1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết môn cơ sở công trình cầu

10 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 29,94 KB

Nội dung

Hình vẽ -theo dạng mặt cắt ngang dầm : mc chữ nhật,chữ T,chữ I,chữ H,mcn hộp kín -theo vật liệu : thép,BTCT,cầu liên hợp  Kết cấu phần dưới:là bộ phận tiếp nhận toàn bộ tải trọng truyền

Trang 1

Câu 1: Các dạng công trình xây dựng phục vụ giao thông? Vẽ hình giải thích, ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng mỗi loại?

Công trình giao thông bao gồm: công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình thủy, công trình cầu, công trình hầm và công trình sân bay

 Công trình đường bộ:

• Đường cao tốc: là loại đường chuyên dùng để vận chuyển ở cự ly lớn, cho ô tô chạy với tốc độ cao

• Đường ô tô: là tất cả các loại đường bộ dành cho các loại xe ô tô

• Đường đô thị, quảng trường: là tất cả các đường phố , đường và quảng trường đô thị dùng cho các loại phương tiện tham gia trên mặt đất lưu hành trong các thành phố, thị xã

• Đường chuyên dùng:là loại đường bộ phục vụ cho từng mục đích cụ thể

• Đường giao thông nông thôn: là đường phục vụ tại các làng xã Chủ yếu phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp

 Công trình đường sắt:

• Đường sắt cao tốc là mạng lưới đường quốc gia với tốc độ thiết kế tối đa là 350 km/h

• Đường sắt trên cao: là đường có kết cấu nằm trên cao so với mặt đất

• Đường tàu điện ngầm: là đường xây dựng ngầm dưới đất và thuộc hệ thống đường sắt đô thị

• Đường sắt quốc gia: phục vụ chung cho cả nước, vùng kinh tế và liên quốc tế

• Đường sắt chuyên dùng: phục vụ cho tổ chức, cá nhân và được kết nối vào đường sắt quốc gia

• Đường sắt địa phương: là đường do địa phương quản lý Kết nối vào đường quốc gia

• Đường sắt đô thị: phục vụ nhu cầu đi lại hang ngày của hành khách ở thành phố và vùng lân cận

• Đường nhánh: chỉ dùng chung đừơng sắt chuyên dungfcos nối thông với đường sắt quốc gia

 Công trình đừng thủy:

• Công trình bến: dùng cho tàu đậu, bốc xếp hang hóa lên và xuống tàu

• Luồng tàu: là 1 tuyến đường thủy với hệ thống báo hiệu hang hải, đảm bảo sự an toàn cho các tàu bè

• Triền tàu: là kêt cấu có mái dốc nghiêng, trên đó đặt 1 hệ thống trên đường ray để chuyển tàu lên và xuống bờ

• Đà tàu: là công trình ái dốc, chủ yếu để đóng tàu trên mặt nghiêng

 Công trình hầm:

• Hầm đường ô tô: hầm giao thông trên đường ô tô và hầm trên đường ô tô cao tốc

• Hầm đường sắt: hầm giao thông trên đường sắt

• Hầm giao thông đô thị: được xây dựng trong đô thị

 Công trình hàng không:

• Cảng hàng không: bao gồm sân bay và các công trình phụ vụ hành khách Hang hóa bằng đường hàng không

• Sân bay: dùng cho toàn bộ hay 1 phần máy bay đi lại

Câu 2: Phân cấp, phân loại công trình cầu?

 Theo cao độ đường xe chạy

-cầu có đường xe chạy trên

-cầu có đường xe chạy dưới

-cầu có đường xe chạy giữa

Trang 2

 Theo vật liệu làm cầu

-cầu đá xây,bê tông

-cầu thép

-cầu BTCT

-cầu BTCT dự ứng lực

 Theo mục đích sử dụng

-cầu ô tô: cầu cho tất cả các phương tiện giao thông trên đường ô tô

-cầu đường sắt: chỉ dùng cho tầu hỏa được phép lưu thông

-cầu cho người đi bộ: chỉ cho phép người đi bộ lưu thông

-cầu đặc biệt( dẫn các đường ống,đường dây điện…)

 Theo dạng kết cấu và chướng ngại vật vượt qua

-cầu cố định ( cầu thông thường,cầu vượt,cầu cạn,cầu cao )

-cầu di động (cầu xoay,cầu xếp )

 Theo sơ đồ chịu lực

-cầu dầm: bộ phận chịu lực chủ yếu là dầm cầu dầm có thể là dầm đơn giản, cầu dầm hẩng, dầm liên tục nhiều nhịp

-cầu vòm: dạng kết cấu chịu lực chủ yếu là vòm, vòm chịu nén và uốn là chính

-Cầu khung: là dạng kết cấu có kết cấu nhịp cầu được nối liền với kết cấu phụ trợ phía dưới -cầu treo dây võng: thành phần chịu lực là dây cáp

-cầu treo dây văng: là loại cầu có dầm cứng tựa trên các gối cứng là các mố trụ và các gối đàn hối là các điển treo dây văng

 phân cấp công trình cầu :

- Cấp đặc biệt:nhịp>200m

-Cấp I : nhịp 100-200m,hoặc sử dụng công nghệ thi công mới,kiến trúc đặc biệt

-Cấp II: nhịp 50-100m

-Cấp III: nhịp 25-50m

-Cấp IV:nhịp < 25m

Câu 3: Cấu tạo và các dạng cơ bản của công trình cầu?

 Kết cấu phần trên: là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng trên cầu.Phận loại kết cấu nhịp

 -theo sơ đồ tĩnh học:có sơ đồ tĩnh định như kết cấu giản đơn,kết cấu mút thừa,kết cấu khung T

nhịp đeo sơ đồ siêu tĩnh như kc liên liên tục,kc khung dầm,kc dây treo ( Hình vẽ)

-theo dạng mặt cắt ngang dầm : mc chữ nhật,chữ T,chữ I,chữ H,mcn hộp kín

-theo vật liệu : thép,BTCT,cầu liên hợp

 Kết cấu phần dưới:là bộ phận tiếp nhận toàn bộ tải trọng truyền xuống từ kc phần trên và truyền lực trực tiếp tới địa tầng thông qua kc móng.KC phần dưới : mố,trụ,nền móng

• Trụ cầu là bộ phận đặt ở vị trí giữa 2 nhịp kề nhau làm nhiệm vụ phân chia kc nhịp cầu

• Mố cầu được xd tại các đầu cầu ,là bộ phận chuyển tiếp giữa đường và cầu,bảo đảm xe chạy êm thuận từ đường vào cầu.Mố cầu còn có thể làm nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy va chống xói lở

bờ song

 Kết cấu phụ trợ:

- Bộ phận mặt cầu: đảm bảo cho các phương phương tiện lưu thông êm thuận

-Lề người đi bộ: là phần dành riêng cho người đi bộ

Trang 3

-Lan can trên cầu: là bộ phận an toàn cho xe chạy trên đường đồng thời là công trình kiến trúc, thể hiện tính thẩm mỹ của cầu

-Hệ thống thoát nước trên cầu: đảm bảo thoát nước trên cầu

- Hệ liên kết trên cầu: Gối cầu, Khe co giãn

Câu 4: Các dạng cơ bản của cấu tạo các lớp phủ mặt cầu,ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng mỗi dạng?

 Mặt cầu ô tô

• Mặt cầu có lớp phủ bê tông asphalt

+ lớp bê tông nhựa dày 4- 7 cm

+ lớp phòng nước nhằm bảo vệ bản mặt cầu khỏi bị ngấm nước

+ lớp bê tông bảo hộ để trách lực tập trung gây nguy hiểm

• Ưu điểm: ít bụi, tốc độ thi công nhanh, dễ đảm bảo chất lượng, dễ bảo dưỡng, sửa chữa và bảo trì do ít lún Chi phí xây dựng thấp

• Nhược điểm: ma sát lớn thường gây ra tiếng ồn

Dễ ăn mòn bởi nước

Tuổi thọ ít

• Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng rãi ở thế giới và vn

• Lớp phủ bê tông xi măng: loại mặt cầu này có lớp vữa đệm loại cầu này có cường độ tốt , chống thấm tốt nhưng sửa chữa khó khăn

+Ưu điểm:

độ bền cao và tuổi thọ cấu trúc dài

Ít sửa chữa, bảo trì do lún

Làm tăng tầm nhìn vào ban đêm

Ít ồn

+Nhược: trơn trượt khi trời mưa

• Mặt cầu bằng thép: được sử dụng trong cầu thép

+ ưu: khả năng chịu tải cao > dầm vượt dài

Tiến độ thi công nhanh

Dễ dàng tháo gỡ, di dời

+ khuyết: chi phí đắt

+ pvsd: cho cầu vượt hạng nhẹ trong tp

 Cấu tạo mặt đường sắt:

• Có tà vẹt đặt trực tiếp trên dầm

+ ưu: cấu tạo đơn giản

Trọng lượng nhẹ, chiều cao kiến trúc thấp

+ nhược: khó đảm bảo sự đồng nhất

Gây ồn lớn

• Mặt cầu có máng ba lat

+ưu: dể tu sửa, giảm tiếng ồn khi tàu chạy qua cầu

+ nhược: loại cầu này có tĩnh tải và chiều cao kiến trúc lớn

• Mặt cầu có ray đặt trực tiếp lên bản bê tông cốt thép

+ưu: loại bỏ tĩnh tải của lớp ba lát nặng và giảm chiều cao kiến trúc cầu

+nhược: liên kết giữa ray và bản BTCT tương đối phức tạp

Trang 4

Câu 5 Các dạng Lan can, lề người đi bộ, yêu cầu về an toàn, ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng.

- Lan được bố trí nhằm dẫn hướng cho xe chạy, người đi và đảm bảo cho xe, người đi bộ không

bị rớt ra khỏi cầu khi xảy ra sự cố trong quá trình di chuyển trên cầu, đồng thời lan can cũng là

bộ phận tao lên tính thẩm mỹ cho công trình cầu

- Phân loại lan can

+ lan can cứng

+ lan can mềm

- Yêu cầu về an toàn

+ lan can người đi: chiều cao tối thiểu 1060mm tính từ mặt đường người đi bộ

+ lan can xe đạp: chiều cao tối thiểu 1370mm tính từ mặt đường xe đạp

+ lan can ô tô: khi va chạm xe không thể vượt wa lan can hoặc bật lại , xâm phạm vào luồng giao thông đang hoạt động phải có đủ cường độ chịu lực

- Lề người đi dược bố trí trên cầu tạo ra phần đường giành riêng cho người đi bộ nhằm đảm bảo

an toàn cho người đi bộ trên cầu

- Lề đi cùng mức: được bố trí cùng cao độ vs mặt đường xe chạy, việc bố trí như vậy sẽ ko thu hẹp mặt cầu ,đồng thời có thể mở rộng bề rộng xe chạy khi cần thiết

-Lề ng đi khác mức : được bố trí cao hơn mặt dường xe chạy khoảng 20-40cm viêc bố trí như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho ng đi bộ trên cầu, tuy nhiên lại gây thu hẹp bề rộng xe chạy và ko thể mở rộng bề xe chạy khi cần thiết

Câu 6: yêu cầu và cấu tạo của độ dốc, hệ thống phòng nước, thoát nước trên cầu:

1. Độ dốc dọc và ngang:

 Trên cầu ô tô

-Độ dốc dọc: quy định không đươc lớn hơn 4% trong trường hợp thông thường va 5%trong trường hợp cầu trong thành phố

+không được lớn hơn 6% trong mọi trường hợp

+Đối với tuyến đường cao tốc có thể àm cầu với độ dốc 2 bên la 1-3% có nối tiếp bằng đường cong đứng có bán kính 3000-120000m

+Độ chênh dốc dọc giữa 2 nhịp kề nhau không quá 1.5-2%

-Độ dốc ngang:

+thiết kế từ 1.5-2%

+phần đường người đi bộ: Độ dốc từ 1-1.5% về phía tim cầu

 Trên cầu đường sắt

+độ dốc dọc không được lấy quá 12%o

+ đối với mặt đường có máng đá độ dốc không nhỏ hơn 3%

2. Lớp phòng nước trên cầu

+không cho nước mặt thâm nhập vào mặt cầu.gối cầu,mố trụ

+Nước ngầm không được phép ngấm vào phần đất nền

3. Hệ thống thoát nước trên cầu: cứ 1m2 bề mặt cầu hứng nước mưa thì phải có ít nhất 1 cm2 diền tích lỗ thoát nước với mặt đường ô tô va 4 cm2 với mặt cầu đường sắt

 Cấu tạo và cách bố trí:

Trang 5

-đường kính ống tối thiểu là 15 cm có thể bố trí đối xứng hoặc xen kẽ

-khoảng cách xa nhất của các ống là 15m

-nếu cầu có độ dố nhỏ hơn 2 % thì cứ 6-8m bố trí 2 ống đối diện nhau

-cầu có chiều dài nhỏ hơn 50m,độ dốc<2% ở vùng có lượng mưa ít thì có thể không cần

- cầu có chiều dài trên 50m,độ dốc>2% thì cứ 10-15m đặt 1 ống

Câu 7: Yêu cầu, nguyên lý hoạt động, cấu tạo điển hình của các loại Gối cầu, yêu khuyết điểm và phạm vi sử dụng mỗi dạng.

1.Yêu cầu: đảm bảo nhiệm vụ truyền áp lực tập trung từ khết cấu nhịp xuống mố trụ, đảm bảo cho kết kết cấu nhịp có thể quay hoặc di động tự do dưới tác dụng của hoạt tải và nhiệt độ thay đổi

2.Cấu tạo

 Gối cầu dầm BTCT

-được làm từ các bản đệm đàn hồi:trong kết cấu nhịp cầu bản và cầu dầm giản đơn nhịp nhỏ hơn 9m đối với cầu đường sắt và 12m với cầu đường ô tô

-gối tiếp tuyến: nhịp 9-18m đối với cầu đường sắt và 12-18m đối với cầu đường ô tô: cấu tạo gồm 2 bản thép goi là thớt gối.đó là 1 tấm thếp phẳng được hàn vào các thanh thép neo chôn sẵn trong dầm BTCT Gồm có gối cố định và gối di động

 Gối con lăn BTCT

Gối thép hàn có con lăn cắt vát ,gối con lăn tròn áp dung cho nhịp lớn hơn 18-20m.nó gồm 2 tấm thép bề mặt hình trụ ở giữa là khối BTCT chiều cao con lăn 1,5-2 lần chiều rộng.gối con lăn tròn dùng cho nhịp 20-40m với đường kinh 12-22 cm

 Gối cao su

-Gối cao su phẳng: có các bản thép dày 5mm nằm giũa các lớp cao su.gối có thể chịu tải trọng ngang do hãm xe.gối có dạng hình tròn hoặc chữ nhật

-Gối cao su hình chậu: gồm 1 tấm cao su hình tròn đặt trong một bộ phận bằng thép.trong gối di dộng chuyển vị trượt của gối do tấm Teflon trượt trên tấm thép.để gối di dộng theo 1 phương người ta đặt them 1 bản nẹp dẫn hướng

 Gối cầu dầm thép và dàn thép

+gối tiếp tuyến:ÁP dụng cho cầu thép dưới 25m ưu diểm:cÓ cấu tạo đơn giản chiều cao thấp,nhược:he số ma sát lớn

+gối di động con lăn,gối con quay:nhip lớn hơn 25m tải trọng 70-80T-250-300T

+Gối có nhiều con lăn : khi phản lực gối lớn hơn 250-300T.đường kính con lăn không được nhỏ hơn 150mm chiều dày ∆+60mm trong đó ∆ là toàn bộ chuyển vị.các con lăn cần lien kết với nhau bằng các thanh giằng,và cần phải có các mép gờ,chốt và thiết bị chống xô

Câu 8 Yêu cầu, nguyên lý hoạt động, cấu tạo điển hình của các loại khe co giãn Ưu điểm khuyết điểm và phạm vi sử dụng.

 Yêu cầu:

Khe co giãn bố trí trên cầu có tác dụng sau:

-Đảm bảo chuyển vị doc trục dầm

- Đảm bảo chuyển vị của mặt cắt ngang đầu nhịp

-Đảm bảo êm thuận cho xe chạy tránh gây tiếng ồn

-Ngăn nước mặt truyền qua khe xuống gối cầu và kết cấu mố trụ phía dưới

Trang 6

Yêu cầu đảm bảo có độ bền,dễ dàng kiểm tra,bảo dưởng và thay thế

Chủng loại phải được lựa chọn thiết kế thỏa mãn yêu cầu giao thong êm thuận

Đảm bảo tuổi thọ dưới tác động của tải trọng thiết kế cầu,nước và môi trường

Các vật liệu sử dụng làm khe co giản không phải là dạng vật liệu dẻo phải có tuổi thọ không nhỏ hơn 100 năm,vật liệu dẻo phải có tuổi thọ không nhỏ hơn 25 năm

 Cấu tạo

a) khe co giản dung cho chuyển vị nhỏ

-khe co giản hở:loại khe dùng cho chuyển vị 1-2cm trong các nhịp cầu nhỏ 15m

Hoặc phía đầu dầm đặt gối cố định có chuyển vị xoay

-khe co giản kín:khe có bộ phận co giãn bằng đồng thau hoặc tôn ,ít sử dụng

-khe co giản cao su chụi nén:tấm cao su đảm bảo chuyển vị đầu dầm,chống thấm nước và dễ thay thế

-khe co giản cao su bản thép;áp dụng chuyển vị 1,5-2cm tương ứng kết cấu nhịp 15-30m.gồm 1 khối cao su có rãnh dọc để tăng biếng dạng,các bản thép có chiều dày 6-8mm,tấm cao su có chiều dài 1000mm,rộng 260mm,dày 50mm

b) khe co giãn dung cho các chuyển vị vừa và lớn

- khe co giãn bản thép trược:gồm tấm thép dày 10-20mm phủ lên khe hở giữa 2 đầu dầm,1 đầu tấm thép dược hàn vào 1 thép góc và đầu kia trược tự do trên mặt thép góc đối diện

-khe co giãn kiểu răng lược hoặc răng cưa:cấu tạo gồm các bản thép được đan xen vào nhau c) khe co giãn dung cho các chuyển vị lớn

chuyển vị 100-120mm,cấu tạo phức tạp

-khe co giản môdun

Gồm:dầm đỡ, dầm dọc hình ray,gối trược,lò xo trược,lò xo kiểm tra và các dải cao su

Câu 9: Yêu cầu, nguyên lý hoạt động, các giải pháp điển hình cấu tạo nối tiếp giữa cầu và đường Ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng.

 Yêu cầu:

• đảm bảo chạy êm thận, không gây xung kích lớn

• Tránh thay đổi độ cứng đột ngột khi xe từ đường vào cầu Do đó tăng dần độ cứng từ dầm vào cầu là cần thiết

 Giải pháp: Đối với cầu nhịp nhỏ,khi kết cấu nhịp tựa trực tiếp lên mố không qua gố cầu thì tại chỗ tiếp nối nên làm phần kết cấu nền đường cứng dần tiến về phía cầu, thường rải 1 lớp đệm phía trên lớp đá dăm tăng cường.Để đảm vệ phần bê tong tiếp xúc với đất khỏi bị xâm thực phải quét lên nó 1 lớp nhựa đường nóng

Câu 10: Các yêu cầu khi tính toán thiết kế và xây dựng công trình cầu.

1 Kết cấu mố trụ và tường chắn

-tính toán mố trụ và tường chắn theo các trạng thái giới hạn

-cấu tạo mố trụ và tường chắn

-Xác định áp lực đất

-An toàn chống phá hoại kết cấu

-Quy định về thiết kế động đất

-Tuổi thọ thiết kế của mố trụ và tường chắn

-Thoát nước cho mố trụ

Trang 7

2 Kết cấu mặt cầu

-Các yêu cầu thiết kế chung

-Các trạng thái giới hạn

-Lan can cầu

-Khe co giãn và gối cầu

-Mặt cầu đường ô tô và cầu thành phố

3 Đường vào cầu

4 Thoát nước

5 Các bộ phận kết cấu phục quản lý, khai thác cầu

Câu 13: Tĩnh tải, hệ số tải trọng khi tính toán thiết kế cầu theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05.

-Tĩnh tải bao gồm: Trọng lượng của tất cả bộ phận kết cấu của kết cấu, bộ phận kết cấu công trình, trọng lượng đất phủ, dự phòng phủ bù và mở rộng, áp lực đất, tải trọng phục vụ thi công trên đất, tải trọng ma sát âm

-Các hệ số tải trọng:

Khi tính toán kết cấu cầu, cống có thể tham khảo các hệ số tải trọng sau:

+Hệ số tải trọng thi công kết cấu công trình không được lấy nhỏ hơn 1,25

+Hệ số tải trọng xung kích của các thiết bị thi công không được lấy nhỏ hơn 1,5

+Hệ số tải trọng gió không được lấy nhỏ hơn 1,25

+Hệ số tải trọng khác phải lấy bằng 1,0

+Lực kích thiết kế trong khai thác không nhỏ hơn 1,3 lần phản lực gối liền kề với điểm kích do tải trọng thường xuyên gây ra

+Lực thiết kế đối với vùng neo kéo sau phải lấy bằng 1,2 lần lực kích lớn nhất

Câu 14: Hoạt tải xe, các tác động của xe, các hệ số tải trọng khi tính toán thiết kế cầu theo

TC 22TCN-05.

1.Hoạt tải

a) Số làn xe thiết kế

-Được xác định bởi phần số nguyên của tỷ số w/3500 – w là bề rộng khoảng trống của lòng đường giữa hai đá vỉa hoặc hai rào chắn, đơn vị là mm

-Bề rộng làn xe nhỏ hơn 3500mm thì số làn xe thiết kế lấy bằng số làn giao thông và bề rộng làn xe thiết kế phải lấy bằng bề rộng làn giao thông

-Lòng đường rộng từ 6000mm đến 7200mm phải có 2 làn xe thiết kế, mỗi làn bằng một nửa bề rộng làn đường

b) Hoạt tải xe ô tô thiết kế: hoạt tải xe ô tô (HL-93) trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ gồm một tổ hợp của: Xe tải thiết kế, và tải trọng làn thiết kế

2.Các tác động của xe:

-Diện tích tiếp xúc của lớp xe

-Lực ly tâm

-Lực hãm

-Lực va của xe và tầu hoả vào kết cấu

3.Các hệ số tải trọng khi tính toán thiết kế cầu theo TC22TCN272-05

DD – tải trọng kéo xuống (xét hiện tượng ma sát âm)

DC – tt bản thân của các bộ phận kết cấu và thiết bị phụ phi kết cấu

Trang 8

DW – tt bản thân của lớp phủ mặt và các tiện ích công cộng

EH – tt áp lực đất nằm ngang

EL – các hiệu ứng bị hãm tích luỹ do phương pháp thi công

ES – tt đất chất thêm

EV – áp lực thẳng đứng do tự trọng đất đắp

Câu 15 Các loại tải trọng khác, các hệ số tải trọng khi tính toán thiết kế cầu theo TC22TCN272-05

1.Các loại tải trọng khác:

-Hoạt tải xe

-Lực ly tâm

-Lực hãm

-Lực va của xe và tầu hoả vào kết cấu

-Tải trọng nước

-Tải trọng gió

-Hiệu ứng động đất

-Ứng lực do biến dạng cưỡng bức

2.Các hệ số tải trọng khi tính toán thiết kế cầu theo TC22TCN272-05

DD – tải trọng kéo xuống (xét hiện tượng ma sát âm)

DC – tt bản thân của các bộ phận kết cấu và thiết bị phụ phi kết cấu

DW – tt bản thân của lớp phủ mặt và các tiện ích công cộng

EH – tt áp lực đất nằm ngang

EL – các hiệu ứng bị hãm tích luỹ do phương pháp thi công

ES – tt đất chất thêm

EV – áp lực thẳng đứng do tự trọng đất đắp

Câu 16: Nguyên tắc bố trí trắc dọc, trắc ngang trong thiết kế công trình cầu:

1.Bố trí trắc dọc:

-Cần phải hài hoà, không có độ dốc quá lớn, đảm bảo xe chạy êm thuận, chi phí khai thác thấp nhất

-Cao độ tại các điểm khống chế phải đảm bảo và cao độ toàn tuyến nói chung phải thoả mãn theo quy hoạch khu vậy xây dựng

-Đảm bảo sao cho khối lượng đào đắp đất toàn tuyến là thấp nhất, khả năng điều phối đất hợp lý

2.Bố trí trắc ngang:

-Cần xét đến lưu lượng xe hiện tại và tương lai the độ tuổi của tuyến đường xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo

-Cần lưu ý về việc phân chia bố trí các làn xe trên bề rộng mặt cắt ngang, bố trí vĩa hè cho người đi bộ, các trạm chờ phục vụ cho hệ thống giao thông công cộng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện lực cáp quang và dẫn thoát nước ngầm,…

Câu 18: Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản của dự án xây dựng công trình cầu.

Trang 9

1.Đánh giá tài chính: nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính để việc thực hiện Dự án đầu tư có hiệu quả Đánh giá hiệu quả tài chính được xem xét chủ yếu về khả năng thu hồi vốn đầu tư của

Dự án để khi cần thiết phải có hỗ trợ của Nhà nước

2.Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án:

Đánh giá tiến hành trên quan điểm cộng đồng, mọi lợi ích đều được xem xét cho tập thể rộng lớn (toàn xã hội), cho phép xác định các nguồn lực của quốc gia được sử dụng có hiệu quả như thế nào khi có dự án

Câu 17: Khái niệm về Dự án đầu tư – các giai đoạn đầu tư thiết kế cầu.

1.K/n: là tập hợp các đề xuất về khả năng tài chính kinh tế và xã hội , làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn xây dựng công trình

2 Các giai đoạn dầu tư thiết kế cầu:

 Chuẩn bị đàu tư

+ Lập báo cáo đầu tư xd công trình và xin phép đầu tư

+ Lập dự án đầu tư xd công trình

+ Thẩm định dư án để quyết định đầu tư

 Thực hiện đầu tư

+ Giao nhận đất chuẩn bị mặt bằng xd

+ Tuyển chọn tư vấn xd để khảo sát ,thiết kế, giám định khả năng và chất lượng công trình

+ Thiết kế công trình

+ Thẩm định , duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán

+ Tổ chức đấu thầu về mua sắm thiết bị và thi công xây lắp

+ Xin giấy phép xd

+ Ki kết hợp đồng vs nhà thầu để thực hiện dự án

+ Thi công xây lắp công trình

+ Theo dõi kiểm tra va thực hiện các hợp đồng

+ Quyết đoán vốn đầu tư xd sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác

 Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng:

- kết thúc xd

- bàn giao công trình

- bảo hành công trình

- vận hành công trình

-Câu 19: Các giai đoạn thiết kế cầu:

1. Giai đoạn tk cơ sở

Thiết kế cơ sở là đưa ra 1 vài phương án cầu trên cơ sở mặt cắt địa chất, đk thủy lực thủy văn

và 1 số tài liệu khác đã được xác định từ trước từ đó chọn ra phương án thích hợp nhất để tk kĩ thuậ và xây dựng

2. Thiết kế chi tiết( tk kĩ thuật)

Gồm thuyết minh tính toán và bản vẽ chi tiết các bộ phận:

- Thuyết minh tính toán: tiến hành tính toán các bộ phận cầu như kết cấu nhịp, mố, trụ, theo các trạng thái giới hạn đảm bảo đủ khả năng chịu tất cả các tải trọng tác dụng

- Bản vẽ chi tiết các bộ phận:

Trang 10

+ Bản vẽ bố trí chung: theo chính diện và ngang cầu Các kích thước cơ bản cầu cũng cần ghi đầy đủ Lập bảng vật liệu chủ yếu cho các cấu kiện

+ Bản vẽ chi tiết cấu tạo các bộ phận : cấu tạo móng, mố , trụ, cấu tạo kết cấu nhịp, chi tiết 1 số kết cấu liên quan

3. Thiết kế tổ chức thi công:

Bố trí mặt bằng công trường, tính toán bố trí nhân lực, máy móc, các kết cấu phụ phục vụ thi công như: chọn máy bơm, tính vòng vay cọc ván…

Câu 24 các yêu cầu khi lập phương án về vị trí, trắc dọc trắc ngang, và chọn kết cấu phù hợp.

Phương án về vị trí trắc dọc tuyến :

- Cần phải hài hòa, không có độ dốc quá lớn, đảm bảo xe chạy êm thuận, chi phí khai thác thấp nhất

- Cao độ tại các điểm không chế phải đảm bảo và cao độ toàn tuyến nói chung phải thõa mãn theo qui hoạch của khu vực xây dựng

- Trắc dọc tuyến phải đảm bảo sao cho khối lượng đào đắp đất toàn tuyến là thấp nhất, khả năng điều phối đất hợp lý

Phương án về mặt cắt ngang tuyến :

- Cần xét đến lưu lượng xe hiện tại và tương lai theo đọ tuổi của tuyến đường xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo

- Cần lưu ý về việc phân chia bố trí các làn xe trên bề rộng mặt cắt ngang, bố trí vỉa hè cho người

đo bộ, các trạm chờ phục vụ cho hệ thống giao thong công cộng, hệ thống chiếu sang , hệ thống điện lực cáp quang và dẫn thoát nước ngầm v.v…

Câu 25 Trình tự lập phương án cầu trong nút giao thông khác mức.

Những vấn đề trong việc lập phương án nút giao thong lập thể bao gồm :

- Lập bình đò nút giao

- Lập trắc dọc nút giao , trắc dọc các nhánh nút

- Lập trắc dọc các tuyến chính và các đường nhánh

- Lên phương án kết cấu cầu

Kết cấu cầu trong nút giao thong phải đảm bảo đủ điều kiện

- Hạn chế chiều cao kiến trúc

- Dễ dàng tạo dáng

- Thuận tiện cho thi công

- Đảm bảo tính thẩm mỹ kiến trúc của công trình

Ngày đăng: 17/03/2015, 05:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w