- Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được
7 Những đóng góp của đề tài
- Đã xây dựng được hệ thống bài tập hóa học phần hữu cơ dùng cho bồi
dưỡng học sinh giỏi và HS chuyên hóa học
- Đề xuất một số phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng trong việc tổ chức dạy học cho học sinh
- Nội dung luận văn là tư liệu bổ ích cho giáo viên trong việc giảng dạy các lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển HSG Hoá học THPT phần hữu cơ
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu
Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay việc phát hiện và đào tạo học sinh giỏi nhằm cung ứng nguồn nhân lục chất lượng cao cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT Xác định được nhiệm vụ quan trọng này đã và đang có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn trong nhà trường
Đối với môn Hóa học, đã có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng HSG như :
- “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT” - Luận án Tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn (2004) - ĐHSP Hà Nội
- “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản ứng oxi hóa khử dùng cho học sinh khá giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học bậc THPT” - Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Công Chứ (2006) - ĐHSP Hà Nội
- Hệ thống lý thuyết - xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT” - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương (2007) - ĐHSP Hà Nội
- “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT”- Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Văn Minh (2007) - ĐHSP Hà Nội
- “Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia” - Luận văn Thạc sĩ của Vương Bá Huy (2006) – ĐHSP Hà Nội
Như vậy có thể thấy rõ, mới có ít tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn
đề bồi dưỡng HSG trong đó hệ thống bài tập hữu cơ bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít được nghiên cứu Vì vậy với đề tài trên tôi hy vọng sẽ kế thừa, phát
Trang 13triển và phát huy đóng góp vào việc sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho có kết quả tốt
1.2 Quan niệm về học sinh giỏi
Hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục THPT Luật bang
Georgia (Mỹ) định nghĩa: “HSG đó là những HS chứng minh được trí tuệ ở
trình độ cao và có khả năng sáng tạo thể hiện ở động cơ học tập mãnh liệt và đạt kết quả xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết hoặc khoa học; là đối tượng cần
có một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ giáo dục tương ứng với năng lực của con người đó”
Theo Clark (2002), ở Mỹ người ta định nghĩa “HSG là những học sinh,
những người trẻ tuổi có dấu hiệu nhận biết về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt Nhũng người này đòi hỏi
sự phục vụ vì các hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ”
Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi nhiệm
vụ cấp bách của ngành giáo dục là phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Luật giáo dục 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với
lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực”
Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phát hiện những HS có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước; có ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khỏe tốt để tiếp tục đào
Trang 14tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hội nhập phát triển với thế giới
Do đó việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đã được quan tâm, qua nhiều năm xây dựng và phát triển, nhiều hệ thống trường chuyên lớp chọn có đóng góp to lớn trong việc phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước
1.3 Vị trí của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
Thế kỉ mà chúng ta đang sống là thế kỉ hội nhập, là sự hội nhập của trí tuệ của tài năng và kĩ năng sống của con người Trong xã hội tương lai, nhiệm
vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo ra những con người trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao, việc phát huy tính tích cực cho học sinh, năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học chưa được rèn luyện đúng mức
Từ thực tế đó nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy năng lực giải quyết vấn đề
Việc nghiên cứu các vấn đề bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước quan tâm như Zueva M.V, nghiên cứu sự phát triển học sinh và rèn luyện kĩ năng thông qua hoạt động dạy học [34]; GS Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lí luận về giải toán hóa học [31]; PGS.TS Nguyễn Xuân Trường; GS.TS Nguyễn Đình Chi [14] đã có những công trình viết về định hướng bồi dưỡng HSG TLTK Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của lí luận dạy học là đặc biệt chú trọng tới hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải làm việc tích cực, tự lực Vì vậy cần phải
Trang 15nghiên cứu hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao năng lực phát triển tư duy cho học sinh
Để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên trong nhà trường có mối liên hệ và vai trò rất quan trọng Người giáo viên trong nhà trường không những phải truyền thụ được kiến thức của chương trình theo quy định, mà còn phải hình thành cho được học sinh của mình phương pháp học tập tốt, độc lập sáng tạo,
nhằm thực hiện tốt lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Ở nhà trường,
điều chủ yếu không phải là rèn luyện trí nhớ mà rèn trí thông minh”
Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, các bộ môn nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng đã và đang tiến hành việc giảng dạy và học tập theo chương trình sách giáo khoa mới Một trong nhũng yêu cầu của sách giáo khoa mới là đưa các quan điểm hiện đại vào việc trình bày những nội dung mới Vì vậy để giúp học sinh hiểu được bài, mỗi một giáo viên cần phải trang
bị cho mình những kiến thức tốt về chuyên môn và biết cách truyền tải cho học sinh những kiến thức tốt Đồng thời việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, HSG môn Hóa học nói riêng đóng vai trò quan trọng Đây là công tác mũi nhọn trong mỗi nhà trường phổ thông, đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước
1.4 Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo các tài liệu đã xác định được mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là :
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh
- Thúc đẩy được động cơ học tập của học sinh
- Bồi dưỡng sự lao động làm việc sáng tạo của học sinh
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp thái độ tự học suốt đời
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm
Trang 16- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội
- Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng hợp tác
- Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi tình huống xảy ra
1.5 Bài tập hóa học với sự phát triển tư duy của học sinh giỏi
1.5.1 Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt [47], bài tập là yêu cầu của chương trình cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học Một số tài liệu lý luận dạy học thường dùng “bài toán hóa học” để chỉ những bài tập định lượng - đó là những bài tập tính toán - khi học sinh cần thực hiện những phép tính nhất định
Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi
và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh vừa nắm bắt được, vừa hoàn thiện được một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc thực nghiệm [34]
Ở nước ta, trong sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan điểm này
Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dụng nó để hiểu theo quan điểm hệ thống và lý thuyết hoạt động Một học sinh lớp 1 không thể xem bài tập lớp 12 là một bài tập và ngược lại, đối với một học sinh lớp 12 bài toán lớp 1 không phải à một bài tập nữa Vậy chỉ có thể là “bài tập” khi nó trở thành đối tượng hoạt động của một chủ thể, khi một người nào đó có nhu cầu
chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó tức là khi có một “người giải” Vì
vậy bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất và lên hệ chặt chẽ với nhau
Trang 17Bài tập là một hệ thông tin chính xác, bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nhau đó là những điều kiện và yêu cầu
Người giải bao gồm hai thành tố là cách giải và phương tiện giải (cách biến đổi, thao tác trí tuệ )
Thông thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người ta hiểu bài tập là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hóa học, hình thành khái niệm, phát triển tư duy hóa học và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn
1.5.2 Tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình Kiến thức nhớ lâu khi vận
dụng thường xuyên như M.A Đanilop nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm
vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành các bài tập lí thuyết và thực hành”
Bài tập hóa học giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc
Ví dụ: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho một mẩu nhỏ kim loại natri vào
dung dịch CuSO4? Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng?
Khi giải bài tập này, học sinh sẽ nắm được tính chất hóa học riêng biệt của kim loại hoạt động mạnh sẽ tham gia phản ứng với nước, sau đó bazơ simh ra tác dụng với muối trong dung dịch
- Bài tập hóa học là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất
- Bài tập hóa học giúp phát triển năng lực nhận thức rèn trí thông minh cho học sinh (học sinh cần phải hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn) Một số bài
Trang 18tập có tình huống đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn có cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo Thông thường nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách để từ đó học sinh sẽ có cách giải ngắn nhất, hay nhất -
đó là cách rèn luyện trí thông minh cho học sinh Khi giải bài toán bằng nhiều cách dưới góc độ khác nhau thì khả năng tư duy của học sinh tăng lên gấp nhiều lần so với một học sinh giải bài tập bằng một cách và không phân tích đến nơi đến chốn
- Bài tập hóa học còn được sử dụng như một phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất
- Thông qua bài tập hóa học rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh như kĩ năng viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, kĩ năng tính toán theo công thức và phương trình hóa học, kỹ năng thực hành như cân, đo, đun nóng, nung sấy, lọc, nhận biết hóa chất,
- Bài tập hóa học giúp phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện thông minh cho học sinh (học sinh cần phải hiểu sâu mới hiểu được trọn vẹn) Một
số bài tập có tình huống đặc biệt, ngoài cách giải thông thường còn cách giải độc đáo nếu học sinh có tầm nhìn sắc sảo Thông thường nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, có thể tìm cách ngắn nhất, hay nhất - đó là cách rèn luyện trí thông minh cho học sinh Khi giải bài toán bằng nhiều cách dưới góc
độ khác nhau thì khả năng tư duy của học sinh tăng lên gấp nhiều lần so với một học sinh giải được nhiều bài toán bằng một cách và không phân tích đến nơi đến chốn
- Bài tập hóa học còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới (hình thành khái niệm, định luật) khi trang bị kiến thức mới, giúp học sinh tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững Điều này thể hiện rõ khi học sinh làm bài tập thực nghiệm định lượng
- Bài tập hóa học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập hợp lý
Trang 19- Bài tập hóa học còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác
- Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc có khoa học (có tổ chức, kế hoạch, ) nâng cao hứng thú học tập môn học bộ môn Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm
Bản thân một bài tập hóa học chưa có tác dụng gì cả: không phải một
bài tập hóa học “hay” thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu
là “người sử dụng nó” Làm thế nào phải biết trao đổi đúng đối tượng, phải
biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài toán, để học sinh tự mình tìm ra cách giải, lúc đó bài tập hóa học thực sự có ý nghĩa
1.5.3 Phân loại bài tập hóa học [29]
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hóa học dựa trên cơ sở khác nhau: a) Dựa vào mức độ kiến thức: Cơ bản, nâng cao
b) Dựa vào tính chất bài tập: Định tính, định lượng
c) Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: Lý thuyết, thực nghiệm d) Dựa vào mục đích dạy học: Ôn tập, luyện tập, kiểm tra
e) Dựa vào cách tiến hành trả lời: Trắc nghiệm khách quan, tự luận
f) Dựa vào kĩ năng, phương pháp giải bài tập: Lập công thức, hỗn hợp, tổng hợp chất, xác định cấu trúc,
g) Dựa vào loại kiến thức trong chương trình: Dung dịch, điện hóa, động học, nhiệt hóa học, phản ứng oxi hóa- khử,
h) Dựa vào đặc điểm bài tập:
- Bài tập định tính: Giải thích hiện tượng, nhận biết, điều chế, tách,
- Bài tập định lượng: Tính toán chất phản ứng, chất tạo thành trong một phản ứng hóa học Bài tập có các chất phản ứng vừa đủ, có thể có lượng dư;
có phương pháp giải thông thường, giải bằng trị số trung bình, bằng đồ thị,
Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, người ta phân loại để nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định
Trang 201.5.4 Các bước tiến hành giải bài tập hóa học
Thông thường, để giải được một bài tập người ta thường chia các hoạt động thành 4 giai đoạn cơ bản như sau:
a Nghiên cứu đầu bài
- Đọc kỹ đầu bài
- Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng
sơ đồ cho dễ sử dụng)
- Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản
- Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra
b Xây dựng tiến trình luận giải
Thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan Tính logic của bài toán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này Nếu giáo viên biết rèn luyện cho học sinh
tự xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt, tức là giáo viên đã dạy cho học sinh thông qua giải bài tập Thông qua đó học sinh không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được một cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập khác Điều này được thông qua một số dạng câu hỏi
như sau (giáo viên gợi ý sau đó cho học sinh tự đặt dần câu hỏi)
c Thực hiện tiến trình giải
Quá trình này ngược với quá trình giải, mà thực chất là trình bày lời giải một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm Với các bài tập định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương trình hay giải hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần)
d Đánh giá việc giải bài tập
Bằng cách khảo sát lời giải đã được tìm, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải và đặt câu hỏi: Có thể đi đến kết quả bằng cách khác được không? Tối ưu hơn không? Tính đặc biệt của bài toán là gì? Trên thực tế ngay cả với học sinh giỏi, sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập luận của mình một cách
Trang 21sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc Như vậy chúng ta đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi Việc nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, học sinh có thể củng cố kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình Người giáo viên phải hiểu và làm cho học sinh hiểu: không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại một cái gì để suy nghĩ Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn
1.5.5 Quan hệ giữa việc giải bài tập hóa học và việc phát triển tư duy hóa học của học sinh
1.5.5.1 Mức độ phức tạp của hoạt động tư duy của học sinh khi tìm lời giải
a Bài tập cơ bản (BTCB): Là loại bài tập để tìm được lời giải chỉ cần
thiết lập được mối quan hệ cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một vài đơn vị kiến thức cơ bản đơn giản
b Bài tập phức hợp: (Bài tập gồm nhiều đơn vị cơ bản)
Là loại bài tập mà quá trình giải phải thực hiện một chuỗi các lập luận lôgic, giữa cái đã cho và cái tìm thông qua một loạt các bước trung gian Rõ ràng, một bước trung gian là một bài tập cơ bản Để giải quyết một bài tập không cơ bản thì học sinh phải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra quan hệ lôgic mật thiết của bài tập thông qua những quan hệ lôgic sơ đẳng Trong thực tế dạy học giáo viên không làm cho học sinh hiểu trọn vẹn một vấn đề, một bài tập, một quá trình suy luận (vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau) thông qua những câu hỏi “tại sao?” Về phía học sinh cũng không biết đặt câu hỏi này, cuối cùng là đã hạn chế một cách đáng kể quá trình nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy hóa học của học sinh
1.5.5.2 Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và cách giải bài tập hóa học
- Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả quá trình nhận thức bao gồm “Một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu
Trang 22tượng và khái niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi
có những đòi hỏi tương ứng”
- Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc phần lớn là có tích lũy thêm kỹ năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh
- Theo M.A Đanilôv “Kỹ năng là khả năng của con người biết sử dụng
có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn” [29] Kỹ năng bao giờ cũng xuất phát
từ kiến thức, dựa trên kiến thức Kỹ năng chính là kiến thức trong hành động Còn kỹ xảo là hành động mà những hợp thành của nó do tập luyện mà trở thành tự động hóa Kỹ xảo là mức độ cao của sự nắm vững kỹ năng Nếu như
kỹ năng đòi hỏi ở mức độ nhiều, ít sự tự kiểm tra sự tự giác, tỉ mỉ thì kỹ xảo là hành động đã được tự động hóa, trong đó sự tự kiểm tra sự tự giác xảy ra chớp nhoáng và các thao tác được thực hiện rất nhanh, như một tổng thể, dễ dàng và nhanh chóng
- Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở ba mức độ: Biết, hiểu
và vận dụng được
+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác Đây là mức độ tối thiểu mà học sinh cần đạt trong quá trình học tập
+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết, đưa được nó vào trong hệ thống vốn kinh nghiệm của bản thân, nói cách khác, hiểu một kiến thức là nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập những quan hệ giữa nó và hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức
ấy vào những tình huống quen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo
+ Vận dụng kiến thức và giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ mới Thông qua vận dụng kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc hơn càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách tự
Trang 23giác, sáng tạo làm cho mối quan hệ giữa lý thuyết và các thực tiễn càng sâu sắc gần gũi Mặt khác, trong khi vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ xảo được hình thành và củng cố, hứng thú học tập của học sinh được nâng cao
- Để đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau Trong đó, việc giải bài tập một cách
có hệ thống từ dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất Theo nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập Vì vậy, kiến thức sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, tạo thành kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ biện chứng giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của học sinh như sau:
1.6 Tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THPT ở Hưng Yên và một vài địa phương khác
1.6.1 Thực tế thi học sinh giỏi Hóa học THPT ở Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên tổ chức thi HSG toàn tỉnh đối với lớp 12, trong đó khuyến khích học sinh lớp 11 tham gia Trong mấy năm gần đây, tỉ lệ học sinh lớp 11 tham dự thi tăng lên mà nguyên nhân chủ yếu là học sinh lớp 12 thường tập trung vào việc ôn thi đại học hơn
Tỉnh tổ chức thi 2 vòng Thi vòng 1 để chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vòng 2 thi chọn học sinh giỏi cho đội tuyển của tỉnh thi chọn học sinh giỏi quốc gia Vì vậy mà nội dung thi ở 2 vòng rất khác nhau Ở vòng 1, các đề thi tập trung nhiều vào phần kiến thức nâng cao của chương trình Hóa học THPT hiện hành Vòng 2 mới đưa các nội dung của chương trình Chuyên Hóa học THPT
Nắm vững kiến thức Vận dụng kiến thức
Trang 24Để định hướng cho việc xây dựng và tuyển chon các bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học, chúng tôi đã nghiên cứu phân tích nội dung yêu cầu về kiến thức kĩ năng phần Hữu cơ trong đề thi vòng 1, vòng 2 trong một số năm gần đây
Thí dụ: Đề thi vòng 1 chọn HSG Hóa học tỉnh Hưng Yên năm 2008-2009
Câu IV
1 Có một ancol no mạch hở X, để đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol đó
cần ít nhất 3,5 mol O2
a Xác định công thức cấu tạo của X
b Từ n-butan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế X (ghi rõ điều kiện, nếu có)
2 Có hỗn hợp X gồm 2 este A, B có cùng công thức phân tử là C5H8O2 Khi đun nóng hỗn hợp X với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit có công thức phân tử tương ứng là C3H6O2 (A1) và C3H4O2 (B1)
a Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, A1, B1 và viết các phương trình phản ứng để minh hoạ
b Viết các phương trình phản ứng chuyển hoá A1 thành B1 và ngược lại
B1 thành A1 (có thể chuyển hoá trực tiếp hoặc qua một số giai đoạn)
3 Hãy xác định công thức cấu tạo của hợp chất A có công thức phân tử
C3H7O2N Biết rằng: A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ; A phản ứng với ancol etylic có axit làm xúc tác tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N; khi đun nóng A chuyển hoá thành hợp chất mạch vòng có công thức C6H10N2O2
Hãy viết các phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất trên
Trang 25oxi Hợp chất E chứa 35,82% cacbon, 4,48% hiđro và oxi Biết rằng 2,68 gam hợp chất E phản ứng vừa đủ với 26,7 ml dung dịch NaOH 1,5M và khi đun nóng hợp chất A có thể tách nước
Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E, F Viết các phương trình phản ứng xảy ra để minh hoạ
2 Từ etilen và các chất vô cơ cần thiết, hãy đề nghị một sơ đồ phản ứng tổng
hợp C2H5OCH2CH2OCH2CH2OH (etylcacbitol)
Thí dụ 2: Đề thi vòng 1 chọn HSG Hóa học tỉnh Hưng Yên năm 2010- 2011
Chọn các chất vô cơ, hữu cơ thích hợp ứng với A1, A2, A3, A4, B1, B2,
B3, B4 và viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên (ghi rõ điều kiện, nếu có)
2 Có các hợp chất hữu cơ sau:
Trang 26Hãy xác định công thức cấu tạo có thể có của A và viết phương trình phản ứng xảy ra theo các sơ đồ trên (các chất hữu cơ viết dạng CTCT) Biết rằng B có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và có nhóm NH2 ở vị trí
2 Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hợp chất hữu cơ A thuộc loại tạp chức, thu
được 26,4 gam khí CO2, 12,6 gam hơi H2O và 2,24 lít khí N2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol A thì cần 3,75 mol O2 A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ, phản ứng với ancol etylic
có axit làm xúc tác tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N Khi đun nóng
A chuyển thành hợp chất vòng có công thức C6H10N2O2
a Xác định công thức cấu tạo của A
b Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học trên của
A (ghi rõ điều kiện, nếu có)
Câu VI
Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở, chứa cùng một loại
nhóm chức Đun nóng 47,2 gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư, thu được một ancol đơn chức và 38,2 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ đơn chức,
kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng Mặt khác, đốt cháy hết 9,44 gam hỗn hợp
X cần vừa đủ 12,096 lít khí O2, thu được 10,304 lít khí CO2
1 Xác định công thức cấu tạo của các chất trong hỗn hợp X
2 Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X
Biết rằng: Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Như vậy, có thể thấy, phần kiến thức Hữu cơ trong đề thi vòng 1 của
tỉnh Hưng Yên thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Vấn đề 1: Xác định công thức cấu tạo của sản phẩm hữu cơ khi biết
được sự chuyển hóa các chất theo sơ đồ biến hóa
Trang 27Trong khi làm câu hỏi dạng này đòi hỏi học sinh nắm được các quy luật phản ứng Hóa hữu cơ, cơ chế phản ứng và bản chất của sản phẩm chính, sản phẩm phụ Hóa hữu cơ Thông qua dạng này Học sinh biểu thị công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ chính xác, đầy đủ và khoa học hơn (Đề 2010-2011)
- Vấn đề 2: Bài tập xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ
Khi sử dụng một lượng hỗn hợp hai chất hữu cơ cùng đồng đẳng (Đề thi câu V- 2010-2011- đề dự bị) cùng đồng phân (Đề thi câu IV- 208-2009) Quá trình xảy ra phản ứng với các dung dịch axit và dung dịch kiềm tạo ra các sản phẩm cháy có khối lượng xác định trực tiếp, hoặc gián tiếp để tìm ra công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ ban đầu
Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải vận động đầy đủ công thức tổng quát, sự chuyển hóa của sản phẩm sau khi biến đổi, tính khối lượng của từng chất thông qua mối quan hệ giữa sản phẩm tạo thành với các hóa chất mà đề bài nêu ra Sau đó thường sử dụng công thức tổng quát để giải và xác định trị
số của các nguyên tố trong công thức tổng quát đó
- Vấn đề 3: Bài tập về lập công thức hữu cơ liên quan đến dữ kiện hàm lượng phần trăm các yếu tố mà đầu bài nêu ra
Ví dụ như câu V - đề thi năm 2009-2010; Câu VI – đề thi năm 2010-
2011 Trong các đề thi đó yêu cầu học sinh nắm được tỉ lệ các nguyên tố, công thức tổng quát và cách xác định hệ số
Như vậy, khác với đề thi vòng 1, phần Hữu cơ trong đề thi vòng 2
đã tiếp cận được với yêu cầu thi chọn học sinh giỏi quốc gia Có thể so sánh:
Thí dụ 1: Đề thi HSG hóa học vòng 2 tỉnh Hưng Yên năm 2007 - 2008
Câu IV
1 Cho các sơ đồ chuyển hoá sau:
(a) C6H6 Br2, FeCl3 X1 Mg ,etekhan X2 CH 3CHO ,ete khan X3 H2O, H X4
(b) CH2=CH-CH=CH2 C 6H 5CO 3H Y1 t 0, H 2 Y2 H3O Y3
Trang 28Viết công thức cấu tạo các sản phẩm hữu cơ X1, X2 X5 ; Y1, Y3; Z1,
Z2 Z13 theo các sơ đồ chuyển hoá trên
2 Từ benzen, ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương
trình phản ứng (ghi điều kiện, nếu có) điều chế:
2 Hiđrocacbon X1 có công thức phân tử C12H20 Cho X1 tác dụng với hiđro
dư, có mặt xúc tác Pt, tạo thành X2 (C12H22) Ozon hoá X1 rồi đem thuỷ phân sản phẩm , có mặt H2O2, thu được X3 (C5H8O) và X4 (C7H12O) Khi cho X3
và X4 tác dụng với CH3I dư trong NaNH2/NH3 (lỏng) thì đều tạo thành X5(C9H16O) Trong quá trình X3 phản ứng với CH3I/OH- thì sinh ra X4
Hãy xác định công thức cấu tạo của X1, X2, X3, X4, X5
3 Anken A1 có công thức C6H12, có đồng phân hình học, tác dụng với Br2 cho hợp chất đibrom A2 Cho B tác dụng với KOH trong ancol đun nóng cho đien
A3 và một ankin A4 Hợp chất A3 bị oxi hoá bởi KMnO4 đặc, nóng cho axit axetic và CO2 Hãy cho biết công thức cấu tạo của A1
Trang 29không cho phản ứng màu với dung dịch FeCl3 3% Cho B phản ứng với dung dịch HI đặc, thu được một trong các sản phẩm là axit 3,4-đihiđroxibenzoic Hãy xác định công thức cấu tạo của A
Thí dụ 2: Đề thi HSG hóa học vòng 2 tỉnh Hưng Yên năm 2008-2009
Câu IV
1 Hai hiđrocacbon thơm cùng có công thức phân tử C10H10 dễ làm mất màu nước brom và mỗi đồng phân đều cộng hợp được với 2 mol Br2 Khi cộng hợp 2 mol H2 thì cả hai đều chuyển thành p-đietylbenzen Một trong chúng
tạo kết tủa với đồng (I) clorua trong amoniac Hãy viết sơ đồ các phản ứng nêu trên để xác nhận cấu tạo của các hiđrocacbon
2 Từ benzen, anhiđrit axetic, axeton và các ankyl halogenua có số nguyên tử
C 3, hãy viết sơ đồ phản ứng điều chế:
a C6H5C(CH3)(OH)CH2CH2CH3 ; b (CH3)2C(OH)CCH
3 Hợp chất hữu cơ A có công thức C5H8O2 tồn tại ở hai dạng đồng phân lập thể, cả hai dạng đó đều không có tính quang hoạt Hiđro hoá A người ta được hợp chất B có công thức C5H10O2 và có thể tách B thành 2 đối quang nhau
a Viết công thức cấu tạo của A (hai dạng), biết rằng A tác dụng được với NaHCO3 giải phóng CO2
b Cho mỗi dạng của A tác dụng với brom Hãy viết công thức cấu trúc không gian (công thức Fisơ, công thức phối cảnh và công thức Niumem) của các sản phẩm sinh ra trong mỗi trường hợp
c Nêu một phương pháp tổng hợp chất B xuất phát từ dẫn xuất halogen
Trang 30b Thực nghiệm cho biết: A tác dụng với axit tạo este; hiđro hoá A có xúc tác Pd tạo hợp chất X; hợp chất X cũng tác dụng với axit tạo este; oxi hoá
X bằng KMnO4 tạo thành CO2 và một axit đicacboxylic mạch dài
Dựa vào các tính chất hoá học trên, hãy đưa ra một cấu tạo phù hợp có thể có của X, A với cấu trúc đối xứng và mạch cacbon không phân nhánh Viết các phương trình phản ứng (dùng công thức thu gọn) để giải thích
Câu VI
1 Khi monoclo hoá metylxiclohecxan trong điều kiện có ánh sáng, sản phẩm
tạo thành gồm các đồng phân đối quang
Hãy cho biết các đồng phân đối quang tạo thành (công thức, tên gọi) Giả thiết vòng xiclohexan phẳng
2 Hãy cho biết sản phẩm nhận được khi cho CH3ONa phản ứng với:
a Cis-2-brom metylxiclohecxan; b.Trans-2-brom metylxiclohecxan
3 Cho các chất sau:
CH3CH2CH2ONa (A) và (CH3)3CBr (B)
a Cho A tác dụng với B, sản phẩm của phản ứng là chất nào ? Tại sao
người ta không dùng phản ứng này để tổng hợp tert-butylpropyl ete
b Hãy đề nghị 1 phương pháp tổng hợp tert-butylpropyl ete
Thí dụ 3: Đề thi HSG hóa học vòng 2 tỉnh Hưng Yên năm 2009-2010
Câu IV
1 Khi monoclo hoá metylxiclohecxan trong điều kiện có ánh sáng, sản phẩm
tạo thành gồm các đồng phân đối quang
Hãy cho biết các đồng phân đối quang tạo thành (công thức, tên gọi) Giả thiết vòng xiclohexan phẳng
2 Hãy cho biết sản phẩm nhận được khi cho CH3ONa phản ứng với:
a Cis-2-brommetylxiclohecxan; b.Trans-2-brommetylxiclohecxan
3 Cho các chất sau: CH3CH2CH2ONa (A) và (CH3)3CBr (B)
a Cho A tác dụng với B, sản phẩm của phản ứng là chất nào ? Tại sao người ta không dùng phản ứng này để tổng hợp tert-butylpropyl ete
Trang 31b Hãy đề nghị 1 phương pháp tổng hợp tert-butylpropyl ete
CâuV Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) C6H6 CH3CHCH2/xuctac A1 OkhongkhiHO0C
3
/ 1
A2 HCHO ,OH A3
A3 NaCN,DME A4 H2O p-HO-C6H4-CH2-CONH2 (b) CH3(CH2)4CH3CrOAlO at 0C
3 2 3
2 / , 30 40 , 500 X1 CO,HCl/AlCl3X2
X2CH3CH2NO2,OH X3 H /2Ni X4 CH 3Br X5
1 Viết công thức các chất A1… A4; X1 … X5 trong các sơ đồ trên;
2 Viết cơ chế của phản ứng từ X2 thành X3 ;
3 Từ axit propanoic và các tác nhân cần thiết khác, hãy đưa ra 1 sơ đồ tổng
hợp X5
Câu VI
1 Hợp chất A (C17H19NO3) là chất trung tính Ozon phân A thu được etanđial
và các chất B, D Thuỷ phân B thu được OHC-COOH và hợp chất dị vòng 6 cạnh piperiđin (C5H11N) Cho D tác dụng với dung dịch HI đặc thu được 3,4-đihiđroxibenzanđehit
Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, D và cho biết A có bao nhiêu đồng phân lập thể ?
2 Khi cho D-glucozơ phản ứng với hiđrazin hiđrat, đầu tiên glucozylhiđrazon
tồn tại ở dạng mạch hở, nhưng ở pH ≤ 7 nó dễ dàng chuyển thành dạng vòng glucozylhiđrazin
Hãy viết công thức cấu trúc các dạng chuyển hoá của glucozylhiđrazin và gọi tên chúng
3 Viết công thức chiếu Fisơ dạng mạch hở các chất sau:
(A)
OH HOCH2
OH
OH
Trang 32Trong các chất (A), (B), (C), (D) trên, chất nào thuộc dãy L ? Chất nào
là đường đeoxi? Chất nào là đường có mạch nhánh ? Chất nào thuộc loại xetozơ ? Chất nào có dạng furanozơ ?
Thí dụ 4 : Đề thi HSG hóa học Quốc gia vòng 2 năm 2006 - 2007
Câu I
1 Viết phương trình điều chế PVC [poli (vinyl clorua)] trong công nghiệp từ
etilen qua 3 phản ứng Phương pháp điều chế PVC từ nguyên liệu chính là etilen có ưu điểm gì hơn so với phương pháp dùng axetilen trước đây? Viết phương trình hóa học minh họa nếu có
2 Giải thích vì sao etilen hòa tan được trong H2SO4 đậm đặc mà axetilen không có tính chất này?
3 Xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E, G, H, I , K trong
các dãy chuyển hóa dưới dây và cho biết ứng dụng của E trong công nghiệp
2 Xác định công thức cấu tạo của poli saccarit dưới đây, bỏ qua yếu tố lập thể
của liên kết glycosit
(a) Araban lấy từ vỏ đậu phụng, thủy phân chỉ tạo sản phẩm duy nhất là
L-arabinozơ Metyl hóa, sau đó lại thủy phân sinh ra hỗn hợp đẳng phân tử của 2,3,5-tri-O-metyl-L-arabinozơ, 2,3-di-O-metyl-L-arabinozơ và 3-O-metyl-L-arabinozơ
Trang 33(b) Mannan lấy từ men bia, khi thủy phân chỉ tạo sản phẩm duy nhất là
D-mannozơ Thủy phân sản phẩm metyl hóa của mannan tạo ra
2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-mannozơ, 2,4,6-tri-O-metyl-D-mannozơ,
3,4,6-tri-O-metyl-D-mannozơ và 3,4-di-O-metyl-D-3,4,6-tri-O-metyl-D-mannozơ với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1 : 2
cùng với một lượng nhỏ 2,3,4-tri-O-metyl-D-mannozơ
1.6.2 Đề thi học sinh giỏi Hóa học ở một số địa phương khác
Tuy nhiên, còn có một khoảng cách về nội dung kiến thức trong đề thi
học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên với một vài tỉnh có phong trào học sinh giỏi tốt
trong thời gian gần đây như Nam Đinh, Hà Nội, Hải Dương,
Thí dụ 1: (Đề thi học sinh giỏi lớp 12 thành phố Hà Nội - 2007)
Đun hỗn hợp ancol A với axit B (đều là chất có cấu tạo mạch hở, không
phân nhánh) thu được este X Đốt cháy hoàn toàn m(g) X thu được 1,344 lít
khí CO2 (đktc) và 0,72g H2O Lượng Oxi cần dùng là 1,344 lít (đktc)
a Tìm công thức phân tử của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí
nhỏ hơn 6?
b Xác định công thức cấu tạo của A, B, X, biết giữa A, B, X có mối quan
hệ theo sơ đồ sau :
Nên y = 2z và y = 4x/3 x: y : z = 3: 4: 2
Công thức thực nghiệm của X là (C H O3 4 2)n
Trang 34Mặt khác, theo giả thiết, M X 29.6 174 72n 174 1 n 2, 4 n = 1 hoặc n= 2 Khi n = 1, công thức phân tử X là C3H4O2 không phù hợp vì X tạo bởi axit và ancol tương ứng
Khi n = 2, công thức phân tử của X là C6H8O4 thỏa mãn
b Nhận thấy: CxHy có thể là xiclopropan hoặc propanđien: CH2=C= CH2; Q
là BrCH2CH2CH2Br; A là HOOC- CH2- COOH, M là O= HCCH2CH=O; B là HOOC- CH2- COOH `
- Rõ ràng với bài tập này chỉ mang tính chất phỏng đoán công thức cấu tạo của CxHy,Q, A, M và B rồi từ đó khẳng định được CTCT của X chứ không có một căn cứ rõ ràng để biện luận CTCT đúng của chất đó
Thí dụ 2: (Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Nam Định năm 2011- 2012 Vòng 1)
1 Cho 4 chất hữu cơ A, B, D, E đều mạch hở có cùng công thức phân tử
C3H6O Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 chất hữu cơ trên
2 Một chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H8Oz, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử Thành phần phần trăm về khối lượng của
O trong X là 44,44% Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một muối R và 1 chất hữu cơ Z Cho R tác dụng với HCl thu được chất hữu
cơ Y là đồng phân của Z Tìm công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng
Thí dụ 3: (Đề thi chọn HSG tỉnh Hải Dương năm học 2010-2011)
Cho m gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ (X và Y, MX < MY) tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối (R1COONa và R2COONa) và ancol R’OH (trong đó R1, R2, R’ là các gốc hidrocacbon, tổng số cacbon trong R1 và R’ bằng số cacbon trong R2) Cho ancol thu được tác dụng với Na dư thu được 1,68 lit H2 (đktc) Đốt cháy hoàn toàn 5,42 gam A trong oxi dư rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 ,bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình 1 có 14 gam; bình hai có 28 gam kết tủa Mặt khác, cho 10,84 gam A tác dụng với KOH vừa đủ thu được 10,64 gam hỗn hợp muối
Trang 35a Tìm CTCT của R’OH
b Xác định CTCT có thể có của X, Y và % khối lượng của chúng trong A?
Nhận xét: Vì hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ ( X và Y, MX < MY) tác dụng vừa
đủ với 150ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối (R1COONa và R2COONa) và ancol R’OH Nên hỗn hợp A có thể gồm hai este hoặc gồm 1 axit cacbotylic và một este
nNaOH= 1 0,15 = 0,15 (mol) ; 0 , 075 ( )
4 , 22
68 , 1
3 2
84 , 10
Trang 36b Công thức chung của hai este là R COOC3H5 108 , 4
4 , 23 4
, 108 41
M R M R Mà theo giả thiết tổng số cacbon trong R1
và R’ bằng tổng số cacbon trong R2 => R1 < 23,4 < R2 => R1 là CH3 => số nguyên tử C trong R2 là 1 + 3 = 4
Ta có công thức của hai este là CH3COOC3H5 và C4HaCOOC3H5 (a 9) ứng với lần lượt số mol trong 5,42 gam A là n1 và n2 ; n1 + n2 = 0,05 (mol); nC (trong este) = 5n1 + 8n2 = 0,28 => n1 = 0,04; n2 = 0,01
nH (trong este)=8n1 + (a + 5) n2 = 0,46 => a = 9
Vậy CTCT của hai este là CH3COOCH2CH=CH2 (X)
Và CH3CH2CH2CH2COOCH2CH=CH2 (Y1) hoặc (CH3)2CHCH2COOCH2CH=CH2 (Y2) Hoặc (CH3)3COOCH2CH=CH2 (Y) hoặc CH3CH2CH(CH3)COOCH2CH=CH2 (Y4)
- Phần trăm khối lượng các chất trong A: %mX = 73,80%; %mY = 26,20%
Thí dụ 1 (Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Nam Định năm 2011- 2012 Vòng 2)
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y và 37,6 gam hỗn hợp hai muối hữu cơ có khối lượng hơn kém nhau 11,6 gam Hợp chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam Xác định công thức cấu tạo của 2 este
Thí dụ 2: (Trích đề thi chọn HSG Quốc gia lớp 12 năm học 2001-2002)
Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C7H9N Cho A phản ứng với
C2H5Br dư, sau đó cho phản ứng với NaOH thu được hợp chất B có công thức phân tử là C11H17N Nếu cũng cho A phản ứng với C2H5Br nhưng có xúc tác
là AlCl3 khan thì tạo ra hợp chất C có cùng công thức phân tử với B (C11H17N ) Cho A phản ứng với H2SO4 đặc ở 1800C tạo hợp chất D có công thức phân
tử C7H9O6S2N, sau khi chế hóa D với NaOH ở 3000C rồi với HCl sẽ cho sản
Trang 37phẩm E (E có phản ứng màu với FeCl3) Mặt khác, nếu cho A phản ứng với NaNO2 trong HCl ở 50C, rồi cho phản ứng với naphtol trong dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có màu G
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E, G và viết phương trình phản ứng ( nếu có ) để minh họa
Cho A phản ứng với H2SO4 đặc ở 1800C tạo hợp chất D có công thức phân tử C7H9O6S2N, đây là phản ứng sunfo hóa nhân thơm, có 2 nhóm –
SO3H nên nhóm metyl sẽ ở vị trí para và ortho so với nhóm amin Sau khi
chế hóa D với NaOH ở 3000C rồi với HCl sẽ cho sản phẩm E có nhóm chức phenol (E có phản ứng màu với FeCl3 )
Nếu cũng cho A phản ứng với C2H5Br nhưng có xúc tác là AlCl3 khan thì tạo ra hợp chất C có cùng công thức phân tử với B (C11H17N ), là sản phẩm
thế vào nhân benzen, vì ở vị trí para so với nhóm –NH2 đã có nhóm –CH3 nên nhóm C2H5- sẽ thế vào vị trí ortho Các amin bậc I rất dễ tham gia phản ứng
thế ở nguyên tử nitơ bằng các dẫn xuất halogen để tạo các amin bậc II hoặc bậc III ( sau khi đã xử lí bằng kiềm ) A phản ứng với C2H5Br (dư) nên sản phẩm B có công thức phân tử C11H17N sẽ là N, N- đietylanilin
Trên đây là sự phân tích về 7 dạng bài tập trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên vòng 1 và vòng 2 Thông qua việc giải và phân tích xu hướng
ra đề của các năm, chúng tôi thấy phần lớn nội dung thi học sinh giỏi phần hữu cơ của tỉnh Hưng Yên còn sơ sài, thiếu tính hệ thống và chưa có khung kiến thức chuẩn cho từng phần Về kiến thức, còn có một khoảng cách với đề thi của một số tỉnh và của đề thi quốc gia Chính vì thế mà nhiều năm qua,
Trang 38việc ôn luyện học sinh giỏi môn Hóa học gặp rất nhiều khó khăn Cũng do đó
mà kết quả thi quốc gia môn Hóa học của tỉnh chưa đạt kết quả cao Xuất phát
từ thực tế trên đồng thời với mong muốn xây dựng được một hệ thống bài tập
có hệ thống, đảm bảo tính lôgic, phần nào đáp ứng được yêu cầu của các thầy
cô trong việc ôn luyện học sinh giỏi hàng năm
Vì vậy, để có thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi quốc gia thì việc trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng tiếp cận với yêu cầu của đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia là rất cần thiết Đây là nhiệm vụ rất nặng nề đối với giáo viên môn Hóa học THPT của tỉnh Hưng Yên
1.6.3 Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng HSG hóa học
1.6.3.1 Những khó khăn của giáo viên khi bồi dưỡng HSG hóa học THPT
- Không xác định được giới hạn của kiến thức cần giảng dạy cho học sinh sao cho hợp lý, vì đôi lúc đề thi đề cập các kiến thức quá rộng
- Không đủ tài liệu để tham khảo;
- Căn cứ vào tài liệu giáo khoa chuyên hóa thì lượng bài tập luyện tập còn quá ít
- Căn cứ vào các tài liệu (Các đề thi Olympic hằng năm) đã được xuất bản thì có nhiều bài tập đề cập các kiến thức quá xa
Ví dụ: Các đề thi quốc gia đã đề cập đến các vấn đề sau:
- Phức chất vô cơ (các năm 1996, 1997, 1998, 2000, 2002 )
- Phương pháp MO (các năm 1997, 1998, 2000 )
- Chất chỉ thị pH Hin, Xilenol cam, chuẩn độ EDTA (năm 1998, 1999 )
- Phương pháp phổ (các năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, )
Đây là những kiến thức nâng cao thuộc Chương trình chuyên Hóa học THPT
- Một khó khăn nữa trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo là các đề thi học sinh giỏi quốc gia hằng năm gần đây không công bố đáp án
Trang 39Một số tài liệu không khớp nhau về kiến thức mà khi tham khảo các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh không lí giải được
Ví dụ: Cấu trúc phân tử N2O3 theo 2 tài liệu khác nhau : Trong “ Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 11” - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh - năm 2000 (tr370): “Phenol C6H5OH (chất A) không tham gia cộng H2 vì –OH là nhóm thế loại một có tác dụng mạnh đến vòng benzen làm
tăng mạnh khả năng thế nhưng giảm mạnh khả năng phản ứng cộng”
Còn trong “ Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa 11 - 12 tập I” - Nhà xuất bản Giáo dục – năm 1998 (tr191): “Tương tự benzen, phenol C6H5OH có thể cộng hiđro tạo thành xiclohexanol Phản ứng này được dùng trong sản xuất tơ nilon”
- Kinh phí dành cho bồi dưỡng theo quy định của nhà nước còn quá thấp
- Học sinh và phụ huynh học sinh chưa thật yên tâm do chính sách đặc cách của các học sinh đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn
1.6.2.3 Một số nhu cầu
- Nên giới hạn kiến thức thông báo trước trong đề thi của mỗi năm
- Cần có tài liệu bài tập kèm theo tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học
- Nên tổ chức nhiều hơn (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng hoặc các hội nghị trao đổi, học hỏi giữa các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nên có một tạp chí (hoặc một tập san) thuộc lĩnh vực này giúp cho các giáo viên trao đổi học hỏi lẫn nhau
- Đề nghị đầu tư cao hơn nữa về các bộ môn và thí nghiệm thực hành
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương này chúng tôi đã trình bày :
- Lý luận về bài tập hóa học
- Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở tỉnh Hưng Yên việc bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn nhiều tồn tại như: Đề thi vẫn còn chưa sát nhiều với đề thi học sinh giỏi quốc gia
- Nêu được những tồn tại trong chương trình THPT so với việc bồi dưỡng học sinh giỏi, những khó khăn mà giáo viên THPT phải khắc phục để bồi dưỡng học sinh giỏi